Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Thực trạng hoạt động của chế độ thai sản và chế độ chăm sóc y tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.75 KB, 14 trang )

Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống xã hội, con người thường xuyên có những mối quan hệ tác động
qua lại với tự nhiên và xã hội. Những tác động này có thể là tiêu cực, cũng có thể là
tích cực. Những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, để quá trình tái sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục, đời
sống của dân cư được đảm bảo an toàn, trong bất cứ xã hội nào cũng cần có lực
lượng dự trữ dưới dạng quỹ dự trữ trong đó có quỹ bảo hiểm.
Ngày nay, bảo hiểm đã thực sự đi vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Có thể nói một xã hội không có bảo hiểm như “cầu thang không có tay vịn”. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, hoạt động bảo hiểm cũng
ngày càng đa dạng, phong phú.
Bảo hiểm y tế được coi là một bộ phận của hệ thống bảo hiểm xã hội.Ở nước ta
bảo hiểm y tế được thành lập do Nhà nước tổ chức và quản lý, trực tiếp là Bộ Y tế
quản lý. Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu về thực trạng hoạt động
của chế độ thai sản và chế độ chăm sóc y tế ở Việt Nam hiện nay.

1


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111


I. LÝ THUYẾT
1.Chế độ thai sản
1.1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
- Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm
a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH. cụ thể các điểm như sau:
• Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
• Cán bộ, công chức, viên chức;
• Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
• Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an
nhân dân.
1.2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
• Lao động nữ mang thai;
• Lao động nữ sinh con;
• Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;
• Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con
hoặc nhận nuôi con nuôi.
1.3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:
- Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai năm
lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có
bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần
khám thai.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể
ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

1.4. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày
nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba
tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết,
ngày nghỉ hằng tuần.
1.5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
2


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định
sau đây:
• Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình
thường;
• Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban
hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp
khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
• Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật
về người tàn tật;
• Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm
a, b và c ở trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba
mươi ngày.
- Trường hợp sau khi sinh con
• nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị chết BHXHthì mẹ được nghỉ việc chín

mươi ngày tính từ ngày sinh con;
• nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc ba mươi
ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều ; thời gian này không
tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ
đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc
người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ
bốn tháng tuổi.
- Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điều trên tính cả ngày nghỉ
lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.6. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:
Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.
1.7. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
- Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.
- Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc mười lăm
ngày.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và 2 ở trên
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
1.8. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn
tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho
mỗi con.
3


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111


- Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con
thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi
con.
1.9. Mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng bằng
100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của
sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo
hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động
không phải đóng bảo hiểm xã hội.
1.10. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:
- Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại
khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các điều kiện sau
đây:
• Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;
• Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ
của người lao động;
• Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
- Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm
trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho
đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật
.BHXH
1.11. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều
30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu
thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày
trong một năm.
- Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ
dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu

chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
2.Chăm sóc y tế
Ở nước ta, việc chăm sóc y tế được thực hiện theo cách khác nhau qua ba giai
đoạn:
2.1. Giai đoạn từ năm 1961 đến 1992:
Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH năm 1961 coi việc chăm sóc y tế cùng
với chế độ trợ cấp ốm đau là một chế độ quan trọng hàng đầu của BHXH. Cụ thể
như sau:
4


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

- Đảm bảo chăm sóc y tế cho công nhân, viên chức nhà nước;
-

Đảm bảo cho cả trường hợp ốm đau, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp,
mang thai và sinh đẻ;

- Thực hiện chăm sóc y tế miễn phí tức toàn bộ do nhà nước đài thọ (cung cấp
dịch vụ khám, điều trị, tiền thuốc men, bồi dưỡng, phí tổn tàu xe đi lại khám
– chữa bệnh, …). Tuy nhiên, có sự phân biệt nơi khám và điều trị theo nhóm
mức lương, nhóm cán bộ, công nhân, nhân viên.
2.2. Giai đoạn từ năm 1992 đến 2002:
Ngày 15/08/1992, Nghị định 299/ HĐBT ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế và
chính thức tách Bảo hiểm y tế ra hệ thống BHXH đặt dưới sự quản lý của Bộ Y tế.
Hệ thống cơ quan bảo hiểm y tế được thành lập từ trung ương đến địa phương. Các
nét chính của chế độ chăm sóc y tế giai đoạn này là:

- Đảm bảo chăm sóc y tế theo chế độ bắt buộc không chỉ đối với công nhân,
viên chức nhà nước mà còn mở rộng ra đối với mọi người lao động ăn
lương;
-

Đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm
y tế bị ốm đau, thai sản, không đảm bảo chăm sóc y tế trong trường hợp tai
nạn lao động – bệnh nghề nghiệp (Điều này là điểm khác so với giai đoạn
trước và khác với Công ước 102) , không đảm bảo chăm sóc y tế đối với
những bệnh xã hội , bệnh tật bẩm sinh, điều dưỡng, an dưỡng, chỉnh hình,
phục hồi chức năng, tạo hình thẩm mỹ, làm chân giả – tay giả – mắt giả,
dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ bảo vệ sức khỏe đặc biệt, dịch vụ y tế
tự chọn, khám chữa bệnh ở nước ngoài, tai nạn chiến tranh, thiên tai;

-

Nguồn tài chính đảm bảo cho chăm sóc y tế được huy động từ người lao
động (1% tiền lương) và người sử dụng lao động (2% quỹ lương) không có
sự hỗ trợ của nhà nước. Mặc dù cơ quan bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế
nhưng việc chăm sóc y tế vẫn theo mô hình gián tiếp qua việc ký hợp đồng
khám chữa bệnh giữa Bảo hiểm y tế và cơ sở y tế.

2.3. Giai đoạn hiện nay:
Bắt đầu thực hiện chủ trương chuyển Bảo hiểm y tế sang quản lý chung với
BHXH vì các lý do sau:
- Đối tượng quản lý của BHXH và Bảo hiểm y tế là tương đồng (loại áp dụng
chế độ bắt buộc), việc sát nhập làm cho việc quản lý thuận lợi hơn, vừa tiết
kiệm, vừa đảm bảo phục vụ tốt hơn cho người được bảo hiểm;
- Dù trước đây, Bảo hiểm y tế trực thuộc Bộ Y tế nhưng việc chăm sóc y tế
vẫn là theo mô hình gián tiếp. Về lâu dài, dù muốn chắc chắn nước ta cũng

5


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

chưa có thể áp dụng mô hình trực tiếp chăm sóc y tế, nên việc chuyển về
BHXH một mặt, vẫn giữ nguyên mô hình gián tiếp; mặt khác, vai trò, trách
nhiệm một người quản lý quỹ tiền sẽ dễ phát huy hơn trong việc tổ chức thu
– chi, giám sát việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế của cơ sở y tế, đầu tư và
phát triển quỹ, …
II. THỰC TRẠNG
Mục tiêu nhất quán của ngành y tế Việt từ trước tới nay vẫn là “mọi người dân
đều được quan tâm chăm sóc sức khoẻ“. Vì vậy, mạng lưới y tế được hình thành
rộng khắp đến từng thôn xóm đã đáp ứng được việc CSSKBĐ cho mọi người dân.
Tuy nhiên, mạng lưới này mới chỉ đáp ứng việc phục vụ y tế cho người dân trên đất
liền và đồng bằng, còn đưa y tế đên phục vụ sức khoẻ cho người dân trên biển đảo, miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó việc chăm sóc
sức khoẻ cho những người dân ở đó còn nhiều bất cập là điều không tránh khỏi.
1. Chăm sóc sức khỏe thai sản và y tế cho người nghèo miền núi
1.1. Chế độ chăm sóc thai sản
- Các chỉ tiêu chất lượng dân số ở các tỉnh đông đồng bào dân tộc thiểu số rất
đáng lo ngại: chỉ tiêu phản ánh về sức khỏe bà mẹ, trẻ em còn ở mức kém, tỷ
lệ người tàn tật còn cao, các vấn đề về vị thành niên và thanh niên, các tố
chất về tầm vóc thể lực còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề
nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật thấp, khu vực có đông đồng bào thiểu số sinh
sống còn đối mặt với nguy cơ suy thoái giống nòi do tình trạng tảo hôn, kết
hôn cận huyết thống còn diễn biến phức tạp và vẫn diễn ra khá phổ biến.
- Một bất cập nữa đó là tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ
mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình

dục của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số còn cao. Số trẻ sinh ra bị dị tật, dị dạng
và thiểu năng trí tuệ cũng ở mức đáng lo ngại.
- Trong khi đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) ở cấp xã còn thiếu và yếu,
chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu ở đây. Tuyến y tế cơ sở
nhiều nơi chưa có bác sĩ. Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống thông
tin quản lý dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) quốc gia chưa phủ
kín các xã vùng sâu, vùng xa, chưa thu thập được thông tin quản lý DSKHHGĐ với người dân làm ăn, sinh sống ở vùng cao hẻo lánh. Vì vậy, các
6


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

thông tin quản lý DS-KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính
sách kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
-

Nhận thức của người dân vùng về việc chăm sóc sự phát triển của bào thai
và trẻ sơ sinh còn hạn chế. Các kiến thức về sinh sản, phòng ngừa các yếu tố
có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức rất khiêm tốn.

- Khoảng 53% bà mẹ được hỏi trả lời có đi khám thai trong quá trình mang
thai. Thực trạng chăm sóc trước sinh ở các tỉnh Miền núi phía Bắc không tốt
bằng các tỉnh Tây Nguyên. Nhìn chung, công tác chăm sóc trước sinh còn
hạn chế trên phương diện số lượng và chất lượng. Hầu hết các dịch vụ chăm
sóc trước sinh đều do Trạm y tế xã cung cấp, chiếm 83%.
- Tỷ lệ sinh con tại nhà vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Chỉ khoảng 30% số trường
hợp sinh con có sử dụng gói đẻ sạch.

1.2. Chế độ chăm sóc y tế
- Người nghèo khi ốm đau chủ yếu đến cơ sở y tế nhà nước khám chữa bệnh.
Khoảng 30-40% người nghèo ở các tỉnh Miền núi phía Bắc và 20% ở Tây
Nguyên tự điều trị khi ốm đau.
- Hầu hết người dân mắc bệnh nhẹ đến khám chữa bệnh tại trạm y tế xã,
khoảng 97%. Đối với các bệnh nặng, người dân có xu hướng sử dụng dịch vụ
ở các cơ sở y tế tuyến trên như bệnh viện huyện và bệnh viện tỉnh. Tuy nhiên
người dân đến khám chữa bệnh nặng chủ yếu tại trạm y tế xã, khoảng 80%.
- Khoảng 40% đối tượng đã từng sử dụng thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh
cho biết sử dụng dịch vụ CSSK nhiều hơn kể từ khi có thẻ bảo hiểm. Lý do
chính là không phải trả tiền cho khám chữa bệnh cũng như thuận tiện hơn
trong tiếp cận dịch vụ y tế.
- 86,3% hộ gia đình có sử dụng thẻ KCB người nghèo/BHYT khi đi khám
chữa bệnh. Tỷ lệ sử dụng thẻ KCB người nghèo/thẻ BHYT cao đối với cả
dịch vụ nội trú và ngoại trú.
- Tỷ lệ không đi khám chữa bệnh và tự điều trị rất cao ở nhóm đối tượng
không có thẻ BHYT/thẻ KCB.
7


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

- Trạm Y tế xã là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB ngoại trú cho
người nghèo ở các tỉnh nghiên cứu, chiếm 82%. Y tế tư nhân có vai trò
không đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ CSSK. Số lượt sử dụng dịch vụ
KCB ngoại trú bình quân/năm của người có thẻ KCBNN/BHYT cao hơn so
với nhóm không có thẻ. Số lần sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú trung bình
của người dân là 1 lần khám/người/năm.

- Bệnh viện huyện là cơ sở y tế chủ yếu cung cấp các dịch vụ KCB nội trú
.Không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú giữa nhóm
đối tượng có thẻ và không có thẻ ở các tỉnh nghiên cứu .Số lần sử dụng dịch
vụ nội trú trung bình là: 4 lần KCB/100 người dân/năm.Chi tiêu cho khám
chữa bệnh của các đối tượng hưởng lợi sau khi thực hiện quyết định 139
(QĐ-TTg)
- -Nhìn chung, những người có thẻ phải chi trả cho các dịch vụ khám chữa
bệnh với số tiền ít hơn so với những người không có thẻ (cả chi phí trực tiếp
và chi phí gián tiếp).
- Việc triển khai thực hiện Quỹ KCB cho người nghèo
• Một số người nghèo và người dân tộc thiểu số chưa được cấp thẻ KCB
• Vướng mắc trong quá trình xác định đối tượng nghèo tại địa phương
• Chậm trễ trong in ấn và cấp phát thẻ KCB người nghèo.
• Năng lực của cơ quan BHXH trong công nghệ thông tin nhìn chung còn hạn
chế về nhiều mặt: nhân lực, xây dựng phần mềm quản lý và ứng dụng.
2. Chăm sức khỏe thai sản và y tế cho người dân vùng biển đảo
- Theo thống kê, tỷ lệ dân số vùng biển có khoảng 29,2 triệu người, trong đó
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ khoảng 8,3 triệu người, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
có chồng khoảng 5,1 triệu người.Điều dễ nhận thấy, như một "đặc trưng" của
dân số vùng biển đảo đó là tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên của các
huyện đảo và ven biển luôn cao hơn các huyện khác trong cùng tỉnh và cao
hơn mức bình quân của cả nước, nhất là ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Nam Trung Bộ.
- Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2006 thì hiện vẫn còn
13/28 tỉnh, thành ven biển chưa đạt mức sinh thay thế, nhu cầu sinh con trai
vẫn còn phổ biến. Bên cạnh đó, việc dân di cư đến các vùng biển để lao
8


Bộ môn tài chính tiền tệ


Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

động, sinh sống ngày càng đông. Nếu như năm 2000, mật độ dân số là 339
người/km2 thì sáu năm sau, mật độ đã là 373 người/km2 (trong thời gian đó,
mật độ dân số chung của cả nước chỉ tăng từ 234 lên 254 người/km2).
- Một bất cập nữa đó là tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ
mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình
dục của phụ nữ vùng biển còn cao. Số trẻ sinh ra bị dị tật, dị dạng và thiểu
năng trí tuệ cũng ở mức đáng lo ngại.
- Trong khi đó, cơ sở vật chất, mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
sinh sản - kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) ở cấp xã còn thiếu và yếu,
chưa phù hợp với đặc điểm môi trường và khí hậu biển, không bền vững.
Một số xã ven biển, đảo chưa có trạm y tế, 19,7% trạm y tế xã chưa có bác
sĩ. Các hoạt động xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý Dân số kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) Quốc gia chưa phủ kín các huyện đảo,
chưa thu thập được thông tin quản lý DS-KHHGĐ với người dân làm ăn,
sinh sống trên biển và người dân đến các khu kinh tế biển. Vì vậy, các thông
tin quản lý DS-KHHGĐ chưa hỗ trợ được cho việc hoạch định chính sách
kinh tế - xã hội vùng biển.
- Trong nhiều năm qua, dù nhiều cấp, ngành đã có những nỗ lực, cố gắng
nhưng vấn đề chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại vùng biển nhiều hạn chế, bất cập.
Nguyên nhân chủ yếu là do lao động nghề biển luôn phải tiếp xúc môi
trường có độ ẩm cao, thiếu nước ngọt và bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nghề biển
có đặc thù nam giới là lao động chính, phải thường xuyên làm ăn xa nhà dài
ngày, dễ gặp rủi ro, vì vậy nhu cầu sinh con, đặc biệt là sinh con trai rất phổ
biến. Nhận thức của người dân vùng biển, đảo về việc chăm sóc sự phát triển
của bào thai và trẻ sơ sinh còn hạn chế. Các kiến thức về sinh sản, phòng
ngừa các yếu tố có nguy cơ cao ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi ở mức
rất khiêm tốn. Với sự hình thành các khu kinh tế biển như hiện nay, việc bảo
đảm quyền và nghĩa vụ của người dân, nhất là lao động nhập cư được tiếp

cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, SKSS/KHHGĐ theo nhận
định là sẽ trở nên quá tải.
- Việc triển khai Đề án 52 (kiểm soát dân số các vùng biển đảo, ven biển) sẽ là
một giải pháp quan trọng, thiết thực nhằm thực hiện thành công chính sách,
chiến lược dân số và Chiến lược Biển đến năm 2020.... Đề án 52 giúp người
dân vùng biển đảo, ven biển tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà
mẹ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; phòng,
chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý
9


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

muốn; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dân số, sức
khỏe sinh sản và KHHGĐ.
3. Chăm sức khỏe thai sản và y tế cho người dân vùng đồng bằng
- Có hệ thống y tế tương đối hoàn chỉnh bao gồm: màng lưới y tế dự phòng;
sản xuát, kinh doanh thuốc, trang thiết bị y tế; đào tạo cán bộ và mạng lưới
khám chữa bệnh, bình quân 14,26 giường bệnh công lập trên 10 000 dân.
Mạng lưới y tế cơ sở phát triển khá với 1530 trạm y tế xã phường, 81% số xã
có bác sĩ, 95,4% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 92% số thôn áp có
nhân viên y tế hoạt động. (SL thống kê y tế năm 2008).
- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và CSSK người nghèo nói
riêng được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện
Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 139 TTg) về
khám, chữa bệnh (KCB) cho người nghèo và Nghị định 63/2005/ NĐ-CP của
Chính phủ (NĐ 63 CP) về ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế. Kết quả khám
chữa bệnh từ nguồn chi của Quĩ KCB người nghèo (Quĩ 139) cho thấy:

• Tỷ lệ người nghèo được KCB ngoại trú/năm là trên 60%; lượt người
nghèo KCB bằng 40% tổng số lượt người KCB nói chung; bình quân chi
cho 1 lần KCB ngoại trú là 17 000-30 000 đ; nơi KCB ngoại trú chủ yếu
là tuyến xã chiếm 62,9%, tuyến huyện 35%; tuyến tỉnh và TW chỉ có
2,1%.
• Tỷ lệ người nghèo chữa bệnh nội trú/năm từ 3-8%; lượt người nghèo điều
trị nội trú bằng 30% tổng số lượt người điều trị nội trú; bình quân chi cho
1 lần điều trị nội trú của người nghèo từ 280 000đ - 520 000đ; nơi KCB
nội trú chủ yếu là tuyến huyện chiếm 65,64%; tuyến tỉnh và TW chỉ có
33%.
• Một số chỉ tiêu quan trọng liên quan tới sức khỏe của nhân dân toàn vùng
trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ (theo SL thống kê năm 2008):
Tỷ lệ sinh thô 15,9%o, tỷ lệ chết thô 4,9%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
11%o; Tỷ lệ chết trẻ em <1 tuổi (IMR) 11%o; thấp hơn so với bình quân
cả nước (15%o); Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng theo
tuổi) 19,3%, thấp hơn so với bình quân cả nước (19,9%).
III. NHẬN XÉT XÀ ĐÁNH GIÁ
10


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

1.Những kết quả đạt được
- Số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh và đạt được mục tiêu mở rộng
các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, năm 2006 là 36,7 triệu người (đối
tượng bắt buộc: 10,5 triệu người, tự nguyện: 11,1 triệu người, người nghèo:
15,1 triệu) đạt tỷ lệ bao phủ 42% dân số cả nước.
- Khẳng định tính đúng đắn và phù hợp trong lựa chọn chính sách tài chính

thông qua bảo hiểm y tế - một cơ chế bảo đảm tài chính y tế mang tính xã hội
cao dựa trên nguyên tắc đoàn kết, tương trợ, chia sẻ rủi ro trong cộng đồng.
Quỹ bảo hiểm y tế từ chỗ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi y tế, đến nay đã
chiếm khoảng 1/3 ngân sách nhà nước dành cho y tế và chiếm tỷ trọng xấp xỉ
50 - 60% ngân sách nhà nước dành cho công tác khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc mở rộng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cả khu vực công
lập và tư nhân, đặc biệt là việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
tại tuyến xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
trong việc tiếp cận, lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, góp phần củng cố
và phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ
ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở.
- Cơ chế bảo hiểm y tế đã từng bước thúc đẩy các cơ sở y tế chuyển đổi cơ
chế quản lý, sử dụng nguồn lực và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa
bệnh.
- Chính sách bảo hiểm y tế đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và thực hiện
mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân.
- Chính sách bảo hiểm y tế cũng góp phần làm thay đổi nhận thức của người
dân trong việc lựa chọn giải pháp tài chính để chăm lo cho sức khỏe của bản
thân, đồng thời góp phần hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội ở
nước ta.
2. Một số hạn chế
- Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đã được mở rộng nhưng mức độ bao phủ
bảo hiểm y tế trong dân số chưa cao, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hiện
tại chủ yếu thuộc diện bắt buộc. Tình trạng các doanh nghiệp tư nhân, hộ
kinh doanh cá thể trốn đóng bảo hiểm y tế cho người lao động còn ở mức
11


Bộ môn tài chính tiền tệ


-

-

-

-

-

-

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

cao. Hiện nay mới chỉ khai thác được khoảng 50% đối tượng thuộc diện bắt
buộc tham gia bảo hiểm y tế thuộc khối doanh nghiệp.
Chính sách bảo hiểm y tế tự nguyện chưa được nghiên cứu đầy đủ, chưa sát
với thực tiễn, do đó, các quy định về bảo hiểm y tế tự nguyện chưa chặt chẽ,
thiếu tính ổn định, nên chỉ những người thường xuyên ốm, người mắc bệnh
mãn tính hoặc người điều trị bệnh có chi phí lớn tham gia. Năm 2006, riêng
đối tượng thuộc diện tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế đã bội chi hơn 1.000
tỷ đồng (thu 746 tỷ đồng, chi 1.843 tỷ đồng).
Mức đóng bảo hiểm y tế bắt buộc không thay đổi trong nhiều năm, mức quy
định là 3% tiền lương, tiền công hoặc mức lương tối thiểu chung, đặc biệt
mức đóng của nhóm người nghèo thấp (60.000 đồng/người/năm 2006 và
80.000 đồng/người/năm 2007), mức đóng không được điều chỉnh kịp thời so
với mức độ gia tăng chi phí khám bệnh, chữa bệnh, nhất là các dịch vụ kỹ
thuật cao.
Phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế từng bước được mở

rộng nhưng chưa tương ứng với việc điều chỉnh mức đóng, nhất là đối tượng
được ngân sách nhà nước bảo đảm.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ y tế nhất là y tế tuyến cơ sở
chưa được chú trọng, tập trung đầu tư. Quy trình, thủ tục khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế chưa thật sự thuận tiện, còn gây phiền hà cho người bệnh
dẫn đến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh chưa đáp ứng với yêu cầu.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về chính sách bảo hiểm y tế chưa
được coi trọng. Nhận thức về bảo hiểm y tế của một bộ phận cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể, nhân dân còn hạn chế.
Việc mất cân đối Quỹ bảo hiểm y tế trong thời gian gần đây do một số
nguyên nhân chủ yếu sau:

• Mức đóng bảo hiểm y tế thấp nên chưa đáp ứng với mức chi phí khám bệnh,
chữa bệnh thực tế. Mức đóng hiện tại của nhóm đối tượng hưu trí, mất sức
lao động, ưu đãi xã hội và đối tượng tự nguyện nhân dân mới chỉ đạt khoảng
50% mức chi phí bình quân;


Phạm vi quyền lợi được mở rộng, với việc bổ sung gần 1000 dịch vụ kỹ
thuật, danh mục thuốc…được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán;



Thay đổi phương thức cùng chi trả, chuyển từ cùng chi trả 20% chi phí
khám bệnh, chữa bệnh cho tất cả các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh sang
12


Bộ môn tài chính tiền tệ


Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

cùng chi trả đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí
lớn và bỏ quy định khống chế trần thanh toán nội trú;


Phương thức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiện
đang áp dụng chủ yếu dựa trên phí dịch vụ nên dẫn đến việc lạm dụng dịch
vụ, thuốc, đặc biệt là cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh...), tăng
chi phí hành chính cho cả phía bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế.



Sự lạm dụng Quỹ bảo hiểm y tế tại một số cơ sở y tế và cơ chế thanh tra,
kiểm tra, quản lý, đặc biệt là về thực hiện chính sách bảo hiểm y tế chưa
thực sự chặt chẽ.



Việc đấu thầu cung cấp thuốc còn phân tán, nhiều đầu mối; phương thức
thanh toán chưa kịp thời đã đẩy giá thuốc lên cao cũng làm tăng chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về bảo hiểm y tế hiện nay do Bảo hiểm xã
hội Việt Nam thực hiện, cho thấy tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa về
bảo hiểm y tế chưa cao.
IV. GIẢI PHÁP CHO CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
Ở VIỆT NAM.
- Nhà nước cần quan tâm hơn đến hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm xã
hội.

- Cần hoàn thiện tinh giảm bớt bộ máy hành chính rườm rà gây phiền phức
cho người tham gia.
- Cải thiện tổ chức quản lý tài chính và nghiệp vụ đối với các cơ chế của
ASXH trong thời gian qua thay đổi nhiều lần (BHXH), giải quyết triệt để vấn
đề phân tán manh mún và không hợp lý (bảo hiểm y tế), nhập nhằng, chưa
xác định rõ ràng (ưu đãi xã hội), hoặc quản lý chưa chặt chẽ.
1. Đối với chế độ thai sản:
- Phê chuẩn công ước và thực hiện khuyến nghị của ILO liên quan đến vấn đề
bảo hiểm xã hội về thai sản,
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền với việc thực hiện chế độ thai sản.
13


Bộ môn tài chính tiền tệ

Nhóm 6_ lớp 1103EFIN0111

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn đối với việc bảo vệ
người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
- Cần có những chính sách để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nữ sau
khi nghỉ chế độ thai sản.
- Thời gian nghỉ hưởng thai sản cũng cần tăng lên cho phù hợp với nhu cầu
thực tiễn của xã hội.
2. Đối với chế độ chăm sóc y tế:
- Nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật nghiệp vụ và giáo dục truyền thông
sức khỏe.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, mở rộng hợp tác quốc tế; nâng cao chất lượng công
tác dân số-KHHGĐ.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

- Cần giải quyết tình trạng còn một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm, thiếu
tâm huyết; một số bộ phận hành chính còn quan liêu gây ảnh hưởng đến
người khám bệnh.

14



×