Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đọc và tự tìm hiểu vai trò NSNN từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan đến vai trò NSNN việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.1 KB, 5 trang )

Họ và tên:
Lớp: K44ĐQ3
Nhóm: 2
Đề bài: Đọc và tự tìm hiểu vai trò NSNN từ đó tìm các thông tin thực tế liên quan
đến vai trò NSNN Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM
Ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò là công cụ điều chỉnh ổn định nền
kinh tế thị trường,vị trí của nó rất quan trọng bởi thị trườngcần sự điều tiết vĩ mô từ
phía nhà nước,song nhà nước cũng chỉ hoàn chỉnh vai trò của mình bằng việc điều
chỉnh thành công nguồn tài chính,tức là sử dụng hiệu quả NSNN trong nền kinh tế
thị trường thể hiện hai công cụ chủ yếu sau:
 Thông qua công cụ thuế:
-Với tác động nền kinh tế:thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ
các cá nhân,pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định
nhằm sử dụng mục đích công cộng.Vì vậy thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng
của NSNN mà còn là công cụ điều tiết vĩ mô,trên cơ sở đó nhà nước kích thích các
hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư trên thị trường.Nhà nước đã sử
dụng thuế để tác động đến lợi ích của chủ thể kinh doanh vị lợi ích nề kinh tế quốc
dân.
Việc đặt ra các loại thuế với thuế ưu đãi,quy định miễn, giảm thuế … có tác dụng
thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết ở nước ta nhằm
phát triển các ngành nghề thủ công theo quyết định 132 của chính phủ các ngành
nghề thủ công được ưu đãi, nếu là dự án xuất khuẩu 30% thì miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp ba năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo.
-Tác động thị trường:
+ Thị trường hàng hóa :Thuế có tác dụng bình ổn giá cả thị trường,chu trình bình
ổn của xã hội gồm 4 khâu: Sản xuất,phân phối,trao đổi, tiêu dung.Thuế thuộc khâu
phân phối có tác động vào tiền công và lợi nhuận làm thay đổi nhu cầu thị
trường,qua đó tác động đến sản xuất,tiêu dung và thu nhập của mỗi cá nhân,thuế
1



gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả thị truờng,vì thế có thể làm tăng hoặc giảm
đi số lượng và yếu tố cầu trên thị trường, đối với sarn xuất phụ thuộc vào hai yếu tố
chính đó là nhu cầu và giá cả.Thông qua tác động thu gián tiếp và trực tiếp nhà
nước có thể áp dụng ưu đãivề thuế cho các hang hóa dịch vụ làm cho giá cả hàng
hóa tăng,khuyến khích hàng nhập khẩu nhờ đó mà hạ giá thành so với hàng nhập
khẩu.Thông qua đó mà quan hệ tiêu dùng trên thị trường thay đổi, đảm bảo sự cân
đối giữacác ngành nghề.
+Thị trường tiền tệ: Như vậy,tuy thuế ở khâu phân phối nhưng nhà nuớc sử
dụng thuế như một công cụ điều tiết sản xuất và tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế thể hiện ở cả thu và chi ngân sách.Tuy nhiên nhà nước không làm thay đổi chức
năng của thị trường mà chỉ thông qua các công cụ kinh tế,chính sách đòn bẩy kinh
tế để tác động vào thị trường mà thuế chính là công cụ sắc bén nhất.
 Thông qua công cụ chi NSNN.
-Tác động tới kinh tế: Vai trò của NSNN trong việc điều chỉnhvỉ mô nền kinh tế
cũng được thể hiện thông qua chính sách đầu tư của nhà nước. NSNN cung cấp
nguồn kinh phí để nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp
then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát
triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, từ đó tác động tới sự
hình thành cơ cấu kinh tế mới.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh,
không thể không tạo dựng những tiền đề cần thiết như kết cấu hạ tầng, khả năng
cung ứng các loại vật tư cơ bản như sắt, thép, ximăng,…So với các nước khác thì
Việt Nam đi lên xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN từ xuất
phát điểm rất thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, nền kinh tế qua hai cuộc
chiến tranh bị tàn phá nặng nề do đó, các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng
các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua
các khoản chi này, nhà nước ưu tiên phát triển các ngành, các lĩnh vực có tỷ súất
lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, ưu tiên các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh
tranh trên thị trường, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu,…

Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quả của nó lại
tính bằng sự tăng trưởng GDP, sự phân bố chung hợp lý của nền kinh tế hoặc bằng
các chỉ tiêu khác như tạo ra khả năng tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ, tăng
2


lượng cung ứng hàng hóa trên thị trường, thu hút được một số lượng lao động nhất
định…
- Tác động tới thị trường: Về mặt thị trường, NSNN có vai trò quan trọng đối
với việc thực hiện các chính sách ổn định về giá cả thị trường và chống lạm phát.
Bằng các công cụ chi NSNN, công cụ thuế và sử dụng quỹ dự trữ nhà nước có để
điều chỉnh được giá cả thị trường một cách chủ động.
Đối với thị trường hang hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện
thong qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các
loại hang hóa, vật tư chiến lược) được hinhg thành từ nguồn thu của NSNN. Trong
cơ chế thị trường, Nhà nước không thể bắt buộc các doanh nghiệp bán hằng hóa
theo giá cả quy định mà ngược lại, giá cả là do thị trường quyết định, phụ thuộc
vào quan hệ cung - cầu và các yếu tố khác. Trong quá trình biến đổi của mình, sẽ
có lúc giá cả lên cao, gây ra những cơn sốt nhất thời và có lúc giá cả lại xuống quá
thấp. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung và kích thích sản xuất, nhà nước
phải theo dõi sự biến động của giá cả trên thị trường và phải có nguồn dự trữ về
hang hóa và tài chính. Nguồn dự trữ này được hình thành từ kinh phí cấp phát của
nhà nước. Một cách tổng quát, cơ chế điều tiết là:
Khi giá cả của một hang hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ.
Chính phủ đưa dự trữ hang hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó, sẽ
bình ổn được giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây nguy cơ lạm phát
chung cho nền kinh tế.
Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó bị giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại
cho người snả xuất và tạo xu hướng di chuyển vốn snag lĩnh vực khác, Chính phủ
sẽ bỏ tiền để mua các hang hóa đó theo một giá nhất định đảm bảo quyền lợi cho

người sản xuất.
Năm 2004 là một ví dụ cho vấn đề này, trong bối cảnh kinh tế xã hội luôn có
nhiều biến động khác thường: Dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng, hạn hán
lớn ở cả hai miền Nam - Bắc, thị trường nguyên liệu biến động mạnh, giá cả hang
hóa, vật tư (xăng dầu, sắt thép…) gia tăng khôn lường. Những biến động đó của thị
trường cần tới sự can thiệp của nhà nước về công vụ chi NSNN đó xuất nhiều
khoản chi bù lỗ xăng dầu nhập khẩu (5700 tỷ đồng); bố trí ngân sách cho cải cách
tiền lương (7000 tỷ đồng), chi xử lý nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản…
3


-Kiềm chế lạm phát: Chống lạm phát cũng là một nội dung quan trọng trong quá
trình điều chỉnh của thị trường. Nguyên nhân gây ra và thúc đẩy lạm phát có nhiều
và xuất phát từ nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thu, chi tài chính của nhà nước.
Chính vì vậy, NSNN phải được nhìn nhận như một công cụ nhằm góp phần khống
chế và đẩy lùi lạm phát. Về mặt tổng hợp thì vai trò này của NSNN thể hiện ở tất
cả các mặt thu, chi và cân đối NSNN. Thu, chi NSNN phải nhằm mục đích kích
thích sản xuất phát triển chống tình trạng bao cấp. Khi đồng tiền được sử dụng
chặt chẽ và có hiệu quả thì tác dụng của nó rất lớn, trong trường hợp ngược lại sẽ
gây ra bất ổn trên thị trưuờng, thúc đẩy lạm phát tăng lên.
Đối với các khoản chi NSNN có thể kiềm chế lạm phát thông qua các khoản chi
tiêu dung và chi đầu tư.
Thứ nhất: Với các khoản chi tiêu dung để kiềm chế lạm phát, phải tăng
cường khối lượng tiêu dung của nhà nước, thực hiện thông qua các biện pháp tăng
cường chi thưuờng xuyên, chủ yếu là tăng chi mua sắm trang thiết bị của các bộ,
ngành. Điều này có lien quan chặt chẽ đến bội chi NSNN, đến hậu quả quản lý chi
NSNN.
Thứ hai: Với các khoản chi đầu tư để kiềm chế lạm phát phải tăng tập
trung đều tư của nhà nước. Việc kích cầu thông qua khối lượng đầu tư trước tiên
nhất phải có hai loại:

Loại đầu tư có khả năng tạo thêm cung và loại đầu tư không có khả năng tạo
ra cung mới cho nền kinh tế. Sử dụng các biện pháp kích cầu nhằm vào tăng đầu tư
tập trung nhà nước cũng cần xem xét kỹ cho phù hợp với từng loại đầu tư. Tuy
nhiên, loại đầu tư không có khả năng tạo thêm cung cho nền kinh tế (xây dựng trụ
sở hành chính,…) sẽ kèm theo lạm phát.
Loại đầu tư có kkhả năng tạo thêm cung (đầu tư xây dụng nhà ở cho thuê, xây
dựng cơ sở hạ tầng cho thuê như đường giao thong, kho tàng, bến bãi,…) thì tổng
cung của nền kinh tế tăng lên, cân đối cung cầu được cải thiện, ngay cả lạm phát
cũng được kiềm chế.
Bên cạnh đó, việc dùng biện pháp phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân
sách cũng là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng lạm phát gia tăng. Ngược lại,

4


biện pháp vay nợ từ dân sẽ góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, tạo
ra sự cân đối tiền hang và làm giảm tốc độ lạm phát.
Từ năm 1992 nhà nước đã chấm dứt việc phát hành tiền bù đắp bội chi NSNN,
chuyển sang hình thức vay nợ từ dân (52%) và vay nợ nước ngoài (48%) đến năm
1993 tỷ lệ tương ứng là 71% và 29%. Tuy nhiên biện pháp vay nợ này có hạn chế
là gánh nặng về lãi suất, nếu vốn vay sử dụng không có hiệu quả không những
không có khả năng trả gốc và việc trả lãi cũng gặp nhiều khó khăn, tạo ra sự tiềm
ẩn nguy cơ lạm phát của chu kỳ sau. Do đó, hạn chế bội chi NSNN luôn luôn là
biện pháp tài chính quan trọng nhất để kiềm chế lạm phát.
Việc đổi mới cơ cấu ngân sách, tăng tỷ trọng các khoản đầu tư, đổi mới hệ thống
thuế, đảm bảo mức động viên hợp lý và khuyến khích các thành phần kinh tế phát
triển…là những giải pháp đảm bảo sự thành công của công cuộc đấu tranh chống
lạm phát.

-


5



×