Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên-Tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.62 KB, 14 trang )

Chương 1: Mở đầu
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
  
1. 1 Lý do chọn đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế khu vực đang là xu thế của thời đại và trở
thành cơ hội để các ngành nghề thuộc các lĩnh vực khác nhau cùng mở rộng, phát triển.
Với chủ trương hội nhập trong phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho An Giang có thể đi
trước trong phát triển kinh tế đối ngoại và có sản phẩm đủ sức cạnh tranh, đó là sản phẩm
về lương thực, thuỷ sản, du lịch,…
Năm 2007, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Với tốc độ
tăng trưởng kinh tế đạt 13,63% (cao nhất trong 15 năm qua), một trong những thuận lợi
đem lại hiệu quả cao đó là do An Giang có tài nguyên đất, nước, phong phú và đa dạng.
Ngoài ra, An Giang có ưu thế lớn trong toàn vùng ĐBSCL và cả nước để phát triển ngành
nông nghiệp với thế mạnh là cây lúa, ngành thuỷ sản, nhất là nuôi cá và kéo theo các ngành
nghề khác có điều kiện phát triển.
Tuy nhiên, những năm gần đây vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn An Giang
gặp khó khăn như: sản phẩm nông nghiệp còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường, chưa
phát triển được nền chăn nuôi công nghiệp, dễ bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, … Trong
đó có việc thiếu vốn sản xuất đã gây ảnh hưởng đến đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển
kinh tế nói chung và phát triển lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Cùng với hệ thống các
NHTM trên địa bàn, ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên phấn đấu vươn lên với những
nghiệp vụ không ngừng được cải thiện và mở rộng cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu vốn và
cung cấp dịch vụ ngân hàng cho dân cư. Thông qua các hoạt động đó ngân hàng sẽ gián
tiếp kích thích tiết kiệm, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng qui mô sản xuất, góp phần thực hiện
vào chương trình khuyến nông của tỉnh, đó là triển khai chương trình cơ giới hoá trước và
sau thu hoạch với việc cung cấp tín dụng phần nào cho nông dân đầu tư máy gặt, máy sấy,
máy cấy,… giảm bớt thất thoát, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em quyết định nghiên cứu đề tài:


“Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông
thôn Mỹ Xuyên".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn
Mỹ Xuyên.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu
quả tín dụng nông nghiệp nói riêng.
GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 1
SVTH: Phạm Thị Thúy An
Chương 1: Mở đầu
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của ngân hàng.
- Tìm thông tin có liên quan từ sách, internet,…
- Tổng hợp thống kê, tính toán các chỉ tiêu phân tích.
- Trao đổi (với cán bộ tín dụng) để có thêm thông tin về nguyên nhân tăng, giảm các chỉ
tiêu qua từng thời kỳ.
- Phương pháp phân tích số liệu theo các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp
của ngân hàng.
- So sánh một số chỉ tiêu tài chính của ngân hàng với NHTM khác trên địa bàn tỉnh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu & phân tích hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng qua 3 năm:
2005, 2006 và 2007.
GVHD: Nguyễn Thị Vạn Hạnh Trang 2
SVTH: Phạm Thị Thúy An
Chương 2: Cơ sở lý luận
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN
  
2.1 Khái niệm

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng
sử dụng một khoản tiền vay để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận
với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng (Ban hành theo Quyết định số 1627/ 2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước).
2.2 Đặc điểm tín dụng
Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí.
2.3 Chức năng và vai trò tín dụng
2.3.1 Chức năng tín dụng
- Tập trung phân phối vốn tiền tệ.
- Tiết kiệm lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
- Giám đốc bằng tiền đối với hoạt động kinh tế, xã hội.
2.3.2 Vai trò tín dụng
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư
phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
2.4 Các hình thức tín dụng
Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo những tiêu
thức phân loại khác nhau:
- Căn cứ theo mục đích tín dụng - tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại cho
vay sau:
+ Phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý luận
+ Tiêu dùng cá nhân.

+ Bất động sản.
+ Nông nghiệp.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Căn cứ theo thời hạn tín dụng - tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại:
+ Cho vay ngắn hạn.
+ Cho vay trung hạn.
+ Cho vay dài hạn.
- Căn cứ theo mức độ tín nhiệm của khách hàng - tín dụng có thể được phân chia thành
các loại sau:
+ Cho vay không có đảm bảo.
+ Cho vay có đảm bảo.
- Căn cứ theo phương thức cho vay - tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại:
+ Cho vay theo món vay.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Căn cứ theo phương thức hoàn trả nợ vay - tiêu thức này tín dụng có thể được phân chia
thành các loại sau:
+ Cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn (cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ).
+ Cho vay trả góp (cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ).
+ Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính
của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
2.5 Một số vấn đề về cho vay nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên
Đối tượng vay vốn:
- Cho vay các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy sản. Hỗ trợ vốn đầu tư về con giống, thức ăn
trong các kỳ nuôi.
- Cho vay các hộ nông dân chuyên trồng lúa hoặc hoa màu nông sản. Có nhu cầu đầu tư
về cây giống, phân bón, các máy móc phục vụ nông nghiệp.
Nguyên tắc vay vốn:
Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD).
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD.

Điều kiện vay vốn:
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Chương 2: Cơ sở lý luận
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo
quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay trong thời hạn cam kết. Có tay nghề kinh
nghiệm thực hiện phương án.
- Có hộ khẩu thường trú , có chứng minh nhân dân.
- Có Giấy chứng nhận QSDĐNN, thổ cư, có vốn tự có tham gia 30%.
- Khách hàng vay vốn phải có tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định sủa Chính phủ,
hướng dẫn của Thống đốc NHNN và của Tổng giám đốc ngân hàng Mỹ Xuyên. Những
trường hợp khác do Tổng Giám đốc qui định.
Lãi suất cho vay:
Theo từng thời điểm ngân hàng quy định.
- Lãi suất cho vay do ngân hàng Mỹ Xuyên và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy
định của NHNN Việt Nam và ghi rõ trong HĐTD.
- Lãi suất nợ quá hạn do ngân hàng Mỹ Xuyên ấn định và thỏa thuận với khách hàng
trong HĐTD tại thời điểm ký nhưng không quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn
vay đã ký kết.
Phương thức vay: trả phân kỳ hoặc cuối kỳ đối với khách hàng có thu nhập theo mùa vụ
hoặc cuối kỳ thu hoạch.
Thời hạn vay: ngắn hạn 12 tháng và trung hạn 36 tháng.
Mức cho vay: Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp (giá thị trường) và chiếm 85% giá trị
phương án kinh doanh - sản xuất.
2.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
2.6.1 Dư nợ / tổng nguồn vốn
Dư nợ trên nguồn vốn dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao, đồng thời cũng tiềm ẩn rủi
ro.
2.6.2 Dư nợ / vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện ngân hàng cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng.
Dư nợ dư nợ x 100
Tổng nguồn vốn t tổng nguồn vốn

Dư nợ dư nợ x 100
Tổng nguồn vốn t tổng nguồn vốn

(%) =
Dư nợ dư nợ x 100
Vốn huy động vốn huy động

Dư nợ dư nợ x 100
Vốn huy động vốn huy động

(%) =

×