Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tài liệu đề cương luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.24 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 3; TỘI PHẠM
Câu 1: Trình bày khái niệm tội phạm và ý nghĩa của khái niệm tội phạm
trong LHS Việt Nam?
• Khái

niệm tội phạm:

Tội phạm xuất hiện và tồn tại trong xã hội có sự phân hoá giàu nghèo, giai cấp,
hình thành nhà nước. Mỗi NN, mỗi chế độ xã hội có cách hiểu khác nhau về tội
phạm, tuy nhiên đều có nhận thức chung: tội phạm là hành vi nguy hiểm phải chịu
sự trừng phạt.
Ở nước ta, lý luận về “tội phạm” từng bước được hoàn thiện, đầy đủ trong BLHS
1985, 1999
Khoản 1. Điều 8.BLHS 1999, quy định : “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn
hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các
quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
•Ý

nghĩa của khái niệm tội phạm:

-Thể hiện quan điểm của nhà nước ta về tội phạm.
-Là cơ sở để xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm
cụ thể trong bộ luật Hình sự, xác định các khái niệm , chế định khác của luật hình
sự, góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, cả trong xây dựng luật và áp dụng
luật hình sự.



-Là cơ sở để phân hoá và cá thể hoá trách nhiệm hình sự.

Câu 2: Phân tích các dấu hiệu( đặc điểm) của tội phạm trong luật hình sự Việt
Nam? Mối quan hệ giữa các dấu hiệu( đặc điểm ?
• Phân

tích các dấu hiệu của tội phạm trong LHS Việt Nam:

1.Tính nguy hiểm cho xã hội:
-Hành vi nguy hiểm cho xã hội: là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại
đáng kể cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Thiệt hại do tội phạm
gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, vật chất hoặc thiệt hại về danh dự , nhân
phẩm, những tác hại gây ra cho an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
VD: Hành vi giết người, cướp đoạt tài sản, phản bội tổ quốc, hoạt động phỉ.....

-Khoản 1.Điều 8.BLHS quy định : “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội..”
Khoản 4,Điều 8.BLHS quy định: “ những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm ,
nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác”.Như vậy, tội phạm phải là hành vi nguy
hiểm đáng kể cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể cho xã hội nghĩa là:
+ Gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho những quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ
+Nguy hiêm cho số đông, nguy hiểm cho lợi ích hợp pháp
+Tính nguy hiểm cho xã hội mang tính khách quan nhưng được nhìn nhận
dưới góc độ chủ quan của người làm luật


Tính nguy hiểm cho xã hội có tính khách quan, tồn tại độc lập , không phụ thuộc
vào sự áp đặt chủ quan của con người.

Tính chất nguy hiểm “ đáng kể” được thể hiện trong BLHS như sau:
+Trong BLHS có những tội phạm mà tự bản thân việc thực hiện hành vi được
quy định trong BLHS đã là nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm.
VD: Hành vi giết người, cướp tài sản, hành vi hiếp dâm...
+Trong một số trường hợp,các hành vi được cụ thể hoá tính nguy hiểm cho xã
hội thế nào là đáng kể để bị coi là tội phạm.
VD: Khoản 1.Điều 104.BLHS, quy định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổ
hại cho sức khoẻ của người khác chỉ bị coi là tội phạm nếu tỉ lệ gây thương tật từ
11% trở lên hoặc dứoi 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định
của pháp luật.
+Trong trường hợp các điều luật phần các tội phạm của BLHS không quy
định cụ thể các tiêu chí để xác định hành vi như thế nào là nguy hiểm đáng kể cho
xã hội mà chỉ quy định những dấu hiệu định tính.
VD: Khoản 1.Điều 121 về tội làm nhục người khác quy định: “Người nào xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác , thì bị phạt...”
Trong trường hợp này không thể xác định thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng”
cho nên việc xác định này là do năng lực của các nhà áp dụng pháp luật .

2.Tính có lỗi:
-Lỗi : là thái độ của người phạm tội về hành vi trái pháp luật của mình.


-Một người bị coi là có lỗi: là khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi
có điều kiện lựa chọn hành vi khác không gây nguy hiểm cho xã hội.
-Khoản 1.Điều 8.BLHS quy định: “ Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách vô ý hay cố ý...”
Như vậy dấu hiệu của lỗi là cố ý hay vô ý.Khi nhận định một hành vi có phải là tội
phạm hay không thì phải chỉ ra và chứng minh được lỗi .


3.Tính trái pháp luật hình sự:
-Hành vi trái pháp luật: là hành vi thực hiện không đúng theo quy định của pháp
luật, làm những điều pháp luật cấm, không làm những điều pháp luật yêu cầu hay
hành vi vượt quá giới hạn cho phép.
-Trong LHS, tính trái pháp luật hình sự của tội phạm được thể hiện tại Điều
2.BLHS: “ Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới
phải chịu trách nhiệm hình sự” , khoản1.Điều 8.BLHS : “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự”. Nó cũng phù hợp với
nguyên tắc : “Không ai bị kết tội vì một hành vi mà khi họ thực hiện pháp luật
quốc gia hay quốc tế không coi là tội phạm” được ghi nhận tại khoản 2.Điều
11.Tuyên bố toàn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc.
Trên thực tế , để đánh giá một hành vi có phạm tội hay không, trước hết người
áp dụng pháp luật phải xem nó có được quy đijnh trong LHS hay không, sau đó
mới xem xét đến việc hành vi đó có nguy hiểm đáng kể hay không. Khoản 4 .Điều
8 quy định : “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy


hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các
biện pháp khác”.

4.Tính phải chịu hình phạt:
-Tội phạm luôn chứa đựng khả năng bị đe dọa áp dụng biện pháp cưỡng chế của
nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Do vậy, có thể nói tội phạm man tính chịu
hình phạt.Nói đến tội phạm là nói đế hình phạt với tính cách là biện pháp cưỡng
chế nhà nước nghiêm khắc nhất trong số các biện pháp áp dụng với người phạm
tội.
-Không có tội phạm thì không có hình phạt .Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với
người thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm. Trong luật hình sự, các quy
định về tội phạm luôn đi kèm về quy định về hình phạt cụ thể .
-Tính chất , mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là cơ sở để phân hoá hình

phạt. Tuy nhiên, tội phạm thì có thể không phải chịu hình phạt nếu hết thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn hình
phạt.

• Mối

quan hệ giữa các dấu hiệu (đặc điểm) của tội phạm:

-Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội có mối quan hệ biện
chứng , gắn bó với nhau về mặt hình thức pháp lý và nội dung chính trị-xã hội:
+Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện nội dung chính trị-xã hội ,là thuộc tính
bên trong của tội phạm quy định tính trái pháp luật của tội phạm


+Tính trái pháp luật hình sự là thể hiện về mặt hình thức pháp lý của tội phạm,
được xác định căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội.
-Tính phải chịu hình phạt không phải là thuộc tính bên trong của tôi phạm , mà là
hệ quả của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội , có lỗi và trái pháp luật
hình sự và bị coi là tội phạm.
=> 4 dấu hiệu của tội phạm có quan hệ mật thiết với nhau, nếu thiếu một trong 4
dấu hiệu thì không thể coi đó là tội phạm được .
Câu 3. Trình bày các loại tội phạm theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều
8 BLHS? Cho ví dụ?
Phân loại tội phạm là phân các loại tội phạm ra các nhóm khác nhau dựa trên
những tiêu chí và nhằm mục đích nhất định.
Điều 8.BLHS quy định:
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình
sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm
chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn

xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy
định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội
phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm


nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm
gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã
hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác.”
Với quy định trên có thể diễn giải các loại tội phạm cụ thể như sau:
-Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là không quá ba năm tù.
VD:Điều 94.BLHS.Tội giết con mới đẻ: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề
của tư tưởng hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc
vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ hai tháng đến ba năm”.
=> Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù 3 năm, nên là tội ít nghiêm
trọng.
-Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội ấy là từ trên ba năm đến không quá bảy năm tù.

VD:Khoản2. Điều 95.Tội giết người trong tình trạng tinh thần bị kích động
mạnh: “Giết nhiều người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì bị phạt
tù từ ba năm đến bảy năm”.


=> Khung hình phạt cao nhất cho tội này là phạt tù 7 năm, nên là tội nghiêm trọng.
-Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên bảy năm tù đến không quá mười
lăm năm tù.
VD:Điểm a.Khoản 3.Điều 138.BLHS, quy định: “Phạm tội chiếm đoạt tài sản có
giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm”.
=> Khung hình phạt cao nhất của tội này là phạt tù 15 năm nên đây được xem là
tội rất nguy hiểm.
-Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân, hoặc tử hình.
VD: Điểm a.Khoản 4.Điều 193.Tội sản xuất trái phép chất ma tuý, quy định:
“Phạm tội sản xuất trái phép nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao su cô ca có
trọng lượng từ 5 kg trở lên thì bị phạt tù từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình”.
=>Khung hình phạt cao nhất của tội này là tử hình, nên thuộc tội đặc biệt nghiêm
trọng.
 Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 8 BLHS cơ sở để phân chia loại

tội phạm kể trên là dựa vào mức độ nguy hiểm, tính chất cho xã hội của tội
phạm. Đồng thời nhà làm luật đã cụ thể hóa tính chất nguy hại cho xã hội
của tội phạm bằng dấu hiệu cụ thể để nhận biết từng loại tội phạm là là mức
cao nhất của khung hình phạt đối với từng tội.



Câu 4. Phân tích ý nghĩa của việc xác định đúng các loại tội phạm theo khoản
2 và khoản 3.Điều 8. BLHS?
Việc người áp dụng pháp luật phải nhận thức đúng đắn bản chất, nội dung của các
loại tội phạm đã được phân loại tại Khoản2 và khoản 3 Điều 8.BLHS, nhằm giúp
nhà làm luật cụ thể hoá sự phân hoá trách nhiệm hình sự ở nhiều quy định khác của
BLHS, thể hiện rõ áp dụng nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự.Cụ thể như:
-Nguyên tắc xử lý(Khoản 3 điều 3 BLHS):
Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình
phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát,
giáo dục.
-Tuổi chịu trách nhiệm hình sự(Điều 12 BLHS):
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
-Trách nhiệm hình sự đối với người chuẩn bị phạm tội(Điều 17 BLHS):
Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những
điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng,
thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
-Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự(Điều 23.BLHS):
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà
khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;
b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực
hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm
tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên
một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được
tính lại kể từ ngày phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy
nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó
ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
-Hình phạt cải tạo không giam giữ (Điều 31.BLHS):
1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà
đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không
cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.
Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được
trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm
giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.


2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi
người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám
sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ
chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo
không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà
nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập,
nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.
- Tái phạm, tái phạm nguy hiểm(Điều 49):
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do
cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa
được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố
ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.
-Miễn trách nhiệm hình sự đối với người thành niên phạm tội(Khoản 2. Điều
69):
1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.


Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.
2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu
người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát,
giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng
hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ
vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu
của việc phòng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy
định tại Điều 70 của Bộ luật này.
5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp
dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên
phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành

niên phạm tội tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội


Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì
không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
- Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng (Điều
70.BLHS)
Câu 5. Phân tích quy định tại khoản 4.Điều. 8 BLHS: “ Những hành vi tuy có
dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể,
thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”. Cho ví dụ?
Trong thực tế có thể thấy rõ rằng có rất nhiều hành vi nguy hiểm do các chủ thể
khác nhau thực hiện nhưng không phải tất cả hành vi nguy hiểm đó đều không thể
quy kết là tội phạm được. Một hành vi chỉ được coi là tội phạm khi hành vi đó gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội một cách đáng kể, tức là nó phải gây thiệt hại
hoặc đe doạ gây thiệt hại ở một chừng mực nhất định.
Vậy để xác định được hành vi như thế nào được xem là đáng kể thì phải căn cứ vào
từng trường hợp cụ thể để xác định thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất , thể chất
hay tinh thần và xem nó trong mối quan hệ biện chứng thống nhất,căn cứ vào tầm
quan trọng của khách thể bị xâm hại, căn cứ vào hình thức lỗi...
Góp phần cụ thể hoá tính chất nguy hiểm đáng kể của hành vi phạm tội, trong
BLHS có quy định:



+Trong BLHS có những tội phạm mà tự bản thân việc thực hiện hành vi được
quy định trong BLHS đã là nguy hiểm đáng kể cho xã hội và bị coi là tội phạm.
VD: Hành vi giết người, cướp tài sản, hành vi hiếp dâm...
+Trong một số trường hợp,các hành vi được cụ thể hoá tính nguy hiểm cho xã
hội thế nào là đáng kể để bị coi là tội phạm.
VD: Khoản 1.Điều 104.BLHS, quy định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổ
hại cho sức khoẻ của người khác chỉ bị coi là tội phạm nếu tỉ lệ gây thương tật từ
11% trở lên hoặc dứoi 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định
của pháp luật.
+Trong trường hợp các điều luật phần các tội phạm của BLHS không quy
định cụ thể các tiêu chí để xác định hành vi như thế nào là nguy hiểm đáng kể cho
xã hội mà chỉ quy định những dấu hiệu định tính.
VD: Khoản 1.Điều 121 về tội làm nhục người khác quy định: “Người nào xúc
phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác , thì bị phạt...”
Trong trường hợp này không thể xác định thế nào là “xúc phạm nghiêm trọng”
cho nên việc xác định này là do năng lực của các nhà áp dụng pháp luật .
 Như vậy có thể thấy việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi

phạm tội không chỉ là căn cứ để phận biệt hành vi phạm tội với nhưng hành
vi vi phạm pháp luật khác, mà còn là cơ sở để nhà làm luật phân hóa trách
nhiệm hình sự, làm cơ sở để cá thể hóa trách nhiệm hình sự khi áp dụng
 Câu 6.Phân tích sự khác nhau giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật

khác? Cho ví dụ?


 -Tội phạm:là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do

người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm hại đến những quan hệ xã hội được LHS bảo vê. (được quy định cụ thể

tại Khoản 1.Điều 8.BLHS quy định về tội phạm).
 -Vi phạm pháp luật: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực

trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp
luật bảo vệ.
 * Giống nhau:
 Các hành vi đó đều là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi và

phải chịu trách nhiệm pháp lý.
 *Khác nhau:

Tiêu chí

Tội phạm

Chính trị-xã hội

Gây nguy hiểm cho xã hội Hành vi gây nguy hiểm
một cách đáng kể

Vi phạm pháp luật khác

cho xã hội không đáng kể
(trừ một số trường hợp
gây nguy hiểm đáng kể
nhưng chưa được LHS
quy định là tội phạm)

Hình thức pháp lý


Tội phạm là hành vi được Vị phạm pháp luật được
quy định bởi luật hình sự

quy định bởi các ngành
luật khác, như :luật hành


chính, luật lao động, luật
-dân sự...
Về hậu quả pháp lý

-Người phạm tội phải -Hậu quả pháp lý là các
chịu trách nhiệm hình sự.
-Trách nhiệm hình sự là
dạng trách nhiệm nghiêm
khắc nhất , thể hiện ở bản
án kết tội của Toà án và
hình phạt mà Toà án

dạng trách nhiệm pháp lý
khác không phải trách
nhiệm hình sự như trách
nhiệm hành chính, trách
nhiệm

kỷ

luật,

trách


nhiệm hình sự.

quyết định đối với người -Không gắn liền với việc
phạm tội.

kết tội của Toà án và
không đi kèm với việc
quyết định hình phạt.



×