Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Luật tài chính HK vai trò của pháp luật thuế ở nước ta hiện nay giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò đó trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhấp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.74 KB, 16 trang )

B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THUẾ Ở NƯỚC TA
1. Thuế và lịch sử hình thành pháp luật thuế ở Việt Nam
Thuế là một khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên
trong xã hội. Khoản thu đó mang tính bắt buộc không hoàn trả trực tiếp và được pháp
luật quy định. Sự xuất hiện của nhà nước đòi hỏi phải có cơ sở vật chất để đảm bảo
điều kiện cho nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình.
Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần
thiết làm công cụ để phân phối lại một phần của cải xã hội và hình thành quỹ tiền tệ
tập trung của nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu
tạo khả năng và nguồn thu để thuế khóa tồn tại và phát triển. Như vây, thuế là một
phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng
chức năng của nhà nước. Thuế hình thành, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển
của nhà nước. Thuế được nhà nước sử dụng như một công cụ kinh tế quan trọng nhằm
huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hòa
thu nhập trong xã hội.
Ở Việt Nam thuế bắt đầu xuất hiện từ thời kỳ đầu của chế độ phong kiến nhằm
tập trung ngồn công quỹ cho nhà nước nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Mặc dù
vây, cho đến năm 1013, vào đời vua Ly Thái Tổ việc đánh thuế mới được hình thành
một cách có tổ chức, có hệ thống. Đến khoảng thế kỷ XVI – các triều đại đặt thêm
nhiều loại thuế mới như thuế đò, thuế chợ, thuế muối…
Sang thời kỳ Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa pháp đã ban hành nhiều loại
thuế. Tiêu biểu như thuế Rượu, thuế muối, thuế đoan, thuế môn bài… hệ thống thuế
thời kỳ này mang nặng tính vơ vét và bóc lột.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ ra đời, việc xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân
đạo( thuế thân, thuế muối…)nhà nước đã dân dần hình thành hệ thống thuế mới. Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn cụ thể. Hệ
thống pháp luật thuế ở Việt Nam ngày càng đi tới sự ổn định và hoàn thiện. Từ
1/1/1990 hệ thống pháp luật thuế Việt Nam được cải cách một cách toàn diện: từ hệ
thống thuế có sự phân biệt giữa các khu vực kinh tế với các sắc thuế khác nhau sang


1


thành một hệ thống thuế được áp dụng thống nhất cho mọi thành phần kinh tế. Xuất
phát từ đặc điểm của thuế có tính chất bắt buộc trên phạm vị rộng, hệ thống pháp luật
thuế được ban hành dưới dạng Luật, pháp lệnh, nghị định…hiện nay, ở nước ta có
những loại thuế như: pháp luật thuế giá trị gai tăng; pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt;
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế môn bai; thuế tài nguyên; pháp luật
thuế đối với đất đại…
2. Các sắc thuế cơ bản ở nước ta hiện nay
2.1. Pháp luật thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu trên phần giá giá trị tăng thêm của hàng
hóa địch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng( điều 1 luật
thuế GTGT). Thuế GTGT xét về bản chất là một loại thuế gián thu có đối tượng chịu
thuế rất rộng: thuế giá trị gia tăng không tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ mà
chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm. Nếu dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa
dịch vụ, số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn
lưu thông khác nhau.
Từ đó có thể khái quát: pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạp pháp
luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình
đăng ký, kê khai, nộp thuê, quản lý và quyết toán thuế GTGT. Pháp luật thuế này có
phạm vi tác động rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội. Chỉ có thể ban hành khi
các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định – những điều kiện chủ yếu ở đây là
các tiêu chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các
cơ quan tham gia quản lý, thu thuế GTGT. Ở Việt Nam, thuế này được ban hành lần
đầu tiên từ năm 1997 và chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/1999.
2.2. Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc
biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất tiêu dùng và đồng thời tăng nguồn
thu cho ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt có phạm vi tương đối hẹp, thuế

suất có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường cao hơn so với thuế suất

2


của các loại thuế gián thu khác, loại thuế này thường chỉ được thu một lần ở khâu sản
xuất hoăc nhập khẩu.
Tại Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành lần đầu tiên năm 1990 sau
nhiều lần sửa đổi bổ sung thi đến nay chúng ta đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 2003 sửa đổi bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998.
2.3. Pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
So với các loại thuế nội địa thi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có nhiều điểm
khác biệt: thuế xuất khẩu, nhập khẩu có đối tượng chịu thuế là các hàng háo được
phép vận chuyển qua biên giới. Thuế này không hoàn toàn là thuế trực thu hay gián
thu, phụ thuộc vào người nộp thuế lúc đấy có đồng thời là người phải chịu thuế hay
không. Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều
tiết hoạt động xuất, nhập khẩu.
Pháp luật thuế xuất, nhập khẩu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình đăng ký,
kê khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế hoàn thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi
phạm tranh chấp thuế xuât, nhập khẩu phát sinh giữ nhà nước và người nộp thuế.
2.4 Pháp luật về thuế thu nhập
Xuất phát từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập đảm bảo công
băng xã hội, nhu câu tài chính của nhà nước và nhu cầu điều tiết các hoạt động kinh tế
xã hội thi thuế thu nhập ra đời. Đối tượng đánh thuế của loại thuế này là thu nhập, đây
là loại thuế trực thu. Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nó còn
góp phần điều tiết nền kinh tế, điều tiết thu nhập xã hội. Đây là loại thuế phức tạp, có
tính ổn định không cao, việc quản lý và thu thuế tương đối khó khăn, chi phi quản lý
thuế thường lớn hơn các loại thuế khác và nguồn luật điều chỉnh loại thuế này không
chỉ là văn bản pháp luật trong nước mà còn có cả văn bản quy phạm pháp luật thuế


3


quốc tế( Vi dụ: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần). Pháp luật thuế thu nhập gồm hai
mảng là pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
2.5. Pháp luật thuế đối với đất đai
Ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều áp dụng thuế đối với đất đai mặc
dù ở mỗi quốc gia lai có nhưng tên gọi và cơ sở đánh thuế khác nhau.
Việt Nam hiện nay áp dụng ba sắc thuế liên quan đến đất đai là: thuế sử dụng
đất nông nghiệp; thuế đất và thuế chuyển quền sử dụng đất. Hiện nay, nguồn chủ yếu
của pháp luật thuế đối với đất đai có thể tìm thấy trong luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp năm 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành; pháp lệnh thuế nhà đất năm
1992; pháp lệnh thuế sửa đổi bổ sung pháp lệnh thuế nhà đất năm 1994 và các văn
bản hướng dẫn thi hành…
2.6. Luật về các loại thuế tài nguyên
Tài nguyên thiên nhiên là loại tài sản quý giá của quốc gia, thuộc sở hữu toàn
dân do nhà nước thông nhất quản lý. Trước năm 1990 nhà nước Việt Nam chưa có
chế độ thu thống nhất đối với các hoạt động khai thác tài nguyên. Năm 1990 Hội đồng
nhà nước ban hành pháp lệnh thuế tài nguyên, tuy nhiên pháp lệnh này cũng bộc lộ
một số bất cập. Cho nên, đến ngày 16/4/1998 Ủy ban thường vụ quốc hội đã ban hành
pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi bổ sung pháp lệnh năm 1990. Sau đó chính phủ tiếp
tục ra rất nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành pháp lệnh này.
2.7. Pháp luật về thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế thu hàng năm vào các cơ sở kinh doanh mọi thành
phần kinh tế nhằm giúp nhà nước thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý các cơ
sở kinh doanh, các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Về bản chất thuế môn bài
là loại thuế mang tính lệ phí. Chế độ thuế môn bài của nước ta hiện nay được quy
định trong nhiều văn bản pháp luật như: Nghị định số 75/2002/ NĐ – CP ngày


4


30/08/2002 về việc điều chỉnh thuế môn bài; thông tư số 96/2002/TT – BTC, ngày
16/12/2002 của Bộ tài chính về thuế môn bài…
II. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT THUẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Pháp luật thuế là cơ sở pháp lý quan trọng và ổn định cho nguồn thu,
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Một nền tài chính quôc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguôn thu nội bộ
từ nên kinh tế quốc dân. Trong hệ thống đòn bẩy của cơ chế mới thuế là công cụ quan
trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân theo đương lối
xây dựng CNXH ở nước ta.
Hiên nay, nguồn nguồn thu từ nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại
chuyển thành có vay có trả. Trước mắt thuế phải là một công cụ quan trọng để góp
phần tích cực vào yêu cầu giảm bội chi ngân sách, giảm lạm phát từng bước góp phần
ồn định kinh tế xã hội chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho phát triển lâu dài.
Với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, hệ thống mới được áp dụng thống nhất
giữa các thành phần kinh tế, thuế phải bao quát được hết hầu hết các hoạt động sản
xuất kinh doanh, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng xã hội. Muốn đảm bảo vốn
cho đâu tư để thực hiện tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì tỉ lệ động viên từ thuế,
phí vào ngân sách nhà nước cần giữ mức ổn định từ 20 – 22% GDP như hiện nay.
Mức động viên trên đây phải vừa phù hợp với khả năng của nên kinh tế, phải vừa phù
hợp với sức đóng góp của nhân dân.
Pháp luật thuế bao gồm các quy phạm pháp luật xác định quyền thu thuế của
nhà nước, nghĩa vụ nộp thuế của các chủ thể đủ điều kiện. Điêu này có nghĩa, nguồn
thu từ thuế chỉ có thể có được khi các bên thực hiện đúng quy đinh của pháp luật thuế.
Vấn đề đặt ra, pháp luật thuế có vai trò đến đâu và cần phải tồn tại ở mức độ thế nào
để đáp ứng về nguồn thu ngân sách nhà nước.
Trước hết, cần phải khẳng định nguồn thu từ thuế có vị trí quyết định đến cơ
câu nguồn thu ngân sách nhà nước. Theo kết quả nghiên cứu về lịch sử tồn tại và phát


5


triển của thuế qua các thời kỳ ở các quốc gia đã cho thấ: Thu từ thuế chiếm chiếm
phần lớn tổng thu ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, từ những năm 1990 trở lại đây,
nguồn thu tử thuế đáp ứng các khoản chi tiêu ngân sách nhà nươc. Các luật thuế được
ban hành để xác nhận “ động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước” như
một lý do cơ bản. Khoản thu tử thuế chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà nước,
phải đảm nhiệm cho hàng loạt cho các nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước, cho
cộng đồng xã hội. Điều này lý giải cơ cấu cân đối ngân sách nhà nước được pháp luật
ghi nhận, Điều 8 luật Ngân sách nhà nước quy định rõ: “ Ngân sách nhà nước cân đối
theo nguyên tắc tổng thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng chi thường xuyên và
góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển”. Với nhưng lý do đó, bất kỳ
quốc gia nào cũng cần phả có và mong muốn có được hệ thống pháp luật thuế đầy đủ
với tư cách là căn cư pháp lý vững chắc để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà
nước. Mọi thay đổi về cơ cấu hệ thống luật thuế, nội dung từng luật thuế đều ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả thu ngân sách nhà nước từ thuế. Vì vây, có thể khẳng
định vai trò của pháp luật thuế trong việc tạo căn cứ pháp lý hình thành nguồn thu ổn
định cho ngân sách nhà nhà nước.
2. Pháp luật thuế được sử dụng như một công cụ điều tiết nền kinh tế,
thực hiện đường lối trong một thời kỳ nhất đinh của nhà nước
Ngoài việc huy động thu ngân sách cho nhà nước, thuế còn có vai trò quan
trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả và thu
nhập, vì vậy căn cứ vào tình huống kinh tế cụ thể nhà nước có thể sử dụng công cụ
này để chủ động điều hành về kinh tế. Lúc hoàn cảnh kinh tế quá thịnh thi việc tăng
thuế sẽ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu, làm giảm bớt sự phát
triển nóng của nền kinh tế. Lúc hoàn cảnh sa sút sản xuất suy thoái, việc hạ thấp thuế
sẽ có tác dụng nâng cao nhu cầu tổng thuế, từ đó mà xúc tiến phục hưng nền kinh tế.
Như vây, qua việc xây dựng cơ chế thuế mà nhà nước có thể chủ động phát huy vai

trò điều hòa nền kinh tế. Dựa vào công cụ thuế, nhà nước có thể thúc đẩy hoăc hạn
chế việc tích lũy đầu tư.

6


Ban hành sắc thuế do những yêu cầu về mặt kinh tế, chính trị xã hội, nhà nước
đều có những quy định về đối tượng, phạm vi đánh thuế, thuế suất, điều kiện miễn
giảm thuế… các quy định này xét bề ngoài là một sự cưởng chế nhưng bên trong là
nhằm mục đích điều chỉnh những quan hệ kinh tế xã hội nhất định. Việc phân biệt
thuế suất đối với các sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc các ngành nghề sản xuất kinh
doanh, nhưng quy đinh về ưu đãi thuế đối với một số ngành, vùng lãnh thổ tự nó đã
điều chỉnh việc bỏ vốn kinh doanh vào các nganh nghề này hay khu vực khác của các
doanh nghiệp mà không cần phả có sự hô hào vận động của nhà nước và nhân dân,
bởi vì người nộp thuế tự họ phải tính toán nên đầu tư vốn vào đâu để có lợi và ngược
lại.
Nhà nước bằng pháp luật có khả năng quản lý, điều tiết tới mọi mặt của đời
sống kinh tế xã hội. Bằng hệ thống pháp luật thuế nhà nước thể hiện ý chí của mình
đối với đường lối phát triển kinh tế một cách gián tiếp thông qua đó thực hiện công
băng xã hội. Trong nền kinh tế thị trường các tổ chức cá nhân có thể tồn tại và vận
động theo nhu cầu và lợi ích của chính họ, điều này có thể tổn thương đến trật tự xã
hội cũng như định hướng của nhà nước trong từng giai đoạn, ở mỗi quốc gia. Giải
quyết vấn đề này, pháp luật thuế có thể làm thay đổi hoặc can thiệp gián tiếp vào hoạt
đông, vào quyết định đầu tư cảu các chủ thể nhằm đạt tới mục tiêu nhất định của nhà
nước. Thông qua hệ thống pháp luật thuế, nhà nước có thể thay đổi cơ cấu đầu tư, cơ
cấu nền kinh tế mà không cần can thiệp hành chính. Để thực hiện cơ cấu đầu tư định
trước, pháp luật thuế có nhưng quy định cụ thể khác nhau giữa nghĩa vụ thuế của đối
tượng ưu tiên và đối tượng bị hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm
thu nhập của đối tượng đầu tư, thông qua đó có thể làm thay đổi luồng chu chuyển
vốn từ khu vực đầu tư này sang khu vực đâu tư khác. Pháp luật thuế các quốc gia,

trong đó có Việt Nam đều phản ảnh rõ vai trò nêu trên. Chẳng han, việc quy định
đánh thuế hay không đánh thuế, mức thuế suất khác nhau đối với từng ngành nghề,
các mặt hàng hay các loại thu nhập đều có tác động đến các ngành, nghề, qua đó đảm
bảo sự phát triển cân đối ngành nghề trong ngành kinh tế.
Có thể dẫn chứng về vai trò của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế
thu nhập doanh nghiệp đã góp phần khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế.

7


Thông qua ưu đãi về thuế suất và chế độ miễn giảm thuế cho các dự án đầu tư đã góp
phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển nền kinh tê, khuyến khích
người dân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp mới, đầu tư xây dựng mới, mở rông quy mô
đổi mới công nghệ cải thiện môi trường sinh thái…đồng thời thuế này cũng hướng
các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vưc, ngành nghê, vùng kinh doanh theo định
hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Luật thuế này cũng đã điều tiết được hầu
hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hay vai trò của pháp luật
thuế về xuất khẩu và nhập khẩu chăng hạn. Trong bối cảnh kinh tế xã hội nhất định
thì nhà nước sẽ sử dụng thuế này như một công cụ điều tiết nền kinh tế cho phù hợp,
đặc biệt là vai trò của nó trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Hệ thống pháp luật thuế cũng có khả năng định hướng chỉ tiêu xã hội, điều
chỉnh thu nhập trong nhưng trường hợp cân thiết. Việc tiêu dùng xã hội ở mỗi quốc
gia có một định hướng khác nhau tùy theo điều kiện thực tế. pháp luật thuế Việt Nam
nghi nhận rõ sự hạn chế chỉ tiêu của các đối tượng đối với hàng hóa, dịch vụ chưa
thực sự phù hợp với giai đoạn hiện tại. Trong khi đó lại khuyến khích, tạo cơ hội tối
đa cho mọi đối tượng có thể tiếp cận đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu của
đời sống xã hội.
Ở Việt Nam, bên cạnh nhưng vai trò chung đối với nền kinh tế xã hội, pháp
luật thuế còn được nhà nước sử dụng như một công cụ thể hiện chinh sách nhà nước.
Tóm lại, thông qua chính sách thuế và nói cách khác là những pháp luật thuế cụ thể

nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận
dụng và sử dụng hợp lý mọi nguồn nhân tài, vật lực của đất nước trong việc điều
chỉnh quan hệ cung câu và cơ cấu kinh tế.
3. Pháp luật thuế là công cụ để nhà nước thực hiện việc kiểm tra gián tiếp
hoạt động sản xuất kinh doanh
Để thực hiện đúng quền và nghia vụ thuế các cơ quan quản lý thuế cùng với
đối tượng nộp thuế buộc phải quan tâm và tuân thủ nhưng quy định gắn với chế độ
chứng từ hóa đơn, nội dung kinh doanh, quy mô kinh doanh, hình thức kinh doanh, cơ

8


câu tổ chức…Điều đó cũng có nghĩa bằng việc quy định những vấn đề liên quan đến
nghĩ vụ thuế, nhà nước gián tiếp quản lý nền kinh tế. Trên cơ sở đó hệ thống pháp luật
được ban hành, sửa đổi bổ sung phù hợp với định hướng trong từng giai đoạn ở tầm vĩ
mô. Cũng như tìm nhưng biện pháp hỗ trợ phù hợp cho đối tượng nộp thuế ở tầm vi
mô. Mặt khác cũng thông qua kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế nói riêng và vi
phạm trong quá tình hoạt động gắn với tư cách của đối tượng nộp thuế nói chung.
Chứng từ hóa đơn với tư cách là: “ là nhưng giây tờ và vật mang tin phản ảnh
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành” (K7 điều 4 luạt kế toán)
thì hầu hết ở mỗi loại thuế khác nhau đều quy định chi tiết về từng loại chứng từ, hóa
đơn áp dụng cho các đối tượng nộp thuế. Và đồng thời chống thất thu ngân sách nhà
nước, thực hiện nguyên tắc công bằng, pháp luật cũng có nhiều quy định về trách
nhiệm của các cơ sở kinh doanh khi in, phát hành, sử dụng hóa đơn không đúng quy
định để gian lận và trốn thuế, quản lý tốt hóa đơn chứng từ có ảnh hưởng tích cực tới
hiệu quả quản lý của pháp luật thuế nói chung. Nó sẽ tạo ra cơ sở để xác định chính
xác giá bán các hàng hóa và dịch vụ xác định chính xác số lượng hàng hóa, dịch vụ đã
sản xuât, tiêu thụ… đồng thời nó còn cho phép cơ quan thuế phát hiện kịp thời những
đối tượng nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn chứng
từ để có biện pháp xử lý.

Thông qua nhưng biện pháp kiểm tra về thuế đó nhà nước có thể gián tiếp quản
lý những đơn vị tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó sẽ kịp thời có
nhưng biện pháp để điều chỉnh quy mô, hình thức kinh doanh cho phù hợp với những
điều kiện kinh tế cụ thể trong từng thời kỳ.
4. Pháp thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,
công bằng xã hội
Hệ thống pháp luật thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các
thành phần kinh tế các tầng lớp dân cư để đảm bảo công bằng xã hội. Sự bình đẳng
và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn
vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình

9


đẳng và công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân. Không có những
đặc quyên, đắc lợi bất hợp lý cho bất kỳ đối tượng nào.
Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa, đòi hỏi mọi người
trong xã hội phải đóng thuế ngang nhau. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao
hơn người có thu nhập thấp. Nhưng phải để cho người làm ăn có hiệu quả cao có thu
nhập cao, thậm chi rất rất cao so với những người làm ăn lười biếng, hiệu quả kém.
Khuyến khích cải tiến quản lý cải tiến kỹ thuật đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn
giỏi để có thu nhập cao một cách chính đáng.
Bình đẳng, công bằng xã hội khong chỉ là đạo lý, lý thuyết mà phải được thể
hiện bằng pháp luật, chế độ, quy định rõ ràng của nhà nước. Phải có những biện pháp
chống thất thu hiệu quả về số cơ sở thuộc đối tượng nộp thuế về căn cứ tính thuế, về
tổ chức quản lý thu thuế, về chế độ miễn giảm thuế, về kiểm tra, xử lý nghiêm minh
đối với các cá nhân tổ chức vi phạm. Thực tế việc ngày càng hoàn thiện về chế độ
thuế hiện nay thì đã được thực sự khắc phục được những hạn chế trước đây. Khiến
cho hệ thống pháp luật thuế có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo công bằng,
bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tạo một môi trường lành mạnh cho các doanh

nghiệp phát triển và tụ chứng tỏ mình. Đây cũng là một yếu tố kích thích sự phát triển
kinh tế.
5. Pháp luật thuế góp phần làm cơ sở cho đàm phán thương mại với các
quốc gia khác trên thế giớ
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế phát triển
tất yếu cuốn hút toàn thể nhân loại vào dòng chảy của nó. Quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế đã và đang tạo ra nhưng thời cơ và thách thức không nhỏ cho các quốc gia
không phát triển, trong đó có Việt Nam. Một trong nhưng thách thức đó chính là việc
xóa bỏ các rào cản tự do hóa thương mại toàn cầu trong đó quan trọng nhất là việc
cắt giảm thuế quan dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan. Đây là vấn đề có ảnh hưởng sâu săc
đến hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước trên mọi lĩnh vực. Trong đó bộ phận
vừa chịu tác động trực tiếp của trào lưu hội nhập vừa là cơ sở cho việc đàm phán
thương mại đó chính là pháp luật thuế. Hầu hết các quốc gia đều sử dụng các chính

10


sách về pháp luật thuế của minh làm “ tấm bình phong”cho các cuộc đàm phán và tất
yếu Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Pháp luật thuế vể xuất, nhập khẩu là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò này.
Bởi so với các loại thuế nội địa thì thuế xuất, nhập khẩu là lĩnh vực thuế có liên quan
đến yếu tố nước ngoài nhiều nhất và đồng thời bản thân nó cũng có khả năng ảnh
hưởng lớn nhất đến vấn đề tự do hóa thương mại quốc tế. Chính vì vậy bất kỳ quốc
gia nào chấp nhận con đường hội nhập kinh tế quốc tế đều phải chấp nhận ràng buộc
mình với các cam kết quốc tế về thuế.
Việt Nam đã phải mất gần 12 năm để đàm phán với các quốc gia nhằm gia
nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Trên thực tế qua các cuộc đàm phán thì
vấn đề về thuế là vấn đề lớn nhất mà các quốc gia quan tâm đến. Việt Nam đã phải
tham gia vào cam kết song phương và đa phương liên quan đến việc cắt giảm thuế
quan và từng bước dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan với thương mại quốc tế. Việt

Nam đã tiến hành kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương với một số nước,
vùng lãnh thổ và tham gia vào một số điêu ước quốc tế liên quan đến vấn đề tự do hóa
thương mại quốc tế. Cam kết quốc tế này đều gián tiếp hoăc trược tiếp liên quan đến
vấn đề cắt giảm thuế quan đối với các nước thành viên và đòi hỏi các nước thành viên
tham gia phải từng bước dơ bỏ dỡ bỏ các hành rào cản phi thuế quan đối với hoạt
động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư để tạo cho
thương mại quốc tế phát triển mà không găp phải bất cứ trở ngại đáng kể. Trong số
các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia thì hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung CEPT và hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được xem là hai cam kết
quan trọng nhất có liên quan đến chính sách thuế của Việt Nam.
Như vây, qua một số điều tóm tắt về quá trình đàm phán của Việt Nam với các
quốc gia khác trên thế giớ chúng ta có thể thấy được bên cạnh nhưng vai trò to lớn
khác đối với nền kinh tế trong nước thì pháp luật thuế còn có vai trò là cơ sở đàm
phán thương mại – một vai trò to lớn đối với nền kinh tế đối ngoại.

11


III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
THẾ TRONG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
Qua sự phân tích ở trên chúng ta đã biết đến năm vai trò chủ yếu của pháp luật
thế, đó là: cơ sở pháp lý quan trọng ổn định nguồn thu ngân sách đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của nhà nươc; công cụ điều tiết nền kinh tế; kiểm tra giám sát một cách gián tiếp
hoạt động sản xuất kinh doanh; góp phần đảm bảo bình đăng giữ các thành phần kinh
tế xã hội; làm cơ sở cho các cuộc đàm phán thương mại quốc tê.
Để tiệp tục phát huy các vai trò to lớn đó của pháp luật thuế, đòi hỏi chúng ta
phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
1. Nâng cao kỹ thuật lập pháp cũng như trách nhiệm của các cá nhâ, cơ
quan tổ chức có thẩm quyền để hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế

Vấn đề về kỹ thuật lập pháp là vấn đề đang đặt ra không chi riêng cho Việt
Nam mà cho tất cả các quốc gia trên thế giớ. Hiện này, Việt Nam đang thiếu một trình
độ kỹ thuật lập pháp tốt nên việc, ban hành sử đổi bổ sung kèm theo các loại văn bản
hưỡng dẫn cồng kềnh, đồ sộ là một thực tế đang diên ra đối với toàn bộ hệ thống pháp
luật Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật thuế nói riêng. Điều đó dân đến khó
khăn cho việc tiếp cận pháp luật thuế cũng như hiểu biết được pháp luật thuế của
người dân nói chung( và thậm chí là nhưng cán bộ ngành thuế trong quá trình áp dụng
pháp luật thuế vào thực tiễn).
Cũng như các luật khác trong quá trình xây dựng pháp luật thuế đòi hỏi phải
tuân theo nhưng nguyên tăc chỉ đạo để thống nhất đồng bộ trong từng loại thuế nói
riêng và toàn bộ hệ thống pháp luật thuế nói chung. Pháp luật thuế được xây dựng dựa
vào những tiêu chuẩn nhất định và điều chỉnh tổng thể các loại thuế khác nhau nhưng
có mỗi liên hệ với nhau. Có thể nói yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo nguyên tắc trung
lập của thuế, đảm bảo nguồn thu, cân đối ngân sách nhà nước, đảm bảo có sự chấp
nhận từ phia người nộp thuế… những đảm bảo này giúp cho nhà nước cân băng hệ
thống pháp luật thuế và hệ thống tổ chức tiến hành thu thuế, có được nguồn vật chất

12


phục vụ cho việc thực hiện chức năng nhà nước đồng thời cũng tạo ra sự phản ứng
tích cực trong công chúng về thuế. Việc xây dựng pháp luật thuế phải đảm bảo các
căn cứ khi xây dựng cả hệ thống pháp luật thuế và từng sắc thuế cụ thể. Có được điều
đó sẽ tạo ra những lợi ích tích cực của pháp luật thuế. Ngược lại sẽ làm cho hệ thống
pháp luật thuế chồng chéo, đi vào đời sống xã hội thiếu tính thực tế, gây phản ứng
trong dư luận dẫn đến những hệ quả xấu khác.
Mặt khác, trong quá trình soạn thảo, ban hành và áp dụng pháp luật thuế. Các
nhà lập pháp và các nhà quản lý thuế phải chú ý theo doi nhưng diễn biến hệ quả của
việc áp dụng pháp luật thuế trên thực tế và nắm vững quy luật vân động phát triển của
nền kinh tế thị trương để có thể biết được những bất cập, hạn chế, những vưỡng mắc

khi đem thực thi pháp luật thuế trong xã hội mà kịp thời sử đổi bổ sung cho phù hợp.
Về việc chỉ đạo, kiểm tra giám sát khi thực hiện: Quốc hội là cơ quan tối cao
thông qua các luật thuế, mức thuế suất, tiền phạt; phê chuẩn dự toán, quyết toán ngân
sách nhà nước. Quốc hội đồng thời có quyền tối cao trong việc kiểm tra giám sát việc
thực thi của các cơ quan nhà nhà nước trên thực tế. Vì thế, cần thiết phải nâng cao
hơn nữa vai trò của quốc hội để đảm bảo quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật thuế
đó một cách có hiệu quả. Chính phủ, Bộ tài chính cần nâng cao trách nhiệm của mìn.
Kịp thời quy đinh chi tiết, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện pháp luật thuế theo đúng tinh
thân của pháp luật. cơ quan nhà nước có thẩm quyên ở địa phương tích cực kiểm tra
hoạt động thực thi pháp luật thuế trên thực tế ở địa phương mình.
Với việc nâng cao kỹ thuật lập pháp để ban hành những văn bản pháp luật
ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với điều kiện kinh tê xã hội của nước ta hiện này và nâng
cao trình độ quản lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ tạo ra một
môi trường thuận lợi để pháp luật thuế đi vào thực tiễn.
2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam phù hợp với các yêu
cầu thực tiễn đặt ra.
Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng để có thể phát huy những vai trò sẵn có
của pháp luật thuế ở nước ta và đồng thời cũng khắc phục những hạn chế còn tồn tại.

13


Tuy nhiên, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế đòi hỏi phải đáp ứng những yêu
cầu sau:
Thứ nhât: việc hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo cho nguồn thu ngân sách
nhà nước không bị biến động lớn. Bởi một trong những vai trò quan trọng của pháp
luật thuế đó là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nược. Và để đảm bảo được một
nguồn thu ổn đinh pháp luật thuế cần có sự điều chỉnh giảm từ từ tỷ trọng thuế nhập
khẩu theo tỷ lệ tương ứng với việc tăng dần nguồn thu từ thuế nội địa. Từng bước cơ
cấu lại các sắc thuế gián thu trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước. Điều này cũng có

nghĩa là việc sửa đổi hoàn thiện pháp luật thuế cần phải được tiến hành đồng bộ và có
sự cân nhăc thấu đáo với tầm nhìn rộng. Vấn đề cắt giảm thuế từ từ là có cơ sở thực
hiện và phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan theo các hiệp định đã ký kết.
Thứ hai: Hoàn thiện pháp luật thuế trong tiến trình hội nhập quốc tế cần đảm
bảo sự bảo hộ đúng đắn, đúng mức nền sản xuất trong nước. Chúng ta nhận thấy rằng,
trong điều kiện trước mắt của Việt Nam, hội nhập kinh tế quốc tế khi nền kinh tế xuất
phát điểm còn thấp, nền sản xuất trong nước còn yếu kém về nhiều mặt thì vấn cần
thiết có một hàng ràng thuế quan để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Tuy vây, hướng
bảo hộ cần thay đổi sao cho phù hợp với cam kết quốc tế. Mức bảo hộ cao hay thấp
hoàn toàn phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của từng loại hàng hóa đối với từng loại
thị trương và chính sách của nhà nước về định hướng phát triển từng ngành.
Thứ ba: Hoàn thiện pháp luật thuế cần đảm báo sử dụng thuế như là một công
cụ quan trọng nhằm khuyến khích chuyên dịch cơ cấu kính tế có hiêu quả, thúc đẩy,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh, khuyến khích và
thu hút đầu tư nước ngoài. Đúng như vai trò điều tiết nền kinh tế của pháp luật thuế.
Thú tư: hoàn thiện pháp luật thuế phải đảm bảo môi trương pháp lý bình
đăng, công băng, áp dụng thuế thống nhất cho mọi đối tượng nộp thuế. Thuế phải đảm
bảo tính trung lập cần thiết của nó. Bỏ các quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế để thực
hiện chính sách xã hội chuyển sang thực hiện các biện pháp tài chính khác nhằm đảm
bảo sự bình đẳng và công băng.
Thứ năm: Pháp luật thuế trong quá trình hội nhập phải có tính đồng bộ, ổn
đinh và đơn giản. Cần đẩy mạnh cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch công khai,

14


dân chủ trong công tác quản lý thuế, đảm bảo dễ hiểu dễ thực hiện, giúp người nộp
thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình và cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt nhiệm vụ
quản lý thuế.
Thư sáu: Cần thực hiện pháp luật thuế theo hướng hiện đại hóa, kiện toàn bộ

máy quản lý thuế, đẩy mạnh công tác tin học hóa để hạn chế tới mức thấp nhất các
hành vi gian lân, trốn thuế, chống thất thu ngân sách, khắc phục các hiện tượng tiêu
cực yếu kem. Pháp luật thuế phải đảm bảo, vừa phù hợp, vừa tương thích với pháp
luật và thông lệ quốc tế, cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết vừa phải
phù hợp với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước.
3. Hoàn thiện các sắc thuế cụ thể để phát huy vai trò của từng sắc thuế
trong hệ thống pháp luật thuế.
Thứ nhât: Đối với thuế xuất, nhập khẩu – là loại thuế có vai trò rất quan trọng
trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nên hoàn thiện theo hướng khuyến khích tối đa sản
xuất hàng xuất khẩu, thực hiện cam kết quốc tê, đồng thời bảo hộ có chọn lọc sản xuất
trong nước có thời hạn trong thời gian chưa cắt giảm thuế theo cam kết quốc tế. Ngoài
ra cũng nên tăng cường quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, chống lại các biên pháp trợ
giá, bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam và phân biệt đối xử hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam. Thu gọn thuế suất một cách hợp lý, cụ thể là phải xây dựng lại
một biểu thuế phù hợp với các cam kết của Việt Nam. Tiếp đó là xóa bỏ các quy định
về áp dụng giá tính thuế nhập khẩu tối thiểu, thực hiện giá tính thuế nhập khẩu theo
quy đinh cảu WTO.
Thứ hai: về thuế giá trị gia tăng, nên hoàn thiện theo hướng mở rộng đối
tượng chịu thuế, giảm số nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế nhằm ổn đinh
nguồn thu cho ngân sách nhà nước và tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế
được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đồng thời giảm
chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp và hàng hóa dịch vụ… hoàn thiện hơn nữa
phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đảm bảo công bằng tránh trốn thuế, lâu thuế.

15


Thứ ba: về thuế tiêu thụ đặc biệt, cần mở rộng hơn nữa đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt với một số hàng hóa dịch vụ tiêu dùng cao cấp và một số hàng hóa
ngoại nhập trên cơ sở phân loại chính xác các nhóm hàng hóa dịch vụ cần điêu tiết. Ví

dụ: nên thêm vào danh mục thuế tiêu thụ đặc biệt các dịch vụ khách sạn cao cấp vì
đây cũng là một dịch vụ giành cho những đối tượng có thu nhập cao… điều chỉnh lại
mức thuế suất cho phù hợp với tình hình thược tiến hiện nay.
Thứ tư: về thuế tài nguyên, nên hoàn thiện theo hướng mởi rộng đối tượng
chịu thuế. Đó là các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ
có thể gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và
xử phạt hành chính. Cuối cùng về luật quản lý thuế nên quy định cụ thể cơ cấu, chức
năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế, góp phần pháp điển hóa
các quy định về nghĩa vụ, quá trình quản lý thuế đang nằm rải rác trong các văn bản
pháp luật khác nhau. Đồng thời nên quy định thêm quyền hạn cho các cơ quan thuế.

16



×