Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Cơ sở lý luận về ngân sách cấp huyện (76 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.2 KB, 62 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngân sách nhà nước, một bộ phận quan trọng trong nền tài chính quốc
gia, một công cụ hữu hiện mà các quốc gia vẫn sử dụng trong quá trình vận
động và tồn tại của mình. Chính vì vậy, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước
là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia và nước ta cũng không loại trừ. Quốc
hội đã thông qua về luật NSNN và điều hành ngân sách nhà nước trong đó có
đề ra mục tiêu hàng đầu đó là: “Quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia,
xây dựng NSNN lành mạnh, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có
hiệu quả tiền của NN; tăng tích luỹ để thực hiện CNH – HĐH đất nước theo
hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân; đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại” .
Luật NSNN sau một thời gian đi vào thực tiễn đã thể hiện vai trò của
mình trong việc quản lý xã hội nói chung tuy vậy nó vẫn còn bộc lộ một số
nhược điểm, hạn chế nhất định. Tuỳ theo tình hình từng địa phương mà biểu
hiện của nó cũng khác nhau như quyết định phân chia nguồn thu, nhiệm vụ
chi cho các cấp ngân sách, công tác tổ chức phân chia quyền hạn nhiệm vụ
trong bộ máy quản lý NN chưa thật sự rõ ràng.
Qua một thời gian được thực tập tại phòng tài chính - kế hoạch huyện
Thường Tín, em mong muốn được dùng những kiến thức mà mình tích luỹ
được trên ghế giảng đường và kinh nghiệm đã học hỏi được trong thời gian
qua góp phần sức nhỏ của mình hoàn thiện công tác quản lý ngân sách ở
huyện Thường Tín. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài: “Một Số Giải Pháp
Hoàn Thiện Quản Lý Ngân Sách Huyện Thường Tín Trong Điều Kiện
Hiện Nay” nhằm phát huy và vận dụng được hiệu quả tối đa NSNN vào tình
hình thực tế trên địa bàn Huyện.
Luận văn của em gồm 3 chương chính:
Chương I: Cơ Sở lí luận về quản lí ngân sách huyện
Chương II: Thực trạng quản lí ngấn sách huyện Thường Tín
-1-



Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện quản lí ngân sách huyện Thường Tín

-2-


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH HUYỆN
1.1.Ngân sách nhà nước
1.1.1.Khái niệm về ngân sách nhà nước
“Ngân sách nhà nước” hay “ngân sách chính phủ” là một thành phần
quan trọng trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ ngân sách nhà nước tuy đuợc
sử rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia song vẫn chưa thực
sự thống nhất. Định nghĩa về ngân sách nhà nước được đưa ra khác nhau do
tuỳ từng trường phái và lĩnh vực nghiên cứu.
Các nhà kinh tế học người Nga quan niệm: “Ngân sách nhà nước là bảng
liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn giai đoạn nhất định
của quốc gia”. Như vậy, ngân sách nhà nước có thể được hiểu là một bản kế
hoạch chi tiết thu, chi được lập theo phương pháp cân đối trong đó thu phải
đủ chi, chi không được vượt thu.
Theo luật ngân sách nhà nước Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các
khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước”.
NSNN được cơ quan lập pháp của ban hành, là hệ thống mối quan hệ
giữa nhà nước và xã hội trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các
nguồn tài chính nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của mình. Nó bao
gồm: quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,
các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tầng lớp dân cư, thị trường tài chính và
hoạt động tài chính đối ngoại với các quốc gia khác. Bản chất ngân sách gắn
liền với bản chất chính trị và bản chất giai cấp cầm quyền, thông qua ngân
sách nhà nước nhà nước sẽ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích

thích phát triển sản xuất đồng thời chống độc quyền.
-3-


1.1.2.Thu Ngân sách nhà nước
Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước phải huy động một bộ phận
nguồn tài chính của xã hội tập trung và NSNN. Nhà nước dung quyền lực của
mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân làm nguồn thu để
thực hiện nhiệm vụ của mình.Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát
sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để thực hiện việc
phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền
tệ nhà nước.
Chính vì vậy, Thu NSNN là “toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào
tay nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của
nhà nước” với mục tiêu là cân bằng thu và chi.
Các nguồn thu chính của NSNN bao gồm:
-Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất,
thu từ lưu thông – phân phối hàng hoá, thu từ hoạt động dịch vụ.
-Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ ngoại quốc.
Theo luật NSNN, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí;
các khoản từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ
chức và cá nhân; các khoản thu khác theo qui định của pháp luật; các khoản
do NN vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối NSNN.
1.1.3.Chi ngân sách nhà nước
Về mặt pháp lý, Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân
sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Có thể nói, chi
NSNN là việc cung cấp các phưong tiện tài chính cho chính phủ hay các pháp
nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra.
Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các
khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập

trung của nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang

-4-


sự nghiệp văn hoá – xã hội, duy trì bộ máy quản lý nhà nước và bảo đảm an
ninh quốc phòng.
Chi ngân sách được phân chia theo chức năng, nhiệm vụ bao gồm:
• Chi đầu tư kinh tế là những khoản chi nhằm hoàn thiện và mở rộng nền
sản xuất xã hội.
• Chi bảo đảm xã hội gồm:
-Chi cho y tế
-Chị cho giáo dục
-Chi cho phúc lợi xã hội là những khoản chi mà xã hội cần chính
phủ quan tâm, giúp đỡ như trợ cấp cho người già, người tàn tật, trẻ em mồ
côi, người lao động chưa có việc làm, thương binh, liệt sỹ,…
-Chi cho quản lý hành chính là những khoản chi nhằm duy trì hoạt
động của các cơ quan quản lý thuộc chính quyền các cấp, Quốc hội, Hội đồng
nhân dân,…
-Chi cho an ninh quốc phòng: là những khoản chi dành cho các lực
lượng vũ trang và công tác bảo vệ trị an trong nước
• Các khoản chi khác
-Dự trữ tài chính
-Trả nợ vay nước ngoài, lãi vay nước ngoài.
1.1.4.Cân Đối NSNN
Cân đối NSNN là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý NSNN và
hiện nay trên thế giới đang tồn tại hai luồng quan điểm cân đối thu, chi NSNN
Đầu tiên, đó là quan điểm thu được bao nhiêu chi bấy nhiêu. Quan điểm
này gắn liền với hệ số an toàn cao, giảm thiểu được nguy cơ suy thoái cho nền
kinh tế nhưng lại đi kèm với nhược điểm không thể tránh khỏi ở những nước

có nền kinh tế kém phát triển hay tăng trưởng kinh tế chậm là liệu thu ít thì
tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ ra sao?

-5-


Quan điểm thứ hai chính là quan điểm phát hành thêm tiền và đi vay để
phát triển nguồn thu cho ngân sách.
*>Ưu điểm của quan điểm này là:
-Đáp ứng nhu cầu thiếu hụt của NSNN
-Tạo điều kiện phát triển nguồn thu cho quốc gia
*>Tuy vậy, biện pháp trên hết sức mạo hiểm
-Đối với việc phát hành tiền để bù đắp chi ngân sách sẽ trở thành một
loại “thuế vô hình” đánh vào nguồn thu nhập của cư dân đồng thời đi kèm
theo nó là làm phát, tiền lương đông cứng hay chậm tăng.
-Đối với việc vay để tăng thu đi kèm theo sau là biệc phải có trách
nhiệm hoàn trả cả vốn và lãi khi đến kỳ hạn đồng thời nếu sử dụng nguồn vốn
vay không hiệu quả thì gánh nặng với nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng.
1.2.Vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
Huyện
Để phát huy tối đa NSNN trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mình, nhà nước cần phải đảm bảo chi đúng mục đích, đối tượng, hiệu quả
theo dự toán đã định trước.
Các khoản thu phải đảm bảo tối đa nhưng vẫn kích thích sự phát triển sản
xuất và ngày càng mở rộng được diện thu.
1.2.1. Điều tiết kinh tế, phát triển kinh tế.
Ngân sách huyện, công cụ tài chính trong quản lý và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế - xã hội hết sức quan trọng, tương đồng với phạm vi phát huy chức
năng nhiệm vụ của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
trên địa bàn huyện.

Huyện chỉ có thể điều chỉnh nền kinh tế thành công khi có trong tay
nguồn tài chính đảm bảo.
Ngân sách huyện có vai trò quan trọng định hướng cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Cụ thể là:
-6-


NS huyện cung cấp nguồn kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, hình thành
doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
Sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước cũng là một trong những biện pháp
căn bản để chống độc quyền, xây dựng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp, thông qua thuế sẽ thực hiện vai
trò định hướng đầu tư kích thích hay kiềm chế sản xuất kinh doanh.
1.2.2.Giải quyết các vấn đề xã hội
Ngân sách huyện là góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: chi
giáo dục đào tạo, y tế, trợ cấp cho những người có thu nhập thấp hay hoàn
cảnh đặc biệt,…
Thông qua thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện góp phần điều tiết
thu nhập, giảm chênh lệch khoảng cách giàu nghèo.
Việc thu thuế gián thu trên địa bàn huyện hướng dẫn người dân tiêu dùng
hợp lý và tiết kiệm.
1.2.3.Thực hiện các kế hoạch kinh tế xã hội của huyện
Bằng các công cụ thuế, lệ phí, vay và chính sách chi ngân sách huyện có
thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động, tác động mạnh đến
cung - cầu xã hội theo các mục tiêu đã định hướng từ trước.
Trong cơ chế thị trường giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc trực
tiếp vào cung cầu trên thị trường. Nhà nước dùng ngân sách thu được dữ trữ
hàng hoá và tài chính để điều chỉnh giá cả cân bằng kịp thời, bảo vệ quyền lợi
cho người tiêu dùng.

Quản lý ngân sách Huyện giúp duy trì bộ máy chính quyền huyện một
cách thồng nhất, gắn kết các bộ phận cùng hoạt động vì mục tiêu chung. Quản
lý ngân sách huyện có hiệu quả, phù hợp với các qui luật khách quan là điều

-7-


kiện kiên quyết giúp giảm thiều những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy,
tạo niềm tin vào bộ máy.
Ngân sách huyện bảo đảm các nguồn vốn để thoả mãn nhu cầu phát triển
kinh tế và các hoạt động văn hoá trong địa phương, huy động quản lý và giám
đốc một phần vốn ngân sách trung ương phát sinh trên địa bàn huyện, điều
hoà vốn trung ương trong những trường hợp cần thiết để cân đối hệ thống
ngân sách.
1.3.Quản lý ngân sách Huyện
1.3.1.Mục Tiêu Của Quản lý Ngân Sách Huyện
Quản lý ngân sách nhà nước là một quá trình liên kết từ khâu lập dự toán,
kế hoạch hoá tổ chức thực hiện động viên phối hợp hoạch toán, kiểm tra. Mục
tiêu của quản lý ngân sách nhà nước trước hết là giải quyết các vấn đề liên
quan đến quản lý và điều hành quản lý nhà nước. Quản lý thống nhất nền tài
chính quốc gia, xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh, củng cố kỷ luật tài
chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đáp ứng yên cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân
đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại theo mục tiêu mà luật ngân sách nhà
nước đã đề ra.
Quản lý ngân sách nhà nước là hoạt động của người quản lý có mục đích
rõ ràng, mang tính trí tuệ và sáng tạo cao. Hoạt động quản lý ngân sách cấp
huyện có hiệu quả là điều kiện tiền đề liên kết các hoạt động của huyện theo
một cỗ máy hoạt động nhịp nhàng, thống nhất. Nó giúp tăng tính minh bạch,

tránh thất thoát tài sản công cho nhà nước, chi sai nguyên tắc, làm giảm gánh
nặng tài chính cho ngân sách trung ương. Mục tiêu của quản lý ngân sách
huyện là phải thực hiện động loạt nhịp nhàng từ khâu dự toán, kế hoạch hoá,

-8-


tổ chức thực hiện, tổ chức động viên, phối hợp, điều chỉnh, hạch toán và kiểm
tra tạo tính hiệu quả trong hoạt động quản lý.
1.3.2.Các Nguyên tắc quản lý ngân sách huyện
Ngân sách nhà nước được xây dựng chặt chẽ gồm các nguyên tắc cơ bản
như:
• Nguyên tắc thống nhất: Nhà nước chỉ có một ngân sách tập hợp tất cả
cá khoản thu, chi và phải có sự thống nhất về hệ thống ngân sách, các báo
biểu, mẫu biểu tài chính.
• Nguyên tắc đầy đủ, toàn bộ của ngân sách nhà nước. Nguyên tắc này
được đưa ra nhằm chống lại tình trạng để ngoài ngân sách các khoản thu, chi
thu, chi ngân sách nhà nước gây lãng phí trong quá trình chi tiêu của chính
phủ.
• Nguyên tắc cân đối ngân sách: Quốc hội quyết định dự toán ngân sách
và phân bổ ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Dự toán thu chi được đối chiều khớp nhau đòi hòi với mỗi khoản phát sinh
chi phải có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền và phải có nguồn thu bù đắp
cho những khoản chi dự toán phát sinh thêm.
• Nguyên tắc trung thực chính xác: Tính trung thực đòi hỏi phải thể hiện
chính xác trong ngân sách các nghiệp vụ tài chính của chính phủ; tính chất
mỗi khoản thu, chi; dự toán đã phê chuẩn và thực tế phát sinh.
• Nguyên tắc minh bạch, công khai đòi hỏi số liệu các khoản thu, chi
phải được đưa ra rõ ràng từ khâu lập kế hoạch, chấp hành và quyết định dự
toán ngân sách nhà nước đồng thời công bố công khai trên các phương tiện

truyền thông để người dân có thể tiến hành xem xét đánh giá.
• Nguyên tắc tập trung dân chủ, có phân công trách nhiệm gắn với quyền
hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp.

-9-


1.3.3.Các Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách Huyện
1.3.3.1.Chính trị xã hội
Hệ thống chính trị quốc gia ảnh hưởng lớn đến định mức thu và khoán
chi trong hệ thống quản lý ngân sách nhà nước. Trong cơ chế thị trường đòi
hỏi việc quản lý ngân sách nhà nước phải áp dụng theo hướng tinh giảm bộ
máy quản lý nhằm hướng đến hiệu quả. Để phù hợp với xu thế phát triển của
nền kinh tế thị trường ngân sách nước ta được áp dụng bao gồm bốn cấp:
Ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách
cấp xã.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước cần phải coi trọng những yếu tố
cơ bản kinh tế, tránh sự tham gia của nhà nước trong hoạt động kinh tế làm
bóp méo kinh tế, quy luật giá trị và quy luật cung - cầu. Nhà nước chỉ tham
gia quản lý thực hiện, khắc phục khuyết điểm của nền kinh tế thị trường, phân
hoá giàu nghèo. Luật thu ngân sách năm 1932 ở Mỹ đã tăng các loại thuế đặc
biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng có thu nhập thấp và trung bình, thể hiện
sự quan tâm đến thâm hụt ngân sách và ủng hộ chính sách “giảm chi tiêu
chính phủ ngay lập tức và mạnh mẽ”. Ngay trong lúc nạn thất nghiệp đạt mức
cao nhất trong lịch sử, các nhà hoạch định chính sách lại đi tìm kiếm phương
sách để tăng thuế và giảm chi tiêu chính phủ.
Biến động của nền kinh tế nói chung bắt nguồn từ những thay đổi của
tổng cung và tổng cầu. Chính phủ thực hiện chính sách ổn định kinh tế nhằm
giữ cho sản lượng và việc làm ở mức tự nhiên thông qua việc cung ứng tiền
tệ, thu chi ngân sách để điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định các hoạt động

kinh tế. Một trong những ví dụ minh hoạ căn bản là tình huống Kennedy,
Keynes và chính sách cắt giảm thuế năm 1964. Chính sách này đã được thực
thi và dẫn đến việc cắt giảm đáng kể thuế thu nhập cá nhân và công ty vào
những năm 1964. Mục tiêu của chính sách cắt giảm thuế là khuyến khích mọi

- 10 -


người tăng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư , qua đó tạo ra mức thu nhập và
việc làm cao hơn. Chính sách cắt giảm thuế đã tạo ra thời kỳ bùng nổ kinh tế
trong những năm 1964 và 1965. Chính sách này góp phần đẩy tỷ lệ thất
nghiệp giảm xuống dưới 5 phần trăm. Quá trình mở rộng liên tục của nền kinh
tế Mỹ vào cuối những năm 1960 là sản phẩm phụ của việc chính phủ tăng
cường chi tiêu cho cuộc chiến tranh Việt Nam.
1.3.3.2.Xu hướng vận động của nền kinh tế
Ngân sách nhà nước ảnh hưởng bởi hệ thống chính trị, quan điểm của
nhà lãnh đạo vì vậy mà mỗi sự thay đổi của môi trường bên ngoài đều ảnh
hưỏng đến nó như xu hướng hội nhập quốc tế, tự do hoá thương mại, giảm
thiểu doanh nghiệp nhà nước, mở rộng hình thức đầu tư quốc tế; xu hướng
phát triển nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn cầu cùng với quan hệ song
phương và đa phương mở rộng ngoại giao giữa các nước.
Hầu hết các nhà kinh tế phản đối qui tắc nghiêm ngặt đòi hỏi chính phủ
phải cân bằng ngân sách của mình. Nguyên nhân làm họ tin rằng đôi khi thâm
hụt hoặc thặng dư ngân sách trở nên cần thiết:
-Thứ nhất, thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách có thể góp phần ổn định
nền kinh tế. Về cơ bản, qui tắc cân bằng ngân sách thủ tiêu năng lực ổn định
của hệ thống thuế và các khoản chuyển giao thu nhập (trợ cấp của chính phủ).
Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, thuế tự động giảm xuống, các khoản chuyển
giao tự động tăng lên. Trong khi các phản ứng tự động này góp phần ổn định
nền kinh tế, chúng lại làm cho ngân sách bị thâm hụt. Chính sách nghiêm ngặt

đòi hỏi chính phủ phải tăng thuế hay cắt giảm chi tiêu vào thời kỳ suy thoái.
-Thứ hai, người ta có thể sử dụng thâm hụt hoặc thặng dư ngân sách để
giảm thiểu sự biến dạng của những tác động kích thích do hệ thống thuế tạo
ra. Mức thuế cao gây ra tổn thất cho xã hội vì nó cản trở hoạt động kinh tế.
Mức thuế càng cao, tổn thất xã hội của thuế càng lớn. Người ta có thể giảm

- 11 -


đến mức tối thiểu tổng tổn thất xã hội do thuế gây ra bằng cách giữ cho mức
thuế cao trong một số năm và thấp trong các năm khác. Các nhà kinh tế học
gọi chính sách này là san bằng mức thuế. Để giữ cho mức thuế không thay
đổi, người ta phải chấp nhận thâm hụt trong những năm thu nhập bất thường
và chi tiêu cao bất thường.
-Thứ ba, người ta có thể sử dụng thâm hụt ngân sách để chuyển gánh
nặng thuế của thế hệ hiện tại sang cho các thế hệ tương lai. Ví dụ, một số nhà
kinh tế lập luận rằng, nếu thế hệ hiện tại phải phát động chiến tranh bảo vệ đất
nước, chống lại sự xâm lược của nước ngoài và đảm bảo nền dân chủ, tự do
cho đất nước, thì các thế hệ tương lai được lợi. Để buộc những nguời thụ
hưởng tương lai phải trả một phần chi phí, thế hệ hiện tại có thể tài trợ cho
chiến tranh bằng cách chấp nhận thâm hụt ngân sách. Chính phủ có thể trả lại
số nợ vay trong chiến tranh bằng cách đánh thuế vào thế hệ tiếp theo.
Năm 2008, nước ta phải đối mặt với tình hình lạm phát diễn ra, giá cả leo
thang. Để khắc phục tình trạng trên, chính phủ đã sử dụng chính sách tiền tệ
thắt chặt, cắt giảm chi tiêu. Tuy nền kinh tế đã thoát khỏi tình trạng lạm phát
nhưng đang rơi vào trạng thái khủng hoảng, hơn 80% doanh nghiệp rơi vào
tình trạng phá sản, thất nghiệp ra tăng. Đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra
nhiều biện pháp như kích thích tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi
suất ưu đãi,…
1.3.4.Nội dung quản lí ngân sách Huyện

1.3.4.1.Về công tác thu ngân sách
Thu ngân sách nhà nước bao gồm: Thuế; phí và lệ phí; Thu từ các hoạt
động kinh tế của nhà nước, tiền thu từ bán, cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà
nước; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và
ngoài nước; Thu từ hoạt động đầu xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
thuộc ngấn sách Tỉnh; Viện trợ quốc tế không hoàn lại; các khoản thu khác
- 12 -


theo quy định của pháp luật; tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thuê mặt
trước; các khoản thu khác theo quy định của pháp luât; phân định nguồn thu
giữa các cấp ngân sách; thu kết dư ngân sách; bổ sung ngân sách.
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc mà nhà nước quy định
thành luật để mọi tỏ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Thuế bao gồm nhiều loại gồm thuế
trực thu và thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
cá nhân…
Lệ phí là khoản thu của NSNN vừa mang tính chất phục vụ cho người
nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất
động viên đóng góp cho NSNN như lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thu.
Phí là một khoản thu mang tính chất bù đắp hay là một khoản nộp có tính
chất bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân do được hưởng một lợi ích
hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. Nó cso tính
hoàn trả trực tiếp và do cơ quan hành pháp ban hành như phí giao thông, viện
phí, thuỷ lợi phí,…
Thu ngân sách nhà nước tại Huyện bao gồm:
-Thu quốc doanh
-Thu thuế CTN ngoài quốc doanh
-Thu thuế trước bạ

-Thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
-Thu thuế nhà đất
-Thu phí, lệ phí
-Thu chuyển quyền sử dụng đất
-Thu cấp quyền sử dụng đất
-Thu tiền cho thuê đất
-Thu cố định tại xã
- 13 -


-Thu khác
Thu ngân sách huyện bao gồm:
-Thu điều tiết
-Tỉnh cấp bổ sung cân đối
-Tỉnh bổ sung trợ cấp khác
-Thu chuyển nguồn
-Tồn quỹ năm trước
1.3.4.2.Về phân bổ dự toán chi ngân sách huyện
Chi ngân sách Nhà Nước bao gồm những khoản chi sau đây:
*>Chi thường xuyên là những khoản chi có thờì hạn tác động ngắn, bao
gồm chi lương và các khoản có tính chất tiền lương, chi bổ sung quỹ hưu trí,
chi công vụ phí, chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ cho nghiệp vụ và cho sửa
chữa thường xuyên, chi trợ cấp, bù giá, chi trả tiền lãi vay trong và ngoài
nước, chi cho quỹ dự trữ thường xuyên, dự bị phí…gồm:
-Chi sự nghiệp kinh tế (Nông nghiệp, thuỷ lợi, chống lụt bão, sự nghiệp
giao thông, chi kiến thiết thị chính, ban bồi thường giải phóng mặt bằng, trạm
khuyến nông)
-Chi sự nghiệp môi trường
-Chi sự nghiệp văn xã (sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp đào tạo, văn hoá
thông tin thể dục thể thao, công tác xã hội)

-Quản lý hành chính (hội đồng nhân dân và các cơ quan hành chính, các
cơ quan đoàn thể, cơ quan đảng)
-Chi khác
-Chi quân sự - an ninh (công an, quân sự)
*>Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài, bao
gồm: chi đầu tư các dự án phát triển, chi chuyển giao vốn đầu tư cho các

- 14 -


doanh nghiệp nhà nước hoặc các địa phương, chi dự trữ cho mục đích đầu tư,
chi viện trợ, đầu tư cho nước ngoài…
Chi trả khác bao gồm: chi cho vay (cho vay các tổ chức nhà nước, cho
vay nước ngoài…) và trả nợ gốc (trả nợ trong nước, trả nợ ngoài nước).
Chi hỗ trợ ngân sách (chi lương kế toán xã, chi lương y tế xã, chi trợ cấp
cân đối, chi trợ cấp cân đối khác).
*>Chi ngân sách huyện gồm những khoản chi sau đây:
-Chi đầu tư phát triển
-Chi thường xuyên
-Chi chuyển nguồn
-Dự bị phí
-Chi nguồn làm lương mới
1.3.4.3.Trình tự lập, xét duyệt và quyết toán ngân sách huyện
Lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn mở đầu xác định các mục
tiêu và nhiệm vụ động viên, phân phối tối ưu các nguồn vốn. Giai đoạn này có
ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính bền vững và chính xác của ngân
sách, do đó mà tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt quá trình chấp hành
ngân sách nhà nước, phát huy tác động chủ đạo của NSNN với các khâu chủ
đạo khác. Lập dự toán ngân sách huyện là quá trình phân tích đánh giá tổng
hợp dự toán nhằm xác lập tính toán các khoản chi theo kế hoạch và có các

biện pháp chủ yếu về kinh tế, tài chính hợp lý.
Căn cứ lập dự toán bao gồm:
• Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
• Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương.

- 15 -


• Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm báo cáo và năm
trước đó để thống kê và phát hiện những hiện tượng trong quá trình
quản lý thu chi ngân sách huyện.
-Trình tự lập dự toán ngân sách huyện. Cơ quan hành chính cấp trên giao
lập dự toán ngân sách. Cơ quan cấp dưới tiến hành tiếp nhận văn bản hướng
dẫn và số kiểm tra
• Lập dự toán thu ngân sách huyện
• Lập dự toán chi ngân sách huyện
• Chấp hành kế hoạch chi ngân sách huyện.
Chấp hành thu ngân sách huyện là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn
thu của NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, các khoản thu bổ sung từ ngân
sách trung ương hoàn trả khoản thu chấp hành các khoản chi ngân sách như
chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.Quyết toán ngân sách huyện phải được
thực hiện qua các văn bản pháp luật quy theo luật ngân sách nhà nước bao
gồm quyết toán chi, thu ngân sách huyện.
Quyết toán ngân sách nhà nước căn cứ vào: các yêu cầu quy định cụ thể
của các hình thức quyết toán, các hệ thống mẫu biểu phản ánh quyết toán, thời
gian tiến hành lập quyết toán, nội dung quyết toán, trình tự quy định quyết
toán chi tiết.

- 16 -



CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NGÂN SÁCH
HUYỆN THƯỜNG TÍN
2.1.Tình hình kinh tế văn hoá xã hội trên địa bàn huyện Thường Tín
2.1.1.Kinh Tế
Huyện Thường Tín trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 4 Công Ty Liên
Doanh với vốn góp cổ phần lớn như doanh nghiệp Coca Cola,… Các doanh
nghiệp sản xuất tương đối đa dạng như: công nghiệp, cơ khí, thực phẩm, hoá
chất và nhiều cụm công nghiệp phân bố trên địa bàn huyện. Trên địa bàn
huyện vẫn duy trì tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như mỹ nghệ
mây tre đan ở Ninh Sở, nghề đúc đồng ở làng Đông Kỵ, thủ công ở Duyên
Thái, hàn ở Quất Động. Huyện Thường Tín nằm trên tuyến đường từ Bắc vào
Nam là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trên khắp đất nước.
Với chính sách huy động vốn đầu tư nước ngoài linh hoạt, ngay sát trung tâm
Thủ Đô là điều kiện để Huyện hình thành nhiều cụm công nghiệp lớn như:
Cụm Công nghiệp Bắc Thường Tín, Cụm Công nghiệp trên địa bàn xã Ninh
Sở,… đang thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hơn thế
nữa dự án cầu bắc qua sông hồng nối từ Hồng Vân đã được phê duyệt tạo
điều kiện cho hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất đa dạng từ đường bộ,
đường thuỷ, đường cao tốc cùng với các tuyến tàu xuyên suốt.
Với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo những năm gần đây đã tạo sự khởi đầu
mới cho việc đầu tư, khai thác thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ
sở khai thác triệt để mọi lợi thế tiềm năng và nguồn nhân lực, liên kết với các
huyện khác trên địa bàn để cùng phát triển. Huyện có 28 xã với sự định
hướng của ban lãnh đạo và nghị quyết của đảng đang dần thay đổi rõ rệt theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cuộc sống của người dân ổn định, hình
thức dịch vụ buôn bán phát triển. Trên cơ sở khai thác thế mạnh và áp dụng

- 17 -



đón đầu sự phát triển khoa học kỹ thuật trên địa bàn đã hình thành những
giống cây, vật nuôi mới có năng suất cao. Với chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài trên địa bàn huyện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư vào nhiều lĩnh vực then chốt, tạo công ăn việc làm cho người dân sinh sống
trên địa bàn. Đồng thời để đáp ứng với yêu cầu của phát triển kinh tế, huyện
đã mở ra nhiều trung tâm dạy nghề đáp ứng được chất lượng nhân lực mà các
nhà tuyển dụng đòi hỏi. Các vấn đề xã hội như truyền thông, chính sách của
đảng, giải quyết các gia đình thương binh liệt sỹ, diện hộ nghèo, hộ khó khăn
đã được chú trọng quan tâm.
Người dân có công ăn việc làm ổn định do vậy mà các tệ nạn xã hội trên
địa bàn Huyện đã giảm đi đáng kể so với những năm trước.
2.1.2.Văn hoá xã hội
*>Về giáo dục: Quán triệt quan điểm của hội nghị ban chấp hành Trung
Ương Đảng lần thứ II, huyện đã đầu tư thêm nhiều trang thiết bị dạy học hiện
đại cho các trường ở các xã đồng thời đa dạng hoá các loại hình từ mầm non,
tiểu học, trung học, phổ thông và cao đẳng. Chất lượng dạy học được nâng
cao, học sinh được đến trường ngày càng tăng lên. Các em cơ bản đều được
phổ cấp Trung học phổ thông, phong trào thi đua dạy tốt học tốt, gương người
tốt việc tốt đều được tuyên dương nhờ vậy các trường đều phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Ta có thể nhận thấy thông qua bảng số liệu chi đầu tư cho
sự nghiệp đào tạo như sau:

- 18 -


Bảng 1: Bảng kê chi tiết ngân sách cho khối trường mầm non và sự
nghiệp giáo dục năm 2008
Đơn vị: Triệu Đồng

STT Tên

Số

Số học Biên

Tổng cộng dự Dự toán ngân

lớp

sinh

chế

toán giao

sách cấp

5

272,77

272,77

18

645,73

645,73


1

Trung

tâm

2

khuyết tật
Trường mầm 7

3

non hoa sen
Tổ
chuyên

61

2 611,77

2 611,77

4

trách mẫu giáo
Mầm
non

442


1 224

1 224

270

ngoài biên chế
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thường Tín)
*>Về ytế: Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân được chú trọng. Chi
ngân sách Huyện đầu tư cho y tế giáo dục tăng theo các năm. Các bệnh viện
đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế xã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo
điều kiện cho công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Các lực lượng y tế
trên địa bàn huyện phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng chung tay thực hiện các
vấn đề lớn về sức khoẻ. Đến nay, 100% số trẻ em sơ sinh đã được tiêm phòng
hàng tháng, công tác chồng dịch bệnh cúm gà, tả, HIV/ADIS được quán triệt
và được thực hiện nghiêm túc.
Công tác tuyên truyền chỉ nên có hai con được hội phụ nữ tuyên truyền
rộng rãi đến từng chị em. Các gia đình đã tự nhận thức được và đang thực
hiện theo nếp sống gia đình văn hoá, dừng lại ở hai con để nuôi đạy cho tốt.

- 19 -


*>Đời sống văn hoá, tín ngưỡng của người dân được cải thiện, nhiều
công trình văn hoá, tín ngưỡng được xây dựng và tu bổ phuc vụ tốt nhu cầu
của người dân. Các lệ hội truyền thống vẫn được duy trì và bảo tồn như hội
làng Rằm với các trò chơi văn hoá truyền thống như cờ tướng, kéo co, chọi
gà, đập niêu, bắt vịt được tổ chức hàng năm và vào dịp đầu xuân.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức thường xuyên và vào các

dịp lễ như ngày tết thiếu nhi, rằm trung thu cho trẻ em; các dịp 8-3 và 20-10
cho chị em phụ nữ. Các hoạt động này được người dân hưởng ứng. Đồng thời
nhiều câu lạc bộ, hội ra đời như hội người cao tuổi, hội phụ nữ…góp tiếng nói
xây dựng đời sống văn minh.
Phong trào thể dục thể thao tạo sức khoẻ cho người dân được cán bộ lãnh
đạo áp dụng mạnh mẽ như việc tạo những khu tập luyện cho người dân có thể
tham gia, góp phần nâng cao tuổi thọ và sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
2.2.Thực trạng quản lý ngân sách huyện
2.2.1.Thực Trạng quản lý thu ngân sách huyện
Luật ngân sách nhà nước được quốc hội khoá XI kỳ họp thứ hai thông
qua ngày 16/12/2002 đã qui định rõ việc thu, chi ngân sách. Với vai trò là một
phần của hệ thống ngân sách nhà nước, huyện Thường Tín được coi là một
kênh tài chính quan trọng trong việc bổ sung ngân sách nhà nước.

- 20 -


Bảng 2: Quyết toán thu ngân sách năm 2006
Đơn Vị: Triệu Đồng
STT

CHỈ

DỰ

DỰ TOÁN THỰC

TIÊU

TOÁN


HUYỆN

TỈNH

GIAO

HIỆN

GIAO

A

Tổng

TỶ LỆ % SO SÁNH

Dự toán So kế Năm
tỉnh

hoạch

2005

192,84 214,89

25530 39 360

75902,53


giao
297,31

24350 38180

72470,19

156,80

189,81 209,93

11000 11600

9887,50

89,89

85,24

150

160

1597,75

1065,17 998,59 1021,38

200

220


257,13

128,57

Thu
I

NSNN
Thu
NSNN
Tỉnh
giao
huyện

1

thu
Thu

116,54

thuế
CTN
ngoài
quốc
2

doanh
Thu

thuế
trước

3

bạ
Thu
thuế sử

- 21 -

116,88 80,36


dụng
4

đất NN
Thu xổ 100

100

7

7

7

11,79


800

856,37

107,05

107,05 105,92

2200

2944,15

147,21

133,83 82,94

700

700

386,82

55,26

55,26

3000

15800


44516,03

1483,8

281,75 355,94

số kiến
5

thiết
Thu

800

thuế
6

nhà đất
Thu
2000
phí, lệ

7

phí
Thu

64,51

chuyển

quyền
sử
dụng
8

đất
Thu
cấp

7

quyền
sử
dụng
9

đất
Thu

1000

1000

1130,08

113,08

113,08 142,46

đất

Thu cố 5100

5300

10573,85

207,03

199,51 183,44

tiền
cho
thuê
10

định
- 22 -


khác
11

tại xã
Thu

300

300

312,79


104,26

104,26 21,18

II

khác
Thuế

930

930

3432,34

369,07

369,07 428,31

250

250

397

158,8

158,8


120

doanh
Thu

60

105054,4

115144,33 188,98

109,6

146,75

ngân

930

3

9631

28854,12

38866,79

403,56

134,7


306,98

41

41 392

41 392

100

100

100 76

34267,98

34267,98

345,9

100

180,10

CTN
Tỉnh
III

thu

Thu
quốc

B

sách
1

huyện
Thu
điều

2

tiết
Tỉnh

cấp bổ 392
sung
3

cân đối
Tỉnh
9 907
cấp bổ
sung
trợ cấp

4


khác
Thu

77,23

chuyển
nguồn
- 23 -


5

Tồn

54033

540,33

quỹ
năm
trước
(Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thường Tín)
Qua bảng 2, ta thấy tổng thu ngân sách nhà nước đạt 75 902,53 Triệu
đồng chiếm 214,89% so với thu ngân sách năm 2005. Trong đó, thu cấp
quyền sử dụng đất là nguồn thu lớn chiếm tỷ lệ cao trong thu ngân sách nhà
nước 44516,03 Triệu Đồng, tăng 255,94% so với năm 2005. Thu thuế sử đất
nông nghiệp tuy vượt chỉ tiêu tỉnh và huyện giao đạt 257,13 Triệu Đồng chỉ
chiếm 80% so với năm 2005.
-Thu xổ số kiến thiết chỉ đạt có 7 Triệu Đồng, chiếm 11,49% so với năm
2005

-Thu phí, lệ phí đạt 2 944,15 Triệu Đồng chiếm 82,94% so với năm
2005.
-Thu chuyển quyền sử dụng đất đạt 44 516,03 Triệu Đồng chỉ đạt
55,26% chỉ tiêu đề ra, chiếm 64,51% so với năm trước.
*>Thu ngân sách huyện đạt 115 144,33 Triệu Đồng vượt chỉ tiêu đề ra,
tăng 46,75% so với năm trước.
Bảng 3: Quyết toán thu ngân sách năm 2007
Đơn vị: Triệu Đồng
STT

Chỉ

Dự

Tiêu

toán
Tỉnh

A

Tổng

Dự Toán Thực hiện Tỷ lệ so sánh
Dtoán ĐT
huyện
tỉnh
huyện
giao
giao

giao

giao
48.890 132040

So

năm

2006

167511,14 335,76 126,86 220,69

- 24 -


thu
1

NSNN
Thu

250

250

1159.18

463.67 463.67 291.98


18580

18580

20786,17

111,87 111,87 210,23

2000

2000

4410,42

220,52 220,52 276,04

210

210

290

138,1

đất NN
Thu
900

900


936,32

104,04 104,04 109,34

2350

3078,53

131

500

837,1

167,42 167,42 216,41

quốc
2

doanh
Thu
thuế
CTN
ngoài
quốc

3

doanh
Thu

thuế
trước

4

bạ
Thu

138,1

112,78

thuế sử
dụng
5

thuế
6

nhà đất
Thu
2350

131

104,56

phí, lệ
7


phí
Thu

500

chuyển
quyền
sử
dụng
- 25 -


×