Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích và đánh giá nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay (2005 2010) những biện pháp để phát huy thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.42 KB, 48 trang )

MỤC LỤC
DANH SÁCH NHÓM
3.3.1.................................................................... Cải cách nền tài chính quốc gia
.................................................................................................................................... 39
3.3.2. Đổi mới cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực dịch vụ công..........41
3.3.3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách TCDN, tái cấu trúc DNNN.................42
3.3.4. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về tài chính............................43
3.3.5. Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra giám giát tài chính quốc gia
44
3.3.6. Cổ phần hóa DNNN............................................................................... 45
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến rõ
rệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu. Từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hoá sang nền
kinh tế thị trường - nền kinh tế mở, với nhiều loại hình doanh nghiệp mới ra đời và tồn
tại song song với nhau. Tuy nhiên Nhà nước khẳng định rằng Doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN) vẫn luôn là loại hình chủ chốt có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế chính trị của Việt Nam. Tại văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI Việt Nam khẳng định
vẫn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa tức là Doanh
nghiệp Nhà nước là thành phần chỉ đạo của nền kinh tế mở. Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp đổi mới nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà
nước. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, Quốc hội và Chính phủ đã chỉ đạo soạn thảo
và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng tạo cơ sở pháp lý nhằm đẩy mạnh quá
trình sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước. Quá


trình đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta trong thời gian qua đã thu được
những kết quả to lớn nhưng cũng có nhiều vấn đề, thách thức đặt ra đòi hỏi phải có
những giải pháp phù hợp.
Hiện nay vấn đề nguồn lưc của tài chính doanh nghiệp nhà nước là một trong
những lĩnh vực trọng tâm, nổi bật và cần được xem xét một cách cẩn trọng. Vì thế để
hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích và đánh giá nguồn
lực tài chính doanh nghiệp nhà nước ta hiện nay. Những biện pháp để phát huy
thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước”
để tiến hành nghiên cứu.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được
kết cấu thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng về nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước Việt
Nam hiện nay
Chương III: Giải pháp phát huy thế mạnh và hạn chế yếu kém của nguồn lực
tài chính doanh nghiệp nhà nước

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 1


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp nhà nước
1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Theo Sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ban hành ngày 1/1/1948,
doanh nghiệp nhà nước được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 Sắc lệnh này
ghi nhận: "Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của
quốc gia và do quốc gia điều khiển". Sau đó, những đơn vị kinh tế của Nhà nước
được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc doanh (trong nông nghiệp),
cửa hàng quốc doanh (trong thương nghiệp)…
Thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong Nghị định
338/HĐBT ngày 20/11/1991 ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh
nghiệp nhà nước. Điều 1 Nghị định này đã định nghĩa: Doanh nghiệp nhà nước là
tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ
sở hữu.
Doanh nghiệp nhà nước là pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình
đẳng trước pháp luật.
Hiện nay, khái niệm doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa trong Điều 1 Luật
doanh nghiệp nhà nước như sau: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do
Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc
hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước
giao".
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
 DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư và thành lập
Trước hết, DNNN là một tổ chức kinh tế nên phải lấy các hoạt động sản xuất
kinh doanh làm chủ yếu. Hoạt động này có tính chất liên tục trong suốt quá trình tồn
tại của doanh nghiệp theo đúng lĩnh vực, ngành nghề đã đăng ký tổ chức kinh tế chịu
trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình với tư cách là một tổ chức kinh tế, DNNN là
một thực thể độc lập với cơ quan công quyền, tổ chức xã hội.
DNNN trước hết phải được Nhà nước đầu tư vốn, nhưng vấn đề ở đây là Nhà
nước đầu tư vốn như thế nào? xét trên khía cạnh hình thành thì doanh nghiệp hay một
công ty mới thành lập, vấn đề sở hữu ban đầu quyết định loại hình của doanh nghiệp
hay của công ty đó, nếu vốn ban đầu của một công ty là vốn cổ phần thì rõ ràng là
công ty cổ phần. Nếu vốn ban đầu là của nhóm người không phải phát hành cổ phiếu

thì doanh nghiệp đó là công ty trách nhiệm hữu hạn.
Vì Nhà nước là người đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và không chia sẻ với bất cứ ai
quyền đầu tư vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, cho nên Nhà nước đương nhiên
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 2


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

là sáng lập viên duy nhất và giữ quyền quyết định, thành lập DNNN khác với doanh
nghiệp và tổ chức kinh tế khác là Nhà nước cho phép thành lập theo sáng kiến của cá
nhân, tổ chức tuân theo thủ tục do pháp luật quy định.
 DNNN do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo các mục tiêu kinh
tế - xã hội do Nhà nước giao
Doanh nghiệp nhà nước không chỉ là đối tượng quản lý của Nhà nước như các
loại hình doanh nghiệp khác, mà nó còn là công cụ để Nhà nước thực hiện điều tiết
kinh tế theo định hướng vạch ra. Do đó, một mặt, Nhà nước trao cho doanh nghiệp
quyền tự chủ sản xuất kinh doanh để doanh nghiệp đủ sức để có thể tồn tại và phát
triển được trong cơ chế thị trường trong môi trường cạnh tranh bình đẳng với doanh
nghiệp thuộc các thành phần khác. Mặt khác, Nhà nước phải thiết lập được mối quan
hệ chắc chắnm bền vững với các DNNN về mặt tổ chức quản lý doanh nghiệp. Quyền
của Nhà nước trong việc thực hiện tổ chức quản lý đối với DNNN bao gồm những nội
dung chủ yếu sau:
− Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý cho từng loại DNNN phù
hợp với qui mô của nó.
− Nhà nước quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ cấu, tổ chức
trong doanh nghiệp như Hội đồng quản trị, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc, Ban kiểm

soát, Đại hội công nhân viên chức, các tổ chức Đảng và đoàn thể xã hội và mối quan
hệ giữa các cơ cấu tổ chức này trong nội bộ với Nhà nước.
− Xác định thẩm quyền, trình tự thủ tục, của việc Nhà nước bổ nhiệm, miễm
nhiệm các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Giám đốc,
Tổng giám đốc, các thành viên HĐQT, Kế toán trưởng, các thành viên ban kiểm soát.
− Hoạt động của DNNN chịu sự chi phối của Nhà nước về các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. So với qui định tại Nghị định 388/HĐBT. "Doanh nghiệp
Nhà nước hoạt động theo định hướng của Nhà nước thì quản lý hoạt động của DNNN
theo mục tiêu đặt ra, rõ ràng là thoáng hơn phù hợp tính đa dạng của loại hình DNNN
trong cơ chế thị trường. Quản lý theo mục tiêu cho phép doanh nghiệp có thể chủ
động nghiên cứu chuyển đổi hướng kinh doanh, tất nhiên phải đăng ký theo quy định
chung. DNNN không phải thực hiện mục tiêu do Nhà nước đề ra theo thiết kế ban
đầu. Nhưng cũng không thể quy định chỉ có các doanh nghiệp công ích hoạt động trên
lĩnh vực công cộng, đảm bảo an ninh, quốc phòng, mới bắt buộc phải theo thiết kế ban
đầu của Nhà nước còn các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có thể tự thay đổi
hướng kinh doanh miễn là kinh doanh có lãi có đóng góp cho ngân sách, tạo làm việc,
thu nhập cho công nhân theo chúng tôi DNNN có thể thay đổi mục tiêu nhưng không
thể tự ý thay đổi mà không có sự cho phép của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hứu
được DNNN, do đó quyền đặt ra mục tiêu và thay đổi mục tiêu là quá trình hoạt động
của doanh nghiệp là quyền của Nhà nước.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 3


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

 DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền quản lý vốn, tài sản do Nhà nước
giao

DNNN có tư cách pháp nhân tức là nó có tư cách để trở thành một chủ thể đầy
đủ của các quan hệ pháp luật dân sự, có khả năng hưởng quyền dân sự và năng lực
dân sự, có quyền dân sự và chịu trách nhiệm dân sự.
Nói đến tài sản của pháp nhân là tổ chức kinh tế trước hết là nói đến vốn của
nó, vốn của pháp nhân phải phù hợp với quy định của pháp luật. Pháp nhân phải có đủ
số vốn cần thiết để có đủ tư cách độc lập tham gia vào các quan hệ dân sự. ở đây, tài
sản của doanh nghiệp phải hội tụ hai điều kiện:
− Tài sản của pháp nhân phải độc lập với người đầu tư và do pháp nhân độc lập
chi phối.
− Tài sản của pháp nhân phải đạt tới mức tối thiểu do pháp luật qui định (không
thấp hơn mức vốn pháp định).
DNNN cũng phải thoả mãn hai điều kiện trên đây, nhưng điều kiện 1 đối với
DNNN là rất đặc thù là vấn đề mấu chố liên quan đến hàng loạt vấn đề về tổ chức và
hoạt động của DNNN.
Một nguyên tắc luôn được đề cao đó là tài sản trong DNNN là tài sản thuộc sở
hữu Nhà nước, doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý và sử dụng. Nhưng vấn đề là ở chỗ
làm thế nào để một mặt vẫn đảm bảo về nguyên tắc tài sản của Nhà nước đầu tư vào
doanh nghiệp vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước. Mặt khác, tách bạch được giữa tài sản
của Nhà nước do Nhà nước quản lý với khối tài sản còn lại thuộc sở hữu Nhà nước tạo
tiền đề vật chất bảo đảm quyền tự chủ thực sự cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh
doanh thích ứng nhanh nhạy với những biến động ngày cangf tăng của thị trường mở
cửa hoà nhập với thị trường quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường "Các xí nghiệp chỉ tồn tại nhờ sự phân chia quyền
tài sản thành quyền vật dụng và quyền cam kết...." Quyền vật dụng hay quyền đối với
tài sản thuộc về công ty còn quyền cam kết thuộc về cổ đông... Người góp vốn chỉ có
quyền cam kết những gì liên quan đến công ty. Do đó để dnnn có thể tồn tại và trách
nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN. Bằng việc làm đó Nhà nước đã tạo ra sự tách bạch
giữa tài sản đầu tư với khối tài sản còn lại của Nhà nước. Tuy nhiên mức độ tách bạch
này chưa thể sánh với tự tách bạch ở các công ty cổ phần. Như vậy tư cách pháp nhân
của doanh nghiệp Nhà nước gắn liền với nó là trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp,

ngay cả đối với doanh nghiệp 100% với Nhà nước.
Nếu doanh nghiệp không có tài sản riêng cần thiết thì không đủ điều kiện để trở
thành pháp nhân. Doanh nghiệp không có quyền độc lập, chi phối đối với tài sản của
nó thì không có khả năng gạnh chịu pháp luật dân sự và do đó không thể trở thành chủ
thể của quan hệ pháp luật dân sự khác. Các quyền tài sản này do pháp luật quy định.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 4


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

Thực chất quyền tài sản DNNN với tư cách là một pháp nhân là các quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với tài sản của nó, khác với các quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể dân sự khác đối với tài sản của họ. Đó là các quyền lợi về tài sản theo
nghĩa rộng gồm có quyển sử dụng đối với vốn và tài sản được Nhà nước giao quyền
của chủ nợ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng dụng, quyền thu lãi do đầu tư nước
ngoài doanh nghiệp.
Ngoài tư cách là chủ thể độc lập của các quan hệ pháp luật dân sự DNNN còn
là một chủ thể cạnh tranh trên thị trường có quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh, tự chịu
trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh, tự phát triển tự ràng buộc, DNNN có quyền
tự sản xuất kinh doanh và cốt lõi vật chất của quyền này quyền tự chủ về vốn, của
DNNN được mở rộng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, giành
ưu thế trong cạnh trạnh, pháp luật cho phép DNNN được quyền sử dụng tài sản, thế
chấp tài sản (những thiết bị, nhà xưởng, quan trọng phải được cơ quan có thẩm quyền
cho phép) trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn, có quyền dùng tài sản của doanh
nghiệp để đầu tư, liên doanh góp vốn cổ phần theo quy định của pháp luật, được giữ

lại với khấu hao cơ bản để tích luỹ, sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư.
1.1.3. Phân loại doanh nghiệp nhà nước
Nhóm 1 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt
động trong các ngành, lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, hệ thống cơ sở hạ tầng
then chốt, các ngành độc quyền mà Nhà nước cần kiểm soát. Nhóm này sẽ được tái
cấu trúc về chiến lược, mô hình tổ chức, quản trị nội bộ, tái cấu trúc tài chính,
nhân sự để nâng cao hiệu quả.
Nhóm 2 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối tuyệt đối,
có quyền quyết định các vấn đề quan trọng (trên 75% vốn điều lệ), hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ công ích, bảo đảm
nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của đồng bào dân
tộc ở miền núi, hải đảo...
Nhóm 3 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối (trên 65%
vốn điều lệ) gồm những công ty quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân sách, đi
đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và có vai trò đảm
bảo các cân đối lớn cho nền kinh tế, bình ổn thị trường. Nhóm 2 và nhóm 3 sẽ
được tái cấu trúc trước cổ phần hóa, cổ phần hóa, tái cấu trúc sau CPH.
……………………
Nhóm 4 gồm các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối
hoặc không nắm giữ cổ phần hoạt động kinh doanh thuần túy. Các doanh nghiệp
thuộc nhóm 4 sẽ được đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 5


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy


1.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước
 Sự cần thiết khách quan phải có Doanh nghiệp nhà nước
Sở dĩ tất cả các quốc gia đều có DNNN, tuy tỷ lệ có khác nhau giữa các nước, là
vì:
− Nhà nước cần có thực lực về kinh tế để thực hiện các tác động quản lý đối với
nền kinh tế nói riêng, xã hội nói chung.
− Nhà nước cần tích tụ, tập trung tư bản xã hội để tạo nên những bàn đạp ban đầu
cho sự khởi phát kinh tế.
− Trong thời kỳ tích luỹ ban đầu, lượng tích luỹ của nhân dân còn quá phân tán
và nhỏ bé, không đáp ứng được yêu cầu về quy mô vốn đầu tư tối ưu cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Phải có sự tập
trung của Nhà nước để mọi nguồn vốn nhỏ bé, rải rác của nhân dân được dồn tích lại,
đủ để xây dựng nền móng chung cho toàn xã hội.
− Có một số hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp không của Nhà nước không
được làm, không làm được và không muốn làm, còn Nhà nước thì không thể để xã hội
thiếu sản phẩm hoặc dịch vụ.
− Nhà nước không thể để cho xã hội thiếu sản phẩm và dịch vụ là vì: việc thiếu
hàng hoá, dịch vụ có thể gây nên các bất ổn về chính trị- xã hội.
 Vai trò của Doanh nghiệp nhà nước
DNNN là một công cụ kinh tế đặc biệt trong hệ thống các công cụ kinh tế để Nhà
nước thực hiện sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nói riêng, toàn xã
hội nói chung một cách hiệu lực.
Vai trò này thể hiện trên hai mặt:
− Là công cụ kinh tế để Nhà nước gây áp lực kinh tế đối với các đối tượng mà
Nhà nước muốn dùng áp lực kinh tế để điều chỉnh.
− Là công cụ kinh tế để Nhà nước bày tỏ thiện chí, thiện cảm, tính nhân văn,
nhân đạo của giai cấp cầm quyền, mà Nhà nước là đại biểu, đối với toàn thể cộng
đồng, để từ đó dành lấy thiện cảm của toàn thể cộng đồng xã hội đối với giai cấp cầm
quyền, mà Nhà nước là đại diện. Cả hai mục đích trên của Nhà nước đều có thể đạt

được bằng nhiều cách khác.
− DNNN là con đường tích tụ và tập trung vốn ban đầu cho quá trình công
nghiệp hoá , hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân ở các nước mới phát triển.
− Nhà nước bằng các hoạt động tập hợp vốn của mình trong nhân dân, những
lượng vốn nhỏ bé, rải rác, chưa đủ để lập nên các cơ sở công nhiệp nhà nước ban đầu.
Từ những điểm tựa này, công dân từng bước trưởng thành tích luỹ thêm vốn và kinh
nghiệm, đến một giai đoạn nào đó sẽ tự thân lập nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất
của riêng mình, hoặc tiếp quản sự chuyển giao các DNNN của Nhà nước theo trình tự
từng phần hoặc toàn bộ. Sứ mạng này của DNNN đã từng có ở nhiều quốc gia vào các
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 6


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

năm sau đại chiến thế giới lần thứ hai. Lúc đó các nước này phải qua Nhà nước mà tập
trung vốn để gây dựng nền tảng ban đầu cho nền công nghiệp của đất nước, mà nếu
không làm như vậy thì không ai có đủ vốn tối thiểu cần thiết cho sự nghiệp công
nghiệp hoá đất nước.
 DNNN có vai trò hỗ trợ công dân lập nghiệp
− Thông qua DNNN, Nhà nước dựng nên những trung tâm công nghiệp, có khả
năng thu hút quanh mình các vệ tinh, thuộc các thành phần kinh tế khác, với những
quy mô và kỹ thuật khác nhau, thực hiện một số công đoạn hoặc cung ứng dịch vụ
công nghiệp cho trung tâm, theo sự đặt hàng của trung tâm, hoặc được trung tâm cung
cấp các phế liệu, phế thải để dùng làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp vệ tinh này.
Bằng cách này, nhà nước tạo ra việc làm cho dân.
− Thông qua DNNN, Nhà nước thực hiện các ý đồ phân bố công nghiệp theo

hướng đem lại ánh sáng văn minh cho mọi vùng lãnh thổ, xoá bỏ sự cách biệt quá
mức giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và vùng núi.
− DNNN giữ vai trò bổ sung thị trường khi cần thiết: Chức năng này được các
DNNN thực hiện thông qua việc chúng cung cấp cho thị trường những hàng hoá và
dịch vụ theo chủ trương, kế hoạch nhà nước nhằm vào các khoảng trống của cung.
1.1.5. Sự khác nhau giữa DNNN của nước ta so với DNNN trên thế giới
TIÊU CHÍ DOANH
NGHIỆP
NHÀ
STT
DNNN TRÊN THẾ GIỚI
SO SÁNH
NƯỚC VN
1
Khái niệm
- Do nhà nước sở hữu 100%/ - Rất rất ít doanh nghiệp mà
vốn điều lệ;
nhà nước sở hữu 100% vốn
- CTCP mà nhà nước nắm cổ điều lệ;
phần đa số hoặc chi phối chưa - Doanh nghiệp mà nhà nước
hẳn được xem là DNNN mà nắm giữ cổ phần chi phối
được xem như đã cổ phần hóa
được coi là DNNN:
+ Rất ít loại hình doanh
nghiệp mà nhà nước nắm giữ
cổ phần đa số ( trên 75%);
+ Nhà nước nắm cổ phần chi
phối trên 30%/VĐL được xem
là DNNN;
- Việc bán bớt hoặc bán toàn

bộ cổ phần nhà nước được coi
là tư nhân hóa DNNN;
2
Loại
hình - Liên quan đến an ninh quốc - Các nước phát triển như
doanh nghiệp phòng, những lĩnh vực cực kỳ nhóm G7 chẳng hạn còn rất ít
không
cổ nhạy cảm;
DNNN;
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 7


Tài chính công _ 210810601

phần hóa

3

4

5

- Doanh nghiệp công ích;
- Số lượng DNNN không cổ
phần hóa khoảng trên 1000
doanh nghiệp

Hình

huy
vốn

thức - Vay vốn từ các tổ chức tín
động dụng;
- Vốn nhà nước cấp;
- DNNN không thể huy động
được vốn cổ phần, không thể
niêm yết, do vậy qui mô của
khối DNNN ngày càng nhỏ bé
so với các DNNN đã cổ phần
hóa hoặc doanh nghiệp cổ phần
tư nhân trừ 1 vài DNNN giữ vị
thế độc quyền trong những
ngành quan trọng như dầu khí,
bưu chính viễn thông, điện lực,
tài nguyên khoáng sản;
Chế độ công - Chưa có cơ chế để DNNN
khai
minh phải công bố báo cáo tài chính
bạch
lên Website và các phương tiện
thông tin đại chúng, trừ lĩnh
vực tài chính ngân hàng;
- Ít có DNNN tự nguyện công
bố báo cáo tài chính lên trang
Web;
- Rất khó nắm bắt được tình
hình tài chính và tình hình hoạt
động của các Tập đoàn , Tổng

công ty, DNNN 1 cách chi tiết
Cơ quan đại - Các Bộ chủ quản;
diện cổ phần - Các UBND tỉnh, thành phố;
nhà nước
- Hội đồng quản trị Tập đoàn
DNNN;
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

- Không có khái niệm doanh
nghiệp công ích của nhà nước;
- Các nước đang phát triển
như các nước trong khu vực
chẳng hạn thì DNNN còn tồn
tại ở những lĩnh vực cực kỳ
quan trọng như Dầu khí, xăng
dầu, vận tải công cộng…
- Vay vốn từ các tổ chức tín
dụng;
- Phát hành cổ phiếu để huy
động vốn từ cổ đông nhà nước
và tư nhân;
- Hầu hết DNNN đều là
những DN lớn và phải thực
hiện niêm yết;

- Công khai thông tin về tình
hình tài chính và tình hình
hoạt động 1 cách đầy đủ và

thường xuyên như 1 doanh
nghiệp niêm yết;
- Chịu sự giám sát, chất vấn từ
các cổ đông thông qua nhiều
hình thức, chẳng hạn như từ
Đại hội cổ đông, từ việc khởi
kiện Ban lãnh đạo Doanh
nghiệp…
- Tổng công ty quản lý vốn
nhà nước như Tamasek chẳng
hạn, tuy nhiên mô hình như
Tamasek chỉ tồn tại ở 1 số
quốc gia;
Page 8


Tài chính công _ 210810601

6

7

Chế độ thu - Theo qui định của Bộ Lao
nhập
của động;
người
lao - Chỉ có cơ chế trả tiền lương,
động
tiền thưởng và phụ cấp theo
mức khống chế;

- Thu nhập tại DNNN là thấp
nếu so với những doanh nghiệp
tư nhân, DNNN đã cổ phần hóa
kinh doanh hiệu quả; Thu nhập
của Ban quản lý lại càng thấp
hơn;
- Chính sách thu hút người tài:
+ Ít có DNNN trải thảm đỏ mời
người tài, người có tâm huyết
về làm việc;
+ Người tài cũng không muốn
làm việc tại khu vực DNNN do
cơ chế thu nhập và cách thức
đãi ngộ
Tiến trình ra - Ngoài việc phân cấp cho Ban
quyết định quản lý; những quyết định quan
quản lý
trọng phải xin phê chuẩn từ cơ
quan đại diện nhà nước ;
- Tiến trình thông qua quyết
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

- Bộ chuyên ngành kết hợp
với Bộ Tài chính;
- Thành lập 1 Bộ chuyên
ngành để quản lý tất cả
DNNN:
Xóa dần Chỉ xuất hiện ở 1 số

quốc gia đang trong quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường, chẳng hạn như
Hungary, Bộ này có nhiệm vụ
quản lý để tư nhân hóa tất cả
DNNN, sau khi tiến trình tư
nhân hóa kết thúc, Bộ này
được giải thể để thành lập
UBCKNN;
- Theo cơ chế thị trường;
- Một số lĩnh vực đặc quyền
đặc lợi thì chính sách tiền
lương, tiền thưởng do cơ quan
đại diện nhà nước phê duyệt
nhưng cũng phải căn cứ vào
mặt bằng xã hội;
- Người lao động và Ban quản
lý DN còn được hưởng những
hình thức lương phi vật chất
như được mua cổ phần ưu đãi,
quyền mua cổ phần….
- Chính sách thu hút người tài:
+ Cởi mở hơn so với loại hình
DNNN đóng;
+ Những nhà quản trị tài ba
cũng không thích làm việc tại
DNNN vì bị nhiều hạn chế
- Nhà nước nắm giữ cổ phần
chi phối nhưng hoạt động như
1 cổ đông lớn;

- Cổ đông nhỏ lẻ có thể phủ
quyết những quyết định không
Page 9


Tài chính công _ 210810601

định mất nhiều thời gian

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

có lợi cho doanh nghiệp hoặc
cho họ;

1.2. Khái quát về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm nguồn lực tài chính doanh nghiệp
Theo cách hiểu thông thường, nguồn lực tài chính doanh nghiệp là toàn bộ quá
trình huy động và sử dụng vốn được thể hiện dưới hình thức giá trị. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào tồn tại trên thị trường đều phải có một nguồn lực tài chính nhất định để
thực hiện mục tiêu kinh doanh của mình, có như vậy mới giúp doanh nghiệp tồn tại và
phát triển được. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là
quá trình phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính để hình thành và biến đổi các
loại tài sản của doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị gia tăng và thu được lợi nhuận.
1.2.2. Phân loại nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Có nhiều cách phân loại nguồn lực tài chính doanh nghiệp, mỗi cách phân loại
đều có ý nghĩa nhất định trong quá trình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp. Tùy vào góc độ tiếp cận mà người nghiên cứu lựa chọn và sử dụng
cách phân loại hợp lý nhất.
 Phân loại nguồn lực tài chính theo tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng
Theo cách phân loại này thì nguồn lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm vốn

cố định và vốn lưu động.
 Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh
nghiệp.
− Tài sản cố định: là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp, phản ánh
năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài
sản cố định là những tư liệu lao động phải đáp ứng hai tiêu chuẩn sau:
+
Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
+
Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do
Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế
toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên).
− Phân loại tài sản cố định: Phân theo hình thức biểu hiện thì tài sản cố định
bao gồm: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
+
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất, được
chia thành các nhóm sau:
 Nhà cửa, vật kiến trúc
 Máy móc, thiết bị
 Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
 Thiết bị, dụng cụ quản lý.
 Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 10


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy


 Các TSCĐ hữu hình khác.
+
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất,
thể hiện những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu
kỳ kinh doanh, bao gồm các loại sau:
 Quyền sử dụng đất
 Chi phí thành lập doanh nghiệp
 Chi phí về bằng phát minh sáng chế
 Chi phí nghiên cứu phát triển
 Chi phí về lợi thế thương mại
 Quyền đặc nhượng
 Nhãn hiệu thương mại…
 Vốn lưu động
− Khái niệm: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh
nghiệp. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần, tuần hoàn, liên tục và
hình thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
− Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện: Theo tiêu thức này, vốn lưu
động được chia thành:
+
Vốn bằng tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển, kể cả kim loại quý (vàng, bạc, đá quý…)
+
Vốn trong thanh toán: các khoản nợ phải thu của khách hàng, các khoản
tạm ứng, các khoản phải thu khác…
+
Vốn vật tư hàng hóa (hay còn gọi là hàng tồn kho) bao gồm nguyên,
nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế , công cụ, dụng cụ lao động, sản phẩm dở dang và
thành phẩm.
+

Vốn về chi phí trả trước: Là những khoản chi phí lớn hơn thực tế đã phát
sinh có liên quan nhiều chu kỳ kinh doanh như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí
thuê tài sản, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt
các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo, phải lắp dùng trong xây dựng
cơ bản.
1.2.3. Phát triển nguồn lực tài chính doanh nghiệp
Phát triển nguồn lực tài chính của doanh nghiệp phải là quá trình tăng trưởng
cả về quy mô tổng lượng nguồn lực tài chính, đảm bảo tính liên tục của nguồn lực tài
chính và tiến bộ về cơ cấu nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh
nghiệp.
 Tăng trưởng về quy mô tổng lượng tài chính của doanh nghiệp
Quy mô tổng lượng tài chính của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu từ các nguồn
sau: Lợi nhuận để lại hàng năm tăng, tăng các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, các
khoản nợ phải trả tăng và tăng thêm huy động vốn bằng phát hành cổ phần, phát hành
thêm trái phiếu công ty. Tuy nhiên phát triển nguồn lực tài chính của doanh nghiệp
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 11


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

không chỉ là việc tăng lên về quy mô tổng lượng mà là quá trình đảm bảo tính liên tục
của nguồn lực tài chính và tạo một cơ cấu nguồn lực tài chính một cách hợp lý.
 Đảm bảo tính liên tục của nguồn lực tài chính
Từ xa xưa dân gian đã có quan niệm “ Buôn tài không bằng dài vốn”, điều này
luôn nhắc nhở các nhà quản lý điều hành doanh nghiệp phải tìm cách đảm bảo cho
nguồn lực tài chính không những không xói mòn mà còn phải có tính liên tục, ngày

càng gia tăng không bị ngắt quãng trong quá trình kinh doanh của mình, tức là đảm
bảo “trường vốn” về nguồn lực tài chính. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày
nay, cơ hội này hay phòng ngừa các rủi ro này thì bản thân các doanh nghiệp phải
luôn sẵn sàng và chủ động trong nguồn lực tài chính của mình. Việc tạo lập và quản lý
sử dụng có hiệu quả quỹ dự phòng tài chính và phân bổ các nguồn lực tài chính tạo ra
một cơ cấu nguồn lực tài chính hợp lý là những giải pháp quan trọng đảm bảo tính liên
tục của nguồn lực tài chính.
 Xây dựng cơ cấu hợp lý
Cơ cấu nguồn lực tài chính là tổng thể các nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp với vị trí, tỷ trọng tương ứng và mối liên hệ hữu cơ tương đối hợp thành. Cơ
cấu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh
doanh và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Vì vậy việc xem xét lựa chọn điều chỉnh cơ cấu nguồn lực một cách
hợp lý là một trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành bán lẻ thì cơ cấu
nguồn lực tài chính có sự khác biệt khá rõ. Trong ngành này mặt hàng kinh doanh đa
dạng và tốc độ quay vòng vốn nhanh nên nhu cầu về vốn lưu động là rất lớn, mặt
khác khi đã có mặt bằng kinh doanh, cơ sở vật chất rồi thì nguồn vốn cố định phát
sinh trong ngành bán lẻ đòi hỏi không nhiều. Do vậy, tùy vào chiến lược kinh doanh
hàng năm của doanh nghiệp mà bố trí cơ cấu nguồn lực tài chính hợp lý, sử dụng và
khai thác tối đa nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Thực trạng về nguồn lực tài chính doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay
1.3. Sự ra đời của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta
Hệ thống doanh nghiệp nhà nước ta đã có hơn 40 năm xây dựng và phát triển.
Trong thời kỳ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các xí nghiệp quốc
doanh (doanh nghiệp nhà nước) là lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Chúng được hình thành từ 3 nguồn sau:
− Thứ nhất, xây dựng bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn viện trợ
hoặc đi vay (của Liên xô cũ, Trung Quốc và các nước XHCN khác trong thời kỳ đó).


Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 12


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

− Thứ hai, quốc hữu hóa xí nghiệp của các nhà tư sản mại bản, tư sản dân tộc đã
bỏ ra nước ngoài hoặc xí nghiệp nhà nước của chế độ cũ. Hình thức này được áp dụng
rộng rãi trong những năm 70 và đỉnh cao vào năm 1975, 1976.
− Thứ ba, biến các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư sản dân tọc thành các xí
nghiệp công tư hợp doanh và sau đó thành các xí nghiệp quốc doanh.
Cũng giống các nước theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa khác Việt Nam đã vận
dụng học thuyết Mác – Lênin để thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, coi
chế độ công hữu là nền tảng kinh tế để xóa bỏ sự phân hóa giàu nghèo, bất công xã
hội do nền kinh tế thị trường và chế độ tư hữu gây ra, để xây dựng một chế độ công
hữu do nhân dân lao động làm chủ. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nước
ta đã nhấn mạnh vào nhiệm vụ và vai trò của kinh tế nhà nước, coi đó là hiện thân của
chế độ công hữu có sức mạnh toàn năng trong việc tổ chức mọi hoạt động kinh tế của
xã hội đồng thời phủ nhận vai trò của thị trường, của kinh tế tư nhân.
Vì vậy nền kinh tế quốc dân ở nước ta không phải là một nền sản xuất hàng hóa
mà là một nền kinh tế hiện vật và xã hội hóa đươc quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa
tập trung quan liêu, bao cấp: Nhà nước XHCN vừa tập trung quyền lực chính trị vừa
là chủ sở hữu duy nhất và thống nhất đối với tuyệt đại đa số các tư liệu sản xuất của
xã hội và nhà nước vừa là người chỉ huy, vừa là người tổ chức thực hiện SXKD.
Ở nước ta, trong thời gian dài trước đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) doanh
nghiệp nhà nước đã hình thành và phát triển với một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, ở

tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế quốc dân như hang không, hàng hải, bưu điện,
đường sắt, nông nghiệp, lâm nghiệp, đánh cá đến các dịch vụ đơn giản. Doanh nghiệp
nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và nắm 100% các ngành then
chốt như điện, khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy công cụ, hóa chất, nhiên liệu,xi
măng, bưu điện viễn thông, giao thông đường sắt, đường thủy, ngoại thương, ngân
hàng, quốc phòng và an ninh. Trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa và
xuất khẩu, lực lượng doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm tỉ trọng tuyệt đối lớn hoặc
phần lớn đối với các sản phẩm chủ yếu như: 100% hàng dệt kim, thuốc chữa bệnh,
bia, 90% quạt điện, 85% giấy viết, vải mặc, 70% xe đạp hoàn chỉnh.
Các doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 85% vốn cố định của nền kinh tế,
90% lao động có kỹ thuật, cán bộ khoa học và quản lý được đào tạo của cả nước. Nhà
nước cũng ưu tiên nhiều nguồn lực để phát triển các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ tính
riêng trong khoảng 10 năm, từ 1976 đến 1985, nhà nước đã phân bố từ 60-70% vốn
đầu tư của toàn bộ nền kinh tế và trên 90% vốn tính dụng với lãi suất ưu đãi cho các
doanh nghiệp nhà nước.
1.4. Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 13


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

Trong một thời kỳ dài chúng ta đã mắc sai lầm quá sùng bái kinh tế quốc
doanh, đã thành lập tràn lan các doanh nghiệp nhà nước. Trong cơ chế cũ các doanh
nghiệp nhà nước đã bộc lộ yếu kém như đã trình bày ở trên.
Chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có

sự quản lý của nhà nước, hệ thống kinh tế quốc doanh vẫn được xác định vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân cần phải củng cố và phát triển nhất là trong ngành và
lĩnh vực then chốt, quan trọng, có tác dụng mở đường và tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế khác phát triển.
Doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo theo nghĩa là công cụ điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Vai trò chủ đạo của nó gắn liền với vai trò quản lý của Nhà nước đối với
nền kinh tế thị trường. Đây là yêu cầu có tính quy luật chung của sự phát triển kinh tế
xã hội, vì bản thân nền kinh tế thị trường chứa đựng những khuyết tật mà muốn khắc
phục nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.
Các doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp hoạt động các hoạt
động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích được củng cố và phát triển
trong ngành và lĩnh vực then chốt, tạo cơ sở hạ tầng và tiền đề tốt cho sự phát triển
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thông qua doanh nghiệp nhà nước, nhà nước tạo ra
nguồn dự trữ đủ mạnh để có thể can thiệp vào thị trường, thực hiện điều chỉnh các cân
đối cơ bản của nền kinh tế. Doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư có định hướng để khắc
phục bản chất “vô chính phủ” của nền kinh tế thị trường, duy trì môi trường cạnh
tranh lành mạnh, chống xu hướng độc quyền của tập đoàn tư nhân, đi đầu trong đổi
mới công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo xu hướng năng suất – chất lượng –
hiệu quả.
Như vậy, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ yêu cầu
khách quan của nền kinh tế thị trường nước ta và được ghi thành chủ trương, chính
sách và pháp luật của nhà nước. Vai trò luật định này là yếu tốc quan trọng chi phối sự
điều chỉnh pháp lý đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Để thực
hiện được vai trò đó trước hết phải kiên quyết đổi mới hệ thống doanh nghiệp này.
Việc đổi mới phải được đặt trong sự phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân và phải
xuất phát từ thực trạng doanh nghiệp nhà nước ở nước ta.
1.5.
Đánh giá chung về tình hình hoạt động và tài chính của các doanh
nghiệp nhà nước hiện nay
1.5.1. Tỷ trọng của DNNN trong nền kinh tế

Ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, sự ra đời và tồn tại của kinh tế
quốc doanh đều có những nguyên nhân khách quan chi phối. Trong suốt thời kỳ dài,
chúng ta thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lấy việc mở rộng, phát
triển khu vực kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu
cho việc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà khu vực kinh tế quốc
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 14


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

doanh đã phát triển rộng khắp trên mọi lĩnh vực và chiểm tỷ trọng tuyệt đối trong nền
kinh tế quốc dân.
Đơn vị tính: %
Kinh tế tư
Kinh tế xã hội chủ nghĩa
Chỉ tiêu
nhân cá thể
Tổng Quốc doanh và
Tổng Tư bản
Tập thể
số
công ty hợp danh
số
tư nhân
1. Cơ cấu tổng sản phẩm xã hội 70,9
35,7

35,2
9,1
2. Cơ cấu thu nhập quốc dân
67,3
24,4
42,9
2,7
3. Cơ cấu lao động xã hội
86,2
17,7
71,5
3,8
0,04
Năm 1987, cùng với việc thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung
quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp, chuyển sang cơ
chế hạch toán kinh doanh mở rộng quyền tự chủ về tài chính cho doanh nghiệp. Bằng
một loạt hệ thống văn bản pháp qui, từ quyết định 217/HĐBT ngày 14 tháng 11 năm
1987 của Hội đồng Bộ trưởng xác lập quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của DNNN,
tiếp đó là Nghị định số 500/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1998 của Hội đồng Bộ
trưởng ban hành điều lệ xí nghiệp quốc doanh. Nghị định số 98/HĐBT ngày 20 tháng
6 năm 1988 ban hành quy định về quyền làm chủ tập thể lao động tại xí nghiệp quốc
doanh...
Do áp dụng các biện pháp sát nhập, giải thể những doanh nghiệp nhỏ làm ăn
thua lỗ, đến nay còn khoảng 5.280 DNNN, giảm được hơn 7.000 doanh nghiệp.
DNNN vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nhiều ngành kinh tế khác nhau đặc biệt là
những ngành quan trọng, sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ quan trọng của nền
kinh tế như điện, nước, than, xi măng, vận tải, hàng không, bưu chính viễn thông,
công nghệ thông tin... DNNN chiếm tỷ trọng lớn trong GDP: 2005 là 38,4%, năm

2007 là 35,93%, năm 2008 là 35,54%, năm 2009 là 35,14%, năm 2010 là 33,74%.
Trong 6 năm từ 2005 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh nghiệp
là 5,01% gần bằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và kinh tế ngoài quốc doanh.
Trong giai đoạn 2005 đến 2010 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng như của
DNNN giảm do nhiều nguyên nhân. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng
năm gần 20%. DNNN là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu
thô, than, gạo, hàng may mặc. Trong lúc các thành phần kinh tế khác chưa vươn lên
được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên ngoài (chiếm 98%
dự án) góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực này.
Trong thời gian qua, phần lớn doanh nghiệp Nhà nước đã gần thích ứng với cơ
chế thị trường, đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào việc ổn
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 15


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

định nền kinh tế - xã hội, đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng. Đứng vững trước
những tác động tiêu cực của cuộc củng khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và thế
giới. Do đó lại càng chứng tỏ vai trò sức mạnh vật chất của DNNN trong việc giúp
Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, cũng như hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cũng phát triển.
Khu vực kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế quốc dân
Chỉ tiêu
2005
2007
2008

2009
2010
1. Tổng sản phẩm trong nước GDP
393.031 461.344 490.458 516.566 551.609
(tỷ đồng)
Trong đó khu vực kinh tế quốc
159.836 179.718 187.561 195.046 204.057
doanh
2. Tỷ trọng GDP của DNNN trong
38,4
35,93
35,54
35,14
33,74
tổng sản phẩm trong nước
3. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
8,23
8,46
6,31
5,32
6,78
Trong đó khu vực kinh tế quốc dân
6,17
5,91
4,36
3,99
4,62
4. Kim ngạch xuất khẩu (triệu
32,33
48,4

62,9
56,6
71,6
USD)
Trong đó khu vực kinh tế quốc dân
13,72
20,6
28
26,7
32,8
1.5.2. Về tình hình tài chính
Mặc dù trong những năm qua tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước
gặp nhiều khó khăn, nhưng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có nhiều cố gắng,
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, có lãi (tuy không
cao), bảo đảm việc làm, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và các dịch vụ thiết yếu
cho xã hội, góp phần cùng với Nhà nước bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể:

Vốn chủ sở hữu
Năm 2006 khi mới hình thành một số tập đoàn kinh tế, quy mô vốn chủ sở hữu
của các tập đoàn, tổng công ty là 317.647 tỷ đồng, đến hết năm 2010 vốn chủ sở hữu
của các tập đoàn, tổng công ty là 653.166 tỷ đồng, bằng 204% so với năm 2006.
Vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng công ty hàng năm tăng chủ yếu từ
nguồn lợi nhuận sau thuế; đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá trình
cổ phần hóa các DN thành viên, đơn vị phụ thuộc của tập đoàn, tổng công ty.

Tổng tài sản
Năm 2006, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 751.698 tỷ đồng, đến
hết năm 2010, tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799.317 tỷ đồng, bằng
238 % so với năm 2006.

Trong cơ cấu về tài sản, tỷ trọng tài sản cố định chiếm gần 40% tổng tài sản,
thể hiện các tập đoàn, tổng công ty đã tăng cường đầu tư, đổi mới tài sản cố định, hiện
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 16


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

đại hoá công nghệ, thiết bị để phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho hoạt động sản xuất
kinh doanh.

Nợ phải trả
Theo quy định hiện hành, các tập đoàn, tổng công ty được quyền chủ động huy
động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều
lệ không vượt quá 3 lần. Tuy nhiên, để đánh giá đúng tình hình huy động vốn trên khả
năng tài chính, nợ phải trả cần được tính trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn, tổng
công ty.
Năm 2006, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 419.991 tỷ
đồng, bình quân bằng 1,32 lần vốn chủ sở hữu, đến hết năm 2010, tổng số nợ phải trả
của các tập đoàn, tổng công ty là 1.088.290 tỷ đồng, bình quân bằng 1,67 lần vốn chủ
sở hữu.
Xét từng tập đoàn, tổng công ty thì có 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải
trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó: Có 7 tổng công ty trên 10 lần; Có 9 tổng
công ty trên 5 - 10 lần; Có 14 tổng công ty từ 3 - 5 lần.
1.5.3. Về kết quả sản xuất kinh doanh

Doanh thu

− Năm 2007, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 642.004 tỷ đồng, tăng
29 % so với thực hiện năm 2006.
− Năm 2008, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 842.758 tỷ đồng, tăng
31 % so với thực hiện năm 2007.
− Năm 2009, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.098.553 tỷ đồng, tăng
30 % so với thực hiện năm 2008.
− Năm 2010, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty là 1.488.273 tỷ đồng, tăng
35 % so với thực hiện năm 2009.

Lợi nhuận
− Năm 2007, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 71.491 tỷ đồng, tăng 6
% so với thực hiện năm 2006.
− Năm 2008, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 88.478 tỷ đồng, tăng 24
% so với thực hiện năm 2007.
− Năm 2009, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 97.537 tỷ đồng, tăng 10
% so với thực hiện năm 2008.
− Năm 2010, lợi nhuận của các tập đoàn, tổng công ty là 162.910 tỷ đồng, tăng
66 % so với thực hiện năm 2009.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các tập đoàn, tổng công ty
trong giai đoạn vừa qua đều có lãi như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập
đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công
nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty
Lương thực miền Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Hoá chất
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 17


Tài chính công _ 210810601


GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

Việt Nam (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Sông Đà (nay là Tập đoàn); Tổng công ty
Đầu tư phát triển nhà và đô thị (nay là Tập đoàn); Tổng công ty Du lịch Sài Gòn;
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty Bến Thành; Tổng công ty Công
nghiệp Sài Gòn;…
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua do công tác quản trị, giá bán một số mặt
hàng chưa được thực hiện hoàn toàn theo giá thị trường, khủng hoảng về tài chính
toàn cầu… là những yếu tố ảnh hưởng đến một số tập đoàn, tổng công ty vài năm trở
lại đây kinh doanh thua lỗ như:
+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Yếu tố kết cấu sản lượng điện sản xuất và
mua ngoài của EVN ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN; nếu
thời tiết thuận lợi, mưa nhiều đầu nguồn thì sản lượng thuỷ điện nhiều; trong khi đó
giá bán điện của các nhà máy thuỷ điện thấp hơn so với nhiệt điện, đồng thời phải
tăng thêm cả phát điện từ dầu, vì vậy kết cấu sản lượng điện từ thuỷ điện là một yếu tố
gần như quyết định kết quả kinh doanh của EVN (năm 2010, theo đề án, sản lượng
phát điện từ dầu là 822 triệu KWh, thực tế là 2.488,5 triệu KWh).
− Chênh lệch tỷ giá cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh
của Tập đoàn như chi phí mua điện bằng ngoại tệ tăng; nhiều khoản vay đầu tư của
EVN bằng ngoại tệ nên khi tỷ giá tăng thì chi phí lãi vay cũng tăng; đồng thời khoản
chênh lệch tỷ giá do cuối năm đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ sẽ tăng rất
lớn. Nếu tính đúng theo quy định thì từ năm 2008 đến nay kết quả kinh doanh của
EVN năm nào cũng lỗ, nguyên nhân chính do chênh lệch tỷ giá. Tính đến 31/12/2010
EVN chưa phân bổ được vào chi phí sản xuất kinh doanh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá
luỹ kế là 15.463 tỷ đồng.
− Đối với giá bán điện cho các hộ dùng điện vẫn thực hiện theo giá cũ là 1.077
đ/KWh. Từ 01/3/2011, giá bán điện mới được tăng lên là 1.242 đ/KWh, mức tăng này
vẫn chưa thể bù đắp chi phí (theo tính toán của EVN, giá thành điện bình quân 6 tháng
đầu năm 2011 là 1.303,40 đ/kWh, ước cả năm 2011 là 1.350,20 đ/kWh).
− Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài

chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án điều chỉnh giá địên theo lộ trình
thích hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
+ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam: Hàng hoá và giá cước vận chuyển giảm
mạnh do suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính, trong khi chi phí đầu vào tăng
cao, đặc biệt chi phí nguyên liệu, lãi vay chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí đầu tư đội
tàu; mặt khác, khi tiếp nhận các doanh nghiệp, dự án từ Vinashin theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, thì nợ phải trả của Tổng công ty tăng làm chi phí lãi vay tăng
thêm nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
+ Ngoài ra, một số công ty con thuộc tập đoàn, tổng công ty có lỗ phát sinh như:
Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị; Tổng công ty
XDCTGT 1; Tổng công ty Chè Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 18


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

KCN; Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Tổng công ty 15 - Bộ Quốc phòng; Tổng
công ty Công nghiệp Sài Gòn.
+ Đối với một số tổng công ty lỗ từ thời gian trước để lại như Tổng công ty Dâu
tằm tơ Việt Nam, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ,… Chính phủ đã có chỉ đạo các
Bộ chuyên ngành xem xét xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp không xử lý được thì
thực hiện giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
Tính đến 31/12/2010, lỗ phát sinh trong năm 2010 là 1.116 tỷ đồng; lỗ luỹ kế là
26.123 tỷ đồng.
1.5.4. Nộp ngân sách
− Năm 2007, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 133.108

tỷ đồng, giảm 8 % so với thực hiện năm 2006.
− Năm 2008, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 223.260
tỷ đồng, tăng 67% so với thực hiện năm 2007 (do giá dầu trên thế giới tăng đột biến,
nên tăng nguồn thu từ dầu thô). Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến từ nguồn thu dầu thô
(khoảng 32.100 tỷ đồng), thì nộp ngân sách năm 2008 chỉ tăng 40% so với thực hiện
năm 2007.
− Năm 2009, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 189.991
tỷ đồng, giảm 15 % so với thực hiện năm 2008 (do biến động của giá dầu trên thế
giới, nên nguồn thu từ dầu giảm).
− Năm 2010, nộp ngân sách nhà nước của các tập đoàn, tổng công ty là 231.526
tỷ đồng, tăng 21 % so với thực hiện năm 2009.
Hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được nâng cao dần qua các
năm, tạo sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách
nhà nước, góp phần cân đối nguồn thu để thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, đảm bảo an
sinh xã hội. Trong đó, nhiều tập đoàn, tổng công ty liên tục có lãi nên số nộp ngân
sách nhà nước lớn như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính
viễn thông Việt Nam; Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tập đoàn Công nghiệp Than –
khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền
Bắc; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn
Công nghiệp xây dựng Việt Nam; Tổng công ty Thương mại Sài Gòn; Tổng công ty
Công nghiệp Sài Gòn; Tổng công ty Khánh Việt…
Tuy vậy, hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước
nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói riêng còn chưa tương xứng với
vị trí, vai trò, tiềm năng của doanh nghiệp.
1.5.5. Về đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 19



Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

Giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư,
ngân hàng là: Năm 2006 (6.114 tỷ đồng); Năm 2007 (14.441 tỷ đồng); Năm 2008
(19.840 tỷ đồng); Năm 2009 (14.991 tỷ đồng); Năm 2010 (21.814 tỷ đồng). Trong đó:

Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán
Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 3.576 tỷ đồng vào lĩnh
vực chứng khoán; năm 2009 là 986 tỷ đồng; năm 2008 là 1.697 tỷ đồng; năm 2007 là
1.328 tỷ đồng và năm 2006 là 707 tỷ đồng.
Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản
Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu
STT
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2006
1.
Vốn Chủ sở hữu 0,22
0,32
0,35
0,18
0,55
2.
Tổng tài sản
0,09
0,13

0,14
0,07
0,20

Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm
Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 2.236 tỷ đồng vào lĩnh
vực bảo hiểm; năm 2009 là 1.578 tỷ đồng; năm 2008 là 3.007 tỷ đồng; năm 2007 là
2.655 tỷ đồng và năm 2006 là 758 tỷ đồng.
Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản
như sau:
Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với các chỉ tiêu
STT
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2006
1.
Vốn Chủ sở hữu 0,24
0,65
0,62
0,28
0,34
2.
Tổng tài sản
0,10
0,26
0,25
0,11
0,12
 Đầu tư vào bất động sản

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 5.379 tỷ đồng vào lĩnh
vực bất động sản; năm 2009 là 2.999 tỷ đồng; năm 2008 là 2.285 tỷ đồng; năm 2007
là 1.431 tỷ đồng và năm 2006 là 211 tỷ đồng.
Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản
như sau:
Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với các chỉ tiêu
STT
Chỉ tiêu
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2006
1.
Vốn Chủ sở hữu 0,07
0,35
0,47
0,54
0,83
2.
Tổng tài sản
0,03
0,14
0,19
0,21
0,30
 Đầu tư vào Quỹ đầu tư
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 20



Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 495 tỷ đồng vào Quỹ
đầu tư; năm 2009 là 694 tỷ đồng; năm 2008 là 1.424 tỷ đồng; năm 2007 là 1.050 tỷ
đồng và năm 2006 là 600 tỷ đồng.
Tỷ lệ đầu tư vào các Quỹ đầu tư so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản như
sau:
STT
Tỷ lệ % đầu tư vào Quỹ đầu tư so với các chỉ tiêu
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.
Vốn Chủ sở hữu 0,19
0,26
0,29
0,13
0,08
2.
Tổng tài sản
0,08
0,10
0,12
0,05
0,03
 Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng
Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty đầu tư 10.128 tỷ đồng vào lĩnh
vực ngân hàng; năm 2009 là 8.734 tỷ đồng; năm 2008 là 11.427 tỷ đồng; năm 2007 là
7.977 tỷ đồng và năm 2006 là 3.838 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với: Vốn Chủ sở hữu và Tổng tài sản
như sau:
Tỷ lệ % đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với các chỉ tiêu
STT Chỉ tiêu
Năm
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2006
1.
Vốn Chủ sở hữu 1,21
1,94
2,36
1,57
1,56
2.
Tổng tài sản
0,51
0,79
0,95
0,60
0,57
Trong thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước dừng và rút vốn đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên (Điều
12 Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 5/02/2009
của Chính phủ; công văn số 3780/VPCP-ĐMDN ngày 5/02/2008 và công văn số
6207/VPCP-KTTH ngày 01/9/2010 của Văn phòng Chính phủ). Trường hợp đặc biệt
có nhu cầu đầu tư vượt quy định phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định.
Trong năm 2009 và 2010 phần vốn đầu tư của một số tập đoàn, tổng công ty
vào các lĩnh vực nêu trên tăng so với năm trước là do tình hình kinh tế thế giới và

trong nước suy giảm, lạm phát cao; các công ty cổ phần (thuộc các lĩnh vực nêu trên)
do áp lực về vốn đã thực hiện tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, do các nhà đầu tư khó khăn
về tài chính, mặt khác công ty cổ phần cũng khó khăn về vốn để duy trì hoạt động và
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nên nhiều doanh nghiệp đã tăng vốn điều lệ theo hình
thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cho các cổ đông hiện hữu quyền
mua cổ phần phát hành thêm, nên cơ bản giá trị đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty
tăng nhưng tỷ lệ vốn góp không thay đổi hoặc không vượt mức quy định của Chính
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 21


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

phủ. Đối với việc thực hiện quyền mua cổ phần phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu,
các tập đoàn, tổng công ty đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận như:
Tập đoàn Viettel; Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam..., nhưng cũng có những tập đoàn, tổng công ty do
khả năng tài chính hoặc nếu tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực nêu trên sẽ vượt mức quy
định, nên Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không cho phép tiếp tục đầu tư mua thêm
cổ phần ở những lĩnh vực này như: Tổng công ty Thành An; Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam.
Một số tập đoàn, tổng công ty khi thực hiện quyền mua cổ phần phát hành
thêm hoặc tiếp tục góp vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán nhưng
không báo cáo Thủ tướng Chính phủ như: Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản
Việt Nam; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty
Lương thực miền Nam.
Tỷ lệ đầu tư vốn vào các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính nói trên của

các tập đoàn, tổng công ty đều trong các giới hạn quy định. Tuy nhiên cũng đã làm
phân tán nguồn lực, nhất là vào các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng
khoán vẫn chứa đựng nhiều rủi ro. Đồng thời phần nào làm méo mó nền kinh tế, phát
sinh các tiêu cực, gian lận như Công ty cho thuê tài chính II.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều tập đoàn, tổng
công ty đã cơ cấu lại để giảm dần tỷ lệ vốn góp vào các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên,
do kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm nên việc thoái vốn ở những lĩnh vực
này chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra.
1.5.6. Về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Giai đoạn 2006-2010, cả nước sắp xếp 1.547 doanh nghiệp, trong đó chuyển
thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 577 doanh nghiệp, cổ phần hóa 697
doanh nghiệp, còn lại là các hình thức giao, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản.
Qua sắp xếp, DNNN đã được cơ cấu lại một cách cơ bản, số lượng DNNN giảm
mạnh (tính đến 30/9/2011, doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu còn khoảng
1.225 doanh nghiệp), tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt. Các doanh nghiệp
do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần nắm
giữ 100% vốn điều lệ được chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Các nông, lâm
trường quốc doanh cũng được chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp dưới
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Các tổng công ty nhà nước đã được sắp xếp lại, kiện toàn về mô hình tổ chức
quản lý, đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Hầu hết các tổng công ty
nhà nước đã được chuyển đổi sang hoạt động hình thức công ty mẹ - công ty con. Đã
cổ phần hóa 16 tổng công ty nhà nước (trong đó có 3 ngân hàng thương mại quốc
doanh). Một số tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động trong lĩnh vực có điều kiện,
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 22


Tài chính công _ 210810601


GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

có thế mạnh và khả năng phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu
quả đã được tổ chức lại để hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước.
1.5.7. Về thí điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước
Ngày 10/03/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg
về việc thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của một số doanh nghiệp do
nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Trong đó, đối tượng thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011 là doanh nghiệp thuộc các tập
đoàn, tổng công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và được các Bộ quản lý
ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của các tập đoàn, tổng
công ty.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 87/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011
hướng dẫn kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu
100% vốn điều lệ theo Quyết định 352/QĐ-TTg.
Các doanh nghiệp tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản và vốn có trách nhiệm
lập, gửi báo cáo kiểm kê tới Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) trước ngày
30/10/2011. Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty) thực hiện thẩm định, tổng hợp, phân
tích báo cáo, gửi Bộ quản lý ngành (hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) để phê duyệt kết
quả kiểm kê đánh giá lại tài sản và vốn, đồng thời gửi Bộ Tài chính để theo dõi và
giám sát trước 30/11/2011.
Các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có doanh nghiệp thuộc đối
tượng thí điểm kiểm kê và đánh giá lại tài sản xem xét, phê duyệt kết quả kiểm kê,
đánh giá lại tài sản và vốn của từng doanh nghiệp, gửi thông báo phê duyệt kết quả
kiểm kê cho Công ty mẹ (tập đoàn, tổng công ty), doanh nghiệp thực hiện kiểm kê,
đồng thời gửi Bộ Tài chính trước ngày 01/01/2012.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề cần
khắc phục trong đợt thí điểm kiểm kê ngày 01/7/2011, hướng dẫn xử lý kết quả kiểm

kê, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012 để Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định việc tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn đối với tất cả các doanh
nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.
1.6.
Thành tựu đạt được và hạn chế của các doanh nghiệp nhà nước
1.6.1. Thành tựu

Các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh
nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường
và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Thông qua chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp gián tiếp
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 23


Tài chính công _ 210810601

GVHD: Th.S Lê Thị Khánh Thùy

thông qua việc cung cấp thông tin thị trường, pháp lý; sử dụng các công cụ quản lý
nhà nước như chính sách thuế, tín dụng, tiền lương để điều tiết, định hướng phát triển
doanh nghiệp; kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách pháp luật chủ trương
định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp.

Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số
thu cho ngân sách nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của
Chính phủ giao trong việc bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hoá
và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung

cấp than cho cả nước; cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội; kinh doanh
xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng; sản xuất và cung ứng nhu cầu thép;
thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua lúa, gạo, cà phê cho người nông
dân...

Các tập đoàn, tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn
giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế,
duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập
cho người lao động; đầu tư các dự án phát triển CSHT, thực hiện nhiệm vụ công ích ở
các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, hỗ trợ các địa phương nghèo.

Các tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư
những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài
hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính
trị và hiệu quả về xã hội lại rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác không có đủ khả năng làm hoặc không tham gia, đặc biệt những dự án có ý nghĩa
quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế vùng miền theo hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước như: Thủy điện Sơn La; Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; hệ thống
thông tin liên lạc; mạng lưới điện tại các vùng sâu, vùng xa...
1.6.2. Những bất cập, khó khăn

Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2010, các Nghị định của Chính phủ về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước
cũng hết hiệu lực thi hành. Để các công ty nhà nước chuyển sang hoạt động chung
theo Luật Doanh nghiệp với các loại hình doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về việc chuyển công ty nhà nước thành
công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu.

Chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn

chồng chéo, chưa quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý,
giám sát công tác: tổ chức nhân sự; xây dựng phê duyệt hoặc thẩm định trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quản lý, giám
sát việc sử dụng vốn, tài sản của các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Page 24


×