Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

PHÂN TÍCH NHÓM XÃ HỘI ĐÃ CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.14 KB, 15 trang )

A.PHÂN TÍCH NHÓM XÃ HỘI ĐÃ CHI PHỐI HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?
I. Định nghĩa nhóm xã hội
- Nhóm xã hội là một đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều lĩnh vực khoa học như xã
hội học, triết học, tâm lý học,… Bới vì các mối quan hệ giữa các cá nhân trong thực tế chính
là quan hệ giữa các nhóm xã hội.
-Xã hội tác động đến các nhân thông qua nhóm. Vì vậy cần phải xem xét những ảnh hưởng
của nhóm với tư cách là người trung gian giữa cá nhân và xã hội. Cần phải xem xét nhóm
như một tập hợp, một tiểu hệ thống của xã hội. Sự tham dự chung của các thành viên của
nhóm vào trong một hoạt động chung phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức của nhóm. Ngược lại , cơ
cấu xã hội , tiểu văn hóa của nhóm cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các thành viên
 ĐỊNH NGHĨA: Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định,
hay nói một cách khác, nhóm xã hội là một tập người có liên hệ với nhau về vị thế, vai trò,
những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định thì sức mạnh liên kết của
nhóm càng mạnh mẽ và ngược lại.
-Nhóm là một trong những đơn vị sơ đẳng tạo thành xã hội, nhóm không chỉ có tính sinh học
tự nhiên: kiếm ăn, tự vệ…, mà còn mang tính xã hội. Xã hội tác động tới các cá nhân thông
qua nhóm, hay nói cách khác nhóm giữ vai trò trung gian để liên kết các nhân và nhóm xã
hội.
II.

Phân loại nhóm

Dựa vào nhiều tiêu thức có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau
1. Căn cứ vào số lượng thành viên tham gia có nhóm nhỏ và nhóm lớn.
-Nhóm nhỏ là nhóm liên kết một số hãn hữu người trong không gian và thời gian nhất
định như: gia đình, nhóm bạn bè, tổ sản xuất…
-Nhóm lớn là sự liên kết của nhiều người không rõ về không gian, thời gian cụ thể như:
các nhóm chính trị, tôn giáo, giai cấp, đảng phái,…
2. Căn cứ vào tính chất liên kết có:
- nhóm sơ cấp (nhóm cấp I): trong đó các thành viên quan hệ trực tiếp với nhau theo


truyền thống, tình cảm sở thích


-nhóm thứ cấp (nhóm cấp II): các thành viên của nhóm quan hệ một cách giao tiếp thông
qua các qui định , điều lệ chung… do nhóm đặt ra hoặc áp đặt từ bên ngoài
3. Căn cứ vào hình thức biểu hiện mối liên hệ giữa các thành viên trong nhóm có:
- nhóm chính thức : là nhóm được tổ chức chính thức thông qua một quyết định thành lập
nào đó. Nhóm này có cơ chế vận hành thông qua luật pháp, hiến pháp, đạo luật thành
viên và các sơ đồ, kế hoạch. Hoạt đọng của các thành viên và vai trò của cá nhân được
xác định qua những điều lệ và qui tắc nhất định.
-nhóm không chính thức: là nhóm được hình thành từ quan hệ tự phát, các thành viên của
nhóm có thủ lĩnh riêng và quan hệ theo những luật lệ không thành văn nhưng họ tán
đồng, tự nguyện và trung thành
4. Căn cứ vào cách thức gia nhập của thành viên có:
- Nhóm tự nguyện: là nhóm liên kết các thành viên một cách tự nguyện như: nhóm gia
đình, nhóm bạn bè, nhóm đồng sở thích…
- Nhóm áp đặt: là nhóm do một thể lực bên ngoài đặt học vào nhóm như: lớp học, tổ sản
xuất…
- Nhóm tự phát :là nhóm các thành viên tự tổ chức nên mà không cần có sự thừa nhận của
xã hội.
- Nhóm có tổ chức: là nhóm được một thế lực bên ngoài thành lập nên theo một mục
đích nào đó và phải chịu sự chi phối của một cơ chế ràng buộc nào đó
=> Có nhiều cách phân loại nhóm khác nhau để tháy rõ bản chất liên kết khác nhau của từng
loại nhóm đó. Nhưng suy cho cùng, chỉ có hai nhóm cơ bản là nhóm tự do và nhóm phụ
thuộc. +Nhóm tự do là nhóm do các cá nhân tự tổ chức nên một cách tự nguyện và không
chịu sự ràng buộc bởi một cơ chế áp đặt nào.
+Nhóm phụ thuộc là nhóm do một thế lực bên ngoài áp đặt theo một cơ chế ràng buộc nhất
định
III.Ảnh hưởng của nhóm xã hội đến các cá nhân
1. Ý kiến của các nhà tâm lý học

- Khi nghiên cứu nhóm, các nhà tâm lý học xã hội thường đưa ra câu hỏi là những lý do quan
trọng nào khiến một cá nhân tham gia vào nhóm:


+ Theo Robbin (1989), khi tham gia vào nhóm, các cá nhân được thỏa mãn nhu cầu xã hội và
nhu cầu tâm lý. Cụ thể cá nhân đạt được mục đích của mình qua chia sẻ trách nhiệm mà khi làm
việc một mình, cá nhân không thể đạt được.
+Solomon Ash cho rằng: Nhóm hoạt động hiệu quả hơn so với kết quả hoạt động của các cá
nhân riêng lẻ cộng lại, nhưng lại kém các thành viên tốt nhất của nhóm khi hành động đơn lẻ.
2. Các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm
-Khi tham gia vào nhóm, các thành viên phải trải qua các giai đoạn của quá trình hình thành và
phát triển nhóm.
+ Ở giai đoạn thành lập nhóm, các cá nhân tìm hiểu, thăm dò nhau, nhận thức và định hướng. Ở
giai đoạn này người trưởng nhóm cần cụ thể hóa các nhiệm vụ giao cho các thành viên.
+Giai đoạn “bão táp” là giai đoạn các thành viên cạnh tranh, xác định vị trí của mình trong
nhóm, xung đột có thể xảy ra. Lãnh đạo nhóm cần kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong nhóm.
+Giai đoạn ổn định được thể hiện ở chỗ các thành viên chấp nhận sự khác biệt của nhau, môi
trường làm việc thay đổi theo hướng hợp tác. Các cá nhân chấp nhận chia sẻ. Nhóm sẵn sàng làm
việc cùng nhau, thiết lập các quy trình chung và tình cảm quyến luyến đối với nhóm phát triển.
+Trong giai đoạn trưởng thành, các nhiệm vụ chính được tập trung tiến hành theo hướng mục
đích đặt ra. Nhóm tập trung vào kết quả thực hiện công việc. Các thành viên chia sẻ lãnh đạo và
trách nhiệm. Các thành viên tin tưởng và muốn thể hiện.
+Cuối cùng, giai đoạn kết thúc là khi mục tiêu của nhóm đã đạt, các thành viên ít có lý do để duy
trì nhóm, vì vậy họ sẽ tách ra và rời đi. Trong nhiều trường hợp, các thành viên định hướng thành
lập nhóm mới.
 Phân tích các giai đoạn hình thành và phát triển nhóm cho phép chúng ta thấy được sự
thay đổi của nhóm diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhóm đặt ra câu hỏi
quan trọng là nhóm đã tác động lên cá nhân bằng cách nào? Theo Forsyth (1983), Paulus
(1989) và nhiều người khác, có bốn khía cạnh tác động quan trọng của nhóm có ảnh



hưởng tới cá nhân, đó là chuẩn mực nhóm, vai trò, địa vị cá nhân và vấn đề sự cố kết
trong nhóm.
a) Chuẩn mực nhóm.
-Sức mạnh của nhóm chính là những đặc điểm tâm lý cá nhân đã hòa hợp với nhau dựa
trên các quy tắc, chuẩn mực để tạo nên tâm lý chung của nhóm. Cái tôi cá nhân hòa
quyện vào nhau trở thành cái chúng ta. Đó chính là tâm lý nhóm, sức mạnh của nhóm.
-Như chúng ta đều biết, mỗi nhóm có một hệ thống những quy định. Đó là một tập hợp
những giá trị chi phối rộng rãi và được mọi người trong nhóm tuân theo mà ta gọi là
chuẩn mực nhóm.
-Chuẩn mực liên kết các cá nhân thực hiện hoạt động chung của nhóm và hướng dẫn,
quyết định phương thức ứng xử của cá nhân trong nhóm.
Cá nhân tự đánh giá hành vi ứng xử của mình so với các thành viên khác trong nhóm dựa
vào hệ thống chuẩn mực.
=> Như vậy, chuẩn mực chú trọng đến sự tán thành hay không tán thành và cũng bao
hàm những trừng phạt trong trường hợp cá nhân không tuân thủ.
b). Vai trò
-Trong mỗi nhóm các thành viên khác nhau thường thực hiện những nhiệm vụ khác nhau và
được trông đợi hoàn thành những công việc khác nhau => Như vậy họ đã đóng các vai trò khác
nhau trong nhóm.
-Một hoạt động đòi hỏi nhiều khâu khác nhau, thể hiện các vai trò khác nhau. Trong một nhóm
đã được hình thành, mỗi cá nhân dần dần nắm giữ hoặc là vai trò định hướng nhiệm vụ của nhóm
, hoặc là vai trò xác lập các mối quan hệ trong nhóm. Thông qua các vai trò này, các cá nhân
trong nhóm xác định rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong nhóm..
-Trong quá trình thực hiện vai trò của mình, có những thành viên trong nhóm đóng những vai trò
nổi bật, có ý nghĩa đối với sự phát triển nhóm, ngược lại không ít cá nhân thể hiện mờ nhạt, hoặc
thậm chí có người không biết vai trò cụ thể của mình là gì trong nhóm. (Ví dụ như người mới
đến nhận việc, họ có thể mơ hồ về những việc họ phải làm. Mặt khác, các thành viên trong nhóm
có thể trải qua sự xung đột vai trò do họ cùng một thời điểm phải đóng nhiều vai trò khác nhau
trong nhóm. Xung đột vai trò thường gây ra căng thẳng, sự lo lắng làm ảnh hưởng tới sức khỏe

cá nhân hoặc có thể làm rối loạn tổ chức.)


-Mỗi thành viên trong nhóm đều có một vai trò nhất định, nhưng không phải tất cả các vai trò
này đều được coi trọng như nhau. Điều này có nghĩa là mỗi vai trò trong nhóm đều có những ảnh
hưởng và giá trị nhất định. Ví dụ như vai trò của người lãnh đạo trong nhóm có ảnh hưởng tích
cực nhiều hơn đến các thành viên có vị trí thấp hơn trong nhóm. Trong khi đó vai trò của người
gác cổng được đánh giá ít hiệu quả hơn do sự đóng góp của nó ít hơn đối với những người khác
trong nhóm và như vậy địa vị của người gác cổng là kém giá trị hơn so với người thủ trưởng cơ
quan.
c) Vị thế
-vị thế được xem như là giá trị của vị trí mà người đó thực hiện trong hoạt động của nhóm.
+Địa vị gắn liền với trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân đối với nhóm. Đó là uy tín được thừa
nhận của cá nhân.
+Một địa vị cao rõ ràng được nhiều người trong nhóm trông đợi hơn. Cá nhân càng ở địa vị cao
thì càng có nhiều giao tiếp, càng có nhiều thông tin hơn, và đặc quyền của họ nhiều hơn so với
các thành viên cấp dưới. Tuy nhiên nghiên cứu của J. Thibaut chỉ ra rằng thông tin của người có
địa vị cao thu được thường không chính xác, thường không đúng sự thật, vì nó bị đi qua nhiều
cấp.
d) Sự cố kết
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc duy trì và phát triển nhóm đó là sự cố kết
của các thành viên trong nhóm.
-Theo Severy (1976), sự cố kết của nhóm có thể định nghĩa như là tổng số tất cả các sức mạnh
để liên kết mọi thành viên trong nhóm.
-Sự cố kết trong nhóm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, như sự tương giao đòi hỏi phải cởi
mở, chân thành, mọi người tham gia bình đẳng và đồng đều, các quyết định đưa ra phải dân chủ,
các thành viên có thói quen hợp tác…


-Rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Dưới đây tổng hợp nhiều ý kiến khác nhau của các

nhà Tâm lý học xã hội bàn về những đặc điểm quan trọng của sự cố kết trong nhóm:
– Các nhóm nhỏ thường mang tính cố kết cao hơn các nhóm lớn do các thành viên tương tác trực
tiếp với nhau nhiều hơn, họ hiểu nhau hơn. Việc các thành viên thường gần gũi thân mật với
nhau và mọi người đều nỗ lực vì mục đích hoạt động chung là những nhân tố quan trọng của sự
cố kết nhóm.
– Uy tín của người thủ lĩnh hoặc uy tín của nhóm là giúp tăng sự cố kết nhóm. Điều này tạo nên
sức hút của nhóm đối với các cá nhân, vì khi gia nhập nhóm các cá nhân thường bị thu hút vào
những nhóm có uy tín cao (trong đó có uy tín của người lãnh đạo) hơn là những nhóm có uy tín
thấp. Như vậy khả năng động viên, tập hợp sức mạnh của các cá nhân trong nhóm để thực hiện
các mục tiêu hành động của nhóm có vai trò quan trọng của yếu tố uy tín.
– Khi nhóm càng phải đối mặt với các hoàn cảnh bất thường, hoặc có cạnh tranh với các nhóm
khác nhiều hơn thì tính cố kết nhóm càng cao. Những áp lực này khiến cho các thành viên hiểu
nhau và hiểu được giá trị của mình trong nhóm hơn (Sherif, 1961).
– Ngoài ra sự thành công của nhóm cũng tạo nên sự gắn bó nhiều hơn giữa các thành viên trong
nhóm (Shaw, 1981).
 Như vậy tính cố kết cao được nhìn nhận như là nhân tố quan trọng của sự duy trì nhóm.
Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là sự thiếu suy xét, thiếu phê phán trong việc đưa ra lựa
chọn cho các phương thức hành động của nhóm.
*Nghiên cứu về hiện tượng cố kết nhóm không thể không chỉ ra hiện tượng xung đột nhóm.
- Xung đột cần được hiểu là sự khác biệt về quan điểm, mục đích, động cơ giữa các thành viên
trong quá trình thực hiện hoạt động của nhóm.
+ Những xung đột lớn hoặc ở mức sâu sắc trong nhóm có thể dẫn đến bạo lực. Chẳng hạn xung
đột về sắc tộc hoặc tôn giáo, lãnh thổ có thể dẫn đến chiến tranh hoặc bạo lực ở mức độ khác
nhau. + Những xung đột nhỏ thường không được các thành viên của nhóm quan tâm, tuy nhiên


chúng luôn có thể là mầm mống tạo nên sự bất hòa giữa các cá nhân trong nhóm. Ở mức độ
nghiêm trọng, xung đột có thể phá vỡ cấu trúc nhóm, dẫn đến tan rã nhóm.
3. Hiệu quả hoạt động của nhóm
a) Những yếu tố tác động đến hiệu quả của nhóm

- Về phía cá nhân, hiểu về vị trí và trách nhiệm, hiểu về mục đích và tính khẩn cấp của công
việc. Cá nhân mong muốn đạt được mục tiêu đề ra và sẵn sàng đóng góp kiến thức chuyên môn.
Có sự cam kết cá nhân, hợp tác, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau.
- Về phía lãnh đạo nhóm, đó là người được tôn trọng và giao tiếp có hiệu quả. Lãnh đạo giải
quyết những bất đồng mang tính xây dựng và có khả năng xây dựng sự tôn trọng và danh tiếng
của nhóm. Có kiến thức và kỹ năng để thực hiện mục tiêu và có khiếu hài hước.
- Về phía tổ chức, nhóm hoạt động căn cứ vào các quy tắc chuẩn mực kèm theo khen thưởng và
trừng phạt. Các mục tiêu và phương hướng hoạt động nhóm phải rõ ràng.
b) Hiện tượng “Lười nhác tập thể”
-Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động trong nhóm, nhiều tác giả bàn đến khái niệm “Lười nhác tập
thể” hay còn gọi là “Lười nhác xã hội”. Khái niệm niệm này nhằm nói đến hiện tượng trong khi
một số người trong nhóm làm việc vất vả, một số khác lại trong tình trạng lười biếng: làm ít, trốn
việc? Tình trạng này được lý giải rằng trong nhiều công việc của nhóm, kết quả hoạt động phụ
thuộc vào việc làm của các thành viên trong nhóm và sự cố gắng của mỗi người không thể chia
lẻ hay coi như nhau. Khi người ta khó có thể xác định phần đóng góp của các thành viên vì
không có các dấu hiệu nào để xác định, thì hiện tượng “lười nhác” nổi lên, nó mang tính toàn xã
hội.
- Nghiên cứu của Natali, Guyliam và Hankins (1979) chỉ ra rằng: Tính lười nhác khá phổ biến
trong mọi trường hợp, nó có cả ở hai giới tính, có trong mọi nền văn hóa khác nhau và có trong
mọi loại hình công việc, từ lao động trí óc đến lao động chân tay. Một số nghiên cứu đã được
thực hiện nhằm hạn chế tính lười nhác. Ví dụ, không che đậy hiệu suất làm việc thấp trong
nhóm: tăng sự ràng buộc của các thành viên trong nhóm tới thực hiện công việc đến thành công;


cung cấp cho các cá nhân cơ hội đánh giá sự đóng góp của chính họ và của các thành viên khác
trong nhóm. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng để làm mất đi tính lười nhác là khó, nhưng các cách
trên thật sự làm giảm thiểu tính lười nhác của các thành viên trong nhóm.
4. Vai trò của nhóm xã hội chi phối hoạt động của cá nhân
Nói chung, nhóm xã hội đã chi phối toàn diện đến các cá nhân trong đời sống xã hội hàng ngày.
Nó đóng vai trò không thể thiếu cho hoạt động các cá nhân

-Nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của các thành viên.
-Nhóm là nơi các cá nhân trao đổi tình cảm cho nhau
-Nhóm xã hội là nơi các cá nhân trao đổi các kinh nghiệm xã hội, các tri thức khoa học và
năng lực lao động.

B .TẠI SAO NÓI GIA ĐÌNH LÀ TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI
I.
Khái niệm chung về gia đình
1. Khái niệm Gia đình
Để quan hệ với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên, con người cần phải quần tụ thành các
nhóm cộng đồng.
-Ban đầu, các quan hệ chi phối trong những nhóm cộng đồng ấy còn mang sắc thái tự nhiên sinh
học sống quần tụ với nhau theo bày đàn, sinh sống bằng săn bắn hái lượm...
- Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt những đòi hỏi của đời sống kinh tế các quan hệ
ấy dần trở nên chặt chẽ, giữa các thành viên trong cộng đồng ấy xuất hiện những cơ chế ràng
buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản
xuất. -Gia đình dần dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh "xã hội thu nhỏ". Nhưng
không phải là sự thu nhỏ một cách giản đơn các quan hệ xã hội.
-Những gia đình được coi như một thiết chế xã hội đặc thù, nhỏ nhất, cơ bản nhất


=> Như vậy: Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng
đồng của con người một thiết chế văn hoá xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát
triển trên cơ sở của những quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
giáo dục... giữa các thành viên.
2. Các kiểu gia đình
Trong thực tế xã hội Việt Nam, gia đình tồn tại song song và pha trộn giữa hai kiểu gia
đình: gia đình truyền thống và gia đình hiện đại.
a) Gia đình truyền thống : là gia đình được tổ chức trên cơ sở quản lí thống nhất của
người chủ gia đình.

-ưu điểm: giám sát chặt các hành vi xã hội của cá nhân nên đã ngăn chặn được các
khuyết tật xã hội nhập vào gia đình và đảm bảo hạnh phúc chung cho mọi người.
-Nhược điểm : gò bó không tôn trọng tự do cá nhân, nếu người chủ gia đình áp chế
thái quá không trên cơ sở quy định và giá trị xã hội mà trên sở thích không có căn cứ
của cá nhân thì gia đình này trở nên gia trưởng mang nặng bạo lực và căng thẳng
trong quan hệ giữa các thành viên.
b) Gia đình hiện đại
- Là gia đình được tổ chức trên cơ sở ý thức trách nhiệm xã hôi cao của các thành
viên trong gia đình. Mỗi thành viên đều có trình độ học vấn nhất định và sự hiểu
biết xã hội cao đã tự điều chỉnh hành vi của mình để đi đến chỗ thống nhất.
-Ưu điểm: đảm bảo tự do cho các cá nhân
-Nhược điểm: nếu các thành viên không có nhận thưc thổng nhất hoặc nhận thức
xã hội không cao sẽ dân đến hành động không thống nhất , mâu thuẫn gia đình nổ
ra , không ngăn chặn được các khuyết tật xã hội xâm nhập vào gia đình
3. Các đặc trưng cơ bản của gia đình
* Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và
phát triển gia đình
- Hôn nhân là một hình thức quan hệ tính giao giữa nam và nữ nhằm thoả mãn các nhu
cầu tâm sinh lý, tình cảm và bảo đảm tái sản xuất ra con người nhằm duy trì, phát triển
nòi giống.
-Cùng với sự phát triển của lịch sử Hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức
tính chất và sắc thái của nó: Nếu như trong chế độ CSNT hình thái hôn nhân chủ yếu là
quần hôn. Trong các chế độ tư hữu hôn nhân được hình thành xây dựng và thực hiện trên
cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu


- Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người. Cho nên
ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất người nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp về tâm
lí, sức khoẻ và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu nó đã là cơ sở trực tiếp của hôn
nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân.

- Sự phù hợp về trạng thái tâm lý, tình cảm, lối sống giữa đôi nam nữ trước khi đi đến
hôn nhân là cơ sở trực tiếp cho hôn nhân: Tình yêu. Cũng như hôn nhân, tình yêu của mỗi
thời đại, mỗi giai tầng, mỗi dân tộc và cộng đồng tâm lý văn hoá cũng có những giá trị và
chuẩn mực riêng với những biểu hiện riêng, cụ thể và sinh động.
* Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trưng của gia đình
-Trong gia đình cùng với quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống được coi là một quan hệ
cơ bản nhất. Tuy nhiên, ngay cả quan hệ cơ bản này cũng có những thay đổi theo tiến
trình lịch sử, những sự thay đổi ấy được quy định, chịu sự chi phối của các điều kiện:
Kinh tế, văn hoá, chính trị của xã hội. Mặt khác quan hệ huyết thống ấy cũng gia nhập
đan xen vào các quan hệ kinh tế và chính trị xã hội của mỗi thời đại. ( Thí dụ: Trong chế
độ công xã nguyên thuỷ huyết thống về đằng mẹ được coi là chuẩn mực để tính quan hệ
thân tộc gần xa khi ấy gia đình được xây dựng trên cơ sở huyết thống mẫu hệ. Khi chế độ
tư hữu ra đời vai trò của người đàn ông ngày càng được khẳng định trong quan hệ gia
đình gia trưởng. Gia đình theo huyết thống về đằng cha (gia đình phụ hệ ra đời).
* Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
-Ngay từ đầu xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong quan hệ với tự nhiên và giữa con người
với nhau cộng đồng gia đình đã luôn cư trú quần tụ trong một không gian sinh tồn từ lúc
trong một hang đá hốc cây → sau đó là trong một mái nhà. Dù không gian sinh tồn ấy
ngày càng mở rộng và chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế - xã hội nhưng nhu cầu
quần tụ vẫn luôn luôn được đặt ra
* Quan hệ nuôi dưỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình
-Nuôi dưỡng là một nghĩa vụ, một trách nhiệm đồng thời còn là một quyền lợi thiêng
liêng của gia đình của các thành viên gia đình đối với nhau.
-Nuôi dưỡng không đơn thuần chỉ là các bậc cha mẹ, ông bà nuôi dưỡng con cháu mà còn
là hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, giữa các thành
viên khoẻ mạnh có thuận lợi trong làm ăn sinh sống đối với những thành viên gặp khó
khăn, rủi ro về sức khoẻ về làm ăn sinh sống.
- Mặc dù xã hội phát triển sự quan tâm của xã hội đối với gia đình và các thành viên gia
đình qua các chính sách bảo hiểm, chăm sóc y tế, dưỡng lão.. nhưng nuôi dưỡng của gia



đình có những đặc thù mà xã hội dù có hiện đại 5 đến đâu cũng không thể thay thế được
và càng không nên đặt vấn đề thay thế hoàn toàn.
II. Vị trí gia đình trong xã hội
1. Gia đình là tế bào của xã hội
- xã hội là một cơ thể sống hoàn chỉnh và không ngừng biến đổi được "sắp xếp tổ
chức" theo nhiều mối quan hệ, trong đó gia đình được xem là một tế bào, một
-

thiết chế cơ sở đầu tiên.
Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội
rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự
tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về

-

của mọi chính sách xã hội.
Mỗi một chế độ xã hội được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một
phương thức sản xuất xác định và có vai trò quy định đối với gia đình. Nhưng xã
hội ấy lại tồn tại thông qua các hình thức kết cấu và quy mô gia đình. Mỗi gia
đình hoà thuận thì cả cộng đồng xã hội tồn tại và vận động một cách êm thấm.
Mục đích chung của sự vận động, biến đổi của xã hội trước hết vì lợi ích của mỗi
công dân và thành viên của xã hội nhưng lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành
viên xã hội lại chịu sự chi phối của lợi ích các tập đoàn giai cấp thống trị trong xã

hội, trong điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp.
2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội quyết định quy mô, kết cấu, hình thức tổ chức và tính
chất của gia đình
- Gia đình là những hình thức phản ánh đặc thù của trình độ sản xuất của trình độ
phát triển kinh tế.( Trong tiến trình lịch sử nhân loại các phương thức sản xuất:

cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, địa chủ phong kiến, tư bản chủ nghĩa, và
xã hội chủ nghĩa đã lần lượt thay thế nhau, kéo theo và dẫn đến sự biến đổi về
hình thức tổ chức, quy mô và kết cấu cũng như tính chất của gia đình. Từ gia đình
tập thể quần hôn với hình thức huyết thống → gia đình đối ngẫu cặp đôi bước
sang hình thức gia đình cá thể một vợ một chồng. Từ chỗ gia đình một vợ một
chồng bất bình đẳng đối với người phụ nữ, người vợ sang gia đình một vợ một
chồng bình đẳng giữa nam và nữ, vợ và chồng)
3. Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội là cầu nối giữa cá nhân và xã hội


-

Sự vận động biến đổi của thiết chế độ tuân theo những quy luật chung của cả hệ
thống. Nhưng thiết chế ấy vận động biến đổi còn nhiều cơ sở kế thừa các giá trị
văn hoá truyền thống mỗi nền văn hoá mỗi vùng và địa phương khác nhau, và còn
được bộc lộ, thể hiện ở mỗi thành viên và thế hệ thành viên trong sự "giao thoa"

-

của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
Thông qua các hoạt động, tổ chức đời sống gia đình mỗi cá nhân, mỗi gia đình
tiếp nhận chịu sự tác động và phản ứng lại đối với những tác động của xã hội .
Thông qua các tổ chức, các thiết chế, chính sách... của xã hội. Sự đồng thuận hay
không đồng thuận của những tác động từ xã hội, Nhà nước với những hình thức tổ
chức, sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế

-

độ xã hội mỗi thời đại.
Cá nhân con người (thành viên của xã hội) chịu sự ảnh hưởng rất sâu sắc của gia

đình từ tư tưởng, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc bởi vì cha ông ta đã có

câu: "Nòi nào giống ấy, giỏ nhà ai qua nhà nấy".
4. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống cá nhân của
mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội
-Sự yên ổn hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự
hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao
động của xã hội.
- Muốn xây dựng xã hội phải chú ý xây dựng gia đình, xây dựng gia đình là trách
nhiệm, là một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội
vì sự ổn định và phát triển của chính xã hội.
III.. Chức năng của gia đình
1. Chức năng giáo dục
Thông qua điều tra xã hội cho thấy , phần lớn các trẻ em lang thang, phạm pháp là
nguyên nhân tư gia đình. Gia đình là điểm tựa về kinh tế quan trọng hơn là điểm tựa về
tinh thần tâm lý. Mất điểm tựa này các em hoang mang, mất niềm tin vào cuộc sống.
2. Chức năng kinh tế
Đây là chức năng rất quan trọng. Gia đình cần tiến hành kinh tế để có thu nhập đảm bảo
cho đời sống của những thành viên trong gia đình, đồng thời định hướng nghề nghiệp cho
các thành viên để họ có khả năng tự lập cho cuộc sống sau này
3. Chức năng tái sinh sản
Với tư cách là một tế bào của xã hội , gia đình cung cấp cho xã hội những công dân tốt,
khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Đó là những lao động đảm đương nhiệm vụ lao động


xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Với chức năng này các công dân từ 18 tuổi trở nên đều là sản
phẩm của gia đình, do vậy các gia đình phải chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng
các công dân đó. Thực hiện chức năng này, gia đình phải sinh và nuôi con thành công
dân khỏe mạnh trong xã hội.
Chức năng tái sinh sản gắn liền với việc giảm tỷ lệ sinh , nâng cao chất lượng cuộc sống..

4. Chức năng tổ chức đời sống vật chất , tinh thần và tình cảm
Đảm bảo mức độ gắn bó, liên kết chặt giữa các thành viên trong gia đình . Các gia đình
phải tố chức các hoạt động lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí cho các thành viên trong
gia đình.

III.

Gia đình Viêt Nam là tế bào của xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng
hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình
đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm
của mỗi công dân.
Với ý nghĩa vô cùng to lớn của Gia đình, vào ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ
ký ban hành Quyết định 72 chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam


Ngày hội Văn hóa gia đình các tỉnh miền Đông Nam bộ lần thứ IV-2013 tại Bình
Phước

Chương trình hưởng ứng Ngày quốc tế hạnh phúc với chủ đề “Yêu thương và
chia sẻ”
Ngày nay, lĩnh vực Gia đình và văn hóa gia đình vẫn còn đứng trước nhiều thách thức
- Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội, có điều kiện phát
triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên
cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động
đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong đạo đức của gia đình
truyền thống Việt Nam.
- Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về

nhiều mặt đối với gia đình và xã hội
- Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống
cấp, mai một
- Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập
vào các gia đình


- Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao
tuổi đang đặt ra những thách thức mới
- Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo
động.
=> Vì vậy, để tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng gia đình Việt Nam với các
giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; khẳng định các giá trị văn hóa gia đình… các
địa phương quan tâm tổ chức Ngày hội Gia đình tiêu biểu. Ngày hội nhằm tuyên truyền sâu rộng
đến cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển bền vững về
kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng và phát
triển đất nước giàu mạnh. Đồng thời, gắn với nội dung thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng,
chống bạo lực gia đình .



×