Bài thảo luận nhóm 10 Tài chính tiền tệ 1.2
ĐỀ TÀI 6: Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách Nhà nước trong hoạt động chi
ngân sách Nhà nước Việt Nam? Đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp
để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách Nhà nước Việt Nam hiện nay?
Mục lục
A/ Lời nói đầu...................................................1
B/ Nội dung.......................................................2
1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước................................................................2
1.2. Vai trò của Ngân sách nhà nước..............................................................2
2. Chính sách chi Ngân sách Nhà nước...........................................................3
2.1. Khái niệm, đặc điểm của chi ngân sách nhà nước...................................3
2.2. Phân loại chi ngân sách nhà nước.............................................................4
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước..............................4
2.4. Các nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước......................................5
3/ Bội chi Ngân sách Nhà nước và các biện pháp cân đối Ngân sách Nhà
nước....................................................................................................................7
3.1. Bội chi ngân sách nhà nước......................................................................7
3.2. Biện pháp cân đối ngân sách nhà nước....................................................7
C/ Kết luận......................................................22
D/ Danh mục tài liệu tham khảo...................23
A/ Lời nói đầu
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của nhà nước và sự xuất hiện của
nhà sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách
nhà nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các
1
chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của nhà nước nhằm đáp ứng cho việc
thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước về mọi mặt. Ngân sách nhà nước
cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước sử dụng để khắc phục
những khuyết tật của nền kinh tế thị trường , huy động nguồn tài chính, điều tiết vĩ
mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
Những việc đó được thực hiện thông qua hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước.
Thu để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất, kinh doanh, … Chi để
nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, nâng cao đời sống nhân dân, … Tuy nhiên
trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, thì việc chi ngân sách thế nào cho
hiệu quả và tiết kiệm, tránh được tình trạng thất thoát, thâm hụt luôn là vấn đề
được đặt ra.
Ở nước ta, mức độ thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng và ngày càng tác động
tiêu cực tới đời sống nhân dân cũng như tới toàn bộ nền kinh tế. Đây chính là một
trong những nguy cơ làm khủng hoảng nền kinh tế, gia tăng lạm phát gây khó khăn
cho chính phủ trong việc thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ.
Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thực trạng vấn đề thâm hụt ngân sách diễn ra
ở Việt Nam trong các năm qua như thế nào? Giải pháp nào để xử lý thâm hụt
NSNN, ổn định vĩ mô nền kinh tế, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về
phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Bài
tiểu luận này với đề tài “vận dụng nguyên tắc chi NSNN VN? Đánh giá thực
trạng và đưa ra các giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi NSNN VN hiện
nay?” là quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra đáp án cho những câu hỏi trên.
B/ Nội dung
I.
Cơ sở lý luận
1. Những vấn đề chung về Ngân sách nhà nước
1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các
chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình nhà nước huy động, phân phối và sử
dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước nhằm đảm bảo cho việc thực hiện
các chức năng của nhà nước về mọi mặt.
1.2. Vai trò của Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước được coi là công cụ quan trọng nhất của Nhà nước để
điều tiết nền kinh tế thị trường. Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau:
2
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các
nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội
+ Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền, xác lập cơ cấu
kinh tế hợp lý của nền kinh tế quốc dân.
+ Ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả, chống lạm phát.
+ Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh
tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội.
2. Chính sách chi Ngân sách Nhà nước
2.1. Khái niệm, đặc điểm của chi ngân sách nhà nước
2.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá
trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ lớn nhất của nhà nước – quỹ ngân sách,
nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước về mọi mặt theo những nguyên tắc
nhất định.
2.1.2. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước
- Chi ngân sách nhà nước gắn chặt với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ
kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước phải đảm đương trong thời kỳ. Nhà
nước với bộ máy càng lớn, đảm đương nhiều nhiệm vụ thì mức độ và phạm
vi chi của ngân sách nhà nước càng lớn.
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ
mô. Điều đó có nghĩa là các khoản chi của ngân sách nhà nước phải được
xem xét một cách toàn diện dựa trên cơ sở của việc hoàn thành các mục tiêu
kinh tế - xã hội đề ra.
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước mang tính chất không hoàn trả trực
tiếp. Tính không hoàn trả trực tiếp được thể hiện: các tổ chức hoặc cá nhân
nhận được vốn, kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp không phải ghi nợ và
không phải hoàn trả lại một cách trực tiếp cho ngân sách. Mặt khác không
phải mọi khoản thu với mức độ, số lượng của những địa chỉ cụ thể đều được
hoàn lại dưới các khoản chi của ngân sách nhà nước.
- Các khoản chi của ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sự vận động của
các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, lãi suất, tỷ giá hối đoái…
3
2.2. Phân loại chi ngân sách nhà nước
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của các lĩnh vực chi, các khoản chi ngân sách
nhà nước bao gồm:
+ Chi đầu tư phát triển kinh tế
Đây là một chính sách chi quan trọng và thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ
cấu chi của ngân sách nhà nước, tạo tiền đề, cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế, tác động trực tiếp đến quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế quốc
dân, tạo tiền đề để tăng thu ngân sách nhà nước.
Khoản chi này được thực hiện thông qua các chương trình đầu tư xây dựng cơ
bản cơ sở hạ tầng, các chương trình phát triển kinh tế mục tiêu, chi cấp vốn cho
các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng,…
+ Chi phát triển văn hóa, y tế, giáo dục
Bao gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật
cho các đơn vị và cấp phát kinh phí hoạt động cho các đơn vị thuộc lĩnh vực
văn hóa, y tế, giáo dục. Các khoản chi này gián tiếp tác động đến quá trình tái
sản xuất xã hội trong tương lai và có xu hướng gia tăng về tỷ trọng khi nền kinh
tế phát triển.
+ Chi cho bộ máy quản lý nhà nước
Đây là khoản chi cho tiêu dung nhằm đảm bảo duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà
nước từ cấp địa phương đến cấp trung ương và có xu hướng giảm tỷ trọng khi
xã hội ngày càng phát triển, quy mô bộ máy nhà nước càng gọn nhẹ.
+ Chi cho an ninh quốc phòng
Khoản chi này nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính của nhà nước, duy trì trật
tự trị an xã hội, được thực hiện thông qua con đường cấp phát kinh phí cho các
đơn vị lực lượng vũ trang quân đội, công an hoạt động.
+ Chi cho phúc lợi xã hội
Khoản chi này nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần
cho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội và có xu hướng gia
tăng tỷ trọng khi nền kinh tế ngày càng phát triển.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách nhà nước
- Chế độ xã hội
4
Chế độ xã hội quyết định đến bản chất, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
trong từng thời kỳ. Do đó trong các chế độ xã hội khác nhau thì chi ngân sách
nhà nước cũng khác nhau.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phát triển của lực lượng sản xuất vừa là nhân tố tạo tiền đề cho việc hình
thành nội dung và cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu khách quan
thay đổi nội dung cơ cấu chi trong từng thời kỳ.
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế
Khả năng tích lũy càng lớn thì khả năng chi đầu tư phát triển kinh tế càng cao.
- Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà
nhà nước đảm nhiệm qua từng thời kỳ.
- Một số nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi
suất, tỷ giá hối đoái,…
2.4. Các nguyên tắc tổ chức chi ngân sách nhà nước
Chi ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã
hội của quốc gia. Nếu bố trí các khoản chi ngân sách một cách tùy tiện, ngẫu hứng,
thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, việc tổ chức chi ngân sách nhà nước phải tuân
thủ những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc thứ nhất: dựa trên khả năng các nguồn thu để hoạch định chi
tiêu.
Mức độ chi tiêu và cơ cấu các khoản chi phải được hoạch định dựa trên cơ sở các
nguồn thu. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách
quá lớn và sẽ dẫn đến khả năng bùng nổ lạm phát kinh tế.
Nguyên tắc thứ hai: tiết kiệm và hiệu quả.
Nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn kinh phí hay
nguồn vốn của ngân sách cấp phát phải nâng cao tinh thần trách nhiệm sử dụng
một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất. Quán triệt nguyên tắc này trong việc bố trí
các khoản chi của ngân sách nhà nước cần phải dựa trên các định mức chi tích cực
có căn cứ khoa học và thực tiễn, tổ chức các khoản chi theo các chương trình có
mục tiêu. Khi phê duyệt hạn mức kinh phí phải xem xét kỹ chức năng, nhiệm vụ
của các tổ chức, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách.
5
Nguyên tắc thứ ba: trọng tâm trọng điểm.
Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bố các khoản chi ngân sách phải căn cứ và
ưu tiên các chương trình trọng điểm của Nhà nước, tránh tình trạng đầu tư tràn lan
mà phải đầu tư giải quyết dứt điểm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước
hoạch định trong thời kỳ đó. Có thực hiện đúng nguyên tắc này mới đảm bảo tính
mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi của ngân sách.
Nguyên tắc thứ tư: Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các
khoản chi của ngân sách nhà nước nhất là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã
hội.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi ngân sách cho một lĩnh
vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn vốn khác để giảm
nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Thực hiện đúng nguyên tắc này không
những giảm nhẹ các khoản chi tiêu của ngân sách nhà nước mà còn nâng cao tinh
thần trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội, đảm bảo được yêu cầu khiểm soát
của quần chúng trong chi tiêu của ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc thứ năm: phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của
các cấp theo luật pháp để bố trí các khoản chi cho thích hợp.
Nguyên tắc này khi được thực hiện đúng sẽ tránh được việc bố trí các khoản
chi chồng chéo, khó kiểm tra giám sát và đồng thời nâng cao trách nhiệm và tính
chủ động của các cấp.
Nguyên tắc thứ sáu: kết hợp chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước với
khối lượng tiền tệ có mặt trong lưu thông và các phạm trù lãi suất, tỷ giá hối đoái
tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề của kinh tế vĩ mô.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi bố trí một khoản chi của ngân sách nhà nước
phải phân tích diễn biến của khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái trong các
chu kỳ kinh doanh làm sao tạo nên một tổng lực để giải quyết các mục tiêu của
kinh tế vĩ mô.
→ Tóm lại, chi ngân sách nhà nước là công cụ quan trọng không chỉ đáp ứng các
khoản chi phí của nhà nước mà còn có ảnh hưởng to lớn đến điều tiết vĩ mô của
Nhà nước. Do vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận dựa trên các
nguyên tắc trên khi bố trí các khoản chi ngân sách nhà nước.
6
3/ Bội chi Ngân sách Nhà nước và các biện pháp cân đối Ngân sách Nhà nước
3.1. Bội chi ngân sách nhà nước
3.1.1. Khái niệm
Bội chi ngân sách nhà nước là hiện tượng thu ngân sách nhà nước không đủ
bù đắp các khoản chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định.
3.1.2. Cách loại bội chi
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra, bội chi ngân sách nhà nước được chia làm hai
loại:
- Bội chi cơ cấu: xảy ra do sự thay đổi chính sách thu chi của nhà nước, nhà
nước chủ động phát hành them tiền vào lưu thông để chi tiêu nhằm kích
thích kinh tế phát triển.
- Bội chi chu kỳ: do sự thay đổi của chu kỳ kinh tế, thường xảy ra trong chu
kỳ suy thoái của nền kinh tế.
3.2. Biện pháp cân đối ngân sách nhà nước
- Những giải pháp tăng thu:
+ Công cụ thuế: - Ban hành các thuế mới
- Hoàn thiện các sắc thuế hiện hành theo hướng thay đổi mức thuế
suất, mở rộng diện điều tiết của thuế.
- Hoàn thiện bộ máy hành thu ( tăng cường thanh tra giám sát,
phẩm chất đạo đức cán bộ ngành thuế,…)
+ Bồi dưỡng các nguồn thu nội bộ
+ Các giải pháp khác
- Những biện pháp giảm chi:
+ Cắt giảm những khoản chi chưa cấp bách
+ Rà soát, xây dựng và hoàn thiện các định mức chi tiêu khoa học và hợp lý
+ Tinh giảm và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Tạo nguồn bù đắp thiếu hụt:
+ Vay trong ngoài nước
7
+ Nhận viện trợ
+ Phát hành thêm tiền.
II.
Thực trạng và đánh giá hoạt động chi NSNN VN
Việc triển khai các nguyên tắc chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong
giai đoạn gần đây.
*Thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước năm 2010.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ
đạo điều hành ngân sách nhà nước năm 2010 theo nguyên tắc: đảm bảo cân đối đủ
nguồn để thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán được duyệt; chủ động sử dụng
nguồn dự phòng và vượt thu ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ
phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh, bổ sung tăng ngân sách
phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình và các
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách khác; tăng chi trả nợ do biến động chênh lệch tỷ giá
ngoại tệ và hoàn trả một phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán, thu hồi
vốn đầu tư XDCB đã tạm ứng và chuyển nguồn sang năm 2011... Đồng thời, sử
dụng một phần số tăng thu để giảm bội chi NSNN.
Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2010 (582.200 tỷ đồng), kết
hợp với dự kiến sử dụng nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2010, đánh giá
tổng chi ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 671.370 tỷ đồng, tăng 15,3% so với dự
toán, tăng 14,8% so với thực hiện năm 2009. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi
chủ yếu như sau:
Chi đầu tư phát triển:
Dự toán chi 125.500 tỷ đồng, kết quả thực hiện (bao gồm cả vốn dự kiến bổ
sung từ nguồn vượt thu NSNN năm 2010) đạt 172.710 tỷ đồng, tăng 37,6% so với
dự toán, bằng 96% mức thực hiện năm 2009, chiếm 25,7% tổng chi ngân sách nhà
nước và bằng 8,7% GDP. Số vượt chi so với dự toán được sử dụng từ nguồn dự
phòng ngân sách nhà nước đã bố trí đầu năm và một phần nguồn vượt thu ngân sách
nhà nước so với dự toán năm 2010 (chủ yếu là nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so
với dự toán của các địa phương theo chế độ quy định); được tập trung sử dụng cho
các dự án quan trọng, cấp bách có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm
8
2010 - 2011, các dự án đầu tư nâng cấp công trình sạt lở đê kè cấp bách và giảm nhẹ
tác hại thiên tai, bổ sung tăng dự trữ quốc gia để bảo đảm an ninh lương thực và một
số mặt hàng dự trữ quốc gia khác...
Trong tổ chức triển khai thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa
phương đã đảm bảo hoàn thành công tác phân bổ kế hoạch vốn năm 2010 theo yêu
cầu đề ra; đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tuân
thủ quy trình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư... Bên cạnh nguồn vốn đầu tư bố trí
cân đối ngân sách nhà nước, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã
thực hiện huy động trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình giao thông, thuỷ
lợi, y tế, giáo dục và nhà ở cho sinh viên; ước thực hiện cả năm đạt 55.235 tỷ đồng,
bằng 98,6% kế hoạch (56.000 tỷ đồng).
Với việc triển khai thực hiện nêu trên, nhiều dự án quan trọng từ nguồn vốn
đầu tư của Nhà nước năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, phát huy hiệu
quả, tạo thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Ước tính cả nước có trên 1.500 km
đường giao thông các loại, trên 1.000 km kênh mương được xây dựng mới và nâng
cấp, cải tạo hoàn thành; năng lực tưới tăng thêm 200 nghìn ha; hàng nghìn phòng
học, nhà bán trú được xây mới; các dự án phục vụ 1.000 năm Thăng Long Hà Nội,
cầu Cần Thơ, cầu Hàm Luông, cầu Thanh Trì, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí
Minh – Trung Lương, sân bay Cần Thơ... đã hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội.
Chi trả nợ và viện trợ:
Dự toán chi 70.250 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 80.250 tỷ đồng, tăng
14,2% so với dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn
theo cam kết, kể cả yếu tố tác động tăng chi do biến động chênh lệch tỷ giá ngoại
tệ đối với các khoản trả nợ nước ngoài; đồng thời, trong năm đã bố trí hoàn trả một
phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán.
Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính (bao gồm cả chi điều chỉnh tiền lương đã phân
bổ vào các lĩnh vực):
Dự toán chi 362.282 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 385.082 tỷ đồng, tăng
6,3% so với dự toán, tăng 20,2% so với thực hiện năm 2009. Công tác quản lý,
điều hành ngân sách đã bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi theo dự toán
được giao; đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: phòng, chống, khắc
phục hậu quả hạn hán, bão lũ; tăng kinh phí phòng, chống tái phát dịch cúm gia
9
cầm và dập dịch lở mồm long móng gia súc; bảo đảm kinh phí phục vụ các sự kiện
chính trị và văn hoá quan trọng trong năm 2010; kinh phí thực hiện nâng mức
lương tối thiểu lên 730.000 đồng/tháng từ ngày 01/05/2010; bổ sung kinh phí mua
bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí,...
* Dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011:
Năm 2011 là năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 20112015, Chiến lược 10 năm 2011-2020, đồng thời là năm đầu của thời kỳ ổn định
ngân sách mới với việc điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ
quan Trung ương và các địa phương; là năm thực hiện chuẩn nghèo mới và một số
các chính sách an sinh xã hội lớn (Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật,…),
năm đầu triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20112015,…; tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi ngân sách
nhà nước là rất lớn.
Dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước năm 2011 được bố trí đảm bảo các
nguyên tắc:
- Thứ nhất, bố trí kinh phí cho các lĩnh vực quan trọng theo các Nghị quyết
của Đảng, Quốc hội (lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân
sách nhà nước; lĩnh vực văn hoá thông tin đạt tối thiểu 1,8%; lĩnh vực khoa học và
công nghệ đạt tối thiểu 2%; hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên 1%; bố trí
tăng chi cho lĩnh vực y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách
nhà nước); bố trí đảm bảo chi trả nợ theo đúng cam kết.
- Thứ hai, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngân sách nhà nước, tăng chi cả đầu
tư và thường xuyên để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bao gồm cả chi
thực hiện điều chỉnh chuẩn nghèo mới. Bố trí chi thực hiện điều chỉnh tiền lương
và các khoản tăng chi theo tiền lương theo khả năng cân đối ngân sách nhà nước.
- Thứ ba, điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ ngân sách cho các Bộ, cơ quan
Trung ương và các địa phương theo các quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên năm 2011[1]. Theo đó
tăng mức phân bổ cho các địa phương khó khăn, đồng thời tạo điều kiện cho các
địa phương trọng điểm kinh tế có nguồn lực tiếp tục phát triển (không giảm quá lớn
tỷ lệ điều tiết ngân sách địa phương được hưởng so với thời kỳ ổn định ngân sách
vừa qua).
10
- Thứ tư, bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương
thực và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh,...; bố trí
cho các nhiệm vụ chi khác trên tinh thần tiết kiệm.
- Thứ năm, đối với kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2011-2015. Dành nguồn bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình 135 với mức tăng theo tốc độ tăng chi chung của các lĩnh vực chi
tương ứng. Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội về danh mục các chương trình
mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, tổng
hợp phân bổ kinh phí cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương, báo cáo
Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31/01/2011.
Trên cơ sở các nguyên tắc như trên, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 8 đã
thông qua dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 là 725.600 tỷ đồng cho các
nhiệm vụ chính như sau:
Dự toán chi đầu tư phát triển:
152.000 tỷ đồng, tăng 21,1% (26.500 tỷ đồng) so dự toán năm 2010, chiếm
20,9% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã
hội và phát triển kinh tế: Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, trong đó ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án lớn, các công trình hoàn
thành, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động; đồng thời chuẩn bị các
điều kiện để triển khai một số công trình kết cấu hạ tầng quy mô lớn; chi cấp bù
chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách; chi cho vay theo
chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện
nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động...); đầu tư thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội được cấp có thẩm quyền
quyết định; tăng chi dự trữ quốc gia để ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của
biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ; tăng chi đầu tư phát triển cho các lĩnh vực giáo
dục - đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, nông nghiệp - nông thôn...
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các địa phương căn cứ theo hệ thống tiêu chí định
mức năm 2011, trong đó bố trí tăng chi hợp lý cho các địa phương khó khăn, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời đảm bảo nguồn
lực hợp lý cho các địa phương trọng điểm kinh tế.
Ngoài ra, Quốc hội cũng thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ
năm 2011 là 45.000 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện các dự án giao thông, thuỷ lợi và
11
kiên cố hoá kết hợp chuẩn hóa trường lớp học, thực hiện đầu tư, nâng cấp bệnh
viện đa khoa huyện, đa khoa khu vực liên huyện, trạm y tế xã, bệnh viện lao, tâm
thần, ung bướu, chuyên khoa nhi và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng
miền núi, khó khăn và xây dựng ký túc xá sinh viên,... Tính cả nguồn vốn đầu tư từ
cân đối ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn đầu tư từ nguồn
thu xổ số kiến thiết (khoảng 8.000 tỷ đồng) thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2011
chiếm khoảng 26,3% tổng chi ngân sách nhà nước.
Dự toán chi trả nợ, viện trợ:
Bố trí 86.000 tỷ đồng, tăng 22,4% so dự toán năm 2010, chiếm 11,9% tổng
chi ngân sách nhà nước để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến
hạn.
Dự toán chi thường xuyên:
442.100 tỷ đồng, tăng 18,1% so với dự toán năm 2010 (đã tính đủ tiền lương 12
tháng theo mức tiền lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng), chiếm 60,9% tổng chi
ngân sách nhà nước; kể cả chi điều chỉnh tiền lương trong năm 2011 thì chiếm
64,6% tổng chi ngân sách nhà nước để: Tăng chi đảm bảo đủ nguồn thực hiện tiền
lương tối thiểu cả năm 2011 theo mức 730.000 đồng/tháng (dự toán năm 2010 bố
trí 8 tháng); bố trí tăng chi các sự nghiệp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội:
lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi ngân sách nhà nước; lĩnh
vực văn hoá thông tin đạt tối thiểu 1,8%; lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt tối
thiểu 2%; hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường trên 1%; bố trí tăng chi cho lĩnh
vực y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Trong
từng lĩnh vực, bố trí đảm bảo triển khai các chế độ, chính sách lớn như miễn, giảm
học phí và hỗ trợ chi phí học tập; chi dạy nghề cho lao động nông thôn; chi đảm
bảo công tác quy hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới; kinh phí phát sinh
do điều chỉnh chuẩn nghèo; chi cho các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2011-2015; bố trí hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp do Trung
ương quản lý nhằm đảm bảo đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật
chất, đồng thời có yêu cầu các đơn vị có điều kiện phấn đấu tăng thu để tăng chi;
tăng chi đảm bảo xã hội để thực hiện Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết
tật,...
Dự toán chi năm 2011 phân bổ cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương
thực hiện theo định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.
Trong đó, đối với chi thường xuyên của ngân sách địa phương ưu tiên bố trí tăng
chi cho vùng cao - hải đảo, vùng miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng,
12
vùng sâu, đồng thời ưu tiên cho các địa phương trọng điểm kinh tế có thêm nguồn
lực tiếp tục phát triển và đảm nhiệm thêm một số nhiệm vụ chi do Trung ương ban
hành, các công trình quan trọng trên địa bàn. Đối với chi quản lý hành chính của
ngân sách Trung ương, ưu tiên bố trí tăng kinh phí thực hiện lộ trình cải cách tư
pháp, các cơ quan có số biên chế thấp, đảm bảo kinh phí tổ chức bầu cử Quốc hội
và Hội đồng nhân dân các cấp,...
Trên cơ sở đó, đã thực hiện phân bổ chi thường xuyên trong một số lĩnh
vực chủ yếu như sau:
- Dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 110.130 tỷ đồng, tăng 13,9% so
dự toán năm 2010. Cùng với chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi đầu tư từ nguồn thu
xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và chi cải cách tiền lương
(bao gồm cả chi thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với ngành giáo dục theo
Nghị quyết của Quốc hội), tổng chi giáo dục đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi
ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội và Nghị
quyết Hội nghị Trung ương hai (khoá VIII). Tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn:
nâng cao chất lượng kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, triển khai phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phù hợp với
điều kiện thực tế của từng địa phương; thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và
hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng con em các hộ nghèo, sống thường trú tại
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,...; kinh phí thực hiện Dự án dạy nghề
cho lao động nông thôn; kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; dự kiến
kinh phí phát sinh do tăng đối tượng ngân sách hỗ trợ khi điều chỉnh chuẩn nghèo
mới; phát triển giáo dục dân tộc, giáo dục vùng khó khăn, nâng cao hiệu quả giáo
dục tại các trường phổ thông dân tộc nội trú; triển khai dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin; phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục;
củng cố và mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và bán trú
cấp huyện; tăng cường công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu tạo
tiền đề cho công tác bồi dưỡng, phát triển nhân tài; triển khai thực hiện Đề án
trường chuyên, trường năng khiếu đáp ứng yêu cầu phát triển mới; đổi mới và
thống nhất các trình độ đào tạo, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo
trung cấp chuyên nghiệp; tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy
mô của giáo dục đại học theo hướng ưu tiên mở rộng quy mô chương trình định
hướng nghề nghiệp - ứng dụng, mở rộng các trường đại học giảng dạy theo chương
trình tiên tiến và đào tạo theo tín chỉ, hỗ trợ nhằm khuyến khích sử dụng giáo trình
điện tử,...
13
- Dự toán chi sự nghiệp y tế: 43.200 tỷ đồng, tăng 30,9% so dự toán năm
2010. Cùng với chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi cải cách tiền lương, đảm bảo
tổng dự toán chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế tăng cao hơn so với tốc độ
tăng chi chung của ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12
của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hoá để nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong đó, tập trung đảm bảo chi cho công
tác khám chữa bệnh, chi phòng chống dịch bệnh, chi vốn đối ứng tiếp nhận các dự
án ODA; chi thực hiện Chương trình về y tế liên quan đến phòng chống bệnh xã
hội và bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm,...; bố trí kinh
phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi phù hợp với lộ
trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế; hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế
và đảm bảo kinh phí thực hiện các chính sách y tế do điều chỉnh chuẩn nghèo; bố
trí đủ kinh phí để thực hiện chính sách phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế; kinh phí
phát sinh thêm để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho số người nghèo, người cận
nghèo tăng thêm do điều chỉnh chuẩn nghèo,...
- Dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 6.430 tỷ đồng, tăng
24,4% so dự toán năm 2010. Cùng với chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi điều
chỉnh tiền lương, đảm bảo tổng dự toán chi ngân sách nhà nước cho khoa học và
công nghệ bằng 2% tổng chi ngân sách nhà nước theo Nghị quyết Hội nghị Trung
ương hai (khoá VIII), đảm bảo kinh phí thực hiện các đề tài, dự án của các chương
trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước theo các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; các đề tài, dự án khoa học và công nghệ độc lập cấp nhà nước; nghiên
cứu cơ bản; hợp tác theo Nghị định thư được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và
Chính phủ các nước; chi phát triển thị trường khoa học và công nghệ; bổ sung vốn
cho Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia,...
- Dự toán chi lĩnh vực văn hoá - thông tin: Cùng với chi xây dựng cơ bản,
chi cải cách tiền lương bố trí chi lĩnh vực văn hoá đạt trên 1,8% tổng chi ngân sách
nhà nước theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX). Trong đó:
+ Dự toán chi sự nghiệp văn hoá - thông tin: 4.640 tỷ đồng, tăng 25,3% so dự toán
năm 2010 để thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: kinh phí thực hiện các mục tiêu
về Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc, Xây dựng đời sống văn hóa
thông tin cơ sở, Bảo tồn phát huy nghệ thuật truyền thống, Hỗ trợ phát triển điện
ảnh vùng sâu, vùng xa; Hỗ trợ thành lập Quỹ phát triển Điện ảnh theo Luật Điện
ảnh; kinh phí hỗ trợ sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chất lượng cao;
kinh phí thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hoá
14
nghệ thuật trong thời kỳ mới; cân đối kinh phí thực hiện dịch vụ bưu chính công
ích do chuyển đổi phương thức hỗ trợ;...
+ Dự toán chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình - thông tấn: 2.410 tỷ đồng, tăng
25,3% so dự toán năm 2010. Đảm bảo hoạt động thường xuyên và nâng cao chất
lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, đổi mới phương thức sản xuất tin,
bài phát trên sóng; đảm bảo kinh phí Nhà nước đặt hàng đối với các nhiệm vụ
chính trị về thông tin đối ngoại, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn,…
- Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 1.760 tỷ đồng, tăng 45,6% so dự toán
năm 2010. Tập trung để thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu: Đảm bảo kinh phí
hoạt động thường xuyên theo định mức chi mới đối với các hoạt động thể thao
thành tích cao ở địa phương, hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động thể thao phong
trào; đảm bảo kinh phí tiền công, tiền thưởng do sửa đổi chế độ đối với vận động
viên, huấn luyện viên; kinh phí đoàn ra tham dự SEA Games 26 và Para Games 6
tại In-đô-nê-xi-a; kinh phí đoàn ra tập huấn, thi đấu ở nước ngoài, tiền thuê chuyên
gia; từng bước đổi mới trang thiết bị luyện tập, thi đấu của vận động viên theo
chuẩn của khu vực và thế giới;...
- Dự toán chi lương hưu và đảm bảo xã hội: 74.500 tỷ đồng, tăng 9,9% so dự
toán năm 2010. Bố trí đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các
đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm; chi trợ cấp ưu đãi cho người có công
với cách mạng; chi trợ cấp một lần cho thân nhân người có công với cách mạng đã
chết trước 01/01/1995, trợ cấp cho người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ
cứu nước; chi cho công tác tìm kiếm qui tập mộ liệt sỹ; bố trí kinh phí thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia, chi phòng chống các tệ nạn xã hội (phòng chống
mại dâm, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới); chi mua
bảo hiểm y tế cho thân nhân của cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ phục vụ trong lực lượng
vũ trang; chi thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; tăng chi thực hiện Luật Người cao tuổi và Luật người khuyết tật;
chi ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật
Bảo hiểm xã hội; thực hiện điều chỉnh chuẩn nghèo và các chính sách an sinh xã
hội khác,...
- Dự toán chi sự nghiệp kinh tế: 42.540 tỷ đồng, tăng 58,3% so dự toán năm
2010. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như thực hiện công
tác quy hoạch để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới; hỗ trợ địa phương giữ đất lúa theo Nghị quyết của Chính phủ; Chương trình
ứng phó với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả; dự kiến tiếp tục thực hiện một số dự án thuộc Chương
15
trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu
quốc gia về việc làm trong giai đoạn tới; đề án phát triển kinh tế xã hội các huyện
nghèo; kinh phí thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất; thực hiện Chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải
sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa; tăng chi thực hiện công tác
quy hoạch; chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất tìm kiếm cứu nạn; đảm bảo an toàn
giao thông; tăng chi cho khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; tăng
kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng; kinh phí thực hiện chương
trình giống; tăng ngân sách thực hiện tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu
tư và du lịch; tăng chi duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng quan trọng: đê
điều, cầu cống, công trình thuỷ lợi, giao thông; tăng kinh phí nạo vét các tuyến
đường sông, đường biển huyết mạch; bố trí kinh phí chi thực hiện phòng, chống
dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm; kinh phí triển khai Đề án điều tra, đánh
giá tổng thể tài nguyên bể than đồng bằng sông Hồng; Đề án điều tra, đánh giá
tổng thể tiềm năng quặng bauxit, quặng sắt laterit tại miền nam Việt Nam; kinh phí
thực hiện kiểm kê rừng toàn quốc. Đối với chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan
Trung ương và địa phương tập trung ưu tiên bố trí tăng kinh phí thực hiện các dự
án điều tra thuộc Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi
trường biển; thực hiện các nhiệm vụ đề án quan trọng về quản lý đất đai; bổ sung
kinh phí thực hiện đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch và quản lý ngành,
lĩnh vực; chi bảo quản dự trữ.
- Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 7.250 tỷ đồng, tăng 16,4% so
dự toán năm 2010, chiếm 1% tổng chi ngân sách nhà nước để thực hiện một số
nhiệm vụ trọng tâm theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và Nghị quyết số
41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; các nhiệm vụ trọng tâm theo quy định của Luật
bảo vệ môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường như: Đảm bảo hoạt động của
hệ thống quan trắc và phân tích môi trường; kinh phí xử lý triệt để các cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc khu vực công ích; thu gom, vận chuyển, xử
lý giảm thiểu, tái chế, xử lý, chôn lấp chất thải tồn lưu, kiểm soát các nguồn thải và
các điểm ô nhiễm môi trường tồn lưu; thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường; quản lý khu bảo tồn, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân giống một số loài
động vật quý hiếm; xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
về môi trường, hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng đồng; xây dựng và
ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi
trường; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường; tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp
16
vụ về bảo vệ môi trường; các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ
môi trường.
- Dự toán chi quản lý hành chính: 62.060 tỷ đồng, tăng 10,9% so dự toán
năm 2010. Đảm bảo đủ kinh phí theo dự kiến định mức phân bổ chi thường xuyên
của ngân sách nhà nước năm 2011, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ mới phát sinh
như kinh phí tổ chức bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; tăng kinh phí
thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại, kinh phí thực hiện lộ trình cải cách tư pháp, kinh
phí tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn; tăng kinh phí đóng niên liễm cho các tổ
chức quốc tế…
- Dự toán chi trợ giá các mặt hàng chính sách: 1.660 tỷ đồng, tăng 35,6%
so dự toán năm 2010. Bố trí đảm bảo kinh phí thực hiện chính sách cấp không thu
tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt
khó khăn; đảm bảo trợ giá giống gốc, giá báo, tạp chí thường xuyên theo quy định;
tài trợ báo, tạp chí, trợ cước vận chuyển ấn phẩm văn hoá, sách báo ra nước ngoài;
chi hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn để các đối
tượng này chủ động mua sắm nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và đời sống (đã
dự kiến kinh phí hỗ trợ cho số người nghèo tăng thêm do điều chỉnh chuẩn nghèo).
Dự toán chi thực hiện cải cách tiền lương: 27.000 tỷ đồng.
Dự toán chi từ ngân sách nhà nước cùng với nguồn cải cách tiền lương do các cơ
quan, đơn vị, cấp ngân sách dành ra theo quy định (tiết kiệm 10% chi thường
xuyên, sử dụng 35-40% nguồn thu sự nghiệp, 50% tăng thu ngân sách địa phương)
đảm bảo đủ nguồn để từ ngày 01/5/2011 thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu
từ 730.000 đồng/tháng lên mức 830.000 đồng/tháng (tăng 13,7%), điều chỉnh
lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu;
thực hiện chế độ phụ cấp công vụ với mức 10%; thực hiện phụ cấp thâm niên
ngành giáo dục theo Nghị quyết của Quốc hội.
Dự toán chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương: 100 tỷ đồng.
Dự toán dự phòng ngân sách nhà nước: 18.400 tỷ đồng, bằng
2,6% tổng chi ngân sách nhà nước
III. Một số giải pháp đề xuất để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách Nhà
nước Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2011, ngay từ
đầu năm Chính phủ đã đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu sau:
17
Một là, ổn định kinh tế vĩ mô; hoàn thiện các chế độ, chính sách nhằm cải thiện
môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, sản xuất - kinh doanh; tăng
cường huy động nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
Hai là, phân bổ nguồn lực theo hướng nâng cao hiệu quả, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ba là, thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách tạo việc làm, giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Bốn là, thúc đẩy việc tạo lập, phát triển đồng bộ các thị trường, đẩy mạnh việc
thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường.
Năm là, hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp
công, thúc đẩy xã hội hoá và tính toán đầy đủ chi phí theo giá dịch vụ.
Sáu là, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm đảm bảo an ninh
tài chính, thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; đẩy mạnh
cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực và hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước.
Trong những tháng đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn
biến phức tạp, lạm phát khu vực tăng, giá dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản đầu
vào của sản xuất tăng. Ở trong nước, giá cả tiêu dùng tăng cao, một số cân đối
vĩ mô của nền kinh tế chưa ổn định, trong khi đó đã phải điều chỉnh tỷ giá và
giá một số hàng hoá theo hướng tiếp cận thị trường, khiến áp lực lạm phát càng
tăng. Trong bối cành đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/02/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó đề ra các nhóm giải pháp sau:
a) Về chính sách tiền tệ, tín dụng: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận
trọng, phối hợp hài hoà giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để kiềm
chế lạm phát; điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách
tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng; kiểm soát để bảo đảm
tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán
khoảng 15-16%; tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh
doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp
nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực sản xuất, nhất
là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán.
18
Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn
tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ
ngoại hối. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về thu đổi
ngoại tệ và hoạt động kinh doanh vàng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
b) Về chính sách tài khoá: thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, cắt giảm đầu
tư công, giảm bội chi NSNN năm 2011 dưới mức Quốc hội quyết định, theo đó:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu thuế và
xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, gian lận, trốn thuế; đẩy mạnh các biện
pháp quản lý thu đối với các khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất
động sản, tài nguyên khoáng sản và thuế xuất nhập khẩu; tập trung xử lý các
khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ
đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới; phấn đấu tăng thu NSNN 7-8% so
với dự toán Quốc hội quyết định.
- Thực hiện việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong
dự toán chi NSNN năm 2011 (không bao gồm chi tiền lương và các khoản có
tính chất lương, chi chế độ chính sách cho con người và tiết kiệm 10% chi
thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo kế hoạch đầu năm); tạm
dừng trang bị mới xe ô tô, điều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng; giảm tối đa chi
phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,…; không bố trí kinh phí
cho các việc chưa thật sự cấp bách, tiết giảm tối đa chi phí hội nghị, hội thảo,
tổng kết, sơ kết, đi công tác trong và ngoài nước,…; không bổ sung ngân sách
ngoài dự toán, trừ các trường hợp thực hiện theo chính sách, chế độ, phòng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai,…
- Thực hiện rà soát nợ Chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phòng, không mở
rộng đối tượng phạm vi bảo lãnh của Chính phủ, giữ mức dư nợ Chính phủ, dư
nợ công và dư nợ nước ngoài trong giới hạn bảo đảm an toàn tài chính quốc gia.
- Năm 2011 không ứng trước vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012
cho các dự án đầu tư, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai
cấp bách; không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, trái
phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2011, thu hồi về NSTW các khoản này để bổ
sung vốn cho các công trình, dự án hoàn thành trong năm 2011. Rà soát, cắt
giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ
năm 2011 để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng,
19
cấp bách, hoàn thành trong năm 2011; không khởi công các công trình, dự án
mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách và các dự
án trọng điểm quốc gia.
- Phấn đấu giảm bội chi NSNN năm 2011 từ mức 5,3% GDP Quốc hội quyết
định xuống dưới 5% GDP.
c) Về công tác quản lý, bình ổn giá cả: điều hành theo tín hiệu thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, đảm bảo an sinh xã hội; từng bước xoá bao cấp, hạn chế thấp nhất tác động
xấu đến sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội; điều chỉnh giá từng bước theo
thị trường nhằm không gây xáo trộn và không gây "sốc" cho nền kinh tế. Tăng
cường kiểm tra, kiểm soát giá cả trên địa bàn; chủ động thực hiện các biện pháp
bình ổn giá, không để giá cả tăng cao một cách bất hợp lý.
d) Về thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập
siêu: xem xét miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước
còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giày, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm,
… Thực hiện nghiêm chủ trương sử dụng hàng hoá, vật tư, thiết bị sản xuất
trong nước, đặc biệt là hàng hoá cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn của nhà
nước để khuyến khích sản xuất trong nước, giảm nhập siêu.
Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện khó khăn về
khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, nhất là khi mức lãi suất cao, thực
hiện gia hạn nộp thuế trong thời gian 01 năm kể từ ngày đến thời hạn tạm nộp
thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế đối với số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ
(không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính, công ty chứng khoán; công ty xổ số
kiến thiết; doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công
ty con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50%
vốn chủ sở hữu của công ty con; doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh các hàng
hoá nhập khẩu thuộc diện hàng tiêu dùng không thiết yếu).
Tiếp tục thực hiện việc rà soát các thủ tục hành chính để đơn giản hơn nữa
các thủ tục hành chính liên quan đến xuất khẩu hàng hoá, thực hiện tạm hoàn
thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá thực xuất khẩu trong năm 2011.
Rà soát để giảm thuế đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào trong nước
20
chưa sản xuất được; nghiên cứu tăng thuế xuất khẩu lên mức phù hợp với các
mặt hàng không khuyến khích xuất khẩu, tài nguyên, nguyên liệu thô. Căn cứ
tình hình thực tế, chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý về thuế, phí
để điều tiết lợi nhuận do kinh doanh xuất khẩu một số mặt hàng như thép, xi
măng,… thu được từ việc được sử dụng một số yếu tố đầu vào giá hiện còn thấp
hơn giá thị trường.
Điều hành đảm bảo ngoại tệ cho nhập khẩu hàng hoá thiết yếu cho sản xuất;
hạn chế cho vay, đồng thời sử dụng các biện pháp hàng rào kỹ thuật để hạn chế
nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, xa xỉ.
đ) Thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội: thực hiện chi trả kịp
thời, đầy đủ các chính sách an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán NSNN năm
2011 cho các đối tượng thụ hưởng chính sách; đặc biệt là đảm bảo cho các đối
tượng là người có công với cách mạng, người hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội
vui đón Tết cổ truyền Tân Mão 2011. Bên cạnh đó, để hỗ trợ hộ nghèo khắc
phục khó khăn do việc điều chỉnh giá điện, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ
nghèo (theo chuẩn mới) với mức 30.000 đồng/hộ/tháng. Đồng thời, để giải
quyết một phần khó khăn cho người có thu nhập thấp do tác động của việc tăng
giá tiêu dùng trong nước, thực hiện trợ cấp khó khăn đột xuất với mức 250.000
đồng/người cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội có mức
lương thấp, các đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công; mức 250.000
đồng/hộ cho các hộ nghèo (theo chuẩn mới) trong cả nước và mức 100.000
đồng/người với đối tượng người hưởng trợ cấp tuất (bao gồm cả đối tượng
hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội và trợ cấp tuất đối với người có công). Thực
hiện hỗ trợ kinh phí, gạo, vật tư để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu
đói giáp hạt, vùng bị ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh.
Tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn diễn biến phức tạp và sẽ có tác
động xấu đối với kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; đòi hỏi các
ngành, các cấp phải chủ động phân tích, đánh giá tình hình để có giải pháp ứng
phó thích hợp. Bên cạnh đó, cần có sự đồng thuận, quyết tâm của cả hệ thống
chính trị để chủ động vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm
vụ đã đặt ra.
21
C/ Kết luận
Như vậy, qua những nét cơ bản về nguyên tắc chi ngân sách nhà nước với
việc thực hiện các nhiệm vụ chi NSNN năm 2010 và dự đoán chi NSNN năm
2011. Cùng với nó là việc áp dụng các biện pháp; các chính sách tiền tệ, tín dụng;
chính sách tài khóa; các công tác quản lý, bình ổn giá và các chính sách đảm bảo
an ninh XH…thì rõ ràng chi ngân sách nhà nước là vấn đề đặc biệt quan trọng đối
với phát triển kinh tế xã hội đât nước. Nhưng thực tế việc thu chi ngân sách nhà
nước là một công việc khó khăn và phức tạp. Nếu không có tính toán bước đi phù
hợp sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội đất nước. Có thể thấy
như thất thoát ngân sách nhà nước là một vấn đề kinh tế xã hội nhiều nước đang
quan tâm và gặp phải, trong đó có Việt nam.
22
D/ Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đề cương bài giảng Nhập môn Tài chính – tiền tệ 1.3 – Bộ môn Tài chính
Doanh nghiệp, ĐHTM.
2. Lý thuyết tài chính – tiền tệ, PGS.TS. Đinh Văn Sơn (2002), Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
3.
23