Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc thái ở huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 112 trang )

1

B GIO DC V O TO
TRNG I HC VINH
------------------------

LÊ THị HảO

GI GèN, PHT HUY CC GI TR VN HểA
TRUYN THNG CA DN TC THI HUYN
QY CHU, TNH NGH AN TRONG GIAI ON HIN NAY

Chuyờn ngnh: LL V PPDH B MễN GIO DC CHNH TR
Mã số: 60.14.10

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. GVCC. Đoàn Minh Duệ

Nghệ An - 2013


2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình
giúp đỡ, góp ý kiến.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.GVCC
Đoàn Minh Duệ, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban dân tộc và miền núi tỉnh Nghệ An,


phòng Văn hóa huyện Qùy Châu, Bảo tàng văn hóa huyện Qùy Châu, Phòng
Thống Kê huyện Qùy Châu, UBND xã Châu Tiến, Châu Hạnh, Châu Thuận.
Cảm ơn sự cộng tác giúp đỡ của ông Lữ Khắc Bằng, ông Lê Trung Chính, bà
Lương Thị Thấu, bà Sầm Thị Bích...
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, anh chị, bạn bè đồng nghiệp đã
khích lệ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù cố gắng nhưng do năng lực nghiên cứu, nguồn tài liệu hạn chế
nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót cần bổ sung, rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và bạn đọc.
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả
Lê Thị Hảo


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCH

Ban chấp hành

CHXNCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

ĐCS

Đảng cộng sản

GS. TS

Giáo sư. Tiến sĩ

KHCN

Khoa học công nghệ

Nxb

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


4
MỤC LỤC


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội phải luôn đi kèm với việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc. Sở dĩ cần phải như vậy là vì nhằm để nước ta phát triển, không tụt
hậu so với thế giới, nhưng mặt khác là để không bị mất đi những giá trị đích
thực của văn hóa truyền thống.
Với mục tiêu xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá
dân tộc, một vấn đề rất quan trọng đặt ra là giữ bản sắc văn hoá dân tộc trong
hội nhập quốc tế. Một bài học đắt giá của một số quốc gia trên thế giới trong
quá trình hội nhập là không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề bảo
vệ các giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu các giá trị văn hóa mới. Là
quốc gia đi sau nhằm hòa chung trong không khí hòa nhập đó chúng ta phải
nhìn nhận đúng đắn để có bước đi phù hợp, vừa hợp với xu thế vừa hợp với
các điều kiện của quốc gia, dân tộc. Chúng ta hội nhập nhưng không phải
bằng mọi giá.
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có nét truyền thống văn hoá
riêng tạo nên nền văn Việt Nam đa dạng, phong phú, như Báo cáo Chính trị
của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IV đã khẳng định nền văn hóa mới của nước ta: “Nền văn hóa ấy là sự kết
hợp hài hòa những tinh hoa văn hóa có phong cách riêng của các dân tộc anh
em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam” [3; 63].
Vấn đề dân tộc và các chính sách về dân tộc luôn được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm, thực hiện nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta khẳng định: Giải quyết vấn đề dân tộc
là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Từ đó đã hoạch định và


5
nhất quán thực hiện đường lối theo nguyên tắc: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ

và giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở thì đến 2009 dân tộc Thái
có dân số 1.550.423 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam.
Trong đó, ở Nghệ An có 295.132 người, chiếm 10,1 % dân số toàn tỉnh và
19,0 % tổng số người Thái tại Việt Nam chỉ đứng sau Sơn La là 572.441
người, chiếm 36,9 % tổng số người Thái tại Việt Nam.
Qùy Châu là huyện miền núi nằm ở Tây Bắc Nghệ An, với dân số
53.910 người (2010), là một trong những nơi tụ cư chính và được coi là cái
nôi của đồng bào Thái ở Tây Bắc Nghệ An. Qùy Châu có 2 dân tộc sinh sống
chủ yếu là người Thái chiếm 74,43% dân số và người Kinh chiếm 25,27%
dân số. Là một huyện có truyền thống cách mạng lâu đời, suốt quá trình hình
thành và phát triển của dân tộc, lịch sử đã chứng minh rằng chúng ta không
thể phủ nhận công lao to lớn của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước, đồng bào dân tộc
Thái ở huyện Qùy Châu cũng có nhiều bước chuyển trên mọi mặt của đời
sống, song không phải vì thế mà ý thức về vấn đề bản sắc của dân tộc mất đi,
ngược lại họ luôn biết giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc mình và loại bỏ những yếu tố cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp với hoàn
cảnh mới, đồng thời không ngừng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các
dân tộc khác, làm phong phú thêm bản sắc của mình.
Mặt khác, tự thân quá trình hội nhập cũng tạo ra nhiều thách đố. Nhà
ngôn ngữ học Hoàng Tuệ nhận định rằng: Ở Việt Nam, vấn đề nổi bật hiện
nay không phải là sự tranh giành lãnh thổ hay xung khắc tôn giáo...mà điều
hết sức quan trọng với Việt Nam là sự phát triển đời sống văn hóa- xã hội của
các dân tộc thiểu số, hay nhà nghiên cứu Lê Giáo Sỹ nhận định: “Ngôn ngữ
các dân tộc thiểu số đang mất đi hàng ngày trước mắt chúng ta, mà điều còn


6
nguy hại hơn, đáng tiếc hơn, rất nhiều ngôn ngữ nay chưa hề được nghiên

cứu”[29; 88].
Là một người con của dân tộc Thái Qùy Châu, tôi tự thấy mình phải có
trách nhiệm nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, tôi chọn vấn đề “Giữ gìn,
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy
Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt cao
học thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là dân tộc có dân số đông thứ 3 trong 54 dân tộc anh em của đất nước
Việt Nam và dân tộc Thái có nhiều đặc trưng văn hóa, vì vậy đã thu hút được
nhiều người nghiên cứu. Có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuốn sách,
báo, tạp chí đã viết về người Thái trên đất nước Việt Nam nói chung như:
Các dân tộc ít người ở Việt Nam (1978), Viện dân tộc học Việt Nam; Đặng
Nghiêm Vạn (1997), Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái; Lê Ngọc
Thắng (1990), Nghệ thuật trang phục người Thái, Nxb Văn hóa dân tộc; Cầm
Trọng và Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa dân
tộc; Cầm Trọng (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Nxb Văn
hóa dân tộc; Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (2003), Luật tục Thái ở Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc,...Các công trình nghiên cứu trên ở nhiều góc độ khác
nhau, giúp chúng ta hiểu về phong tục tập quán, nguồn gốc, lịch sử, hình thái
kinh tế...của người Thái.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu
về dân tộc Thái: Nguyễn Đình Lộc (1993), Các dân tộc thiểu số ở Nghệ An,
Nxb Nghệ An; Vi Văn An, Góp phần tìm hiểu hai nhóm Thái Đen và Thái
Trắng ở miền Tây Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 4/2001; Trần Trí DõiM.Ferlus (2004), Giới thiệu về chữ Lai Pao của người Thái Tương Dương,
Nghệ An, Nxb Nghệ An; Nguyễn Xuân Dung và Hồ Ngọc Thuyết (2001), Vài


7
nét về đặc điểm đời sống văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An, Nxb Nghệ An;

PGS.TS Đoàn Minh Duệ, Nguyễn Thị Minh (2009), Giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở xã Cà Tạ, Kỳ Sơn, Nghệ An, Nxb
Nghệ An; Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2002), Phát triển bền vững miền
núi Nghệ An, Nxb Nông nghiệp; Quán Vi Miên (2011), Văn hóa Thái Nghệ
An, Nxb Lao Động. Các công trình vừa nêu ở trên đã có đóng góp to lớn, giúp
cho chúng tôi hiểu sâu hơn về thực trạng các giá trị truyền thống văn hóa dân
tộc Thái nói chung và ở địa bàn huyện Qùy Châu nói riêng.
Riêng ở huyện Qùy Châu cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến dân tộc Thái nói chung và văn hóa người Thái như: Lịch sử Đảng
bộ huyện Qùy Châu, Nxb Nghệ An, 2009; Đậu Tuấn Nam, Hệ thống các phi
của người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 16/2003;
Nguyễn Thị Nuôi (2009), Đời sống văn hoá vật chất của người Thái ở huyện
Quỳ Châu (Nghệ An), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, Đại
học Vinh; Nguyễn Văn Mạnh (1990), Vài nét về tôn giáo tín ngưỡng của
người Thái ở Quỳ Châu, Nghệ Tĩnh; Trần Văn Thức (2011), Địa chí huyện
Qùy Châu tỉnh Nghệ An, Nxb Khoa học xã hội. Đây là những nguồn tài liệu
có ý nghĩa dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau về đời sống của đồng
bào Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An. Về cơ bản những công trình đã
nêu tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa của đồng bào Thái. Do vậy, báo
cáo khoa học của đề tài một lần nữa hệ thống lại các giá trị văn hóa của người
Thái ở Qùy Châu qua sự biến thiên của lịch sử trên cơ sở đó đề xuất giải
nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái ở huyện
Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn CNH, HĐH.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số truyền thống văn hóa và sự chuyển biến trong giai
đoạn hiện nay từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá


8

trị văn hóa của dân tộc ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đưa ra cơ sở lý luận về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng.
- Khảo sát thực trạng về giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc Thái tại huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An trong giai
đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số truyền thống văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh
Nghệ An qua sự biến thiên của lịch sử.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn
huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An như các phong tục cưới xin, lễ hội, chữ Lai
Tay...
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lênin đề tài sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp lịch sử và logic
- Phương pháp mô tả, giải thích
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh
- Phương pháp quan sát, thu thập thông tin
6. Giả thuyết khoa học
Nếu các giải pháp mang tính khoa học và được áp dụng rộng rãi, thì
những giá tri văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Qùy



9
Châu, tỉnh Nghệ An sẽ được giữ gìn và phát huy, góp phần vào việc làm cho
dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu ngày càng hội nhập và phát triển.
7. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
độc giả, các bạn học viên, sinh viên chuyên ngành Chính trị.
- Đề tài có ý nghĩa giáo dục lòng tự hào dân tộc, giữ gìn và phát huy
giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, thấy được trách nhiệm của bản thân
đối với những giá trị văn hóa đó.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của đề tài gồm 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái
Chương 2. Thực trạng của việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An
Chương 3. Quan điểm và một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ
An trong giai đoạn hiện nay


10

B. NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC THÁI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Văn hóa

Văn hoá là một khái niệm quen thuộc, nó gắn với tất cả các hình thức
cộng đồng, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vì vậy mà trên thế giới hiện
nay có nhiều khái niệm về văn hoá được đưa ra. Tuy nhiên về cơ bản đều
thống nhất coi văn hoá là những gì mà con người sáng tạo ra để hình thành
các giá trị, các chuần mực xã hội trong quá trình lao động, trong hoạt động
thực tiễn. Các giá trị chuần mực đó nó chi phối tất cả đời sống tâm lý, hành vi
đạo đức và các hoạt động thực tiễn diễn ra trong cuộc sống của con người.
Tại lễ phát động Thập niên quốc tế phát triển văn hoá tại Pháp
(21/1/1998), Tổng Thư ký UNESCO đưa ra định nghĩa: Văn hoá phản ánh và
thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá
nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong
hiện tại, qua nhiều thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền
thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc
riêng của mình. Quan điểm văn hoá của UNESSCO khẳng định, văn hoá có từ
lâu đời, xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chi phối,
điều tiết xã hội loài người và là yếu tố đặc trưng là giá trị để phân biệt giữa
các dân tộc khác nhau.
Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học
thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai


11
đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống...
Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nxb Đà Nẵng và
Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 đã khái quát khái niệm văn hóa rất
tổng quát: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Theo cách hiểu trên ta thấy rằng, văn hóa mang tính khái quát cao,
mang tầm rộng lớn bao gồm mọi mặt của xã hội từ học vấn, văn minh, lịch sử,

khoa học…
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm cho
rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [33; 25].
Tác giả Lê Văn Hòa, trong nghiên cứu của mình đã khẳng định: “Văn
hoá là khái niệm dùng để chỉ tổng thể những năng lực bản chất người trong tất
cả các dạng hoạt động của họ là tổng thể các hệ thống giá trị - cả giá trị vật
chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn và
lịch sử xã hội của mình” [15; 13-14].
Điểm chung của các khái niệm trên đều khẳng định rằng văn hóa là
hoạt động của con người nói chung trên hai lĩnh vực vật chất và tinh thần và
tạo ra các giá trị trên hai lĩnh vực đó. Có nghĩa là văn hóa không chỉ là những
vật thể cụ thể hiện diện trước mắt con người như đền đài miếu vũ, lăng tẩm,
thành quách, các tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ, hàm chứa giá trị vật chất mà
còn có cả những giá trị tinh thần vượt thời gian và không gian. Con người
hoạt động trong môi trường tự nhiên và xã hội với trí thông minh và đầu óc
sáng tạo, đối cảnh sinh tình cho nên đã tạo ra được các công trình văn hóa
như văn học, nghệ thuật, hình thái cuộc sống, lối ứng xử, và đạo đức luân lý
của con người.


12
Trong cuốn sách Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn
quan học giả L. Cadiere, Giáo sư Đỗ Trinh Huệ cho biết, văn hóa là một khái
niệm rộng, khó có thể đưa ra một khái niệm rõ ràng trong một định nghĩa trọn
vẹn. Cũng không thể dùng lối chiết tự như có người đã từng làm, dù dựa trên
cơ sở ngôn ngữ nào, dù dựa trên khái niệm phương Đông hay phương Tây, La
Mã hay Hy Lạp, Trung Hoa hay Ấn Độ… Có điều ai cũng cảm nhận được
văn hóa của dân tộc mình, của cộng đồng mình đang chung sống và của mình.

Giáo sư Đỗ Trinh Huệ trích dẫn một định nghĩa được nhiều người quan tâm,
bởi thấy nó quen thuộc, cho dù đọc nó lần đầu, tự nó như là một dạng thức
cảm nhận: “Văn hóa như là “một toàn bộ phức tạp: nghệ thuật, luân lý, lề luật,
phong tục và tất cả các khuynh hướng cũng như tập quán mà con người xét
như là một thành phần xã hội đã tiếp nhận được” (E.Tylor, 1871). Ý chúng tôi
muốn thêm là còn dự phóng cho tương lai. Bởi lẽ, văn hóa không tĩnh mà
luôn động, giao thoa và chuyển biến.” [16; 78].
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm văn hóa ở ba
cấp độ khác nhau:
- Văn hóa được coi là văn học nghệ thuật.
- Văn hóa là lối sống bao gồm ngôn ngữ giao tiếp, ẩm thực, cách cư xử,
đạo đức, truyền thống, đức tin… tức là giá trị tinh thần của một nhóm người
hay của một dân tộc, một xã hội.
- Văn hóa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra để phục vụ sự tồn tại và phát triển của con người.
Có thể nói tất cả mọi hoạt động liên quan đến con người đều mang trong
đó gọi là văn hoá vì suy cho cùng thì mọi hoạt động chỉ có thể là hoạt động
vật chất hoặc là hoạt động tinh thần mà thôi. Theo đó, chúng ta có thể phân ra
hoạt động văn hoá bao gồm hai lĩnh vực: văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Bởi vì chúng tồn
tại đan xen lẫn nhau, hoà quyện nhau, văn hoá vật chất là sự vật chất hoá các


13
giá trị tinh thần và các giá trị văn hoá tinh thần không phải là nó chỉ tồn tại
dưới dạng tinh thần thuần tuý mà nó được vật thể hoá dưới dạng vật chất.
1.1.2. Giá trị văn hóa
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, bản sắc văn hoá thể hiện tập
trung ở truyền thống văn hoá và mỗi một nền văn hoá đều có những giá trị
riêng của nó.

Giá trị văn hoá : “là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá,
so sánh nền văn hoá của dân tộc này với nền văn hoá của dân tộc khác, là cái
để xác định bản sắc văn hoá của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền
thống, phong tục, tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị
chân, thiện, ích, mỹ” [29; 19].
Mỗi dân tộc có những tiêu chuẩn giá trị văn hóa riêng của cộng đồng
đó mặc dù mục đích cuối cùng đều hướng tới một mục đích đó là các giá trị:
chân- thiện- ích- mỹ, hướng tới sự hoàn thiện của các cá nhân, của cả cộng
đồng. Giá trị văn hóa là cái mà chúng ta có thể xem như là “mật mã di truyền
xã hội”, là cái cốt lõi, là những giá trị tiêu biểu của tất cả các thành viên sống
trong cộng đồng đó được tích tích lũy qua quá trình hoạt động của họ. Quá
trình hoạt động ấy đã tạo nên những bản sắc riêng của cộng đồng đó.
Không phải tất cả mọi yếu tố, sản phẩm của hoạt động cộng đồng, dân
tộc đều trở thành giá trị văn hóa, mà giá trị đó chỉ định hình trong một giai
đoạn đỉnh điểm của sự phát triển và đồng thời vì giá trị văn hóa ngoài tính dân
tộc thì nó còn bị tác động bởi tính lịch sử, tính nhân loại chi phối: “Văn hóa
phát triển như một dòng sông chảy liên tục. Trên lịch trình phát triển đó có
những thời kỳ sôi động và một thời kỳ trong đó những giá trị tiêu biểu của
dân tộc được định hình, hoặc là tư tưởng hoặc là văn học nghệ thuật phát triển
đến mức điển phạm: văn hóa dân tộc tìm ra hướng đi vững chắc cho tương lai.
Đặc sắc văn hóa dân tộc hình thành, bộc lộ chính ở thời kỳ đó. Càng về sau,
sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc càng thường xuyên, càng nhiều mặt. Cho


14
đến thời cận đại, văn hóa phát triển có quy mô thế giới, văn hóa các dân tộc
thâm nhập vào nhau. Cho nên tìm dáng vẻ dân tộc trong văn hóa hiện đại
không những là khó, và đồng thời ở một số mặt nào đó nhiều khi sắc thái dân
tộc không phải là cái nên đặc biệt hoan nghênh” [17; 150]. Vì vậy, chúng ta
cần phải nhìn nhận, đánh giá các giá trị nói chung và giá trị văn hóa nói riêng

đứng trên quan điểm duy vật biện chứng, vận động, phát triển.
1.1.3. Truyền thống
Nói đến truyền thống là chúng ta hình dung tính bề dày của khái niệm
đó. Truyền thống mang tính xuyên suốt trong lịch sử. Truyền thống tồn tại
trên tất cả các lĩnh vực: đạo đức, văn hoá, giáo dục,…Truyền thống tác động
mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội.
Truyền thống theo tiếng Ấn- Âu là “tradion”, bắt nguồn từ tiếng Latinh
“tradere”, tradion có nghĩa là trao truyền, truyền đạt, luân chuyển, mang lại,
trao lại.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Truyền thống là thói quen hình thành đã lâu
đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”
[37; 1017].
Theo Từ điển Bách khoa Xô- Viết: “Truyền thống là những yếu tố của
di tồn văn hoá, xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài.
Truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hạnh vi, các giá
trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống tác động khống
chế đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội” [35; 1339].
Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng: “Truyền thống là những đức tính hay
những thói tục kéo dài nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có nhiều tác
dụng, tác dụng đó có thể tích cực, cũng có thể tiêu cực” [14; 50].
Giáo sư Trần Quốc Vượng lại khẳng định: “Truyền thống như là một
hệ thống tính cách, các thế ứng xử của một tập thể (một cộng đồng), được
hình thành trong lịch sử, trong một môi trường tự nhiên và nhân văn nhất


15
định, trở nên ổn định, có thể định chế hoá bằng luật hay bằng lệ và được trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, để đảm bảo tính đồng nhất của một
cộng đồng” [43; 28-29].
Giáo sư Vũ Khiêu nhấn mạnh: “Truyền thống là những thói quen lâu

đời, đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ và hành động của dân
tộc ta” [19; 67].
Như vậy, từ những quan điểm trên chúng ta có thể khái quát: Truyền
thống là những yếu tố của di tồn văn hoá, xã hội thể hiện trong chuẩn mực
hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen lối sống và cách ứng xử của
cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được
truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài.
Lịch sử cho thấy rằng truyền thống mang trong bản thân nó tính hai mặt rõ
rệt: Một là: truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những giá trị quý giá, là cốt
cách, là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng dân
tộc. Xét từ mặt này thì truyền thống mang ý nghĩa tích cực, góp phần tạo nên
sức mạnh, là chỗ dựa không thể thiếu của dân tộc trên đường đi tới tương lai.
Nhờ có truyền thống, con người lưu giữ, bảo tồn những thành tựu đã đạt được
của người đi trước, rút ngắn được thời gian, không phải mò mẫm từ đầu.
Hai là: truyền thống đồng thời cũng còn là mảnh đất hết sức thuận lợi cho
sự dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà
điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt này thể hiện trong tính chất ổn
định, bền vững, vì vậy nó tính bảo thủ và có sức ỳ lớn. Mặt thứ hai này có tác
dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một
quốc gia, dân tộc nào đó, nhất là khi quốc gia, dân tộc này hạn chế giao lưu
hoặc thi hành chính sách đóng cửa với thế giới bên ngoài vì các lý do khác
nhau. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Quá khứ níu chúng ta lại, nắm chặt lấy chúng ta
bằng trăm ngàn cánh tay và ngăn cản bước tiến của chúng ta hay buộc chúng ta


16
phải bước những bước chệch choạc như ngày nay chúng ta đang bước vậy”
[20; 182].
1.1.4. Văn hóa truyền thống
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp, dù đã phát triển hay

đang phát triển thì cũng đều có những truyền thống đặc trưng của riêng mình
và do đó có hệ thống giá trị văn hoá truyền thống riêng của mình. Hệ thống
giá trị đó chính là sự kết tinh tất cả những gì tốt đẹp nhất qua các thời đại lịch
sử khác nhau của dân tộc để làm nên bản sắc riêng. Nó được truyền lại cho
thế hệ sau và cùng với thời gian và sự biến thiên của lịch sử sẽ được bổ sung
bằng các giá trị mới.
Theo Giáo sư Trần Văn Giàu: “Giá trị truyền thống được biểu hiện là
những cái tốt, bởi vì những cái tốt mới được gọi là giá trị. Thậm chí không
phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị; mà phải là cái tốt cơ bản, phổ
biến có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sự hướng dẫn nhận định,
đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ ý nghĩa
của khái niệm “giá trị truyền thống” [14; 132].
Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Truyền thống văn hoá là những giá trị
tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện dưới những khuôn
mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và
được cố định hoá dưới những phong tục tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư
luận…” [33; 133].
Định nghĩa khác về truyền thống văn hoá: “Nền văn hoá được truyền
lại được gọi là truyền thống văn hoá. Như vậy, nó phản ánh được những thành
tựu con người tích tập được trong quá trình tìm hiểu, thực hiện và truyền bá ý
nghĩa sâu lắng nhất của cuộc sống. Đó chính là truyền thống theo nghĩa hài
hoà của nó như là một hiện thân của trí tuệ” [7; 35].
Như vậy, ta thấy rằng truyền thống văn hoá là các giá trị do lịch sử để
lại, được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát huy trong thời đại mới. Khi đã


17
hình thành, truyền thống mang tính bền vững và có chức năng định hướng,
đánh giá và điều chỉnh hành vi của cá nhân và cộng đồng.
Khi nói đến giá trị truyền thống là nói đến những truyền thống nào đã

có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt của thời gian, đã có sự chọn
lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng
trong những giai đoạn lịch sử nhất định Tuy nhiên, do tính lịch sử của chúng
nên các giá trị văn hóa và văn hóa truyền thống có tính hai mặt vì vậy yêu cầu
chúng ta phải đứng trên quan điểm phát triển và tính biện chứng, phải nhìn
nhận, đánh giá các giá trị một cách toàn vẹn. Không được lý tưởng hóa giá trị
truyền thống văn hóa cũng như không được tuyệt đối hóa các hạn chế tiêu
cực. Nếu lý tưởng hóa các giá trị truyền thống, xem chúng là bất biến, khuôn
mẫu, không thay đổi thì sẽ dẫn đến ý chí bảo thủ, bằng lòng với quá khứ,
quay lưng lại với hiện tại, ngăn cản sự vận động và phát triển của xã hội. Còn
nếu phủ nhận một cách sạch trơn các giá trị văn hóa truyền thống, coi truyền
thống là nguyên nhân của sự lạc hậu, nghèo nàn của xã hội và hiện đại hóa
bằng con đường ngoại nhập các giá trị văn hóa bên ngoài thì sớm muộn cũng
tự đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, hủy hoại sức mạnh nội
sinh, làm mất tính bền vững và ổn định của sự phát triển.
Tính chất của văn hóa truyền thống: Văn hóa truyền thống tự thân nó
mang rất nhiều tính chất. Với phạm vi luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào
phân tích và làm rõ một số tính chất cơ bản sau:
- Tính giá trị
Văn hóa và văn hóa truyền thống hướng tới mục đích là các giá trị nhân
bản, sự hoàn thiện của cá nhân, của cả xã hội. Văn hóa truyền thống là tấm
gương phản chiếu cho mọi hành động của các cá nhân trong cộng đồng đó soi
vào. Nó là những nguyên lý mà các cá nhân, cộng đồng, dân tộc trong các giai
đoạn lịch sử dựa vào đó mà phân biệt đúng, sai, phải, trái nhằm định hình
hướng hoạt động, nhằm hướng tới các giá trị: chân- thiện- ích- mỹ.
- Tính ổn định


18
Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta từ trước đến nay và

cả tương lai nữa là những giá trị đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm
ngặt của thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích
cực của chúng đối với dân tộc và nó là một thành tố ổn định của ý thức xã hội
dưới các dạng: phong tục tập quán, nghi lễ, dư luận xã hội, pháp luật…
- Tính lưu truyền
Văn hóa phát triển như dòng sông chảy liên tục. Các giá trị của văn hóa
truyền thống được chuyển giao nối tiếp cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc.
Dưới thời đại mới truyền thống được bổ sung, được nâng lên tầm cao mới cho
phù hợp với thời đại.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống
trong bối cảnh hiện nay
1.2.1. Ảnh hưởng của cách mạng khoa học- công nghệ
Khoa học và công nghệ không chỉ có ý nghĩa lớn lao trong lĩnh vực sản
xuất vật chất, mà còn là cơ sở để xây dựng nền văn hóa tinh thần của chế độ
chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước không phải chỉ là quá trình
đổi mới về khoa học công nghệ, hiện đại hóa, thị trường hóa nền sản xuất xã
hội mà còn là quá trình đổi mới về tâm lý, phong tục tập quán, lối sống thích
ứng với tác phong mới. Hiện nay, khoa học và công nghệ có vai trò to lớn
trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển
hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia.
Vì vậy, đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế- xã hội trên thế giới hiện
nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao
chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Hiện
nay, khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh


19

tế. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát
triển năm 2010) nhấn mạnh: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có
sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triền khoa học và công
nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát
triển. Sự phát triền cùa khoa học và công nghệ ngày càng có ý nghĩa quyết
định trong việc làm thay đổi nền sản xuất vật chất của xã hội.
Chúng ta thấy được KHCN tác động đến văn hóa theo các hướng sau:
KHCN là một lĩnh vực trọng yếu của văn hóa.
KHCN tăng cường khảo năng truyền dẫn, lan tỏa, khuyêchs tán văn hóa
trong quá trình phát triển.
KHCN làm thay đổi căn bản đời sống văn hóa của thế hệ trẻ hiện nay
so với văn hóa truyền thống của dân tộc.
KHCN tạo ra bước nhảy vọt của ngành công nghiệp văn hóa.
1.2.2. Tác động của kinh tế thị trường
Ngày nay, văn hóa cũng như các ngành kinh tế khác đều chịu sự tác
động của các quy lật kinh tế thị trường, cơ bản là quy luật lợi nhuận.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở
nước ta, kinh tế và văn hóa gắn kết chặt chẽ với nhau, kinh tế không thể phát
triển bền vững nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm
thụ động của kinh tế. Do đó, phát triển văn hóa phải trên cơ sở kết hợp hài
hòa với phát triển kinh tế.
Kinh tế và văn hóa có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Có thể
khái quát sự tác động của kinh tế đến văn hóa theo ba hướng sau:
- Tác động cùng chiều với sự phát triển văn hóa;
- Tác động ngược chiều với sự phát triển văn hóa;


20

- Tác động cùng chiều ở khía cạnh này, lĩnh vực này song lại tác động
ngược chiều ở khía cạnh khác, lĩnh vực khác.
Văn hóa tác động đến kinh tế, về cơ bản, cũng theo ba hướng như vậy.
Sự tác động của văn hóa đến kinh tế, dù theo hướng nào thì cũng đều cho kết
quả tích cực, cho trước mắt, đặc biệt cho lâu dài. Vì văn hóa, xét ở hàm nghĩa
cơ bản nhất của nó, là kết tinh của các hoạt động kinh tế và các hoạt động xã
hội nói chung; nói cách khác là giá trị của các hoạt động đó.
Nhiều lĩnh vực văn hóa (nếu không nói là tất cả) cũng tương tự như các
ngành kinh tế, đều phải chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường,
cơ bản là quy luật lợi nhuận. Và đây là thách thức hơn là cơ hội đối với văn
hóa.
Khi xác định mục tiêu, giải pháp phát triển văn hóa phải căn cứ và
hướng tới mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, để phát triển văn hóa
trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Còn khi xác định mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội phải đồng thời xác định mục tiêu văn hóa, hướng tới xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con
người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao.
Muốn vậy, phải có chính sách kinh tế trong văn hóa để gắn văn hóa với hoạt
động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính hỗ trợ cho hoạt động văn
hóa. Đồng thời, xây dựng chính sách văn hóa trong kinh tế để chủ động đưa
các yếu tố văn hóa thâm nhập vào các hoạt động kinh tế - xã hội.
1.2.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập quốc tế là điều kiện để các dân tộc hiểu biết lẫn nhau, bổ sung
và làm giàu cho nền văn hóa dân tộc mỗi nước. Điều này rất phù hợp với quy
luật vận động và phát triển của văn hóa. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu
thế, đòi hỏi chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập. Đây là cơ hội để
chúng ta phát triển nhanh có hiệu quả, nhưng cũng là thách thức rất lớn với
nước ta trên nhiều mặt, trong đó có cả văn hóa. Sự thâm nhập của văn hóa độc



21
hại, của sự lai căng văn hóa, của lối sống thực dụng và những tiêu cực khác
của kinh tế thị trường, đã và đang ảnh hưởng, làm băng hoại những giá trị văn
hóa truyền thống, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của đất nước. Chủ
động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xây dựng
những giá trị mới của văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến văn hóa theo hai xu hướng: Một
mặt, nó "góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp,
thể hiện ở việc phổ biến các giá trị văn hóa công nghệ, văn hóa thông tin cùng
các hoạt động và loại hình văn hóa mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân và qua đó, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm
các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống. Mặt khác, nó cũng đang đặt ra
trước dân tộc ta những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hoá truyền thống. Về phương diện này, có thể nói, thách thức lớn
nhất đối với Việt Nam là làm thế nào để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp
thu được các giá trị thời đại, tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa có thể giữ được
bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát triển trong sự giao lưu với cộng đồng thế
giới mà không bị hoà tan, không bị nhấn chìm vào các nền văn hóa khác hoặc
trở thành “cái bóng mờ” của dân tộc khác, nền văn hoá khác [27; 514].
Theo đó, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay là một yêu cầu tất yếu, một nhiệm vụ
nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta. Kinh
nghiệm của nhiều nước, cũng như của chính chúng ta đã chỉ ra rằng, không
thể đánh đổi bằng mọi giá để có được sự tăng trưởng về kinh tế, cũng không
thể để cho bản sắc văn hóa dân tộc bị mai một. Để tiếp tục phát triển và khẳng
định mình trong quá trình toàn cầu hoá, ngoài nỗ lực tăng trưởng kinh tế, một
trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của chúng ta là phải xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đúng như



22
Đảng ta đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua
lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu
nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng
gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái; khoan dung, trọng
tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống... Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong
hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo” [12; 57-57]. Chính nhờ sức
mạnh của những giá trị truyền thống đó mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao thử
thách khắc nghiệt, chiến thắng thiên tai, địch hoạ để tồn tại và phát triển được
như ngày nay. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trước hết là bảo
vệ, kế thừa và phát triển những giá trị tinh thần cao đẹp đó.
Giao lưu văn hóa là một vấn đề có tính quy luật trong quá trình tồn tại,
phát triển của văn hóa dân tộc, đặc biệt trong hội nhập quốc tế với sự tác động
của các quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. Trong quá trình hội nhập quốc tế
về kinh tế và văn hóa, cùng với việc xuất hiện những loại hình văn hóa mang
tính toàn cầu thì việc bảo tồn, phát triển và phát huy nhiều loại hình văn hóa
dân tộc là một phương châm rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng sống còn đến
tương lai phát triển của văn hóa Việt Nam.
1.3. Tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Thái trong giai đoạn hiện nay
Nói đến văn hoá là nói đến dân tộc, một dân tộc đánh mất truyền thống
văn hoá và bản sắc dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mất tất cả vì vậy mà Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đưa ra nhiều chủ trương, chính sách dân tộc nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa
dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH đất nước và truyền
thống văn hóa dân tộc Thái cũng không nằm ngoài sự nghiệp đó với mục đích
góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,



23
hòa nhập nhưng không hòa tan, góp phần củng cố, phát triển chính trị, xã hội,
thực hiện thắng lợi công cuộc cách mạng của nước ta.
Kế thừa và phát huy là một nguyên tắc căn bản trong quy luật phát triển
của mọi sự vật hiện tượng. Mọi sự phát triển luôn là sự phủ định có kế thừa.
Trong quá trình đó những mặt tích cực, tiến bộ được giữ lại, kế thừa và phát
triển trong sự ra đời của cái mới. Đối với lĩnh vực văn hóa cũng vậy! Những
tinh hoa, truyền thống tốt đẹp luôn được giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên,
truyền thống văn hóa của dân tộc là một mảng của kiến trúc thượng tầng,
chúng không cứng nhắc, không thể là cùng một khuôn mẫu trong các thời đại
khác nhau. Do vậy khi thời đại thay đổi thì chúng cũng phải thay đổi, bổ sung
cho phù hợp với thời đại mới.
Việc kế thừa, phát huy phải mang tính chọn lọc, thiết thực, phù hợp với
điều kiện, thời đại. Bởi vì không phải mọi truyền thống văn hóa đều phù hợp
với mọi thời đại và đều được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận, phát
huy, không phải tất cả mọi giá trị văn hóa đều là nhân tố nội sinh để thúc đẩy
sự phát triển xã hội mà ngược lại. Có những giá trị trong thời này là động lực
nhưng khi ở thời đại mới nó lại ngăn cản, kìm hãm sự vận động đi lên của xã
hội. Ngoài ra, chúng ta không thể ôm đồm kế thừa tất cả mọi nét văn hóa của
dân tộc Thái từ thời xa xưa đến nay được mà kế thừa những nét văn hóa đặc
trưng, dù đã trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, sự kiểm chứng của thời
gian nhưng những giá trị ấy vẫn giữ nguyên được những cái hay, tốt đẹp nhất
và trở thành những giá trị mà khi chúng ta nhìn vào đó có thể hình dung nó là
nét đặc trưng của văn hóa Thái chứ không phải của dân tộc khác.
Trải qua quá trình di cư, tụ cư nhóm người Thái đã di cư đến các vị trí
địa lý khác nhau để sinh sống: Lào, Thái Lan, Việt Nam… trong quá trình đó
nhóm người Thái đã giao lưu với biết bao luồng văn hóa, họ vừa tiếp thu vừa
gìn giữ những đặc trưng của họ, dù họ sinh sống ở các miền địa lý khác nhau

song họ vẫn giữ được cái nét đặc trưng riêng của nhóm người Thái nói chung


24
không thể lẫn với các dân tộc khác được. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau đã làm cho kinh tế, văn
hóa, xã hội của nhóm người Thái có nhiều biến đổi theo cả hai chiều. Xu
hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa, nền kinh tế thị trường (với những quy luật
của nó)… đã đi sâu vào tất cả mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và
nhóm người Thái ở huyện Qùy Châu, tỉnh Nghệ An cũng chịu sự tác động của
các nhân tố này. Bên cạnh những mặt tốt đẹp, tiến bộ mà chúng đem lại thì
mặt tiêu cực của chúng cũng làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội và
đặc biệt là ảnh hưởng tới các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái nơi
đây. Cùng với xu hướng chung đó, trên thực tế đã và đang diễn ra sự mai một
về bản sắc văn hóa dân tộc dưới sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, và
một điều khá tệ hại hơn là tâm lý không thấy được cái hay cái đẹp, thân
thương của dân tộc mình mà thờ ơ, chạy theo luồng văn hóa khác. Nếu không
có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hóa dân tộc thì sẽ như Cầm
Trọng, Bản Mường- một cấu trúc xã hội truyền thống Thái, Báo cáo khoa học
trình bày tại Đại hội quốc tế Thái học lần thứ IV tại Chiềng Mai- Thái Lan,
1996 trang 144 đã khẳng định “Cứ thờ ơ như hiện nay thì văn hóa chắc chắn
sẽ bị chôn vùi vào quá khứ”.
Giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái là
kế thừa những nét văn hóa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự phát triển của cá
nhân và xã hội. Vì vậy, nói giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Thái ở Qùy Châu hiện nay thì trước hết phải xuất phát từ yêu cầu
thực tế của từng địa phương mà lựa chọn để có thể đưa ra những phương
hướng và giải pháp khả thi trên thực tế.
Trước tình hình đó các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã có
nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn, phát huy các truyền thống văn

hóa của người Thái ở Qùy Châu và bước đầu đã có nhiều khả quan, song kết


25
quả vẫn chưa được như mong đợi, do vậy việc giữ gìn, phát huy các giá trị
văn hóa vẫn đứng trước nguy cơ mất dần bản sắc.
Vậy từ những truyền thống văn hóa dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu thì
cần được bảo tồn và giữ gìn, phát huy những giá trị nào trong giai đoạn hiện
nay? Như ở trên đã nói truyền thống văn hóa của người Thái thì rất nhiều
song không phải tất cả các truyền thống ấy đều là những giá trị tốt đẹp cả, phù
hợp với thời đại nhất là trong giai đoạn hiện nay và chúng ta không thể tham
lam, ôm đồm tất cả gia tài mà ông cha ta ngày xưa sáng tạo ra để đến tương
lai được mà điều quan trọng nhất là chúng ta phải xác định được những giá trị
nào cần thiết và những truyền thống nào cần phải loại bỏ cho phù hợp với
thực tế. Phải bảo tồn vì chúng là những tài sản vô giá nhưng dần bị mai một
nếu không có những biện pháp thích hợp như chữ Thái Lai Tay, các điệu hát
dân gian...còn việc giữ gìn, phát huy thì tất cả các giá trị văn hóa truyền thống
là sản phẩm đặc trưng của người Thái còn phù hợp với thời đại thì cần phải
giữ gìn và phát huy, mặt khác những yếu tố cổ hủ, lạc hậu, ngăn cản sự phát
triển của xã hội thì cần phải loại bỏ.
1.4. Đặc trưng văn hóa của dân tộc Thái
Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng, không lẫn với bất kỳ đặc
trưng dân tộc khác được. Văn hóa của cộng đồng người Thái gồm có bốn nét
đặc trưng cơ bản sau:
1.4.1. Đặc trưng hệ sinh thái nhân văn
Đặc trưng này thể hiện mối quan hệ giữa con người với môi trường
sống xung quanh trong cả tự nhiên và xã hội. Khi nhắc đến đặc trưng này
người ta gọi nền văn hóa của người Thái là nền “văn hóa thung lũng” vì khác
với các dân tộc khác như người H’mông, Tày... chọn cho dân tộc mình sinh
sống, lập bản dựng mường ở những nơi có vị trí địa hình cao của đồi núi, hay

người Kinh thì sinh sống ở những nơi bằng phẳng, ở các đồng bằng phù sa
màu mỡ của các con sông thì người Thái lại chọn những thung lũng dưới chân


×