Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.29 KB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Tên đề tài: Tác động tích cực của đầu tư quốc tế
đối với các nước nhận đầu tư
GV hướng dẫn: cô Trần Thị Phương Thủy
Nhóm thực hiện: nhóm Cuốn theo chiều sóng
Mã lớp: 04

1


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Họ và tên

MSSV



Ghi chú


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do nghiên cứu đề tài........................................................................................... 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
5. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 2
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ................................................. 5
1.1

Khái niệm của đầu tư quốc tế .......................................................................... 5

1.2

Nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế ............................ 6

1.3

Các hình thức của đầu tư quốc tế .................................................................... 7

1.3.1

Căn cứ vào quyền điều hành quản lý đối tượng đầu tư ........................... 7

1.3.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) ....................................................... 7

1.3.2
1.3.2

Đầu tư gián tiếp ...................................................................................... 9
Căn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư : ............................................ 10

1.3.2.1 Đầu tư nhà nước: .................................................................................. 10
1.3.2.2 Đầu tư của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế ................................. 10
1.3.2.3 Đầu tư tư nhân ...................................................................................... 10

3


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NƯỚC
NHẬN ĐẦU TƯ ........................................................................................................... 11
2.1

Với các nước phát triển .................................................................................. 11

2.1.1

Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực công nghệ hiện

đại của nền kinh tế ................................................................................................ 11
2.1.2

Góp phần giải quyết được những khó khăn về kinh tế - xã hội: việc làm

tăng thu cho ngân sách, lấp lỗ hổng cơ cấu .......................................................... 12
2.1.3


Tạo ra môi trường cạnh tranh từ đó thúc đẩy sự đổi mới công nghệ,

phát triển kinh tế ................................................................................................... 13
2.1.4
2.2

Mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm .............................................. 13

Đối với các nước đang phát triển ................................................................... 14

2.2.1

Giải quyết vấn đề thiếu vốn để phát triển nền kinh tế ........................... 14

2.2.2

Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa ............................................................................................................. 16
2.2.3

Tạo cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực.................................. 17

2.2.4

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách ... 19

2.2.5


Tiếp nhận công nghệ mới, kỹ năng – kinh nghiệm quản lý của các nước

ngoài

20

2.2.6

Thúc đẩy hội nhập, phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối

ngoại khác, đặc biệt là thương mại quốc tế .......................................................... 21
2.2.7

Giúp các nước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: ............................................. 22


CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................................. 23
3.1

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng và

phát triển của nền kinh tế Việt Nam ....................................................................... 23
3.2

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn

đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng trưởng kinh tế đất
nước 23
3.3


Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng

cao năng lực sản xuất công nghiệp .......................................................................... 25
3.4

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ

tiên tiến vào Việt Nam .............................................................................................. 27
3.5

Tạo cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực ........................................ 27

3.6

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần giúp Việt Nam tiếp cận và mở

rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu ........................................... 29
3.7

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ

động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới của Việt Nam................................. 30
CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ PHÁT HUY TÍNH TÁC
ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 32
4.1

Đối với nước tiếp nhận đầu tư ....................................................................... 32

4.1.1


Về phía nhà nước ..................................................................................... 32

4.1.2

Về phía doanh nghiệp .............................................................................. 33

4.2

Đối với Việt Nam ............................................................................................ 36
5


4.2.1

Hệ thống pháp luật và chính sách đầu tư quốc tế của Việt Nam ........... 36

4.2.2

Định hướng phát triển đầu tư quốc tế của Việt Nam ............................. 36

4.2.3

Biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ................... 37

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 39


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài

Trong nền kinh tế thế giới hiện hiện nay, quan hệ kinh tế giữa các quốc gia không
chỉ dừng lại ở sự trao đổi về hàng hóa, dịch vụ mà còn mở rộng sang sự dịch chuyển các
nguồn lực sản xuất như vốn, khoa học công nghệ, sức lao động, … Trong đó sự dịch
chuyển các nguồn vốn quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Sự dịch chuyển này
được gọi là đầu tư quốc tế và là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu
của quan hệ kinh tế quốc tế.
Thực tế, đầu tư quốc tế đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nguồn vốn đầu tư quốc tế đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế của những quốc gia đang có nhu cầu mà không đủ khả năng tạo ra
nguồn vốn từ trong nước. Và cả những quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế
thế giới như Mỹ, Nga hay Trung Quốc cũng cần đến đầu tư nước ngoài để phát triển kinh
tế trong những thời kì nhất định.
Đối với nước ta, nguồn vốn đầu tư nước ngoài này cũng đã phần nào giúp nước ta
thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; cải thiện đời sống nhân dân; củng cố an ninh
quốc phòng và tạo điều kiện giúp cho đất nước phát triển nhanh hơn vào đầu thế kỷ 21;
thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, hòa nhập
vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Vì những lẽ trên, yêu cầu về việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình, tìm
hiểu kỹ về các tác động của đầu tư quốc tế là vô cùng khách quan, thực tế và cấp thiết.
Không chỉ vậy, trên cơ sở đó, chúng ta còn phải nhận xét, đưa ra các giải pháp nhằm phát
huy các mặt tích cực, hạn chế những khiếm khuyết của đầu tư quốc tế. Đồng thời, chúng
ta cũng không được quên liên hệ thực tiễn, cũng như áp dụng những kết quả nghiên cứu
vào tình hình Việt Nam hiện nay.
1


Tuy nhiên, vì lý do phạm vi nghiên cứu hạn hẹp, nhóm chúng tôi chỉ có thể thực
hiện nghiên cứu xoay quanh những vấn đề liên quan đến mặt tích cực của đầu tư quốc tế
đối với nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư tế quốc tế là gì? Nó đem lại cho các nước nhận đầu
tư những ích lợi gì? Có nên duy trì, mở rộng đầu tư quốc tế hay không?… Để trả lời cho

những câu hỏi trên, nhóm tác giả quyết định chọn chủ đề “Tác động tích cực của đầu tư
quốc tế quốc đối với nước nhận đầu tư” làm đề tài bài tiểu luận của nhóm.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý luận, khái niệm cơ bản về đầu tư quốc tế, phân loại đầu tư
quốc tế, tạo cái nhìn tổng quan về đầu tư quốc tế
- Điểm qua những thực trạng, tác động tích cực của đầu tư quốc tế đối với các nước
nhận đầu tư nói chung và Việt Nam nói riêng
- Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường phát huy tác động tích cực của đầu tư
quốc tế đối với các nước nhận đầu tư và cả Việt Nam
3. Đối tượng nghiên cứu
Đầu tư quốc tế và những tác động tích cực của nó đối với nước tiếp nhận đầu tư.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tại bàn kết hợp với phân
tích tổng hợp, đối chiếu, so sánh, thống kê các số liệu, thông tin từ sách, báo, tạp chí, ấn
phẩm chuyên ngành… có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
5. Tổng quan nghiên cứu
5.1 “Tính chất hai mặt của chính sách vay nợ và thu hút đầu tư nước ngoài”
Bài nghiên cứu của tác giả Ts. Nguyễn Minh Phong, viện Nghiên cứu và Phát
triển Hà Nội, năm 2011.

2


Tác giả đã phân tích những lợi ích hiển nhiên to lớn từ dòng vốn nước ngoài qua
các kênh thu hút khác nhau cũng như những mặt trái của chúng mà chúng ta cần phải tỉnh
táo nhận diện. Trước hết là những vấn đề liên quan đến cơ cấu nợ và quản lý nợ: các
nước cần chủ động và tỉnh táo để có thể làm chủ được khoản vay, tránh hao hụt cho tham
nhũng hay sử dụng nợ sai mục đích và khuyến khích đầu tư tăng dần nguồn vốn bên
ngoài. Đồng thời, tác giả còn phân tích những tác động tích cực khi dòng vốn đầu tư gián
tiếp đổ dồ vào trong nước, nhất là trên thị trường chứng khoán. Một mặt, trực tiếp làm

tăng tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã
hội, góp phần tích cực vào phát triển thị trường. Mặt khác, góp phần tăng cường cơ hội
và đa dạng hóa các phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập
đông đảo của người dân trong quá trình hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, các giả còn chưa nói rõ mối quan hệ giữa việc vay nợ và việc thu hút
đầu tư nước ngoài để có chính sách cân đối cân bằng trong việc làm tăng lợi ích tối đa
cho nước nhận đầu tư đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài.
5.2 "Đánh giá thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
(ODA) ở Việt Nam giai đoạn 1993 - 2009". Bài nghiên cứu do nhóm các tác giả
thuộc ngành Khoa học kinh tế thực hiện, Nhà Kinh tế trẻ - năm 2010.
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển, nhóm các tác
giả đã khái quát những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc thu hút và ODA những lợi
ích to lớn trong việc sử dụng nguốn vốn ODA tại nước nhận đầu tư mà cụ thể ở đây việt
Nam. Trong giai đoạn 1993- 2000, nguồn viện trợ đã giúp Việt Nam không những thoát
khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng mà còn tạo ra những bước tiên vượt
bậc với việc tải thiện tình hình chính trị đối ngoại, kinh tế trong nước đạt mức cao, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Và trong giai đoạn tiếp theo, nguồn vốn tiếp tục tăng
mạnh mẽ để dùng cho đầu tư cho các lĩnh vực phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hệ
thống đường cao tốc, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm song song với việc nâng cao kết

3


cấu hạ tần kỹ thuật ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn phù hợp với chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên, Tác giả vẫn còn chưa nói rõ việc tận dụng mối liên hệ giữa nguồn vốn
ODA với các nguồn vốn khác trong việc thúc đẩy cũng như tạo ra những bước tiến vượt
bậc trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn Việt Nam.
5.3 "Tác động của thu hút FDI tới chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Thị Mơ, trường Đại học Kinh tế, năm 2011.

Trong đề tài luân án Thạc sỹ, tác giả Nguyễn Thị Mơ sử dụng phương pháp trừu
tượng hóa khoa học để gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu những yếu tô ngẫu nhiên, đơn
giản và tạm thời để tìm ra bản chất vấn đề cũng như quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn đề cập rõ cơ sở của đầu tư trực tiếp nước ngoài; các
chính sách về tác động của đầu tư trục tiếp nước ngoài đối với quá trình đổi mới kinh tế;
đặc biệt làm rõ thực tiễn và nhấn mạnh những tác động tích cực trong hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay thông qua đường lối chính sách của nhà
nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình phục vụ
cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Tuy nhiên, tác giả còn chưa khái quát rõ mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay những dẫn chứng cụ thể đang diễn ra ở
Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm của đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó diễn ra việc di
chuyển các phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của quan hệ kinh tế quốc tế trên phạm vi
toàn thế giới để tiến hành các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, nhằm thu
được lợi nhuận hoặc các mục tiêu kinh tế khác.
Chủ thể của đầu tư quốc tế là:
- Các tổ chức quốc tế: Tiêu biểu là EU, OPEC, ADB,WB, các tổ chức của Liên
hợp quốc.
- Chính phủ của các quốc gia: Chính phủ của các quốc gia là một chủ thể đầu tư
tích cực trong hình thức viện trợ. Ví dụ: Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam trong
lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng hay Úc viện trợ cung cấp học bổng cho
sinh viên Việt Nam du học.

- Tư nhân: là các công ty, các hãng. Đầu tư tư nhân có thể là đầu tư trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua mua trái phiếu hoặc cổ phiếu... Trong đầu tư tư nhân, phổ
biến nhất là đầu tư của các công ty xuyên quốc gia (TNCs).
Phương tiện đầu tư (vốn đầu tư) được góp dưới các hình thức sau:
- Tiền: có thể là ngoại tệ mạnh, bàn tệ… tùy theo quy định của từng nước nhận
đầu tư.
- Tài sản hữu hình:các tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hóa, các công trình xây
dựng khác…
5


- Tài sản vô hình: sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh,
nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hóa…
Ngoài ra còn có các phương tiện đầu tư đặc biệt khác : cổ phiếu, vàng bạc đá quý

1.2 Nguyên nhân hình thành và phát triển của đầu tư quốc tế
- Thứ nhất, đó là do trình độ phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất và
phân bố không đồng đều giữa các yếu tố sản xuất của sản xuất xã hội giữa các quốc gia.
Các yếu tố đó là vốn, sức lao động, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Một quốc
gia đơn lẻ khó mà có đầy đủ các yếu tố sản xuất đó. Giữa các quốc gia luôn có sự khác
biệt và bổ sung cho nhau về các yếu tố sản xuất, đồng thời tồn tại sự không đồng đều
trong trình độ phát triển. Các quốc gia phát triển có thế mạnh về vốn và công nghệ, trong
khi các quốc gia đang phát triển có nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên chưa
được khai thác hiệu quả . Chính sự khác biệt đó giữa các quốc gia đã làm nảy sinh nhu
cầu trao đổi, nhu cầu di chuyển về hang hóa sức lao động và cả về vốn. Nếu như sự di
chuyển về hàng hóa dịch vụ đã làm nên thương mại quốc tế thì việc di chuyển các
phương tiện đầu tư làm xuất hiện đầu tư quốc tế
- Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo nên môi trường
thuận lợi cho việc di chuyển các nguồn lực trong đó có đầu tư, giữa các nước.
Toàn cầu hóa đã làm thành mạng lưới kết nối các quốc gia cả về giao thông vận

tải, thông tin liên lạc cũng như kinh tế. Tiến bộ công nghệ đã rút ngắn khoảng cách giữa
các quốc gia, những rào cản đối với việc di chuyển vốn đã được dỡ bỏ
- Thứ ba, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng là động lực thúc đẩy dịch
chuyển đầu tư quốc tế. Điều này xuất phát từ việc yêu cầu ngày càng lớn đòi hỏi phải có
sự kết hợp giữa các quốc gia, và vòng đời công nghệ ngày càng ngắn dẫn tới nhu cầu
chuyển giao đầu tư và công nghệ ra nước ngoài tăng lên

6


- Thứ tư, đầu tư quốc tế là một phương thức hữu hiệu để vượt qua hàng rào bảo hộ vô
cùng tinh vi chặt chẽ của các nước, xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, bành trướng sức
mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia
- Thứ năm, đầu tư quốc tế là một hình thức quan trọng nhằm nâng cao uy tín quốc tế
và thực hiện các mục đích chính trị. Mỗi nước tùy theo chiến lược của mình, có thể có
những ưu tiên đầu tư khác nhau. Tình hình trên thể hiện đặc biệt rõ trong các khoản viện
trợ, nơi mà tài trợ thường luôn đi kèm với điều kiện ràng buộc nước nhận đầu tư

1.3 Các hình thức của đầu tư quốc tế
1.3.1 Căn cứ vào quyền điều hành quản lý đối tượng đầu tư

1.3.1.1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )

1.3.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm:
Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức của đầu tư quốc tế, trong
đó đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc một phần vốn lớn và dự án đầu tư, cho phép họ
giành quyền quản lý hoặc trực tiếp tham gia quản lý dự án đầu tư.
Đặc điểm:

- Chủ đầu tư giành quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp đầu tư với yêu cầu
chủ đầu tư phải góp một lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu do luật pháp nước chủ nhà quy
định.
- Quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức góp vốn của các bên
trong tổng số vốn pháp định.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp và được phân chia theo tỉ lệ góp vốn.
1.3.1.1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài:

7


- Đầu tư mới (Greenfield Investment): là việc nhà đầu tư tiến hành xây dựng các cơ
sở kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài hoặc mở rộng cơ sở kinh doanh hiện có. Đây
là hình thức đầu tư truyền thống.
Ví dụ: Trong hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT): là hình thức
đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh
doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; và khi hết thời hạn, nhà
đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước chủ nhà.
Ngoài hình thức BOT còn có hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (BTO)
hay hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) có xu hướng phát triển trong những năm gần
đây, và rất thích hợp cho các lĩnh vực như các công trình kết cấu hạ tầng có khả năng
khai thác: đường giao thông, cảng, sân bay, cầu,…
- Mua lại và sáp nhập ( M & A : Merger and Acquisition ): là hình thức đầu tư dưới
dạng nhà đầu tư tiến hành mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài vào
cơ sở kinh doanh của mình, hoặc mua lại cổ phiếu để tham gia điều hành doanh nghiệp
đó.
Các hình thức mua lại và sáp nhập:
+ Sáp nhập theo chiều ngang: là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong
cùng một ngành kinh doanh.

Ví dụ: Năm 2002, hãng sản xuất ô tô General Motors Corp (GM) của Hoa Kỳ
đầu tư 251 triệu USD để mua 42,1% cổ phần trong tổng tài sản của nhà sản xuất
ô tô Hàn Quốc Daewoo Motors, tạo thành một thương hiệu mới GM Daewoo.
+ Sáp nhập theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập của các công ty khác nhau trong
cùng một dây chuyền sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.
Ví dụ: Sát nhập giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm.

8


+ Sáp nhập tập đoàn: là việc sáp nhập giữa các công ty kinh doanh trong các lĩnh
vực khác nhau.
1.3.2

Đầu tư gián tiếp

1.3.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư vốn nhưng không tham gia trực tiếp vào việc điều hành quản lý đối tượng
đầu tư. Nhà đầu tư thu lợi nhuận thông qua thu nhập của chính khoản hoặc lãi suất của số
tiền cho vay.
Đặc điểm:
- Chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở tỷ lệ góp vốn tối đa, với mức này chủ đầu
tư nước ngoài không tham gia trực tiếp điều hành dự án.
- Chủ đầu tư nước ngoài thu được lợi nhuận thông qua lãi suất cho vay hoặc lợi tức
cổ tức.
- Nguồn vốn được cung cấp bởi các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ (NGO) và tư nhân.
1.3.1.2.2 Các loại hình đầu tư gián tiếp
- Đầu tư chứng khoán: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước

mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức
khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiển soát trực tiếp đối với
tổ chức phát hành chứng khoán. Đầu tư chứng khoán có thể dưới dạng mua cổ phiếu hoặc
trái phiếu và các công cụ tài chính khác.
- Đầu tư dưới dạng cho vay - tín dụng quốc tế: là hình thức đầu tư quốc tế trong đó
chủ đầu tư cho nước ngoài vay vốn và thu lợi nhuận từ số tiền lãi cho vay.
9


- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) : là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại,
có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ
chức kinh tế tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang phát
triển, chậm phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của những nước này.
Căn cứ vào chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư :

1.3.2

1.3.2.1 Đầu tư nhà nước:
Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ sở hữu nguồn vốn đầu tư là chính phủ
các nước. Nguồn vốn đầu tư thực hiện chủ yếu thông qua hình thức ODA.
1.3.2.2 Đầu tư của các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế
Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó nguồn vốn đầu tư là của các tổ chức kinh
tế tài chính quốc tế như: WB, ADB, IMF, OECD, OPEC… Nhìn chung các
khoản đầu tư này thường đi kèm với các điều khoản ngặt nghèo đối với nước
tiếp nhận đầu tư như: cần phải tiến hành cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh
nghiệp nhà nước, mở rộng thị trường, cải cách chính sách kinh tế vĩ mô.
1.3.2.3

Đầu tư tư nhân


Là hình thức đầu tư trong đó nguồn vốn đầu tư là của các công ty, các tập đoàn
công ty thuộc chủ sở hữu tư nhân.

10


CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ
2.1 Với các nước phát triển
2.1.1 Góp phần tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, năng lực công nghệ hiện đại
của nền kinh tế
Cơ sở vật chất, kĩ thuật, công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế, thể hiện mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Hoạt động đầu tư quốc tế
có vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển khoa học – công nghệ, giúp các
nước phát triển tiếp nhận đầu tư quốc tế tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao năng lực
công nghệ hiện đại, từ đó thúc đầy nền kinh tế phát triển.
Hoạt đầu đầu tư quốc tế, đặc biệt dưới hình thức đầu tư trực tiếp (FDI) gây ra hiệu
ứng tích cực đối với các doanh nghiệp của các nước tiếp nhận đầu tư. Để công nghệ mới
và tiên tiến phục vụ hoạt động sản xuất thì cần trao đổi, chuyển giao công nghệ giữa các
nước. Do hoạt động chuyển giao công nghệ ngày càng phức tạp do vậy chuyển giao công
nghệ thông qua FDI là một kênh chuyển giao hiệu quả và chi phí thấp. Nhờ hoạt động
trao đổi, chuyển giao công nghệ, khoảng cách công nghệ giữa nước đầu tư và nước tiếp
nhận đầu tư được thu hẹp, nước nhận đầu tư sẽ có cơ hội nâng cao năng lực công nghệ
vốn đã phát triền của mình.
Ví dụ: Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ
chuyên gia ở Mỹ. Các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để
sử dụng các chuyên gia người mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không
chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách
tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu
tư vào Mỹ. Và việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận

sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem
11


là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay
việcTCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL – Thompson
Electronics, viện National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác
dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.

2.1.2 Góp phần giải quyết được những khó khăn về kinh tế - xã hội: việc làm tăng
thu cho ngân sách, lấp lỗ hổng cơ cấu
Vấn đề việc làm:
Đầu tư quốc tế phần lớn đã giải quyết được vấn đề lao động tại các nước tiếp nhận
đầu tư về cả số lượng và chất lượng, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong nước có
hiệu quả. Về nâng cao thu nhập, người lao động tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
thường cao hơn so với làm tại các doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân là do sản
lượng sản xuất tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn doanh
nghiệp trong nước, lao động có chất lượng cao hơn, có thị trường rộng lớn và qui mô lớn
hơn.
Ở nhiều quốc gia hoặc địa phương, thuế tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
là nguồn ngân sách quan trọng, Vì vậy, việc tiếp nhận đầu tư góp phần tăng ngân sách,
giải quyết được vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội.
Vấn đề lấp lỗ hổng cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu đầu tư của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác là tổng
thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế. Và trong ba yếu tố cấu
thành nên cơ cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia (cơ cấu thành phần kinh tế,
cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế) thì cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan
nhất quyết định hình thức của các cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, bất kì lỗ hổng trong cơ
cấu ngành kinh tế cũng có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu kinh tế một quốc gia. Hoạt
động đầu tư nước ngoài kèm theo vốn, công nghệ mới, kĩ năng và trình độ quản lý có tác

12


động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tế, giúp các nước phát triển cải thiện được các khó
khăn về vấn đề kinh tế, góp phần xóa bỏ lỗ hổng về cơ cấu.

2.1.3 Tạo ra môi trường cạnh tranh từ đó thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, phát
triển kinh tế
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến
khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại, tạo sức ép buộc các doanh
nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao
chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh tranh cao.
Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh” của
mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát
triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường. Chính sự tồn tại khách quan
và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp
nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu
khách quan trong nền kinh tế. Đầu tư nước ngoài thúc đẩy việc tạo ra môi trường cạnh
tranh giữa các nước, công ty khi các nước, công ty cạnh tranh để lấy lợi thế từ môi trường
đầu tư. Từ đó, kĩ thuật, công nghệ sẽ không ngừng đổi mới thúc đẩy nền kinh tế phát triển
mạnh.

2.1.4 Mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm
Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, tăng thị phần nâng cao vị
thế của mình trên thị trường trong nước và trên thế giới. Do vậy, muốn tồn tại và phát
triển thì các doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và phát triển thị trường của mình.
Các doanh nghiệp của các nước tiếp nhận đầu tư khi nhận đầu tư sẽ có cơ hội mở rộng thị
trường tiêu sản phẩm thụ nhờ các lợi ích từ nước chủ nhà.
Lượng tiền rút khỏi các thị trường mới nổi trong quý I/2014 vượt cả năm 2013, số

vốn chảy vào các nền kinh tế phát triển tăng gấp 2,5 lần so với cả năm ngoái là những
13


dấu hiệu cho thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên phạm vi toàn cầu
đang chuyển dịch mạnh.
Số liệu của Cơ quan Giám sát dòng vốn EPFR cho thấy trong quý 1/2014, các nhà
đầu tư toàn cầu đã rút 41 tỷ USD khỏi các thị trường mới nổi - cao hơn nhiều so với 26,7
tỷ USD cả năm 2013. Trong khi đó, vốn đầu tư vào các nước phát triển như Nhật Bản,
Mỹ, Đức… lên đến 95,6 tỷ USSD, gấp 2,5 lần cả năm ngoái.

2.2 Đối với các nước đang phát triển
2.2.1 Giải quyết vấn đề thiếu vốn để phát triển nền kinh tế
Thúc đẩy hội nhập, phát triển và mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại khác, đặc
biệt là thương mại quốc tế.
Trên thực tế cho thấy rằng, ở các nước đang phát triển thì nguồn thu chủ yếu của
Chính phủ là thuế, thuế ở các nước này mặc dù có tỷ lệ đánh thuế cao nhưng do dung
lượng nền kinh tế nhỏ nên ngân sách thu được từ thuế nhỏ. Bên cạnh đó do nhu cầu phát
triển của đất nước ngày càng cao nên chi tiêu của Chính phủ tại các nước đang phát triển
ngày càng lớn, trợ cấp người dân ngày càng tăng nhằm cải thiện đời sống và hàng năm
Chính phủ lại phải trả một khoản nợ lớn cho nước ngoài. Như vậy, ta có thể kết luận
rằng, tiết kiệm từ khu vực Chính phủ của các nước đang phát triển là thấp không thể tạo
ra động lực để phát triển kinh tế đât nước.
Mặt khác, các công ty ở các nước đang phát triển hoạt động kém hiệu quả. Các
doanh nghiệp nhà nước thường lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu, cơ chế hoạt
động kém linh hoạt, còn phải phụ thuộc nhiều vào Chính phủ. Còn các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh có xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng, nhưng trong giai đoạn
đầu các công ty này hoạt động mang tính chất đơn lẻ, chưa thực sự sôi động do đó lợi
nhuận thu được chưa đáng là bao. Như vậy, tiết kiệm từ các công ty của các nước đang
phát triển cũng rất thấp.

14


Xét đến khu vực hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người tại các nước đang phát
triển thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và so với mặt bằng chung của thế giới.
Đại bộ phận thu nhập của họ chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày,
do đó phần dành cho tiết kiệm của các hộ gia đình thấp và việc huyđộng là rất khó khăn.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng thu nhập thấp đã gây ra ảnh hưởng lớn tới
nền kinh tế: Khi thu nhập thấp, khả năng tiêu dùng thấp dẫn đến thị trường tiêu thụ không
hấp dẫn, tốc độ chu chuyển hàng hóa chậm do đó sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư
bỏ vốn ra để đầu tư do lợi nhuận thu được thấp. Nền kinh tế hoạt động trì trệ và năng lực
sản xuất giảm xuống làm cho tích lũy tư bản ở các nước này chưa đủ để phát triển những
ngành sản xuất thiết yếu. Cứ như vậy đến lượt mình năng lực sản xuất giảm làm cho thu
nhập của người lao động cũng thấp, cái vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói cứ thế tiếp tục.
Tất cả tình trạng trên, phần lớn là do thiếu vốn đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, các
nước đang phát triển nên mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài. Đây là giải pháp mang tính
thực tiễn nhất, giúp các nước này có một lượng vốn lớn đáp ứng đủ nhu cầu khan hiếm
vốn đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò như một “cú huých” phá vỡ vòng luẩn
quẩn của sự nghèo đói. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp đều rất quan
trọng. Trong đó, các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính
quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển. ODA là nguồn vốn bổ sung
giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách
nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay dài thường là 10 - 30 năm,
lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay
ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các
dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã
hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải
tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các
nước nghèo. Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển
có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm

15


0,5%...
Theo mô hình lý thuyết “hai lỗ hổng” của Cherery và Stront có hai cản trở chính
cho sự ta của một quốc gia đó là: Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được
gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”.Và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng nhu cầu
ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”.
Hầu hết các nước đang phát triển, hai lỗ hổng trên rất lớn. Vì vậy FDI góp phần làm
tăng khả năng cạnh tranhvà mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một
phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ cho FDI.

2.2.2 Phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng
trưởng nhanh với tốc độ mong muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát
triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất
cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi
tình trạng nghèo đói. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế,
chính trị, … Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh
thổ sẽ được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầu phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.
Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải
thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao dộng quốc tế. Sự
dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại
góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành kinh tế
mới ở các nước nhận đầu tư. Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp vào sự phát triển
nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng

năng suất lao động ở một số ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Ba là,
16


một số ngành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có
nhiều ngành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bị xóa bỏ.
Các nước NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước
ngoài cho phát triển kinh tế cùng với một chính sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã
trở thành những con rồng Châu Á.

2.2.3 Tạo cơ hội việc làm và phát triển nguồn nhân lực
Trong thời gian gần đây, vai trò của đầu tư quốc tế trong tạo việc làm và thu nhập
của người lao động được nhiều người quan tâm và nghiên cứu.
Từ xưa các nhà kinh tế học cổ điển như Adam Smith hay Ricardo, Keynes... cũng đã
đề cập đến vấn đề này. Đối với Smith thì ông cho rằng có một mối quan hệ trực tiếp giữa
đầu tư và việc làm. Trong “ những nguyên lý” của mình thì Ricardo đã có những ý kiến
về vấn đề này và ông chỉ ra rằng “ Sự phát hiện và sử dụng máy móc có thể đi kèm với sự
gia tăng của tổng sản phẩm sản xuất ra và bất kỳ trong trường hợp nào việc này cũng ảnh
hưởng đến lực lượng lao động bởi vì một số người trong số họ sẽ mất việc làm”. Điều
này được phản ánh rất rõ nét trong thời đại hiện nay, vì với sự phát triển của khoa học và
kỹ thuật thì máy móc đã được áp dụng phổ biến trong sản xuất. Nó đã thay thế dần hình
thức lao động thủ công, đây là sự khác biệt chủ yếu của thời kỳ công nghệ máy móc so
với thời kỳ trước nó. Khi đã có sự áp dụng máy móc vào sản xuất thì số lượng lao động
dư thừa sẽ tăng lên do một số công việc đã được máy móc đảm nhiệm và thay thế với sự
chính xác cao và rút ngắn thời gian hao phí sức lao động tính trên một đơn vị sản phẩm đi
rất nhiều khi chưa có sự áp dụng máy móc.
Đối với Keynes ông đã phát triển học thuyết của Adam Smith và trong “lý thuyết
chung về tiền tệ, lãi suất và việc làm”. Ông đã nhận thức rõ mối quan hệ trực tiếp giữa
đầu tư và việc làm và ông đã đưa ra kết luận “ Việc làm chỉ có thể tăng tương ứng với sự
tăng lên của đầu tư nếu không có sự thay đổi trong khuynh hướng tiêu dùng”. Nghĩa là


17


việc làm là biến phụ thuộc, đầu tư và tiêu dùng là 2 biến giải thích. Việc làm chỉ tăng lên
khi đầu tư tăng lên hoặc khi người dân có sự thay đổi trong tiêu dùng.
Những kết luận như “mũi kim chỉ nam” đã giúp cho các thế hệ sau này có những
đường đi đúng hướng khi nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư ( nhất là đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài) trong vấn đề tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Hiện nay
FDI đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, chiếm 3% tổng lực lượng lao
động trên toàn thế giới. Người ta cũng xác định rằng đối với mỗi việc làm do FDI trực
tiếp tạo ra thì lại gián tiếp tạo ra một đến hai việc làm gián tiếp khác. Trên cơ sở này tổng
số việc làm do FDI tạo ra ít nhất vào khoảng 150 triệu. Tuy nhiên ở các nước đang phát
triển FDI tạo ra 12 triệu việc làm chiếm 2% lực lượng lao động cộng thêm với 12 triệu
lao động gián tiếp nữa làm cho tỷ lệ này tăng lên 4%. Rõ ràng sự đóng góp của FDI hiện
nay trong tạo việc làm về mặt số lượng hầu như không lớn. Tuy nhiên nhiều nhà kinh tế
lạc quan về triển vọng của FDI trong tạo việc làm.( theo TS. Bùi Anh Tuấn).
Tóm lại, qua những nghiên cứu của các nhà học thuyết kinh tế học từ trước tới nay
ta thấy được tầm quan trọng của FDI đối với vấn đề tạo việc làm, nhất là đối với các nước
đang phát triển. Mặc dù FDI không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm nhưng ta cũng có thể
khai thác nó để phục vụ cho quá trình giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
nhất là trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Qua nghiên cứu cũng có thể thấy được
rằng: chỉ cần tăng lượng vốn đầu tư và mức vốn đầu tư /việc làm thì có thể tăng được cơ
số việc làm. Do đó vấn đề đặt ra là phải thu hút được nhiều vốn FDI thì mới tạo ra được
nhiều việc làm, để làm được điều này thì không phải là vai trò của Nhà nước, các cơ quan
đoàn thể từ Trung Ương tới địa phương mà cả bản thân những người lao động phải không
ngừng nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ thì mới đáp ứng được yêu
cầu của các chủ đầu tư nước ngoài.

18



2.2.4 Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách
Việc bổ sung vốn cho đầu tư và tạo việc làm, đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao
phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống dân cư, nâng cao mức GDP đầu người hằng năm. Khi
khu vực này ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cũng nộp ngân sách ngày càng lớn.
Đầu tư nước ngoài cũng tác động tích cực đến các cân đối lớn khác của nền kinh tế như
cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào
trong nước, và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền mua máy
móc và nguyên, vật liệu…
Ví dụ: Ở các nước ở Châu Phi, nhờ các kênh tài chính đầu tư và kiều hối… trong
năm 2012 đạt kỉ lục 186,3 tỷ USD ( trong đó kiều hối 60,4 tỷ USD, viện trợ nước ngoài
56,1 tỷ) đã giúp cho nền kinh tế ở Châu Phi đạt mức tăng trưởng 4,8% trong năm 2012 –
2013 bất chấp tình hình chính trị diễn ra bất ổn, và dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 5,3%
trong năm 2014. Theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Phi ( AFDI) cho biết trong
thập kỉ qua Châu Phi là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau Châu Á;
và cũng theo thống kê của tạp chí The Economist ( Anh), 6/10 nước có tốc độ phát triển
nhanh nhất trong năm 2012 là các nước đến từ lục địa đen này.
Tại Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam, Các doanh nghiệp cho biết từ đầu năm 2014 đến
nay có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào các Khu công nghiệp – Khu chế xuất có
hàm lượng công nghệ cao như: dự án sản án sản xuất các chi tiết điện tử Của Công ty
TNHH Cơ khí chính xác Merrimack River; dự án sản xuất mô tô điện của Công ty TNHH
Terra MatorS Việt Nam; dự án sản xuất linh kiện điện tử dân dụng của Công ty TNHH
Arirang Việt Nam. Đáng chú ý ngoài việc các doanh nghiệp tại các Khu công nghệ - Khu
chế xuất có hàm công nghệ cao này thu hút được nhiều dự án đầu tư mà tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm cũng đạt kết quả khá cao. Hiện có trên
1.300 dự án đầu tư còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng kí trên 8 tỷ USD tổng kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt khảong 2,3 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp chế
xuất đạt khoảng 1,9 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kì năm 2013. Đồng thời tại hội nghị
19



×