Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

TÊN ĐỀ TÀI:

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường

Tp. HCM, 08/2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Tên đề tài:

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1

Luận văn kỹ sư
Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường


Giáo viên hướng dẫn
Ký tên

Sinh viên thực hiện

VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tên: Nguyễn Thị Ngọc nh
Khóa: 28

Tp. HCM, 08/2006


LỜI CẢM ƠN
Được Ban Giám đốc, cùng các Anh, Chị các phòng Ban tại Công ty Xi
Măng Hà Tiên tận tình giúp đỡ, cung cấp các tài liệu để em hoàn thành bài báo
cáo tốt nghiệp này. Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, chú n,
anh Bằng và các Anh Chị trong Ban An Toàn Lao Động – Môi Trường.
Xin gởi lời cảm ơn đến tập thể Qúy thầy cô, cô Vũ Thị Hồng Thủy và bạn
bè đã giúp đỡ, động viên và góp ý để em hoàn tất bài báo cáo này.
Với những kiến thức đã được trang bị tại trường và một thời gian ngắn
thực tập tại doanh nghiệp nên trong khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi
những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành từ Ban Giám đốc, Quý
thầy cô.
Kính chúc Ban giám đốc cùng với các anh chị làm việc tại Công ty Xi Măng
Hà Tiên 1 và Quý thầy cô khoa Công Nghệ Môi Trường trường ĐH Nông Lâm
dồi dào sức khỏe luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc.
Xin chân thành cảm ơn!
TP HCM ngày 30 tháng 06 năm 2006



Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ...................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... iii
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................1
MỤC TIÊU .....................................................................................................................................1
MỤC ĐÍCH.....................................................................................................................................1
NỘI DUNG.....................................................................................................................................1
ĐỐI TƯNG ..................................................................................................................................2
PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................................................2
PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................................2

CHƯƠNG 2 - LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM và HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO
14000
2.1

LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ........................................................................................3

2.1.1
Khái niệm kiểm soát ô nhiễm ..................................................................................................3
2.1.2
Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp .......................................3
2.1.3
Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp ......................................................3
2.1.3.1
Giải pháp kỹ thuật .........................................................................................................3
2.1.3.2
2.1.3.3

Giải pháp kinh tế ...................................................................................................................... 4
Giải pháp quản lý nội vi .................................................................................................6

2.2

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000 .................................................................7
2.2.1
Giới thiệu sơ lược về ISO 14000 .......................................................................................7
2.2.2
Những lợi ích và khó khăn của việc áp dụng ISO 14000....................................................7
2.2.3
Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam .......................................................................7
2.3
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000......................................................... 8
CHƯƠNG 3 - SƠ LƯC VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY....................................................................................................... 9
3.1.1

Lịch sử thành lập ...............................................................................................................9
3.1.2
Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................................9
3.2
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .............................................................................11
3.2.1
Vị trí địa lý........................................................................................................................11
3.2.2
Điều kiện tư nhiên ..............................................................................................................12
3.3
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT ......................................................................................12
3.3.1
Thị trường xi măng ............................................................................................................12
3.3.1.1
3.3.1.2

Tình hình phát triển và thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam .................... 12
Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng 1990-2002 .............................................................. 12

3.5.2.1
3.5.2.2

Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay ................................................................... 15
Dây chuyền công nghệ áp dụng tại nhà máy xi măng Hà tiên 1 ......................................... 15

3.5.3.1
3.5.3.2

Sản phẩm ................................................................................................................................... 17
Chất thải .................................................................................................................................... 17


3.3.2
Hoạt động kinh doanh từ năm 2002-2005 .......................................................................13
3.3.3
Hoạt động sản xuất và trang thiết bị ................................................................................13
3.4
CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 .....................................................13
3.4.1
Các chủng loại xi măng ...................................................................................................13
3.4.2
Các sản phẩm mới ............................................................................................................13
3.5
QUY TRÌNH SẢN XUẤT ............................................................................................................14
3.5.1
Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất ........................................14
3.5.2
Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ ..........................................................................15
3.5.3

Sản phẩm và chất thải .......................................................................................................17

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

i


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

CHƯƠNG 4 - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
& BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG.

4.1

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG.....................................................................................................18
4.1.1
Bụi ....................................................................................................................................18
4.1.1.1
4.1.1.2

Nguồn phát sinh ........................................................................................................................ 18
Kết quả giám sát chất lượng môi trường bụi (mg/m3) ............................................................ 18

4.1.2.1
4.1.2.2
4.1.2.3

Khí thải ...................................................................................................................................... 18
Tiếng ồn .................................................................................................................................... 19
Kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí (mg/m3) và tiếng ồn (dBA) ................. 19

4.1.2

4.1.3

Khí thải và tiếng ồn .........................................................................................................18

Nước thải .........................................................................................................................19

4.1.3.1
4.1.3.2
4.1.3.3

4.1.3.4

4.1.4

4.2

Chất thải rắn ....................................................................................................................20

4.1.4.1
4.1.4.2
4.1.4.3

4.2.1

4.3

Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường .......................................................... 20
Biện pháp đào tạo cán bộ ........................................................................................................ 21
Chống phát tán bụi mặt đường giao thông nội bộ công ty ..................................................... 21
Tăng cường cây xanh thảm cỏ ................................................................................................. 11

Biện pháp kỹ thuật ............................................................................................................22

4.2.2.1
4.2.2.2
4.2.2.3

4.3.1

Chất thải sản xuất ..................................................................................................................... 20

Chất thải sinh hoạt ..................................................................................................................... 20
Chất thải nguy hại ..................................................................................................................... 20

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM ĐÃ ÁP DỤNG ...........................................................20
Biện pháp quản lý .............................................................................................................20

4.2.1.1
4.2.1.2
4.2.1.3
4.2.1.4

4.2.2

Nước thải sản xuất .................................................................................................................... 19
Nước thải sinh hoạt ................................................................................................................... 19
Nước mưa .................................................................................................................................. 19
Kết quả giám sát chất lượng môi trường nước ........................................................................ 20

Biện pháp xử lý ô nhiễm bụi ................................................................................................... 22
Biện pháp xử lý ô nhiễm nước ................................................................................................. 22
Biện pháp quản lý chất thải rắn ............................................................................................... 22

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN TẠI .......................................................................23
Không khí .........................................................................................................................23

4.3.1.1
4.3.1.2

Bụi .............................................................................................................................................. 23
Khí thải và tiếng ồn .................................................................................................................. 23


4.3.4.1
4.3.4.2
4.3.4.3

Hoạt động của xà lan ................................................................................................................ 24
Cháy nổ ..................................................................................................................................... 24
Tai nạn lao động ....................................................................................................................... 24

4.3.2
4.3.3
4.3.4

Nước thải ..........................................................................................................................23
Chất thải rắn ....................................................................................................................24
Các sự cố có thể xảy ra ....................................................................................................24

CHƯƠNG 5 – KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000 TẠI CÔNG TY
XI MĂNG HÀ TIÊN 1
5.1

HOẠCH ĐỊNH ..............................................................................................................................25
5.1.1
Bảng các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 .............25
5.1.2
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ............................................................................26
5.1.3
Các mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động .....................................................28
5.2
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ...................................................................................................29

5.2.1
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn ..................................................................29
5.2.2
Nguồn lực, đào tạo và nhận thức ......................................................................................31
5.2.3
Kiểm soát điều hành .........................................................................................................33
5.2.3.1
5.2.3.2
5.2.3.3
5.2.3.4
5.2.3.5

5.2.4

Bụi .............................................................................................................................................. 33
Phát thải khí ............................................................................................................................. 34
Nước thải ................................................................................................................................... 36
Chất thải rắn .............................................................................................................................. 37
Sự cố ......................................................................................................................................... 37

Thông tin liên lạc ..............................................................................................................38

5.2.4.1
5.2.4.2

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Liên lạc nội bộ .......................................................................................................................... 38
Liên lạc bên ngoài .................................................................................................................... 38


i


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

5.2.4.3

5.2.5

5.3

5.2.6.1
5.2.6.2
5.2.6.3

5.3.1

Sự cố xà lan ............................................................................................................................... 38
Sự cố cháy nổ ............................................................................................................................ 39
An toàn lao động ....................................................................................................................... 40

KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC ..........................................................................40
Quan trắc và đo môi trường – đánh giá sự tuân thủ ........................................................40

5.3.1.1
5.3.1.2
5.3.1.3

5.3.2


Liên lạc khi có sự cố ................................................................................................................. 38

Chuẩn bị sẳn sàng & ng cứu sự cố khẩn cấp ..................................................................38

Quan trắc và đo môi trường không khí .................................................................................... 40
Quan trắc và đo môi trường nước ............................................................................................ 41
Quản lý chất thải rắn ................................................................................................................ 41

Hành động khắc phục phòng ngừa ....................................................................................41

CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1
6.2

KẾT LUẬN ....................................................................................................................................43
KIẾN NGHỊ....................................................................................................................................43

PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

i


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.3 SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM VÀ QUAN ĐIỂM ISO 14000 ........................ 8
BẢNG 3.3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 QUA

CÁC NĂM ................................................................................................................................................ 13
BẢNG 3.5.1.1 NHU CẦU NHIÊN LIỆU, NĂNG LƯNG ................................................................................ 14
BẢNG 3.5.1.2 NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................................................... 14
BẢNG 4.1.4.3 DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI ...................................................................................... 20
BẢNG 5.1.1.1 TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ....... 25
BẢNG 5.1.2 CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ TẠI NHÀ MÁY CÔNG TY XI MĂNG
HÀ TIÊN 1 ................................................................................................................................................... 26
BẢNG 5.1.3 MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG KIỂM SOÁT Ô
NHIỄM ......................................................................................................................................................... 28
BẢNG 5.2.1 TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1...................... 29
BẢNG 5.2.2 KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CHO CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 .............................................. 31
BẢNG 5.2.3.1 CÁC ĐỀ XUẤT KỸ THUẬT NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI TẠI NHÀ MÁY
XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ................................................................................................................................ 33
BẢNG 5.2.3.2 NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG KHÍ THẢI ĐỐT DẦU DO CỦA MÁY PHÁT
ĐIỆN CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1 ................................................................................................ 34
BẢNG 5.2.3.3 DỰ BÁO MỨC ỒN KHI NHÀ MÁY XI MĂNG HOẠT ĐỘNG ............................................ 34
BẢNG 5.2.3.4 KHẮC PHỤC Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN ............................................................................. 37

DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 3.5.2 SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT .............................................................................................. 15
Hình 5.2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. ............................................................................. 29
HÌNH 5.2.3 QUI HOẠCH THOÁT NƯỚC TỔNG THỂ TRONG NHÀ MÁY XI MĂNG .............................. 33

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

ii


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
HTQLMT
Ban ATLĐ&MT
PCCC
VNĐ
TCVN

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

Hệ thống quản lý môi trường
Ban An toàn lao động và Môi trường
Phòng cháy chữa cháy
Việt Nam đồng
Tiêu chuẩn việt nam

iii


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh
xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội. Sau khi
đạt được những thành tựu đánh kể về kinh tế, nhận ra tác động và những hậu quả to lớn do
chính con người gây nên đối với môi trường, các nước đã có những quan tâm và đầu tư
thích đáng cho vấn đề môi trường và khoa học hiện đại cũng góp phần không nhỏ trong
việc tìm kiếm và thực thi những giải pháp cho vấn đề môi trường. Tuy nhiên, cho đến nay,
sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ vẫn chưa hứa hẹn các giải pháp hữu

hiệu cho vấn đề môi trường mà chỉ góp phần hạn chế tốc độ phá hủy môi trường, giảm nhẹ
tác hại của sự ô nhiễm môi trường đối với con người và sự sống trên trái đất.
Tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh đều trực tiếp hay gián tiếp tạo ra chất
thải và làm ảnh hưởng đến môi trường do đó vấn đề môi trường phải được kiểm soát thỏa
tiêu chí chất lượng môi trường. ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế ISO ban hành năm 1996, là công cụ quản lý giúp một tổ chức không phân biệt quy
mô và loại hình quản lý ảnh hường của hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình đối với
môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đảm bảo phù hợp với các nhu cầu của nền
kinh tế xã hội. Nó được xây dựng với mục đích tạo ra một giải pháp đồng bộ và toàn diện
cho chính sách, kế hoạch và hành động về môi trường của các tổ chức.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


Tìm hiểu Công ty Xi Măng Hà Tiên 1.



Tìm hiểu hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000



Nghiên cứu khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 trong nhà máy sản xuất
xi măng.

1.3 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI


Hiểu biết thêm về qui trình sản xuất xi măng trong thực tế. Thực trạng ô nhiễm và
hệ thống quản lý môi trường ở Công ty Xi Măng Hà Tiên 1




Đưa ra những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty Xi Măng Hà
Tiên 1



Thu thập những kiến thức thực tế bỗ ích cho nghề nghiệp tương lai.

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Tổng quan về Công ty Xi Măng Hà Tiên 1.



Hiện trạng môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 và biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm đã áp dụng.



Tìm hiểu bộ tiêu chuẩn ISO 14000.



Kiểm soát ô nhiễm của nhà máy theo quan niệm ISO 14001:2004

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

1



Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

1.5 ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU


Địa điểm thực tập: Công ty Xi Măng Hà Tiên 1



Thời gian thực tập: 3,5 tháng (03/2006 -15/06/2006)



Đối tượng nghiên cứu:

− Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý.
− Công nghệ và thiết bị sử dụng trong nhà máy.
− Hệ thống quản lý môi trường.
− Hiện trạng môi trường.
− Nguồn phát sinh chất thải tại nhà máy.
− Hệ thống quản lý chất lượng môi trường ISO 14000.
− Khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty Xi Măng Hà Tiên1.
1.6 PHƯƠNG PHÁP


Khảo sát và thu thập số liệu thực tế tại nhà máy.




Tham khảo tài liệu liên quan.



Thống kê, phân tích và xử lý số liệu.



Phỏng vấn để tham khảo ý kiến công nhân và những người liên quan.

1.7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường bằng ISO 14000 là chắc chắn. Tuy nhiên,
do hiện tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 chưa áp dụng ISO 14000 vì vậy trong quá trình
thực hiện khóa luận thì các vấn đề nghiên cứu như: tình trạng ô nhiễm; giải pháp kiễm soát
ô nhiễm đã thực hiện và những giải pháp tiếp theo được đề xuất trong khóa luận nhằm
giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 được xây dựng
trên quan điểm ISO 14000.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

2


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
và HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000
2.1 LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM

2.1.1 Khái niệm kiểm soát ô nhiễm
Là tổng hợp các hoạt động, biện pháp và công cụ nhằm phòng ngừa, khống chế
không cho ô nhiễm xảy ra hoặc khi ô nhiễm xảy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hoặc
loại trừ ô nhiễm.
2.1.2 Các bước thực hiện chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp
Một chương trình kiểm soát ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách liên tục theo
chu trình khép kín gồm các bước sau:


Giành được sự đồng tình và ủng hộ của lãnh đạo công ty.

• Khởi động chương trình bằng cách thành nhóm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, phát
triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm trên giấy và đào tạo công nhân về ngăn ngừa ô
nhiễm.
• Xem xét và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với máy móc thiết
bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức
đối với việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.


Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.

• Ưu tiên trước cho một số dòng thải quan trọng và thực hiện đánh giá chi tiết khả thi
về mặt kỹ thuật kinh tế về môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm đã tập hợp.
• Tập hợp lại tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực
thi những khả năng lựa chọn đó.
• Đánh giá những thành tựu của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở dữ liệu cụ
thể tại một công ty điển hình .
• Duy trì chương trình ngăn ngừa ô nhiễm để liên tục phát triển liên tục và duy
trì/đảm bảo những lợi ích liên tục của công ty.
Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm kép kín liên tục. Phụ lục hình 2.1

2.1.3 Các giải pháp thực hiện kiểm soát ô nhiễm công nghiệp

2.1.3.1 Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật trong kiễm soát ô nhiễm bao gồm các phương pháp xử lý chất thải ở thể
rắn, lỏng và khí
Các phương pháp xử lý chất thải rắn: đốt, chôn lấp , tái sinh tái chế,…
− Phương pháp đốt: ít được sử dụng vì làm biến đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng
khí.
− Phương pháp chôn lấp: đang được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới vì là
phương pháp hiệu quả, ít tốn kém tuy nhiên những bãi chôn lấp hoạt động một thời gian thì
phải đóng cửa vì hết công suất do vậy phương pháp này thường tốn diện tích.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

3


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

− Phương pháp tái sinh tái chế: là bước đầu tiên và hiệu quả góp phần giảm thiểu
chất thải, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Các phương pháp xử lý nước thải
− Phương pháp cơ học: bể tiếp nhận, song chắn rác, …
− Phương pháp lý học: bể lắng, bể tự hoại, bể làm thoáng, bể aroten, bể nén bùn,..
− Phương pháp hoá học: bể tiếp xúc, keo tụ tạo bông,…
Phương pháp xử lý khí thải
− THIẾT BỊ LỌC BỤI TAY ÁO
Tại nơi phát sinh bụi sẽ được bố trí các chụp hút, không khí có chứa bụi sẽ đi vào các chụp
hút, miệng hút, từ đó đi vào thiết bị lọc bụi túi vải (thiết bị lọc ống tay áo) xử lý. Thiết bị
có cấu tạo của bộ lọc bằng túi vải. Bộ lọc gồm nhiều đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có

nhiều túi vải được khâu thành dạng tay áo. Các ống tay áo được căng ở đầu dưới vào nắp
đực lỗ vừa bằng đường kính ống tay áo, đầu trên được căng ở đầu dưới vào nắp đực lỗ vừa
bằng đường kính ống tay áo, đầu trên của ống tay áo được bịt kín và căng vào hệ thống
cánh tay đòn phục vụ cho việc rũ bụi.
− CYCLON VÀ THIẾT BỊ LỌC BỤI TĨNH ĐIỆN
Tại nơi phát sinh bụi của máy nghiền được bố trí cac chụp hút, mgiệng hút để hút các dòng
khí có chứa bụi đưa vào Cyclon lắng thô. Cyclon là thiết bị lọc bụi trong đó hình thành lực
ly tâm để tách bụi ra khỏi không khí. Không khí mang bụi được đưa vào phần trên của
cyclon bằng ống 1 lắp theo phương tiếp tuyến với vỏ ngoài hình trụ 2 của cyclon. Nhờ thế
dòng không khí sẽ có chuyển động xoắn ốc bên trong vỏ hình trụ và hạ dần về phía dưới.
Khi gặp phần đáy hình phễu 3 dòng không khí bị đẩy ngược lên, trong khi đó nó vẫn giữ
chuyển động xoắn ốc, các hạt bụi chịu tác động của lực ly tâm làm chúng có xu hướng tiến
dần về phía vỏ hình trụ hoặc đáy hình phiễu chạm vào thành thiết bị và rơi xuống dưới.
đáy của cyclon có lắp van để xả bụi vào thùng chứa. Dòng khí chứa bụi qua cyclon có thể
giảm được khoảng 60-65% hàm lượng bụi.

2.1.3.2 Giải pháp kinh tế
Giải pháp kinh tế để kiểm soát ô nhiễm bao gồm các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường như: thuế tài nguyên, Côta gây ô nhiễm, Phí dịch vụ môi trường, Hệ thống đặt cọc
hoàn trả, Phí môi trường,…
Khái niệm về công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế lấy nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường làm cơ sở để cân bằng
phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường, tạo điều kiện để công tác bảo vệ môi trường trở
thành động lực phát triển sản xuất. Các công cụ kinh tế được sử dụng để đạt được mục tiêu
môi trường bằng cách tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản xuất chuyển chi phí bảo vệ môi
trường vào giá thành sản phẩm. Như thế, khuyến khích nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi
trường tương xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất.
Một số công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
1. Thuế tài nguyên: Là khoản thu của ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp về sử
dụng các tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Mục đích của thuế tài nguyên là:

− Hạn chế nhu cầu sử dụng tài nguyên không hợp lý.
Nguyễn Thị Ngọc AÙnh

4


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

− Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng.
− Tạo nguồn thu cho ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc
sử dụng tài nguyên.
2. Côta gây ô nhiễm (giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng):
− Là loại giấy phép có thể chuyển nhượng mà thông qua đó nhà nước công nhận
quyền được thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường đối với các nguồn thải, các nhà
máy, xí nghiệp,…
− Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi
trường sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách pháp hành giấy phép thải gọi là côta
gây ô nhiễm.
− Người gây ô nhiễm có quyền mua bán côta gây ô nhiễm nghóa là: những người gây
ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán
lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao
hơn.
− Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình
chuyển nhượng côta gây ô nhiễm.
3. Phí dịch vụ môi trường: là một dạng phí trả khi sử dụng một số dịch vụ môi trường. Có
hai dạng dịch vụ môi trường chính và theo đó 2 loại phí dịch vụ môi trường là:
Dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
− Đối tượng bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các
nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ.
− Nội dung bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi ra hệ

thống thoát nước của thành phố.
− Nguyên tắc tương đối chung là tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch
vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (loại trừ phí xây dựng cơ bản)
Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải
− Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại, kể
cả chất thải đô thị độc hại.
− Việc xác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được
nghiên cứu, xem xét kỹ trên cơ sở vừa đảm bảo bù đắp được chi phí thu gom, vận chuyển,
xử lý vừa gián tiếp khuyến kích các hộ gia đình giảm thiểu rác thải.
4. Phí môi trường
Lợi ích của việc áp dụng đúng mức phí môi trường là cho phép các nhà sản xuất và tiêu
dùng được chủ động trong việc giảm thiểu chi phí để đạt được mục tiêu môi trường.
Phí môi trường tính theo nguồn thải
− Tính cho các nguồn khí thải, nước thải và chất thải rắn tại điểm “cuối đường ống”
thải.
− Đây là mức thu trực tiếp đối với các chất ô nhiễm môi trường sẽ làm cho chi phí
của các nhà sản xuất cao hơn, tuy nhiên nhiên có thể chuyển phí này vào giá thành sản
phẩm và người chịu phía này là khách hàng, người tiêu thụ sản phẩm.
Phí môi trường tính theo đầu vào nguyên liệu

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

5


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

Phí môi trường được tính theo mức độ, khả năng phát thải của một dây chuyền sản xuất
hoặc nguyên liệu. Phí môi trường theo đầu vào hoặc theo nguyên liệu sẽ khuyến khích các
nhà sản xuất có thay đổi tích cực đối với môi trường theo hai cách: tìm đầu vào khác ít độc

hại hơn cho môi trường hoặc thay thế một công nghệ sản xuất tốt hơn.
Phí môi trường tính theo sản phẩm cuối cùng
p dụng ở những nơi mà các vấn đề môi trường liên quan chặt chẽ đến nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm cuối cùng đó.

2.1.3.3 Giải pháp quản lý nội vi
− Khi thiết kế nhà xưởng đặc biệt quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên,
triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý, tăng cường diện tích của
mái nhà, cửa chóp và cửa sổ.
− Bố trí quạt thổi mát cục bộ ở các khu vực tập trung nhiều máy móc và nơi công
nhân làm việc tập trung.
− Bố trí các chụp hút trên trần, mái để được thông thoáng trong khu vực sản xuất.
− Tiếp cận phương pháp sản xuất sạch hơn đối với quản lý nội vi trong nhà máy sản
xuất xi măng gồm 6 bước:
BƯỚC 1: BẮT ĐẦU


Thành lập đội sản xuất sạch hơn.



Liệt kê các bước công nghệ.



Xác định các quá trình gây lãng phí.

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ



Sơ đồ công nghệ sản xuất.



Cân bằng sản xuất và năng lượng.



Tính toán chi phí theo dòng thải.



Xác định nguyên nhân gây thải.

BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN


Hình thành cơ hội sản xuất sạch hơn.



Sàn lọc các cơ hội sản xuất sạch hơn.

BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN


Luận chứng khả thi về kỹ thuật.




Luận chứng khả thi về kinh tế.



Các khía cạnh môi trường.



Lựa chọn các giải pháp để thực hiện.

BƯỚC 5: THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN


Chuẩn bị thực hiện.



Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn.



Giám sát và đánh giá kết quả.

BƯỚC 6: DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN


Duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


6


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1



Lựa chọn công đoạn tiếp theo.

2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14000
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về ISO 14000
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa ( International
Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động
vào ngày 23/02/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và
thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Só) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có
các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của các nước.
Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các họat động trao đổi hàng
hóa và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả
các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện.
ISO có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật (TC) chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng
lónh vực. ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ công nghiệp chế tạo và điện tử.
Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu
vào cho các Ủy ban kỹ thuật và đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn. ISO
tiếp nhận tư liệu của đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi
ban hành một tiêu chuẩn.
Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận, nó được công bố
là Tiêu chuẩn Quốc tế. Sau đó mỗi nước lại có thể chấp nhận một phiên bản mới của tiêu
chuẩn đó làm Tiêu chuẩn quốc gia của mình.
Ủy ban kỹ thuật 207 (TC 207) (ISO) thành lập để xây dựng các tiêu chuẩn ISO
14000. Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể được cấu trúc tương tự như tiêu chuẩn ISO 9000. Ủy

ban kỹ thuật 207 và 176 ( Ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 9000) đã cùng làm việc
và sử dụng các bài học từ quá trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 và xây dựng
tiêu chuẩn ISO 14000 dựa trên nền tảng tiêu chuẩn này.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ thống quản lý
môi trường (như ISO 14001 và 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản
lý môi trường (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000). Tiêu chuẩn ISO 14000
có thể áp dụng cho các công ty, khu vực hành chính hay tư nhân.
Trình bày bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và các công việc đang tiến hành đối với những tiêu
chuẩn này. Phụ lục bảng 2.2.1
2.2.2 Những lợi ích và khó khăn của việc áp dụng ISO 14000
Phụ lục 2.2.2
2.2.3 Tình hình áp dụng ISO 14000 tại Việt Nam
Điều tra về tình hình áp dụng ISO 14000
Theo kết quả của cuộc điều tra thường niên được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO bắt
đầu tiến hành từ tháng giêng năm 1993 nhằm đưa ra một cái nhìn tổng thể về tình hình
chứng nhận các hệ thống quản lý trên toàn thế giới dựa trên các tiêu chuẩn về quản lý hệ
thống chất lượng và hệ thống môi trường do ISO ban hành. Các dữ liệu được ISO thu thập
từ nhiều nguồn riêng rẽ (các tổ chức quốc gia thành viên của ISO, các cơ quan công nhận
và chứng nhận) và do đó không phải là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

7


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

điều tra là đưa ra một chỉ số duy nhất về tình hình áp dụng các tiêu chuẩn về hệ thống chất
lượng của ISO trên quy mô toàn cầu. Sau đây là một số kết quả chính về việc cấp chứng
chỉ ISO 14001 trên thế giới :
− Tỷ lệ tăng của lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trong năm 2003 được coi là lớn

nhất trong vòng 9 cuộc điều tra mà ISO tiến hành đối với tiêu chuẩn quản lý hệ thống môi
trường này.
− Đến cuối tháng 12 năm 2003, có ít nhất 66.070 chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp ở
113 quốc gia và nền kinh tế.
Danh sách mười quốc gia có lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất. Phụ lục bảng 2.2.3.1
Tại Việt Nam, tính đến ngày 28/04/2004 đã có trên 100 doanh nghiệp được chứng nhận
ISO 14001.
Danh sách các tổ chức được chứng nhận ISO 14001. Phụ lục bảng 2.2.3.2
Mạng lưới các cơ quan tư vấn và chứng nhận
Một số cơ quan chứng nhận ISO 14000 ở Việt Nam. Phụ lục 2.2.3.3
2.3 KIỂM SOÁT Ô NHIỄM THEO QUAN ĐIỂM ISO 14000
Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp là việc làm cần thiết trong công tác bảo vệ môi
trường để xác định những nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cũng như những biện pháp để
giảm thiểu ô nhiễm. ISO 14000 là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường được xây
dựng trên nền tảng thực tế đã có những ảnh hưởng rộng lớn trong việc quản lý môi trường
tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Bảng: Sự khác nhau giữa kiểm soát ô nhiễm và quan điểm ISO 14000
KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
QUAN ĐIỂM ISO 14000
1. Nguyên nhân gây ô nhiễm
Xác định nguồn gây ô nhiễm
Xác định khía cạnh môi trường đáng kể
Mức độ ô nhiễm
2. Biện pháp giảm thiểu
Yều cầu pháp luật và yêu cầu khác.
Biện pháp hành chánh
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động.
Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm.
Biện pháp quản lý
Đào tạo, nhận thức.

Kiểm soát điều hành.
Biện pháp kỹ thuật
Kiểm tra, hành động khắc phục, phòng ngừa.
Do vậy, trong phạm vi hiểu biết tôi sử dụng quan điểm của tiêu chuẩn ISO 14000
để làm kim chỉ nam cho việc kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Công ty Xi Măng Hà Tiên
1 như một phương pháp nghiên cứu riêng cho bài luận văn cũng như để mở rộng hiểu biết
về môi trường đã được học tại trường và những hiểu biết tìm hiểu qua sách vở.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

8


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

CHƯƠNG 3
SƠ LƯC VỀ CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
− Tên doanh nghiệp: Công ty Xi Măng Hà Tiên 1
− Loại hình: Doanh nghiệp nhà nước
− Lónh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xi măng
− Công suất sản xuất:1.850.000 tấn xi măng PCB 40/năm
− Địa chỉ: km số 8 xa lộ Hà Nội, phường Trường Thọ, quân Thủ Đức, tp.HCM
− Điện thoại: 08.8966608
− Số fax: 08.8967635
− Đơn vị chủ quản: Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
3.1.1 Lịch sử thành lập
Năm 1960, bắt đầu xây dựng công trường xi măng Hà Tiên. Ngày 21/03/1964 khánh thành
nhà máy với 2 cơ sở đặt tại 2 nơi. Tại Kiên Lương: khai thác đá vôi và đất sét sau khi

nghiền và nung luyện trở thành clinker và chở về Thủ Đức. Tại Thủ Đức: nhận clinker và
các phụ gia khác gồm thạch cao và puzolan, nghiền thành xi măng bột, sau đó đóng bao và
xuất xi măng thành phẩm ra thị trường.
Năm 1986, nhà máy tại Thủ Đức đã đưa thêm một dây chuyền nghiền xi măng với công
suất 500.000 tấn/năm vào hoạt động.
Năm 1991, nhà máy tại Kiên Lương có thêm một dây chuyền nung clinker công suất 1,2
triệu tấn/năm và máy nghiền 500.000 tấn xi măng/năm.
23/10/2000, xi măng Hà Tiên 1 được chứng nhận ISO 9002
Từ đầu năm 2001, xi măng Hà Tiên 1 đã hoàn tất dự án cải tạo môi trường, duy trì nhà
máy hoạt động trong cảnh quan xanh, sạch đồng thời có thêm một dây chuyền hiện đại
công suất 500.000 tấn/năm.
03/11/2003, xi măng Hà Tiên 1 được chứng nhận ISO 9001:2000
Hiện nay công suất của nhà máy là: 1.850.000 tấn xi măng / năm.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự. Phụ lục hình 3.1.2
Cơ cấu tổ chức tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 gồm có
Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.
18 phòng ban: Phòng Dự án, Phòng Tổng hợp Dự án, Phòng Công nghệ Dự án, Phòng Vật
tư Thiết bị Công trình, Đội Giám sát Dự án, Phòng Vật tư Xuất nhập khẩu, Phòng Bảo vệ
Quân sự, Văn phòng Quản trị, Phòng Kó thuật, Phòng Thí nghiệm KCS, Ban An toàn Lao
động và Môi trường, Trạm Y tế, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Kế toán Thống kê Tài
chính, Phòng Kế hoạch Đầu tư Xây dựng cơ bản, Phòng Dữ liệu Điện toán, Văn phòng
Công đoàn.
Nguyễn Thị Ngọc AÙnh

9


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1


6 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Sản xuất Xi măng, Phân xưởng May bao, Phân xưởng
Cát tiêu chuẩn, Phân xường Sửa chữa Cơ điện, Phân xưởng Khai thác đá, Phân xưởng Sản
phẩm mới.
Ngoài ra, còn có các xí nghiệp và công ty liên doanh: Xí nghiệp Xây dựng Hà Tiên 1, Xí
nghiệp Tiêu thụ và Dịch vụ, Xí nghiệp Liên doanh Xi măng Bình Điền, Công ty Cổ phần
vận tải Hà Tiên, Công ty Liên đoàn Xi măng Holcim, Công ty Liên doanh Betông Việt
Nam, Công ty Cổ phần Tấm lợp Đồng Nai.
Hoạt động của các phòng ban
Phòng Tổ chức Lao động: quản lý về chuyên môn công tác nhân sự tại công ty.
Phòng Kế toán Thống kê Tài chính: quản lý nguồn vốn và quỹ tiền mặt của công ty.
Phòng Kế hoạch: xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn (kế hoạch
tháng, qúi, năm) và chiến lược phát triển của công ty.
Ban An toàn Lao động và Môi trường: giám sát, tổng hợp phân tích ảnh hưởng của hoạt
động sản xuất đối với môi trường xung quanh, đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
tối ưu để bảo vệ môi trường sản xuất cũng như đảm bảo môi trường cho người lao động
trong công ty.
Phòng Kỹ thuật: quản lý và đề xuất áp dụng các công nghệ mới, các thay đổi, cải tiến,
nâng cấp hoặc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong qui trình sản xuất theo hướng hiện đại hóa.
Phòng Thí nghiệm KCS: quản lý và tổ chức công tác thí nghiệm, đánh giá và cung cấp số
liệu trung thực, đầy đủ, chính xác, kịp thời của quá trình sản xuất và quản lý chất lượng sản
phẩm của công ty.
Phòng Vật tư và Xuất nhập khẩu: quản lý và thực hiện công tác xuất nhập khẩu thiết bị,
vật tư và sản phẩm của công ty.
Phòng Bảo vệ Quân sự: bảo vệ an ninh chính trị, tài sản xả hội chủ nghóa, trật tự an toàn
trong công ty. Quản lý và thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.
Phòng Dữ liệu Điện toán: xây dựng mô hình điện toán hóa và tổ chức triển khai ứng dụng
và quản lý mạng điện toán của công ty.
Văn Phòng Quản trị: quản lý và điều hành công tác văn thư của công ty. Quản lý và điều
hành các xe đưa rước cán bộ lãnh đạo, khách và cán bộ nhân viên công tác hàng ngày.
Trạm Y tế: quản lý tình hình sức khỏe, bệnh tật của cán bộ công nhân viên trong công ty.

Quản lý và thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp.
Phân xưởng Sản xuất Xi măng: tổ chức quản lý và thực hiện việc sản xuất các chủng loại
xi măng theo kế hoạch của công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn
Việt Nam, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.
Phân xưởng Sửa chữa Cơ điện: tổ chức quản lý thực hiện toàn bộ công tác sửa chữa, duy
tu cơ khí, điện, điện tử và điều khiển cho các máy móc, thiết bị, trang bị các phương tiện cơ
giới và chuyên dùng,… trong dây chuyền sản xuất của các đơn vị trực thuộc công ty.
Phân xưởng Sản xuất Sản phẩm mới: tổ chức, quản lý và thực hiện việc sản xuất các loại
sản phẩm mới theo kế hoạch của công ty giao theo đúng chủng loại và đảm bảo kỹ thuật,
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

10


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, đảm bảo vệ sinh môi trường trong lao
động sản xuất.
Phân xưởng May bao: tổ chức, quản lý và thự chiện việc sản xuất các loại vỏ bao xi măng
theo kế hoạch của công ty
Phân xưởng Khai thác đá: tổ chức quản lý và thực hiện việc khai thác, chế biến và tồn trữ
phụ gia Puzolan tại mỏ phụ gia do công ty quản lý, theo kế hoạch của công ty, giao đảm
bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam
Phân xưởng Cát tiêu chuẩn: tổ chức, quản lý và thực hiện việc sản xuất cát tiêu chuẩn
Việt Nam 6227:1996 để cung cấp cho phòng thí nghiệm của công ty và một số công ty bạn.
Đội sửa chữa Công trình: có chức năng sửa chữa, duy tu và xây dựng công trình kiến trúc,
hệ thống cấp thoát nước của công ty. Tổ chức, quản lý và thực hiện công tác vệ sinh môi
trường trong khuôn viên công ty. Quản lý, bảo vệ, chăm sóc và trồng mới cây xanh trong
khuôn viên công ty và các đơn vị trực thuộc công ty.

3.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.2.1 Vị trí địa lý
− Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 nằm phía Đông Bắc của Thành Phố Hồ Chí Minh (cách
trung tâm thành phố 12 Km), dọc theo quốc lộ số 1, thuộc phường Trường Thọ, quận Thủ
Đức.
− Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 142.000 m2.
− Phía Đông giáp xa lộ Hà Nội.
− Phía Bắc giáp công ty kho vận ngoại thương.
− Phía Tây giáp kênh đào Rạch Chiếc.
− Phía Nam giáp công ty xây dựng số 1.
− Khu vực cảng thuộc Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 dài 456m, kênh đào Rạch Chiếc
có chiều rộng gần 42m, sâu 8,5m (tính gần sát cảng), mực nước thấp nhất là -4,5m (đối với
cột 0 là mặt bằng bến cảng). Cảng này có khả năng tiếp nhận xà lan có tải trọng là 300 tấn
từ sông Sài Gòn vào.
Vị trí này có một số thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
− Nằm trong khu vực có đường giao thông thuận lợi cho việc chuyên chở, vận chuyển
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm, có xa lộ Hà Nội chạy qua và cách cảng Sài Gòn
khoảng 15Km.
− Tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn của Công ty Xi Măng Hà Tiên 1.
− Khu đất đã có trạm biến thế riêng thuận lợi cho việc cấp điện.
− Do nằm sát kênh đào Rạch Chiếc nên khu đất này thuận lợi cho việc thoát nước
thải, nước mưa từ nhà máy sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn.
− Nằm tại khu vực có hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi.
− Có thể huy động được công nhân lao động tại địa phương.
Khó khăn

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

11



Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

− Theo quy hoạch nhà máy xi măng nằm trong trung tâm thành phố. Thời gian tồn tại
của nhà máy khoảng 15 năm tới 2010.
− Công ty phải đầu tư kinh phí lớn để xử lý ô nhiễm môi trường.
3.2.2 Điều kiện tư nhiên
Các yếu tố kinh tế xã hội của quận Thủ Đức:
− Diện tích 21.034 ha là huyện ngoại thành TPHCM, nằm ở phía Đông Bắc thành
phố, phần đất từ bờ sông Sài Gòn tới sông Đồng Nai. Vị trí này rất quan trọng là cửa ngõ đi
tới các tónh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, với hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt thuận
tiện.
− Dân số Thủ Đức (năm 2004) là 329.231 người, tỉ lệ tăng tự nhiên (năm 2002) là
1,223%.
− Kinh tế phát triển theo hướng tiểu thủ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, thương
nghiệp dịch vụ và du lịch xuất khẩu.
3.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT
3.3.1 Thị trường xi măng Việt Nam

3.3.1.1 Tình hình phát triển và thực trạng của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
Phụ lục 3.3.1
Công suất các nhà máy sản xuất xi măng năm 2002. Phụ lục bảng 3.3.1.1.1
Các nhà máy xi măng được xây mới. Phụ lục bảng 3.3.1.1.2

3.3.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng 1990-2002
Nhu cầu xi măng trong 12 năm qua không ngừng tăng, năm 1990 là 2,75 triệu tấn
thì đến năm 1995 là 7,2 triệu tấn tăng 2,8 lần; năm 1998 lên 10,1 triệu tấn; năm 1999 là
11,1 triệu tấn; năm 2000 lên 13,621 triệu tấn bằng 7,8 lần so với năm 1990. Bình quân
trong 12 năm giai đoạn 1990-2002 tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ xi măng đạt

18,5%/năm; trong giai đoạn 1990-1995 tốc độ tăng trưởng bình quân 23%/năm; giai đoạn
1996-2002 tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%/năm.
Mặc dầu các công ty xi măng đã sản xuất vượt công suất thiết kế nhưng vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu nội địa, cung chưa đáp ứng được cầu, hàng năm phải nhập khẩu xi
măng, clinker 13,8 triệu tấn trong 12 năm trên tổng số lượng xi măng tiêu thụ 116,42 triệu
tấn, chiếm tỉ trọng 11,8%.lượng xi măng sản xuất trong 12 năm là 102 triệu tấn chiếm 88%
thị phần nội địa
Sản lượng xi măng sản xuất và tiêu thụ thời kỳ 1990-2002 (đơn vị triệu tấn). Phụ lục bảng
3.3.1.2
Biểu đồ sản xuất và tiêu thụ xi măng Việt Nam thời kỳ 1990-2002. Phụ lục

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

12


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

3.3.2 Hoạt động kinh doanh từ năm 2002-2004
Tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 qua các năm
Sản suất
kinh doanh
Sản lượng tiêu thụ
(Triệu tấn)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận trước
thuế (Tỷ đồng)
Nộp ngân sách nhà
nùc (Tỷ đổng)


2000

20001

2002

2003

2004

1,276.771

1,546.225

1,883.457

1,984.038

2,039.041

1.031,173

1.285,598

1.547,778

1.650,733

1.639,589


125,521

162,668

215,936

219,696

154,103

133,030

253,361

342,449

291,494

308,031

3.3.3 Hoạt động sản xuất và trang thiết bị
Trong những năm qua Công ty Xi Măng Hà Tiên 1 đã có những bước đi tích cực trong việc
bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh cũng như để chuẩn bị hội nhập AFTA và
phát triển bền vững.
Năm 2000, công ty đã đầu tư mới và đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất trong dự
án “đầu tư chiều sâu và cải tạo môi trường” với tổng vốn đầu tư 23,457 triệu USD như cẩu
Thủy lực- KSR (Đức), hệ thống băng tải cấp rút liệu, silo chứa clinke – FAM (Đức), máy
nghiền – FCB (pháp), hệ thống đóng bao Haver Boeker (Đức). Mục tiêu của dự án nhằm
thay đổi các cụm thiết bị đã lạc hậu, xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu về môi

trường ngày một khắc khe hơn.
Năm 2001 – 2002, để tiếp tục hoàn thiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường, công ty
đã thực hiện đề án “Hoàn thiện hệ thống lọc bụi” nhằm tích cực khắc phục tối đa tình trạng
thoát bụi ra từ dây chuyền sản xuất do những hạn chế của hệ thống lọc bụi trong dây
chuyền hiện hữu cũng như những thiếu sót cần bỗ sung của hệ thống hút bụi của dây
chuyền mới.
Danh mục thiết bị chính sử dụng trong nhà máy xi măng Hà Tiên 1. Phụ lục bảng 3.3.3
3.4 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN 1
3.4.1 Các chủng loại xi măng
Các chủng loại xi măng đều mang nhãn hiệu Kỳ Lân Xanh với phụ gia puzolane có hoạt
tính cao, tăng độ dẻo khi thi công, chống thấm tốt, bền vững trong môi trường xâm thực.
Các loại xi măng và công dụng. Phụ lục bảng 3.4.1
3.4.2 Các sản phẩm mới
Ngoài các sản phẩm truyền thống, Công ty xi măng Hà Tiên 1 còn sản xuất hàng loạt các
chủng loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu và tiện ích cuộc sống ngày càng nâng cao: gạch
lát tự chèn, gạch block, vữa xây vữa tô, cát tiêu chuẩn…
Vữa xây, vữa tô (hồ khô trộn sẵn): Theo TCVN 4314-1986
− Một hỗn hợp vữa có phối liệu theo tỷ lệ chặt chẽ gồm Xi măng Hà Tiên 1 + các cốt
liệu tiêu chuẩn + phụ gia.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

13


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

− Vữa xây, vữa tô hiện đang có 3 loại: mác 50, 70 và 100 dùng để xây và tô các công
trình dân dụng và công nghiệp.
− Có 5 cỡ bao: 2kg, 5kg, 10kg, 20kg, 50kg

− Tiện lợi: chỉ cần trộn với nước sạch theo hướng dẫn trên bao bì
Cát tiêu chuẩn: Đáp ứng TCVN 6227-1996
− Được khai thác, rửa và sàng lọc từ nguồn cát trắng có hàm lượng sillic cao tới 98%,
cung cấp cho các phòng thí nghiệm chuyên ngành.
− Đóng gói 1.350 gram.
− Cát tiêu chuẩn này hiện nay đang cung cấp cho tất cả các đơn vị sản xuất xi măng
tại Việt Nam và Trung Tâm Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng.
Gạch lát tự chèn
− Sản xuất từ xi măng Hà Tiên 1 + bột đá + phụ gia.
− Lớp mặt bền màu, không bị rỗ, khi lát không tốn hồ chèn mạch và có thể thay thế
từng viên khi cần.
− Thích hợp cho xây dựng vỉa hè, đường nông thôn, đường nhà vườn….
Gạch block
− Sản xuất từ XMHT1 + bột đá + phụ gia theo phối liệu đúng tiêu chuẩn
− Có ba loại gạch block: Gạch xây, gạch đờ mi, gạch cột.
− Gạch block rất thuận tiện và bền vững
3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT
3.5.1 Nhu cầu nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho sản xuất

3.5.1.1 Nhu cầu nhiên liệu, năng lượng
1

Điện

Kwh

6.148.900

Điện lực Tp.HCM


2

Nước

m3

15.000

Cấp nước Tp.HCM

3

Dầu DO

Lít

57.750

4

Xăng

Lít

16.542

5

Nhớt


Lít

4.733

Shell, BP, Castrol,
Mobil

6

Mỡ bôi
trơn

Kg

1.217

Shell, BP, Castrol,
Mobil

Nguồn: Bảng kê khai hiện trạng môi trường Công ty xi măng Hà Tiên 08/2003

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

14


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

3.5.1.2 Nhu cầu nguyên vật liệu
STT

1
2
3

TÊN LOẠI

ĐƠN VỊ
TÍNH
Tấn

LƯNG SỬ
DỤNG/THÁNG
116.542

PHƯƠNG TIỆN
LƯU TRỮ
Silo

NƠI SẢN
XUẤT
Clinker
Việt Nam,
Thái Lan
Puzolan
Tấn
30.183
Kho hở
Đồng Nai
Thạch cao
Tấn

5.183
Kho hở
Thái Lan
(Nguồn: Bảng kê khai hiện trạng môi trường Công ty xi măng Hà Tiên 08/2003)

Thành phần hóa học của nguyên liệu.Phụ lục
3.5.2 Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ

3.5.2.1 Công nghệ sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay
Phụ lục 3.5.2.1
Mức độ tiêu hao năng lượng của các phương pháp sản xuất xi măng ở Việt Nam hiện nay.
Phụ lục bảng 3.5.2.1.1
Một số chỉ tiêu đặc trưng cho sản xuất xi măng ở nước ta và trên thế giới hiện nay. Phụ lục
bảng 3.5.2.1.2

3.5.2.2 Dây chuyền công nghệ áp dụng tại nhà máy xi măng Hà tiên 1
Nguyên liệu (Thạch cao, Puzolan, Clinke)→ xe xúc, cẩu, băng tải → kho hở, silo
chứa→ khu định lượng→ tải lên máy nghiền→ nghiền và phân hạt → bơm xi măng về silo
→ đóng bao→ thành phẩm, lưu kho.
Thạch cao
Bụi thải

Puzulan

Cẩu ben

Clinker

Cẩu ben


Bốc dở

Bụi thải
Bụi thải

Kho hở:
- Đánh đống
- Rút liệu

Kho hở:
- Đánh đống
- Rút liệu

Vận chuyển
vào silo chứa

Tải lên máy
nghiền

Bụi thải

Tải lên máy
nghiền

Bụi thải

Tải lên máy
nghiền

Bụi thải


Bụi thải
Nghiền và
phân hạt

Bụi thải

Vô bao

Bơm xi măng
về silo

Bụi thải

Bụi thải

SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
Nguyễn Thị Ngọc Ánh

15


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

Mô tả các bước cơ bản trong dây chuyền công nghệ tại công ty
Tiếp nhận clinker
Clinker nhập khẩu hoặc mua từ các công ty trong nước được vận chuyển về công ty bằng
đường thủy qua kênh đào. Cẩu thủy lực bốc dỡ clinker từ xà lan đưa vào các kho tồn trữ
gồm có:
− Kho hở: dung lượng hữu dụng 10.000 m3 chứa đá phụ gia puozolan, thạch cao và

clinker. Bên trong được lấp 02 gàu ngoạm chạy trên đường Rail, cung cấp nguyên liệu cho
các máy nghiền, lắp đặt vào năm 1964.
− Kho kín: dung lượng hữu dụng 14.500 m3 chứa clinker, lắp đặt đưa vào sử dụng năm
1987.
− Silo clinker: dung lượng hữu dụng 20.000 tấn clinker đưa vào sử dụng năm 2000.
Silo clinker được cung cấp bằng hệ thống băng tải và cẩu thủy lực có công suất 600 tấn/giờ
Tiếp nhận phụ gia thạch cao
Puzolan có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 30 mm, độ ẩm 2-4% từ mỏ Vónh tân - Đồng Nai.
Thạch cao đập sẳn có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 30mm được vận chuyển đến công ty
bằng sà lan hoặc xe xúc đưa vào kho hở. Cầu trục chạy trên đường rail được sử dụng để
bốc phụ gia, thạch cao đưa vào phễu tiếp nhận để cung cấp cho các máy nghiền.
Nghiền xi măng PCB 40
Clinker, thạch cao và đá phụ gia từ các két chứa được định lượng khối lượng theo phối liệu
nhất định và được hệ thống băng tải cung cấp cho máy nghiền bi chu trình kín, phân ly hiệu
suất cao. Hệ thống nghiền gồm có:
− Máy nghiền 1: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 1964, công suất thiết kế
40tấn/giờ
− Máy nghiền 3: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 1987, công suất thiết kế
90tấn/giờ
− Máy nghiền 4: được lắp đặt và đưa vào sử dụng từ năm 2000, công suất thiết kế
64tấn/giờ
Nhiệm vụ của hệ thống nghiền là sản xuất các chủng loại xi măng PCB30, PC30, xi măng
mác cao… và được bơm lên các silo xi măng tồn trử. Hệ thống silo gồm: Cụm silo ABCD
tồn trử 8.000 tấn xi măng (2000 T x 04 silo)_ cụm silo C1-C2 tồn trử 16.000 tấn xi măng
(8000T x 02 silo)_ silo C3 tồn trử 20.000 tấn xi măng.
Đóng bao và xuất xi măng
Từ các đáy silo tồn trử, xi măng được vận chuyển bằng các máng trược khí động đến các
phễu trung gian, cung cấp cho máy đóng bao gồm:
− Khu đóng bao 3: được lắp đặt đưa vào sản xuất năm 1987, công suất 90tấn/giờ/line
x 2 line.

− Khu đóng bao 4: được lắp đặt đưa vào sản xuất từ năm 2000, công suất
100tấn/giờ/line, có gắn hệ thống bắn bao tự động.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

16


Kiểm soát ô nhiễm môi trường theo quan điểm ISO 14000 tại Công ty Xi Măng Hà Tiên 1

3.5.3 Sản phẩm và chất thải

3.5.3.1 Sản phẩm
− Xi măng Portland với công suất khoảng 1.850.000 tấn xi măng/năm.
− Vữa xây, vữa tô (hồ khô trộn sẵn)
− Cát tiêu chuẩn
− Gạch lát tự chèn
− Gạch block

3.5.3.2 Chất thải
Khí thải:
Nguồn phát sinh chủ yếu từ các quá trình:
− Bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, sấy, nghiền, đóng bao.
− Khí thải từ các phương tiện giao thông có chứa bụi, SOx, COx, hydrocacbon, chì,…
− Hơi xăng dầu từ các bồn chứa xăng dầu.
− Tiếng ồn sinh ra trong quá trình sản xuất.
Nước thải:
− Nước rửa đường xá có chứa đất cát, kiềm, các chất rắn lơ lửng (SS)
− Nước làm lạnh có nhiệt độ cao.
− Nước thải sinh hoạt của công nhân viên công ty có chứa cặn bã (SS), các chất hữu

cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh vật.
− Nước mưa chảy tràn qua khu vực sản xuất cuống theo đất cát, rác, các chất hữu cơ.
Chất thải rắn:
− Phế thải của quá trình sản xuất (xi măng đóng cứng, bao bì, giấy phế thải,…)
− Rác sinh hoạt của công nhân viên tại công ty chứa chủ yếu là chất hữu cơ.

Nguyễn Thị Ngọc Ánh

17


×