Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

nhóm 5 chính sách hỗ trợ vay vốn cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.13 KB, 25 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG

BÀI TẬP NHÓM

TÊN ĐỀ TÀI : CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VAY VỐN CHO SINH VIÊN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ THU
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 5 LỚP CSC4
TÊN THÀNH VIÊN
1. ĐỖ THỊ YẾN:

MSV :5043105047

2.BÙI THỊ HIỀN:

MSV :5043105015

3.MAI HÀ THU:

MSV :5043105049

4.NGUYỄN VĂN TÙNG:

MSV: 5043105044

5.HOÀNG THÀNH NAM: MSV :5043105035

Hà nội ngày 8 tháng 11 năm 2015



NHÓM 5
ĐỀ TÀI:CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VAY VỐN CHO SINH VIÊN
I.
I.1.

Bối cảnh ra đời chính sách:
Thời điểm, bối cảnh ra đời CS

Những năm vừa qua trong bối cảnh đất nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thì việc phát triển, đầu tư cho giáo dục luôn là một trong những quyết
sách được đặt lên hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Trong bối cảnh đó, để hỗ trợ
những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, gia đình
chính sách, ở vùng sâu vùng xa chính sách hỗ trợ vay vốn cho học sinh sinh viên
đã ra đời như một hệ quả tất yếu để góp phần giải quyết thực trạng xã hội này và
đáp ứng mong mỏi của một bộ phận người dân.
-Chính sách hỗ trợ vay vốn đối với học sinh, sinh viên thể hiện sự quan tâm đặc
biệt của nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục, với những đối tượng học sinh, sinh
viên thuộc diện khó khăn, qua đó cũng cho thấy vai trò của nhà nước trong việc
phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội.
Các chính sách hỗ trợ tín dụng cho sinh viên bắt đầu khởi động từ năm 1998 với
quyết định 51/1998/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ ra ngày 2 tháng 3 năm
1998 về việc lập “ Qũy tín dụng dành cho sinh viên”. Cho đến nay thủ tướng đã
đưa ra them hai quyết định về tín dụng ưu đãi cho sinh viên là: Quyết định
107/2006/QĐ-TTG ra ngày 18 tháng 5 năm 2006 và Quyết định 157/2007/QĐTTG đã nới lỏng các điều kiện vay của snh viên và đã đem lại rất nhiều thay đổi
trên thị trường tín dụng ưu đãi sinh viên trong thời gian gần đây.
Về việc lập: “ Qũy tín dụng dành cho sinh viên”.
Có thể thấy từ năm 1998 đã có những chính sách ban đầu về hỗ trợ sinh viên vay
vốn cho học tậpvới QĐ số 51/1998/QĐ-TTG bằng việc thành lập quỹ tín dụng
dành cho sinh viên nhưng thực sự hoạt động của nó vẫn không mang lại hiệu quả



như mong muốn. cụ thể việc tiếp cận vay vốn trong giai đoạn này vẫn còn gặp
nhiều khó khăn và ngân sách dành cho nó không nhiều, không đủ áp ứng những
nhu cầu của sinh viên. Ngoài ra lý do cho sinh viên khó tiếp cận với nguồn vốn là
do hướng dẫn không cụ thể, việc tuyên truyền vẫn chưa rộng rãi, khi vay phải thế
chấp và đối tượng vay cũng giới hạn. chính vì vậy quỹ này hoạt động không hiệu
quả.
Vào năm 2002, chính phủ có ban hành một nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4
tháng 10 năm 2002 về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác,
trong đó tại điều 2 của chương 1 quy định rõ về đối tượng được vay vốn ưu đãi là
học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng…vv. Tiếp
sau đó là quyết định số 107/2006/QĐ-TTG về chính sách tín dụng cho sinh viên,
nghị định này là một bước chuyển đổi mạnh mẽ trong vấn đề tín dụng dành cho
sinh viên. So với nghị định về thành lập quỹ tín dụng dành cho sinh viên thì nghị
định này đã có những thay đổi trong cách thức huy động và quản lý vốn cũng như
nới lỏng các quy định về cho vay đối với sinh viên. Cụ thể ở đây, Ngân hàng chính
sách đảm bảo cung cấp các khoản vay cho sinh viên, nguồn chủ yếu lấy từ ngân
sách nhà nước, đối tượng vay cũng được quy định rõ ràng trong các văn bản, chỉ
thị hướng dẫn, trong đó đối tượng vay vốn chỉ cần là các sinh viên đang theo học
tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề có hoàn cảnh khó khăn.
Trong quá trình vay vốn không cần thế chấp tài sản và mức vay lãi suất cho vay
được ấn định là 0.65%/ tháng, trong thời gian học chưa cần trả vốn và lãi. Tuy
nhiên với mức vay quy địnhcủa chính sách này là quá thấp: 300.000 đồng / tháng.
Với mức sống vào thời kỳ đó chỉ có thể đáp ứng được ¼ nhu cầu sinh hoạt của
sinh viên. Chính thì thế mà sinh viên cũng không tiếp cận với chính sách ưu đãi
này,ngoài ra việc phối hợp vay vốn còn nhiều vướng mắc.
Đề thay đổi cũng như giải quyết các vấn đề còn tồn đọng ngày 27 tháng 9 năm
2007 chính phủ ra một quyết định Số: 157/2007/QĐ-TTg mới thay thế cho nghị
định 107/2007/QĐ-TTG trong đó đã có nhiều điều hoản rõ ràng, cụ thể và hợp lý
hơn trước. ví dụ như tăng số tiền vay từ 300.000 lên 800.000 đồng / tháng và lãi

suất 0.5%/tháng. Ngoài ra quy định rõ thời gian trả nợ là 9 năm( với sinh viên học
hệ 4 năm). Bên cạnh đó chính phủ cũng có những văn bản quy định hướng dẫn cụ
thể việc thực hiện quá trình cho vay và giải ngân vốn tại địa phương thông qua
ngân hàng chính sách. Các thủ tục vay vốn rất đơn giản, không cần thế chấp: sinh


viên chỉ cần có giấy chứng nhận là sinh viên của trường và đơn xin vay vốn là có
thể vay vốn được tại các ngân hàng chính sách tại các địa phương.
Để giải quyết vấn đề thiếu vốn thì ngày 25/3/2008 thực hiện chỉ đạo của thủ tướng
chính phủ tại QĐ số 319/QĐ-TTG về việc bố trí đủ vốn cho thực hiện chương trình
tín dụng đối với sinh viên.
-Về vấn đề điều chỉnh mức vay có sự thay đổi qua từng năm như
ngày 26 tháng 08 năm 2009 thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chính phủ tại QĐ số
1344/QĐ-TTG điều chỉnh mức vay từ 800.000 lên 860.000 đồng / tháng.
Sau đó đến QĐ số 2077/QĐ-TTG điều chỉnh từ 860.000 lên 900.000 đồng / tháng.
Đến ngày 3-6-2011 QĐ 853/QĐ-TTg điểu chỉnh mức cho vay tối đa là 1.000.000
đồng/tháng/ sinh viên.,lãi suất cho vay đối với sinh viên là 0,65%/tháng
(7,8%/năm).
Cho đến bây giờ Quyết định 1196/QĐ-TTg năm 2013 điều chỉnh mức cho vay đối
với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Điều chỉnh mức cho vay
tối đa là 1.100.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Như vậy có thể thấy rõ những thay đổi và chuyển biến tích cực trên tị trường vốn
vay trước và sau nghị quyết 157 của chính phủ. Sinh viên có thể tiếp cận tốt hơn
với nguồn tín dụng quan trọng này, giúp giảm bớt những khó khăn trước mắt, thực
hiện công bằng xã hội và các mục tiêu xóa đói giảm nghèo
1.2. Khách thể và đối tượng của chính sách.
a. Khách thể của chính sách
-vấn đề xã hội : nhu cầu cần vay vốn để trang trải cuộc sống khi đi học của sinh
viên.
-Nhóm mục tiêu:

-

nhóm hưởng lợi: sinh viên,
hộ gia đình nghèo

-

nhóm chịu sự tác động:ngân hàng chính sách xã hội

-Nhóm không liên quan:

doanh nghiệp


b. Đối tượng của chính sách.
Căn cứ vào QĐ 157/2007/QĐ-TTg
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học
(hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở
đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam,
gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối
tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức
thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh
tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban

nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
II. Quan điểm định hướng và mục tiêu của chính sách.
2.1. Quan điểm định hướng.
- Giáo dục - Đào tạo, trước hết là đào tạo bậc đại học và cao đẳng và đào
tạo nghề nghiệp với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội có ý
nghĩa rất quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
-

Để thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện
cho tất cả học sinh, sinh viên đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước, nhưng có
hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể học cho đến khi tốt nghiệp.


2.2. Mục tiêu chính sách
Chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh
tế, chính trị và xã hội, đồng thời tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công
tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục….Với mục
tiêu “không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn tài chính”. Chính phủ đã đưa ra
chính sách này nhằm hỗ trợ HSSV thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn
đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ
sở đào tạo nghề, có điều kiện trang trải chi phí học tập, sinh hoạt gồm học phí, chi
phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại.
III.

Chủ thể, các bên liên quan


1.


Qúa trình hoạch định

Chủ thể

Cấp TW
Chủ thể
Chính thức

Chủ
thể
chính thức

Các bên liên quan

Vai trò

Chính phủ

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao
trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch
nước;
2. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành
luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu
quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý

xã hội. Trước khi ban hành nghị định này
phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ
Quốc hội.

Cấp trung ương
Thủ tướng chính phủ 1. Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
bố trí nguồn vốn cấp đủ vốn điều lệ khi
thành lập và cấp bổ sung vốn điều lệ cho
Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư bố trí kế hoạch tăng nguồn vốn Ngân
sách Nhà nước cho tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác
theo kế hoạch hàng năm.
Bộ tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa
phương liên quan quy định tiêu chí học sinh,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế
hoạch tín dụng bổ sung hàng năm và kế
hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất để Ngân


hàng Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Bộ kế hoạch và đầu
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập kế

hoạch tín dụng cho vay học sinh sinh viên

trong tổng vốn cho vay bổ sung hàng năm
cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực
hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối
tượng chính sách và kế hoạch cấp bù chênh
lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã
hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
Bộ giáo dục và đào
Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung
tạo
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả
nước xác nhận cho học sinh, sinh viên được
theo học và đang theo học tại các trường với
thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi để
thúc đẩy quá trình xét duyệt cho vay.

Cấp
phương

Ngân hàng nhà nước
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo
Việt Nam
Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng quy
trình, thủ tục cho vay; thực hiện kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện chính sách tín dụng
đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng
Chính sách xã hội.
ủy ban nhân dân cấp Quyết định thành lập và giám sát hoạt động
tỉnh, thành phố trực của Ban đại diện Hội đồng quản trị tại địa
thuộc trung ương

phương theo quy định của Điều lệ về tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội.
địa ủy ban nhân dân cấp 1. Chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp xã chấp
huyện
hành đầy đủ các quy định về thành lập Tổ
tiết kiệm và vay vốn, bình xét cho vay, xác
nhận danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay,
kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả
nợ, trả lãi tiền vay của Người vay.
2. Quyết định thành lập và giám sát hoạt
động của Ban đại diện Hội đồng quản trị


theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Ngân hàng Chính sách xã hội.
ủy ban nhân dân cấp . Lập danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo

do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
công bố.
2. Có ý kiến về đề nghị của Người vay đối
với các trường hợp xin gia hạn nợ và xử lý
rủi ro
Công chúng
Chủ
thể
chính thức
Chủ
thể
không

chính thức

Truyền
chúng

2.

Chủ thể

thông

Những tổ chức và cá nhân có thành tích
trong việc tạo lập nguồn vốn, chấp hành tốt
các quy định về cho vay mang lại hiệu quả
thiết thực sẽ được khen thưởng.
đại Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam, báo chí và các phương tiện thông
tin đại chúng khác phổ biến kịp thời Chỉ thị
này đến nhân dân trong cả nước và hỗ trợ
việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng
đối với học sinh, sinh viên một cách hiệu
quả

Quá trình thực thi chính sách
Quá trình

Các bên liên quan

Nhiệm vụ chính


Không chính Tuyên truyền chính Đài Truyền hình Việt Chịu trách nhiệm về hoạt động báo
thức
sách
Nam, Đài Tiếng nói Việt chí, về tần số truyên dẫn tín hiệu
Nam, báo chí và các phát sóng chương trình phát thanh,
phương tiện thông tin đại truyền hình theo quy định của Luật
chúng
Báo chí và theo quy định hiện hành;
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ
Thông tin và Truyền thông.
Ban tuyên giáo trung Tuyên truyền,phát hiện, cổ vũ,


ương

Chủ thể chính Lập kế hoạch và Bộ tài chính
thức
chuẩn bị

Bộ giáo dục và đào tạo

động viên những nhân tố mới,
những điển hình tiên tiến, nhằm
góp phần giáo dục, nâng cao dân
trí phục vụ đời sống tinh thần của
nhân dâ
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí
nguồn vốn nhà nước để cho học
sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp

bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý
để Ngân hàng Chính sách xã hội
thực hiện tốt việc cho học sinh,
sinh viên vay vốn.

chỉ đạo các trường đại học, cao
đẳng trong cả nước rà soát, lập
danh sách các sinh viên thuộc diện
gia đình có hoàn cảnh khó khăn có
nhu cầu vay vốn,
phải tạo mọi điều kiện cần thiết để
tất cả học sinh đã trúng tuyển vào
trường mình học tập năm thứ nhất
một cách thuận lợi
Triển khai và thực Chính phủ
Ban hành nghị định nhằm xác định
hiện chính sách
các mối quan hệ phân công về
chức năng, nhiệm vụ, quyền lực
và lợi ích giữa các cơ quan chủ
chốt và các cơ quan phối hợp
trong việc thực thi chính sách hỗ
trợ vay vốn cho học sinh, sinh
viên.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân - chỉ đạo các Ban, ngành và chính
các tỉnh, thành phố trực quyền các cấp trong tỉnh, thành
thuộc Trung ương
phố thực hiện khẩn trương việc
xác nhận hoàn cảnh khó khăn của
sinh viên theo các quy định của

Ngân hàng Chính sách xã hội liên
quan đến việc cho sinh viên là
người của địa phương vay để học.


Ngân hàng Chính sách xã -chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ
hội
xin vay vốn, trình tự và thủ tục
cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ,
gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn
đối với học sinh, sinh viên theo
quy định.
-Tổ chức huy động vốn để bổ sung
nguồn vốn cho vay đối với học
sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên với các trường đại
học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề
trong quá trình cho vay để vốn vay
được sử dụng đúng mục đích, tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh,
sinh viên trong việc nhận tiền vay
và đóng học phí.
Uỷ ban nhân dân xã, thông báo cho tất cả các hộ gia
phường, thị trấn (gọi đình có con, em đang theo học tại
chung là cấp xã)
các trường đại học(hoặc tương
đương đại học), cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở
đào tạo nghề thuộc đối tượng vay

vốn theo Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg
ngày
27/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về tín dụng đối với học sinh,
sinh viên, có nhu cầu vay vốn làm
đơn xin vay gửi Uỷ ban nhân dân
cấp xã để xem xét xác nhận.
Điều phối và kiểm Thanh tra Bộ Tài chính, tiến hành điều phối, kiểm soát
soát quá trình thực Bộ Lao động - Thương trong quá trình thực thi chính sách.
thực thi chính sách binh và Xã hội, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Thanh tra cấp tỉnh

Thành lập đoàn thanh tra tiến hành
kiểm tra, rà soát trong quá trình
thực thi chính sách


Sinh viên Việt Nam, Tích cực tuyên truyền và tìm hiểu
Đoàn Thanh niên Cộng các chỉ thị chính sách của đảng và
sản Hồ Chí Minh.
nhà nước đề ra

IV.
IV.1.

IV.2.

Giải pháp và công cụ thực thi chính sách.

Giải pháp hoàn thiện chính sách
- Siết chặt các khâu từ xét duyệt hồ sơ vay vốn đến cho vay vốn học
sinh, sinh viên. Tránh tình trạng học sinh, sinh viên sử dụng vốn
vay sai mục đích để mua sắm tài sản không phục vụ cho học tập.
- Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, ngân hàng chính
sách cho vay vốn, tránh tình trạng gây khó dễ khi học sinh, sinh
viên khi đến vay vốn.
- Chính phủ cần có thêm các chính sách khuyến khích các tổ chức
tài chính, tín dụng đóng góp vào nguồn vốn tín dụng chính sách,
nâng nguồn tiền dữ trữ vay cho các đối tượng của chính sách.
- Tạo thêm các cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên khi ra trường
để tránh tình trạng các em ra trường không tìm được việc làm dẫn
đến tình trạng không trả được các khoản vay.
Các công cụ/chế tài của chính sách
- Chính sách sử dụng công cụ xã hội hóa.
• Ở đây được thể hiện qua quan hệ hợp tác công- tư. Là sự kết
hợp giữa ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín
dụng ( ngân hàng thương mại, các công ty hỗ trợ vay vốn
cho sinh viên) giúp bổ sung nguồn vốn cho quỹ ngân sách
hỗ trợ học sinh, sinh viên vay vốn.
• Thể hiện qua quản trị cộng đồng: đó là vận dụng và phát huy
các nguồn lực cộng đồng, cụ thể ở đây do tình trạng đô thị
hóa thấp, phát triển kinh tế chưa đồng đều gây ra tình trạng
chênh lệch giàu giàu nghèo. Rất nhiều gia đình ở các vùng
nông thôn, dân tộc thiểu số không có điều kiện cho con em
đi học. Việc kiểm soát, quản trị sẽ giúp các xã hiểu rõ tình


V.
V.1.


hình các hộ gia đình và người dân để có báo cáo kịp thời,
chính xác giúp cho việc hoạch định, thực thi chính sách.
- Công cụ thị trường
• Phân cấp giao quyền: Từ Trung ương, thủ tướng chính phủ
sẽ giao quyền, phân công công việc cho các ban ngành liên
quan: như cấp xã, huyện có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá tình
hình kinh tế của các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn; Bộ tài
chính, ngân hàng chính sách có nhiệm vụ phân bổ NSNN
hợp lý, tránh lãng phí, thất thoát….
Quy trình và kết quả thực thi chính sách.
Giới thiệu quy trình, cơ cấu tổ chức và phương thức triển khai, theo
dõi và giám sát chính sách

a. Quy trình giám sát chính sách
• Công tác chuẩn bị và thành lập đoàn giám sát chính sách:
- Thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động giám sát
- Xác định cơ quan, tổ chức được giám sát
- Xây dựng kế hoạch giám sát
- Ban hành quyết định giám sát
- Thông báo về quyết định giám sát và yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám
sát gửi báo cáo.
• Triển khai hoạt động giám sát chính sách:
- Tổ chức làm việc với cơ quan, tổ chức được giám sát
Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát
- Ban hành văn bản về kết quả giám sát
- Theo dõi việc thực hiện các kiến nghị giám sát.
b. Cơ cấu tổ chức giám sát chính sách
Thành phần tham dự giám sát gồm có: Đoàn giám sát, người đứng đầu và các cá
nhân có liên quan của cơ quan, tổ chức được giám sát. Trong trường hợp cần thiết,

Trưởng đoàn giám sát mời đại diện cơ quan, tổ chức khác có liên quan tham dự
làm việc.
c. Phương thức triển khai giám sát chính sách
Trưởng đoàn giám sát chủ trì làm việc, thông báo về quyết định giám sát, nêu rõ
mục đích, yêu cầu, nội dung và phương thức làm việc của Đoàn giám sát, chương
trình làm việc cụ thể và những công việc khác có liên quan đến hoạt động của đoàn


giám
sát.
Người đứng đầu hoặc đại diện người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giám sát báo
cáo về những nội dung theo đề cương yêu cầu báo cáo. Thành viên đoàn giám sát
có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát làm rõ thêm những nội dung đã báo
cáo. Trưởng đoàn giám sát có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát báo cáo
bổ sung thêm những nội dung khác.
Trong trường hợp cần thiết, Đoàn giám sát có thể đề nghị cơ quan, tổ chức
được giám sát để Đoàn giám sát kiểm tra, khảo sát thực tế để làm rõ thêm những
vấn đề thuộc nội dung giám sát. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giám sát
có trách nhiệm tạo điều kiện để Đoàn giám sát kiểm tra, khảo sát thực tế.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Đoàn giám sát có thể kiến nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm
dứt hành vi vi phạm và khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Kết thúc chương trình làm việc, trưởng đoàn giám sát trình bày tóm tắt quá trình
giám sát và kết quả làm việc. người đứng đầu hoặc đại diện người đứng đầu cơ
quan, tổ chức được giám sát có thể giải trình thêm và nêu các kiến nghị với đoàn
giám sát.
V.2.


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐẠT ĐƯỢC CỦA CHÍNH
SÁCH

Kết quả đạt được:
Đối tượng vay vốn dược mở rộng, nâng mức cho vay phù hợp với từng thời kỳ,
đưa chương trình tín dụng đối với HSSV thực sự đi vào cuộc sống. Chương trình
đã được Chính phủ chỉ đạo một cách quyết liệt; các bộ ngành từ TƯ đến địa
phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình chỉ đạo; các tổ chức chính trị xã hội tích
cực tham gia và Ngân hàng CSXH nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả. Nguồn
vốn của chương trình tín dụng đối với HSSV đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay
vốn của đối tượng thụ hưởng theo quy định. chính sách này của Thủ tướng Chính
phủ đã mang lại hiệu quả to lớn, cho tới nay vẫn chưa xảy ra trường hợp sinh viên
nghèo nào phải bỏ học vì thiếu tiền học phí và chi phí học tập, sinh hoạt tối thiểu.


Việc tổ chức cho HSSV vay qua bảo trợ của gia đình, không phải vay trực tiếp như
trước đây đã góp phần làm giảm khả năng dư nợ.
Kết quả chưa đạt được
Có những khó khăn như: chương trình có nhu cầu vốn, thời gian dài nên có thời
điểm còn thiếu vốn để cho vay; UBND cấp xã tại một số địa phương thực hiện việc
khảo sát, điều tra bổ sung chưa kịp thời về các đối tượng được vay; một số trường
học, cơ sở đào tạo thực hiện xác nhận cho HSSV chưa đầu đủ, kịp thời; sự phối
hợp giữa cấp ủy chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội với Ngân hàng CSXH ở
một số nơi chưa tốt. thủ tục vay vốn còn rắc rối, nhiều nơi còn yêu cầu phải có xác
nhận của Hội phụ nữ, tổ tiết kiệm... rất mất thời gian của sinh viên và gia đình.
Giấy xác nhận của học sinh, sinh viên không do Hiệu trưởng ký mà do phòng Công
tác HSSV hoặc phòng đào tạo các trường ký là đúng quy định nhưng nhiều nơi
NHCSXH lại yêu cầu đích danh Hiệu trưởng ký thì mới làm thủ tục cho sinh viên
vay
Đánh giá các tác động của CS

Nhận định chung về chính sách “ hỗ trợ vay vốn cho sinh viên”
VI.

VI.1.

Có thể nói chính sách ưu đã đối với sinh viên là niềm hy vọng lớn tạo cơ hội thực
sự cho gia đình và học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục trên con đường
học tập của mình. Cùng với ưu nhược điểm của chính sách xét trên bình diện
chung chính sách đã đạt được mục tiêu đề ra. Chính sách đã thực sự đi vào cuộc
sống, nguồn vốn vay của nhà nước đã giúp hàng ngàn sinh viên có đủ kinh phí để
trang trải học phí và sinh hoạt để theo học. Cụ thể năm 2013 2504,6 tỷ với 425,313
snh viên vay. Sai phạm về sử dụng nguồn vốn vay sai đối tượng rất thấp chỉ dưới
1%. Với kết quả này bước đầu khẳng định chính sách đã thực hiện hiệu quả và thể
hiện nhiều ý nghĩa to lớn
Bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều vướng mắc. Vì là chính sách cho vay ưu đãi nên
nguồn vốn chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp còn chủ yếu phải được
cân đối từ ngân sách nhà nước hằng năm cấp cho ngân hàng chính sách để cho vay.
Tuy nhiên hết tháng 7 năm 2013 đã đạt gần 70% kế hoạch cả năm trong khi số
lượng sinh viên trúng tuyển vào các trường ĐH-CĐ tăng lên mạnh  nhu cầu vay
lớn. Tính bình quân 20% số sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học có hoàn
cảnh khó khăn muốn vay vốn. việc thiếu ngồn vốn cho vay đang đặt ra trước mắt.


Mặt khác trên thực tế có hiện tượng “ sinh viên ồ ạt vay tiền ưu đãi”- hiện tượng
đua nhau vay vốn diễn ra ồ ạt” nhà nhà đi vay người người đi vay”. Theo số liệu
phòng ĐH Bách Khoa cho biết ngày cao điểm nhà trường phải xác nhận hơn 200
trường hợp cần vay vốn. tình trạng của trời cho khó đòi diễn ra khá phổ biến do cử
nhân ra trường nhiều năm vẫn thất nghiệp hoặc lương thấp. vì vậy nếu sinh viên
vay trong suốt 4 năm học thì khoản nợ này sẽ lên tới gần 40 triệu đồng. Khoản nợ
này sẽ trở thành gánh nặng của bất cứ sinh viên nào khi ra khỏi trường.

Có thể nói chính sách ưu đãi cho sinh viên là một chính sách mà Đảng và Nhà
nước quan tâm hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Đảm bảo được
công bằng xã hộ hướng tới một xã hội có nguồn nhân lực chất lượng tốt. Góp phần
phát triển sự nghiệp đất nước.
VI.2.

Giải pháp cải thiện chính sách

Nhóm giải pháp của Chính Phủ
Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan
VI.2.1.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ, nhằm nâng cao ý thức của người dân, nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tổ trưởng Tổ tiết kiệm-vay vốn, phát huy hơn nữa vai
trò của các hội, đoàn thể và sự tham gia cụ thể, hiệu quả của các ngành liên quan.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, ngân hàng, địa phương và các tổ
chức xã hội để nắm bắt được con số học sinh, sinh viên được vay ở mỗi trường,
việc sử dụng vốn có đúng mục đích học tập hay không.
Tăng cường công khai, tuyên truyền mục đích chương trình
Mặt khác, thực hiện tốt việc công khai, dân chủ từ cơ sở trong thực hiện tín
dụng đối với học sinh, sinh viên, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng,
hạn chế thấp nhất các tiêu cực có thể xảy ra. Tăng cường tuyên truyền để người
dân thuộc đối tượng hiểu rõ được mục đích chương trình. Nghiên cứu, cải tiến quy
trình thủ tục hành chính giúp hộ vay vốn làm thủ tục thuận lợi.


Không những thế, hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội các địa phương
cũng cần thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác với các tổ
chức chính trị -xã hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ giao dịch lưu động và điểm
giao dịch tại cơ sở.

Cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền để triển khai tốt hơn trong giai
đoạn tới. Các bộ, ngành có liên quan cũng như Ngân hàng Chính sách xã hội cần
nỗ lực để hoàn thành tốt mục tiêu, tạo nên đội ngũ trí thức có tay nghề, đảm bảo
không để học sinh sinh viên nào phải bỏ học vì không đủ kinh phí.
Nhóm giải pháp của tổ chức cho vay
Xác định mức cho vay phù hợp với từng ngành nghề
VI.2.2.

Việc nâng hạn mức cho vay cần được quan tâm để đảm bảo chi phí theo giá
cả hiện hành. So với thời điểm mới triển khai chương trình, mức cho vay hiện nay
đã được thay đổi và trong thời gian tới sẽ tiếp tục thay đổi cho phù hợp.
Tuy nhiên, do đề án học phí đã được phê duyệt có sự khác biệt giữa các
ngành nghề đào tạo nên ngân hàng chính sách xã hội cần phối hợp với Bộ Giáo dục
và Đào tạo rà soát lại để xác định mức cho vay phù hợp với từng ngành nghề.
Trong thời gian tới, các đơn vị có thể xem xét mức cho vay để ngoài việc
đảm bảo học phí, chương trình còn có thể hỗ trợ phần nào việc ăn ở, sinh hoạt của
học sinh, sinh viên... Việc thu nợ phải trên nguyên tắc không gây sức ép lên học
sinh sinh viên, phải giúp họ có ý thức trách nhiệm trong việc trả nợ.
Quy định về yêu cầu sau khi vay vốn
Đặt ra yêu cầu về thành tích học tập sau khi vay vốn so với trước đó, nếu
VI.2.3.

không đạt “chuẩn” sẽ bị tạm cắt cho vay, không có tiến bộ thì sẽ cắt hẳn và truy thu
cả vốn và lãi”. Sinh viên được cho vay khi kết quả học kỳ đầu đạt học lực khá trở


lên. Điều này nếu có thông báo từ trước sẽ kích thích được sự cố gắng của sinh
viên.
Phía nhà trường phải tiến hành xét những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,
có học lực khá giỏi rồi trình lên NHCSXH. Ngân hàng sẽ cho vay bằng cách

chuyển tiền từ ngân hàng vào tiền học phí của sinh viên. Như vậy thủ tục rất nhanh
gọn. Việc trả nợ nhà trường phải nắm vai trò trung gian. Như vậy chắc chắn nhà
trường sẽ có trách nhiệm đối với chất lượng đào tạo của mình nếu muốn việc thu
hồi vốn được nhanh gọn.
Nhóm giải pháp cho cá thể đi vay
Đặt ra yêu cầu đối với cá nhân được vay vốn
VI.2.4.




Có tinh thần nghĩa vụ với khoản vay nợ.
Có tinh thần học tập, phấn đấu, chủ động tìm kiếm việc làm có thu nhập



thoát khỏi cuộc sống phụ thuộc và trả nợ đúng hạn quy định.
Khai báo thông tin đúng sự thật về hoàn cảnh gia đình, sử dụng vốn vay
đúng mục đích, hợp lý.
Tư vấn, định hướng nghề nghiệp
Tình trạng học sinh sinh viên ra trường không có việc làm hoặc việc làm thu
VI.2.5.

nhập thấp, việc làm không phù hợp với ngành được đào tạo chính là do chưa làm
tốt khâu kết nối giữa việc giới thiệu cho vay vốn với việc tư vấn, định hướng nghề
nghiệp cho con em các hộ gia đình trước khi quyết định lựa chọn ngành nghề.
Để Chương trình thực sự có ý nghĩa và lan tỏa rộng khắp tới từng hộ dân,
thời gian tới, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp cần quan
tâm hơn nữa tới hoạt động tín dụng đối với học sinh, sinh viên; thường xuyên rà
soát, tham mưu, bổ sung, hỗ trợ kịp thời đúng đối tượng. Các cơ sở giáo dục, đào

tạo và dạy nghề thực hiện tốt công tác tuyên truyền, định hướng giúp cho học sinh,
sinh viên nắm rõ và tiếp cận với chính sách ưu đãi từ Chương trình tín dụng.


BIÊN BẢN LIÊN QUAN
THỦ
PHỦ

TƯỚNG

CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________
_______________________________________


Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2007
Số: 157/2007/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH
Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,


QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong
thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí
ăn, ở, đi lại.
Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại
học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo
quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại
không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
- Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.


- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu
người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả
hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Điều 3. Phương thức cho vay:
1. Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ
gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách
xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người
còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà
trường đóng trụ sở.
2. Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Điều 4. Điều kiện vay vốn:
1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay
có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định này.

2. Đối với học sinh, sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được
vào học của nhà trường.
3. Đối với học sinh, sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang
theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp,
buôn lậu.
Điều 5. Mức vốn cho vay:
1. Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào
mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính
sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh
mức vốn cho vay.
Điều 6. Thời hạn cho vay:
1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận
vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao
gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.


2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay
đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các
trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay
được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thoả thuận với
đối tượng được vay vốn.
3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên
đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một
năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời
hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân
hàng Chính sách xã hội quy định.
Điều 7. Lãi suất cho vay:

1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.
2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Điều 8. Hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ:
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay, trả nợ bảo đảm
đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.
Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:
1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay
được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.
2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh
viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá
học.
3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp
đồng tín dụng.
Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn:
Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả
sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp
trả nợ trước hạn.
Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn:


1. Đến kỳ trả nợ cuối cùng, người vay có khó khăn chưa trả được nợ, phải có văn bản đề nghị gia
hạn nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ cho đối tượng vay vốn; thời gian
gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.
2. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không
được phép gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển thành nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã
hội phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và
chuyển nợ quá hạn.
Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan:
Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về quy chế xử lý

nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan:
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn nhà nước để cho học
sinh, sinh viên vay và kinh phí cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản lý để Ngân hàng Chính sách xã hội
thực hiện tốt việc cho học sinh, sinh viên vay vốn.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành:
a) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc quyền
quản lý phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện chính sách
tín dụng học sinh, sinh viên.
b) Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực
hiện xác nhận việc học sinh, sinh viên đang theo học tại trường có đủ điều kiện vay vốn quy định tại các
khoản 2, 3 Điều 4 Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy
ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp
luật và Quyết định này.
4. Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn hồ sơ xin vay vốn, trình tự và thủ tục
cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn đối với học sinh, sinh viên theo quy
định. Tổ chức huy động vốn để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp chặt chẽ,
thường xuyên với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong
quá trình cho vay để vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên
trong việc nhận tiền vay và đóng học phí.
5. Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là học sinh, sinh viên đã được vay vốn nhà nước theo quy
định tại Quyết định này có trách nhiệm đôn đốc học sinh, sinh viên chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc
trực tiếp trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội.


Điều 14. Xử lý vi phạm:
Các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy
định tại Quyết định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Điều khoản thi hành:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2007 và thay thế Quyết định số
107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh,
sinh viên. Các đối tượng đã được vay vốn theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5
năm 2006 được tiếp tục vay vốn theo quy định tại Quyết định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám
đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;

Nguyễn Sinh Hùngđãký


- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b). A.


×