Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bài tiểu luận phân tích những yếu tố mới trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, lấy ví dụ thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.64 KB, 21 trang )

Bài tiểu luận: Phân tích những yếu tố mới trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, lấy
ví dụ thực tế.

M ỤC L ỤC

1


A. Lời mở đầu

"Toàn cầu hóa" xuất hiện lần đầu trong từ điển của nước Anh vài năm 1961 và
được sử dụng phổ biến từ khoảng cuối thập niên 1980 tới nay để chỉ một hiện
tượng, một xu hướng mang tính chủ đạo trong quan hệ quốc tế hiện đại.Toàn cầu
hóa có một quá trình phát triển lâu dài trải qua ba giai đoạn. Tuy nhiên, quá trình
toàn cầu hóa hiện nay cso những đặc trưng riêng, những nét khác biệt về chất so
với các thời kì trước trong lịch sử. Toàn cầu hóa trong thời kì hiện nay diễn ra trên
nền tảng các công cụ mới, nhân vật mới, thị trường mới, giá trị mới, và vận động
trên những khuôn khổ mới. Để hiểu rõ về vấn đề này nhóm xin chọn đề tài "
Phân tích những yếu tố mới trong việc thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
" với
mong muốn làm rõ hơn các đặc điểm mới của toàn cầu hóa thời kì hiện nay.
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

1.Cơ sở lý luận:
- Mác, Ăngghen đã chỉ ra nguyên nhân gây nên quốc tế hóa kinh tế, chính trị, văn hóa
của giai cấp tư sản chính là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Mác, Ăngghen chỉ ra
thực chất của quốc tế hóa, không gì khác, chính là quốc tế hóa tư bản, thực hành phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Thứ ba: Mác, Ăngghen bằng
việc nghiên cứu mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với và qui luật đấu tranh giai cấp đã
vạch ra xu thế cuối cùng của sự phát triển quốc tế hóa. Hạn chế trong quan điểm của Mác


và Ăngghen là chưa đề cập tới lý luận về toàn cầu hóa – bước phát triển cao của quốc tế
hóa. Song những quan điểm dự báo này vẫn có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc
nhận thức và tiếp cận đúng đắn vấn đề tác động của toàn cầu hóa hiện nay.
- Song song với quá trình toàn cầu hóa là xu hướng thành lập các hiệp hội, diễn đàn, tổ
chức quốc tế và khu vực. Khi các tổ chức này ra đời và đi vào hoạt động tất yếu sẽ có tác
động tới đời sống kinh tế, chính trị của các quốc gia thành viên, bởi vì mỗi tổ chức, diễn
đàn khi thành lập đều có cơ sở, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động riêng và có cơ chế để
giúp các nước thành viên phát triển và trừng phạt những nước có hành vi sai phạm.
- Quá trình toàn cầu hóa cũng đi liền với vai trò của các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức xã hội dân sự ngày càng tăng. Các tổ chức này đã giúp rất nhiều người nghèo cải
thiện đời sống của trẻ em, người nghèo, người khuyết tật hay dân tộc thiểu số, nâng cao
quyền của người phụ nữ, cùng với các vấn đề về môi trường, kiểm soát vũ khí và giải trừ
quân bị… Bên cạnh đó, các tổ chức này còn cung cấp cho chính phủ các nước đang phát
triển nguồn tài chính ngày càng tăng.
2


- Tóm lại, trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa diễn ra trên nền tảng các công cụ mới,
với sự xuất hiện của những nhân vật mới, những thị trường mới và vận động dựa trên
khuôn khổ của những quy tắc điều chỉnh mới.
2. Cơ sở thực tiễn
- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
Sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi căn bản nền tảng cơ sở và phương
thức giao dịch giữa các nước trên thế giới. Nền công nghệ cơ khí về cơ bản vẫn là một
nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong nước làm chinh.
Hiệu năng của nền công nghệ cơ khí chưa cho phép các quan hệ kinh tế quốc tế có thể
phát triển xa hơn xét về mặt hiệu quả kinh tế.
Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải đã có những tiến bộ
vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần va giảm chi phí lien lạc
viễn thông xuống tới vài tram lần. Tiến bộ khoa hoc – công nghệ này đã có tác động cực

kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tê, nó đã biến các công nghệ có tính
quốc gia thành công nghê toàn cầu. các công nghệ sản xuất xe máy, ô tô, máy tính điện
tử, máy bay…đã ngày càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay
từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Những công nghệ ngày khi ra đời đã có tính toàn
cầu như công nghệ vệ viễn thông đã hiện diện.
Chính khoa học – công nghệ sang tạo ra những ứng dụng rộng rãi cho nhiều quốc gia,
góp phần cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ phát triển, sự hợp
tác giữa các quốc gia, các tập đoàn có thể mợ rộng từ sản xuất đến phân phối dịch vụ trên
phạm vi toàn cầu, những quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển.
- Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển
Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát
triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại. Chi phí vận tải lien lạc càng giảm đi, thì khả
năng bán hang đi các thị trường xa càng tang lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng
phát triển. Đồng thời quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra
giữa các quốc gia và châu lục. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tình toàn cầu, đã kéo
theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ…vận động trên phạm vi toàn cầu. Thương mại điện tử
xuất hiện với kim ngạch ngày càng tang và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn
cầu không biên giới đầy triển vọng.
Nhu cầu nội tại của các nước ngày càng lớn hối thúc các nước vươn ra khỏi biên giới
quốc gia để tìm kiếm những quan hệ giao dịch mới, kỳ vọng nhiều lợi ích cho bản than.
3


Việc hợp tác, lien kết để phát huy các lợi thế so sánh và tận dụng nguồn lực từ nhiều vị trí
trên thế giới trở nên dễ dàng dưới sự hậu thuẫn của thành tựu khoa học công nghệ và
chuyển đổi tư duy khép kín sang tư duy mở là những tác nhân góp phần cho quá trình
toàn cầu hoá diễn trên thực tế.
- Nhiều vấn đề toàn cầu đòi hỏi sự phối hợp nhiều quốc gia
Về phương pháp luận, những vấn đề toàn cầu bao gồm: thứ nhất, các vấn đề có quan hệ
trực tiếp đến hoạt động sống của mọi người trên trái đất, không phân biệt địa vị giai cấp,

chính trị, xã hội, đến sự phát triển của toàn thể nhân loại đến vận mệnh của các quốc gia
dân tộc. Thứ hai, những vấn đề toàn cầu đều thể hiện là nhân tố khách quan của sự hát
triển xã hội và thể hiện ở mọi nơi trên trái đất. thứ ba, tất cả những vấn đề toàn cầu đều
đòi hỏi phải được giải quyết vì nếu không được giải quyết thì chúng sẽ đe doạ phá huỷ cơ
sở tồn tại của chính con người. thứ tư, việc giải quyết các vấn đề toàn cầu đòi hỏi phải có
sự đầu tư về phương tiện vật chất, sự hợp tác quốc tế về mọi mặt không phân biệt chế độ
xã hội tôn giáo, chính kiến, hệ tư tưởng; đòi hỏi sự nỗ lực tối đa ủa cả nhân loại cả về mặt
nhận thức lẫn về những hành động thực tê.
Sự phối hợp của nhiều quốc gia lien quan trong việc xử lý các vấn đề toàn làm cho quan
hệ của các quốc gia ngày càng bận rộn và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. tất yếu hình
thành các cơ chế hợp tác, phôi hợp chung vì lợi ích của cộng đồng thế giới. từ đó, hình
thành nên các thể chế quốc tế vận hành trên phạm vi toàn cầu nhằm thực thi các cơ chế
mang tính toàn cầu.
II.

Phân tích yếu tố mới trong quá trình toàn cầu hoá

1. Các thể chế kinh tế quốc tế có vai trò ngày càng to lớn trong đời sống kinh tế- chính trị
thế giới.
1.1. Liên Hợp Quốc( UN)
- Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (UN) là một tổ chức quốc tế có mục đích
duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị
giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. Hiện nay, Liên
Hiệp Quốc có 193 thành viên, bao gồm hầu hết các quốc gia có chủ quyền trên
Trái Đất.
- Năm ra đời: 1945
- Mục tiêu:
o Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.


4


Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên
tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
o Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề quốc tế trên các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền
con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt
chủng tộc, màu da, ngôn ngữ và tôn giáo.
o Xây dựng Liên Hợp Quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế vì các
mục tiêu chung.
Nguyên tắc hoạt động:
o Bình đẳng về chủ quyền quốc gia.
o Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia.
o Cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
o Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước.
o Tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và luật pháp quốc tế.
o Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
 Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của LHQ mang tình bao quát,
phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Các quan tâm ưu tiên
này thay đổi tùy theo sự chuyển biến cán cân lực lượng chính trị trong tổ
chức này. Thời gian đầu mới ra đời, cùng với sự tăng vọt về số lượng thành
viên, LHQ tập trung vào vấn đề phi thực dân hóa, quyền tự quyết dân tộc
và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apacthai. Trong thời kỳ gần đây, LHQ
ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề kinh tế và phát triển.
Hoạtđộng của LHQ trong 65 năn qua cho thấy trọng tâm chính của LHQ là
duy trì hòa bình an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các
quốc gia thành viên.
Liên Hợp Quốc ra đời có vai trò ngày càng to lớn không chỉ trong đời sống
kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự,văn hóa, xã hội,

mội trường…
o Bao gồm hàng loạt các tổ chức trực thuộc chuyên môn như Tổ chức Y tế
thế giới (WHO); Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển
(UNCRAD); Chương trình phát triển LHQ(UNDP); Chương trình Môi
trường LHQ (UNEP); Quỹ trẻ em LHQ (UNICEF)…
o Từ năm 1960, Đại hội đồng LHQ đã có tuyên bố về Chương trình hành
động cho từng thập kỷ phát triển
o LHQ đã thông qua nhiều nghị quyết, quyết định quan trọng như Tuyên bố
và chương trình hành động về việc thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới
(1974); Hiến Chương về quyền lợi và nghĩa vụ kinh tế của các quốc gia
(1974)….
o

-

-

5


 Các văn kiệ mang tính pháp lý này đã giúp các nước đang phát triển có

-

thêm vị thế trong các cuộc thương lượng và đàm phán quốc tế. Thông qua
LHQ, mỗi nước dù lớn hay nhỏ, đều có có quyền và nghĩa vụ tham gia vào
các biến cố quốc tế và càng ngày xu thế đó càng được thể hiện rõ nét hơn.
Điều đó cho thấy vị thế của mỗi quốc gia đã được thay đổi một cách đáng
kể.
 Việc triển khai nhiều thỏa thuận từ khuôn khổ LHQ đã góp phần thuc đẩy

quan hệ giao dịch tài chính, đầu tư thương mại…; hạn chế các mặt tiêu cực
và đẩy nhanh quan hệ giữa các nước.
 Trên thực tế, mức độ hiệu lực của sự tham gia này là không ngang bằng
giữa các nước, xong xu hướng chung là tính bình đẳng tham dự tăng lên,
tiếng nói của các nước nhỏ, nước nghéo ngày càng có trọng lực.
Thành tựu thực tiễn:
o Đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để xảy ra
một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua. Một số cuộc khủng
hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ. Theo
thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến
giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực.
o LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ quân
bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì
những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đã được trao
tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988, sau đó Tổ chức LHQ và
ông Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này vào năm 2001.
o Trong lĩnh vực phát triển, việc tạo môi trường kinh tế, thương mại, tài chính
quốc tế bình đẳng và quan tâm thích đáng đến lợi ích của các nước đang
phát triển là ưu tiên trong hoạt động của LHQ, trong đó có việc nhằm thúc
đẩy Vòng đàm phán Doha hiện nay về thương mại vì phát triển. Từ năm
1960, ĐHĐ LHQ đề ra các chiến lược phát triển cho từng thập kỷ nhằm
huy động hợp tác quốc tế cho các mục tiêu phát triển chung, nhất là ở các
nước đang phát triển; bên cạnh đó, các tổ chức LHQ đã có sự hỗ trợ trực
tiếp về vốn, tri thức cho các nỗ lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo
dục và y tế của các nước này. Tại diễn đàn này, các quốc gia đã ký kết hơn
500 điều ước quốc tế đa phương quan trọng trong nhiều lĩnh vực của giao
lưu quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển (năm 1982), đưa ra khuyến
nghị định hướng cho các chủ đề của luật pháp quốc tế và xây dựng chuẩn
mực cho các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
o Trong lĩnh vực bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, các quốc gia thành

viên đã xây dựng các văn kiện cơ bản nhất trong lĩnh vực nhân quyền là
6


Tuyên ngôn Nhân quyền, Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và
Công ước về quyền dân sự và chính trị làm cơ sở cho hơn 80 công ước,
tuyên bố được thông qua sau này về các vấn đề khác nhau về quyền con
người.
o Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000, Hội nghị cấp cao năm 2005, các
vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những định hướng lớn cho công việc của
LHQ trong thời gian tới. Đó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây dựng các mối
quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và
các nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp
khoảng cách phát triển, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ, để toàn cầu hóa trở thành một lực lượng tích cực đối với
toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Hiện nay, LHQ
đang triển khai nhiều biện pháp cụ thể theo các định hướng này. Thực tế
cho thấy những nhân tố quyết định thành công các hoạt động của LHQ là ý
chí chính trị của các quốc gia và sự tôn trọng những nguyên tắc của Hiến
chương LHQ.
 Liên hợp quốc đang ngày càng trở thành một yếu tố nội tại quan trọng của
nền kinh tế toàn cầu. Mọi toan tính của quốc gia nào cũng đều phải lường
trước phản ứng của tổ chức quốc tế này.
1.2.Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
- Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại
Geneve, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các Hiệp định thương mại giữa các
nước thành viên với nhau theo các nguyên tắc thương mại. => là tổ hức thương
mại lớn nhất toàn cầu, một tổ chức quốc tế duy nhất quản lý luật lệ giữa các
quốc gia trong hoạt động thuong mại quốc tế.
- Mục đích: loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại, tiến tới tự do hóa

thương mại.
- Chức năng:
o Quản lý các hiệp định thương mại của WTO.
o Diễn đàn đàm phán thương mại.
o Xử lý các tranh chấp thương mại.
o Giám sát các chính sách thương mại quốc gia.
o Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển.
o Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác.
- Sơ lược lịch sử: WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm
vi điều tiết thương mại quốc tế của Hiêp định chung về Thuế quan và Thương
mại (GATT) => Sự chuyển đổi này là một bước tiến lớn, đánh dấu sự biến đổi
về chất của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. GATT ra đời sau Đại chiến thế giới
thứ 2 theo xu hướng thành lập một loạt cơ chế đa biên trong khuôn khổ của hệ
7


-

-

thống tiền tệ Bretton Woods để điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, khi tốc độ và quy mô toàn cầu hóa ngày càng trở nên lớn mạnh thì
GATT tỏ ra không còn phù hợp, đòi hỏi sự ra đời của một thể chế khác, đáp
ứng đươch yêu cầu mới của tiến trình phát triển. WTO thay thế GATT tiến
hành đẩy mạnh tiến trình tự do hóa thương mại, đồng thời thiết lập một thị
trường bình đẳng cho tất cả các nước, hướng tới mục tiêu mọi nước đều có
quyền tham dự vào thị trường thế giới và không bị phân biệt đối xử. Đến nay,
đãcó 152 nước và lãnh thổ kinh tế độc lập là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới và hiện có hàng chục nước đang trong quá trình đàm phán tích
cực gia nhập tổ chức này.

4 nhiệm vụ chủ yếu của WTO:
o Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn
khổ WTO (và cả cam kết trong tương lai, nếu có).
o Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định,
cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
o Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO.
o Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thnahf viên.
Nguyên tắc hoạt động:
o Không phân biệt đối xử: Không một nước nào được có sự phân biệt đối xử
giữa các đối tác thương mại của mình (nghĩa là phải dành cho họ một cách
công bằng qui chế “đãi ngộ tối huệ quốc” hay còn gọi là qui chế MFN)
cũng như không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ và người
nước mình với hàng hoá, dịch vụ và người nước ngoài (nghĩa là phải giành
cho họ qui chế “đãi ngộ quốc gia” - NT).
o Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán: Từ khi GATT ra
đời đã diễn ra 8 vòng đàm phán thương mại. Tự do hóa TM (mở cửa thị
trường) có thể đem lại nhiều thuận lợi nhưng nó cũng đòi hỏi phải có một
số điều chỉnh nhất định. Các Hiệp định của WTO cho phép các QG thành
viên từng bước thay đổi chính sách của mình, thông qua “lộ trình tự do hoá
từng bước”. Các nước ĐPT thường được hưởng một thời hạn dài hơn trong
việc thực hiện nghĩa vụ.
o Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạc: Chính sách ổn định và minh
bạch sẽ khuyến khích đầu tư, tạo việc làm; NTD cũng tận dụng được nhiều
lợi thế nhờ tự do cạnh tran. WTO cụ thể hoá những nỗ lực của CP các QG
thành viên nhằm tạo một môi trường TM ổn định và dễ dự đoán. Một nước
có thể sửa đổi cam kết, nhưng chỉ sau khi đàm phán thành công với các đối
tác TM của mình. Việc thực hiện cam kết của các quốc gia thành viên WTO
sau các cuộc đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ UR đã mở
8



-

rộng mức thuế ràng buộc. WTO cũng đã rất nỗ lực trong việc sử dụng nhiều
biện pháp khác nhằm tăng cường tính minh bạch và ổn địn.
o Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: WTO là một thể chế TM tự do
nhưng điều này ko hoàn toàn chính xác  đây là một hệ thống những qui
định nhằm đảm bảo cạnh tranh mở, bình đẳng và ko có sai phạm. Những
qui định liên quan đến nt không phân biệt đối xử nhằm mục tiêu đảm bảo
những điều kiện TM bình đẳng, cũng như những qui định về việc bán phá
giá và trợ cấp. WTO cũng có rất nhiều Hiệp định khác nhằm tăng cường
cạnh tranh bình đẳng, ví dụ trong lĩnh vực nông nghiệp, sở hữu trí tuệ và
dịch vụ, hiệp định về TT công mở rộng các qui định về cạnh tranh đối với
những TT có sự tham gia của hàng nghìn thực thể có tư cách “chính phủ”
tồn tại trong nhiều QG
o Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước
thành viên.
 Sự ra đời của WTO đã góp phần tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch
vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi
trường.
Hạn chế: Mức độ lợi ích thu được từ việc tham gia vào WTO đối với mỗi quốc
gia là không như nhau. Mỗi nước tham gia với thực lực, trình độ và điều kiện
rất chênh lệch nhau, khó bình đẳng với nhau vì lợi ích, khó có thể dạt được sự
đồng thuận theo đúng tinh thần của WTO. Tính chất mâu thuẫn này làm cho
việc thực hiện đúng mục tiêu và các nguyên tắc của WTO trỏe thành vấn đề
không dễ dàng => các tổ chức tài chính toàn cầu và khu vực như WB, IMF,
ADB, … có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới. Chúng
vừa đóng vai trò “van an toàn”, điều hòa hệ thống tài chính toàn cầu, vừa là tác
nhân thúc đẩy phát triển kinh tế ở các nước. Trên thực tế, đây là những công cbộ máy có thế lực và tác động mạnh mẽ đến quá trình kinh tế quốc tế và quốc
gia. Hoạt động của các tổ chức chức này đã và đang khuyến khích sự hợp tác

tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện mở rộng sự tăng trưởng cân bằng của thương mại
quốc tế, trợ giúp các nước thành viên khắc phục sự thâm hụt cán cân thanh
toán quốc tế, thúc đẩy sự ổn định ngoại hối… => Tuy nhiên, để khắc phục tình
trạng bất bình đẳng, phân biệt đối xử trong việc hỗ trợ nguồn tài chính quốc tế
cho các nước chậm phát triển, loại bỏ sự chi phối, thao túng, áp đặt của các
nước lớn, đứng đầu là Mỹ trong cơ chế điều hành, áp dụng các nguyên tắc
thích hợp với hoàn cảnh mới, một yêu cầu bức thiết đang đặt ra là phải cải tổ
các tổ chức này.

9


1.3.Sự hình thành các khối kinh tế- mậu dịch khu vực.
- Hiện nay, sự hình thành cac khối kinh tế- mậu dịch khu vực đang diễn ra phổ biến và
gắn chặt với toàn cầu hóa. Trong vài thập niên gần đây, hàng loạt khối kinh tế- mậu dịch
như APEC, AFTA, NAFTA, MORCOSUR, EU… đã được hình thành.
- Nguyên nhân hình thành: Do sự phát triển không đều và sực ép cạnh tranh trong khu
vực và trên thế giới, các quốc gia có những nét tương đồng chung đã liên kết lại với nhau.
 Xu thế khu vưc hóa được xem là bước chuẩn bị cho tiến trình gia nhập vào hệ

thống kinh tế toàn cầu của mỗi nước.
- Hệ quả:
Tích cực: Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng cường tự do hóa
thương mại, đầu tư dịch vụ; thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường từng nước, tạo
lập những thị trường khu vực rộng lớn, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.
• Tiêu cực: xu hướng khu vực hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề về tự chủ kinh tế, quyền
lực quốc gia, …
 Trên một khía cạnh, xu thế khu vực hóa lại vận động ngược chiều với xu hướng
toàn cầu hóa ở chỗ nó phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích
tương đồng của một nhóm nước trước những nguy cơ, tác động tiêu cực do toàn

cầu hóa đặt ra, đồng thời phân chia thế giới thành các mảng, khối, tạo ra sự phân
biệt đối xử mang tính khu vực trong cuộc cạnh tranh trên những cơ sở không
ngang bằng giữa các nhóm nước trong khu vực và ngoài khu vực. => Điều đó
chứng tỏ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng có những thang bậc về trình độ
dựa trên những cơ sở vật chất và thể chế, lịch sử, văn hóa xác định.


Ví dụ:
-

-

Năm 1944:
o Quỹ Tiền tệ quốc tế( IMF) được thành lập.
o Ngân hàng thế giới (WB)
Năm 1945: Sau Thế chiến thứ 2, các nước Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới
có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới.
Tại Hội nghị Yalta , nguyên thủ ba nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất thành
lập tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới. Trên cơ sở Hội nghị
Durbarton Oaks ở Washington, D.C., từ 25 tháng 4 đến 26 tháng 6 năm 1945, đại
diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, California, Hoa Kỳ để thông qua
Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc (UN)

10


-

-


-

chính thức được thành lập. Khi mới thành lập, UN chỉ có 51 nước, nhưng tính đến
năm 2011 đã có 193 nước là thành viên của Liên Hợp Quốc.
Năm 1967:
o Tổ chức ASEAN ra đời với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các
nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo
động và bất ổn tại những nước thành viên. Đến nay, 11 một quốc gia Đông
Nam Á đã tham gia tổ chức này.
o Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về hợp tác Á- Âu( ASEM) được thành lập.
Năm 1989, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (OPEC) được
thành lập với sự tham gia của 12 quốc gia. Đến năm 2012, Diễn đàn đã hội tụ
được 21 quốc gia tham dự.
Năm 1993, Liên minh Châu Âu (EU) chính thức được thành lập với 10 thành
viêm. Năm 2013, tổ chức này bao gồm 28 thành viên.
Năm 1995: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)chính thức được thành lập. Tính
tới năm 2013, WTO có 155 thành viên.
Cùng hàng loạt các tổ chức khác như: UNESCO (tổ chức giáo dục, khoa học và
văn hóa thế giới); FAO ( tổ chức lương thực và nông nghiệp); WHO( tổ chức y tế
thế giới); OPEC( tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), OECD( tổ chức hợp tác vè
phát triển kinh tế); HRW( tổ chức nhân quyền thế giới) ….

2.Tác động của các công ty xuyên quốc gia tới quá trình toàn cầu hóa
2.1.Khái niệm công ty xuyên quốc gia(TNC)
- Theo UNCTAD, Công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation-TNC) bao gồm
các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở các nước trên thế giới. Công ty mẹ là
công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúng ở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài hơn là ở
nước ngoài. Công ty con là công ty hoạt động ở nước ngoài dưới sự quản lí của công ty
mẹ và thường được gọi chung là chi nhánh ở nước ngoài.

Có các loại công ty con dưới đây:
 Công ty phụ thuộc: chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản

của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức
và quản lý điều hành công ty.
 Công ty lien kết: Chủ đầu tư tuy chiếm 105 tài sản của công ty, nhưng chưa đủ tỷ
lệ sở hữu để có quyền hạn như trường hợp công ty phụ thuộc.
 Các chi nhánh: Công ty hoạt động ở nước ngoài với 100% tài sản thuộc sở hữu
của công ty mẹ.

11


- Các công ty xuyên quốc gia có đặc điểm chung là có quy mô lớn, sở hữu đa quốc gia và
kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nước.
2.2.Tác động của công ty xuyên quốc gia đến quá trình toàn cầu hóa kinh tế
Trong thời kì mà xu thế phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm như hiện nay thì vai trò của
các công ty xuyên quốc gia ngày càng được khẳng định. Các công ty xuyên quốc gia là
một thế lực kinh tế hùng mạnh , chiếm lĩnh và kiểm soát những mắt xích trọng yếu trong
sản xuất, lưu thong cũng như trong nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ nên các
công ty này càng chi phối mạnh mẽ vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
 Hiện nay trên thế giới có khoảng 6000 công ty xuyên quốc gia. Các công ty xuyên

quốc gia(TNCs) đang kiểm soát 2/3 nền thương mại thế giới, ¾ nguồn đầu tư trực
tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trên thế
giới.
Chính vì thế, TNCs là lực lượng chính thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa trên thế giới hiện
nay.
2.2.1.Các công ty xuyên quốc gia là lực lượng là lực lượng chủ yếu trong quá trình phân
công lao động quốc tế

- Quá trình quốc tế hóa sản xuất với sự phân công chuyên môn hóa và hợp tác hóa hay
chính là quá trình phân công lao động trên phạm vi quốc tế là nét điểm hình trong quá
trình toàn cầu hóa hiện nay.
Các công đoạn sản xuất đòi hỏi vốn nhiều, trình độ khoa học kĩ thuật cao đều do các công
ty mẹ và các nhà máy ở các nước phát triển đảm nhiệm.
Còn các công đoạn đòi hỏi ít vốn hơn, cần nhiều lao động phổ thông hơn, hàm lượng
khoa học kĩ thuật thấp hơn thì được chuyển giao cho các nước đang phát triển. Nhờ có
phân công lao động như vậy mà TNCs đã khai thác được nhiều hơn tiềm năng của các
nước, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Và cũng chính
điều này khiến cho các nước đang phát triển tham gia trực tiếp vào nền sản xuất thế giới,
phát triển từng bước lực lượng lao động của mình, nâng dần kĩ thuật quản lí của đội ngũ
cán bộ.
Một vài ví dụ về vai trò phân công lao động quốc tế của TNCs
- Ngành công nghiệp ôtô: Trong quy trình sản xuất ô tô gồm 2 công đoạn chính đó là
công đoạn sản xuất lịnh kiện và công đoạn lắp ráp thành phẩm. Trong đó, công đoạn sản
xuất linh kiện ô tô yêu cầu có lượng vốn lớn và kĩ thuật cao nên hầu hết là được sản xuất
12


ở các nước phát triển, những nước có ngành công nghiệp phát triển như Nhật Bản…. Còn
công đoạn lắp ráp cần lượng vốn không nhiều, cần nhiều lao động, yêu cầu kĩ thuật công
nghệ không quá cao nên hầu hết được các công ty sản xuất lớn của Nhật đầu tư dây
truyền lắp ráp ở các nước đang phát triển như Việt Nam, Thái Lan…
- Vai trò của TNCs đối với vấn đề phân công lao động quốc tế luôn gắn với động thái
dòng FDI trên thế giới. Đầu tư trực tiếp của các TNCs tạo ra những công ty, nhà máy …
tăng cơ hội việc làm cho người lao động ở các nước tiếp nhận. Còn các nước tiếp nhận
(các nước đang phát triển) như Việt Nam… thì với mục tiêu trước mắt là giải quyết việc
làm. Để đạt được thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên nhân đầu tư thì các TNCs thường
hướng việc đầu tư của mình vào các ngành cần nhiều lao động như ngành dệt, chế biến
nông sản, thủ công mĩ nghệ…Vậy nên, đầu tư nước ngoài đóng vai trò rất lớn trong quá

trình phân công lao động quốc tế.
Đối với Việt Nam, hoạt động của các TNCs có vai trò quan trọng trong việc tọa ra công
ăn việc làm cho người lao động. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến hết tháng 11/2013 tổng số
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta là 1175 dự án với số vốn đăng kí là
13779,2 triệu USD và được đầu tư chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
với 77,25 tổng số vốn đăng ký, ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước nóng, điều
hòa không khí chiếm 9,8% và các ngành khác chiếm 13%(Tổng cục thống kê). Với
lượng vốn đầu tư lớn và đang có xu hướng tăng thì vai trò của các TNCs đối với vấn đề
lao động của Việt Nam là rất lớn.
Hơn thế nữa, các dự án đầu tư các nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất lớn cho việc
nâng cao chất lượng lao động của những nước nhận đầu tư như Việt Nam.
2.2.2.Thúc đẩy thương mại quốc tế
- Đây là vai trò nổi bật của các công ty xuyên quốc gia. Tỷ trong trao đổi của các công ty
xuyên quốc gia ngày càng lớn trong tổng giá trị thương mại quốc tế. Với lượng chi nhánh
lên tới hàng tram nghìn cắm sâu vào nền kinh tế thế giới, TNCs đa tạo ra mạng lưới bao
trùm trong lĩnh vực lưu thông. Vậy nên không có một mắt xích nào trong quá trình lưu
thông hàng hóa và tiền tệ là không có sự tham gia trực tiếp hoặc giám tiếp của các TNCs.
- Dưới sự tác động của TNCs thì bằng nhiều con đường khác nhau các sản phẩm đã được
luân chuyển vào quá trình thương mại quốc tế.
Ví dụ: trước đây, trong giai đoạn Việt Nam thực hiện chính sách kế hoạch hóa tập trung
quan lieu bao cấp thì các mặt hàng của Việt Nam sản xuất không có mặt ở bất cứ nước
nào khác trên thế giới và cũng không có hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng hiện
13


nay, hang hóa Việt Nam có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới và hang hóa các nước
cũng có rất nhiều ở thị trường Việt Nam. Đặc biệt, hàng hóa truyền thống của các nước
đều được buôn bán trên toàn thế giới. Các phát minh, sáng chế… cũng đã trở thành mặt
hàng được đem ra trao đổi.
Việc thâm nhập của TNCs thì hầu như không còn quốc gia nào trên thế giới đóng kín nền

kinh tế tự cung tự cấp nữa. Nền kinh tế hàng hóa trở thành nền kinh tế toàn cầu.
2.2.3.Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá
Tăng tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ và giảm dần trong ngành nông nghiệp
và công nghiệp đồng thời tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật cao và
giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu.
VD: nếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1983, sản phẩm có hàm
lượng công nghệ cao chỉ chiếm 24% thì đến năm 1998 con số này đã tăng lên 39,3%.
Những sản phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc
ngành sản xuất không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong
những sản phẩm mũi nhọn.
* Thay đổi trong cơ cấu đối tác
Tăng tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển đặc biệt là các
nước mới công nghiệp.
VD: Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng
thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là 30.3%.
Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại thế giới (63.5%)
song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét một cách
riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính những
nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị
phần xuất khẩu lớn trong thương mại thế giới
2.2.4.Vai trò của các TNCs đối với chuyển giao và phát triển công nghệ
TNCs là những chủ thể quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động chuyển giao và
phát triển công nghệ. TNCs là những chủ thể có tiềm lực về vốn và công nghệ cao, kinh
nghiệm quản lí hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn thế
giới. TNCs kiểm soát tới 80% công nghệ cao toàn thế giới. Công nghệ là yếu tố tạo nên
14


“giá trị cốt lõi” trong chuỗi giá trị của TNCs, do đó, TNCs thường tìm cách chuyển giao

công nghệ thích hợp để bảo vệ giá trị đó.
Mặt khác, trong nền kinh tế trị thường như hiện nay, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty
trở nên rất khốc liệt. vậy nên mỗi TNC không muốn bị đối thủ cạnh tranh của mình lất át
trên thị trường thì phải đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ. Chính vì thế, nên TNCs
có vai trò thúc đẩy phát triển công nghệ.
2.2.4.1.Vai trò của TNCs trong chuyển giao công nghệ
- TNCs cơ thể chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc thực
hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vẫn công nghệ.
- TNCs sở hữu khoảng 80% công nghệ cao trên thế giới. Các TNCs thực hiện chuyển
giao thông qua các chi nhánh ở nước ngoài hoặc thông qua các hợp đồng chuyển giao.
- TNCs chuyển một phần trong công đoạn sản xuất ra nước ngoài đồng thời cũng mạng
theo những dây chuyền công nghệ phù hợp để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa
tránh lãng phí công nghệ. Bởi ở các nước phát triển( nước sở hữu TNCs thì công nghệ
thường xuyên được phát triển sao cho nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. nhưng
những công nghệ trước đó thì sẽ được phần nào chuyển sang các nước mà họ đầu tư bởi:
 Lao động của các nước nhân đầu tư hầu hết là lao động phổ thong, trình độ kic

thuật không cao nên không thể vận hang những công nghệ quá hiện đại mà chỉ vận
hành được những công nghệ trước đó rồi từ từ phát triển them.
 TNCs cũng đỡ mất qua nhiều chi phí khi thải bỏ công nghệ.
 TNCs đóng vai trò lớn trong chuyển giao công nghệ.

2.2.4.2.Vai trò của TNCs trong phát triển công nghệ
- Việc phát triển công nghệ của TNCs thể hiện thong qua việc các TNCs lien tục không
ngừng nghiên cứu tạo ra công nghệ mới và phổ biến công nghê chuyển giao trong các
ngành khác nhau và tạo ra năng lực nội sinh của công nghệ để công nghệ phát triển trong
các môi trường khác nhau.
- TNCs có khả năng lớn trong việc tổ chức các hoạt động phát triển công nghệ và là chủ
thể chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc đưa ra các sáng chế và phát minh về công nghệ.
đồng thời TNCs đóng vai trò to lớn trong việc cung cấp các dịch vụ về đào tạo và phổ

biến công nghệ.

15


- TNCs là tác nhân đi đầu trong hoạt động đào tạo và phổ biến công nghệ thong qua việc
tổ chức các khóa huấn luyện và đào tạo cán bộ về công nghệ.
- TNCs còn cử các chuyên gia sang các nước nhận chuyển giao để hướng dẫn, cung cấp
bí quyết cho đội ngũ cán bộ công nghệ của nước tiếp nhận để họ có thể làm chủ công
nghệ.
- Thông qua các khoản trợ giúp về tài chính hoặc cung cấp thiết bị giáo dục, TNCs góp
phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở nước sở tại, qua đó ươm mầm cho những tài năng
của thế giới.
Ví dụ: nhiều đề án nghệ cứu khoa học công nghệ được TNCs tài trợ về tài chính và về cả
trang thiết bị để các đề án đó có thể tiếp tục được nghiên cứu và thành công trong tương
lai.
Ví dụ: Intel đầu tư rất lớn cho phát triển công nghệ sản xuất chip vi xử lí máy tính để
nâng cao chất lượng sản phẩm của họ và tang sức cạnh tranh với các đối thủ khác như
IBM…
Microsoft luôn luôn đặt việc nghiên cứu phát triển phần mềm máy tính của mình để tăng
sức cạnh tranh trên thị trường.
McDonald’s lien tục nghiên cứu tạo ra các công thức mới, món ăn mới phục để đáp ứng
nhu cầu thay đổi và yêu cầu chất lượng thức ăn của thực khác toàn thế giới. Và các công
thức mới này nhanh chóng được phổ biến tới các chi nhánh của McDonald’s để các chi
nhánh này đáp ứng nhu cầu và thu hút khách hàng tới các nhà hàng để thưởng thức
hương vị mới lạ.
2.3.TNCs thúc đẩy đầu tư nước ngoài
- TNCs luôn tích cực đầu tư ra nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn
cầu do chúng có lợi thế về vốn, kĩ thuật hiện đại, quản lí tiên tiến và mạng lưới thị trường
rộng khắp trên thế giới.

- Đặc biệt, TNCs rất tích cực đầu tư vào các nước đang phát triển bởi các nước này thiếu
vốn, kĩ thuật kém nhưng lại có nguồn lao động dồi dào, giá thấp.
Để thu hút đầu tư từ các TNCs thì các nước đều đưa ra các chính sách ưu đãi như giảm
thuế thậm chí còn không đánh thế, hỗ trợ hết mức về đất đai, mặt bằng,…
- Mặt khác, sự có mặt của TNCs yêu cầu các doanh nghiệp trong nước phải đẩy mạnh
quá trình phát triển sản phẩm, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước để tăng cường sức
16


cạnh tranh. Hơn thế nữa, các TNCs cũng tăng cường đầu tư về cả vốn, công nghệ để cạnh
tranh với TNCs khác và với công ty bản địa.
Ví dụ: Sự có mặt của các nhà máy của SamSung ở Việt Nam là gia tang sức cạnh tranh
với các công ty khác như Nokia, Canon… điều đó đặt ra yêu cầu đối với cả Nokia, Canon
và SamSung là phải tang cường đầu tư vốn, phát triển công nghệ để tăng sức cạnh tranh
với nhau trên thị trường Việt Nam và cả thị trường thế giới.
3. Vai trò ngày càng tăng của NGOs
- Khái niệm: là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ
thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc
khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có,
không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các nghiệp
đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
- Vai trò:


tạo ra nguồn lực góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Muốn phát triển xã hội cần phải tìm mọi biện pháp, cách thức để có thểhuy động mọi ngu
ồn lực trong nhân dân. Đây là nhu cầu tất yếu khách quan,phổ biến của bất cứ quốc gia
nào kể cả những quốc gia giàu có. Trong hoàncảnh nền kinh tế chưa phát triển nhà nước c
hưa đủ điều kiện về mọi mặt nhất

là về tài chính để thực hiện phát triển xã hội theo quan điểm trên, thì vai trò
của các tổ chức phi chính phủ là vô cùng to lớn góp phần quan trọng vào việc
thực hiện những tiêu chí phát triển xã hội: bình đẳng, tiến bộ, và ổn định xã
hội.
Nhờ các nguồn lực này, nhiều người được hưởng lợi từ các chương
trình xoá đói giảm nghè, các chính sách ưu đãi những người có công với cách
mạng, các chương trình an sinh xã hội...nhất là việc đứng ra tổ chức huy động
nguồn lực trong dân để thực hiện cứu trợ đột xuất do thiên tai gây ra trong
những năm gần đây.


Mở ra quan hệ và tham gia hội nhập khu vực và thế giới.

Các tổ chức phi chính phủ do đặc điểm, tính chất và mục tiêu hoạt
động, đã tạo ra sự hợp tác đa phương và song phương đã giúp các nước có
điều kiện mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội.


Tăng cường vai trò quản lý nhà nước
17


Các tổ chức phi chính phủ là một trong những phương thức để Nhà
nước tập hợp sức mạnh, huy động cả cộng đồng góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội.Vai trò được thể hiện trên các phương diện:
Phản ánh trung thành những nhu cầu, nguyện vọng tâm tư của hội viên
với nhà nước để nhà nước có những chủ trương đường lối đúng phù hợp với
thực tiễn đời sống.
Tổ chức phi chính phủ căn cứ từ đường lối chính sách nhà nước, hướng

dẫn hội viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, theo mục tiêu mà nhà nước đề
ra.
Tổ chức hoạt động trong khuôn khổ luật pháp nhà nước, là nơi tiếp
nhận đồng thời phổ biến luật pháp phản ánh với nhà nước trong quá trình thực
hiện pháp luật thuộc lĩnh vực phi chính phủ hoạt động.


Giáo dục, rèn luyện ý thức và năng lực thực hành dân chủ cho công

dân đặc biệt là đối với các thành viên.
Tổ chức phi chính phủ có vai trò lớn lao trong việc phát huy tính tích
cực xã hội của quần chúng.Tính tích cực xã hội là những biểu hiện của sự
hoạt động có ích về mặt xã hội con người trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt
của xã hội như: Kinh tế, chính trị, xã hội và tinh thần. Tương ứng với từng
lĩnh vực đó có vai trò to lớn trong việc phát triển tính tích cực xã hội của từng
công dân. Tổ chức phi chính phủ là môi trường xã hội rèn luyện ý thức dân
chủ, năng lực thực hành dân chủ cho các công dân.
Các tổ chức phi chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời
sống kinh tế tôn giáo, môi trường... trên thế giới.


.Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường.

Những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các hoạt
động của tổ chức thương mại, tổ chức liên minh HTX và các hội, hiệp nghề
nghiệp đã gián tiếp thúc đẩy sự thành công lớn mạnh của nền kinh tế thị trường.


Góp phần ổn định xã hội trên cơ sở pháp luật


Trong mỗi xã hội, mọi thành viên đều có những khác biệt và nguồn gốc
dân téc, văn hoá tín ngưỡng, giới tính nhu cầu cuộc sống sự khác biệt đó nếu
không được đáp ứng thoả đáng sẽ gây ra những bất ổn trong xã hội. Hoạtđộng
18


của các tổ chức phi chính phủ đảm bảo sự đáp ứng những nhu cầu đó.
Phải khẳng định rằng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ngày
càng có ảnh hưởng tích cực. Các tổ chức phi chính phủ ngày càng ý thức vai trò của mình
trước các vấn đề xã hội, tham gia ngày càng tích cực vào quản lý
xã hội.
Ví dụ: Các tổ chức phi chính phủ:
- Tổ chức phi chính phủ Fontana được thành lập năm 1998 là một tổ chức phi lợi nhuận.
Đặt trụ sở tại Copenhagen, Đan Mạch và tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam, tổ chức phi chính phủ Fontana là tổ chức thành viên cam kết thúc đẩy phòng chống
và giảm tác hại của Chứng nghiện thông qua việc giáo dục , kết nối mạng lưới, hợp tác và
chữa trị cho mọi người bị mắc các chứng nghiện.
- Tổ chức Hòa bình xanh (tên tiếng Anh: Greenpeace) được thành lập ở Vancouver,
British Columbia, Canada năm 1971. Tổ chức này nổi tiếng nhất vì những chiến dịch
chống lại việc săn bắt cá voi. Trong những năm gần đây, mục tiêu trọng tâm của tổ chức
này là chuyển qua các vấn đề môi trường khác, bao gồm lưới cào đáy, sự nóng lên toàn
cầu, nạn phá rừng nguyên sinh, năng lượng hạt nhân, và công nghệ gene. Greenpeace có
các văn phòng khu vực và quốc gia ở 42 nước trên khắp thế giới.
- Humanitarian Services For Children Of Vietnam( HSCV): dành riêng để phục vụ trẻ
em mồ côi, trẻ em vô gia cư và trẻ em khác có nhu cầu tại Việt Nam. Hỗ trợ được cung
cấp trong các lĩnh vực thực phẩm, chỗ ở, quần áo, y tế và giáo dục. Dịch vụ được cung
cấp trực tiếp cho trẻ em bởi HSCV hoặc thông qua các tổ chức trẻ em Việt Nam ở địa
phương giải quyết những nhu cầu cần thiết.
- Và còn rất nhiều tổ chức phi chính phủ khác như : American Civil Liberties Union;
Saigon Children's Charity (SCC); Tổ chức chữ thập đỏ và lưỡi liềm đỏ quốc tế; …..


4. Vai trò của các các nhân và các tổ chức dân sự.
- Khái niệm: là các tổ chức xã hội nằm ngoài nhà nước, trong đó người dân liên kết với
nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. XHDS ở Việt Nam bao gồm: Các tổ
chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ
chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ
không phải do Nhà nước lập ra,… hoạt động phi lợi nhuận, tuân thủ các quy định của
pháp luật và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước.
- Vai trò của tổ chức dân sự: sự phát triển của khoá học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, viễn thông đã và đang góp phần tích cực vào việc nâng cao trình độ dân trí, tạo
19


cơ sở nền tảng cho dân chủ phát triển. Với các phương tiện thông tin liên lạc, giao thông
vận tải nhanh chóng, hiện đại, mọi người dân, kể cả những người ở các vùng xa xôi hẻo
lánh cũng có thể tiếp cận đượcvới nền văn minh nhân loại, với những tri thức khoa học,
văn hoá thế giới, từ đó giúp nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, vị thế và tiếng nói của con
người. Trong hai thập kỷ vừa qua, sự tham gia của người dân vào các tổ chức xã hội dân
sự ngày càng gia tăng. các tổ chức xã hội dân sự này, với tư cách là thành viên của xã hội,
ngày càng trở nên có năng lực hơn, hoạt động tích cực và chủ động hơn; ngày càng có
ảnh hưởng đến các hoạt động của chính phủ và khu vực tư nhân. Một trong những vai trò
quan trọng nhất của các tổ chức xã hội dân sự là huy dộng sự hỗ trợ cho những vấn đề
kinh tế - xã hội cụ thể, cung cấp thông tin và đảm nhiệm chức năng chứng nhận của bên
thứ ba. Các tổ chức xã hội dân sự này thường được đưa ra nhiều sáng kiến và lên tiếng
đại diện cho những lợi ích khồn được quan tâm của nhiều tâng lớp dân sư, xây dựng lòng
tin, tính hợp pháp và cung cấp những kiến thức cần thiết cho họ. Xã hội dân sự và các
phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò giám sát quan trọng, chẳng hạn trong việc
nân cao trách nhiệm và giảm thiểu nguy cơ tham nhũng trong các cơ quan công quyền.
Khi các công dân có thể tiếp cận với những nguồn thông tin độc lập, với các kênh hữu
hiệu để tham gia vào các hoạt động chính trị và được pháp luật bảo về thì họ có thể trở

thành lực lượng chính trị mạnh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà
nước. Ngoài ra, các tổ chức xã hội dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc
đấy các chiến lược phát triển hợp lý về môi trường, nâng cao nhạn thức và ý thức của
người dân trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường. Sự gia tăng các hoạt động bảo vệ môi
trường của quần chúng thường là một phần trong xu thế đi lên trong hoạt động của xã hội
dân sự nói chung.
III.

Kết luận

Qua phân tích đặc trưng của nền kinh tế tri thức cho thấy, nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ
một nền kinh nào là ngày càng tạp ra nhiều hàng hóa và dịch vụ nhằm đích cuối cùng là
con người. Dù dùng công cụ mới và tri thức mới ( tin học, thông tin và sinh học) hay
công nghệ cũ thì nhiệm vụ cũng chỉ có thế. Cho nên khi nói đến việc áp dụng nền kinh tế
tri thức vào nước ta cũng là để phục vụ cho nhiệm vụ trung tâm nói trên. Như thế, một
chính sách tập trung ưu tiên phát triển kinh tế mới, trong đó tri thức là mũi nhọn nhằm đi
trước đón đầu, tạo ra bước nhảy vọt trong phát triển nền kinh tế, hội nhập toàn cầu hóa.
Có thể nói đây là một bước ngoặt của lực lượng sản xuất, tác động sâu sắc đến mọi mặt
của đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kì toàn cầu hóa, các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam phải nắm bắt lấy cơ hội để phát triển nền kinh tế nhằm rút ngắn khoảng
cách với các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
/>2.
/>3.
/>ng_ty_xuyen_quoc_gia.html

4.
PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ(chủ biên), Các công ty xuyên quốc
gia:Lý thuyết và thực tiễn,Hà nội-11/2006
5.
/>6.
/>7.
/>ng_ty_xuyen_quoc_gia.html
8.
/>9.
“ Kinh tế tri thức – xu hướng mới của xã hội thế kỉ XXI” GS.TS
Ngô Quý Tùng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội năm 2000
10.
“ Dự báo phát triển khoa học và công nghệ trong thế kỉ XXI” Trung
tâm thông tin Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 01-2000
11.

21



×