Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN LỆ LAN

KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀI LOAN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN LỆ LAN

KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀI LOAN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM NGỌC TÂN

NGHỆ AN - 2013



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của
PGS. TS. Phạm Ngọc Tân. Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
lòng kính trọng đến thầy giáo hướng dẫn - người đã dành nhiều thời gian,
công sức giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong Khoa Lịch sử, Phòng Đào
tạo Sau Đại học, Trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều cơ quan khác như Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Nghiên cứu
Trung Quốc, Học viện Quan hệ quốc tế… trong việc tiếp cận các nguồn tài
liệu liên quan đến đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn vì sự giúp đỡ đó.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường
THPT Phan Đăng Lưu, cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hết lòng giúp
đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành công việc của mình.
Cuối cùng, tôi mong được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc để luận
văn được hoàn chỉnh hơn.
Vinh, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Lệ Lan


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................9
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:..............................................................12
4. Mục đích, nhiệm vụ.................................................................................13

5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu.................................................14
6. Đóng góp của luận văn............................................................................15
7. Bố cục luận văn.......................................................................................16
NỘI DUNG.....................................................................................................17
Chương 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ, XÃ HỘI ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012..........................17
1.1. Nhân tố khách quan..............................................................................17
1.1.1. Tình hình quốc tế và khu vực........................................................17
1.1.2. Nhân tố Trung Quốc......................................................................21
1.2. Nhân tố chủ quan..................................................................................26
1.2.1. Vị trí địa - chính trị của Đài Loan.................................................26
1.2.2. Tình hình chính trị, kinh tế - xã hội Đài Loan trước năm 1991....28
1.2.3. Các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan từ 1991 đến
2012.........................................................................................................33
Tiểu kết chương 1........................................................................................43
Chương 2 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀI LOAN TRONG NHỮNG
NĂM 1991 - 2012...........................................................................................45
2.1. Tình hình kinh tế..................................................................................45
2.1.1. Nông nghiệp..................................................................................45
2.1.2. Công nghiệp..................................................................................55
2.1.3. Dịch vụ..........................................................................................61
2.1.4. Thương mại và đầu tư...................................................................67
2.1.5. Tài chính ngân hàng......................................................................80
2.2. Tình hình xã hội...................................................................................84
2.2.1. Vấn đề dân số và việc làm.............................................................84
2.2.2. Chế độ phúc lợi xã hội...................................................................88
2.2.3. Giáo dục và Đào tạo......................................................................94
2.2.4. Môi trường sinh thái......................................................................98
Tiểu kết chương 2......................................................................................102
Chương 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI ĐÀI

LOAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012.....................................................105


5
3.1. Về những thành tựu, hạn chế và triển vọng phát triển kinh tế, xã hội
Đài Loan....................................................................................................105
3.1.1. Thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đài
Loan từ năm 1991 đến 2012..................................................................105
3.1.2. Triển vọng...................................................................................120
3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...................................................123
KẾT LUẬN...................................................................................................130
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................133
PHỤ LỤC......................................................................................................143


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ cái viết tắt
ASEAN

Tên tiếng Anh
Tên tiếng Việt
Association of Southeast Asian Hiệp hội các Quốc gia Đông

BTA

Nations
Business Technology

Nam Á
Hiệp hội Kinh doanh Công


COA
CPI
EFCA

Association
Council of Agriculture
Consumer price index
Economic Cooperation

nghệ
Hội đồng Nông nghiệp
Chỉ số giá tiêu dùng
Hiệp định khung hợp tác kinh

EPA

Framework Agreement
Environmental Protection

tế Đại Lục – Đài Loan
Cơ quan bảo vệ môi trường

EU
FDI
FTA
GDP
GNP
IDB


Agency
European Union
Foreign Direct Investment
Free trade area
Gross Domestic Product
Gross national product
Industrial Development

Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu vực mậu dịch tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc gia
Cục Phát triển công nghiệp

OECD

Bureau
Organization for Economic

Tổ chức hợp tác và Phát triển

Co-operation and

Kinh tế

Development
Research & Development
Trans-Pacific Strategic


Nghiên cứu và phát triển
Hiệp định đối tác Kinh tế

Economic Partnership

Chiến lược xuyên Thái Bình

Agreement
World Economic Forum
World Trade Organization

Dương
Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới

R&D
TPP

WEF
WTO


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 2.1. Sản lượng ngành trồng trọt các năm 1988 -1999............................48
Bảng 2.2. Sản lượng ngành chăn nuôi các năm 1988 -1999...........................49
Biểu đồ 2.1. Sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1971 - 2011..............................52
Bảng 2.3. Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất năm 2011...............59
Biểu đồ 2.2. Biến động cơ cấu ngành nghề (chiếm % trong GDP).................64

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành công nghiệp dịch vụ Đài Loan......66
Bảng 2.4. Tổng giá trị ngành công nghiệp dịch vụ.........................................66
Đơn vị: Triệu NT$..........................................................................................66
Bảng 2.5. Xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại tệ của Đài Loan giai đoạn 19522005.................................................................................................................70
Bảng 2.6. Giá trị xuất và nhập khẩu Đài Loan - Trung Quốc giai đoạn 1991 2002.................................................................................................................71
Bảng 2.7. Giá trị xuất và nhập khẩu Đài Loan - ASEAN 10 giai đoạn 1991 2003.................................................................................................................72
Bảng 2.8. Ngoại thương Đài Loan giai đoạn 2003 - 2012..............................75
Biểu đồ 2.4. FDI ra nước ngoài của Đài Loan giai đoạn 2001 - 2011............76
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu FDI ra nước ngoài của Đài Loan theo vùng (1991 - 2000)
.........................................................................................................................77
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu FDI ra nước ngoài của Đài Loan giai đoạn 2001 - 2011 77
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu FDI của Đài Loan vào 6 nước Đông Nam Á (2001 2011)................................................................................................................78
Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan...................................................88
Bảng 2.9. Ngân sách chi tiêu của cơ quan môi trường Đài Loan giai đoạn
2003 - 2012......................................................................................................99
Bảng 3.1. Các chỉ số phát triển của nền kinh tế Đài Loan............................105


8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trên vùng biển Đông Nam Trung Quốc, có một chuổi gồm các hòn
đảo lớn nhỏ khác nhau hình vòng cung ôm lấy lục địa tạo thành một lá chắn
nhỏ, đó là lãnh thổ Đài Loan với tổng diện tích khoảng 36.000km 2. Đài Loan
phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương, phía Tây đối diện tỉnh Phúc Kiến qua eo
biển Đài Loan, phía Nam cách Philippin khoảng 350 km, phía Bắc giáp biển
Đông Trung Quốc, cách Nhật Bản khoảng 1.070 km [21; tr 13]. Với vị trí địa
lí - chính trị thuận lợi, Đài Loan trở thành khu vực quan trọng trong chiến
lược của các nước lớn. Là hòn đảo nhỏ nằm giữa biển cả mênh mông, song
lịch sử Đài Loan trải qua không ít thăng trầm.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đài Loan phải đối mặt với nền kinh tế
suy thoái, xã hội hỗn loạn, chính trị phức tạp. Thêm vào đó năm 1949, khi
mất quyền kiểm soát đối với Trung Quốc lục địa sau nội chiến Quốc - Cộng
lần 3, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân Đảng đã rút ra Đài
Loan. Vì vậy, hòn đảo này lại phải chịu thêm sức ép không nhỏ về quân sự,
chính trị và mức gia tăng dân số. Có thể hình dung thấy được bức tranh ảm
đạm của Đài Loan vào những năm cuối thập kỉ 40 của thế kỉ XX. Nhưng chưa
đầy ba mươi năm sau, thế giới phải thán phục trước sự biến đổi “thần kì” của
Đài Loan. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đài Loan đã “hóa rồng”
trở thành một trong bốn “con rồng châu Á”, đứng vào hàng ngũ các nước và
khu vực công nghiệp mới.
Như đã nói trên, Đài Loan có một vị trí “địa - chính trị” và vị thế quan
trọng không chỉ trong khu vực mà cả trên trường quốc tế. Vì thế mà sự thành
công hay thất bại của quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan đều tác
động sâu sắc đến môi trường phát triển của khu vực và quốc tế.


9
Việc tìm hiểu về lịch sử Đài Loan nói chung và tìm hiểu về kinh tế, xã
hội Đài Loan nói riêng là một nhu cầu bức thiết. Đặc biệt, năm 1987, Chính
quyền Đài Loan quyết định bãi bỏ lệnh giới nghiêm, thực hiện chế độ đa
đảng, dân chủ hóa đời sống chính trị. Ngoài Quốc Dân Đảng, nhiều tổ chức
đảng lần lượt ra đời, nổi bật lên là hai đảng Dân Tiến và Tân Đảng. Như vậy
những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Đài Loan chuyển từ độc đảng
sang thể chế dân chủ. Điều này đánh dấu bước chuyển biến căn bản trong
đời sống chính trị Đài Loan. Và nó tác động sâu sắc đến quá trình phát triển
kinh tế, xã hội Đài Loan.
1.2. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, lại có nhiều điểm tương
đồng với Đài Loan về văn hóa, lịch sử, đều là những nước đi lên từ xuất phát
điểm thấp kém của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, ít nhiều ảnh hưởng của

Nho giáo, lại bị chiến tranh tàn phá. Vì thế nghiên cứu về kinh tế, xã hội Đài
Loan (1991 - 2012) ngoài việc cung cấp bức tranh toàn cảnh về hòn đảo xinh
đẹp và đầy năng động này trong những năm cuối của thế kỉ XX và những năm
thập kỉ đầu của thế kỉ XXI. Tìm hiểu tiến trình phát triển kinh tế, xã hội Đài
Loan còn gợi mở cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói
chung những suy nghĩ về chiến lược, cung cấp những bài học kinh nghiệm bổ
ích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Và trên cơ sở đó góp phần giúp
các chiến lược gia đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa quan hệ
hợp tác Việt Nam - Đài Loan.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn vấn đề “Kinh
tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012” làm đề tài luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc Đài Loan vươn lên trở thành một trong bốn “con rồng” châu Á đã
thu hút sự chú ý của thế giới. Vì vậy nhiều năm nay, từ những góc độ khác


10
nhau có hàng loạt công trình khoa học ra đời nhằm tìm hiểu, đánh giá về con
đường phát triển Đài Loan trên mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật, xã hội...
Trước hết phải kể đến những công trình nghiên cứu của các tác giả,
như: Rene Dumont, Đài Loan cái giá của thành công (dịch từ tiếng Pháp),
NXB Khoa học Xã hội, 1991; Giang Bỉnh Khôn, Đài Loan vấn đề và đối
sách, NXB Khoa học Xã hội Nhân văn; Trì Điền, Triết Phu, Hồ Hân, Đài
Loan nền kinh tế siêu tốc và bức tranh cho thế kỉ sau, NXB Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 1997; Hoàng Gia Thực, Đài Loan tiến trình hóa rồng, NXB Văn
hóa Thông tin, 1994… Nội dung của các công trình này chủ yếu đề cập đến
quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trước năm 2000 và nhấn mạnh
các biện pháp, cách thức quản lí để đưa Đài Loan “hóa rồng”.
Các vấn đề về xã hội của Đài Loan nói riêng và các nước khu vực

Đông Á nói chung cũng được các học giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu
như: Trương Thị Thúy Hằng, Những đặc điểm cơ bản trong phát triển con
người ở một số nước Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, 2010;
PGS. TS. Trần Ngọc Vượng, Dân chủ hóa trong tiến trình hiện đại hóa các
xã hội Đông Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2009; Đỗ Tiến Sâm,
Sự phát triển văn hóa và con người ở một số nước Đông Á trong quá trình
hội nhập quốc tế, chia sẽ thông tin và gợi mở những vấn đề cùng trao đổi,
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2009…
Những công trình có khối lượng lớn nhất, tập trung nhất vẫn là các
công trình nghiên cứu về quá trình xây dựng và phát triển kinh tế Đài loan. Vì
đây là lĩnh vực gây hứng thú nhiều nhất không chỉ với các học giả mà cả với
các nhà hoạch định chính sách của nhiều quốc gia. Các công trình nghiên cứu
này hết sức đa dạng, phong phú, giúp người đọc hiểu rõ hơn về con đường
phát triển kinh tế Đài Loan. Những cuốn sách khái quát về các chính sách,
biện pháp phát triển kinh tế Đài Loan như: Phạm Thái Quốc, Kinh tế Đài


11
Loan, tình hình và chính sách, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; Nguyễn
Huy Quý, Kỳ tích kinh tế Đài Loan, NXB Chính trị Quốc gia, 1995;… Có
công trình đi sâu nghiên cứu từng lĩnh vực kinh tế riêng biệt như: Nguyễn
Đình Liêm, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Đài Loan,
NXB Khoa học Xã hội, 2006; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Tâm,
Chính sách phát triển ngành tự động hóa của Đài Loan từ 1980 - 2005… Các
công trình nghiên cứu này đề cập đến một số khía cạnh cụ thể như cải cách
nông nghiệp nông thôn, mô hình xí nghiệp vừa và nhỏ, quan hệ kinh tế, một
số nghành kĩ thuật cao ở Đài Loan.
Trong quá trình nghiên cứu, không ít các học giả đã đúc rút những kinh
nghiệm đưa đến sự thành công tạo nên sự “thần kì” của nền kinh tế Đài Loan
được ra mắt công chúng như cuốn sách: Ngụy Kiệt, Dạ Diệu, Bí quyết cất

cánh của bốn con rồng nhỏ, NXB Chính trị Quốc gia, 1993; Cao Hy Quân,
Lý Thành, Bốn mươi năm kinh nghiệm Đài Loan, NXB Khoa học Xã hội,
1992. Tác phẩm đề cập đến một trong những mốc quan trọng trong tiến trình
phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trước và sau khi gia nhập WTO và đúc rút
ra những kinh nghiệm Việt Nam có thể tham khảo như cuốn Đài Loan trước
và sau khi gia nhập WTO - kinh nghiệm cho Việt Nam của Đỗ Tiến Sâm,
NXB Thế giới, 2006…
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về Đài Loan đã làm hiển thị
được một cách khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Có thể hình dung đó là bức
tranh được các tác giả thể hiện ở nhiều góc độ, với những màu sắc đậm nhạt
khác nhau theo từng chủ đề cụ thể. Tuy nhiên có rất ít công trình hệ thống hóa
toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trong suốt chặng đường
từ 1949 - 2012. Duy chỉ có công trình khoa học luận án tiến sĩ của tác giả
Phùng Thị Huệ, Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949 - 1996).
Hầu hết các công trình nghiên cứu Đài Loan đều tập trung vào giai
đoạn 1949 - 1990, bởi đây là thời kì Đài Loan có những bước chuyển biến


12
căn bản từ một nền kinh tế suy thoái, chính trị - xã hội hỗn loạn sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, Đài Loan đã tìm thấy lời giải hay cho bài toán hóc
búa là đưa hòn đảo đói nghèo này thoát khỏi khủng hoảng và không ngừng
phát triển. Việc nghiên cứu về Đài Loan giai đoạn từ 1991 đến nay (năm
2012) ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có thể nói là chưa
đáng kể. Dù rằng nhiều năm nay, Việt Nam đang tích cực thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với Đài Loan và một số chính sách,
biện pháp xây dựng kinh tế, xã hội Đài Loan là mô hình tham khảo tốt đối
với Việt Nam.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh
khác nhau có liên quan đến đề tài chúng tôi nghiên cứu. Đó là những nguồn tư

liệu quý giá, bổ ích cho chúng tôi. Tuy nhiên theo chúng tôi được biết, cho
đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống hóa, chuyên sâu về kinh
tế, xã hội Đài Loan (1991 - 2012) theo cách tiếp cận từ góc độ lịch sử.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp bức tranh toàn
cảnh về Đài Loan trong thập kỉ cuối của thế kỉ XX và những năm thập kỉ đầu
của thế kỉ XXI và qua đó chúng ta hiễu rõ hơn về một trong những đối tác
kinh tế quan trọng của Việt Nam đó chính là Đài Loan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu về kinh tế, xã hội Đài Loan
thông qua việc nghiên cứu những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển
kinh tế, xã hội trong những năm 1991 - 2012 và kết quả đạt được cơ bản trong
lĩnh vực kinh tế, xã hội Đài Loan giai đoạn 1991 - 2012. Trên cơ sở đó rút ra
một số nhận xét về tình hình kinh tế, xã hội Đài Loan từ 1991 - 2012.


13
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ sử học, không đi sâu vào những
khái niệm kinh tế học, cũng như những vấn đề chính trị, quân sự, đối ngoại
của Đài Loan.
Về thời gian: Trong đề tài này, chúng tôi giới hạn trong khung thời gian
từ năm 1991 đến năm 2012.
Ngoài giới hạn về nội dung và thời gian nêu trên, các vấn đề khác
không thuộc phạm vi nghiên cứu cứu của đề tài.
4. Mục đích, nhiệm vụ
4.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm
2012”, chúng tôi hướng đến làm rõ một số vấn đề sau:

- Nhìn nhận, đánh giá những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012.
- Làm rõ các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan một cách có
hệ thống và kết quả đạt được trong các lĩnh vực về kinh tế, xã hội Đài Loan từ
năm 1991 - 2012.
- Trên cơ sở nghiên cứu về phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm
1991 đến năm 2012, chúng tôi đưa ra dự đoán triển vọng phát triển của Đài
Loan trong thời gian tới và rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Từ đó cho chúng ta một cái nhìn mới, toàn diện hơn về hòn đảo xinh đẹp này.
4.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ chúng tôi phải thực hiện đó là:
- Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành xác
minh, phân loại, từ đó phân tích một cách có hệ thống về các kế hoạch phát
triển kinh tế, xã hội thông qua mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện và kết
quả đạt được trong một số vấn đề cơ bản về xã hội và các ngành kinh tế:
Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, dịch vụ... của Đài Loan từ
năm 1991 đến năm 2012.


14
- Từ việc tìm hiểu kết quả đạt được về phát triển kinh tế, xã hội Đài
Loan từ năm 1991 đến năm 2012, luận văn đánh giá, phân tích và rút ra nguyên
nhân thành công và hạn chế và nêu lên những triển vọng phát triển kinh tế, xã
hội Đài Loan trong thời gian sắp tới. Đồng thời qua đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung từ
quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan từ 1991 đến năm 2012.
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt bao gồm: các công trình khoa học, các
bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài (đã dịch

sang tiếng Việt) về Đài Loan nói riêng và một số nước khu vực Đông Bắc Á,
Đông Nam Á nói chung.
Một số công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, các
văn bản về chủ trương, chính sách, kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế,
xã hội của chính quyền Đài Loan, số liệu thống kê của “Viện Hành chính
trung ương”, Cục Hải quan, số liệu thống kê của Bộ Kinh tế và mậu dịch đối
ngoại. … Có những tư liệu đã được dịch sang tiếng Việt. Bên cạnh đó, có
những tư liệu tác giả sử dụng trực tiếp bằng tiếng Anh.
Một nguồn tư liệu quan trọng khác nữa là các cổng thông tin điện tử
của Đài Loan và một số trang web đáng tin cậy.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Mặc dù là đề tài nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, xã hội nhưng lại được
tiếp cận dưới góc độ sử học, do đó chúng tôi sử dụng chủ yếu hai phương
pháp truyền thống: phương pháp lịch sử và phương pháp logic như dòng
mạch chính của luận văn.
Tuy nhiên cũng do đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội
nên chúng tôi còn sử dụng đến các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành,
liên ngành như thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… …


15
Từ các nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu trên chúng tôi cố
gắng khai thác, xử lí các thông tin một cách khái quát và trung thực nhất.
6. Đóng góp của luận văn
Đóng góp của chúng tôi sau quá trình thực hiện luận văn thể hiện ở các
khía cạnh sau:
- Luận văn đưa đến cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về quá trình phát
triển của Đài Loan trên hai phương diện chính: kinh tế và xã hội. Đồng thời,
dựa trên những tài liệu đáng tin cậy chúng tôi nêu bật những chính sách, biện
pháp và các sự kiện quan trọng trong từng kế hoạch, chiến lược phát triển

kinh tế, xã hội ngắn hạn, dài hạn của Đài Loan, từ đó làm rõ nét hơn bức tranh
toàn cảnh về hòn đảo này.
- Trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá những thành tựu và hạn chế
trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan giai đọan 1991 2012, chúng tôi rút ra nguyên nhân thành công và những hạn chế của nền
kinh tế, xã hội Đài Loan; nêu những dự đoán ban đầu về triển vọng phát
triển của Đài Loan
- Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi nêu những suy nghĩ ban đầu về
các vấn đề mà Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm Đài Loan. Bên
cạnh đó, luận văn cũng đề cập đến một số đặc điểm thị trường Đài Loan,
giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đối tác quan trọng của mình. Từ đó có những
biện pháp cải thiện và thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt
Nam - Đài Loan.
- Luận văn cung cấp nguồn tư liệu tương đối phong phú, tin cậy về
Đài Loan được khai thác từ các viện nghiên cứu, từ báo chí, từ các văn bản
và các báo cáo chính thức của Đài Loan.... Đó là điều bổ ích trong hoàn cảnh
Việt Nam còn khá thiếu thốn tư liệu và thông tin về Đài Loan một cách có
hệ thống.


16
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn chia làm 3 chương
Chương 1: Những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội
Đài Loan từ năm 1991 đến năm 2012
Chương 2: Tình hình kinh tế, xã hội Đài Loan trong những năm
1991 - 2012
Chương 3: Một số nhận xét về tình hình phát triển kinh tế, xã hội Đài
Loan từ năm 1991 đến năm 2012



17
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ,
XÃ HỘI ĐÀI LOAN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2012
1.1. Nhân tố khách quan
1.1.1. Tình hình quốc tế và khu vực
Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thế giới đã
trải qua những biến đổi mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của các
quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực. Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ
của Trật tự hai cực, đưa thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực.
Tuy vậy cục diện đa cực vẫn chưa hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ
từ trật tự cũ để tiến tới trật tự mới.
Sau gần nửa thế kỷ tồn tại, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trật
tự thế giới hai cực trong vai trò hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông Tây khốc liệt đã chấm dứt, khi Chiến tranh lạnh chấm dứt và chế độ chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến cho cơ cấu địa chính trị và sự
phân bố quyền lực bị đảo lộn, tương quan lực lượng có lợi cho CNTB, nhất là
các nước tư bản phát triển hàng đầu như Mĩ.
Cục diện quốc tế cũng trong trạng thái “nhất siêu, đa cường” - một siêu
cường và nhiều nước lớn. Trong cục diện này, Mỹ nổi lên là một siêu cường
với sức mạnh vượt trội với các nước khác và chủ trương thiết lập một trật tự
“đơn cực” do Mỹ chi phối. Mỹ ra sức củng cố vị trí siêu cường, mưu đồ giữ
vai trò chi phối, bá chủ thế giới. Trong khi đó với sự vươn lên mạnh mẽ về
kinh tế, quân sự các cường quốc trên thế giới như Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc... không dễ dàng chấp nhận sự “sắp xếp” của Mỹ mà lại hướng tới việc
thiết lập một trật tự “đa cực”.


18

Cùng với sự kết thúc Chiến tranh lạnh và sự sụp đổ sụp đổ của trật tự
hai cực, cục diện thế giới thay đổi từ đối đầu về quân sự, chính trị giữa hai
cực sang đối thoại, vừa đấu tranh vừa hợp tác cùng tồn tại hòa bình. Trong bối
cảnh tình hình thế giới thay đổi, các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ đều
đặt ưu tiên phát triển kinh tế.
Có thể nói, sự biến đổi của cục diện và xu thế quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh lạnh, nhất là việc điều chỉnh trong quan hệ giữa các nước lớn, đặc
biệt là Trung Quốc và Mỹ đã và đang tác động không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế, xã hội của Đài Loan.
Không chỉ chịu sự chi phối của cục diện quốc tế mới, quá trình phát
triển kinh tế, xã hội Đài Loan còn chịu tác động mạnh mẽ của quá trình toàn
cầu hóa, khu vực hóa. Trong đó toàn cầu hóa kinh tế là vấn đề trung tâm, trở
thành đặc trưng cơ bản của kinh tế thế giới và là trào lưu lịch sử không thể
xoay chuyển của thời đại. Toàn cầu hóa về kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh
chóng, cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng khoa học công nghệ đặt ra yêu cầu khách quan đối với tất cả các quốc gia, khu vực,
vùng lãnh thổ. Các nền kinh tế phải mở cửa hội nhập để duy trì sự ổn định và
phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế cũng góp phần tạo nên sự chuyển giao công
nghệ và chuyển dịch vốn đầu tư. Bên cạnh đó toàn cầu hóa còn tạo điều kiện
mở rộng thị trường rộng lớn trên cơ sở hình thành các khu vực mậu dịch tự do
diễn ra mạnh mẽ....Tất cả những điều đó đã và đang tạo ra những yếu tố có
ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế mở của Đài Loan, nhưng nó cũng đưa
đến những thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội của hòn đảo này.
Sau Chiến tranh lạnh, xu thế phát triển kinh tế tri thức đang ngày càng
lôi cuốn và tác động mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc, vùng lãnh thổ. Với
mục tiêu hội nhập quốc tế, Đài Loan đã đưa nền kinh tế của mình vận hành
theo hướng phát triển các ngành sản xuất tập trung công nghệ cao, đặt nền


19
móng cho tiến trình hình thành “nền kinh tế tri thức”. Có thể nói, phát triển

các ngành công nghệ cao là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa
Đài Loan đến thành công, cũng là con đường chuẩn xác để Đài Loan xây
dựng nền kinh tế tri thức bền vững, bắt kịp xu thế thời đại [19]. Sự biến đổi
của tình hình an ninh - chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh cũng là vấn đề
có vai trò chi phối đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan. Chiến tranh
lạnh kết thúc, xung đột Đông - Tây cũng tan theo, hòa bình thế giới được
củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng thế giới vẫn chưa thực
sự hòa bình và ổn định. Hòa bình nhiều khu vực vẫn bị đe dọa, thậm chí ở
nhiều nơi xung đột quân sự, nội chiến diễn ra ác liệt. Đó là mâu thuẫn về sắc
tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ....vốn được che đậy dưới thời Chiến tranh
lạnh nay bộc lộ thành xung đột gay gắt.
Mặc dù Chiến tranh lạnh đã lùi xa vào quá khứ, song dấu ấn của nó thì
vẫn còn được lưu giữ và đặc biệt rõ nét trong khu vực Đông Bắc Á. Đông Bắc
Á là khu vực duy nhất trên thế giới hội tụ các lợi ích cùng những mâu thuẫn
về kinh tế, chính trị và an ninh của cả 4 nước lớn: Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Nga. Mặc dù số lượng quốc gia và vùng lãnh thổ ở đây không nhiều
song khu vực này chứa đựng, hội tụ đầy đủ những đặc điểm của thời kì Chiến
tranh lạnh mà đặc điểm chính trị nổi bật nhất là sự cùng tồn tại, cùng vận
hành của các thể chế chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Đó là nhóm xã hội chủ
nghĩa (Trung Quốc, Bắc Triều Tiên) và tư bản chủ nghĩa (Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan). Sự tồn tại và phát triển đồng thời các thể chế chính trị - xã
hội khác nhau đã tạo nên tính đa dạng, phức tạp của sự phát triển ở khu vực
này. Điều đáng lưu ý là do vị trí chính trị - kinh tế trọng yếu của nó, là nơi
tranh chấp gay gắt của các nước lớn và là địa bàn luôn diễn ra các mâu thuẫn,
xung đột về lợi ích kinh tế, chính trị. Biểu hiện rõ nhất là mâu thuẫn giữa
Nam - Bắc Triều Tiên, vấn đề “eo biển Đài Loan”. Bên cạnh đó, vấn đề tranh


20
chấp lãnh thổ, lãnh hải khó có thể giải quyết một sớm một chiều và gây nên

những tình hình căng thẳng giữa Nhật - Trung, Nhật - Nga, Nhật - Hàn và một
số nước Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á.
Mặc dù chiến tranh lạnh đã kết thúc, song cấu trúc của quan hệ chính
trị giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan vẫn phức tạp bởi những khác biệt do
đặc thù của vấn đề lịch sử để lại.
An ninh - chính trị khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh lạnh với
những di sản của nó chi phối và tác động sâu sắc đến môi trường phát triển
kinh tế, xã hội của Đài Loan.
Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại mạnh mẽ trên phạm vi toàn
cầu, liên kết khu vực được thể hiện rõ nét thông qua việc xây dựng những
thỏa thuận mậu dịch mang tính chất khu vực đang gia tăng. Trong xu thế
chung đó, Đông Bắc Á cũng hướng tới xây dựng mô hình liên kết kinh tế khu
vực. So với liên kết kinh tế ở nhiều khu vực khác, liên kết kinh tế ở Đông Bắc
Á diễn ra muộn hơn. Tuy nhiên cũng đã hình thành được các mô hình liên kết
ASEAN - AFTA, ASEAN +3 và một định hướng thương mại (FTA) chung
cho cả Đông Á... Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội Đài
Loan. Gia nhập WTO - Tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới
đã đang và sẽ là sự lựa chọn của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đài Loan là một lãnh thổ không phải ngoại lệ. Để trở thành thành viên chính
thức của tổ chức được ví như Liên Hợp Quốc kinh tế này, Đài Loan cũng đã
trải qua quá trình chuẩn bị gian khổ ở bên trong và tích cực đàm phán cũng
hết sức gay go cả song phương lẫn đa phương với các đối tác bên ngoài để
tranh thủ “điều lợi” giảm thiểu “điều hại” cho việc gia nhập WTO. Thực tiễn
cho thấy sau khi gia nhập WTO từ năm 2002 đến nay các chỉ số kinh tế chủ
yếu của Đài Loan vẫn được duy trì với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao.
Những cơ chế hợp tác nói trên đã và đang đóng vai trò tích cực trong việc


21
thúc đẩy hợp tác kinh tế cũng như sự phát triển của khu vực nói chung và sự

phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan nói riêng.
Như vậy, quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan từ năm 1991 đến
2012 luôn chịu sự chi phối, tác động mạnh mẽ của tình hình quốc tế và khu
vực. Sự biến đổi của tình hình quốc tế, khu vực từ sau chiến tranh lạnh một
mặt tạo môi trường hòa bình, thuận lợi thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội
Đài Loan, mặt khác cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình
phát triển và hội nhập của hòn đảo này.
1.1.2. Nhân tố Trung Quốc
Thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn đến việc thành lập nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949), buộc chính quyền Quốc dân
Đảng của Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan. Tưởng Giới Thạch đã tiến
hành củng cố, xác lập vị trí lãnh đạo cũng như điều hành chính sự của Quốc
Dân Đảng ở Đài Loan. Chính quyền này tiến hành công cuộc khôi phục và
xây dựng kinh tế - xã hội ở Đài Loan. Do những vấn đề lịch sử cũng như bối
cảnh Chiến tranh lạnh diễn ra ngay sau đó, cả hai bên đã không giải quyết
được vấn đề thống nhất đất nước. Hoàn cảnh lịch sử nói trên đã đưa đến việc
hình thành “vấn đề Đài Loan”. Đối với Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận
lãnh thổ Trung Quốc, thu hồi Đài Loan, thống nhất Trung Quốc là mục tiêu
cao nhất, xuyên suốt chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan. Vì vậy mà
Trung Quốc trở thành một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá
trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan
Sau Chiến tranh lạnh, mặc dù Trung Quốc luôn thi hành chính sách
cứng rắn đối với Đài Loan để thực hiện mục tiêu thống nhất đất nước nhưng
dưới tác động của xu thế hòa bình, hợp tác, quan hệ Trung Quốc và Đài Loan
sau Chiến tranh lạnh đã có những chuyển biến tích cực.
Những thành công của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc làm
cho ngày càng nhiều doanh nghiệp Đài Loan mong muốn tìm cơ hội vào làm


22

ăn ở Đại lục, trào lưu trở về Đại lục thăm thân và tìm đối tác đầu tư buôn bán
đã dấy lên mạnh mẽ ở Đài Loan.
Trước tình hình đó, ngày 14/10/1986, Quốc Dân Đảng đã thông qua
luật cho phép người Đài Loan về Đại lục thăm thân. Kể từ đó quan hệ Đài
Loan - Đại lục được khai thông một cách đáng kể. Đặc biệt năm 1991, khi
chính quyền Đài Loan chính thức xóa bỏ lệnh cấm đầu tư vào Đại lục thì là
quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan ngày một tăng. Điều
này tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan.
Trên khuôn khổ “nhất quốc lưỡng chế” do Đặng Tiểu Bình đưa ra vào
năm 1984, Trung Quốc đã có sự điều chỉnh một số sách lược và biện pháp cụ thể
trong xử lí quan hệ với Đài Loan như thúc đẩy đàm phán “hòa bình thống nhất”,
duy trì và thực hiện “một nước hai chế độ”, Đài Loan giữ nguyên chế độ hiện có,
sau khi thống nhất, chế độ kinh tế, xã hội Đài Loan không thay đổi Đài Loan có
quyền tự trị cao với tính chất là một khu hành chính đặc biệt.....” [7; tr 25].
Với những điều chỉnh về sách lược và biện pháp kể trên, quan hệ kinh
tế, văn hóa, xã hội, du lịch giữa Đại lục và Đài Loan đã có điều kiện xích lại
gần nhau. Theo thống kê chính thức của “Ủy ban Đại lục” thì kim ngạch đầu
tư của Đài Loan vào Đại lục đã tăng lên tù 174 triệu USD năm 1991 lên 3,16
tỷ USD năm 1993. con số này tăng lên 4,3 tỷ USD vào năm 1997 [7; tr 26].
Tuy nhiên, từ những năm 90 của thế kỷ XX, chính quyền Đài Loan đã
thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, mở rộng quan hệ với nhiều nước,
vận động đưa Đài Loan gia nhập Liên Hợp Quốc cũng như nhiều tổ chức
khác đã khiến cho quan hệ chính trị giữa Đài Loan và Đại lục trong những
năm 90 của thế kỉ XX có phần căng thẳng trở lại.
Về phía Trung Quốc, cùng với việc bày tỏ thiện chí nối lại đàm phám
và cải thiện quan hệ với Đài Loan, Trung Quốc cũng tăng cường tấn công vào
chính sách ngoại giao thực dụng của Đài Loan, tìm mọi cách thu hẹp không


23

gian quốc tế của Đài Loan. Không những thế, Trung Quốc còn tích cực tác
động vào các nước lớn, đặc biệt là Mỹ - Nước đóng vai trò quan trọng trong
quan hệ giữa hai bờ, yêu cầu Mỹ thực hiện nghiêm túc cam kết về “một nước
Trung Quốc” và không phát triển quan hệ chính thức với Đài Loan. Điều này
tác động đến an ninh - chính trị và sự phát triển kinh tế của Đài Loan.
Trong quan hệ với Trung Quốc Đại lục, Đài Loan đã chuyển từ chủ
trương không chấp nhận “nguyên tắc một Trung Quốc” của Đại lục sang
chính sách thực dụng mềm dẻo, khôn khéo hơn. Về đối ngoại, Đài Loan chủ
trương phá thế bao vây, cô lập của Trung Quốc, cố gắng khôi phục và cũng cố
địa vị của mình trong quan hệ quốc tế. Từ năm 1995, Đài Loan đã khôi phục
và thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước, nâng tổng số nước có quan
hệ ngoại giao với Đài Loan lên 32 nước, ngoài ra, có 90 cơ quan đại diện và
văn phòng ở 60 nước.
Với sự kiện Mỹ nâng cấp quan hệ với Đài Loan thông qua việc đón tiếp
Tổng thống Lý Đăng Huy tới thăm Mỹ tháng 7 /1995 và Mỹ tỏ thái độ ủng hộ
Đài Loan, răn đe Trung Quốc trong vụ khủng hoảng ở eo biển Đài Loan tháng
3/1996. Sự căng thẳng trong quan hệ chính trị hai bờ nhất là khủng hoảng eo
biển Đài Loan lần thứ 3 năm 1996 đã gây nên những thách thức an ninh đối
với Đài Loan nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung.
Bước sang thế kỉ XXI, với những nhân tố mới tác động tới Trung Quốc
và Đài Loan làm cho quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan có những bước
thăng trầm mới. Từ khi lên nắm quyền ở Đài Loan, đặc biệt là từ sau vụ
11/9/2001, Trần Thủy Biển luôn theo đuổi chính sách “Đài Loan độc lập”.
Trong 8 năm cầm quyền, Trần Thủy Biển nhiều lần tuyên bố phủ định nguyên
tắc “Một Trung Quốc”. Trước những chính sách của chính quyền Trần Thủy
Biển, Trung Quốc một mặt đưa ra những biện pháp mềm dẻo nhằm xoa dịu
người dân Đài Loan, đồng thời cô lập Đài Loan trên trường quốc tế và tiến


24

hành những biện pháp cứng rắn để ngăn chặn “Đài Loan độc lập”...Tất cả
những đối sách đó của Trung Quốc Đại lục đã tác động lớn đến môi trường
phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan.
Quan hệ giữa Trung Quốc - Đài Loan đã được cải thiện rõ rệt kể từ khi
Mã Anh Cửu trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan vào năm 2008 và tái đắc cử
vào năm 2012. Với chính sách thân thiện với Bắc Kinh, Đài Loan và Trung
Quốc Đại lục đã ký kết 16 thỏa thuận giữa hai bên để thúc đẩy thương mại và
trao đổi dân sự. Đặc biệt, ngày 29/6/2010, tại Trùng Khánh, Hiệp hội Quan hệ
hai bờ Eo biển Đài Loan (ARATS) của Trung Quốc Đại lục và Quỹ Giao lưu
hai bờ Eo biển (SEF) của Đài Loan đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
(ECFA). ECFA được ký kết hứa hẹn sẽ tạo ra một cơ chế mang tính hệ thống
để đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa hai bờ Eo biển Đài Loan. Hiện nay, Trung
Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đài Loan. Trung Quốc Đại lục luôn
là thị trường mà Đài Loan luôn hướng tới. Sự ấm lên trong quan hệ Đài Loan
và Trung Quốc Đại lục từ khi Mã Anh Cửu lên cầm quyền đến nay đã góp
phần duy trì sự ổn định và phát triển cho hòn đảo này. Đó là môi trường thuận
lợi cho Đài Loan có thể mở rộng quan hệ với bên ngoài.
Có thể nói, Trung Quốc là một trong những nhân tố quan trọng tác
động đến sự phát triển kinh tế, xã hội Đài Loan. Ngoài những mặt tích cực nói
trên thì quan hệ hai bờ với những tồn tại của nó đã, đang và sẽ gây không ít
khó khăn trở ngại cho Đài Loan trên bước đường phát triển của mình.
Về phương diện chính trị - ngoại giao: Nhân tố Trung Quốc khiến cho
Đài Loan luôn đứng trước nguy cơ của sự mất ổn định. Chính trường Đài
Loan luôn có sự tồn tại những xu hướng đối lập đấu tranh cho “Đài Loan độc
lập”, bộ phận lãnh đạo ủng hộ việc thống nhất và một bộ phận yêu cầu “giữ
nguyên trạng”. Sự đối lập giữa các luồng ý kiến đã kéo theo sự bất ổn chính
trị ở Đài Loan. Bên cạnh đó, chủ trương “Một nước hai chế độ” của Trung


25

Quốc có tác động lớn đối với không gian ngoại giao quốc tế của Đài Loan.
Hiện nay, quan hệ của Đài Loan với các nước trên thế giới phần lớn là quan
hệ phi chính phủ.
Về phương diện kinh tế: Việc mở rộng quan hệ đầu tư thương mại với
Đại lục trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh mẽ đã đặt Đài
Loan đứng trước những cơ hội nhưng không ít thách thức. Hệ quả tất yếu của
việc tăng cường hợp tác đầu tư kinh tế giữa hai bờ là sự phụ thuộc của nền
kinh tế Đài Loan vào Đại lục. Đặc biệt với xu hướng toàn cầu hóa đã buộc
Đài Loan mở cửa và trên cơ sở đó hàng hóa Trung Quốc dễ dàng xâm nhập
vào thị trường Đài Loan. Hàng hóa Trung Quốc giá thành rẻ đã tạo nên cuộc
cạnh tranh khốc liệt gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp Đài Loan nói
riêng và nền kinh tế Đài Loan nói chung.
Về vấn đề an ninh quân sự: Quan hệ hai bờ với diễn biến phức tạp
có lúc căng thẳng lên cao, có lúc êm đềm hòa dịu cùng hợp tác phát
triển. Tuy nhiên, với sức mạnh quân sự của Trung Quốc luôn đặt Đài
Loan trong tình trạng an ninh bị đe doạ. Thu hồi Đài Loan, thống nhất
Trung Quốc là một trong những nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo cho
sự vươn lên vững mạnh của Trung Quốc. Vì vậy mà Đại lục luôn sẵn
sàng dùng mọi biện pháp, kể cả biện pháp phi hòa bình để ngăn chặn
“Đài Loan độc lập”. Trong những năm đầu thế kỉ XXI, việc mua vũ khí
được coi là một trong những yếu tố nâng cao sức chiến đấu của quân đội
Đài Loan để đối phó với Trung Quốc Đại lục. Điều này đe dọa đến tình
hình phát triển ổn định, thịnh vượng của Đài Loan nói chung và an ninh
của hòn đảo này nói riêng.
Qua các phân tích trên chúng ta có thể thấy Trung Quốc là một trong
những nhân tố quan trọng tác động sâu sắc cả về chiều hướng tích cực lẫn tiêu
cực đến tình hình phát triển kinh tế, xã hội của Đài Loan.



×