Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.37 KB, 5 trang )

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA
THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
1. Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế tiêu dùng được áp dụng
phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau: Pháp gọi là
thuế tiêu dùng đặc biệt, Thụy Ðiển gọi là thuế đặc biệt. Đối với Việt Nam,
tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban
hành năm 1951. Luật Thuế TTĐB ban hành lần đầu tiên vào năm 1990, ban
đầu chỉ nhằm vào 6 mặt hàng: thuốc lá, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã.
Kể từ khi ban hành đến nay, Luật thuế TTĐB đã qua nhiều lần bổ sung sửa
đổi cho phù hợp với chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong
mỗi giai đoạn phát triển.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào một số hàng hoá và dịch vụ,
nhằm điều tiết hướng dẫn sản xuất, điều tiết tiêu dùng của mỗi quốc gia
trong từng thời kỳ.
Việc quy định các hàng hóa, dịch vụ nào thuộc đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt tùy thuộc vào chính sách điều tiết của từng nước, xuất phát
từ hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính sách điều tiết, hướng dẫn sản xuất tiêu
dùng của Nhà nước, phong tục và tập quán tiêu dùng của một số loại hàng
hóa, dịch vụ trong từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cụ thể. Nhìn
chung, các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB thường có các tính chất sau:
- Một số hàng hoá, dịch vụ có giá bán cao.
- Cầu của những hàng hoá này thường kém co giãn so với giá cả.
- Hàng hoá có thể có hại cho sức khoẻ, làm ảnh hưởng không tốt đến
môi trường.
2. Đặc điểm
Thuế tiêu thụ đặc biệt có đặc điểm sau:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt có tính chất gián thu. Tính chất gián thu của
loại thuế này thể hiện: Thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng
hàng hoá và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả
của hàng hoá, dịch vụ mà người đó tiêu dùng và người sản xuất và kinh


doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB là người nộp thuế cho nhà nước
thay cho người tiêu dùng. Như vậy, người sản xuất, nhập khẩu hàng hoá,
kinh doanh dịch vụ sẽ nộp thuế TTĐB và khoản thuế này được chuyển vào


giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người tiêu dùng cuối cùng phải gánh
chịu .
- Thuế TTĐB là thuế tiêu dùng, nhưng khác với thuế Thu nhập doanh
nghiệp và thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế
hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hoá, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết.
- Thuế TTĐB thường có mức thuế suất cao nhằm điều tiết sản xuất và
hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, thông qua đó nhằm điều tiết một phần thu nhập
của những người tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ này.
Do đối tượng của Thuế TTĐB chỉ áp dụng với một số hàng hoá, dịch
vụ nên các nước thường áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB cao để hướng
dẫn sản xuất, tiêu dùng qua đó cũng điều tiết một phần thu nhập của những
người tiêu dùng các hàng hoá dịch vụ có thu nhập cao, đảm bảo công bằng
xã hội.
- Thuế TTĐB chỉ thu ở khâu sản xuất hoặc khâu nhập khẩu, cung ứng
hàng hoá dịch vụ. Khi hàng hoá và dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông
thì không phải chịu thuế TTĐB.
- Cơ sở được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu đã
nộp thuế TTĐB nếu có chứng từ hợp pháp. Số thuế TTĐB được khấu trừ đối
với nguyên liệu tối đa không quá số TTĐB tương ứng với số nguyên liệu
dùng sản xuất ra hàng hoá đã tiêu thụ. Việc khấu trừ tiều thuế TTĐB được
thực hiện cùng với việc khai nộp thuế, xác định bằng công thức:
Số thuế TTĐB phải nộp= Số thuế TTĐB phải nộp của hàng xuất kho
tiêu thụ trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nguyên vật liệu mua vào
tương ứng với số hàng xuất kho tiêu thụ trong kỳ.
Đặc điểm này cho phép phân biệt thuế TTĐB với thuế GTGT. Thuế

GTGT được thu trên mỗi khâu sản xuất luân chuyển của hàng hoá, dịch vụ.
Vì vậy, việc quản lý thuế TTĐB đòi hỏi phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ,
đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự thất thu thuế TTĐB tại khâu sản xuất,
cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu.
3. Vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực
hiện chức năng hướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội. Để thực
hiện mục tiêu này, việc áp dụng thuế TTĐB nhằm hạn chế sản xuất, cung
ứng một số hàng hoá, dịch vụ mà việc sản xuất, tiêu dùng gây ra tình trạng ô
nhiễm môi trường, có hại cho sức khoẻ của người dân làm ảnh hưởng tới sự
phát triển của quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, thuế TTĐB còn


nhằm điều chỉnh nguồn lực tài chính có lợi cho lợi ích quốc gia trên các
phương diện kinh tế, xã hội, chính trị. Thể hiện vai trò này, hầu hết các nước
đều quy định thuế suất cao trong Luật thuế TTĐB.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập
của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý và
để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng một số hàng
hóa, dịch vụ đắt tiền, chưa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận
người dân. Qua đó thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước
một cách tập trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này. Ai tiêu
dùng nhiều các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế
nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng
các hàng hóa, dịch vụ đó, đặc biệt là những hàng hoá dịch vụ đắt tiền mà
người tiêu dùng chủ yếu là những người có thu nhập cao.
- Cùng với thuế GTGT, TNDN, thuế TTĐB đóng góp số thu quan
trọng cho NSNN. Trong những năm gần đây, số thu từ thuế TTĐB luôn tăng
qua các năm và thường chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng số thu từ thuế và
phí.

Đv: tỷ đồng
Năm
Nội dung
Thuế
TTĐB
Tỷ trọng
%
Tổng số thu
từ thuế và
phí

Năm
2001

Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

Năm 2006
( TT)

6.230


7.377

8.954

12.609

15.703

17.478

6,29

6,41

6,39

7,31

7,71

7,17

99.048

115.10
1

140.038 172.497


203.80
7

243.466

(Nguồn: Ban Dự toán - Tổng Cục Thuế)

4. Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt và các sắc thuế khác.
Thuế nhập khẩu có mục đích bảo hộ, thuế TTĐB có mục đích điều tiết
đặc biệt, thuế GTGT có mục đích điều tiết phổ cập. Mỗi mục đích được một
sắc thuế đảm nhiệm, vì vậy chúng độc lập với nhau. Chúng có quan hệ với


nhau thông qua việc chuyển thuế thông qua việc chuyển thuế vào giá cả
hàng hoá, dịch vụ.
Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì phải chịu thuế giá trị
gia tăng đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt. Chẳng hạn, cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc
diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở này kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc
biệt đồng thời phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng để đảm bảo tính liên
hoàn của thuế GTGT.
Các hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi lưu thông
trên thị trường, tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì các cơ sở
kinh doanh các mặt hàng này không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng
phải nộp thuế giá trị gia tăng .
Cơ sở nhập khẩu hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt cùng với thuế Nhập khẩu và thuế GTGT theo từng lần nhập
khẩu.





×