Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tạo động lực lao động tại xí nghiệp vận tải đường sắt thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.17 KB, 37 trang )

Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
STT
Hình 1.1
Bảng 1.2
Hình 1.3
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 3.1

NỘI DUNG
Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2011 và năm 2012
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Xí nghiệp Vận tải Đường

TRANG
8
8
9


sắt
Bảng phân loại lao động của Xí nghiệp
Hệ số trách nhiệm của lao động quản lý Xí nghiệp
Các khoản trích theo lương giai đoạn 2012- 2013
Số lượng công nhân viên Xí nghiệp được đào tạo năm

14
17
20

2011-2012
Trình độ công nhân viên của Xí nghiệp năm 2011 – 2012
Tình hình năng suất lao động của Xí nghiệp giai đoạn 2009

26

– 2012
Bảng đánh giá thực hiện công việc cho công nhân trực tiếp
sản xuất

Lớp: K7 QTKDTH B

-1-

25

28
34

SV: Đỗ Trung Hiếu





Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

LỜI NÓI ĐẦU
Lao động là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của con người. Không có lao
động thì con người không có các giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần để tồn
tại và phát triển. Với vai trò đó, thì ở xã hội nào, chế độ nào hoạt động lao động cũng
không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, trong đó năng suất lao động là
thước đo chuẩn mực nhất của hiệu quả lao động. Xét trong quá trình phát triển của xã
hội loài người, năng suất lao động ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, nếu đem ra so
sánh giữa xã hội này – xã hội khác, quốc gia này – quốc gia khác này hay doanh
nghiệp này với doanh nghiệp kia thì năng suất lao động lại tăng khác nhau. Vậy tại sao
lại xảy ra hiện tượng đó? Có rất nhiều nguyên nhân: sự phát triển không đồng đều về
khoa học - kỹ thuật, có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên... và
không thể không nhắc đến sự khác nhau về động lực lao động của con người – một
thực thể xã hội năng động, sáng tạo, có tâm tư, tình cảm. Tạo động lực lao động là một
bộ phận quan trọng của Quản trị nhân lực trong tổ chức, nó có ảnh hưởng rất lớn tới
năng suất, hiệu quả lao động của người lao động cũng như trong công tác quản trị nói
chung.
Trong thời gian 1 tháng thực tập môn học (22/4/2013 – 19/5/2013) dành cho sinh
viên K7 – trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên, em đã được tìm hiểu về hoạt
động cũng như công tác quản lý của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt – Công ty CP
Gang thép Thái Nguyên, đặc biệt là hoạt động quản trị nhân lực. Vì vậy, em đã quyết
định chọn chủ đề báo cáo của mình là: “Công tác tạo động lực lao động tại Xí
nghiệp Vận tải Đường sắt – Công ty CP Gang thép Thái Nguyên”. Mục đích của

báo cáo là làm rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác tạo động lực lao động, đồng thời
tìm hiểu về thực trạng của công tác này tại Xí nghiệp, đánh giá được mặt tốt, mặt hạn
chế còn tồn tại, trên cơ sở đó có những đóng góp đề xuất cho Xí nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng công tác tạo động lực lao động, góp phần nâng cao hiệu quả lao động,
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.

Lớp: K7 QTKDTH B

-2-

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Kết cấu bài báo cáo gồm 3 phần chính:
• Phần I: Giới thiệu chung về Xí nghiệp Vận tải Đường sắt – Công ty CP Gang
thép Thái Nguyên
• Phần II: Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Xí nghiệp Vận tải
Đường sắt – Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
• Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực lao động
tại Xí nghiệp Vận tải Đường sắt – Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.
Do còn thiếu kinh nghiệm, trong khoảng thời gian ngắn thực tế không thể tránh
khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ góp ý và chỉ bảo của các thầy cô
cùng các cô chú anh chị trong Xí nghiệp.
Qua đây em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐH Kinh Tế & QTKD Thái

Nguyên, khoa Quản trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian
thực tế môn học của chúng em! Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths.
Nguyễn Minh Huệ! Cuối cùng xin cảm ơn cán bộ công nhân viên Xí nghiệp Vận tải
Đường sắt – Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bản
báo cáo này!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2013
SV. Đỗ Trung Hiếu

Lớp: K7 QTKDTH B

-3-

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT –
CÔNG TY CP GANG THÉP THÁI NGUYÊN
1.1: Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt – Công
ty CP Gang thép Thái Nguyên
Xí nghiệp Vận tải Đường sắt được thành lập ngày 15/05/1963 theo quyết định số
892 của Bộ Công nghiệp. Từ 01 tháng 7 năm 2009, Xí nghiệp chuyển đổi sang cổ
phần hoá với tên Chi nhánh Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên - Xí nghiệp Vận
tải Đường sắt theo quyết định số 03/QĐ-HĐQT-GTTN ngày 01 tháng 7 năm 2009 của

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Kế hoạch sản xuất kinh
doanh và hạch toán trực thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên.
Tên doanh nghiệp

: Xí nghiệp Vận tải Đường sắt

Trực thuộc

: Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Địa chỉ

: Tổ 12, Phường Cam giá, TP. Thái Nguyên

Giấy phép kinh doanh

: 40600100155-009, cấp ngày 01/7/2009

Tài khoản

: 102010000442934 - Ngân hàng Công thương
- chi nhánh Lưu Xá - Tỉnh Thái Nguyên

Lĩnh vực kinh doanh

: Vận tải hàng hoá bằng phương tiện đường sắt

Điện thoại

: 02803.832.246


Fax

: 02803.832.246

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên bao gồm 15 đơn vị, gồm 8.000 cán bộ công
nhân viên. Sản phẩm chính của Công ty là gang thỏi, thép thành phẩm các loại, với công
nghệ sản xuất tiên tiến từ quặng sắt, than mỡ,... được khai thác từ các mỏ qua tuyển chọn,
chế biến, luyện gang, luyện thép và cán thép ra thành phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân.
Trong dây chuyền sản xuất của Công ty Gang thép, việc vận chuyển hàng hóa, nhiên
liệu, nguyên vật liệu giữa các đơn vị thành viên trong Công ty do hai phương tiện vận
chuyển chủ yếu là đường sắt và đường bộ. Trong đó việc vận chuyển bằng đường sắt là
phương tiện vận chuyển chính phục vụ dây chuyền sản xuất của Công ty do Xí nghiệp
Vận tải Đường sắt đảm nhận. Với hệ thống đường sắt dài trên 40km, với 07 đầu máy
Lớp: K7 QTKDTH B

-4-

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

xe lửa, 05 cần cẩu chạy bằng hơi nước và hơn 200 toa xe chuyên dùng các loại phục
vụ vận chuyển cùng 07 đầu máy Diezel, ngoài ra Xí nghiệp còn cung cấp nhà xưởng là
nhiệm vụ sửa chữa, gia công phụ tùng thay thế phục vụ công tác sửa chữa đường sắt,

đầu máy, toa xe.
1.2: Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
Nhiệm vụ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt là công tác vận chuyển và xếp dỡ bằng
các thiết bị hoạt động trên các tuyến đường sắt trong Công ty nhằm phục vụ dây
chuyền sản xuất luyện kim và cán thép của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
bao gồm: Vận chuyển xếp dỡ hàng hoá của của các đơn vị thành viên trong Công ty
luân chuyển cho nhau tiếp nhận hàng hoá: Than mỡ, than cốc, phôi thép phế từ bên
ngoài vào bằng phương tiện vận chuyển đường sắt của hệ thống đường sắt quốc gia,
song song với nhiệm vụ vận chuyển, xếp dỡ nguyên liệu cho đầu vào phục vụ sản xuất
của Công ty, Xí nghiệp còn đảm nhận nhiệm vụ cung cấp phương tiện, vận chuyển xếp
dỡ hàng hoá bán thành phẩm, chất thải rắn về kho và ra bãi thải bằng phương tiện vận
chuyển đường sắt.
Đồng thời Xí nghiệp Vận tải Đường sắt còn đảm nhận việc sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các thiết bị vận chuyển xếp dỡ và các tuyến đường sắt, phục vụ nhu cầu
vận chuyển, xếp dỡ của các đơn vị thành viên trong Công ty, đúng về chủng loại thiết
bị phục vụ, kịp thời theo địa điểm và thời gian các đơn vị yêu cầu. Đây cũng là yêu
cầu hết sức khó khăn đối với Xí nghiệp vì các tuyến đường sắt là đường riêng biệt, bãi
xếp dỡ của các đơn vị thành viên ngắn mà yêu cầu lại đúng địa điểm quy định đã được
xây dựng cố định và cũng tại một địa điểm nhất định.
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, kết cấu các ngành, nghề của Xí nghiệp
Vận tải Đường sắt hết sức đa dạng, bao gồm hầu như toàn bộ các ngành nghề mà
ngành đường sắt quốc gia có: điều độ chạy tàu, thông tin tín hiệu, trực ban trưởng tầu,
móc nối, gác ghi, tài xế, đốt lò đầu máy… và các ngành cơ khí khác như: sửa chữa cầu
đường sắt. Tóm lại Xí nghiệp Vận tải Đường sắt có kết cấu các nghề như công ty
đường sắt thu nhỏ, các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành cơ khí, song tính chất các công
việc có khác là phục vụ vận chuyển cho dây chuyền sản xuất luyện kim với các thiết bị
vận chuyển xếp dỡ bằng đường sắt chuyên dụng.

Lớp: K7 QTKDTH B


-5-

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

1.3: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt –
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
1.3.1: Ngành nghề kinh doanh:
- Vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa đường sắt;
- Sửa chữa cầu đường sắt, thi công lắp đặt, sửa chữa các công trình giao thông
đường sắt;
- Sửa chữa đầu máy toa xe, cần cẩu và các thiết bị phụ kiện đường sắt, thông tin
tín hiệu đường sắt;
1.3.2: Quy trình công nghệ sửa chữa và vận chuyển:
Quy trình công nghệ ở Xí nghiệp là quá trình vừa sửa chữa thiết bị vừa vận chuyển,
có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sao cho đảm bảo thiết bị vận chuyển an toàn nhất,
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, giá thành vận tải thấp nhất.
Quy trình công nghệ được biểu hiện qua 4 giai đoạn theo sơ đồ sau:

PXSC Đầu
máy

PXSC
Đường sắt


PXVD Đầu
máy

Ga trung tâm điều
hành vận chuyển

Hình 1.1: Quy trình công nghệ của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
Với sự nỗ lực không ngừng và sự kết hợp chặt chẽ, ăn ý giữa Ban giám đốc và các
phòng ban chức năng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên ở các phân xưởng, đội, tổ
sản xuất đến nay Xí nghiệp Vận tải Đường sắt đã thực sự khẳng định vai trò, vị trí của
mình với Công ty cũng như trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp một phần không nhỏ
vào việc tạo ra của cải hàng hóa và dịch vụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu xây dựng và
sinh hoạt của nhân dân trong Tỉnh nói riêng cũng như cả nước nói chung.
1.3.3: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong những năm gần đây
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2011 và năm 2012 (Đơn vị: VNĐ)
STT
1
2
3
4
5
6

Năm 2011
Năm 2012
Doanh thu
17.193.754.499
14.860.843.120
Giá vốn

14.899.997.731
12.818.221.338
Lãi gộp
2.293.756.768
2.042.621.782
Chi phí quản lý doanh nghiệp
703.876.992
887.359.177
Lợi nhuận trước thuế
1.589.879.776
1.155.262.605
Lợi nhuận sau thuế
1.192.409.832
866.466.954
(Nguồn: Phòng Kế toán thống kê – tài chính)

Lớp: K7 QTKDTH B

Hạng mục

-6-

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ


Qua bảng ta có thể thấy, doanh thu của Xí nghiệp năm 2012 giảm 2,333 tỷ đồng
(tức 13,57%), nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh chung của Công ty gặp
khó khăn, sản phẩm sản khó tiêu thụ, tồn kho nhiều. Tuy nhiên, lãi gộp của Xí nghiệp
năm 2012 chỉ giảm hơn 250 triệu đồng (hay 10,95%), chứng tỏ Xí nghiệp đã có những
thành công trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh. Tuy vậy chi phí quản lý
doanh nghiệp lại tăng, khiến lợi nhuận sau thuế giảm.
1.4: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
1.4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất luyện kim, cán thép của Công ty, tổ chức sản xuất của
Xí nghiệp Vận tải Đường sắt không ngừng đổi mới để phù hợp. Với đặc thù riêng của
Xí nghiệp và yêu cầu chung của Công ty cũng như yêu cầu quản lý của thời kỳ đổi
mới. Thời kỳ cao điểm nhất của Xí nghiệp có tới gần 350 công nhân viên tổ chức sản
xuất được sắp xếp thành 13 đơn vị phòng ban.

Giám đốc
Xí nghiệp

Phó Giám đốc

Phòng Kế
Toán
Thống Kê
Tài Chính

Phòng Tổ
chức
Hành
chính


PXSC Đầu
máy toa xe

Các tổ sản xuất

Phòng
Hành
chính
Quản trị

Đội bảo
vệ

PXSC
Đường sắt

Các tổ sản xuất

Phòng
Kỹ Thuật
Thiết Bị

Phòng
Kế hoạch
kinh
doanh

PXVD vận
dụng đầu
máy


Ga Trung
Tâm

Các tổ sản xuất

Các tổ sản xuất

Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
(Nguồn: Phòng Tổ chức – hành chính)
Lớp: K7 QTKDTH B

-7-

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Theo mô hình cơ cấu tổ chức này, người lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm
về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Người
lãnh đạo phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ
phận chức năng để có thể hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định đối với
cấp dưới một cách trực tiếp và linh hoạt hơn. Việc truyền lệnh, ra các quyết định, chỉ
thị trực tiếp của lãnh đạo sẽ chính xác và hiệu quả hơn. Mô hình này cũng tạo ra sự
gắn kết giữa các phòng ban, họ trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cho nhau về phong

cách làm việc của từng bộ phận, phòng ban để giúp cho họ hiểu rõ hơn về Xí nghiệp
cũng như công việc của họ đang làm, điều đó cũng góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của Xí nghiệp. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý Trực tuyến – chức năng phát huy
tài năng của cấp dưới.
1.4.2: Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc, các phòng ban và Phân xưởng
Với đặc thù riêng của Xí nghiệp là có nhiều ngành nghề, công việc khác nhau,
nhiều chủng loại thiết bị đặc chủng đòi hỏi phải có những cán bộ quản lý đa ngành:
- Giám đốc Xí nghiệp: Điều hành sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Vận tải
Đường sắt theo quy định của pháp luật Nhà nước. Tổ chức thực hiện các quy chế của
Công ty, thực hiện công tác kiểm soát, kiểm tra sản xuất, tổ chức thực hiện kinh tế nội
bộ đến các phân xưởng và các tổ sản xuất, thực hiện tiết kiệm, phấn đấu hạ giá thành
sản phẩm, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các mặt hàng sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc Xí nghiệp: Là người hỗ trợ Giám đốc để đảm bảo cho công tác
quản lý. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc toàn bộ khâu sản xuất, thường xuyên kiểm
tra đôn đốc, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bên cạnh đó,
chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ vật chất cho khâu sản xuất, theo dõi kỹ thuật sản
phẩm sản xuất ra, xác định tình trạng hiện tại các thiết bị máy móc của Xí nghiệp đang
quản lý, đảm bảo chất lượng tốt.
- Phòng kế hoạch kinh doanh với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch
ngắn hạn, điều độ tác nghiệp sản xuất hàng năm, hàng quý về công tác vận chuyển,
xếp dỡ hàng hoá phục vụ các đơn vị trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật thiết bị với nhiệm vụ thiết kế và xây dựng các phương án kỹ thuật,
đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm bảo công tác mua
bán vật tư, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Xí nghiệp. Và hỗ trợ kỹ thuật cho các phân
xưởng sửa chữa và ga trung tâm.
Lớp: K7 QTKDTH B

-8-

SV: Đỗ Trung Hiếu



Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

- Phòng kế toán thống kê và tài chính với nhiệm vụ là thống kê và hạch toán toàn
bộ quá trình sản xuất của Xí nghiệp, lập báo cáo tài chính, phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của Xí nghiệp hàng tháng, quý, năm và quản lý tài chính của Xí nghiệp
đảm bảo đúng cơ chế quản lý và hạch toán của Nhà nước, của Công ty.
- Phòng tổ chức - hành chính được sát nhập từ hai phòng là phòng tổ chức lao động
và phòng hành chính quản trị nên có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức đào tạo cán bộ, tổ
chức thực hiện công tác nhân sự, quản lý lao động, xây dựng các chỉ tiêu định mức lao
động cho các công đoạn sản xuất, các công việc cụ thể và quản lý sử dụng quỹ tiền
lương, tiền thưởng của Xí nghiệp, tổ chức giải quyết các chế độ liên quan đến người
lao động theo chế độ quy định của Nhà nước. Và công tác hành chính, trang bị điều
kiện làm việc cho văn phòng Xí nghiệp và văn phòng các đơn vị. Xây dựng các kế
hoạch về công tác hành chính, văn phòng, y tế, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công
nhân viên toàn Xí nghiệp.
- Phòng hành chính - quản trị với chức năng nhiệm vụ về công tác hành chính,
trang bị điều kiện làm việc cho văn phòng Xí nghiệp và văn phòng các đơn vị. Xây
dựng các kế hoạch về công tác hành chính, văn phòng, y tế, chăm sóc sức khỏe cho
cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp, quản lý các trang thiết bị văn phòng, y tế, nhà
ăn ca để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất đạt kết quả cao nhất.
- Đội bảo vệ với nhiệm vụ xây dựng và thực hiện quản lý các phương án bảo vệ an
ninh, các phương tiện phòng cháy chữa cháy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà ban chỉ
huy quân sự tỉnh, thành phố giao.
- Phân xưởng sửa chữa đầu máy toa xe có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ các thiết bị từ

sửa chữa cơ, sửa chữa điện, gia công chế tạo hàng hoá cơ khí, đáp ứng yêu cầu sử
dụng thiết bị của Xí nghiệp.
- Phân xưởng sửa chữa đường sắt có nhiệm vụ quản lý sửa chữa lớn, sửa chữa
thường xuyên các tuyến đường sắt, sản xuất tà vẹt bê tông đáp ứng yêu cầu sửa chữa
đường sắt.
- Phân xưởng vận dụng máy cẩu có nhiệm vụ quản lý và vận hành đầu máy, cần cẩu
đáp ứng đủ sức kéo và năng lực xếp dỡ bằng cần cẩu phục vụ nhu cầu sản xuất của
Công ty và Xí nghiệp.
Ga trung tâm làm nhiệm vụ vận chuyển và xếp dỡ thủ công đáp ứng đủ, kịp thời
yêu cầu sản xuất của các đơn vị trong Công ty và trong nội bộ Xí nghiệp.
Lớp: K7 QTKDTH B

-9-

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Với đặc điểm riêng của Xí nghiệp nên địa bàn hoạt động của Xí nghiệp rộng khắp
toàn khu Gang Thép, địa điểm xa nhất là Ga Trại Cau thuộc địa phận Mỏ sắt Trại Cau
cách trụ sở của Xí nghiệp 25 Km.

Lớp: K7 QTKDTH B

- 10 -


SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI
XÍ NGHIỆP VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT –
CÔNG TY CP GANG THÉP THÁI NGUYÊN
2.1: Tình hình nhân lực tại Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
Hiện nay, Xí nghiệp đang sử dụng một số căn cứ để phân loại lao động Xí nghiệp
như sau:
- Căn cứ vào loại hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động và người
lao động, lao động được chia làm 2 loại:
+ Lao động không xác định thời hạn: là những lao động ký hợp đồng không xác
định thời hạn giữa người sử dụng lao động và người lao động
+ Lao động có xác định thời hạn: Là những lao động ký hợp đồng lao động có xác
định thời hạn giữa thời hạn giữa người sử dụng lao động và người lao động, thời hạn
ký hợp đồng có thể là 1 năm, 2 năm, hoặc 3 năm.
- Căn cứ vào tính chất sử dụng lao động được chia làm 2 loại:
+ Lao động trực tiếp: Là những người lao động sử dụng trực tiếp các tư liệu lao
động tác động lên đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm
+ Lao động gián tiếp: Là những công nhân viên quản lý Xí nghiệp, cán bộ lãnh đạo
từ các phòng ban, phân xưởng, và bộ phận phục vụ,….
- Căn cứ vào trình độ chuyên môn của lao động được chia làm các loại sau:

+ Lao động phổ thông (công nhân): Là những công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra
sản phẩm, vận chuyển, bốc xếp và sửa chữa.
+ Trung cấp: Là những công nhân viên làm công tác kỹ thuật, hoặc kế toán viên….
+ Trên Đại học, Đại học, Cao đẳng: Là những công nhân viên làm công tác quản
lý.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên,
lao động của Xí nghiệp đã thay đổi cả về số lượng chất lượng và cơ cấu, thể hiện trong
bảng sau:
Lớp: K7 QTKDTH B

- 11 -

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Bảng 2.1: Bảng phân loại lao động của Xí nghiệp
Chênh lệch năm
Năm 2011
Năm 2012
2012 so với
năm 2011
Chỉ tiêu
Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu Số lượng Cơ cấu
(người)

(%)
(người)
(%)
(người)
(%)

TT

I

Loại HĐLĐ

258

100

266

100

8

3,0

1

Không thời hạn

228


88,37

231

86,84

3

1,13

2

Có thời hạn

30

11,63

35

13,16

5

1,87

II

Tính chất sử
dụng LĐ


258

100

266

100

8

3,0

1

LĐ trực tiếp

210

81,4

215

80,83

5

1,87

2


LĐ gián tiếp

48

18,6

51

19,17

3

1,13

Trình độ chuyên
môn

258

100

266

100

8

3,0


1

LĐ phổ thông

173

62,79

173

65,04

0

0

2

Trung cấp
Trên ĐH, ĐH,


45

20,09

45

16,92


0

0

40

15,12

48

18,04

8

3,0

IV Theo giới tính

258

100

266

100

8

3,0


III

3

1

Nam

177

68,6

185

69,55

8

3,0

2

Nữ

81

31,4

81


30,45

0

0

Tổng

258

266
8
3,0
(Nguồn: phòng Tổ chức – hành chính)

Qua bảng phân loại lao động trên ta thấy số lượng lao động của năm 2012 so với
năm 2011 đã tăng 8 người tương ứng với tăng 3%, trong đó lực lượng lao động trực
tiếp tăng 1,87% và lao động gián tiếp tăng 1,13%, điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã tăng
thêm lực lượng sản để vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh với quy mô cũ đồng thời tăng
lượng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Lực lượng lao động Trên đại học, Đại học,
Cao đẳng tăng 8 lao động, chứng tỏ Xí nghiệp đang cần lao động có trình độ cao để có
thể đáp ứng được nhu cầu công việc đặt ra, nâng cao khả năng làm việc của Xí nghiệp
và có thể đảm nhiệm những chức vụ quan trọng của Xí nghiệp sau này.

2.2: Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Xí nghiệp Vận tải Đường sắt –
Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
Lớp: K7 QTKDTH B

- 12 -


SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

2.2.1: Chế độ tiền lương
2.2.1.1: Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương
a) Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Căn cứ vào đơn giá tiền lương sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh đã được
Công ty xác định quỹ tiền lương gồm:
-

Quỹ tiền lương theo đơn giá và khối lượng sản phẩm

-

Quỹ tiền lương các công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

-

Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất khác

-

Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước, quý trước được chi, chưa chi chuyển


sang.
b) Sử dụng quỹ tiền lương



Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động:

Sau khi đã dành 2% quỹ tiền lương để thực hiện theo điều 10 Thỏa ước lao động
tập thể của Công ty, dành 5% quỹ lương để Giám đốc khen thưởng cho các các nhân
tập thể có nhiều công lao đóng góp vào hiệu quả Sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Phần còn lại coi như được phân phối như sau:
-

Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động ≥ 76%

-

Quỹ lương dự phòng theo quy định của Nhà nước ≤ 17%. Tiền lương được

phân phối theo quy chế, quỹ lương còn lại (nếu có) được phân phối hết cho người lao
động trước 31/3 năm sau.
 Tiền lương lao động quản lý và phục vụ quản lý:
Nguyên tắc phân phối: tiển lương bình quân của lao động quản lý và phục vụ quản
lý bằng lương bình quân toàn Xí nghiệp.
Về biên chế lao động quản lý và phục vụ quản lý theo phương án tổ chức bộ máy
của Xí nghiệp đã được phê duyệt, quỹ lương bằng 12% tiền lương thực chi theo quy
định của Công ty.
Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, Xí nghiệp sẽ xác định quỹ tiền
lương cho từng cán bộ quản lý và nhân viên các phòng ban, đơn vị theo hệ số khoán
tiền lương quy định.

Đối với bộ phận bảo vệ và nhà ăn quỹ tiền lương được xác định theo biên chế lao
động và các hệ số khoán tiền lương quy định chung, trên cơ sở đó các bộ phận tổng
hợp cho phòng Tổ chức – hành chính và phòng Kế toán thống kê - tài chính tổng hợp.
Lớp: K7 QTKDTH B

- 13 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

2.2.1.2: Cách tính tiền lương
a) Lương lao động quản lý:
Lương lao động quản lý được thực hiện trên cơ sở khoán quỹ lương cho các phòng,
các đơn vị và được điều chỉnh hàng tháng bằng hệ số điều chỉnh chung theo kết quả
sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
- Mức khoán lương của phòng, đơn vị được tính:
Tổng mức lương quản lý
Mức lương
=
của phòng
khoán sản phẩm
Mức khoán
Tổng hệ số
Số lao

lương sản = ( lương cơ bản + động của
phẩm
của phòng
phòng

Mức khoán lương
thời gian

+

(thực tế x0,7) x

Mức lương
x1,
tối thiểu )
1
bình quân

Σ Hệ số lương cơ bản cả phòng x Mức lương tối thiểu
Mức lương khoán
=
thời gian
26 ngày
Sau khi có số liệu chính thức xác định lương quản lý của phòng, đơn vị trong
tháng, tiền lương của bộ phận quản lý được phân phối như sau:
Bước 1: Phân phối lương cơ bản với ngày lương thực tế
Bước 2: Phần tiền lương còn lại phân phối đều hoặc phân phối theo chất lượng
công việc A, B, C và có tính đến ngày công thực tế:
+ Loại A: Hệ số = 1
+ Loại B: Hệ số = 0,9

+ Loại C: Hệ số = 0,8
Trong tháng, ngoài tiền lương chính, lao động quản lý còn được nhận các khoản
tiền lương như:
- Lương trách nhiệm: loại lương này không tính vào quỹ tiền lương quản lý đã
khoán cho phòng. Hệ số lương trách nhiệm được hưởng tính theo lương bình quân cụ
thể như sau:

TT

Chức vụ

Hệ số trách nhiệm

1

Trưởng phòng kế toán TC&TK

0,52 (Lương bình quân Xí nghiệp)

2

Trưởng phòng TC-HC, KHKD

0,45 (Lương bình quân Xí nghiệp)

3

Trưởng phòng HCQT, Đội trưởng đội bảo vệ

0,4 (Lương bình quân Xí nghiệp)


Lớp: K7 QTKDTH B

- 14 -

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

4

Phó phòng KTTB, TC-HC, KHKD

0,38 (Lương bình quân Xí nghiệp)

5

Trạm trưởng y tế

0,2 (Lương sản phẩm bình quân
bộ phận)

6

Tổ trưởng nghiệp vụ quản lý thống kê


0,1 (Lương sản phẩm bình quân
bộ phận)

7

Tổ trưởng các tổ vận hành máy có từ 20 lao
động trở lên

0,15 (Lương sản phẩm bình quân
của tổ)

8

Thủ quỹ

0,1 (Lương tối thiểu chung)

Bảng 2.2: Hệ số trách nhiệm của lao động quản lý Xí nghiệp
(Nguồn: phòng Tổ chức – hành chính)
- Phụ cấp kiêm nhiệm:
+ Bí thư đảng ủy kiêm nhiệm: 10% lương cơ bản
+ Phó bí thư đảng ủy, Chủ tịch công đoàn Xí nghiệp kiêm nhiệm: 40% lương tối
thiểu
+ Bí thư chi bộ: 30% lương tối thiểu
Lương vòng II = ( Tổng tiền lương còn lại ) x ( Hệ số từng người )
Phụ cấp trách nhiệm = Lương tối thiểu x Hệ số kiêm nhiệm
Tại Xí nghiệp, công nhân viên chức được lĩnh lương làm 2 kỳ:
- Kỳ I: Tạm ứng cho công nhân viên chức, tiền lương tạm ứng được nhận tùy
thuộc vào từng người chứ không quy định là trích trước bao nhiêu phần trăm của tiền

lương thực lĩnh trong tháng.
- Kỳ II: Là số còn lại:
Lương kỳ II =

Tổng
lương



(

Lương
Các khoản khấu trừ
+
kỳ I
(BHYT, BHXH)

+

Các khoản
thu hộ

b) Lương công nhân trực tiếp sản xuất:
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, hàng tháng Xí nghiệp sẽ căn cứ vào định
mức lao động và định mức chi phí tiền lương để trả. Đối với những công việc không
xây dựng được định mức lao động, Xí nghiệp tiến hành khoán gọn tiền lương theo
khối lượng sản phẩm và kết quả sản xuất như: tấn, m3, thanh,... Mọi sản phẩm đều phải
được nghiệm thu chất lượng.
Tiền lương chi trả cho công nhân trực tiếp cũng giống như công nhân lao động
quản lý khác chỉ khác là đối với công nhân trực tiếp sản xuất, lương được nhận phụ


Lớp: K7 QTKDTH B

- 15 -

SV: Đỗ Trung Hiếu

)




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

thuộc vào khối lượng sản phẩm mà tổ, phân xưởng hoàn thành trong tháng, còn đối
với lao động quản lý, mức lương phụ thuộc vào mức khoán quỹ lương hàng tháng.
Tổng tiền lương
của tổ

=

Khối lượng sản phẩm
hoàn thành

x

Đơn giá tiền lương
được duyệt


Lương của từng công nhân được tính như sau:
Lương thời gian

=

Lương cấp bậc

x
Số ngày công thực tế
26
Lương sản phẩm = Lương vòng I + Lương vòng II
Trong đó:

Lương
Vòng I

Lương
vòng II

50% x Tổng quỹ lương sản phẩm tổ
Tổng tiền lương cấp bậc tổ

=

=

50% x Tổng quỹ lương sản phẩm tổ
Tổng số công thực tế của tổ


Lương trách nhiệm

=

Lương cấp bậc
từng người

x

x

Tổng quỹ lương sản phẩm của tổ
Tổng số lao động thực tế làm việc

Số công thực
tế từng người

x

Hệ số trách
nhiệm

Ngoài ra nếu công nhân làm đêm hoặc làm thêm giờ sẽ được phụ cấp như sau:
Tổng tiền lương
được hưởng

=

Lương
thời gian


+

Lương
sản phẩm

+

Phụ cấp
trách nhiệm

 Tiền lương trả cho thêm cho công nhân viên làm việc vào ban đêm được tính
bằng 30% tiền lương sản phẩm bình quân một ngày công của công nhân đó trong
tháng. Tiền phụ cấp làm đêm như sau:

Phụ cấp làm đêm

= Số đêm làm việc

x

Tiền lương sản phẩm x 30%
Số ngày làm công trong tháng

 Tiền lương thêm giờ tính theo lương ngày thực tế của người làm thêm giờ. Cụ
thể:

Lớp: K7 QTKDTH B

- 16 -


SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

Tiền lương
làm thêm giờ

=

Tiền lương cấp bậc +
Phụ cấp lương (nếu có)
26 x 8

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

x

150%
hoặc 200%
hoặc 300%

x

Số giờ
làm thêm


Trong đó:
-

Làm thêm giờ vào ngày thường được trả bằng 150% tiền lương giờ làm việc

tiêu chuẩn
-

Làm thêm giờ vào ngày Chủ nhật được trả bằng 200% tiền lương giờ làm việc

tiêu chuẩn
-

Làm thêm giờ vào ngày Lễ được hưởng lương bằng 300% tiền lương giờ làm

việc tiêu chuẩn (đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian hưởng nguyên lương).
Tóm lại, các hình thức trả lương của Xí nghiệp hợp lý và phù hợp với từng đối
tượng lao động trong Xí nghiệp, đã quan tâm đến sự công bằng giữa các loại lao động
khác nhau, và đối với những lao động làm việc trong những điều kiện khác nhau. Điều
đó cho thấy, Xí nghiệp đã sử dụng tiền lương như là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người
lao động hăng say làm việc, hấp dẫn, thu hút và gìn giữ lao động giỏi về với Xí
nghiệp.
2.2.2: Công tác thực hiện phúc lợi, dịch vụ
2.2.2.1: Tầm quan trọng của phúc lợi, dịch vụ
Trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp
các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khoẻ, sự an toàn và các
lợi ích khác cho người lao động. Những chương trình đó được gọi là các phúc lợi, dịch
vụ cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản thù lao tài chính mà người lao động
nhận đuợc ngoài khoản thù lao tài chính trực tiếp. Phúc lợi có một ý nghĩa to lớn trong
việc tạo động lực lao động:

-

Phúc lợi, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống

cho người lao động như hỗ trợ tiền mua nhà, tiền khám chữa bệnh...
-

Phúc lợi, dịch vụ làm tăng uy tín doanh nghiệp trên thị trường, làm

người lao động phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và gìn giữ lực lượng lao động có trình
độ cao
-

Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động sẽ

thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động

Lớp: K7 QTKDTH B

- 17 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD
-



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ


Đặc biệt còn giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho

người lao động như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế,...
2.2.2.2: Công tác phúc lợi, dịch vụ tại Xí nghiệp Vận tải Đường sắt
Nhận thức tầm quan trọng của phúc lợi, dịch vụ đối với người lao động cũng như
các quy định của pháp luật Nhà nước, Xí nghiệp Vận tải Đường sắt đã đảm bảo cung
cấp các phúc lợi, dịch vụ đầy đủ cho người lao động:
a) Các loại bảo hiểm
Tỷ lệ mà Xí nghiệp trả giúp người lao động về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn là 23%.
Bảng 2.3: Các khoản trích theo lương giai đoạn 2012- 2013
Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Người lao động (%) Cộng (%)
1. Bảo hiểm xã hội
17
7
24
2. Bảo hiểm y tế
3
1,5
4,5
3. Bảo hiểm thất nghiệp
1
1
2
4. Kinh phí công đoàn
2
2
Cộng (%)
23

9,5
32,5
(Nguồn: Thông tư 244BTC-2009)
Năm 2012, có 254 người lao động trong tổng số 266 lao động của Xí nghiệp được
đóng Bảo hiểm xã hội, chiếm 95,49% tổng số lao động toàn Xí nghiệp. Đây là tỷ lệ
đóng Bảo hiểm xã hội cao so với các đơn vị khác trong Công ty CP Gang thép Thái
Nguyên, hơn nữa ở Xí nghiệp Vận tải Đường sắt không có tình trạng nợ đóng Bảo
hiểm xã hội mà thực hiện việc đóng đầy đủ cho người lao động do cuối tháng phòng
Tổ chức – hành chính tính ra tiền lương, tiền công thực lĩnh của người lao động sau
khi trừ đi một khoản mà Xí nghiệp trích ra để đóng bảo hiểm nên tình trạng công nhân
viên nợ tiền bảo hiểm là không có hoặc nếu có thì chiếm tỷ lệ rất thấp.
b) Khám sức khỏe
Hàng năm Xí nghiệp Vận tải Đường sắt Thái Nguyên đều tổ chức khám sức khỏe
cho công nhân viên toàn Xí nghiệp vào tháng 10 hàng năm, ngoài ra công nhân làm
việc độc hại, nặng nhọc được kiểm tra sức khỏe đặc biệt vào tháng 5 hàng năm. Xí
nghiệp có 1 trạm y tế túc trực 24/24h để sơ cứu trong mọi trường hợp xảy ra. Trường
hợp người lao động bị tai nạn nặng, phải phẫu thuật hay nằm viện dài ngày, ngoài việc
được hưởng bảo hiểm xã hội, Xí nghiệp còn hỗ trợ khoản tiền là 500.000 đồng/người.
c) Chế độ ăn giữa ca
Lớp: K7 QTKDTH B

- 18 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD




GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Xí nghiệp quy định mức ăn trưa giữa ca là 15.000 đồng/suất, nhưng tối đa chỉ thực
hiện 26 suất/tháng/người (không tính bình quân cho cả đơn vị).
Ăn giữa ca được tính theo ngày làm việc thực tế; những ngày không làm việc như
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, ngừng việc, nghỉ phép,… thì không được ăn ca và
không được thanh toán tiền.
Ngoài ra Xí nghiệp còn bồi dưỡng ăn ca đối với công nhân làm công việc độc hại.
Mức bồi dưỡng độc hại như sau:
- Mức 1: 7.000 đồng/suất
- Mức 2: 9.000 đồng/suất
- Mức 3: 11.000 đồng/suất
- Nước uống chống nóng mùa hè: 2.000 đồng/suất (chỉ đối với tài xế lái đầu máy,
cần cẩu hơi nước).
Mức ăn giữa ca, bồi dưỡng độc hại được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
d) Các dịch vụ phúc lợi khác
Chế độ tử tuất: ngoài chế độ tử tuất theo quy định của Nhà nước, đối với người lao
động đang công tác trực tiếp tại Xí nghiệp không may qua đời vì bất kỳ lý do gì đều
được Xí nghiệp hỗ trợ tiền mai táng cố định với sự tham gia của Công đoàn là
1.000.000 đồng/người. Đối với người thân (bố, mẹ, vợ chồng, con) được công đoàn Xí
nghiệp hỗ trợ 300.000 đồng/người. Ngoài ra các phòng ban, tổ đội nơi người lao động
trực tiếp công tác cũng có những hỗ trợ riêng, tổ chức thăm viếng.
Các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ cưới hỏi: ngoài việc được hưởng nguyên lương,
người lao động tại Xí nghiệp còn được hưởng hỗ trợ:
-

Tết dương lịch, ngày 30/4, 1/5, Quốc giỗ: hưởng trung bình 100.000

đồng/người
-


Tết Nguyên đán: mức thưởng tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của

Xí nghiệp, thâm niên, vị trí công tác,…
-

Nếu bản thân công nhân viên hoặc có con cưới hỏi: mừng 200.000 đồng

Hàng năm, đến các ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Phụ nữ Việt Nam 20/10, Xí nghiệp tổ
chức mít tinh, văn nghệ giải trí cho tất cả phụ nữ công tác tại các phòng ban, tổ đội của
Xí nghiệp, có những phần quà cho chị em công nhân viên, thể hiện tinh thần quan tâm,
chia sẻ của toàn bộ Xí nghiệp tới đời sống của nữ lao động.

Lớp: K7 QTKDTH B

- 19 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

Đối với con em công nhân viên: Xí nghiệp luôn quan tâm tới con em của cán bộ
công nhân viên của mình, hàng năm đều có những phần quà dành tặng cho các em vào
ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, tổ chức văn nghệ, liên hoan, rước đèn ông
sao cho các em. Đối với các em có thành tích cao trong học tập, rèn luyện như: học

sinh giỏi năm, học sinh giỏi các cấp (thành phố, tỉnh, Quốc gia), đỗ đại học, cao đẳng,
… sẽ được nhận các phần thưởng xứng đáng, được tổ chức đi tham quan, du lịch tại
các danh lam thắng cảnh trên toàn quốc.
Ngoài ra, Xí nghiệp còn tổ chức các hoạt động vui chơi, cuộc thi thu hút sự tham
gia đông đảo, nhiệt tình của toàn thể cán bộ, công nhân viên Xí nghiệp như: cuộc thi
Nữ công gia chánh, cuộc thi Văn nghệ chào mừng 50 năm ngày thành lập Xí nghiệp
(15/5/1963 – 15/5/2013), Giải bóng đá, bóng chuyền, cầu lông các đơn vị trong Xí
nghiệp,… tổ chức tham quan du lịch hàng năm tại Hạ Long (Quảng Ninh), Khu di tích
K9 (Hà Tây cũ), Đồ Sơn (Hải Phòng),… Các hoạt động này đã giúp toàn thể cán bộ,
công nhân viên lấy lại tinh thần, quên đi những ngày lao động mệt nhọc, vất vả, nâng
cao tinh thần đoàn kết, từ đó thêm gắn bó, cống hiến hơn cho hoạt động của Xí nghiệp.
2.2.3: Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
Chế độ thời gian làm việc, nghỉ ngơi được Xí nghiệp áp dụng theo những quy định
của Bộ luật Lao động năm 2005 (từ ngày 1/5/2013 là luật Lao động 2012) và Thỏa ước
lao động của Xí nghiệp.
2.2.3.1: Thời gian làm việc
Xí nghiệp quy định người lao động làm việc 8 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
Nhân viên hành chính làm việc theo giờ hành chính, thời gian làm việc hành chính
từ 7 giờ đến 17 giờ. Công nhân lao động làm việc theo ca.
Thời gian làm thêm không vượt quá 4 giờ/ngày, 12 giờ/tuần và 200 giờ/năm. Giám
đốc và người lao động có thể thoả thuận làm thêm trong các trường hợp sau :
-

Xử lý sự cố trong sản xuất, vận chuyển

-

Giải quyết công việc cấp bách như: đơn đặt hàng nhiều, sắp phải đến

thời hạn giao hàng...

Trong trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai,
địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh tràn lan...hoặc vì các lý do khách quan khác thì giám
đốc có quyền huy động làm thêm vượt quá quy định nhưng phải thoả thuận với đại
diện của người lao động.
Lớp: K7 QTKDTH B

- 20 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

2.2.3.2: Thời gian nghỉ ngơi
-

Người lao động được nghỉ 60 phút ăn giữa ca, các đợt nghỉ giải lao theo quy

định trong nội quy lao động của Xí nghiệp. Người lao động là nữ mang thai đến tháng
thứ 7 hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng được nghỉ 60 phút tính vào thời gian làm việc.
-

Người lao động làm việc tại Xí nghiệp từ 1 năm trở lên trong điều kiện bình

thường thì có 12 ngày nghỉ phép hưởng nguyên lương trong một năm; trong điều kiện
nguy hiểm, độc hại được nghỉ 14 hoặc 16 ngày tùy theo tính chất công việc. Cứ 5 năm

công tác liên tục được nghỉ thêm 1 ngày. Hằng năm, người lao động được trả lương
cho những ngày nghỉ phép chưa nghỉ vào cuối quý I của năm tiếp theo. Người lao
động có thể giành quyền nghỉ phép đó vào năm tiếp theo nhưng phải gửi văn bản yêu
cầu đến phòng tổ chức – hành chính trước 31/1 năm sau.
-

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 4 tháng (từ 1/5/2013 được

nghỉ 6 tháng). Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ
mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không
quá 2 tháng.
-

Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ

tết, nghỉ việc riêng sau đây:


Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);



Tết Âm lịch: 04 ngày



Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);




Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);



Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);



Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch);



Bản thân kết hôn: 03 ngày;



Con cái kết hôn: 01 ngày;



Bố mẹ (cả bên vợ lẫn bên chồng) chết, vợ (chồng) chết, con chết: 03 ngày.

Tất cả các trường hợp nghỉ phép, nghỉ việc riêng đều phải làm đơn và được sự
đồng ý của phòng Tổ chức – hành chính.
2.2.4: Đào tạo và phát triển lao động
Đào tạo và phát triển là một nhiệm vụ quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp
nào, là điều kiện để có thể thu hút và giữ chân những lao động giỏi. Thông qua công
Lớp: K7 QTKDTH B

- 21 -


SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

tác này, tổ chức sẽ có được đội ngũ lao động giỏi, lành nghề, chất lượng lao động ngày
càng được nâng lên đồng thời tạo cảm giác, tâm lý tốt nơi người lao động, họ sẽ cảm
thấy mình là một phần của tổ chức, và luôn được sự quan tâm, chăm lo của tổ chức
đến sự phát triển của bản thân mình. Nhờ đó mà trách nhiệm của người lao động đối
với công việc và tổ chức mình được nâng cao hơn.
Công tác đào tạo của Xí nghiệp trong các năm luôn bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh, tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác chủ yếu như: bổ túc kỹ thuật nâng bậc,
bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ và công tác thi chọn Lao động giỏi. Công tác đào tạo
được các cấp lãnh đạo trong Xí nghiệp quan tâm, đội ngũ cán bộ kiêm chức, công
nhân kỹ thuật được trẻ hóa nhiều, có trình độ, sức khỏe, an tâm công tác, phấn khởi
trước những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được, say mê học tập và nỗ lực phấn đấu
trong công tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.4.1: Đối tượng, mục đích và nhu cầu đào tạo
- Đối tượng đào tạo: Công nhân viên chức, người lao động trong toàn Xí nghiệp
đều thuộc phạm vi cần đào tạo.
- Mục đích đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết cho người lao động là
động lực thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc, khi con người được học tập, được
nâng cao kiến thức họ làm việc có hiệu quả cao, giảm bớt tai nạn lao động, giảm bớt
sự giám sát của người quản lý, tạo cho người lao động tự chủ trong công việc, thoả
mãn nhu cầu an toàn của người lao động, kích thích tâm lý thoải mái trong công việc,

nâng cao chất lượng lao động.
- Nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo có thể được xác định trên các cơ sở sau:
+ Nhân viên mới tuyển dụng.
+ Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật.
+ Các yêu cầu xuất phát từ hành động khắc phục và phòng ngừa.
+ Kết quả của xem xét lãnh đạo.
Ngoài các nhu cầu đào tạo được xác định như trên, Người phụ trách có liên quan
có thể đưa ra các nhu cầu đào tạo đột xuất khi thấy cần thiết để đáp ứng được yêu cầu.
2.2.4.2: Thực hiện kế hoạch đào tạo
- Kế hoạch đào tạo:
Kế hoạch đào tạo do Giám đốc Xí nghiệp phê duyệt. Ngoài kế hoạch đào tạo định
kỳ đã xác định, khi có nhu cầu đào tạo đột xuất thì Giám đốc sẽ quyết định các kế
Lớp: K7 QTKDTH B

- 22 -

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

hoạch đào tạo bổ sung hoặc điều chỉnh kế hoạch đào tạo định kỳ hàng năm như đã nói
cho phù hợp.
- Thực hiện đào tạo:
Trước hết Xí nghiệp khuyến khích mọi thành viên tham gia tự đào tạo, tự học hỏi
để nâng cao kiến thức của mình.

Việc đào tạo được tiến hành trong nước, có thể được thực hiện theo các hình thức
sau:
+

Bổ túc nâng bậc

+

Đào tạo lại Công nhân kỹ thuật

+

Đào tạo bổ túc

+

Bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ

+

Đào tạo tại chức

Tùy theo trình độ lao động và yêu cầu của Xí nghiệp mà Xí nghiệp có thể mời các
chuyên gia có trình độ về giảng dạy hoặc cử các cán bộ đi học ở các trung tâm uy tín
khác.
Dưới đây là kết quả công tác đào của Xí nghiệp Vận tải Đường sắt trong hai năm
qua như sau:
Bảng 2.4: Số lượng công nhân viên Xí nghiệp được đào tạo năm 2011-2012
Chênh lệch năm 2012 so với
Hình thức đào tạo

1. Bổ túc nâng bậc
2. Đào tạo lại công
nhân kỹ thuật
3. Đào tạo bổ túc
4. Bồi dưỡng kỹ thuật
nghiệp vụ
5. Đào tạo tại chức

Năm 2011

năm 2011

Năm 2012

Mức (người)

Tỷ lệ %

15

70

55

367

90

91


1

1,1

16

15

-1

-6,25

5

9

4

80

4

5
1
25
(Nguồn : phòng Tổ chức – hành chính

Qua bảng ta có thể thấy: Công tác đào tạo của Xí nghiệp trong hai năm qua đã có
chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Số người lao động được đào tạo tăng đáng kể,
đặc biệt là công tác bổ túc nâng bậc cho công nhân kỹ thuật (tăng 367%) và công tác

Lớp: K7 QTKDTH B

- 23 -

SV: Đỗ Trung Hiếu




Trường ĐH KT&QTKD

GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ (tăng 80%). Công nhân có bậc thợ cao không chỉ giúp
cho họ có thêm trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu công việc mà còn được hưởng thêm
các chính sách về Bảo hiểm xã hội, lương hưu sau này,...
Công tác đào tạo cho cán bộ học tại chức cũng được Xí nghiệp quan tâm, hàng năm
Xí nghiệp đều cử 4-5 cán bộ đi học Đại học tại chức về các ngành Quản lý kinh tế,
Vận tải Đường sắt. Những cán bộ này sau khi trở về sẽ là những chuyên viên có kinh
nghiệm và kiến thức tốt, đồng thời là sự chuẩn bị đội ngũ kế cận của Xí nghiệp sau
này.
Tóm lại, công tác đào tạo Xí nghiệp đã và đang phát huy hiệu quả khá tốt. Ta có
thể thấy điều đó qua bảng thể hiện sự thay đổi trình độ công nhân viên Xí nghiệp qua 2
năm như sau:
Bảng 2.5: Trình độ công nhân viên của Xí nghiệp năm 2011 – 2012
(Đơn vị : Người)
STT
1

Năm 2011


Năm 2012

Trên Đại học

01

01

Chênh lệch
2012 so với
2011
0

Đại học, cao đẳng

39

47

+8

226

210

-16

51


33

-18

Tiêu chí
Trình độ

Công nhân kỹ thuật
Bậc 1
2

Trong đó:

Bậc 2
Bậc 3
Bậc 4
Bậc 5
Bậc 6

76
39
-37
47
85
+38
23
22
-1
20
18

-2
09
13
+4
(Nguồn : phòng Tổ chức – hành chính)

2.2.5: Môi trường, điều kiện, bầu không khí làm việc
2.2.5.1: Môi trường, điều kiện làm việc
Là một Xí nghiệp lâu đời, trong suốt 50 năm xây dựng và phát triển, Xí nghiệp Vận
tải Đường sắt luôn ý thức rất rõ điều kiện làm việc có ảnh hưởng quan trọng như thế
nào đến chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động. Chính vì vậy, Xí nghiệp
đã không ngần ngại trang bị khá đầy đủ những trang thiết bị phục vụ quá trình làm
việc của người lao động tại các bộ phận. Các phòng ban chức năng đều được trang bị
máy tính kết nối Internet tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các phòng ban, máy
Lớp: K7 QTKDTH B

- 24 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


Trường ĐH KT&QTKD



GVHD: Ths. Nguyễn Minh Huệ

photocopy, máy fax, điện thoại, quạt trần, tủ đồ tài liệu và tủ cá nhân,... Đối với bộ
phận trực tiếp sản xuất, Xí nghiệp cũng trang bị khá đầy đủ: mỗi công nhân đều được
cấp giầy bata, quần áo, mũ, găng tay bảo hộ cùng các trang thiết bị làm việc phục vụ

yêu cầu làm việc của từng đơn vị (máy hàn, máy cắt, máy phay,...). Bên cạnh đó, môi
trường làm việc cũng được đảm bảo vệ sinh, thoáng mát. Hàng ngày đều có đội ngũ
lao công quét dọn các phòng ban, phân xưởng, đồng thời Xí nghiệp cũng luôn nhắc
nhở cán bộ công nhân viên tự ý thức giữ gìn và dọn dẹp vệ sinh chung, qua đó tạo môi
trường làm việc sạch sẽ, thoáng mát, nâng cao hiệu quả công việc.
2.2.5.2: Bầu không khí làm việc
Bầu không khí tại nơi làm việc là trạng thái tâm lý của tập thể người lao động tại
nơi làm việc. Nó thể hiện thái độ của người lao động với tổ chức, với công việc và
được biểu hiện ra bên ngoài thông qua thái độ và hành vi cụ thể của họ đối với đồng
nghiệp, công việc và cấp trên. Vì vậy bầu không khí làm việc rất cần được quan tâm.
Xí nghiệp Vận tải Đường sắt chủ trương tạo bầu không khí thân thiện cởi mở tại nơi
làm việc, không có sự phân biệt đối xử giữa các công nhân, cán bộ quản lý với nhau.
Xây dựng một bầu không khí hòa đồng nhưng không quá tự do, nghĩa là vẫn tồn tại
trật tự nhất định giữa cấp dưới và cấp trên trong công việc, tuy nhiên không cần quá e
ngại, khi có điều gì cần giải quyết, công nhân có thể trực tiếp phản ánh, đề bạt với cấp
trên và cán bộ cấp trên phải nghiêm túc xem xét giải quyết vấn đề đó.
Toàn bộ công nhân viên đều có quyền đóng góp ý kiến của mình về các vấn đề của
Xí nghiệp thông qua Hòm thư góp ý hoặc kiến nghị trực tiếp tới tổ chức Công đoàn Xí
nghiệp. Nếu có vấn đề thắc mắc về tiền lương, công nhân có quyền không ký vào bảng
lương, tổ trưởng bộ phận đó có trách nhiệm làm việc với phòng Tổ chức – hành chính
để làm rõ vấn đề. Điều này tạo nên cơ chế công khai minh bạch trong hệ thống trả
lương của Xí nghiệp.
Ngoài ra, Xí nghiệp còn có nhà ăn ca tập thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhà ăn này có tính chất gia đình, là nơi tất cả cán bộ công nhân viên Xí nghiệp cùng
ăn trưa, giao lưu, chia sẻ với nhau sau giờ làm việc mệt mỏi, tạo không khí ấm cúng,
đoàn kết cho toàn Xí nghiệp.

2.3: Kết quả công tác tạo động lực lao động của Xí nghiệp
Lớp: K7 QTKDTH B


- 25 -

SV: Đỗ Trung Hiếu


×