Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN ĐỘI TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.98 KB, 15 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM HUẤN LUYỆN ĐỘI
TUYỂN BÓNG CHUYỀN NAM TRƯỜNG THPT
LỘC HƯNG

A.MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, phong trào tập luyện môn bóng chuyền
đã không ngừng phát triển nhanh chống cả về số lượng và chất lượng ở mọi
đối tượng trong cả nước. Để góp phần vào sự phát triển của bộ môn bóng
chuyền, cũng như việc đánh giá phong trào tập luyện thể dục thể thao ở các
trường THPT nói chung và nâng cao hiệu quả công tác Giáo dục thể chất tại
trường THPT Lộc Hưng nói riêng. Bản thân tôi là người giáo viên phải luôn
tìm ra những phương pháp giảng dạy và huấn luyện phù hợp với từng đối
tượng học sinh khác nhau.


Qua nhiều năm dẫn học sinh tham gia hội khỏe phù đổng vòng tỉnh,

tôi nhận thấy đội bóng chuyền nam của trường THPT Lộc Hưng có khả năng
đạt giải. Vì thế, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm huấn
luyện đội bóng chuyền nam trường THPT Lộc Hưng” để nhằm nâng cao thành
tích đội bóng chuyền nam của trường đạt kết qua cao tại hội khỏe phù đổng
vòng tỉnh (HKPĐ).
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu về việc áp dụng các bài tập huấn luyện đỡ bóng bước 1 và chắn
bóng để thấy sự tiến bộ về khả năng đỡ bóng bước 1 và chắn bóng của đội bóng
chuyền nam .Từ đó các giúp các em hình thành các kĩ năng, kĩ xảo khi hoạt động
thi đấu HKPĐ vòng tỉnh.
III.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:



Đề tài được nghiên cứu, thử nghiệm trong đội bóng chuyền nam của trường
THPT Lộc Hưng thông qua các bài tập đỡ bóng bước một và các bài tập chắn
bóng.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Lộc Hưng trong năm học 2008-2009
1


V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.

Nghiên cứu tài liệu.

2.

Điều tra: Kiểm tra so sánh kết quả.

B.NỘI DUNG:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Như chúng ta đã biết hoạt động Giáo dục Thể chất là một hoạt động
mang tính chất bắt buộc ở các trường học, thực tế hoạt động này gồm hai dạng
là: hoạt động nội khóa và hoạt động ngoại khóa. Trong đó đa phần mọi người
chỉ quan tâm đến hoạt động nội khóa vì nó mang tính bắt buộc, còn hoạt động
ngoại khóa thì bỏ quên hoặc có hoạt động thì chỉ mang tính chất tượng trưng
(còn gọi là phong trào). Muốn hoạt động ngoại khóa phát triển theo hướng tích
cực thì bản thân người giáo viên phải có sự nhiệt tình trong công tác và học
sinh ham thích các môn thể thao mà các em chọn. Đa phần các môn thể thao

mà học sinh chọn thường là môn tập thể, trong đó không thể không nhắc đến
môn bóng chuyền.Vì thông qua tập luyện môn bóng chuyền giúp các em rèn
luyện sức khỏe, nâng cao thể lực, giáo dục ý chí, tinh thần tập thể xây dựng
nếp sống văn minh, lành mạnh và phòng tránh các tệ nạn như: nghiện rượu,
thuốc lá, ma túy,…


Bóng chuyền là môn thể thao tập thể, đòi hỏi mỗi thành viên của đội

không chỉ có trình độ thể lực tốt, kỹ - chiến thuật hoàn hảo và tâm lý vững
vàng mà còn biết cách tổ chức phối hợp nhịp nhàng ăn ý, có ý đồ chiến thuật
chính xác, xử lý tình huống trong từng thời điểm cho có hiệu quả.


Hiện nay số đội tham dự môn bóng chuyền nam khối THPT ở hội

khỏe phù đổng vòng tỉnh có tăng về số lượng và chất lượng ngày càng được
nâng lên rất cao. Vì thế đội bóng chuyền ở trường THPT nào muốn đạt thứ
hạng cao, thì không còn cách nào khác là phải có sự chuẩn bị trước khi thi đấu
về mọi mặt như: Vận động viên, Huấn luyện viên, cơ sở vật chất, thời gian tập
luyện,…Ngoài các yếu tố kể trên còn phải có kế hoạch huấn luyện phù hợp
với từng giai đoạn, cũng như cách tổ chức các bài tập (từ chậm - nhanh, từ dễ khó, từ đơn giản – phức tạp), thời gian áp dụng các bài tập và biện pháp tổ
chức các bài tập sao cho hợp lý.
2




Trong hoạt động thi đấu bóng chuyền, đòi hỏi các vận đông viên


phải thực hiện được các yêu cầu như: đỡ bóng bước một (bước 1), chuyền hai,
đập bóng, chắn bóng,… Trong đó đỡ bóng bước 1 là một yêu cầu bắt buộc
trong trận đấu, vì nếu đỡ bóng bước một không tốt, thì hiệu quả chuyền bước
hai sẽ thấp và kết quả đập bóng sẽ khó có khả năng ghi điểm cho đội mình.
Chính vì vậy ở bất cứ đội bóng chuyền nào, trình độ thi đấu cao hay thấp mà
muốn triển khai bài tấn công tốt, thì phải đỡ bóng bước 1 ổn định và chính xác.
Hầu hết các vận động viên hay huấn luyện viên ở dạng phong trào đều quan
tâm đến việc đập bóng là ghi điểm mà ít nghỉ đến việc chắn bóng thành công
thì tạo được ức chế tâm lí đối phương, tạo hưng phấn và có khả năng ghi điểm
cho đội mình.
*Các văn bản chỉ đạo:

Thực hiện nghị quyết 05/NQ-CP về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động: giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.


Nghị quyết 14 của bộ chính trị ban chấp hành trung ương ĐCSVN “

Nội dung mang tính chất toàn diện, chú ý đến việc phát huy sở trường và năng
khiếu cá nhân một cách hợp lý trên cơ sở giáo dục toàn diện”


Luật giáo dục năm 2005 ( sửa đổi) với các qui định cụ thể hơn về

mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục cấp THPT, trong đó yêu cầu “ Có
nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện
vọng của học sinh”


Thông tư hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36-CT/TW ngày 24-3-1994


về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đối với ngành giáo dục và đào
tạo.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trong nhưng năm qua Ban giám hiệu trường THPT Lộc Hưng luôn
tạo điều kiện thuận lợi cho đội bóng chuyền nam tham dự hội khỏe phù đổng
(HKPĐ) vòng tỉnh. Nhưng đội bóng chuyền nam trường THPT Lộc Hưng
nhiều lần gặp đội bóng chuyền nam trường THPT Dương Minh Châu đều bị
loại trực tiếp. Xuất phát từ việc bức xúc kể trên, bản thân tôi là người giáo viên
( HLV ) cần tìm ra những nguyên nhân gây thất bại, từ đó đề ra biện pháp khắc
phục có hiệu quả.
3


* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học
sinh tạo điều kiện cho các em tham dự.
- Cơ sở vật chất của trường hiện có một sân bóng chuyền, bóng, lưới đảm bảo đầy
đủ cho các em tập luyện.
- Nhân sự:
+ Các vận đông viên có nguồn từ trường THCS Trương Tùng Quân những năm
trước đại diện cho phòng Giáo dục Trảng Bàng tham dự vòng tỉnh.
+ Ở trường có năm Giáo viên đảm bảo phục vụ tốt cho công tác chuyên môn.
*Khó khăn:
- Thời gian luyện tập của các em rất ngắn do: Tuyển chọn các em phải thông
qua đợt thi đấu HKPĐ vòng trường mới chính xác và công bằng, trong khi đó,
cứ mỗi năm vào tháng 9 HKPĐ vòng trường mới bắt đầu tổ chức được, còn
HKPĐ vòng tỉnh khoảng đầu tháng 11 là bắt đầu thi đấu.
- Các em trong đội bóng được tuyển chọn từ học sinh của ba khối lớp 10, 11,

12 và các em còn phải đi học phụ đạo, học tự chọn,hướngnghiệp,…
nên việc sắp xếp thời gian tập luyện rất khó khăn.
- Việc lựa chọn các bài tập huấn luyện phải phù hợp với trình độ tập luyện của
các em, vì nếu đưa ra những bài tập có cường độ vận động cao mà thời gian
hồi phục ngắn, thì dễ làm ảnh hưởng đến việc học của các em, nhất là học sinh
khối 12.


Thực tiễn trong những năm qua trình độ thi đấu bóng chuyền nam

của các trường THPT khác ngày càng được nâng lên đáng kể. Do đó, ở bất cứ
đội bóng nào muốn đạt giải thì phải qua quá trình tuyển chọn và huấn luyện
hợp lý. Đồng thời trong từng giai đoạn của quá trình huấn luyện cần phải được
tính toán rất kĩ, không chỉ là sự sáng tạo của người giáo viên (HLV), người
lãnh đạo mà cần có sự tích cực tập luyện của các thành viên trong đội bóng
chuyền. Nhưng ở đây đội bóng chuyền nam của trường THPT Lộc Hưng còn
sáu em vận động viên tham dự HKPĐ vòng tỉnh năm 2007-2008 và chọn thêm
sáu em, nên tôi suy nghĩ ra là mình phải có cách huấn luyện phù hợp với đặc
điểm của từng đội bóng mà mình đảm trách như: Phân tích điểm mạnh của các
đội bóng khác và tìm ra điểm yếu của đội nhà, để đưa ra cách huấn luyện phù
hợp với tình hình thực tế. Qua quá trình quan sát các em thi đấu bóng chuyền ở
4


HKPĐ vòng trường và vòng tỉnh tôi thấy khả năng đỡ bóng bước 1 chưa ổn
định, khả năng phối hợp chắn bóng còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi chọn bài tập
như sau để đánh giá hiệu quả trước khi huấn luyện các động tác:
- Đỡ bóng bước 1: Phát bóng đến vị trí số 6 cho các em học sinh
(VĐV) thực hiện động tác đỡ bóng bước 1 vào ô hình vuông đặt tại vị trí số 3
có kích thước 1,2m, độ cao cách mặt đất 2,5m.

- Chắn bóng: Các em thực hiện động tác di chuyển nhảy chắn bóng treo
chính giữa mép trên của lưới, cách mép trên của lưới 0,2m ở ba vị trí số 2, số 3
và số 4 trên hai bên sân bóng chuyền.
Mỗi em thực hiện 10 lần đỡ bóng bước 1 và 10 lần chắn bóng
- Đỡ bóng bước 1:10 lần/ động tác
+ Đạt: Vào ô 5 lần trở lên
+ Không đạt: Vào ô dưới 5 lần
- Chắn bóng: 10lần/động tác
+ Đạt: Chạm bóng mà không chạm lưới 5 lần trở lên.
+Không Đạt: Dưới 5 lần đạt, hay không chạm bóng mà chạm lưới, chạm
bóng mà chạm lưới, hoặc không chạm bóng mà không chạm lưới.

STT
1

HỌ VÀ TÊN

LỚP

Nguyễn Văn Nghĩa

12B3

2
Võ Tấn Kiệt
3
Phạm Thành Sonl
4
Nguyễn Viết Thịnh
5

Nguyễn Cao Chí
6
Lê Văn Mân
7
Nguyễn Phước Thiện
8
Trương Bình Trọng
9
Hà Trung Nam
10
Trương Hoàng Vàng
11
Nguyễn Thanh Sang
12
Cao Hoài Tâm (Libero)
CỘNG

ĐỠ BƯỚC 1
Số
Xếp loại
lần
Không Đạt
đạt
6
x

12B4
12A2
12A2
11A2

11B5
11B2
11B3
11B3
10B2
10B3
11B4

5
5
4
4
6
5
7
5
4
3
7
61

x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
4

x
8

CHẮN BÓNG
Số
Xếp loại
lần
Không
Đạt
đạt
5
x
7
5
4
4
6
7
7
6
5
6
3
65

- Qua bảng trên cho chúng ta thấy trong 12 em thực hiện động tác:
5


x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
3

9


+ Đỡ bóng bước 1: Không đạt: 4 em (33%); Đạt: 8 em, trong đó có 2 em
đạt mức khá (17%), còn 6 em đạt mức trung bình (50%)
+ Chắn bóng: Không đạt:3 em (25%); Đạt: 9 em, trong đó có 3 em ở mức
khá (25%), còn 6 em đạt ở mức trung bình (50%)
- Từ kết quả kiểm tra tôi thấy khả năng đỡ bóng bước 1 và chắn bóng của các em
ở mức trung bình rất nhiều, còn ở mức khá rất ít và không đạt vẫn còn. Do đó cần
phải được huấn luyện thêm để tăng số lượng khá - giỏi, giảm số lượng trung bình
và hạn chế thấp nhất số lượng không đạt.
.III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
Kinh nghiệm huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT
Lộc Hưng.
IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
- Thời gian:Từ năm 2006 đến nay. Cụ thể trong năm học 2008-2009

 Tiến hành kiểm tra trước huấn luyện từ ngày 08-11 tháng 9 năm học 2008.
 Nghiên cứu, chọn các bài tập huấn luyện từ ngày 12-14 tháng 9 năm 2008.
 Tiến hành huấn luyện từ ngày 15 tháng 9 năm 2008 đến ngày 02 tháng 11
năm 2008.
 Tiến hành kiểm tra sau huấn luyện khoảng từ ngày 03-05 tháng 11 năm
học 2008.
 Thi đấu giao hữu với trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Trảng Bàng,.. từ
ngày 06 tháng 11 năm 2008 đến khi thi đấu HKPĐ vòng tỉnh.
-

Học sinh thực hiện đề tài: Đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Lộc

Hưng (12 em)
-

Đối chứng so sánh: So sánh hiệu quả đỡ bóng bước 1 và hiệu quả chắn bóng

của đội tuyển bóng chuyền nam trường THPT Lộc Hưng trước khi huấn luyện và
sau khi huấn luyện.
V. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN VẤN ĐỀ HUẤN LUYỆN:
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chỉ tập trung giải quyết hai vấn
đề chính là:
1. Các bài tập đỡ bóng bước 1: Đỡ bóng bước 1 bằng cao tay ( chuyền bóng cao
tay bằng 2 tay trước mặt) và đỡ bóng bước 1 bằng thấp tay (đệm bóng).

6


 Mô phỏng động tác đệm, chuyền không có bóng theo tín hiệu còi để sửa tư
thế đệm và hình tay khi chuyền bóng cao tay, cũng như độ hoãn sung khi

thực hiện động tác (3- 5lần).
 Cá nhân thực hiện di chuyển đệm, chuyền trên đường thẳng (2lầnx18m)
 Cá nhân thực hiện đệm, chuyền vào tường (30- 50 lần/buổi/động tác).
 Nhóm 2 người cách nhau 3-5m thực hiện đệm, chuyền qua lại cho nhau khi
không có lưới và có lưới (3- 5 phút).
 Nhóm 2 người vừa đệm, chuyền, vừa chạm 2 tay xuống đất và tiếp tục
đệm, chuyền. Cố gắng điều chỉnh độ cao khoảng 2,5m so với mặt đất cũng
như có điểm rơi đúng và khoảng cách hợp lý (20-30lần/ buổi/động tác).
 Di chuyển luân phiên sang bên trái và bên phải cách nhau 2-3 bước thực
hiện động tác đệm, chuyền đến vị trí người tung (2- 3phút/buổi).
 HLV tung bóng vào các vị trí số 1, số 5 và số 6 để để từng người thực hiện
động tác đệm, chuyền bóng vào ô hình vuông 1,2m, độ cao so với mặt đất
2,5m đặt tại vị trí chuyền 2 (15- 25lần/buổi/động tác).
 Phát bóng vào vị trí số 6 để từng người thực hiện động tác đệm, chuyền vào
ô hình vuông 1,2m, độ cao so với mặt đất 2,5m, được đặt tại vị trí chuyền 2
(10-15lần).
 VĐV ở vị trí số 6 đỡ quả bóng bỏ nhỏ phía trước, sau đó di chuyển sang vị
trí số 5 và vị trí số 1 thực hiện động tác đệm, chuyền đến vị trí chuyền 2 do
nhóm phục vụ tung bóng (10-15lần)
 Phát bóng vào nhóm 3 người ở ba vị trí số 1, số 5 và số 6 trên sân tập đỡ
bóng bước 1 (12lần/ vị trí/ buổi tập) vào ô hình vuông có kích thước 1,2m,
độ cao so với mặt đất là 2,5m, sau đó xoay vòng các vị trí.
 HLV đứng ở vị trí số 4 gõ bóng đến vị trí số 1 cho các VĐV thực hiện động
tác đỡ bóng bước 1 đến vị trí chuyền 2.
 HLV đứng ở vị trí số 2 gõ bóng đến vị trí số 5 cho các VĐV thực hiện động
tác đỡ bóng bước 1 đến vị trí chuyền 2.
 VĐV ở vị trí số 6 đỡ bóng bỏ nhỏ phía trước, sau đó lùi về vị trí số 1 hoặc
số 5 ổn định tư thế đỡ quả đập bóng của HLV đến vị trí chuyền 2.
 HLV đứng trên bàn bên kia lưới luân phiên ở các vị trí số 2, số 3 và số 4 gõ
bóng cho các VĐV đỡ bóng bước 1 đến vị trí chuyền 2.

7


2. Các bài tập chắn bóng:
a. Bài tập phát triển thể lực bổ trợ cho chắn bóng:
 Bật cao tại chổ không có bục và có bục( độ cao bục khoảng 20- 30cm)
nhảy đổi chân (2lầnx 40 nhịp)
 Một số trò chơi: Lò cò tiếp sức, bật cốc, nhảy gù, cõng nhau,…
 Một số bài tập phát triển sức mạnh của tay: Nằm sắp chống đẩy ở tư thế
chân thấp rồi đến đặt chân trên ghế đá, hai em đẩy tay với nhau, đẩy xe cúc
kích, co tay xà đơn,…
 Một số bài tập phát triển sức mạnh của chân:Gánh tạ đứng lên, ngồi xuống
trọng lượng tạ phù hợp với sức khỏe, bật cao tại chỗ có đeo chì,…
b. Bài tập bổ trợ kỹ- chiến thuật và tâm lý chắn bóng:
* Bài tập mô phỏng không bóng:
 Tại chỗ bật nhảy chắn bóng để sửa hình tay (3- 5 lần)
 Từng người di chuyển bật nhảy chắn bóng tại 3 vị trí số 2, số 3 và số 4 sau
đó di chuyển ngược lại (12-15lần).
 Nhóm 2 người có sức bật tương đương nhau, đứng ở 2 bên lưới di chuyển ở
3 vị trí số 2,số 3 và số 4 bật nhảy chạm tay vào nhau, sau đó di chuyển
ngược lại.
 Nhóm 2 người ở cùng bên lưới di chuyển bật nhảy chắn bóng ở 3 vị trí số
2, số 3 và số 4, sau đó di chuyển ngược lại.
 Nhóm 3 người trên 3 vị trí số 2, số 3 và số 4, trong đó số 3 di chuyển sang
số 2 và số 4 bù chắn (5-7 lần), sau đó xoay vòng tròn 3 người cho nhau.
* Bài tập có bóng:
 Từng người tập bật nhảy chắn bóng treo chính giữa, mép trên của lưới cách
mép trên của lưới 0,2m ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4.
 Từng người tập bật nhảy chắn quả đập bóng đối kháng của nhóm phục vụ ở
3 vị trí số 2,số 3 và số 4. Chú ý sửa chữa hướng chắn,

 Nhóm 2 người di chuyển từ vị trí số 2, số 3 và số 4 bật nhảy chắn quả đập
bóng của nhóm phục vụ.
 Nhóm 3 người tập bật nhảy chắn quả đập bóng của nhóm phục vụ ở 3 vị trí
số 2, số 3 và số 4, trong số 3 bù chắn 2 bên và giao nhiệm vụ số 2 hoặc số 4
bù chắn phụ số 3.
8


 HLV đứng trên bàn bên kia lưới luân phiên ở các vị trí số 2, số 3 và số 4 gõ
bóng cho các VĐV chắn bóng.
3. Bài tập kết hợp giữa đỡ bóng bước 1 và chắn bóng:
 Nhóm 6 người tập đỡ phát bóng đến vị trí chuyền 2, chuyền 2 bắt bóng lại,
rồi 3 người ở vị trí hàng trên tích cực bám chắn quả đập bóng của nhóm
phục vụ ở 3 vị trí số 2, số 3, số 4.
 Tập nhóm 6 VĐV; trong đó 3 VĐV kết hợp thực hiện nhảy chắn ở 3 vị trí
số 2, số 3 và số 4 mỗi vị trí lúc nào cũng có 2 VĐV chắn bóng, 3 VĐV còn
lại đỡ đập bóng hoặc lót bóng bỏ nhỏ, do HLV hay nhóm phục vụ thực
hiện đập bóng, bỏ nhỏ.
KIỂM TRA KẾT QUẢ ĐỠ BÓNG BƯỚC 1 VÀ CHẮN BÓNG SAU KHI HUẤN
LUYỆN (Bài tập như khảo sát ban đầu)
LỚP
ĐỠ BƯỚC 1
CHẮN BÓNG
HỌ VÀ TÊN
Số Xếp loại
Số
Xếp loại
STT
lần Không
Đạt lần

Không Đạt
đạt
đạt
1
Nguyễn Văn Nghĩa
12B3
8
x
7
x
2
Võ Tấn Kiệt
3
Phạm Thành Sonl
4
Nguyễn Viết Thịnh
5
Nguyễn Cao Chí
6
Lê Văn Mân
7
Nguyễn Phước Thiện
8
Trương Bình Trọng
9
Hà Trung Nam
10
Trương Hoàng Vàng
11
Nguyễn Thanh Sang

12
Cao Hoài Tâm (Libero)
CỘNG

12B4
12A2
12A2
11A2
11B5
11B2
11B3
11B3
10B2
10B3
11B4

7
7
5
6
7
8
7
9
6
4
9
83

x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

9
8
5
7
8
9
9
9
7
6
4
88

x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x

- Qua bảng trên cho chúng ta thấy có 12 em thực hiện động tác:
+ Đỡ bóng bước 1: Không đạt có 1 em (8%); còn đạt thì 11em, trong đó có 2 em
giỏi (17%), Khá 6 em ( 50%), Trung bình 3 em (25%).
+ Chắn bóng: Không đạt có 1 em (8%); còn đạt thì 11 em, trong đó có 4 em giỏi
(33,3%), Khá 5 em (50%), Trung bình 2 em (17%).
*Từ kết quả trên giúp ta xác định qua quá trình huấn luyện các em có sự tăng tiến
về khả năng đỡ bóng bước 1 và chắn bóng rất rõ rệt.Đặc biệt là tăng số lượng
9


Khá-Giỏi, giảm số lượng trung bình và số lượng không đạt ở mức thấp nhất.
SO SÁNH KẾT QUẢ TỪNG NĂM THAM DỰ HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG
VÒNG TỈNH
STT
01
02
03
04

NĂM HỌC
2006 -2007
2007 - 2008
2008 – 2009
2009 - 2010


THÀNH TÍCH
KHÔNG ĐẠT
TỨ KẾT
HẠNH NHẤT
HẠNG BA

VI. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 Qua việc thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận thấy phù hợp với chủ
trương của ngành giáo dục về nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất
ở các trường học nói chung và nâng cao thành tích của đội bóng chuyền
nam trường THPT Lộc Hưng nói riêng.
 Thể hiện được sự linh động của người giáo viên và sự tích cực tập luyện
của các em học sinh.
 Góp phần vào sự phát triển của bộ môn bóng chuyền ở địa phương.
 Đánh giá được hiệu quả áp dụng các bài tập đỡ bóng bước 1 và các bài tập
chắn bóng.
Ưu điểm:
- Vật chất: Có 1 sân bóng chuyền, bóng, lưới, ghế, vôi kẻ sân, còi,..đảm bảo
đầy đủ phục vụ tốt khi huấn luyện.
- Đối với học sinh: Đa số các em thích được tập luyện và thi đấu môn bóng
chuyền.
- Đối với giáo viên: Có điều kiện nghiên cứu sâu thêm kiến thức chuyên môn
bóng chuyền, góp phần vào việc giảng dạy và huấn luyện tốt hơn.
Khuyết điểm:
Việc sắp xếp thời gian tập luyện còn khó khăn, cũng như đưa ra bài tập huấn
luyện phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

C. KẾT LUẬN:
 Trong quá trình thực hiện đề tài này giúp cho bản thân tôi học được rất

nhiều kiến thức chuyên môn trong việc chọn bài tập huấn luyện phù hợp
với từng đối tượng học sinh khác nhau. Đồng thời đánh giá được hiệu quả
công tác giáo dục thể chất, cũng như nâng cao thành tích đội bóng chuyền
nam trường THPT Lộc Hưng.
10


 Qua một quá trình áp dụng các bài tập huấn luyện đội tuyển bóng chuyền
nam trường THPT Lộc Hưng, tôi nhận thấy đây là một việc làm đúng và có
hiệu quả cần được áp dụng cho những năm tiếp theo. Nhưng muốn làm
được kết quả như trên thì đòi hỏi phải có sự nhiệt tình của người Giáo viên,
sự tích cực tập luyện của các em Học sinh, cũng như sự quan tâm của Ban
giám hiệu và gia đình các em Học sinh ,cùng với sự giúp đỡ của các Giáo
viên trong tổ.
1. Bài học kinh nghiệm:
Khi áp dụng bài tập này Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về áp dụng vào thực tế trong
khi thi đấu bóng chuyền tại HKPĐ vòng tỉnh năm học 2008-2009 rất có hiệu quả.
Mặt dù có kết quả tốt, nhưng tôi cần phải nghiên cứu nhiều hơn nửa để áp dụng
các bài tập huấn luyện khác vào các đối tượng khác nhau nhằm phù hợp với tình
hình thực tế của trường THPT Lộc Hưng.
Trong quá trình viết đề tài này, bản thân tôi không tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được sự đóng góp của Sở Giáo dục và đào tạo Tây Ninh, Ban Giám hiệu
cùng bộ môn Thể dục trường THPT Lộc Hưng.
2.Hướng phổ biến áp dụng đề tài:
Đề tài này áp dụng có hiệu quả ở đội bóng chuyền Nam THPT Lộc Hưng và có
thể được áp dụng ở các trường THPT khác sau khi khắc phục các mặt tồn tại trên.
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo:
Nghiên cứu thêm các bài tập khác để áp dụng vào việc huấn luyện đội tuyển bóng
chuyền nữ trường THPT Lộc Hưng vào những năm sắp tới.


11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách Giáo viên Thể dục 10, 11, 12. NXB Giáo dục
năm 2006,2007,2008.
2. Sách lý luận và phương pháp nghiên cứu thể dục thể
thao. NXB 2000
3. Sách huấn luyện bóng chuyền. NXB TDTT 1997
4. Sách hướng dẫn tập luyện và thi đấu bóng chuyền
.NXB TDTT 2001
5. Sách chiến thuật bóng chuyền. NXB TDTT 1989.
6. Sách huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng
chuyền. NXB TDTT 2001
7. 101 bài tập luyện tập môn bóng chuyền. NXB trẻ
2005

12


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU:........................................................01
I. Lý do chọn đề tài................................................................................01
II. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................01
III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................01
IV.Mục đích nghiên cứu........................................................................01
V . Phương pháp nghiên cứu.................................................................02


B.NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận.......................................................................................02
II. Cơ sở thực tiễn..................................................................................03
III. Nội dung vấn đề...............................................................................06
IV. Quá trình thực hiện..........................................................................06
V. Biện pháp thực hiện vấn đề huấn luyện............................................06
1.Các bài tập đỡ bóng bước 1................................................................06
2. Các bài tập chắn bóng........................................................................07
3. Bài tập kết hợp đỡ bóng bước 1 và chắn bóng..................................10
VI. Đánh giá thực hiện đế tài.................................................................10

C. KẾT LUẬN......................................................10
1. Bài học kinh nghiệm..........................................................................11
2.Hướng phổ biến áp dụng....................................................................11
3. Hướng nghiên cứu tiếp theo..............................................................11

13


Ý KIẾN NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

1/Cấp trường:
* Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Xếp loại:
………………………………………………………………………………………………………
2.Cấp Ngành:
* Nhận xét:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
* Xếp loại:
14


………………………………………………………………………………………………………

15




×