Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng lạm phát ,giải pháp cho lạm phát cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.03 KB, 4 trang )

Nguyên nhân cơ bản của thực trạng lạm phát hiện nay
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung của nền kinh tế trong một thời hạn nhất
định. Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, và
giá các mặt hàng khác không thay đổi. Nhưng nếu mức giá chung tăng lên, ta có
lạm phát. Ngược lại, nếu mức giá chung giảm xuống, ta có giảm phát. Lạm phát có
thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau. Tuy vậy, ở nước ta, cách phổ biến
cho đến nay là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), phản ánh biến động về giá cả chung qua
thời gian của một số lượng (hay còn gọi là "rổ") hàng hóa, dịch vụ đại diện cho
tiêu dùng cuối cùng phục vụ đời sống bình thường của người dân.
Nhìn chung, lạm phát ở nước ta từ năm 2004 đến nay luôn ở mức khá cao. Từ năm
2007 đến nay, lạm phát luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 khoảng 7,1%, trong khi đó
lạm
phát
bình
quân
hàng
năm
khoảng
gần
11%.
Mức lạm phát nói trên ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với lạm phát của các nước
trong khu vực. Ví dụ, lạm phát bình quân hàng năm ở Trung Quốc giai đoạn 20062009 khoảng 3%, ở Indonesia khoảng 8,4%, Thái Lan khoảng 3,1%, Malaysia
khoảng 2,7% và Philipine khoảng 5,8%,v.v... Bốn tháng đầu năm nay, lạm phát ở
nước
ta
vẫn

mức
cao


diễn
biến
phức
tạp.
Lạm phát cuối tháng 4 năm 2011 so với tháng 12 năm 2010 đã tăng 9,64%; tăng
17,51% so với tháng 4 năm 2010; lạm phát 4 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỹ
năm 2010 đã tăng 13,95%. Như vậy, lạm phát 4 tháng đầu năm (so với các kỳ gốc
khác nhau của năm 2010) đều đã cao hơn nhiều so với chỉ tiêu lạm phát của năm
2011
đã
được
Quốc
hội
thông
qua.
Lạm phát 4 tháng đầu năm nay ở nước ta cũng cao hơn nhiều so với các nước khác
trong khu vực. Ví dụ, lạm phát tháng 3 năm nay ở Trung Quốc là 5,4% so với cùng
kỳ năm ngoái; còn lạm phát quý I năm nay ở Indonesia có thể tăng lên 7,1%, ở
Phillipine là 4,9%, Thái Lan là 4% và Malaysia là khoảng 2,8% so với cùng kỳ
năm ngoái.Lạm phát cao, kéo dài trong nhiều năm liên tục đã gây nhiều tác động
tiêu cực đến sản xuất và đời sống của người dân. Lạm phát cao là một trong các
biểu
hiện
của
bất
ổn
kinh
tế

mô.

Lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô là bất lợi lớn đối với khuyến khích và thu hút
đầu tư; làm cho môi trường kinh doanh ở nước ta kém cạnh tranh hơn so với các
nước khác. Lạm phát cao, biến động liên tục đã làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm
lợi nhuận; làm cho các kế hoạch đầu tư trung và dài hạn trở nên rủi ro hơn và
không dự tính được một cách chắc chắn. Hệ quả là, các doanh nghiệp nói chung
không những phải cắt giảm đầu tư phát triển, mà có thể phải cắt giảm cả quy mô
sản
xuất
hiện
hành
để
đối
phó
với
lạm
phát
cao.
Thực tế cho thấy, lượng vốn FDI đăng ký bốn tháng đầu năm nay chỉ bằng 52%
của cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, số doanh nghiệp đăng
ký mới và số vốn đăng ký đã giảm xuống, chỉ bằng khoảng 75% của cùng kỳ năm


ngoái. Điều tra của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu cũng cho thấy chỉ số lạc quan
kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên ở Việt Nam trong quý I/2011 đã giảm
đáng kể. Lạm phát cao (nhưng tiền lương và thu nhập bằng tiền khác của người lao
động không tăng lên tương ứng) đã làm cho thu nhập thực tế của họ giảm xuống.
Ví dụ, trong hai năm qua, lạm phát đã làm cho thu nhập thực tế của người lao động
mất hơn 20%; từ đó, đời sống của đa số dân cư đã trở nên khó khăn hơn nhiều so
với trước đây. Lạm phát cao làm giảm giá trị thực của đồng tiền nội tệ, làm xói
mòn giá trị số tiền tiết kiệm của dân chúng; làm giảm lòng tin và mức độ ưa

chuộng của người dân trong việc nắm giữ và sử dụng đồng nội tệ. Điều đó vừa gây
áp lực thêm đối với lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô trước mắt, vừa làm xói mòn nền
tảng
phát
triển
lâu
dài
trong
trung

dài
hạn.
Thực trạng lạm phát ở nước ta như trình bày trên đây có nhiều nguyên nhân. Giá cả
trên thị trường thế giới tăng cao và các điều kiện quốc tế bất lợi khác rõ ràng có tác
động đến giá cả và lạm phát ở nước ta. Tuy vậy, lạm phát cao kéo dài và sự chênh
lệch rất lớn giữa lạm phát ở nước ta và các nước trong khu vực, kể cả các nước có
nền kinh tế mở hơn, chứng tỏ các nguyên nhân chủ quan, bên trong vẫn là chủ
yếu.
Nguyên nhân sâu xa, bao trùm và cơ bản nhất của thực trạng lạm phát hiện nay bắt
nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử dụng để đạt được mục
đích tăng trưởng. Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào mở
rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước.
Tổng đầu tư xã hội nhiều năm liền luôn ở mức cao từ 40-42% GDP; hệ số sinh lời
từ đồng vốn đầu tư (viết tắt là ICOR) cao và đang có xu hướng gia tăng. Trong giai
đoạn 2006-2010 hệ số này của khu vực nhà nước là 10,2, của khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài là 9,7, và của khu vực tư nhân trong nước là 5(1). Đóng góp của yếu
tố vốn vào tăng trưởng trong giai đoạn nói trên chiếm khoảng 65%; các yếu tố
khác như đổi mới công nghệ, tri thức và kỹ năng, phương thức tổ chức quản lý,...
góp phần chưa đáng kể. Do đó, cái giá hay phí tổn phải trả cho một đơn vị tăng
trưởng là rất lớn và có xu hướng tăng thêm. Tuy mô hình và cách thức tăng trưởng

đã tới hạn nhưng chúng ta vẫn dựa vào đó để đạt được mục tiêu tăng trưởng, do đó
về ngắn hạn thì cách chủ yếu để đạt tăng trưởng đó là mở rộng đầu tư. Do đó, tốc
độ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thâm hụt tài khóa gia tăng,
thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng... tất cả những điều đó là nguyên nhân mang
tính nội tại làm cho lạm phát của chúng ta trong mấy năm qua luôn ở mức cao và
cao
hơn
nhiều
so
với
các
nước.
Còn đối với lạm phát 4 tháng đầu năm nay, thì ngoài những nguyên nhân nói trên,
thì điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện, tỷ giá, các mặt hàng khác .v.v… là nguyên
nhân trực tiếp làm cho lạm phát trong mấy tháng gần đây cao hơn so với cùng kỳ
của
các
năm
trước.
Giải pháp cho lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô


Để đối phó với lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã ban hành và
thực thi Nghị quyết số 11/2010/NQ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2011 về kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Ngày 16 tháng 3 năm
2011, Bộ Chính trị ra Kết luận số 02-KL/TW về tình hình kinh tế-xã hội năm 2011.
Kết luận của Bộ chính trị cũng đã nhấn mạnh đến tập trung ưu tiên hàng đầu là
việc kiềm chế lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội; coi đây
vừa là nhiệm vụ cấp bách ngắn hạn của năm 2011, vừa là nhiệm vụ quan trọng của
một vài năm tiếp theo. Hàng loạt các giải pháp cụ thể đã dược các bộ, ngành và địa

phương triển khai thực hiện, như: thắt chặt tín dụng, giảm cung tiền tệ, tăng lãi
suất, điều chỉnh tỷ giá, quản lý chặt chẽ thị trường vàng, quản lý, kiểm soát chặt
hoạt động thị trường ngoại tệ phi chính thức, rà soát, cắt, hoãn, giảm và điều
chuyển vốn đầu tư nhà nước, thực hiện trợ cấp cho các tầng lớp, nhóm dân cư thu
nhập thấp, ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho nông nghiệp và nông
thôn, cho xuất khẩu, lập danh mục hạn chế nhập, giảm nhập khẩu, giảm thâm hụt
cán
cân
thanh
toán,.v.v…
Các giải pháp nói trên đã đạt được những kết quả ban đầu như tỷ giá có xu hướng
ổn định dần; thị trường ngoại tệ phi chính thức giảm về quy mô và mức độ hoạt
động; cung-cầu ngoại tệ bớt căng thẳng hơn; quy mô thị trường vàng tự do được
thu hẹp đáng kể, nhất là vàng miếng; việc sử dụng vàng làm phương tiện đầu cơ,
làm
phương
tiện
thanh
toán
cũng
giảm
hẳn,.v.v...
Tuy vậy, việc triển khai Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Kết Luận số 02-KL/TW
cho đến nay còn có một số khiếm khuyết sau đây:- Các giải pháp về tiền tệ đã được
thực hiện khá quyết liệt, bám sát nội dung và tinh thần Nghị quyết số 11/2011/NQCP

Kết
luận
số
02-KL/TW

của
Bộ
Chính
trị.
Tuy vậy, một số giải pháp, nhất là giải pháp về lãi suất đã tỏ ra là chưa thật hợp
lý.- Khác với chính sách tiền tệ, các giải pháp về tài khóa chưa được thực hiện
đúng theo yêu cầu của Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP và Kết luận số 02-KL/TW
của Bộ Chính trị; và chưa có tác dụng đáng kể. Các địa phương, các ngành vẫn
khởi công mới hơn 5000 dự án mới với số vốn được phân bố hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm vẫn tăng hơn 18% so
với cùng kỳ năm ngoái. Số vốn đầu tư được báo cáo là sẽ cắt giảm, đình hoãn và
điều chuyển vẫn còn thấp hoặc chưa đủ độ tin cậy. Danh mục cụ thể các dự án
được cắt giảm vẫn chưa được xác định cụ thể và công bố công khai. Cũng tương tự
như vậy đối với danh mục các dự án sẽ được bổ sung thêm vốn từ việc điều chuyển
vốn từ các dự án bị cắt giảm. Một lần nữa, có sự thiếu hụt đáng kể trong phối hợp
cần có giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong cuộc chiến chống lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô. - Các giải pháp được thực hiện cho đến nay còn
mang nặng tính hành chính, ngắn hạn và tình thế; chưa đặt trong tổng thể các giải
pháp đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế; nên chưa hướng
đến giải quyết nguyên nhân cơ bản của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô ở nước ta.


Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ và Kết luận số 02-KL/TW của Bộ
chính trị được đánh giá là phù hợp để kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Thực hiện các biện pháp chống lạm phát, bên cạnh các kết quả bước đầu, cũng đã
gây ra một số khó khăn ngắn hạn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
như lãi suất vay vốn cao, khó tiếp cận vốn tín dụng, tiêu thụ hàng hóa khó khăn,
tốc độ tăng trưởng năm nay sẽ thấp hơn so với chỉ tiêu kế hoạch..v.v.... Tuy vậy, về
trung và dài hạn, thì lạm phát thấp, ổn định kinh tế vĩ mô một cách lâu dài và vững
chắc là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền

vững. Vì vậy, phải tiếp tục kiên trì và nhất quán thực hiện đầy đủ nội dung, tinh
thần Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kết luận số 02 của Bộ Chính trị không chỉ
trong năm 2011 và cả trong nhiều năm tiếp theo. Mục tiêu cụ thể trong ba năm tới
là phải giảm được lạm phát hàng năm và giữ ổn định mức lạm phát ở mức khoảng
5%. Phải giảm chi tiêu, nhất là chi đầu tư nhà nước để giảm bội chi ngân sách; qua
đó, phối hợp và hỗ trợ tốt hơn, hiệu quả hơn với chính sách tiền tệ và tỷ giá để
chống
lạm
phát

ổn
định
kinh
tế

mô.
Bên cạnh các giải pháp nói trên, phải khởi động ngay các giải pháp kích hoạt quá
trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong đó, trọng tâm là đổi
mới cơ chế phân bố và sử dụng nguồn lực theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả
và năng lực cạnh tranh. Theo tinh thần đó, trong năm 2011 cần triển khai nghiên
cứu, soạn thảo Luật Quản lý đầu tư nhà nước, Luật sửa đổi bổ sung Luật Ngân
sách nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật sửa đổi bổ sung Luật Đầu
tư, Đề án đổi mới toàn diện cơ chế quản lý DNNN, thực hiện triệt để, đầy đủ và
nhất quán kết quả Đề án 30 về đơn giản hoá thủ tục hành chính trên một số lĩnh
vực quản lý nhà nước./.



×