Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.23 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH
TRƯỜNG THPT LỘC HƯNG – TRẢNG BÀNG
*****

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Người thực hiện: NGUYỄN HỮU CHUNG
Chức vụ: Giáo viên ( Tổ Văn – GDCD)

Năm học: 2009- 2010

1


I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Ở trường phổ thông, môn văn có vò trí, vai trò rất quan trọng trong
việc hình thành phát triển nhân cách, năng lực ngôn ngữ cho học sinh.
Thông thường môn ngữ văn gồm các phân môn: Đọc văn, tiếng việt, làm
văn. Trong đó phân môn làm văn có vò trí hết sức quan trọng, bởi lẽ nó
quyết đònh cho việc nhận đònh, đánh giá, diễn đạt ngôn ngữ của học sinh.
Trong chương trình sách giáo khoa ngữ văn những năm trước đây thường
xuất phát từ một quan niệm khá cực đoan: Coi trọng nghò luận văn học.
Để khắc phục tình trạng cực đoan trên, chương trình ngữ văn hiện nay có
những điều chỉnh lớn nhằm cân đối giữa nghò luận văn học và nghò luận
xã hội. Đây là một nội dung phù hợp nhưng cũûng hết sức khó khăn cho
việc học tập của học sinh. Xuất phát từ lý do trên, tôi xin trình bày một số
vấn đề xem như là những giải pháp để giáo viên giúp học sinh có kó năng
làm tốt bài văn nghò luận xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh lớp 12B2 trường THPT Lộc Hưng.


- Giải pháp giúp học sinh học tốt phần làm văn nghò luận xã hội: Tìm
hiểu những vấn đề xã hội, chính trò; Phân tích đề; Lập dàn ý cho bài văn
nghò luận xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu, thử nghiệm ở lớp 12B2 Trường THPT Lộc
Hưng.
- Sách giáo khoa chương trình chuẩn lớp 12: Nghò luận về một tư tưởng
đạo lí; Nghò luận về một hiện tượng đời sống.
Ở đây người viết chỉ minh họa bằng một số đề bài mà giáo viên đã
dạy hoặc ra đề cho học sinh trên thực tế để xoáy sâu đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp để hình thành đơn vò kiến thức.
+ Sách giáo khoa, sách giáo viên ngữ văn 12.
+ Tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp kiểm tra.
2


- So sánh đối chiếu kết quả.
II. Nội dung đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Bắt đầu từ năm 2008- 2009, học sinh lớp 12 trung học phổ thông
trên cả nước được học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ Giáo
dục và đào tạo đã có công văn số 9550/ BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 1310 – 2008 thông báo về khung cấu trúc đề thi và hình thức thi trong kì thi
tốt nghiệp trung học phổ thông. Theo thông báo của Bộ thì chắc chắn
trong đề thi môn ngữ văn phải có một phần làm văn nghò luận xã hội.
Thiết nghó đây là nội dung đáng quan tâm. Chính vì vậy mà tôi đã chọn
đề tài “ Rèn luyện kó năng làm văn nghò luận xã hội” để phần nào giúp
cho học sinh có kó năng làm bài tốt hơn, đặc biệt là trong kì thi tốt nghiệp
trung học phổ thông sắp tới.

2. Cơ sở thực tiễn:
- Sách giáo khoa:Theo phân phối chương trình, phân môn làm văn
nghò luận xã hội rất ít: một tiết nghò luận về tư tưởng đạo lí; Một tiết
nghò luận về một hiện tượng đời sống; Hai tiết trả bài viết( 1,2). Với
thời lượng đó, giáo viên chỉ giải quyết những kiến thức cơ bản nhất.
Học sinh thực sự chưa có cái nhìn đầy đủ về bản chất của vấn đề.
- Học sinh: Nhiều học sinh còn mơ hồ và chưa biết cách viết một bài
văn nghò luận nói chung, nghò luận xã hội nói riêng.Vốn hiểu biết về
đời sống xã hội, chính trò còn nhiều hạn chế.
- Chất lượng thực tế qua khảo sát đầu năm :

Lớp

TSHS

12B2

43

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

TS

%

TS

%


19

44.2

24

55.8

Qua mặt hạn chế về thời gian giành cho phân môn cũng như những
khó khăn của học sinh hiện nay, tôi nhận thấy đề tài này rất cần thiết
nhằm giới thiệu những kinh nghiệm và phương pháp phù hợp để nâng cao
hiệu quả dạy nghò luận xã hội cho học sinh nói chung, cho lớp 12 nói
riêng.
3. Biện pháp thực hiện:
Tìm hiểu những vấn đề thuộc lónh vực đời sống xã hội rất cần thiết
cho học sinh, tuy nhiên rất khó thực hiện. Bởi lẽ, theo phân phối chương
trình, phân môn làm văn nghò luận xã hội rất ít, bản thân học sinh lười
đọc sách báo, ít quan tâm đến cuộc sống xung quanh, vốn hiểu biết về đời
3


sống xã hội còn hạn chế. Vì vậy giáo viên phải có một giải pháp phù hợp
để học sinh nắm kiến thức cần thiết.
Ngoài vốn kiến thức văn học, học sinh cần có kiến thức về đời sống
xã hội ở một mức độ nào đó. Nghò luận xã hội là những bài văn bàn về
các vấn đề xã hội- nhân sinh, một tư tưởng đạo lí, một lối sống cao đẹp,
một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực của đời sống, một vấn đề về thiên
nhiên, môi trường… để nắm bắt được những vấn đề này, học sinh cần
quan tâm đến đời sống xã hội, nghe đài, đọc báo, tham khảo các tài liệu

khác nhau…
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu mỗi ngày một nội dung
thuộc vấn đề xã hội. Ví dụ, tìm hiểu những câu tục ngữ, danh ngôn đề
cập đến tư tưởng đạo lí hoặc tìm hiểu những hiện tượng mang tính thời sự:
Môi trường, giao thông, AIDS…. Tranh thủ trong thời gian dạy bồi dưỡng,
giáo viên sẽ cho học sinh thảo luận trao đổi, lập thành dàn ý.
Bài văn nghò luận dài hay ngắn, nội dung phong phú hay nghèo nàn
là tùy thuộc vào kiến thức về cuộc sống xã hội con người. Số vốn kiến
thức ấy không phải tự nhiên có, cũng không phải ngày một ngày hai mà
là do khổ công tìm hiểu lâu ngày mà thành. Đã gọi là bàn bạc để tìm ra
điều hay lẽ phải…cái tốt, cái xấu chứa đựng trong những câu nói thuộc về
lónh vực xã hội, chính trò thì học sinh cần phải biết xã hội, chính trò là gì,
chúng phát triển như thế nào, có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật
chất của mỗi người trong xã hội ấy ra sao, chúng có ưu điểm, khuyết
điểm nào…Chúng là cơ sở để bàn luận, đánh giá, giải thích, chứng minh
một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
Như vậy vấn đề cơ bản đầu tiên là chúng ta phải nắm bắt được
những vấn đề về xã hội, chính trò.
Xã hội là gì? Chính trò là gì? Từ đó ta có được vốn hiểu biết về sự
phát triển xã hội của xã hội con người và thiết thực – gần gũi hơn là để
làm phong phú cho bài làm văn.Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ Pháp: “
Sống là tranh đấu”. Khi gặp đề này chúng ta phải biết những chế độ
chính trò trong đời sống của xã hội con người để lập luận.
Giáoviên cần phải giúp cho học sinh nắm được những đặc tính cơ
bản của dân tộc: Ý thức quốc gia, tự hào dân tộc, yêu làng xóm quê
hương, yêu gia đình, cần cù lao động, khiêm tốn, thân ái, tính trào lộng,
yêu nghệ thuật….Đó là những vốn kiến thức cần có để bài văn nghò luận
xã hội được phong phú.
Một bài văn nghò luận cần phải đáp ứng trọn vẹn những yêu cầu:
Giải thích đúng nghóa, dẫn chứng đúng nội dung, bàn bạc đúng yêu cầu;

Trình bày nội dung đúng với thể loại văn nghò luận mà đề đòi hỏi; Sắp
4


xếp ý một cách hợp lí, khoa học; Lời văn cần rõ ràng mạch lạc. Để đạt
được những yêu cầu đó, giáo viên có thể giúp học sinh tiến hành các
bước như sau:
3.1. Tìm hiểu đề: Đây là vấn đề thực ra không có gì mới, nhưng lại có
ảnh hưởng đến kết quả bài làm. Một học sinh mới đọc qua đề là bắt tay
vào làm bài ngay, dẫn đến bài văn có thể sai lạc cả nội dung và phương
pháp hay có những đoạn xa đề, lạc đề.
Muốn tìm hiểu đề, học sinh chú ý đến các phần trong đề bài. Dù ra
dưới dạng nào đề bài đó cũng có ba phần:
- Nội dung mà đề yêu cầu( Thường là câu văn trích dẫn).
- Yêu cầu thể loại nghò luận( Kiểu bài).
- Tư liệu( Phạm vi dẫn chứng)
Ví dụ: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”. Ý kiến
trên gợi cho anh( chò) những suy nghó gì về việc tu dưỡng và học tập của
chính mình.
Tìm hiểu đề bài trên, chúng ta thấy có ba phần:
- Nội dung: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
- Câu hỏi ý kiến trên gợi cho anh chò suy nghó gì về việc tu dưỡng và
học tập của chính mình: Yêu cầu thể loại nghò luận.
- Phạm vi dẫn chứng: Từ thực tế.
Tìm hiểu đề và xác đònh được ba điều trên, học sinh đã tránh được
chuyện lạc đề, một lỗi nặng nề nhất trong thao tác làm văn.
3.2. Xác đònh – Đònh hướng luận điểm, luận cứ:
Xác đònh nội dung trong tìm hiểu đề chính là xác đònh luận đề. Xác
đònh xong luận đề bắt đầu tìm các luận điểm. Muốn tìm được luận điểm
cần dựa vào đề bài để đặt các câu hỏi. Đặt và trả lời đúng các câu hỏi là

đã tìm ra được luận điểm.
Ví dụ: Tuổi trẻ học đường suy nghó và hành động như thế nào để góp
phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Với đề bài này, ta sẽ xác đònh được
luận đề: Vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông. Từ luận đề được xác đònh,
giáo viên cần đònh hướng cho học sinh đặt câu hỏi để tìm ra luận điểm.
- Tai nạn giao thông là gì?
- Nghe qua đề bài, em liên tưởng đến điều gì? Vì sao nó như vậy? Tác
hại của nó thế nào? Vì sao lại đặt vai trò này cho tuổi trẻ, cho học sinh?
Chính các câu hỏi này sẽ hướng học sinh tìm được các luận điểm:
Giải thích khái niệm tai nạn giao thông; Thực trạng; Nguyên nhân; Hậu
5


quả; Biện pháp…Nhưng khó nhất vẫn là tìm luận cứ để làm cơ sở lập luận
cho luận điểm. Nếu xác đònh được luận điểm có trong luận đề là đã sắp
xếp được các ý trong bài làm một cách hợp lí, khoa học thì tìm được
những luận cứ là bước quan trọng trong việc làm cho các luận điểm trở
nên rõ ràng, phong phú ý, đầy tính thuyết phục. Bởi vậy, chúng ta cần
đònh hướng luận điểm để giới hạn các luận cứ và luận chứng.
Ví dụ:Với đề bài trên, để tìm luận cứ cho luận điểm: Nguyên nhân
dẫn đến tai nạn giao thông.Ta đặt câu hỏi: Tai nạn giao thông từ đâu mà
ra? Nguyên nhân nào? Từ đó ta sẽ có được những luận cứ: Cơ sở vật chấtHạ tầng còn kém, phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, ý thức
tham gia giao thông ở một bộ phận người còn hạn chế, xử lí chưa nghiêm
minh…
Sau khi xác đònh luận đề, tìm các luận điểm, luận cứ, ta sẽ có một
dàn bài tổng quát. Từ dàn bài tổng quát, ta có thể trình bày thành một bài
văn bằng nhiều thao tác khác nhau. Một bài văn nghò luận nói chung, bài
văn nghò luận xã hội nói riêng bao giờ cũng có ba phần: Mở bài, thân bài,
kết bài.
Trong chương trình lớp 12, làm văn nghò luận xã hội gồm có hai phần:

Nghò luận về một tư tưởng,đạo lí và nghò luận về một hiện tượng đời
sống.
Phần 1: nghò luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng
có ý nghóa đối với đời sống con người trong xã hội. Bài nghò luận về một
hiện tượng đời sống cần làm rõ một số nội dung:
- Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại của
hiện tượng.
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhân đònh của người viết
bằng các thao tác lập luận phù hợp.
- Người viết cần chọn góc độ riêng để bàn luận và có thể đưa ra những
đề xuất, giải pháp của mình trước hiện tượng đó.
Như vậy, với đề bài vừa phân tích ở trên, ta có thể lập được dàn ý:
a. Mở bài:
Giới thiệu : Tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng, là vấn
đề nhiều người trong xã hội đang quan tâm.
b. Thân bài:
- Giải thích: Tai nạn giao thông là gì?.

6


- Nguyên nhân: Cơ sở vật chất kém, phương tiện tham gia giao thông
tăng, ý thức tham gia giao thông ở một bộ phận người còn hạn chế, nhất
là giới trẻ, xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng.
- Hậu quả: Thiệt hại về vật chất, gây tử vong, chấn thương, tàn phế cho
con người….
- Dẫn chứng minh họa.
- Vì sao lại đặt vai trò này cho tuổi trẻ, cho học sinh?
+ Là bộ phận đông tham gia giao thông phức tạp…
+ Có nhiều sáng tạo và rất năng động…

- Biện pháp giải quyết- Thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm tai
nạn giao thông trong xã hội.
c. Kết bài: Khẳng đònh sự cần thiết phải giảm thiểu tai nạn giao thông vì
sự phồn vinh và cuộc sống bình yên của mọi người, xã hội, thời đại. Tin
tưởng ở thanh niên học sinh sẽ làm được vấn đề này.
Phần 2: Nghò luận về một tư tưởng, đạo lí thường là quan điểm về đạo
đức, lẽ sống, về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…Đây là dạng bài có tác
dụng giáo dục đạo đức,nhân cách đối với học sinh. Bài nghò luận bàn về
tư tưởng đạo lí nhằm trình bày quan điểm, suy nghó của mình để thuyết
phục người khác, đồng thời tự mình nâng cao nhận thức, rèn luyện phẩm
chất theo vấn đề mình đang nghò luận. Người viết phải có chủ kiến của
mình để bàn luận về vấn đề đặt ra của đề bài bằng những thao tác lập
luận phù hợp. Bài nghò luận về tư tưởng, đạo lí có một số nội dung:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo đức cần bàn luận.
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên
quan đến vấn đề bàn luận.
- Nêu ý nghóa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí.
Ví dụ: Ý kiến của anh( chò) về mục đích học tập do UNESCO đề
xướng: “ Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng
đònh mình”. Với đề bài này, ta cần tìm hiểu tư tưởng trong câu nói là tư
tưởng gì, đúng sai như thế nào, từ đó mới xác đònh được phương hướng
bàn luận(nội dung) và cách bàn luận( Sử dụng thao tác lập luận nào).
+ Nội dung: Mục đích học tập do UNESCO đề xướng.
+ Thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
+ Tư liệu: Từ thực tế cuộc sống và học tập.

7


Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu và trả lời.

Giáo viên chốt lại từng phần của vấn đề.Với đề bài này, ta sẽ lập được
dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu mục tiêu học tập do UNESCO đề xướng và trích
dẫn nguyên văn đề bài.
b. Thân bài:
- Phân tích và giải thích các khái niệm:
+ Học để biết? Học để thỏa mãn nhu cầu tiếp thu kiến thức. Học có vai
trò quan trọng và là nền tảng của cuộc sống con người. Cuộc sống ngày
càng phát triển và không ngừng phát triển. Để tồn tại trong cuộc sống
không ngừng phát triển cần có tri thức. Con người, đặc biệt là giới trẻ
phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống cá
nhân và cộng đồng. Do đó cần học tự giác, chăm chỉ, trung thực… Không
học lệch, học tủ, học đối phó đồng thời phải nắm vững kiến thức, vận
dụng được kiến thức vào cuộc sống.
+ Học để làm? Học nhưng phải thực hành. Tuổi trẻ phải biết vận dụng
những tri thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách sáng tạo…
+ Học để chung sống? Học nhưng cần phải thích ứng với hoàn cảnh
sống để tồn tại và phù hợp với đời sống xã hội xung quanh mình…Vì vậy
cần giao lưu mở rộng, cần hội nhập với thế giới nhưng không hòa tan vào
nền văn hóa thế giới. Tuổi trẻ phải học, phải có kiến thức, tiếp thu có
chọn lọc những nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
+ Học để tự khẳng đònh mình? Học để hoàn thiện nhân cách, để hiểu
biết đầy đủ hơn, để làm việc có hiệu quả hơn và quan hệ xã hội sẽ tốt
đẹp hơn. Học cần tìm tòi sáng tạo cho nên học để tự khẳng đònh giá trò
của mình trong cuộc sống.
- Mỗi vấn đề cần nêu một số dẫn chứng cụ thể.
- Bình luận: Nhận xét, đánh giá mục đích học tập của UNESCO là quan
điểm tiến bộ, đúng đắn…Phê phán quan điểm chạy theo thành tích, học
nhồi nhét, học xa rời thực tế… của một số người trong xã hội.
c. Kết bài:

- Khái quát vấn đề đã trình bày.
- Đánh giá mục đích học tập của cá nhân: Đây là bài học đònh hướng
học tập cho tuổi trẻ và mọi người trong cuộc sống hiện tại.
Trở lại vấn đề về bố cục của bài văn nghò luận vừa nêu trên, giáo
viên cần giải thích và phân tích kó cách thức mở bài,thân bài và kết bài
của một bài nghò luận. Bởi lẽ có nhiều học sinh còn lúng túng, mất thời
8


gian trong khâu mở bài, viết sơ sài ở phần thân bài và thậm chí làm qua
loa hoặc không làm phần kết bài.
- Mở bài: Là phần mở đầu của bài văn. Xét về mặt nội dung cần phải
nêu được vấn đề, giới hạn vấn đề, hướng giải quyết. Xét về mặt hình thức
thường ngắn gọn nhưng đầy đủ. Có nhiều cách mở bài, tùy dụng ý của
người làm mà có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau,tuy nhiên có hai
cách được sử dụng nhiều nhất: Mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Đặt vấn đề trực tiếp là tìm cách giới thiệu ngay nội dung chủ yếu
của vấn đề. Lối mở bài này có tác dụng tập trung sự chú ý của người đọc,
người nghe ngay từ đầu.
Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Ta có thể
mở bài như sau: Bàn về mối quan hệ giữa bản chất với hình thức bề ngoài
của sự vật, hiện tượng, tục ngữ Việt Nam có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước
sơn”.
+ Đặt vấn đề gián tiếp: Đây là phương pháp được sử dụng nhiều
nhất trong cả văn nghò luận xã hội và nghò luận văn học. Cách mở bài này
là nêu ra những ý liên quan đến vấn đề cần nghò luận để khêu gợi rồi mới
bắt vào vấn đề ấy. Có nhiều cách: Diễn dòch, quy nạp, tương đồng, tương
phản, giải thích những từ mang ý nghóa chính, dựa vào lòch sử….
. Diễn dòch: Loại mở bài đi từ cái chung, cái số nhiều… đến chi tiết,
đến một người, một sự vật. Loại mở bài này đòi hỏi học sinh phải có tầm

nhìn bao quát và trí phán đoán chính xác về vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ: Với đề bài ở trên, ta có thể mở bài như sau: Tục ngữ thường
thể hiện những triết lí rất sâu sắc của dân gian. Bàn về mối quan hệ giữa
bản chất với hình thức bề ngoài của sự vật, hiện tượng, ông cha ta cócâu:
“ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
. Quy nạp: Nêu lên những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi
tổng hợp lại thành vấn đề cần nghò luận. Ví dụ: Với đề bài ở trên, ta có
thể mở bài như sau: Trong đời sống nhiều khi ta phải đứng trước một sự
lựa chọn về vật, về người: Người đẹp mà kém, người giỏi lại không đẹp;
Vật đẹp thì không bền, còn vật bền thì không đẹp. Đối với các trường hợp
ấy, dân gian ta có lời khuyên: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
. Tương phản: Để mở bài theo lối tương phản, học sinh cần biết: Nội
dung chính của đề, nội dung trái ngược với nội dung chính của đề. Ví dụ:
Với đề bài ở trên, ta có thể mở bài như sau: Người đời không mấy ai
không bò hấp dẫn bởi vẻ đẹp bên ngoài, bởi danh vọng, đòa vò. Vì thế,
nhiều người thường bò những hình thức bên ngoài ấy lừa dối, khiến mất
khả năng đánh giá chính xác sự vật, hiện tượng, thậm chí còn đem cả
cuộc sống theo đuổi “ những vinh quang vô ích”. Để răn đời, đồng thời để
9


nêu lên một nhận xét chung về vai trò quan trọng của nội dung so với
hình thức, tục ngữ có câu: “ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”…
Mở bài bằng cách nào là tùy ở mỗi người nhưng cần nêu được vấn
đề, gây sự chú ý cho người đọc, viết giản dò, tự nhiên.
- Thân bài: Đây là phần trọng tâm của bài văn. Giải quyết toàn bộ nội
dung do đề bài đặt ra. Thân bài phải từ luận đề để tìm ra luận điểm, mỗi
luận điểm được viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Lý lẽ, lập luận phải
chặt chẽ, dẫn chứng phải xác thực, đảm bảo tính hệ thống, nhất quán giữa
các ý. Để trình bày phần thân bài, giáo viên lưu ý một số vấn đề sau:

+ Xét về giới hạn giá trò của đề:
. Với những đề nội dung hoàn toàn đúng, triển khai phần thân bài
tương đối đơn giản, nghóa là theo dàn bài chung của từng thể loại văn
nghò luận đã được học( Chứng minh, giải thích, bình luận…).
Ví dụ: Hãy cho biết ý kiến của mình về giá trò của câu ca dao “ Một
cây làm chẳng nên non- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
. Với những đề mà nội dung chỉ đúng một phần thì ở phần thân bài
cần trình bày những luận điểm, luận chứng ở dạng đối chiếu, so sánh.
Ví dụ: Hãy bình luận câu tục ngữ : “ Học thầy không tày học bạn”.
Ở phần thân bài chúng ta đònh hướng cho học sinh triển khai bằng hình
thức so sánh, đối chiếu giữa kết quả của học thầy, học bạn mới xác đònh
được ý khẳng đònh “không tày” của câu tục ngữ là không đúng hoàn toàn.
. Đối với những đề có nội dung hoàn toàn sai cần triển khai giải thích
nghóa, ý nghóa của vấn đề, dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ( không
đồng ý), hình thành một quan niệm sống phù hợp.
Ví dụ: Cổ nhân có dạy: “ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”.
Anh( chò) có đồng ý với quan niệm sống ấy không, tại sao?. Đối với đề
bài này ta giải thích ý nghóa của câu tục ngữ: Lập ý của người xưa. Sau
đó dùng chứng cứ, lập luận để bác bỏ ý ấy. Cuối cùng, hình thành một
quan niệm sống phù hợp.
+ Xét về yêu cầu thể loại của đề để có hướng nghò luận thích hợp. Khi
tìm hiểu đề, ngoài biết nội dung chính, chúng ta còn biết yêu cầu về thể
loại văn nghò luận của đề.
Ví dụ: Bàn về mối quan hệ bạn bè, có người nói: “ Tôi sẽ nhìn
nghiêng nếu bạn tôi chột mắt”. Anh( chò) hãy chứng minh. Với đề này
yêu cầu thể loại ở phần thân bài là nghò luận chứng minh. Cũng với đề
trên, nếu ta đặt câu hỏi: Anh chò hãy cho biết tại sao và chứng minh câu
nói ấy thì yêu cầu thể loại của đề trên ở phần thân bài là phối hợp giữa
hình thức nghò luận giải thích và chứng minh. Hoặc nếu đặt theo câu
10



hỏi:Nên hiểu, đánh giá và vận dụng ý kiến trên như thế nào? Thì yêu cầu
thể loại của đề trên ở phần thân bài là phối hợp giữa hình thức giải thích
và bình luận, sau đó thì đề cập đến cách vận dụng ý kiến trên của học
sinh.
Tóm lại, muốn khai triển phần thân bài cho có hệ thống, học sinh cần
biết giới hạn giá trò của đề và biết kết hợp nó với yêu cầu thể loại của đề.
Phối hợp được hai hình thức khai triển đó thì chúng ta sẽ không còn lúng
túng khi làm một bài văn nghò luận.
- Kết bài: Phần cuối của bài văn. Khái quát lại vấn đề ở phần mở bài và
thân bài nhưng ở mức độ nâng cao, tiếp tục gợi ra ở người đọc những suy
nghó, cảm xúc mới. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh một số việc sau:
+ Kết luận cho đề hoàn toàn đúng, giáo viên hướng cho học sinh tập
trung vào hai điểm: Tán thành luận đề, đặt nhiệm vụ để luận đề tốt hơn.
Ví dụ: Giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. Với đề bài
này ở phần kết bài, ta khẳng đònh lại vấn đề: Lòng biết ơn là một tình
cảm mang tính truyền thống của dân tộc ta. Sau đó, ta đặt nhiệm vụ: Mỗi
học sinh phải có ý thức thường xuyên trau dồi cho mình thái độ quý trọng
cha mẹ, thầy cô và những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã
hội.
+ Kết luận cho đề vừa đúng vừa sai, giáo viên hướng học sinh kết luận
theo lối dung hòa: Nhắc lại ý kiến thứ nhất, nhắc lại ý kiến thứ hai, dung
hòa hai ý kiến ấy.
Ví dụ: Bình luận câu tục ngữ “ Trăm hay không bằng tay quen”. Với
đề bài này, ta sẽ hướng kết bài như sau: Tóm lại, quan điểm đề cao kinh
nghiệm, đề cao thực hành, chống lý thuyết suông trong câu tục ngữ trăm
hay không bằng tay quen là rất đúng đắn. Nhưng nếu hiểu lệch câu tục
ngữ ấy mà coi nhẹ lý thuyết lại là cực đoan, phiến diện. Trình độ lao
động củøa mỗi người nói riêng và của toàn xã hội nói chung chỉ có thể

phát triển vững chắc và nhanh chóng nếu biết kết hợp hài hòa lý thuyết
với thực hành.
+ Kết luận cho loại đề hoàn toàn sai, giáo viên hướng học sinh kết
luận theo lối phản bác: Nhắc lại ý chính của luận đề, nhắc lại ý phản bác,
đưa ra quan niệm tốt đẹp nhất.
Ví dụ: Hãy giải thích câu tục ngữ: “ Ăn cổ đi trước, lội nước theo
sau”. Có thể ứng dụng quan niệm sống ấy vào hoàn cảnh hiện nay? Với
đề bài này, ta có thể hướng theo cách kết luận như sau: Ai cũng muốn
mình được ăn món ăn ngon nhất, cũng muốn an lành trong hiểm nguy. Đó
là tâm lí thường tình. Nhưng nếu bất cứ ai, bất cứ lúc nào cũng hành động
như thế trong cuộc sống thì chắc chắn tai họa sẽ đến bất cứ lúc nào. Đời
11


sống có ý nghóa, tồn tại là do ở sự hy sinh, ở sự nhường nhòn,ở sự lòch
thiệp…, ở sự biết tạm gác hạnh phúc riêng để lao mình vào nguy hiểm,
cùng đồng cam cộng khổ để bảo vệ cuộc sống cho mọi người trong đó có
gia đình, người thân của mình. Lối sống ích kỷ, chỉ muốn biết có mình mà
không nghó đến người khác hoàn toàn không phù hợp với hoàn cảnh hiện
nay, một hoàn cảnh sống đòi hỏi có sự gắn bó, liên kết… để tạo nên sức
mạnh: Lối sống đoàn kết.
3.3.Sử dụng dẫn chứng:
Một bài văn hay không phải chỉ toàn lí luận suông,muốn thuyết
phục người đọc cần có dẫn chứng. Mức độ hiểu đề, vốn sống… có thể
được đánh giá qua hệ thống dẫn chứng.
- Dẫn chứng phải chọn lọc sao cho tuêu biểu, chính xác, cụ thể.
- Vừa đủ không quá ít, không quá nhiều.
- Dẫn chứng phải được phân tích, đánh giá, tránh liệt kê.
- Phù hợp với luận cứ.
4.Kết quả:

Qua thực tế thực hiện giải pháp này, bản thân nhận thấy học sinh
có nhiều tiến bộ hơn trong việc làm văn nghò luận xã hội. Với những biện
pháp đã áp dụng thử nghiệm ở lớp 12B2, tôi thu được kết quả sau:
- Kết quả kiểm tra bài viết số 1 so với Chất lượng thực tế qua khảo sát
đầu năm có tiến bộ:
Lớp

TSHS

12B2

43

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

TS

%

TS

%

28

65.1

15


34.9

- Kết quả kiểm tra ngày 15/2/2010:

Lớp

TSHS

12B2

43

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu

TS

%

TS

%

32

74.4

11


25.6

Với kết quả trên, tôi thấy học sinh có tiến bộ qua kiểm tra. Nhiều
em nắm được cách thức phân tích đề, lập dàn y ùcho bài văn nghò luận xã
12


hội. Điều đó tạo điều kiện cho tôi tiếp tục áp dụng cho những năm học
sau.
III. KẾT LUẬN:
Qua thử nghiệm cách rèn kó năng làm văn nghò luận xã hội đã nêu ở
trên, Tôi thấy kết quả thu được khả quan. Điều đó chứng tỏ rằng để học
sinh có kó năng làm văn nghò luận xã hội đòi hỏi người giáo viên cần có
những biện pháp phù hợp với thực tế học sinh của mình, đồng thời bản
thân học sinh phải tự học một cách kiên trì, phải có vốn sống nhất đònh
mới mong có một kết quả tốt nhất trong bài làm văn của mình.
Khi nghiên cứu đề tài này, Tôi nhận thấy bản thân được mở rộng
thêm kiến thức, nâng cao sự hiểu biết. Bên cạnh những mặt đạt được
cũng còn nhiều hạn chế, Tôi sẽ cố gắng tìm ra biện pháp để nâng cao
hiệu quả trong những năm sắp tới.
Trong khi viết đề tài này, bản thân không tránh khỏi những thiếu
sót, tất nhiên đây chỉ là những ý kiến chủ quan, rất mong Sở Giáo dục và
quý đồng nghiệp góp ý để công việc giảng dạy ngày càng tốt hơn.

Người thực hiện
NGUYỄN HỮU CHUNG

13



Y kieỏn cuỷa toồ chuyeõn moõn:
.........................................................................................................................

14


.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Y kieỏn cuỷa laừnh ủaùo ủụn vũ:
...................................................................................................................
15


...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................

16



×