Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.79 KB, 58 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
LỜI MỞ ĐẦU
Từ những đầu năm 90, Kinh tế Việt nam trong quá trình chuyển đổi từ
nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ
nghĩa. Sau hơn 20 năm đổi mới Việt nam đã thu được những thành công về
kinh tế đáng kể đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu
tăng mạnh. Nhưng đồng thời từ vài năm nay những nổi cộm về cơ cấu kinh tế
cũng thể hiện rõ.
Như chúng ta đã biết, một cơ cấu kinh tế hợp lý là một trong ba chỉ tiêu
quan trọng thể hiện trình độ phát triển của một đất nước bên cạnh hai chỉ tiêu:
tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội. Cơ cấu kinh tế chịu tác động rất
nhiều từ đầu tư. Do đó, trong đề án môn học này, em xin chọn đề tài: “Tác
động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
Qua đây, em xin cám ơn cô TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ đã giúp em hoàn
thành đề tài này.
SV: Ngô Thu Hà
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU
TƯ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.
I. Đầu tư.
1. Khái niệm.
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn
các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi
công cuộc đầu tư là đạt được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn
lực mà người đầu tư đã phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hy sinh có đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là
sức lao động và trí tuệ..


Những kết quả mà nhà đầu tư có thể nhận được là sự tăng them các tài
sản chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện
làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Đầu tư có thê chia thành 3 loại là đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và
đầu tư thương mại. Trong đó:
- Đầu tư phát triển là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu
tư mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng thụ, không chỉ trực tiếp làm tăng tài
sản của nhà đầu tư mà của cả nền kinh tế.
- Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại chỉ làm tăng tài sản chính của
nhà đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của toàn bô nền kinh tế
thông qua sự đóng góp tài thính tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu
tư phát triển, cung cấp vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu
thông, phân phối các sản phẩm do các kết quả của kết quả của đầu tư phát
triển tạo ra.
SV: Ngô Thu Hà
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2. Vai trò của đầu tư.
2.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế.
2.1.1. Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu nền kinh tế.
Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư
thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế
giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét
theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu
(AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi).
AD=C+ I + G + X – M
Trong đó: C: tiêu dùng, I: đầu tư, G: tiêu dùng của chính phủ; X: xuất

khẩu, M: nhập khẩu
Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính
là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước
là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…,
thể hiện qua phương trình sau:
Q= F (K, L, T, R…)
Trong đó:
K: vốn đầu tư, L: lao động, T: công nghệ, R: nguồn tài nguyên
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác nếu tác động
của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm
tăng tổng cung của nền kinh tế.
SV: Ngô Thu Hà
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
2.1.2. Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung
bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt mức từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR
của mỗi nước.
Vốn đầu tư Vốn đầu tư
ICOR = -------------------- Suy ra: Mức đầu tư = ------------
Mức tăng GDP ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu
tư. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao
động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công
nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước đang phát triển và chậm phát triển
ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng
lao động để thay thế cho vốn, sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.

Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo
trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm cho
thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư
trong các nghành, các vùng kinh tế cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chính
sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn
ICOR trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do
tận dụng năng lực sản xuất.
2.1.3. Đầu tư tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành giữa 2 thời kỳ,
người ta có thể sử dụng một số công thức sau:
Nếu:
• Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là:
NN
NN
GDP (t)
(t)
GDP(t)
β =
SV: Ngô Thu Hà
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
• Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:
CN
CN
GDP (t)
(t)
GDP(t)
β =
• Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:

DV
DV
GDP (t)
(t)
GDP(t)
β =
• Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là:
NN CN DV
(t) (t) (t)
β = β + β
• Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là:
SXVC NN CN
(t) (t) (t)
β = β + β
Thì hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp
là:
0
NN NN PhiNN PhiNN 1
2 2 2 2
NN PhiNN NN PhiNN
0 0
(t)x (t) (t)x (t )
cos
( (t) (t))x( (t1) (t1))
arccos
β β + β β
θ =
β + β β + β
θ = θ
Góc này bằng 0

0
khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 90
0
khi sự
chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.
0
k
90
θ
=
và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là:
NN NN NN
d (t1) (t)
= β − β
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là
SV: Ngô Thu Hà
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
0
DV DV PhiDV PhiDV
2 2 2 2
DV PhiDV DV PhiDV
0 0
0
(t)x (t1) (t)x (t1)
cos
( (t) (t))x( (t1) (t1))
arccos
k

90
β β +β β
θ =
β +β β + β
θ = θ
θ
=
và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:
d
DV
=
DV DV
(t1) (t)β −β
2.1.4. Đầu tư tác động đến khoa học và công nghệ.
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển
công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển do có nhiều lao
động và nguyên liệu, thường đầu tư cá loại công nghệ sử dụng nhiều lao động
và nguyên liệu, sau đó giảm dần hàm lượng lao động, nguyên liệu trong sản
xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua đầu tư
công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nhân lực. Đến giai
đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri
thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất
sang giai đoạn thứ ba cũng là chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ
cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo thành công của
quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học công nghệ.
2.2. Trên góc độ vi mô.
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất.
Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ
cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp
đặt máy móc thiết bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các

chi phí khác gắn liền với hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất
kỹ thuật vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối
SV: Ngô Thu Hà
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
với các cơ sở kinh doanh dịch vụ đang còn tồn tại sau một thời gian hoạt
động, các cơ sở vật chất kỹ thuật của những cơ sở này bị hao mòn, hư hỏng.
Để duy trì được các hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa
lớn hoặc thay đổi các cơ sở vật chất- kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền
sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho những trang
thiết bị đã hư hỏng, lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
II. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Cơ cấu kinh tế.
1.1. Khái niệm.
Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ giữa các
bộ phận hợp thành nền kinh tế: các lĩnh vực (sản xuất, phân phối, trao đổi,
tiêu dùng), các ngành kinh tế quốc dân (công nghiệp, nông nghiệp, thương
mại- dịch vụ…), các thành phần kinh tế xã hội (kinh tế nhà nước, tư nhân, cá
thể, tiểu chủ, nước ngoài…), các vùng kinh tế…
Phân tích quá trình phân công lao động xã hội, C.Mác nhấn mạnh: “Cơ
cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá
trình phát triển nhất định của lực lượng sản xuất vật chất.”; “Do tổ chức quá
trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm đảo lộn toàn bộ
cơ cấu kinh tế của xã hôi”. Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở cả hai mặt chất
lượng và số lượng, “cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về
số lượng của những quá trình sản xuất xã hội”.
Nói một cách khái quát, có thể hiểu cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa
các bộ phận hợp thành một tổng thể kinh tế, các bộ phận này có mối liên hệ
hữu cơ, những tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng, các quan hệ tỷ

lệ được hình thành trong những điều kiên kinh tế xã hội nhất định, chúng luôn
vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
SV: Ngô Thu Hà
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế.
Có thể phân chia những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hình thành cơ
cấu của kinh tế quốc dân thành 3 nhóm:
Nhóm thứ nhất, gồm những nhân tố địa lý tự nhiên như tài nguyên
khoáng sản, nguồn nước, năng lượng, đất đai, khí hậu… Thiên nhiên là điều
kiện chung của sản xuất, đồng thời cũng như là những tư liệu sản xuất, tư liệu
tiêu dùng, ảnh hưởng rõ rệt của những nhân tố địa lý tự nhiên đến sự hình
thành cơ cấu kinh tế là tất yếu.
Nhóm thứ hai, là nhóm nhân tố kinh tế- xã hội bên trong đất nước, nó
ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế như cung cầu thị trường, trình độ phát triển lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, trình độ phát triển cua nền kinh tế.
Nhóm thứ ba, là nhóm những nhân tố bên ngoài, đó là quan hệ kinh tế
đối ngoại và phân công lao động quốc tế.
2. Phân loại cơ cấu kinh tế.
2.1. Cơ cấu kinh tế ngành.
Liên hợp quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành theo tiêu chuẩn
quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”, theo đó có thể gộp các ngành
phân thành 3 khu vực, đó là
- Nông nghiệp bao gồm:
+ Nông nghiệp
+ Lâm nghiệp
+ Ngư nghiệp
2.1.2. Công nghiệp.
Công nghiệp là 1 ngành quan trọng của nền kinh tế. Công nghiệp bao

gồm công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Trong đó:
SV: Ngô Thu Hà
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
- Công nghiệp nhẹ bao gồm: chế biến nông- lâm- thuỷ sản, may mặc, da
giầy, điện tử- tin học, một số sản phẩm cơ khí và hành tiêu dung.
- Công nghiệp nặng bao gồm: Dầu khí, luyện kim, cơ khí chế tạo, hoá
chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng…
2.1.3. Thương mại- dịch vụ.
Thương mại- dịch vụ là ngành kinh tế ra đời và phát triển gắn liền với sự
phát triển của ngành kinh tế quốc dân. Nó bao gồm: Thương mại, dịch vụ vận
tải hang hoá, hành khách, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính tiền
tệ (như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán, chứng khoán…), dịch vụ tư vấn, dịch
vụ kỹ thuật, dịch vụ phục vụ đời sống… Đối với Việt Nam hiện nay, du lịch
đang thực sự trở thành 1 ngành kinh tế mũi nhọn.
Tóm lại, trong quá trình sản xuất, các ngành có mối liên hệ tác động qua
lại, thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Mối liên hệ giữa các ngành không chỉ
biểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỷ lệ giữa các
ngành, thường được gọi là cơ cấu ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan
hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ này
bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Chúng thường xuyên biến động và
hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu ngành là bộ phận rất quan trọng
trong cơ cấu kinh tế. Sự biến động của nó có ý nghĩa quyết định đến sự biến
động của nền kinh tế.
2.2. Cơ cấu kinh tế vùng - lãnh thổ.
Cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ là sự phân công lao động xã hội theo lãnh
thổ trên phạm vi cả nước. Việc xác lập cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ 1 cách
hợp lý nhằm phân bố các ngành sản xuất trên vùng- lãnh thổ sao cho thích
hợp để triển khai có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của từng vùng. Việc bố

trí sản xuất ở mỗi vùng không khép kín mà có sự liên kết các vùng khác có
SV: Ngô Thu Hà
9
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
liên quan để gắn với cơ cấu kinh tế của cả nước. Ở Việt Nam có thê chia ra
các vùng kinh tế như sau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đồng bằng Bắc Bộ.
- Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung .
- Tây Nguyên.
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long.
2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Cơ cấu các thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu
về tư liệu sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế phải dựa
trên nguyên tắc huy động tối đa nguồn lực và đạt hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu các thành phần kinh tế gồm:
- Kinh tế Nhà nước.
- Kinh tế tập thể.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ.
- Kinh tế tư nhân.
- Kinh tế hỗn hợp.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Chuyển dich cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu là quá trình phát triển các bộ phận kinh tế, dẫn đến
sự tăng trưởng khác nhau giữa chúng và làm thay đổi mối quan hệ tương quan
giữa chúng so với một thời điểm trước đó.
SV: Ngô Thu Hà

10
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
3.1. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ngày nay, không chỉ có các nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển mới có
sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế; Chính trong nền kinh tế công nghiệp phát triển
cũng cần phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tiếp tục phát triển.
Ở Việt Nam, quá trình chuyển dịch nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH
đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết bởi các lý do sau:
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tất yếu phải gắn với CNH- HĐH
mới sử dụng được nhiều lợi thế so sánh nước công nghiệp chậm phát triển,
nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển.
- Thực tiễn nuớc ta vẫn trong tình trạng nền sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất
kỹ thuật còn thấp kém và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu….sản phẩm sản xuất ra
có chất lượng kém, không có khả năng cạnh tranh, khó tiêu thụ, đời sống nhân
dân gặp khó khăn. Để giải quyết căn bản vấn đề trên phải đổi mới cơ cấu kinh
tế.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so với
các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kém làm
cho nền kinh tế chưa vững chắc, tài nguyên nhiều, lực lượng lao động dồi dào
chưa có khả năng và khai thác có hiệu quả, giải pháp duy nhất để khắc phục là
tiến hành CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở đương cho sản xuất
phát triển.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH để tận dụng cơ hội
vượt qua thử thách, khắc phục và tránh đuợc các nguy cơ tụt hậu về kinh tế. đi
chệch hướng XHCN, quan liêu bao cấp…nhằm thực hiện mục tiêu của Đảng
và nhà nước đề ra “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn
minh”.
SV: Ngô Thu Hà
11

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
3.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3.2.1. Cơ cấu kinh tế ngành.
Có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; Đẩy
nhanh CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn; Tiếp tục phát triển và đưa nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng cách ứng dụng tiến
bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học.
Về công nghiệp, vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi
nhanh vào một số ngành, lĩnh vực công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát
triển mạnh công nghiệp chế biến nông thủy sản, may mặc... Xây dựng có
chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng. Sản xuất tư liệu sản xuất
cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng, khai thác có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, thương mại,
kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...
3.2.2. Cơ cấu kinh tế vùng- lãnh thổ.
Phát huy vai trò của vùng kinh tế trọng điểm có mức tăng trưởng cao,
tích lũy lớn, đồng thời tạo ra điều kiện phát triển các vùng khác trên cơ sở
phát huy thế mạnh của từng vùng, liên kết với vùng trọng điểm tạo mức tăng
trưởng khá; Quan tâm phát triển kinh tế- xã hội gắn với tăng cường quốc
phòng- an ninh ở các vùng miền núi, đồng bào các dân tộc thiểu số, biên giới
hải đảo, chú trọng các vùng tây nguyên, tây bắc, tây nam. Có chính sách hỗ
trợ nhiều hơn cho các vùng khó khăn để phát triển cơ cấu hạ tầng, nguồn
nhân lực, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, đưa các vùng này vượt qua
tình trạng kém phát triển.
SV: Ngô Thu Hà
12
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
3.2.3. Cơ cấu các thành phần kinh tế.
Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp
nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế khác nhau, giữa trong và
ngoài nước. Phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy
động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội.
III. Vai trò của đầu tư trong việc chuyển dich cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
1. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu kinh tế ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn
đầu tư nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp... đều ảnh hưởng
đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành.
2. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ.
2.1. Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế vùng lãnh thổ.
- Đầu tư giúp các vùng- lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế mạnh
kinh tế của vùng.
- Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng-
lãnh thổ được đầu tư.
2.2. Đầu tư tác động giúp nâng cao đời sống dân cư.
Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ
góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp nâng cao thu nhập
của dân cư, giúp xóa đói giảm nghèo.
2.3. Đầu tư góp phần giải quyết vấn đề mất cân đối về kinh tế giữa các
vùng.
Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung ở những vùng kinh tế trọng
điểm của đất nước, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của những khu vực
đó. Và đến lượt mình, những vùng phát triển này lại làm bàn đạp thúc đẩy
SV: Ngô Thu Hà
13
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

những vùng khác cùng phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm được đầu tư
phát huy thế mạnh của mình, góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả đất
nước, kéo con tàu kinh tế chung của đất nước đi lên, khi đó các vùng kinh tế
khác mới có điều kiện để phát triển.
Đầu tư cũng đã thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát
triển, giảm bớt sự chênh lệch kinh tế với các vùng khác.
Như vậy, đầu tư có sự tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vung- lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh tế cao hơn, phát huy
thế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều thay đổi. Tuy
nhiên, trên thực tế, mức độ đầu tư vùng là khác nhau, điều đó làm cho nền
kinh tế giữa các vùng vẫn luôn khác nhau, chênh lệch nhau.
3. Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
3.1. Đầu tư thúc đẩy tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào
GDP của các thành phần kinh tế.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm
qua, cơ cấu thành phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng
tiến bộ và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu
vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế
cả nước. Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước cơ cấu của các thành
phần đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế
ngoài Nhà nước và giảm tỷ trọng của kinh tế Nhà nước phù hợp chủ trương
đa dạng hóa các thành phàn kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vai trò quản lý của
Nhà nước theo định hướng XHCN.
3.2. Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư.
Nền kinh tế bao cấp đã chỉ rõ những nhược điểm của mình với 2 thành
phần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) và nguồn vốn chỉ do ngân
SV: Ngô Thu Hà
14
Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
sách cấp, do đó, không mang lại hiệu quả cao. Nhưng từ khi nước ta chuyển
sang kinh tế thị trường thì nền kinh tế không chỉ tồn tại 2 thành phần như
trước đây mà đã xuất hiện thêm các thành phần kinh tế khác (kinh tế tư nhân,
kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). Cùng với sự xuất hiện này
là sự đa dạng về nguồn vốn đầu tư do các thành phần kinh tế mới mang lại.
Việc có thêm các thành phần kinh tế mới đã huy động và tận dụng được các
nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá
nhân tham gia đầu tư làm kinh tế.
Vốn đầu tư của họ có thể đến được những nơi, những lĩnh vực mà Nhà
nước chưa đầu tư đến hoặc không có đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, việc đa
dạng hóa nguồn vốn là một yếu tố không thể thiếu được trong đầu tư phát
triển.
SV: Ngô Thu Hà
15
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.
I. Tổng quan về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Theo báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội các năm 2005, 2006,
2007 và những tháng đầu năm 2008 của Chính phủ, theo thông cáo báo chí
các năm 2005, 2006, 2007, và thông báo Tổng điều tra dân số năm 2007 cuả
Tổng cục Thống kê, và theo các báo cáo của nhiều đảng bộ tỉnh và thành phố
tại các Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ vừa qua, nhìn riêng về góc độ
chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước theo định hướng do Đại hội X của
Đảng đề ra, bước đầu chúng ta có thể khẳng định cơ cấu của nền kinh tế nước
ta gần 3 năm qua đang tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện
đại hóa.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình, các thành phần kinh tế phát

triển khá mạnh mẽ. Khu vực kinh tế Nhà nước 3 năm qua luôn luôn duy trì tỷ
lệ khoảng 38,4% và đang được đổi mới, tổ chức lại giữ vai trò chi phối nhiều
ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yêú của nền
kinh tế. Kinh tế dân doanh (bao gồm kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân, và
hợp tác xã) phát triển nhanh đã chiếm tỷ lệ khoảng 45 đến 46% và hoạt động
có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho phát triển
kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm, cải thiện dân sinh, xoá đói giảm
nghèo.Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng cao, có nhiều dự án
có nguồn vốn lớn, khu vực này chiếm tỷ lệ khoảng từ 15 đến 17,5 % …
Ba năm qua, kinh tế ngành cũng có nhiều biến đổi tích cực: Tỷ trọng
công nghiệp và xây dựng trong GDP chiếm từ 40,6 – 40,7%, tỷ trọng dịch vụ
chiếm khoảng 38,7 – 38,8%, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng
20,6 – 20,7%. Trong từng ngành nghề kinh tế đang có sự chuyển dịch tích cực
SV: Ngô Thu Hà
16
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm chẳng hạn như trong
nhóm nông, lâm, ngư nghiệp thì tỷ trọng thuỷ sản đang tăng lên, trong công
nghiệp, tỷ trọng của ngành chế biến công nghiệp đang có chiều hướng phát
triển, trong dịch vụ, tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như : tài
chính, ngân hàng, du lịch, bảo hiểm ngày càng phát triển nhanh.
Ba năm qua kinh tế vùng phát triển khá ngoạn mục và đồng đều. Ngoài
bốn vùng kinh tế trọng điểm là: Đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Nam Trung
bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu long, các vùng kinh tế khác như Tây
Bắc, Tây Nguyên …đều có những bước phát triển đột phá. Tính đến tháng 7-
2007 cả nước đã có 577 cụm công nghiệp, trong đó có 168 khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Gắn liền với sự phát triển ngành nghề sản xuất, cơ cấu lao động 3 năm
qua đang có sự chuyển dịch nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong các ngành

công nghiệp, dịch vụ tăng lên, và lao động trong nông nghiệp đang giảm đi.
Một thực tế đáng buồn là tỷ trọng lao động qua đào tạo để đáp ứng với nghề
nghiệp mới còn rất hạn chế, người ta ước tính tỷ lệ này vẫn chỉ dừng ở mức
khoảng 20 đến 30%
II. Thực trạng về tác động của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành.
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển ngành kinh tế quốc dân trong thời kỳ đổi
mới đã dịch chuyển mạnh theo hướng đầu tư cho công nghiệp, dịch vụ và chú
ý đầu tư cho nông nghiệp một cách hợp lý.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2008 ước tính tăng
6,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 3,57%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,09%; khu vực dịch
vụ tăng 7,23%.
SV: Ngô Thu Hà
17
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 9 tháng vừa qua tuy thấp hơn
mức tăng cùng kỳ của một số năm gần đây và chưa đạt mức tăng 7% đề ra
cho cả năm 2008, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mà nền kinh
tế nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng như trên là một kết quả quan trọng và
rất đáng phấn khởi.
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế theo giá so sánh năm 1994
Đơn vị: %
Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước Đóng góp vào
tăng trưởng
9 tháng đầu
năm 2006
9 tháng đầu
năm 2007

9 tháng đầu
năm 2008
Tổng số
7,84 8,16 6,52 6,52
Khu vực nông- lâm nghiệp
thủy sản
3,14 3,22 3,57 0,64
Khu vực công nghiệp, xây
dựng
9,78 10,07 7,09 2,95
Khu vực dịch vụ
8,06 8,52 7,23 2,93
Nguồn: www.images.vneconomy.vn
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng trưởng của ngành
nông nghiệp đạt 3,05%, cao hơn mức 2,2% của cùng kỳ năm trước do vụ lúa
đông xuân và hè thu năm nay được mùa.
Khu vực công nghiệp và xây dựng chịu ảnh hưởng lớn do giá nguyên
nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp
nhiều khó khăn nên công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhưng
chỉ tăng 11,45%, thấp hơn mức tăng 12,64% của 9 tháng năm trước; công
nghiệp khai thác giảm 4,69%; xây dựng giảm 0,33% (9 tháng năm 2007 tăng
10,14%).
SV: Ngô Thu Hà
18
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Các ngành dịch vụ nhìn chung tăng chậm hoặc thấp hơn mức tăng cùng
kỳ năm 2007, trong đó thương nghiệp chiếm tỷ trọng 3,9% của toàn ngành
dịch vụ nhưng chỉ tăng 6,31% so với mức tăng 8,27% của 9 tháng năm 2007;
khách sạn nhà hàng tăng 8,89% so với mức tăng 12,73% của cùng kỳ năm

trước; các ngành dịch vụ khác cũng tăng chậm, hầu hết có tốc độ tăng thấp
hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước.
Bảng 2: Cơ cấu đóng góp GDP của các ngành kinh tế 9 tháng
đầu năm 2008
Theo giá thực tế
Theo giá so sánh
1994
Tổng số
(Tỷ đồng)
Cơ cấu
(%)
Tổng số
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
phát triển
so với 9
tháng
năm 2007
(%)
TỔNG SỐ
1016503 100,00 345353 106,52
I. Khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản
219535 21,59 600,24 103,57
1 Nông nghiệp
167642 16,49 48518 103,05
2 Lâm nghiệp
9879 0,97 1867 101,35
3 Thuỷ sản

42014 4,13 9639 106,70
II. Khu vực công nghiệp và xây
dựng
405145 39,86 144213 107,09
1 Công nghiệp
348009 34,24 117890 108,90
2 CN khai thác mỏ
98174 9,66 16762 95,31
3 CN chế biến
215092 21,16 89775 111,45
4 CN điện ga nước
34743 3,42 11353 112,29
5 Xây dựng
57136 5,62 26323 99,67
III. Khu vực dịch vụ
391823 38,55 141116 107,23
1 Thương nghiệp
137838 13,56 55004 106,31
2 Khách sạn nhà hàng
45788 4,50 13684 108,89
3 Vận tải, bưu điện, du lịch
47088 4,63 15795 113,61
4 Tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm
17031 1,68 6509 106,65
5 Khoa học – Công nghệ
5361 0,53 1822 105,96
6 Kinh doanh bất động sản
41732 4,11 12606 102,51
SV: Ngô Thu Hà

19
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
7 Quản lý nhà nước
27794 2,73 9022 106,50
8 Giáo dục đào tạo
27924 2,75 11965 108,14
9 Y tế
13531 1,33 4908 107,91
10 Văn hoá thể thao
3503 0,34 1732 107,38
11 Đảng, đoàn thể, hiệp hội
1364 0,13 394 107,31
12 Phục vụ cá nhân cộng đồng
21062 2,07 7,055 106,42
13 Dịch vụ làm thuê
1807 0,18 620 107,20
Nguồn: www.images.vneconomy.vn
1. Nông nghiệp.
Nhìn từ khía cạnh xuất khẩu nông sản, sau một năm gia nhập WTO,
những mặt hàng chủ lực của nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang chứng tỏ
thế và lực của một đất nước với không ít sản phẩm nông nghiệp được ghi
danh trên thương trường thế giới.
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn), năm 2007 tiếp tục là năm thành công trong xuất khẩu nông sản. Đến
tháng 11/2007, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của cả nước đã đạt
10,5 tỷ USD. So với năm 2006, năm cũng được coi là rất thành công trong
xuất khẩu nông sản của Việt Nam, con số này đã tăng tới 20%. Đến hết tháng
10/2007, xuất khẩu gạo đã hoàn thành chỉ tiêu với sản lượng xuất khẩu xấp xỉ
năm trước (4,5 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 18% (1,42 tỷ

USD). Trong tuần đầu của tháng 11, cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu
1 triệu tấn với tổng giá trị kim ngạch 1,55 tỷ USD (cao hơn mức dự kiến xuất
khẩu của cả năm). Hiện đã có tới 5 mặt hàng là thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ,
cà phê, gạo và cao su đạt giá trị xuất khẩu từ 1-3 tỷ USD.
Ngay chính trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng đã
có sự chuyển dịch ngày càng tích cực hơn theo hướng CNH,HĐH. Tỷ trọng
giá trị sản xuất công nghiệp khu vực nông thôn đã tăng từ 17,345 năm 2001
lên 19,3% năm 2007. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ
cấu lao động xã hội nông thôn mà biểu hiện rõ nhất là đã thúc đẩy nhanh
SV: Ngô Thu Hà
20
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm
công nghiệp, thương mại và dịch vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần
tuý thì giảm dần. Tỷ lệ hộ nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp)
đã giảm 9,87%, tỷ lệ hộ công nghiệp tăng lên 8,78%. Năm 2007, số hộ công
nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm
2000.
2. Công nghiệp.
Năm 2006, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 17%. Kim ngạch
xuất khẩu hàng công nghiệp đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 22%, chiếm tỷ
trọng hơn 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Ngành cũng đã đạt
kỷ lục về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 490 dự án và số vốn trên
5 tỷ USD.
Năm 2007, toàn ngành công nghiệp tăng 17,1%, là tốc độ tăng khá cao
và là năm thứ 17 liên tục tăng hai con số, tăng liên tục, tăng trong thời gian
dài hiếm thấy so với các thời kỳ trước đó và cũng hiếm thấy so với các nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. .
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu đến năm 2008 đã đạt và vượt chỉ

tiêu Đại hội X đặt ra, như than sạch, quặng apatit, thép cán và sản phẩm kéo
dây, động cơ diezen, động cơ điện, lắp ráp ti vi, phân lân, phân NPK, bia,
giấy… Hoạt động xuất khẩu có những bước phát triển quan trọng, hàng hóa
Việt Nam đã xâm nhập, đứng vững tại một số thị trường lớn, thị trường đầy
tiềm năng như Hoa Kỳ, EU. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 65 tỉ
USD, gấp 2 lần năm 2005.
Trong các sản phẩm công nghiệp, tăng trưởng cao đạt được ở các sản
phẩm đang có thị trường và giá cả tiêu thụ tốt, như thuỷ sản chế biến tăng
34,8%, bia 21,5%, vải lụa thành phẩm 25,2%, quần áo may sẵn 19,6%, phân
SV: Ngô Thu Hà
21
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
hoá học 20,2%, xi măng 20,6%, thép cán 16,5%, máy giặt 21,1%, đặc biệt là
ôtô tăng tới 71,3%..
Các sản phẩm khai thác tăng thấp hoặc giảm, như than tăng 12%, dầu
thô khai thác giảm 4,7%, khí đốt thiên nhiên dạng khí chỉ tăng 0,9%. Tuy
nhiên một số sản phẩm chủ yếu còn tăng thấp, nhất là điện sản xuất chỉ tăng
13,5%- thấp hơn tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp. Tình trạng than
xuất khẩu tăng nhưng điện phải mua với giá cao đã được đề cập nhiều từ mấy
năm nay cũng là một điểm đáng lưu ý.
3. Thương mại - dịch vụ.
Ngành dịch vụ của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng rất cao trong những
năm vừa qua. Nếu tốc độ phát triển của thương mại hàng hoá chỉ là một con
số thì với ngành dịch vụ, tốc độ này luôn duy trì ở mức hai con số. Hiện tỷ
trọng dịch vụ trong toàn nền kinh tế quốc dân là trên 32% và đang được nới
rộng so với hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Kinh nghiệm cho thấy, ở
những nước phát triển, khu vực dịch vụ thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong
nền kinh tế, đạt trên 50% vì chi tiêu của dân chúng cho các hàng hoá dịch vụ
cao hơn nhiều so với hàng hoá thông thường khác. Ở nước ta, hơn 50% vốn

đầu tư nước ngoài đổ vào các ngành dịch vụ.
Báo cáo đầu tư thế giới năm 2007 cũng chỉ ra rằng dòng vốn FDI trên
thế giới đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Là một nước tiếp
nhận đầu tư, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này.
Trong xu thế vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều,
dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ,
chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong
đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ,
văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp
SV: Ngô Thu Hà
22
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
(42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn
(24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số
vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006.
- Thương mại nội địa: Thương mại nội địa phát triển với nhiều hình thức
kinh doanh góp phần cải thiện cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng, văn
minh, hiện đại phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế
năm 2007 ước tính đạt 726,1 nghìn tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2006.
Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp chiếm 80,7% và tăng 22,6% so
với năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,9% và tăng 23,5%; dịch vụ
chiếm 6,3% và tăng 30,5% và du lịch lữ hành chiếm 1,1% và tăng 34,5%.
- Xuất nhập khẩu dịch vụ: Giá trị xuất, nhập khẩu dịch vụ cả năm 2007
ước tính đạt 12,4 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm trước, trong đó giá trị xuất
khẩu dịch vụ 6 tỷ USD, tăng 18,2% và giá trị nhập khẩu dịch vụ, gồm cả phí
vận tải và bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 6,4 tỷ USD, tăng 24,9%.

- Khách quốc tế đến Việt Nam: Khách quốc tế đến nước ta trong năm
2007 ước tính đạt 4,23 triệu lượt người, tăng 18% so với năm 2006. Trong đó,
khách đến với mục đích du lịch nghỉ dưỡng đạt 2,61 triệu lượt người, chiếm
61,6% và tăng 26%; đến vì công việc 673,8 nghìn lượt người, chiếm 15,9%
và tăng 17%; thăm thân nhân 601 nghìn lượt người, chiếm 14,2% và tăng
7,1%; riêng khách đến với mục đích khác giảm 7,7%.
- Giao thông vận tải: Vận tải hành khách năm 2007 ước tính đạt 1535,5
triệu lượt khách và 67,2 tỷ lượt khách.km; so với năm trước tăng 8,4% về lượt
khách và tăng 8,6% về lượt khách.km. Trong đó, vận chuyển bằng đường bộ
đóng vai trò quan trọng (chiếm 86,6% tổng số lượt khách và 66,2% tổng lượt
SV: Ngô Thu Hà
23
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
khách.km), tăng 9,4% về lượt khách và tăng 9,1% về lượt khách.km so với
năm 2006.
Vận chuyển hàng hoá ước tính đạt 378,6 triệu tấn và 95,1 tỷ tấn.km; so
với năm 2006 tăng 8,1% về số tấn và tăng 7,4% về số tấn.km. Bao gồm các
đơn vị do Trung ương quản lý đạt 51,8 triệu tấn và 61,7 tỷ tấn.km, tăng 6,8%
về số tấn và 7,1% về số tấn.km; các đơn vị vận tải do địa phương quản lý đạt
326,8 triệu tấn và 33,4 tỷ tấn.km, tăng 8,3% và tăng 7,8%.
- Bưu chính viễn thông: Năm 2007 hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp
tục phát triển mạnh. Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong năm 2007
ước tính đạt 18,5 triệu thuê bao (gần bằng số thuê bao phát triển trong 3 năm
2004, 2005, 2006) nâng tổng số thuê bao trên cả nước tính đến hết tháng
12/2007 đạt 46 triệu thuê bao. Số thuê bao internet (quy đổi) phát triển mới
năm 2007 ước tính đạt 1,18 triệu thuê bao. Đến nay đã có 18,2 triệu người sử
dụng internet, chiếm 21,4% dân số cả nước.
4. Một số hạn chế bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.
Những kết quả nổi bật trên đây đã cho thấy, cơ cấu kinh tế nước ta cho

đến nay có những chuyển dịch tích cực, đúng hướng nhưng nếu so với yêu
cầu phát triển đặt ra vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Ở ngành nông nghiệp, nếu lĩnh vực xuất khẩu nông sản đạt được nhiều
thành công thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp
lại chưa chứng tỏ được lợi thế. Năm 2007 tỷ trọng FDI cho ngành nông
nghiệp vẫn còn rất thấp (chỉ chiếm 10,6% số dự án và 6,5% số vốn đầu tư
đăng ký). Đáng chú ý, mặc dù có tới 42 quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhưng chủ yếu là các nhà đầu tư đến
từ châu Á. Việt Nam hiện chưa thu hút các nhà đầu tư của một số nước có
tiềm năng, thế mạnh lớn về nông nghiệp như Mỹ, Canada, Ôxtrâylia….
SV: Ngô Thu Hà
24
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Điều này phản ánh khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam
trong lĩnh vực này còn hạn chế. Đồng thời, theo các chuyên gia kinh tế, đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam luôn tiềm ẩn rủi ro đối với các nhà đầu
tư nước ngoài do điều kiện tự nhiên khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng
của thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm nông nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận
thấp. Chính vì vậy, mặc dù là một trong những lĩnh vực mà Chính phủ Việt
Nam chú trọng ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhưng sau khi gia nhập WTO nông
nghiệp – nông thôn vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng FDI như những
lĩnh vực khác.
Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng giữ tỉ trọng
lớn hơn trong nền kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp ở một vài lĩnh
vực điện tử, viễn thông… cũng đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng gia
tăng tỷ trọng của các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, yếu tố
hiện đại hoá trên diện rộng toàn ngành công nghiệp chưa được quan tâm đúng
mức. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao có vị thế
khu vực và toàn cầu chưa được chú trọng đầu tư phát triển, trong khi đa phần

vẫn chỉ là ở trình độ kỹ thuật công nghệ hạng trung trở xuống.
Tỉ trọng ngành dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần
đây. Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như
dịch vụ tài chính – tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng độc
quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn tại ở nhiều
ngành dịch vụ như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có tính chất
động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ, tính chất xã hội hoá
còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước. Cơ cấu đào tạo chưa hợp
lý, vẫn diễn ra tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhất là thiếu lao động trình độ
cao; chất lượng giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng với yêu cầu của quá trình
chuyển dịch co cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
SV: Ngô Thu Hà
25

×