Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệptrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.16 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG
THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY.......................................1
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới..................................................................1
2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam ..............................................................2
II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH
NGHIỆP...............................................................................................................3
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP..........................................................................3
IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP..........................................................................7
1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam.......................7
2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam.................8
V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI
SUẤT CHO DOANH NGHIỆP..........................................................................9
1. Dưới góc độ doanh nghiệp:..........................................................................9
2. Dưới góc độ các ngân hàng.........................................................................11
3. Dưới góc độ toàn xã hội..............................................................................12
VI/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,GIẢI PHÁP..........................................................14
PHỤ LỤC..................................................................................................... 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................17
§Ò TµI:
Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất
cho doanh nghiệptrong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn
cầu ở Việt Nam
Kinh tế thế giới phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần 80 năm
qua và đang để lại những hệ quả đáng lo ngại. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khủng
hoảng đã tàn phá thị trường bất động sản, ngành công nghiệp ôtô, thương mại, vận tải,
lương thực, năng lượng, công nghệ thông tin... Tài sản tiền tệ toàn cầu bị sụt giảm dẫn đến
tình trạng khan hiếm vốn lưu động ở hầu hết các lĩnh vực, khiến sản xuất đình đốn. Việt
Nam là một trong những bộ phần cấu thành của nền kinh tế thế giới, lại trong thời kỳ hội


nhập quốc tế, dĩ nhiên không tránh khỏi những tác động của cuộc khủng hoảng, bằng
chứng là tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
đang chậm lại, chỉ số CPI tăng cao, nhiều người bị mất việc làm…
Trước hoàn cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp để đối phó, trong
đó có chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho doanh nghiệp. Chúng ta hãy cùng phân tích để làm
rõ ý nghĩa cũng như hiệu quả của chính sách này đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời
gian vừa qua.
I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY.
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới.
Giống như hiệu ứng “domino”, cuộc khủng hoảng tín dụng bắt nguồn từ Mỹ đã lan dần
sang các nước thuộc khu vực Châu Âu, Châu Á và đến cả những quốc gia, khu vực tưởng
chừng ít chịu ảnh hưởng như Trung Đông. Từ năm 2008 đến nay, thế giới đang đứng trước
nhiều thử thách khốc liệt. Theo các nhà nghiên cứu, đây được coi là cuộc khủng hoảng
nặng nề nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ II.
IMF dự báo toàn bộ nền kinh tế thế giới sẽ suy giảm và sản lượng của các nền kinh tế
phát triển sẽ giảm 3 - 3,5% trong năm 2009 và chỉ tăng trưởng 0 - 0,5% trong năm 2010.
Kinh tế Nhật Bản được dự báo suy giảm mạnh nhất (5,8%), trong khi khu vực đồng Euro
thu hẹp 3,2% và Mỹ là 2,6%
1
. Chúng ta có thể quan sát thấy rõ điều này qua biểu đồ biểu
diễn tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo của IMF (phụ lục)
1
www.vietnamnet.vn
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 1
"Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu, ở mức
tồi tệ hơn so với tất cả các dự đoán trước đây". Hàng loạt các ngành sản xuất kinh doanh bị
đình đốn, hoạt động sản xuất của nhiều tập đoàn kinh tế bị đình trệ. Sự phá sản hàng loạt
ngân hàng và tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, sự sụt giảm của ngành sản xuất ôtô, sự
tuột dốc của thị trường chứng khoán, sự xuống dốc của thị trường bất động sản diễn ra

trầm trọng ở các nước có nền kinh tế phát triển. Xuất nhập khẩu bị suy giảm nặng nề. Số
người thất nghiệp năm 2009 sẽ tăng thêm 51 triệu người, làm cho thế giới có tới 230 triệu
người không có việc làm.
2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam
Năm 2008-2009 nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều thách thức: sự bấp bênh của thị
trường tài chính – tiền tệ do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt
là mối quan hệ lãi suất - tỷ giá - lạm phát; Ngân sách Nhà nước thiếu ổn định, khả năng
giảm tốc độ tăng thu là thực tế và rất rõ ràng.
Theo tổng cục thống kê, tình hình kinh tế đầu năm 2009 có dấu hiệu chững lại, giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 106 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đạt 8 tỷ USD, giảm
5% so với cùng kỳ năm 2008, kim ngạch nhập khẩu đạt 7,73 tỷ USD, giảm 43,1 % so với
cùng kỳ năm 2008. Đặc biệt, kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh ở những nhóm hàng phục
vụ cho hoạt động sản xuất, gây khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam năm 2009.
Do kinh tế khó khăn, số lượng công nhân mất việc làm dự báo có thể xảy ra ở ngành
dệt may, da giầy, chế biến thuỷ hải sản; cùng với đó là suy thoái kinh tế ở các thị trường
xuất khẩu nhiều lao động của Việt Nam như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản khiến cho
nhiều công nhân, lao động bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn, đã làm số lượng
người thất nghiệp tăng cao.Khu vực doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng
hoảng tài chính – tín dụng. Không chỉ các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá - dịch vụ thông
thường mà cả các doanh nghiệp là tổ chức tài chính như các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư,
các công ty chứng khoán, bảo hiểm… cũng gặp nhiều khó khăn lớn. Những dấu hiệu được
cảnh báo gần đây càng bộc lộ rõ như xuất khẩu hàng hoá giảm; khan hiếm nguồn vốn
ngoại, tỷ giá USD tăng; doanh nghiệp không mặn mà vay vốn ngân hàng, mặc dù lãi suất
giảm, vì không chọn được phương án kinh doanh trước quá nhiều bất ổn bên trong và bên
ngoài.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ
chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh với giá trị gần 17000 tỷ đồng với
mong muốn: chính sách sẽ trở thành một cú hích quan trọng nhằm giúp nền kinh tế đất
nước nhanh chóng thoát khỏi suy giảm, vượt qua giai đoạn khủng hoảng…

Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 2
II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP.
Ngày 23/1/2009, Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra quyết định 131/QĐ-TTg về việc hỗ
trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh trong năm
2009 với mức hỗ trợ lãi suất 4%/năm. Nội dung chính bao gồm:
- Mục tiêu: nhằm giảm bớt áp lực, tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp vượt
qua giai đoạn khó khăn trước mắt, vực lại hoạt động xuất khẩu đang trên đà giảm sút.
Chính phủ kỳ vọng hỗ trợ giảm lãi suất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác
động của khoảng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới.
- Đối tượng áp dụng: các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng thương mại cổ
phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam,
ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương .
- Phạm vi áp dụng: Các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam theo các
hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong năm 2009 của các tổ chức (doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình...), cá nhân để làm vốn lưu động sản xuất - kinh doanh
- Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp
đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến
ngày 31 tháng 12 năm 2009.
- Mức hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn
cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian nêu trên. Khi thu lãi vay, các NH thương mại
giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay.
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO
DOANH NGHIỆP.
Chúng ta biết rằng chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Việc tăng hoặc
giảm chi phí sản xuất tác động lớn đến hành vi của doanh nghiệp. Cụ thể là khi chi phí
tăng, với một lượng vốn nhất định, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt
giảm sản lương, hệ lụy tất yếu của nó là doanh nghiệp cắt giảm lao động, số lao động mất
việc làm tăng lên. Như vậy, hành vi cá nhân của doanh nghiệp gây ra một ngoại ứng tiêu

cực đối với người lao động. Đối với toàn bộ nền kinh tế, hành vi này gây ra một ngoại ứng:
làm tổng sản phẩm của nền kinh tế giảm, thất nghiệp gia tăng, gây sức ép lên nền kinh tế.
Khi không nhận được một sự hỗ trợ nào, tất yếu là cung hàng hóa dịch vụ của doanh
nghiệp sẽ giảm, sản lượng giảm, mức giá tăng.
Đồ thị quan hệ cung cầu sau sẽ minh họa cụ thể điều này:
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 3
P’
P
E’
E
Q

Q
D
S’
S
Mức giá, chi phí
Số hàng hóa,
dịch vụ

• Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tao ra trong
quá trình sản xuất.
• Trục tung biễu diễn mức giá và chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
• D: đường cầu hàng hóa, dịch vụ của thị trường.
• S: đường cung hàng hóa của doanh nghiệp.
Điểm E là điểm tối ưu, tại đó xác định mức giá P và sản lượng Q đạt hiệu quả Pareto.
Khi chi phí tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cung giảm, đường cung dịch chuyển từ S
sang S’.Với đường cung S’ xác định điểm cân bằng mới E’ tại đó xác định mức giá cân
bằng và sản lượng cân bằng mới Q’. Trong đó: P’>P và Q’<Q. Tức là mức giá đã tăng so
với trước và sản lượng giảm so với trước.

Để đơn giản, ta coi như vốn để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình là vay từ Ngân hàng Thương mại (NHTM). Việc doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh chính là việc tiến hành các dự án. Lãi suất ngân hàng chính là chi phí thực hiện các
dự án này. Dưới đây là đồ thị mối quan hệ giữa lãi suất và số dự án của doanh nghiệp.

Đồ thị trên phản ánh mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số Dự án mà
doanh nghiệp sẽ thực hiện. Khi lãi suất giảm thì số dự án sẽ tăng lên và ngược lại. Trên đồ
thị, khi lãi suất giảm từ i
1
xuống i
2
, số dự án tăng từ Q
1
đến Q
2.
Việc mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đương với số dự án được thực hiện sẽ tăng
lên. Hành vi này của doanh nghiệp không chỉ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao
động thu nhập của họ tăng (người lao động được hưởng ngoại ứng tích cực) mà đối với
toàn nền kinh tế, GDP sẽ tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 4
i
1
i
2
Q
1
Q
2
Lãi suất DN phải

trả NHTM
Số dự án mà DN
sẽ thực hiện
Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ở Việt Nam, các
doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Các doanh nghiệp cắt giảm sản
lượng, cắt giảm lao động. Đội quân mất việc làm tăng lên gây sức ép lên nền kinh tế.
Quyết định của doanh nghiệp tương ứng với số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhỏ
hơn số dự án mà xã hội mong muốn được doanh nghiệp thực hiện. Do đó, để đạt mức mà
xã hội mong muốn, chính phủ trong vai trò của người cha sẽ phải can thiệp vào thị trường
để khắc phục ngoại ứng tích cực. Chính phủ sẽ phải tiến hành trợ cấp để các doanh nghiệp
cảm thấy lợi ích của mình tăng lên từ đó thực hiện thêm nhiều dự án mới. Vấn đề đặt ra là
chình phủ phải can thiệp như thế nào?
Ta đã biết mối quan hệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số dự án mà các doanh nghiệp
sẽ tiến hành. Chính phủ có thể tác động vào lãi suất (giảm lãi suất) mà doanh nghiệp phải
trả cho các Ngân hàng Thương mại giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện mở rộng
sản xuất kinh doanh. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chính sách hỗ trợ 4%
lãi suất cho doanh nghiệp đang được áp dụng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay. Chính sách
này sẽ khắc phục thất bại thị trường là ngoại ứng như thế nào, ta xem xét đồ thị sau.
• Trục hoành biểu diễn số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư.
• Trục tung biểu diễn lợi ích cận biên mà doanh nghiệp nhận được cũng như chi
phí cận biên doanh nghiệp phải bỏ ra khi có thêm một dự án được thực hiện.
• MC, MPB: Chi phí cận biên và lợi ích cận biên của doanh nghiệp
• MEB.MSB: Lợi ích ngoại ứng biên và lợi ích xã hội cận biên khi có thêm một
dự án được thực hiện.
Khi chưa có hỗ trợ lãi suất của chính phủ, cân bằng thị trường được xác định tại E, xác
định mức giá P và sản lượng Q. Tuy nhiên do quyết định mở rộng sản xuất của doanh
nghiệp tạo ra ngoại ứng tích cực (như trên đã trình bày) nên điểm cân bằng mà xã hội
mong muốn là Q
1
(Q

1
>Q).
Để đưa số dự án doanh nghiệp sẽ thực hiện lên mức mà xã hội mong muốn thì chính
phủ phải tiến hành trợ cấp một khoản trợ cấp s để lợi ích doanh nghiệp tăng lên là MPB’:
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 5
MEB
N
E
MPB
H
P
2
P
1
Q
Q
1
MPB’=MPB+S
MC
MB, MC
Q
P
MSB=MPB+MEB
S
MPB’= MPB+s. Hình thức trợ cấp là thông qua hỗ trợ lãi suất, khi NHTM thu lãi cho vay
đối với các doanh nghiệp sẽ giảm trừ cho các doanh nghiệp số tiền lãi đúng bằng 4% tính
trên số tiền vay.
s là số tiền trợ cấp mà chính phủ trích ra từ ngân sách tương đương với 4% lãi suất
doanh nghiệp phải trả cho NHTM khi vay vốn để thức hiện thêm một dự án. Khi được
hưởng hỗ trợ này, lợi ích của doanh nghiệp tăng. Đường MPB dịch chuyển sang phải

( đường MPB’). Khoảng cách giữa MPB và MPB’ đúng bằng s. Cân bằng mới được thiết
lập tại đó số dự án là Q
1,
mức giá là P
1
.Tổng mức trợ cấp là diện tích hình chữ nhật
P
1
P
2
MN. Khi số dự án tăng lên, số hàng hóa dịch vụ được tạo ra sẽ tăng lên, GDP tăng và
số người lao động có việc làm tăng. Để làm rõ hơn tác động của chính sách hỗ trợ này trên
cơ sở lý thuyết , chúng ta cùng xem đồ thị sau.
• Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra.
• Trục tung biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ.
Trước khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp cung ứng lượng hàng hóa được biểu diễn
trên đường cung S,cân bằng thị trường tại E với mức giá P và sản lượng Q. Sau khi có hỗ
trợ lãi suất,doanh nghiệp cảm thấy lợi ích của mình tăng lên nên tiến hành vay vốn nhiều
hơn để thực hiện nhiều dự án hơn, tăng cung, đường cung dịch chuyển sang phải (là S
s
).
Khoảng cách giữa hai đường cung là lượng trợ cấp s. Cân bằng mới được thiết lập tại E
s
với mức giá P
1
là sản lượng Q
1,
trong đó P
1
>P và Q

1
>Q. Như vậy chính sách hỗ trợ 4% cho
doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ về phía doanh nghiệp mà còn mang tính hỗ trợ cho cả
người tiêu dùng. Mức giá hàng hóa người tiêu dùng phải trả là P
1
giảm so với trước khi hỗ
trợ là P. Mức giá mà doanh nghiệp thực sự nhận được khi cung ứng hàng hóa dịch vụ tăng
hơn trước đó là P
2
với P
2
=P
1
+s. Chính sách này đã phát huy được tác dụng tích cực của
ngoại ứng mà hành vi mở rộng sản xuất của doanh nghiệp đã tạo ra cho xã hội, đồng thời
đã khắc phục được tính phi hiệu quả của quyết định cắt giảm sản lượng của doanh nghiệp,
thay vào đó doanh nghiệp vẫn tiến hành sản xuất ở mức mà xã hội mong muốn (tức là
thực hiện số dự án mà xã hội mong muốn).
Nhóm 2 - Lớp Kinh tế Công cộng 9 6
E
S
E
P
2
P
1
Q
Q
1
P

D
S
S
S
S
P
Q

×