Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

phân tích nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp nợ tích lũy và tín dụng thương mại liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.38 KB, 6 trang )

Tờ 1:
Làm cái tờ bìa
+ Ghi Chủ đề nhóm
+ danh sách nhóm nhé
CHO CÁI LOGO HỌC VIện vào càng tốt

Ghi số đt của tớ vào nhé

1


Tờ 2:
Ghi mục lục nhé

2


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạnh hoặc dài hạn
để đầu tư cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư cho
tài sản dài hạn rất lớn, vì vậy khó có thể sử dụng vốn dài hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Do
đó, để đầu tư cho ngắn hạn thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn.
Nguồn vốn ngắn hạn mà công ty thường sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn gồm có:
Nợ tích lũy
Nguồn tài trợ ngắn hạn cho vay mượn.
Dưới đây, nhóm xin trình bày về nợ tích lũy và tín dụng thương mại trong nguồn tài trợ ngắn
hạn.

1. Nợ tích lũy:
Trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do nhiều
nguyên nhân, luôn nảy sinh những khoản nợ phải trả có tính chất chu kỳ. Những khoản
nợ này còn gọi là nợ tích luỹ, chúng phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh


doanh. Khi các khoản nợ này chưa đến kỳ hạn thanh toán thì các doanh nghiệp có thể sử
dụng tạm thời vào các hoạt động kinh doanh của mình.
• Đặc điểm:
-

Là các khoản nợ biến đổi theo các hoạt động kinh doanh.
Là hình thức tài trợ miễn phí.
Là hình thức tài trợ giới hạn.

Những nợ tích lũy bao gồm:
- Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, nhưng chưa đến kỳ trả.
Thông thường, tiền lương hoặc tiền công của người lao động trong các doanh nghiệp chi
trả hàng tháng thành 2 kỳ: kỳ tạm ứng thường diễn ra vào giữa tháng, và kỳ thanh toán
vào đầu tháng sau. Giữa 2 kỳ trả lương sẽ phát sinh những khoản nợ lương trong kỳ.
- Các khoản thuế, BHXH phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp. Các khoản thuế phải
nộp hàng tháng như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm trước nộp vào
đầu năm sau, khi mà quyết toán được duyệt.v.v...
- Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây, còn có những khoản
phát sinh cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước
nhưng không phải trả chi phí, là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng, số
tiền này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của sản phẩm hàng hoá đó, tình
hình cung cầu trên thị trường, khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất, yêu cầu
và điều kiện thanh toán của đôi bên.
• Ưu điểm và nhược điểm của Nợ tích lũy:


Ưu điểm
-

Nhược điểm

-

Việc sử dụng nguồn vốn này khá dễ
dàng( nguồn vốn tự động phát sinh)

-

3

Thời gian sử dụng thường ngắn
Quy mô nguồn vốn chiếm dụng


-

-



thường không lớn.

Không phải trả tiền lãi như sử dụng
nợ vay
Nếu doanh nghiệp xác định chính
xác được quy mô chiếm dùng thường
xuyên thì doanh nghiệp có thể giảm
bớt nhu cầu huy động các nguồn vốn
dài hạn từ bên ngoài.
Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn của
doanh nghiệp.


2) Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Khái niệm:
TDTM là quan hệ tín dung giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
Đây là quan hệ tín dụng giữa nhà sản xuât- kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua
bán chịu hàng hóa. Hành vi mua bán chịu hàng hóa được xem là hình thức tín dụng- người
bán chuyển giao cho người mua quyền sử dụng vốn tạm thời trong một thời gian nhất định
và khi đến thời hạn đã thỏa thuận, người mua phải hoàn lại vốn cho người bán dưới hình
thức tiền tệ và cả phần lãi cho người bán chịu


Tín dụng thương mại có những đặc điểm sau:

- Người cho vay (chủ nợ) và người đi vay (con nợ) đều là những doanh nghiệp
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, thông qua
việc trao đổi hàng hóa dịch vụ, thông thường không có khâu trung gian đứng
giữa người sử dụng vốn và người có vốn.
- Tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh
và góp phần làm phát triển sxkd do nó rút ngắn chu kỳ sxkd, giảm chi phí
sxkd.Vì thế quy mô bị hạn chế và thông thường là tín dụng ngắn hạn.
- Tín dụng thương mại thông thường không mất chi phí sử dụng vốn (cost of
capital) do hoạt động cấp tín dụng không có lãi trong một khoảng thời gian
nhất định, một số trường hợp bên nợ còn được hưởng lãi chiết khấu trả sớm.
- Tín dụng thương mại vốn cho vay dưới dạng hàng hóa hay một bộ phận của
vốn sản xuất chuẩn bị chuyển hóa thành tiền, chưa phải là tiền nhàn rỗi.
- Khối lượng tín dụng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tổng giá trị của khối lượng
hàng hóa được đưa ra mua bán chịu.
• Hình thức thể hiện thông thường của tín dụng thương mại là hợp đồng trả
chậm, thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu). Trong đó, hối phiếu là giấy
4



đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành, lệnh phiếu là giấy cam kết trả
tiền vô điều kiện do người mua phát hành.
Vay nợ cá nhân, vay vốn không thế chấp, vay vốn nhỏ, tạm ứng tiền mặt thương
mại và vay vốn đảm bảo bằng tài sản


Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm
-

-

-

-

Nhược điểm

Tín dụng thương mại góp
phần đẩy nhanh quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa,
làm cho chu kỳ sản xuất rút
ngắn lại;
Tín dụng thương mại tham gia
vào quá trình điều tiết vốn
giữa các doanh nghiệp một
cách trực tiếp mà không thông

qua bất kỳ cơ quan trung gian
nào;
Tín dụng thương mại góp
phần làm giảm khối lượng
tiền mặt trong lưu thông, làm
giảm chi phí lưu thông xã hội.
Nhanh chóng

-

-

Về quy mô: lượng giá trị cho
vay bị hạn chế;
Về thời gian: ngắn thường là
dưới 1 năm;
Về phạm vi: chỉ đầu tư một
chiều, không có quan hệ cho
vay ngược lại.
Lãi suất có thể khá cao, vay
nợ cá nhân sẽ gây rủi ro đối
với quan hệ cá nhân.

Vai trò
- Tăng nguồn vốn kinh doanh
- Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ
- Đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ kinh doanh
- Khuyến khích sản xuất kinh doanh
• Thực tiễn
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại, bán hàng trả chậm, trả sau

dựa trên chữ tín giữa các doanh nghiệp rất phổ biến, đây là những phương thức
trao đổi nguồn lực ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp cung ứng trao các
nguồn lực của mình cho nhà sản xuất nào để không bị mất mát, để đảm bảo đòi


5


được tiền là rất quan trọng. Trên thực tế, công nợ dây dưa giữa các doanh
nghiệp cũng rất nhiều do doanh nghiệp chưa có được các thông tin tin cậy, cần
thiết để phòng ngừa rủi ro. Từ giác độ quản lý kinh tế vĩ mô, không nên coi đây
là công việc riêng của doanh nghiệp, mà là trách nhiệm của nhà nước trong việc
định hướng, dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện cho quá trình này được thực hiện
thông suốt hơn. Khi giải quyết vấn đề này, các nước phát triển và nhiều nước
đang phát triển thường sử dụng công cụ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để
đánh giá và lựa chọn những doanh nghiệp xứng đáng, giảm thiểu những rủi ro.
Tín dụng thương mại ở VN chưa phát triển vì còn rất nhiều rủi ro trong thanh
toán, không thuận lợi thanh toán, luật pháp chưa hoàn thiện trong tín dụng kinh
tế, hệ thống ngân hàng còn chưa liên kết và hoàn thiện. Mặt khác kiểu kinh
doanh truyền thông là " tiền ngay thóc thật" phổ biến và là phương thức được
cách doanh nghiêp yêu thích.


Giải pháp: phát triển đồng bộ luật pháp trong kinh tế, thương mại. Hoàn
thiện hệ thông thanh toán ngân hàng, liên kết ngân hàng. ĐỒng thời đổi mới
tư duy kinh doanh kiểu truỳen thống, đào tạo nghiệp vụ kinh tế và đào tạo
đạo đức kinh doanh cho các thế hệ.

6




×