Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi Người Rung Chung Tận Thế và Mười Lẻ Một Đêm của Hồ Anh Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.23 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------***-------

TRẦN VĂN PHƯỢNG

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN
THẾ VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH – 2013


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------***-------

TRẦN VĂN PHƯỢNG

HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN
THẾ VÀ MƯỜI LẺ MỘT ĐÊM CỦA HỒ ANH THÁI

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01


LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN


4

VINH – 2013


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu................................................................................................................
1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................
2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu.................................................................
7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................
7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................
8
6. Cái mới của luận văn......................................................................................
9
7. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................
9


Chương 1:Những giới thuyết liên quan đến đề tài...........................
10
1.1 Vấn đề lý thuyết hội thoại..............................................................................
10
1.2. Lí thuyết hành động ngôn ngữ......................................................................
17
1.3. Hồ Anh Thái cuộc đời và sự nghiệp.............................................................
19


6

1.4.

Thống kê định lượng và phân loại tổng quát các hành động ngôn ngữ
qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận
thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái
..............................................................................................................
23

1.5. Tiểu kết chương 1.........................................................................................
29

Chương 2:Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và
Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái...................................................
31
2.1. Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái........................................
31

2.1.1. Khái niệm hành động hỏi...........................................................................
31


2.1.2. Dấu hiệu nhận biết hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái......................................................................................................................
33
2.1.3. Điều kiện thực hiện hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái......................................................................................................................
39
2.2. Phân loại các tiểu nhóm hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ
Anh Thái..............................................................................................................
44
2.2.1. Hành động hỏi để tìm kiếm thông tin........................................................
45
2.2.2. Hành động hỏi để bộc lộ tình cảm.............................................................
48
2.2.3. Hành động hỏi để ra lệnh...........................................................................
52
2.3. Vai trò của hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái..............
53
2.4. Tiểu kết chương 2.........................................................................................
66

Chương 3:Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một



8

đêm của Hồ Anh Thái...................................................................................
68
3.1. Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.....................
68
3.1.1. Khái niệm hành động trần thuật................................................................
68
3.1.2. Dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật
trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của
Hồ Anh Thái........................................................................................................
69
3.1.3. Điều kiện thực hiện hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật
trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của
Hồ Anh Thái........................................................................................................
76


3.2. Phân loại các tiểu nhóm hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật
trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của
Hồ Anh Thái........................................................................................................
80
3.2.1. Hành động trần thuật thông báo.................................................................
82
3.2.2. Hành động trần thuật kể.............................................................................
86
3.2.3. Hành động trần thuật giải trình..................................................................

89
3.3. Vai trò của hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh
Thái......................................................................................................................
92
3.4. Tiểu kết chương 3.........................................................................................
102

KẾT LUẬN......................................................................................................
103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................
105


10

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hồ Anh Thái là một trong những cây bút xuất sắc trên văn đàn văn
học Việt Nam đương đại. Ông đến với văn học khá sớm và cho đến nay ông
đã có hơn 30 đầu sách bao gồm các thể loại, tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu
luận, biên khảo, chân dung văn học… và đã có chỗ đứng trong lòng độc giả
trong và ngoài nước. Tác phẩm của ông có khả năng bao quát phạm vi hiện
thực cả bề rộng lẫn bề sâu trong cuộc sống, với mỗi đề tài ông đều lựa chọn
cho mình một hình thức riêng, từ cách diễn đạt, giọng điệu, cho đến kết cấu,
tạo ra ma lực trong tác phẩm. Vì thế muốn khám phá sâu hơn nữa thế giới
nghệ thuật của ông, đặc biệt về mặt ngôn ngữ chúng tôi chọn đề tài “Hành
động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái”.
1.2. Những năm gần đây Ngữ dụng học là môn học được giới nghiên cứu

quan tâm và thu được những thành công bước đầu. Trong đó, việc đi sâu
nghiên cứu các hành động nói là một hướng nghiên cứu mới. Cùng với việc
nghiên cứu hành động ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày thì lời thoại nhân
vật trong tác phẩm văn chương cũng là một hướng được quan tâm khi nghiên
cứu văn bản nghệ thuật. Trong tác phẩm, hệ thống lời thoại giúp nhà văn bộc
lộ thể hiện được chủ đề tư tưởng và chiều sâu tâm lí nhân vật, từ đó giúp nhà
nghiên cứu tìm hiểu phong cách tác giả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các dạng
hành động nói trong lời thoại nhân vật đóng vai trò không kém phần quan
trọng giúp thể hiện thế giới nghệ thuật của nhà văn.
1.3. Tìm hiểu đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh
Thái không chỉ giúp chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của nhà văn
Hồ Anh Thái, mà còn cho chúng ta thấy được đặc điểm ngôn ngữ của tiểu


11

thuyết hậu hiện đại, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng
cố lí thuyết hội thoại nói riêng và Ngữ dụng học nói chung.
Với ba lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài để tìm hiểu sâu, đó là:
“Hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người
rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Về lí thuyết hội thoại
Thế kỉ XXI Ngữ dụng học lên ngôi mở ra chương mới về khám phá tác
phẩm, trong đó lời thoại nhân vật là lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ quan tâm và cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội
thoại.
Người khởi đầu là Ch. Morris (1938) đã đưa ra lí thuyết ba bình diện khi
xem xét hệ thống kí hiệu ngôn ngữ với tư cách là bộ môn kí hiệu học. Sau đó
hàng loạt nhà ngôn ngữ kế thừa và phát triển lí thuyết của ông với các công

trình mang tính toàn diện gắn liền với các tên tuổi: J. Autin, J.R. Searle,
G.Jule, J. Thomas, H.P.Grice… đã khai thác khá hoàn chỉnh về các vấn đề
như cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội thoại…
J. Autin (1962), tác giả cuốn: How to do thíng words, đã nêu lên những
vấn đề Ngữ dụng học có tính chất định hướng hết sức cơ bản với các vấn đề:
điều kiện không hợp lệ, tiêu chuẩn ngôn hành, ngôn hành tường minh và động
từ ngôn hành tường minh, các hành động tạo lời, hành động ở lời, hành động
xuyên lời, sự phân biệt giữa hành động ở lời và xuyên lời, lực xuyên lời và
lực tại lời.
Tác giả J.Searle (1969) lại quan tâm đặc biệt đến hành động ngôn trung.
Còn G.Jule, trong cuốn ngữ dụng học đã giới thiệu những tri thức nền hết sức
cơ bản cho người đọc về lí thuyết ba bình diện có quan hệ chặt chẽ với nhau
(cú học, nghĩa học, dụng học) và các khái niệm nền tảng.


12

Tác giả J.Thomas với công trình Meaning in Interction: An introduction
to Pragmatics, đã có công hệ thống hoá cách phân loại các phát ngôn ngôn
hành. Trong khi đó H.P.Grice đã nghiên cứu sâu vấn đề lí thuyết cộng tác hội
thoại, tương tác hội thoại, lôgíc hội thoại…
Ở Việt Nam lí thuyết hội thoại cũng phát triển mạnh mẽ thể hiện qua
một số tác giả. Người đi đầu trong lĩnh vực này là GS.Hoàng Phê. Tác giả
đã đi sâu vào nghiên cứu ngữ nghĩa ở lời như: Phân tích ngữ nghĩa (1975),
Ngữ nghĩa của lời, Tiền giả định và Hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của
từ, Toán tự logic tình thái…Tác giả Cao Xuân Hạo với công trình: Tiếng
Việt sơ khảo ngữ pháp chức năng (1991) giới thiệu ngữ pháp chức năng và
những yếu tố tình thái của câu trong cấu trúc cú pháp cơ bản. Tiếp đến là tác
giả Đỗ Hữu Châu với cuốn Đại cương ngôn ngữ học (1993), Cơ sở ngữ
dụng học (2003) đã đi trình bày một cách tổng quát về lý thuyết giao tiếp,

cũng như vận dụng lý thuyết Hành động ngôn ngữ của một số nhà Ngữ dụng
học nổi tiếng trên thế giới vào nghiên cứu các hành động nói trong tiếng
Việt. Nguyễn Đức Dân trong cuốn Ngữ dụng học (1998) cũng đã trình bày lí
luận về hành động ngôn ngữ và lí thuyết hội thoại. Nguyễn Thiện Giáp trong
cuốn Dụng học Việt ngữ đã giới thiệu một số khái niệm dụng học như: Ngữ
cảnh và ý nghĩa, Lí thuyết hội thoại, Lịch sự và giao tiếp, Nguyên tắc cộng
tác và hàm ý hội thoại. Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn Ngữ nghĩa lời
hội thoại (1999), Giáo trình ngữ dụng học (2005) đã đề cập đến lời hội thoại
nhân vật trong tác phẩm cụ thể. Ngoài ra còn phải kể đến một số không ít
luận án, luận văn đề cập đến những vấn đề liên quan đến lý thuyết hội thoại
và lý thuyết hành động ngôn ngữ.
2.2. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết hội thoại được vận dụng trong tác
phẩm của Hồ Anh Thái
- Lý thuyết hội thoại được nghiên cứu trong tác phẩm văn chương


13

Cho đến nay, lí thuyết hội thoại được vận dụng để soi sáng trong tác
phẩm văn chương đã thu hút rất nhiều đề tài từ khoá luận, luận văn, luận
án, như Luận án tiến sĩ Hội thoại trong truyện ngắn Nam Cao của Mai Thị
Hảo Yến (2000); Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của
Đinh Trí Dũng (1999); Hiệu quả nghệ thuật của lời thoại nhân vật trong
truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp của Nguyễn Thị Hương
(1999)... Những công trình trên đã có những đóng góp nhất định trong việc
khám phá một số đặc trưng hội thoại thể hiện qua lời thoại nhân vật cụ thể
trong tác phẩm.
- Nghiên cứu hội thoại trong tác phẩm Hồ Anh Thái
Về phương diện văn học, trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tác
phẩm của Hồ Anh Thái được quan tâm và chú trọng. Trong bài viết của Lê

Minh Khuê, bà đã khẳng định đây là người còn đi dài với văn chương. Ở bài
viết Cái mà văn chương ta còn thiếu của nhà văn Ma Văn Kháng, ông nhận
định Nghệ thuật đích thực luôn làm nên cái bất ngờ, truyện ngắn, tiểu thuyết
Hồ Anh Thái nhất là những cái gần đây, thú vị trước hết là ở chổ đó, ở từng
con chữ có đời sống là lạ. Ở mỗi tình tiết giàu sức khám phá, ở các mối liên
hệ tưởng lạ lùng mà gần gũi, ở tổng thể câu chuyện, nó mở ra một góc nhìn
nhân sinh cho chúng ta thấy tính đa tầng, những thực tại nhìn thấy và không
nhìn thấy những ấn tượng đặc sắc thông qua chủ đề của nó ở chính cuộc đời
này hôm nay [I,tr.298]. Có thể nói Hồ Anh Thái luôn là người đổi mới, tìm
tòi, luôn tìm được cấu trúc khác lạ cho mỗi tác phẩm của mình, qua đó phản
ánh được một cách hài hước sâu cay về hiện thực cuộc sống. Ở bài viết Một
chiêm nghiệm cõi đời, Trần Thị Hải Vân nhận định Nhà văn không còn chỉ ca
ngợi những vẽ đẹp thánh thiện của con người mà còn phải đi vào khám phá
những vỉa tầng sâu thẳm trong mỗi con người, khám phá những phần khuất
tối, những ham muốn, những dục vọng, những khao khát bị kiềm chế bởi


14

những khế ước xã hội…Con người được thể hiện tinh tế nhưng cũng đầy tàn
bạo…[I,tr.344].
Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật trong tác phẩm Hồ Anh Thái.
Nguyễn Đăng Điệp trong bài Hồ Anh Thái người mê chơi cấu trúc có nhiều
khám phá mới mẽ và nhận định sắc sảo: Hồ Anh Thái có ý thức tạo dựng một
thế giới vừa giống thực bằng nhiều chi tiết ngỡ nhặt được từ đời sống ồn tạp
vừa tạo nên một thế giới ngập đầy biểu tượng. Thông điệp nhà văn không
hiện ra lộ liễu mà toát lên từ tình huống, qua các biểu tượng thấm đầy chất
ảo…[I,tr.356]. Bởi ông quan niệm tiểu thuyết là một giấc mơ dài, và với Hồ
Anh Thái một dấu phẩy trong câu văn cũng đủ để ông trăn trở.
Tiểu thuyết Mười lẻ một đêm, là tác phẩm trên con đường thử nghiệm

mới, chuyển hướng nghiên về màu sắc trào lộng, giễu cợt, mỉa mai. Hầu hết
các bài viết về tiểu thuyết đều đánh giá cao tác phẩm ở chất hài hước nghịch
dị. Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Mười lẻ một đêm, cái nhìn hắt sáng từ
phía sau, đánh giá rất cao lối viết mới, giọng kể mang tính thông tấn, góc
nhìn ở vị thế hắt sáng phía sau từ bản thể, giọng điệu tiểu thuyết giễu nhại
thâm sâu, sáu nhân vật như sáu mặt cục rubic, tác giả khéo xoay ngang tạt
dọc thành đủ chuyển vần thành một sân khấu cuộc đời để ta chiêm nghiệm
đau xót suy tư.
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế có rất nhiều bài nhận định
đánh giá về tác phẩm, về cuộc đấu tranh dữ dội giữa cái thiện cái ác của cõi
người. Cái mới ở đây là tác giả đã đứng trên cổ xe của cái ác để hoá thân vào
cái ác để tìm ra nguyên nhân. Nguyễn Thị Minh Thái trong bài Giọng tiểu
thuyết đa thanh nhận định: Cõi người rung chuông tận thế nhà văn đã biết kể
một câu chuyện về cái ác bằng giọng kể đa thanh, đa thanh trên nền những suy
tưởng trữ tình, đa thanh và trữ tình đến mức nhà văn cũng không buồn phân
thân triệt để thành nhân vật ngôi thứ ba nữa (…) Hồ Anh Thái thoải mái tham


15

gia bàn luận suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết bằng một giọng hài hước riêng,
mà cuối giọng hài hước ấy có tiếng nói thầm của những giọt nước mắt lặng lẽ
không bật thành tiếng khóc (…) Một cuốn tiểu thuyết được nén chặt như thể
chính là để bung ra tất yếu trong cái kết thúc, và hình như càng nén chặt thì
càng phát sáng trong sự bung ra của tư tưởng.[I,tr.274-274].
Ngoài ra có thể kể đến một số luận văn:
- Nguyễn Thị Hoà, Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trong tư duy nghệ
thuật Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.
- Trần Hữu Thiện, Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Hồ Anh Thái,
Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.

- Trần Quỳnh Trang, Phong cách tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn
Thạc sĩ, Vinh, 2009.
- Nguyễn Bảo Trung, Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
tiểu thuyết Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.
- Nguyễn Thanh Thuỷ, Nghệ Thuật kết cấu của tiểu thuyết Hồ Anh Thái,
Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2007.
- Trần Thị Hải Vân, Cõi người trong thế giới nghệ thuật của thuyết Hồ
Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.
Từ góc độ ngôn ngữ, không có nhiều bài viết, đề tài, luận văn nghiên cứu
về Hồ Anh Thái, tuy nhiên cũng có thể điểm qua một số công trình sau.
- Nguyễn Thị Diệp Anh, Ngữ nghĩa lời chuyển thuật trong truyện ngắn
Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2009.
- Nguyễn Thị Hường, Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Hồ Anh
Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.
- Phạm Thị Hồng Nhung, Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân
vật nữ trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.


16

- Lê Thị Lan Hương, So sánh đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Hồ
Anh Thái và truyện ngắn Nguyễn Việt Hà, Luận văn Thạc sĩ, Vinh, 2011.
Như vậy có thể thấy, việc nghiên cứu về Hồ Anh Thái chủ yếu là ở góc
độ văn chương, còn sự nhìn nhận ở góc độ ngôn ngữ còn chưa nhiều. Đặc
biệt, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu “Hành động ngôn ngữ qua lời
thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái”. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài
này để nghiên cứu.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái

dưới cái nhìn Ngữ dụng học là phải mô tả những đặc điểm của các đơn vị hội
thoại, được thực hiện trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm đạt tới mục
đích đa dạng trong giao tiếp bằng những lời nói giữa các nhân vật trong tác
phẩm. Cụ thể chúng tôi đi sâu nghiên cứu các hành động ngôn ngữ qua lời
thoại nhân vật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, gồm:
1. Mười lẻ một đêm, NXB Lao động, năm 2009.
2. Cõi người rung chuông tận thế, NXB Lao động, năm 2009.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này hướng đến mục đích là xem xét đặc điểm hội thoại dưới góc
nhìn ngữ dụng học trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái, thể hiện qua việc nói năng
của nhân vật ở các hoàn cảnh khác nhau, với những tâm trạng, vị thế, đích
giao tiếp khác nhau, để nhằm bổ sung cho lí thuyết hội thoại.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích nêu trên chúng tôi xác định các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Tìm hiểu một số vấn đề về lí thuyết ngôn ngữ như: Lý thuyết hội thoại,
Lí thuyết về hành động ngôn ngữ.


17

- Thống kê phân loại lời thoại của các nhân vật và các hành động ngôn
ngữ qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và
Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.
- Phân tích ngữ nghĩa của một số hành động ngôn ngữ tiêu biểu qua lời
thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ
một đêm của Hồ Anh Thái.
- Rút ra những nhận xét đánh giá qua việc mô tả phân tích lời thoại nhân
vật, hành động ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế và
Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
5.1. Phương pháp thống kê phân loại
Chúng tôi sử dụng phương pháp này để thống kê phân loại các cuộc hội
thoại và nhóm hành động ngôn ngữ của lời thoại nhân vât qua tiểu thuyết Hồ
Anh Thái.
5.2.Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được dùng để mô tả cấu trúc hội thoại, chỉ ra mối quan
hệ cá nhân của các nhân vật.
5.3.Phương pháp so sánh đối chiếu
Để có được kết quả khái quát khách quan, chúng tôi sử dụng phương
pháp so sánh đối chiếu lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái với
các tác giả khác .
5.4. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong diễn ngôn
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa trong diễn ngôn để phân tích lời thoại
của nhiều nhân vật, trong đó có hành động hỏi và hành động trần thuật.


18

6. Cái mới của luận văn
Đây là luận văn đầu tiên đi sâu tìm hiểu đặc điểm lời hội thoại, thể hiện
qua các các hành động ngôn ngữ tiêu biểu hỏi và trần thuật trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những giới thuyết liên quan đến đề tài
Chương 2: Hành động hỏi qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết Cõi

người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.
Chương 3: Hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết
Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái.


19

Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Lý thuyết hội thoại
1.1.1. Khái niệm
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Theo “từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học”: “Hội thoại là hoạt động giao
tiếp bằng lời ở dạng nói giữa các nhân vật giao tiếp nhằm trao đổi các nội
dung miêu tả và liên cá nhân theo mục đích đề ra” [53, tr.122].
Theo tác giả Đổ Thị Kim Liên: “Hội thoại là một trong những hoạt động
ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh
nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành
vi nhận thức nhằm đi đến một mục đích nhất định” [35, tr.25].
Như vậy hội thoại là hành động tiếp xúc giữa con người với con người
trong xã hội thông qua một số phương tiện nhất định, nhằm một mục đích nào
đó, trong đó ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất. Hoạt động này bao
gồm các yếu tố: Trao lời (allocution), đáp lời (exchange) và sự tương tác
(interation).
Trao lời: Là vận động của người nói, nói ra và hướng lời nói của mình về
phía người nhận. Bình thường người nói và người nhận khác nhau (trừ trường
hợp độc thoại). Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp độc thoại, ở người nói
cũng có sự tự phân đôi thành hành động trao đáp. Còn bình thường người nói
trao lời không chỉ có hành động ngôn ngữ mà còn có cả những vận động cơ

thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt...) hướng tới người nhận hoặc tự hướng tới mình
(gãi đầu, gãi tai, đấm ngực...) bổ sung cho lời nói của mình. Người nói khi
trao lời phải phù hợp với người nghe. Vì thế người nói phải dự kiến, hình


20

dung được tâm lí, tình cảm, sở thích hiểu biết của người nghe, để cho cuộc
thoại được thành công.
<1> a- Nhưng vì sao ông lại quan tâm đến Mai Trừng? Nếu là một hợp
đồng khác thì ông có thể chuyển sang cho tôi.
b- Cô ta nợ tôi một khoản nợ khó trả [I, tr.140].
Ở <1> có một cặp trao đáp, lượt lời (a) của nhân vật Quốc Đài là lời trao
cho nhân vật Đông. Bằng hành động hỏi và hành động yêu cầu nhân vật Quốc
Đài hướng nhân vật Đông phải trả lời những thắc mắc của mình.
Đáp lời: Phát ngôn sẽ trở thành hội thoại khi người nghe đáp lại lời, sẽ có
sự lần lượt thay đổi vai nói – nghe giữa các nhân vật giao tiếp. Phát ngôn là
sản phẩm của các hành động ở lời, tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi
phải có sự hồi đáp: Sự hồi đáp có thể thực hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc
bằng lời, thường thì hai yếu tố này đồng hành với nhau.
<2> a- Em là Mơ Khô đây. Có việc gì hả anh?
b - Chuyện hơi dài. Anh đọc bài báo tường em viết và anh muốn
trao đổi [II, tr.117].
Ở <2> có một cặp hội thoại giữa hai nhân vật Mơ Khô và anh. Tham
thoại (b) là lời đáp cho hành động hỏi của nhân vật Mơ Khô (a) tạo thành một
cặp hội thoại.
Tương tác: Tương tác là hiện tượng các thoại nhân ảnh hưởng lẫn nhau,
tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, văn hoá, giới tính... tác động đến cách ứng xử của
từng người trong quá trình hội thoại. Trong hội thoại, nhân vật hội thoại cũng
là nhân vật liên tương tác. Họ tác động lẫn nhau về mọi phương diện cộng

giao với nhau. Vừa là cái chịu tác động vừa là phương tiện sử dụng để gây tác
động đối với lời nói và qua lời nói mà tác động đến tâm lý, sinh lý, vật lý của
người nói và người nghe.
Hội thoại tồn tại dưới hai dạng:


21

Lời ăn tiếng nói thể hiện trong sinh hoạt hằng ngày của con người.
Lời trao đáp của các nhân vật hội thoại đã được chủ thể nhà văn tái tạo,
sáng tạo và thể hiện trong tác phẩm văn học.
Với đề tài này, chúng tôi đề cập tới lời thoại nhân vật trong tác phẩm văn
học.
1.1.2. Quy tắc hội thoại
Quy tắc hội thoại chính là những quy tắc tổ chức và liên kết hội thoại,
những kiểu quan hệ, ngữ nghĩa, ngữ dụng đa dạng giữa các hành động ngôn
ngữ trong giao tiếp.
1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Do bản chất tuyến tính nên sự giao tiếp bằng lời đòi hỏi phải giảm thiểu
đến mức thấp nhất sự dẫm đạp lên lời của nhau, vì thế khi hai người hội thoại,
người kia phải nói khi người này nhường lời theo cách lời người này kế tiếp
lời người kia. Dấu hiệu để nhận biết một lượt lời đã kết thúc bao gồm: Hoàn
chỉnh về cú pháp, trọn vẹn về nội dung, có ngữ điệu kết thúc, các hư từ.
<3> a- Xử lí ngay được chưa?
b- Chưa, tối nay mày đi cùng tau được không? [I,tr.46]
Ở <3> có hai lượt lời, lượt lời (a) là của Bóp và lượt lời (b) là của Phủ.
Lượt lời (a) của Bóp trong khi tức giận và phát hiện ra kẻ đã giết Cốc. Nên
Bóp hỏi đã “xử lí ngay được chưa?” dấu hiệu kết thúc lượt lời là: Trọn vẹn về
nội dung hành động hỏi, có phụ từ “chưa” đặt ở cuối câu, có ngữ điệu kết
thúc, có dấu chấm hỏi. Sau đó là lượt lời của Phủ.

1.1.2.2. Quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại
Quyền được nói đây chính là nhân tố chi phối cấu trúc hội thoại, nó
chính là một bộ quy ước mang tính cục bộ về việc nắm lấy lượt lời, giữ chúng
hay trao chúng cho người khác. Bởi mỗi lượt lời người nói hay người nghe


22

đều được xây dụng trên cơ sở những lượt lời trước đó, một hành động ngôn
ngữ của người đáp sẽ là cơ sở của hành động ngôn từ của người trao.
Cấu trúc hội thoại là rất đa dạng, nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chi
phối như trình độ, thói quen, văn hoá... với những cấu trúc không rõ ràng, tuy
nhiên giữa chúng vẫn có cái chung. Nhờ cái chung này mà người nói, người
nghe hiểu để có thể luân phiên lượt lời, và để cuộc thoại đạt được mục đích.
Đó là tổ chức cặp (Sequetial organisation) và tổ chức được ưa thích
(Preference organisation). Các tổ chức này được xây dựng từ các lượt lời. Cho
dù cấu trúc được xây dựng theo kiểu nào thì hành động ngôn từ phải đảm bảo
việc liên kết đề tai tương thích đã đặt ra.
Việc lựa chọn hình thức ngôn ngữ để thể hiện một hành động giao tiếp
trong hội thoại quyết định sự thành bại trong giao tiếp. Mỗi một tình huống
giao tiếp phải tự lựa chọn một hình thức giao tiếp cho phù hợp với thói quen
tập tục, văn hoá đã được quy định chặt chẽ bởi quy ước xã hội.
<4> a- Cái bát của chị bao nhiêu tiền?
b- Ba nghìn.
c- Tôi trả chị ba nghìn, chị không phải chửi nữa nhé. [II,tr.139]
Ở <4> có ba lời thoại (a,c) là lời của người đàn ông, lời thoại (b) là lời
thoại của Mụ Thắng Cố. Do văn hóa và mục đích giao tiếp khác nhau mà cấu
trúc tham thoại lượt lời của cuộc hội thoại trên khác nhau. Cấu trúc tham thoại
của người đàn ông có đầy đủ chủ vị và trọn vẹn về nội dung và ý nghĩa, thể
hiện văn hóa của người có nhân thức. Còn cấu trúc tham thoại của Mụ Thắng

Cố thì cộc lốc “Ba nghìn” và khi đạt được mục đích thì Mụ Thắng Cố không
nói gì nữa cuộc thoại cũng kết thúc.
1.1.2.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên nhân trong hội thoại
Đây là quy tắc xét trong mối tương quan xã hội, quan hệ giữa các cá
nhân giao tiếp với nhau. Nó được xét trên hai trục: trục tung và trục hoành.


23

Trục tung là trục vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy (Power). Trục
hoành là trục quan hệ khoảng cách hay còn gọi là trục thân cận (Solidarity)
a. Quan hệ vị thế: Quan hệ này được xét trên trục tung, thể hiện cá nhân
giao tiếp có vị thế khác nhau. Đặc trưng của quan hệ này là tính quyền lực và
tính tương đối. Nó phụ thuộc vào yếu tố khách quan trong giao tiếp như học
vấn, chức vụ, tuổi tác, kinh tế, chức vụ... những yếu tố này chi phối quan hệ
giao tiếp. Tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể mà các yếu trên phát
huy tác dụng.
b. Quan hệ thân cận: Quan hệ này được thể hiện trên trục hoành chỉ rõ
mối quan hệ gần gủi hay xa cách giữa các nhân vật tham gia giao tiếp. Mối
quan hệ này có thể thay đổi trong quá trình tham gia giao tiếp. Việc lựa chọn
hành động ngôn ngữ trong hội thoại phụ thuộc vào khoảng cách giữa các nhân
vật tham gia giao tiếp như họ hàng, quen biết, không quen biết...khoảng cách
càng lớn thì ngôn ngữ càng khách sáo, khoảng cách càng nhỏ thì ngôn ngữ
càng suồng sã thân mật. Với cùng một đề tài giao tiếp, một khung cảnh nhưng
với hai đối tượng khác nhau thì sẽ có việc lựa chọn hành động ngôn ngữ khác
nhau để giao tiếp với từng đối tác.
1.1.3. Những nhân tố chi phối hội thoại
1.1.3.1. Nhân vật
Nhân vật là những con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học là yếu tô cơ bản nhất để bộc lộ tư tưởng chủ đề. Nhân vật văn học là “

một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người
có thật trong cuộc sống”[18, tr.235]. Mỗi một nhân vật có một vai trò, ý nghĩa
nhất định trong tác phẩm. Và tất cả các nhân vật đều là sản phẩm sáng tạo của
người nghệ sĩ. Tuỳ vào loại nhân vật mà có thể xem xét khuynh hướng sáng
tác quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn.


24

Lời thoại trong tác phẩm văn chương là sản phẩm của cá nhân nhà văn
thông qua nhân vật, nhân vật giao tiếp bằng ngôn ngữ để truyền đạt một vấn
đề nào đó, dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói các diễn ngôn tác động lẫn nhau.
Như vậy, một cuộc thoại tạo nên bởi một số câu trao câu đáp của những nhân
vật tham gia hội thoại bằng phương tiện ngôn ngữ. Qua lời thoại tác giả tái
hiện được hiện thực cuộc sống, với những đặc tính khách quan đa dạng vốn
có của nó theo ý đồ của mình. Và bày tỏ được quan điểm thái đối nhận thức
đối với hiện thực mà mình đề cập tới, khai thác mạnh mẽ tâm trạng ý chí của
nhân vật lôi cuốn người đọc vào câu chuyện.
1.1.3.2. Ngữ cảnh giao tiếp
Các nhân vật, khi giao tiếp bao giờ cũng đặt trong ngữ cảnh nhất định,
ngữ cảnh thường cho biết hành động nào được nói ra mệnh đề nào được thể
hiện và đích ngôn trung đang xét là gì?
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Ngữ cảnh là nhân tố có mặt trong một cuộc
giao tiếp nhưng năm ngoài diễn ngôn. Ngữ cảnh là tổng thể hoà hợp phân:
Nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp” [7,tr.15]
Ngữ cảnh gồm hai phạm vi: Ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp.
Ngữ cảnh rộng (hay còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp): bao gồm những hiểu
biết về thế giơi: vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hoá, tôn giáo, lịch sử các
ngành khoa học nghệ thuật... ở thời điểm và ở không gian trong lúc diển ra
cuộc giao tiếp.

Ngữ cảnh hẹp: gồm toàn bộ không gian thời gian cụ thể ở đó cuộc giao
tiếp diễn ra.
Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ
và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Trong
giao tiếp ngữ cảnh rộng và ngữ cảnh hẹp luôn đi liền với nhau, ngữ cảnh hẹp


25

như là những nhát cắt thời gian của cuộc sống hiện thực được kết nối với ngữ
cảnh rộng.
1.1.3.3. Nội dung giao tiếp
Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin
cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh
được nội dung cần truyền đạt cũng như đến với người nghe với kết quả cao
nhất. Đối với chủ thể giao tiếp thông tin có thể biết hoặc chưa biết, muốn biết
hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hay
thất thiệt, hoặc đơn giản chỉ là một thông báo. Tuy nhiên nôi dung mệnh đề
phải được thực hiện bởi một hành động ngôn từ.
1.1.3.4. Đích giao tiếp
Đích giao tiếp là kết quả cuối cùng của cuộc giao tiếp. Tuỳ vào hành
động ngôn từ cũng như một số nhân tố quy định, sự hiểu biết của người nghe,
văn hoá, xã hội, sự hiểu biết về quá khứ, tương lai...mà đích giao tiếp khác
nhau. Đích phản ánh sự tình là hành động trần thuật. Đích muốn thực hiện
hành động nào đó là hành động cầu khiến. Đích là muốn giải toả những dồn
nén trí tuệ, tình cảm là hành động bày tỏ... Có những hành động thực hiện
đồng thời nhưng đích khác nhau, người nói có thể dùng dạng thức hành động
ngôn từ này để bày tỏ hành động ngôn từ khác. Nhờ đích mà người nghe vừa
nhận được thông tin vừa có thể thay đổi trạng thái nhận thức. Khi giao tiếp
nếu đạt được đích mà người nói đặt ra thì hành vi đó đạt được đích giao tiếp.

<5> a- Em có tiếc vì không trừng phạt được nữa hay không?
b- Em sung sướng vì được làm người bình thường. [I,tr.233]
Ở <5> đây là cặp thoại của nhân vật Tôi (Đông) nói với Mai Trừng, sau
khi Mai Trừng được giải thiêng trở về làm con người bình thường. Câu hỏi
của nhân vật Tôi là tiếc hay không tiếc khi Mai Trừng mất khả năng trừng
phạt cái ác. Và đích của nhân vật tôi đã nhận được là không tiếc, vì Mai


×