Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty quản lý quỹ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.56 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
LỚP ĐH25TTCK02

TIỂU LUẬN
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VIỆT NAM

GVHD: ThS. Vũ Thị Anh Thư
NHÓM 6
1

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 3 năm 2012


Mục lục

1. TỔNG

QUAN…………………………………………………………………3

1.1. Quỹ đầu tư………………………………………………………….….3
1.1.1. Khái niệm…………………………………………………………….3
1.1.2. Phân loại…………………..…………………………………………3
1.1.3. Các bên tham gia………………………………………………….…3
1.1.4. Hoạt động của quỹ đầu tư……………………………………………4
1.2. Công ty quản lý quỹ……………………………………………… …5
1.2.1 Khái
niệm…………………………………………………………….5


1.2.2 Hoạt động của công ty quản lý quỹ………………………………….5
2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ
VÀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ VIỆT NAM…………………….…….…………6
2.1.

Thực trạng……………………………………………………………..6

2.2.

Nguyên nhân……………………………………………………….…..7

2.3.

Giới thiệu về Công ty VFM……………………………………….…..8

3. TRIỂN VỌNG – GIẢI PHÁP………………………………………………..12

2


1.

CƠ SỞ LÝ TUYẾT:

Các khái niệm cơ bản về quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đã được định nghĩa rất
cụ thể tại điều 6, Luật Chứng Khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010.
1.1.
Quỹ đầu tư:
1.1.1. Khái niệm:
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục

đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể
cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra
quyết định đầu tư của quỹ.
1.1.2. Phân loại:

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức – điều hành:
Quỹ đầu tư dạng công ty là quỹ đầu tư xem như là một pháp nhân đầy đủ,
những người góp vốn vào quỹ trở thành các cổ đông và có quyền bầu ra Hội đồng quản
trị quỹ.
Quỹ đầu tư dạng tín thác, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân
đầy đủ, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê các chuyên gia quản lý
quỹ chuyên nghiệp đầu tư sinh lợi.

Căn cứ vào nguồn vốn lưu động:
Quỹ đầu tư tập thể (Quỹ đại chúng) là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện
chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận
quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng.
Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên) là quỹ đầu tư chứng khoán có số
thành viên tham gia góp vốn không vượt quá ba mươi thành viên và chỉ bao gồm thành
viên là pháp nhân.

Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn:
Quỹ đầu tư dạng đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra
công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
Quỹ đầu tư dạng mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra
công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.
1.1.3. Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán:

Công ty quản lý quỹ
Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Được thành

lập theo giấy phép hoạt động của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với vốn pháp định 5 tỷ
đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng
thời nhiều quỹ đầu tư.
3




Ngân hàng giám sát

Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại đang hoạt động hợp pháp tại Việt
Nam và được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký. Thực hiện
việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý
quỹ trong việc bảo vệ lợi ích nhà đầu tư.


Người đầu tư:

Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc mua
chứng chỉ quỹ đầu tư và được hưởng lợi từ việc đầu tư của quỹ đầu tư chứng khoán.
1.1.4. Hoạt động của quỹ đầu tư:
Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư
riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm tối đa hoá lợi
nhuận.

Hoạt động huy động vốn:
Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty, tương tự như công ty cổ phần, quỹ
phát hành cổ phiếu để huy động vốn hình thành nên quỹ.
Đối với các quỹ đầu tư uỷ thác, quỹ sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư tương tự
như cổ phiếu phổ thông. Công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng

chỉ đầu tư của quỹ.

Giá trị tài sản ròng của quỹ (Net asset value – NAV)
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của các quỹ và là cơ sở
để định giá chào bán cũng như xác định giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở.
NAV = Tổng tài sản có của quỹ - Tổng nợ phải trả của quỹ
NAV per Share = NAV/N (N là tổng số chứng chỉ hoặc cổ phần của quỹ)

Giao dịch chứng chỉ quỹ đầu tư:
Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng, sau khi phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư
được niêm yết trên thị trường chứng khoán và giao dịch như cổ phiếu niêm yết. Giá của
chứng chỉ quỹ đầu tư do cung cầu thị trường quyết định và dao động xung quanh giá trị
tài sản ròng.
Đối với quỹ dạng mở, sau khi phát hành, chứng chỉ quỹ được phát hành
thêm và mua lại tại chính công ty quản lý quỹ.
Ngày 16/12/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 183/2011 về hướng dẫn
thành lập và quản lý quỹ mở, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/03/2012.
1.2.

Công ty quản lý quỹ:
4


1.2.1 Khái niệm:
Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Thường là công
ty con của các ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính lớn. Ngoại trừ công
ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụ
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.
Các nhà đầu tư uỷ thác cá nhân hoặc tổ chức uỷ thắc được uỷ thác cho công ty

quản lý quỹ đầu tư tài sản của mình, với tư cách là người thụ thác. Hành nghề quản lý
quỹ phải là người có chứng chỉ hành nghề do Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cấp.
1.2.2


-

Hoạt động của công ty quản lý quỹ:
Quản lý quỹ đầu tư:
Huy động và quản lý vốn và tài sản.
Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư.
Quản lý đầu tư chuyên nghiệp.
Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính:
Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng.
Hỗ trợ khách hàng tối ưu hoá các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài



Tối ưu hoá các nguồn vốn cho các nhà đầu tư.
Nghiên cứu:

chính.

Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính và giá
trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên.
Thông thường, công ty quản lý quỹ sẽ cùng một số cổ đông sang lập đứng ra vận
động xin phép thành lập quỹ, tiếp đó phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng để tạo vốn
cho quỹ. Công ty có trách nhiệm thay mặt quỹ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với các
tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ. Lựa chọn và thực hiện đầu tư bằng quỹ huy động
từ nhiều nhà đầu tư riêng lẻ và thu phí cho việc đầu tư đó.

Một số khoản phí của công ty quản lý quỹ:
Phí phát hành: Là khoản phí mà các nhà đầu tư phải trả cho công ty quản lý
quỹ khi mua chứng chỉ quỹ để trang trải cho những chi phí phát hành chứng chỉ ra công
chúng. Phí này thường chỉ thu một lần ngay khi phát hành. Ví dụ: VF1 phí phát hành tối
đa là 3%/MG phát hành.
Phí quản lý: Là loại phí được trả cho công ty quản lý quỹ để thực hiện dịch
vụ quản lý đầu tư. Ví dụ: VF1 phí quản lý là 2%/năm trên NAV và được trả hằng tháng.
Thưởng hoạt động: Là số tiền mà quỹ đầu tư trả cho công ty quản lý quỹ
khi tỷ lệ tăng trưởng tài sản ròng của quỹ đạt một tỉ lệ nhất định.
5


2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TY QUẢN
LÝ QUỸ VIỆT NAM
2.1.
Thực trạng:
Thời kỳ sôi động của hoạt động huy động quỹ đầu tư thành lập theo Luật Chứng
khoán Việt Nam là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, có lúc tới 20 quỹ đầu tư trong nước
được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng).
Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả về quy
mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết.
Từ tháng 3/2008, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động quỹ
trong nước của các công ty quản lý quỹ (QLQ) gặp rất nhiều khó khăn do sự thiếu hụt
vốn của các tổ chức nội địa, áp lực lãi suất cao và diễn biến TTCK kém hấp dẫn. Sự sụt
giảm của Vn-Index đã tác động mạnh đến giá trị tài sản ròng (Net Asset Value - NAV)
của các quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Có thời điểm NAV của các quỹ lớn tại
Việt Nam giảm sâu tới 50-70%. Không chỉ mất giá NAV, những quỹ này đã giải ngân
phần lớn số tiền mà họ huy động được trong năm 2006-2007, dẫn đến tình trạng cạn tiền
của các quỹ.
Cú lội ngược dòng của TTCKVN năm 2009 mở ra cơ hội bù đắp phần nào “mất

mát” cho các công ty QLQ trong năm 2008. Trong khi đó, những “gạo cội” như
VinaCapital và Dragon Capital lại theo chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư chứ
không chỉ tập trung vào chứng khoán. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu
tư cho chứng khoán. Đồng thời, cú ngã đau 2008 khiến họ thận trọng hơn trong việc giải
ngân, thậm chí “án binh bất động” ngay cả lúc VN-Index giảm mạnh và chạm đáy vào
tháng 2/2009, để rồi sau đó tiếc nuối khi VN-Index tăng mạnh trong nửa cuối năm 2009.
Chỉ có 3 quỹ đầu tư được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800
tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy, trong số 47 công ty QLQ
thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty lập được quỹ trong nước và thực
hiện nghiệp vụ QLQ, còn các công ty QLQ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý
danh mục đầu tư cho các NĐT trong và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 23 quỹ đầu
tư trong nước chủ yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất quỹ đầu tư thành viên của
CTCP QLQ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐT nước ngoài.
Tại Việt Nam hiện nay có tất cả 47 công ty quản lý quỹ với 23 quỹ đầu tư chứng
khoán. Tất cả đều là quỹ đóng. 5 quỹ công chúng đang được niêm yết trên thị trường
chứng khoán là: VF1, VF4, VFA, BF1, PF1.
Quỹ
VFMVF1
VFMVF4

Vốn điều lệ (tỷ đồng)
1.000
8.000

Ngày thành lập
Thời gian hoạt động
04/2004
10 năm
01/2008
10 năm

6


VFMVFA
PRUBF1
MAFPF1

240
500
250

04/2010
11/2003
07/2007

05 năm
07 năm
07 năm

Thời điểm này, hầu hết các chứng chỉ quỹ đều có thị giá xấp xỉ 50% của NAV
được báo cáo. Các quỹ niêm yết ở nước ngoài được đánh giá cao hơn, tầm 75% của
NAV.
Các NĐT nước ngoài sau khủng hoảng tài chính lại đang chuyển hướng tìm kiếm
cơ hội đầu tư sang các thị trường mới nổi như Việt Nam. Trong bốn năm vừa qua, có hơn
8.100 NĐT tổ chức và cá nhân nước ngoài đã mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại
Việt Nam. Riêng trong năm 2010, đã có 289 tổ chức và 950 cá nhân nước ngoài được cấp
mã số giao dịch, tăng 25,5% và 6,7% so với năm 2009. Thống kê không chính thức cho
thấy, số lượng quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ,
trong khi quỹ thành lập trong nước còn quá nhỏ bé, cả về số lượng và quy mô vốn quản
lý. Nhận thấy cơ hội từ dòng vốn ngoại dồi dào và sự quan tâm của NĐT nước ngoài đối

với tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, nhiều công ty QLQ đã chuyển hướng lấy
huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài làm mục tiêu để thành lập quỹ trong nước. Tuy
nhiên, các nỗ lực huy động vốn nước ngoài cho mục tiêu trên đều chưa đạt được kết quả.
2.2.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho sự phát triển ảm đạm của các quỹ, ngoại trừ
các yếu tố kinh tế vĩ mô, khó khăn nhất hiện tại đó là trở ngại của môi trường đầu tư mà
cụ thể hơn là những rào cản về các quy định pháp lý.
Quỹ thành viên được hiểu là quỹ thành lập dựa trên ý chí của các thành viên về
mục tiêu, chính sách đầu tư cũng như các điều kiện và điều khoản khác. Theo thông lệ
quốc tế, công ty QLQ đăng ký thành lập quỹ thành viên và trên cơ sở các điều khoản quỹ
đã được xác nhận đăng ký để kêu gọi các NĐT góp vốn. Tại Việt Nam, quy trình gần như
ngược lại, hồ sơ thành lập quỹ yêu cầu có danh sách các thành viên góp vốn, biên bản
thỏa thuận góp vốn và giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mô vốn đã huy động.
Với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, quỹ chỉ được xác nhận thành lập khi có đủ cam kết
góp vốn của NĐT. Sự khác nhau này tạo ra mâu thuẫn và đặt ra câu hỏi “con gà - quả
trứng” đối với các NĐT.
Nên chăng, không yêu cầu phải có cam kết góp vốn cứng tại thời điểm đăng ký lập
quỹ mà cho phép các công ty QLQ đăng ký lập quỹ trước, kèm theo đó là quy định về
thời gian gọi vốn (ví dụ từ 1 - 3 tháng). Sau khi kết thúc thời gian gọi vốn (khi đóng quỹ),
công ty QLQ sẽ báo cáo và đăng ký mức vốn huy động được.
Ngoài ra, quy định chỉ cho phép thành lập quỹ đóng, theo đó, NĐT không được rút
vốn trước khi hết thời hạn của quỹ đã làm cho thanh khoản của các quỹ ngày một khó
khăn. Các quy định về quỹ mở vừa được ban hành và có hiệu lực từ tháng 3/2012 nhưng
7


khả năng thích ứng của các NĐT rất chậm và còn nhiều điểm vướng mắc, hiện vẫn chưa
có hướng dẫn quỹ mở về cơ chế thuế và chế độ kế toán. Nếu được áp dụng, quỹ mở sẽ
luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, NĐT có thể rút vốn bất kỳ lúc nào, với số tiền rút ra

gần sát với giá trị tài sản ròng của quỹ.
2.3.
Giới thiệu đôi nét về Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam
(VietFund Management – VFM)
Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) là công ty quản lý quỹ
trong nước đầu tiên hoạt động tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính
đa dạng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua các quỹ đầu tư và dịch vụ quản lý
danh mục đầu tư.
Được thành lập từ tháng 7 năm 2003, có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, khởi đầu
là công ty liên doanh của hai định chế tài chính lớn tại Việt Nam là Dragon Capital –
công ty quản lý quỹ nước ngoài hàng đầu và lâu đời tại Việt Nam và Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – một trong những ngân hàng cổ phần uy tín hàng đầu
Việt Nam. Từ tháng 1 năm 2009, công ty đã chuyển đổi từ công ty liên doanh sang công
ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). Công
ty VFM hiện đang dẫn đầu thị trường ngành quản lý quỹ nội địa với tổng giá trị tài sản
quản lý lớn nhất thông qua số lượng quỹ đầu tư nhiều nhất trên thị trường. Công ty có
mạng lưới kết nối rộng lớn với nhà đầu tư cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước. Trụ
sở chính được đặt ở Tp. HCM và văn phòng chi nhánh tại Hà Nội.
Hiện nay, VFM đang quản lý các quỹ đầu tư và dịch vụ sau:
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1): là quỹ đầu tư cân bằng, phần lớn
đầu tư tập trung vào các loại chứng khoán đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của các công ty đang niêm yết trên thị trường,
các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần.
Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4): là quỹ “Blue-chips”, đầu
tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong các ngành cơ bản, chủ đạo của nền
kinh tế Việt Nam và nằm trong top 20 doanh nghiệp hàng đầu của ngành như năng lượng,
vật liệu - khai khoáng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, cơ sở hạ tầng, bất động sản, hàng
tiêu dùng.
Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA): là quỹ đầu tư đầu tiên sử dụng mô
hình Quant, tổng hợp phân tích và xử lý số liệu trên các hệ thống máy tính hiện đại để tìm

kiếm các cơ hội đầu tư trên TTCK, xác định dấu hiệu mua bán và đưa ra chiến lược phân
bổ đầu tư hợp lý nhằm mang lại lợi nhuận ròng cho quỹ.
Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2): là quỹ thành viên với mục tiêu đầu tư
là tối ưu hóa các cơ hội đầu tư tăng trưởng cao từ quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân, các ngành có tiềm năng tăng trưởng, các công cụ tài
chính mới.
8


Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư: là dịch vụ chuyên biệt dành riêng cho các nhà
đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân có số vốn lớn nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi
ro cho tài sản đầu tư ủy thác thông qua trao đổi, tư vấn và phân tích.
Tổng tài sản quản lý
Với số vốn huy động ban đầu là 300 tỷ đồng cho Quỹ đầu tư VF1 năm 2004, sau
các đợt tăng vốn và thành lập các quỹ mới, tổng quy mô tài sản mà công ty VFM đang
quản lý đến nay là hơn 4,000 tỷ đồng (năm 2010). Ngoài việc gia tăng tài sản hiện tại,
chúng tôi còn có kế hoạch huy động thêm nguồn vốn mới thông qua việc tập trung thiết
lập các sản phẩm quỹ mới áp dụng kỹ thuật, các quy định, cơ chế mới của cơ quan nhà
nước trong tương lai.

Theo hướng dẫn của thông tư 183/2011 của Bộ Tài Chính, Ngày 1/3, CTCP quản
lý Quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đã nộp hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ mở, đây là hồ
sơ xin thành lập quỹ mở đầu tiên nộp lên UBCK. Quỹ mở đầu tiên mà Công ty xin phép
thành lập là quỹ đầu tư chỉ số VFMVN30. Nếu được cấp phép, VFM sẽ triển khai đồng
bộ các giải pháp để huy động vốn cho quỹ, nhằm sớm gia tăng các hoạt động vào TTCK
Việt Nam trong bối cảnh đang có những triển vọng khả quan hơn.
 Tìm hiểu về quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1)
9



Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) là quỹ công chúng dạng đóng đầu
tiên của Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước
với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng trong vòng 10 ngày vào tháng 4/2004. Quỹ đầu tư
VF1 được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM từ tháng 11/2004.
Mục tiêu mà Quỹ đầu tư VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư
cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa các rủi ro cho nguồn vốn đầu
tư của quỹ. Phần lớn các thương vụ đầu tư sẽ được tập trung vào các loại chứng khoán
đang và sẽ niêm yết trên TTCK Việt Nam. Chứng khoán này bao gồm chứng khoán của
các công ty đang niêm yết trên thị trường, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công
ty, cổ phiếu của các công ty cổ phần. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ còn nhắm đến trong quá
trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị,
nâng cao năng lực cạnh tranh… nhằm làm gia tăng giá trị của chính các công ty này và vì
thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.
Các cột mốc chính:



Năm 2004: khởi đầu với số vốn điều lệ 300 tỷ đồng
Năm 2006: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

Năm 2006: Trở thành quỹ hoạt động hiệu quả nhất trong nhóm các
thị trường mới nổi




Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng




31/12/2008: Tổng giá trị tài sản ròng là 1.697 tỷ đồng



31/12/2009: Tổng giá trị tài sản ròng là 2.479,9 tỷ đồng



31/12/2010: Tổng giá trị tài sản ròng là 2.276,3 tỷ đồng

Thông tin chi tiết
Tên quỹ

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam

Tên viết tắt

Quỹ đầu tư VF1

Mã giao dịch

VFMVF1 (niêm yết tại HOSE)

Vốn điều lệ

1.000 tỷ đồng

Mệnh giá

10.000 đồng/đơn vị quỹ


Thời hạn hoạt động

10 năm kể từ ngày thành lập

Ngày thành lập

20/05/2004

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
10


Công ty kiểm toán

Công ty PricewaterhouseCoopers (PWC)

Chính sách cổ tức

Hàng năm, dựa trên cơ sở cổ tức từ các khoản đầu tư và được sự
chấp thuận của Đại hội Thường niên.
- Phí quản lý: 2%/ NAV/ năm,
- Phí giám sát: 0,02%/ NAV/ năm (chưa bao gồm VAT 10%)
- Phí lưu ký: 0,06%/ NAV/ năm (không chịu thuế VAT)
- Thưởng hoạt động & các phí khác.

Phí


Các giấy phép liên quan
Giấy phép phát hành
chứng

Giấy phép số 01/GP-QĐT ngày 24/03/2004 do UBCKNN cấp.

chỉ quỹ ra công chúng
Giấy phép hoạt động
của quỹ

Giấy phép số 01/UBCK-ĐKQĐT ngày 20/05/2004 do UBCKNN
cấp.

Giấy phép niêm yết
chứng chỉ quỹ

Giấy phép số 01/UBCK - NYQĐT ngày 22/09/2004 do
UBCKNN cấp.

Ngay ngày đầu chào sàn, có 381.920 chứng chỉ VFMVF1 được chuyển nhượng
với mức giá 10.100 đồng/CCQ. Sang phiên thứ hai, có 182.400 chứng chỉ được chuyển
nhượng và tiếp tục dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch…
Thống kê một số biến động NAV của quỹ VF1 qua các năm:
Ngày

NAV (đồng)

Ngày

NAV (đồng)


23/11/2004

10.025

28/05/2009

19.548

04/11/2005

12.21

15/10/2009

29.158

26/05/2006

23.393

07/01/2010

25.920

08/12/2006

26.676

06/05/2010


25.589

05/01/2007

33.042

30/09/2010

22.001

26/01/2007

39.62

05/05/2011

18.006

09/03/2007

52.041

01/09/2011

16.550

11



04/05/2007

40.007

29/12/2011

12.868

28/12/2007

38.15

02/02/2012

13.989

15/05/2008

20.661

23/02/2012

14.915

25/12/2008

16.886

01/03/2012


15.144

3.

TRIỂN VỌNG – GIẢI PHÁP
Ngành công nghiệp quản lý quỹ được xem là một trong những ngành quan trọng
nhất đối với nền kinh tế, có tác dụng làm đòn bẩy cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, thực trạng của ngành công nghiệp quản lý quỹ Việt Nam chưa được xác định ở vị
trí nào trong nền kinh tế. Từ thực tế này, theo Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam
(VAFI), cần phải xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp quản lý quỹ.
Để ngành công nghiệp quản lý quỹ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế, VAFI
đang xây dựng những giải pháp phát triển ngành công nghiệp quản lý quỹ.
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký VAFI, không nên hạn chế tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng chỉ quỹ thuộc các quỹ đầu tư
chứng khoán được thành lập theo Luật chứng khoán Việt Nam. Việc này sẽ làm tăng tính
thanh khoản của chứng chỉ quỹ, dễ dàng hơn nhiều trong công tác huy động vốn. Ngoài
ra, cũng cần xem xét cải tiến những quy định bất cập trong việc xin phép thành lập quỹ
đầu tư chứng khoán. Theo đó, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết và rút
ngắn thời gian cấp phép nhằm tạo điều kiện cho công ty quản lý quỹ trong việc huy động
vốn, tránh tình trạng bị mất thời cơ do thời gian cấp phép quá lâu.
Khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập theo pháp luật VN và
được coi là nhà đầu tư trong nước. Để tạo một sân chơi công bằng hơn cho các công ty
quản lý quỹ, việc cần thiết là tăng tính thanh khoản và sự đa dạng cho các sản phẩm quỹ.
Việc cho phép thành lập quỹ mở sắp tới là một bước tiến quan trọng giúp cho giá chứng
chỉ quỹ giao dịch sát với giá trị tài sản ròng, sẽ giúp thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ những
nhà đầu tư chưa tham gia thị trường. Cũng cần thiết cho phép áp dụng trong chừng mực
hợp lý các sản phẩm đầu tư (bán khống, sản phẩm phái sinh...), vì phần lớn lợi nhuận của
các quỹ đầu tư quốc tế không phải đến từ việc chạy theo thị trường (đoán “đáy”, đoán
“đỉnh”) mà từ khả năng dùng chất xám để mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư trong mọi
bối cảnh thị trường.

Mức tăng trưởng NAV của các quỹ Việt Nam hiện thấp hơn chỉ số chuẩn (Index),
trong khi đó ở nước ngoài các quỹ tính trung bình hoạt động tốt hơn. Điều này không hẳn
do trình độ của các quỹ tại Việt Nam là kém mà do có quá ít các sản phẩm đầu tư để các

12


quỹ có thể “chiến thắng” thị trường. Khi không thể “chiến thắng” thị trường thì quỹ cũng
không thể huy động vốn đầu tư thành công.
Với thông tư 183/2011 của Bộ Tài Chính về việc hướng dẫn thành lập và quản lý
quỹ mở, các công ty quản lý quỹ Việt Nam chuẩn bị ra mắt thị trường những sản phẩm
mới, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại của nước ta cũng như bắt kịp sự phát triển của
thế giới. Quỹ mở có những đặc điểm hấp dẫn nổi bật so với các loại hình đầu tư khác. Có
thể kể đến như sau:
Thứ nhất, quỹ mở luôn đảm bảo tính thanh khoản cao, NĐT có thể rút vốn
bất kỳ lúc nào, với số tiền rút ra gần sát với giá trị tài sản ròng của quỹ.
Thứ hai, với một số vốn không lớn, NĐT có thể tham gia đầu tư vào nhiều
lĩnh vực khác nhau thông qua các quỹ đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản…
Trong khi đầu tư theo kiểu nhỏ lẻ như hiện tại, NĐT không dễ làm được điều này, nên
khó phân tán rủi ro. Đơn cử như với thị trường trái phiếu, tuy NĐT nước ngoài, trong đó
có nhiều NĐT Nhật Bản, rất muốn đầu tư vào thị trường này từ nhiều năm nay, nhưng
không thể, do nhiều hạn chế. Khi quỹ mở đi vào hoạt động, việc đầu tư vào thị trường trái
phiếu Việt Nam của chúng tôi sẽ có cơ hội được hiện thực hóa.
Thứ ba, danh mục đầu tư của các quỹ mở thường được chọn lọc kỹ lưỡng
thông qua đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy. Điều này góp phần đảm bảo cho
khoản mục đầu tư của NĐT có cơ hội sinh lời tốt hơn so với đầu tư nhỏ lẻ.
Thứ tư, quỹ mở được vận hành bởi một ban đại diện chuyên nghiệp, am
hiểu sâu về thị trường, nên trong quá trình đầu tư họ sẽ có sự phản ứng linh hoạt, hiệu
quả hơn so với kiểu đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ. Với NĐT nước ngoài, lợi thế này rất quan
trọng, bởi họ không đủ thời gian, nhất là khó có điều kiện tìm hiểu sâu sắc thông tin về

doanh nghiệp, về thị trường Việt Nam để đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả.
Thứ năm, hiện tại, đối với NĐT nước ngoài, khi khoản tiền họ chuyển vào
Việt Nam mà chưa giải ngân thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, với tỷ lệ gần như
không đáng kể. Tuy nhiên, khi tham gia quỹ mở, họ có cơ hội được nhận một tỷ lệ lãi
suất hấp dẫn hơn mức lãi suất không kỳ hạn hiện nay.

13



×