Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Lễ hội khai hạ ở mường bi với việc phát triển du lịch ở tân lạc, hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.52 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Đặng Mỹ Hạnh người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Sư phạm Nhạc họa đã động
viên và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận. Qua đây em cũng xin
gửi lời cảm ơn tới cán bộ và đồng bào Mường Bi xã Phong Phú huyện Tân Lạc
đã nhiệt tình cung cấp tư liệu cho em.
Do trình độ kiến thức chưa sâu, thời gian thu thập tài liệu tại địa phương chưa
nhiều, người viết còn nhiều thiếu sót trong khóa luận này. Kính mong các thầy cô và
các bạn đóng góp ý kiến để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn nữa.

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Hải Yến


MỤC LỤC
MỞĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
6. Những đóng góp cho khóa luận......................................................................4
7. Nội dung và bố cục khóa luận.........................................................................4
Chương 1 : VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG ỞMƯỜNG BI HÒA BÌNH VÀ LỄHỘI
KHAI HẠ..................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận chung......................................................................................5
1.1.1. Khái niệm về du lịch.............................................................................5
1.2.1. Khái niệm lễ hội....................................................................................5


1.2. Văn hóa người Mường ở Mường Bi Hòa Bình...........................................7
1.2.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở Mường Bi.....................................7
1.2.2. Phân bố dân cư của Mường Bi..............................................................9
1.3. Những đặc trưng văn hóa người Mường Bi................................................9
1.3.1. Quá trình lịch sử....................................................................................9
1.3.2.Đặc điểm văn hóa xã hội......................................................................10
1.4. Khái quát về Lễ hội Khai Hạ ở Mường Bi.................................................10
1.4.1. Nội dung của Lễ hội Khai Hạ..............................................................11
1.4.2. Diễn trình của Lễ hội Khai Hạ...........................................................19
1.4.3. Một số biến đổi của Lễ hội Khai Hạ hiện nay....................................22
Chương 2: GIẢI PHÁP BẢO TỒN, KHAI THÁC LỄHỘI KHAI HẠVỚI TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH ỞTÂN LẠC HÒA BÌNH.........................................25
2.1. Một số yếu tố tác động đến việc bảo tồn văn hóa tộc người Mường trong
phát triển du lịch ở Tân Lạc hiện nay.......................................................25
2.1.1. Yếu tố khách quan...............................................................................25
2.1.2. Yếu tố chủ quan: con người, cơ chế, chính sách liên quan đến bảo
tồn văn hóa tộc người..........................................................................29
2.2. Giải pháp bảo tồn và khai thác lễ hội Khai Hạ trong việc phát triển du
lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình hiện nay...........................................................30
2.2.1. Giải pháp bảo tồn các giá trị của lễ hội Khai Hạ...............................30


2.2.2. Giải pháp cho phát triển du lịch lễ hội huyện Tân Lạc, Hòa Bình...34
KẾT LUẬN..............................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 thành phần dân tộc cùng
chung sống trên một lãnh thổ dài và hẹp, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội khác nhau. Bên cạnh đó mỗi dân tộc đều chứa đựng những giá trị và
sắc thái văn hóa riêng. Việc phát huy và bảo tồn những giá trị, sắc thái văn hóa
của các dân tộc sẽ góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa việt Nam, củng cố
sự thống nhất của dân tộc, làm cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính
đa dạng văn hóa các dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu
số nói chung và văn hóa của người Mường nói riêng là một vấn đề cấp thiết, nó
không chỉ để bảo vệ, giữ gìn các di sản văn hóa các dân tộc mà còn là sự đòi hỏi
cần thiết trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc và xây dựng “nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng và Nhà nước ta
trong thời đại ngày nay.
Dân tộc Mường là dân tộc có số dân đông. Theo kết quả Tổng điều tra dân
số của Tổng cục thống kê công bố năm 1999 người Mường có số dân là
1.137.515 người trên cả nước. Dân tộc Mường là một trong 53 dân tộc thiểu số ở
việt Nam, Người Mường có nền văn hóa lịch sử lâu đời. Mặc dù đời sống kinh
tế nói chung còn thấp, nhưng bản sắc văn hóa tộc người của họ lại rất phong
phú, đa dạng. Một trong những nét văn hóa của người Mường được lưu giữ và
phát huy đó là nét độc đáo trong lễ hội của họ. Mà nổi bật nhất trong huyện Tân
Lạc cũng như bản Mường đó chính là Lễ hội Khai Hạ ở Mường Bi. Tuy nhiên
việc tổ chức lễ hội ở đây mới chỉ dừng lại ở quy mô là những lễ hội dân gian
mang ý nghĩa văn hóa thuần túy, mà chưa có sự mở rộng hoạt động của các lễ

1


hội thành vật hút của ngành du lịch, hay có cũng chỉ làm một cách hời hợt. Bên
cạnh đó vẫn chưa có sự kết hợp giữa các lễ hội nơi đây với những tài nguyên du
lịch khác của địa phương để phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch. Hay nói cách
khác việc sử dụng tài nguyên văn hóa - lễ hội đưa vào khai thác trong du lịch

của huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình còn hạn chế chưa được chú trọng.
Ngày nay cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước trên nhiều lĩnh
vực đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của các tộc người nói chung
và văn hóa người Mường nói riêng đang bị mai một dần trong đời sống xã hội.
Vấn đề đặt ra lúc này là cần có sự quan tâm chú trọng khai thác và bảo tồn các
giá trị văn hóa của các tộc người và đặc biệt là văn hóa người Mường, nhằm
khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền thống đó theo hướng có sự kết hợp
giữa truyền thống và hiện đại, phù hợp với đời sống cư dân và xu thế phát triển
của thời đại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về văn hóa cũng như lễ hội của
người Mường là một việc làm cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Việc nghiên cứu về các lễ hội cũng như văn hóa của người Mường cho
đến nay đã có nhiều công trình, của nhiều tác giả được công bố. Nhưng đặc biệt
hơn cả là đề tài của tác giả Trần Kim Nhung có tên: “Lễ hội Khai Hạ của người
Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình” đã khai
thác sâu sắc ở khía cạnh là tác giả đã nghiên cứu về Lễ hội Khai Hạ là nhiều.
Tác giả mới chỉ khai thác phân tích lễ hội Khai hạ chưa đưa ra được các giải
pháp bảo tồn các giá trị văn hóa trong lễ hội khai hạ trong việc phát triển du lịch
ở Tân Lạc, Hòa Bình.
Trên cơ sở tập hợp những công trình nghiên cứu hiện có, cùng với những lí
do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Lễ hội Khai hạ ở Mường Bi với việc phát
triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình, nhằm
góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai thác những
giá trị văn hóa của lễ hội để phát triển du lịch của địa phương. Với đề tài này của

2


tôi thì được khai thác dưới góc độ khác đó chính là khai thác lễ hội khai hạ với
việc phát triển du lịch Tân Lạc, thông qua việc khai thác lễ hội để thấy rõ hơn
các tiềm năng, các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch hơn nữa.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a). Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu các đặc điểm văn hóa của người Mường Bi ở Hòa Bình gắn với
lễ hội Khai Hạ. Trên cơ sở đó phát triển tiềm năng của Lễ hội Khai Hạ đối với
sự phát triển du lịch ở Tân Lạc - Hòa Bình.
b). Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về văn hóa Mường Bi
- Nghiên cứu về vai trò của văn hóa tộc người với sự phát triển du lịch
- Miêu thuật về Lễ hội Khai hạ của người Mường Bi
- Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy Lễ hội Khai Hạ
đối với phát triển du lịch ở Tân Lạc - Hòa Bình.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Lễ hội Khai Hạ ở Mường bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc - Hòa
Bình.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trường hợp lễ hội Khai Hạ ở Mường bi thuộc địa bàn xã
Phong Phú, Tân Lạc, Hòa Bình trong khoảng thời gian từ năm 1986 cho đến
nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điền rã dân tộc và điều tra xã hội học là hai phương pháp chủ
đạo được sử dụng trong quá trình triển khai các vấn đề nghiên cứu, kết hợp

3


phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, phân tích và tổng hợp tài liệu, kế thừa các
kết quả nghiên cứu trước đó.
6. Những đóng góp cho khóa luận
Những kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ đóng góp cho việc khai thác
những đặc trưng văn hóa tộc người Mường ở Mường Bi trong việc bảo tồn và

phát triển Lễ hội Khai hạ, góp phần vào khai thác phát triển du lịch ở Tân Lạc,
Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay.
7. Nội dung và bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của khóa luận
được trình bày ở 2 chương :
Chương 1 : Văn hóa người Mường ở Mường bi Hòa Bình và Lễ hội Khai Hạ
Chương 2 : Giải pháp bảo tồn, khai thác Lễ hội Khai hạ trong việc phát
triển du lịch ở Tân Lạc Hòa Bình.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu và khảo sát lễ hội khai Hạ ở Mường Bi với việc phát
triển du lịch ở Tân Lạc Hòa bình giúp chúng ta thấy được bề dày lịch sử , cái nôi
của nền văn hóa Hòa Bình. Qua đó cũng thấy được phong tục tập quán qua lễ
hội. Vì vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, cần phải biết phát huy
sức sống , tiềm năng du lịch ở Tân Lạc Hòa Bình cũng như bảo tồn những giá trị
văn hóa tại lễ Hội Khai Hạ.

4


Chương 1 : VĂN HÓA NGƯỜI MƯỜNG Ở MƯỜNG BI HÒA
BÌNH VÀ LỄ HỘI KHAI HẠ

1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Bàn về du lịch có rất nhiều quan niệm khác nhau, mỗi định nghĩa đứng trên
một góc độ, một lập trường quan điểm như: Theo Liên hiệp Quốc tế các tổ chức
lữ hành chính thức: Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác
với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…; Nhìn
từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ

cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt
động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhìn chung, các khái niệm về du lịch là không giống nhau, tuỳ thuộc góc
độ của chủ thể và tuỳ thuộc các mốc thời gian mà khái niệm về du lịch có sự
khác nhau. Đối với Việt Nam, theo Luật du lịch năm 2006 định nghĩa: “Du lịch
là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả
mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định” .
1.2.1. Khái niệm lễ hội
* Khái niệm “lễ”
“Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu
hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “lễ” có
nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành
và biết tới từ thời nhà Chu (thế kỷ XII trước công nguyên). Lúc đầu chữ “lễ”

5


được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc, nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là
tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt
trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ trong xã hội khi đã phân hoá thành
đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý nghĩa của “lễ” càng được mở
rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu mưa,…
Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý nghĩa bao quát
mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, ta có thể
đi đến một khái niệm chung: “Lễ” là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu
hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng
thựchiện.
* Khái niệm “hội”

“Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung
trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa
thành “hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó: “hội” phải
được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản
làng, cộng đồng dân tộc, “hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của
cộng đồng. “Hội” có nhiều trò vui náo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem
hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương
diện tâm lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những khó khăn trong
cuộc sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua. Đến với “hội” mọi người sẽ được
giải toả thăng bằng trở lại.
Trong từ điển tiếng việt “hội” được tập trung lại như sau: “Hội” là sinh
hoạt văn hoá tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống,
sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân hạnh phúc
cho từng dòng họ, từng gia đình, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của
mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ vào mơ ước chung vào bốn chữ “ nhân
khang, vật thịnh”
6


Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền”- Phan Đăng Nhật cho rằng: “Lễ hội là một
pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa
nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc…Lễ hội còn
là nơi bảo tồn tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong
quá khứ dồn nén lại cho tương lai.”
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là
phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu sa trong mỗi con người. Hội là các
trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh thường nhật
của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỉ niệm một sự kiện quan
trọng với cả cộng đồng.
1.2. Văn hóa người Mường ở Mường Bi Hòa Bình

1.2.1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên ở Mường Bi
* Vị trí địa lí:
Mường Bi, thuộc huyện Tân Lạc, là một huyện miền núi có vị trí chiến
lược quan trọng nằm ở phía Tây của tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 100km. Địa thế
đẹp là nơi có nhiều đầu mối giao thông chủ yếu nối với quốc lộ 1A, là nơi có
mạng lưới giao thông thuận tiện về cả đường bộ và đường sông như quốc lộ 6,
vùng sông đà…là cửa ngõ ra vào của vùng Tây Bắc.
Mường Bi (huyện Tân Lạc) có tọa độ địa lý ở vào khoảng 20 020’95” 20035’95” vĩ độ Bắc; 10506’25” - 105023’23” kinh độ Đông. Phía Bắc Mường Bi
giáp huyện Đà Bắc (Hòa Bình); phía Nam giáp huyện Lạc Sơn (Hòa Bình); phía
Đông giáp huyện Cao Phong (Hòa Bình); phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa.
* Đặc điểm tự nhiên:
Địa hình Tân Lạc khá đa dạng , độ cao trung bình so với mặt nước biển từ
200-300m, nơi cao nhất là 1200m. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam và chia

7


là 3 vùng. Vùng cao gồm 5 xã: Quyết Chiến, Lũng Văn, Nam Sơn, Bắc Sơn,
Ngổ Luông. Độ cao trung bình từ 600-800m. Vùng này bị chia cắt bởi các dãy
núi đá vôi, có độ dốc lớn xen giữa các thung lũng nhỏ nằm rải rác theo các
dòng suối nhỏ. Vùng giữa gồm 4 xã: Ngòi Hoa, Trung Hòa, Phú Vinh, Phú
Cường có độ cao trung bình từ 200-300m. Vùng thấp gồm 14 xã còn lại và thị
trấn Mường Khến.
Khí hậu, Thời tiết: Mường Bi (Tân Lạc, Hòa Bình) có khí hậu nhiệt đới gió
mùa, một năm phân thành hai mùa khá rõ rệt. Mùa mưa nóng ẩm và mùa khô
mát lạnh, nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9 0C, nhiệt độ cao nhất trung bình
27,80C, nhiệt độ thấp nhất trung bình 19,80C. Nhiệt độ giữa các vùng có sự khác
nhau, ở vùng cao nhiệt độ các tháng lạnh nhất thấp hơn vùng thấp từ 20 - 30 0C
và mùa đông đến sớm, kết thúc muộn.
Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao, thường vào khoảng trên

2.000mm. Mưa tập trung các tháng từ tháng Bảy đến tháng Chín âm lịch. Mùa
khô lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm.
Tình hình kinh tế, xã hội: Mường Bi (huyện Tân Lạc) có tiềm năng phát
triển kinh tế nhờ diện tích tự nhiên tương đối rộng. Thêm vào đó là tiềm năng du
lịch đã và đang được khai thác đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Nhìn chung cư
dân Mường trong vùng đa số là cư dân nông nghiệp, chủ yếu sống dựa vào sản
xuất nông nghiệp. Mường Bi là cánh đồng lúa lớn góp phần cung cấp lương
thực, thực phẩm cho toàn tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp,
dựa vào điều kiện đất đai tự nhiên nhân dân địa phương đã tiến hành trồng rừng,
trồng những cây lâm nghiệp vừa góp phần phủ xanh những đất trống đồi núi
trọc, tránh lũ lụt bảo vệ môi trường tự nhiên xanh, sạch đẹp vừa góp phần tăng
thêm thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây.

8


1.2.2. Phân bố dân cư của Mường Bi
Tân Lạc là một tỉnh miền núi có thành phần dân tộc khá phong phú với
7 dân tộc anh em sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số ít
dân tộc khác. Trong đó người Mường sinh sống phân bố rải rác ở tất cả các
xã, thị trong địa bàn huyện. Tuy nhiên người Mường tập chung sinh sống ở 4
mường chính đó là: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động.
Theo số liệu năm 2002 dân tộc Mường có 479.197 chiếm 63,32% dân số toàn
tỉnh Hòa Bình.
Mường Bi ở huyện Tân Lạc: 61.522 chiếm 83,53% dân số toàn huyện. Với
bốn dòng họ chính là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Có thể nói huyện Tân Lạc là
nơi cư trú của dân tộc Mường, họ ở các thung lũng và núi thấp, bên cạnh con
sông, con suối. Làng xóm Mường được chia thành các Mường nhỏ và được thiết
lập trong các sườn núi hay trong các thung lũng.
1.3. Những đặc trưng văn hóa người Mường Bi

1.3.1. Quá trình lịch sử
Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử,
môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của
dân tộc Mường.
Là chủ nhân lâu đời nhất của mảnh đất Hòa Bình, ngay từ thời xa xưa
người Mường đã cư trú ở khắp các huyện thị trên địa bản tỉnh, nhưng mức độ
phân bố không đồng đều cả về số lượng dân và mật độ dân số
Tại Hòa Bình, người Mường tập trung ở những khu vực có địa hình thấp,
độ cao trung bình là 300m, nơi mà trước kia các trung tâm trù phú nhất của
người Mường ở Hòa Bình với những cái tên như: Mường Bi (Tân Lạc), Mường
Vang (Lạc Sơn), Mường Thàng (Kỳ Sơn), Mường Động (Kim Bôi).

9


1.3.2.Đặc điểm văn hóa xã hội
Nhìn chung mỗi dân tộc đều có cơ cấu và tổ chức xã hội riêng cho dân tộc
mình. Tuy nhiên hệ thống tổ chức chính quyền của dân tộc lại có sự khác biệt.
Tổ chức xã hội cổ truyền của người Mường nằm chính ngay trong tên gọi
của dân tộc Mường. Mường được hình thành bởi nhiều xóm làng, mỗi làng có
một địa vực một phạm vi đất đai, nương rẫy núi rừng riêng và quan hệ trong
làng bản chủ yếu là mối quan hệ địa vực, láng giềng lấy đơn vị nhà (gia đình) là
nền tảng.
Ngày nay người Mường sống quần cư thành làng bản (tương đương với
ngày nay là xóm). Tới thăm bản Mường mới thấy con người ở đây hiền lành,
chất phát. Trong sự tiếp xúc ban đầu còn nhiều e dè nhưng khi đã quen nhất là
hiểu biết về nhau họ có thể tâm sự từ việc gia đình đến việc suy nghĩ của họ về
bản làng, quan hệ xã hội, xu hướng phát triển của người Mường hiện nay.
Đời sống tinh thần của người dân nơi đây rất phong phú từ nghệ thuật dân
gian đến phong tục tập quán, trong sinh hoạt cũng như tín ngưỡng tôn giáo.

Người dân nơi đây theo tín ngưỡng đa thần xuất phát từ thời xưa khi con người
sống còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên họ sợ tất cả các hiện tượng tự nhiên
từ mây, mưa, sấm, chớp…họ nghĩ rằng tất cả đều có thần linh hay đấng siêu
nhân cai quản. Vì vậy họ thờ cúng tất cả mong được sống yên bình và được phù
hộ. Là cư dân nông nghiệp nên hàng năm họ tổ chức một số lễ nghi nông nghiệp
cúng thần mưa thần gió để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, cầu mùa
màng bội thu, cầu sức khở cho mọi người và cầu sinh sôi nảy nở. Trải qua bao
thăng trầm biến cố của lịch sử, người Mường Bi vẫn giữ được nhiều lễ hội văn
hóa của dân tộc mình mà tiêu biểu là lễ hội Khai Hạ được tổ chức tại khu vực
sân vận động xã Phong Phú và miếu thờ xóm Lũy.
1.4. Khái quát về Lễ hội Khai Hạ ở Mường Bi
10


1.4.1. Nội dung của Lễ hội Khai Hạ
* Nguồn gốc, tên gọi của lễ hội
Tên tiếng dân tộc: Lệ khai hạ thuống tuôồng Mường Pi.
Tên tiếng việt: Lễ hội khai hạ Mường Bi.
“Khai” ở đây có nghĩa là mở đầu, mở ra. “Hạ” ở đây nghĩa là xuống, là
dưới. Do vậy mà từ “Khai hạ” được hiểu là lễ hội mở cửa rừng và xuống đồng
được diễn ra tại Mường Bi, xã Phong Phú huyện Tân Lạc.
Theo quy định của Lang Mường Bi xưa thì phải sau lễ hội khai hạ người
dân mới được phép vào rừng lấy măng, lấy củi, săn bắn. Lễ khai hạ được tổ
chức như để tổng kết một năm sản xuất đã qua và mở đầu cho công việc của
năm mới. Phải chăng người dân nơi đây thờ Hoàng Bà là do Bà đã có công khai
phá ra vùng Mường Bi. Bà đã dậy con dân Mường Bi biết trồng lúa, trồng ngô,
biết chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có lẽ họ còn thờ Bà như thể Bà là mẹ của con
dân Mường Bi. Bởi từ xưa con người thường hay gần gũi với người mẹ nhiều
hơn. Sau đó họ lại thờ Tam Thánh Tản Viên, điều đó chứng tỏ nhận thức của
con người lúc này đã được nâng cao. Họ đã biết thờ các nhân vật anh hùng,

những người đã có công bảo vệ sự sinh tồn của họ. Họ thờ cả Vua Bà và Tam
Thánh Tản Viên vì họ nghĩ rằng tuy đã đến nới mới an cư lạc nghiệp, song Vua
Bà vẫn luôn dõi theo và ủng hộ họ.
Đồng thời núi rừng vốn là nơi sống của phu thê Sơn Tinh, là chỗ hóa của
hai anh em họ nên có thể hiểu rằng Sơn Tinh là thần cai quản của núi rừng và
chỉ khi được sự cho phép của thần và Vua Bà (Theo truyền thuyết vốn là mẹ của
Sơn Tinh), thì mọi người mới được vào rừng hái lương thực, thực phẩm, tài sản
mà bấy lâu thần đã chăm sóc và nay ban cho dân làng.
Lễ hội Khai hạ của Mường Bi là lễ hội điển hình của tỉnh Hòa Bình, đây
là lễ hội lớn nhất được các nghành các cấp quan tâm. Đặc biệt khi đến với lễ hội

11


chúng ta sẽ chìm đắm trong tiếng cồng chiêng vang dậy cả đất trời với 450 chiếc
chiêng. Nơi đây còn quy tụ những trò chơi dân gian đặc sắc như: trọi gà, bắn
cung, giã gạo, ném còn...là địa điểm đặc trưng cho cả đất Mường Hòa Bình vì
đây là trung tâm của Mường Bi.
* Thời gian, không gian diễn ra lễ hội
Thời gian diễn ra lễ hội
Lễ hội Khai hạ ở Mường Bi diễn ra vào 2 ngày mồng 7 và mồng 8 tháng
Giêng âm lịch, tức ngày mồng 6, mồng 7 tháng tư theo lịch Mường Bi hàng năm.
Đây là thời kỳ có khí hậu ấm áp lại có mưa xuân nên đó là điều kiện tốt để
cây trồng phát triển. Đồng thời lúc này cấy trong rừng như măng, nấm, rau rừng
mới đến thời thu hoạch, muông thú thì sum vầy cũng dễ dàng săn bắt. Do vậy
mà sau khi lễ hội diễn ra thì dân làng mới được vào rừng săn bắt hái lượm và
xuống đồng làm cỏ bón phân mong ước có một mùa màng bội thu. Hơn nữa đây
cũng là thời điểm nghỉ ngơi của các tầng lớp trong xã hội, là dịp trở về tổ ấm gia
đình của những người đi xa với không khí rộn ràng của ngày xuân năm mới
cùng với lễ hội của các xã, các huyện láng giềng cũng diễn ra vui vẻ.

Không gian lễ hội
Phần lễ trong lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức tại miếu thờ Thành
hoàng xóm Lũy. Phần hội được tổ chức cuối xóm Lũy. Nay phần lễ vẫn tổ chức
tại miếu thờ xóm Lũy nhưng phần hội đã được tổ chức tại sân vận động của xã
phong phú, huyện Tân Lạc. Đây là khu vực gần với miếu thờ và có diện tích khá
lớn, có thể tổ chức phần hội được đầy đủ hơn, công việc rước lễ cúng thần linh
cũng thuận tiện hơn.
Về mặt thực tiễn, khi tổ chức lễ hội tại sân vận động xã sẽ thu hút được sự
chú ý của toàn dân và khách thập phương, nơi đây còn có điều kiện giao thông
thuận tiện nên sẽ tiếp đón được nhiều khách du lịch.
* Quá trình chuẩn bị cho lễ hội

12


Chuẩn bị về lễ vật:
Lễ hội Khai hạ thường do các chức sắc quan Lang Mường Bi phối với với
các cụ cao tuổi trong làng bàn bạc. Trước hết có cuộc họp để phân công và
chuẩn bị cho công việc tiến hành mở hội Khai Hạ, các công việc được tiến hành
như sau:
Trước hôm Khai Hạ một ngày người dân trong vùng Mường Bi gồm 3
xóm lân cận gần kề nhau là xóm Lầm, xóm Lũy và xóm Ải. Họ tổ chức một
cuộc đi săn thú rừng và lấy sản vật thú rừng săn bắt được như con nai, con
hoãng về làm lễ cúng Thành hoàng làng trong ngày Khai Hạ.
Cuộc đi săn thú rừng hay còn gọi là hội Tọoc Moong (tọoc có nghĩa là săn
đuổi, moong có nghĩa là con hổ, hay gọi là Muông: từ chỉ thú có bốn chân).
Trước lúc đi săn để báo tin nhanh, người ta dùng một chiếc chiêng nhỏ đánh báo
hiệu cho dân làng và những người thợ săn biết, dóng chiêng liên tục với tốc độ
nhanh một hồi dài. Khi đã tập trung các tay săn đông đảo, họ hội ý bàn việc săn
xong thì phường săn dẫn chó săn cùng mang theo súng, nỏ, chiêng vào rừng. Họ

vừa đi vừa đánh chiêng, tiếng nọ nối tiếp tiếng kia cứ thế đánh liên hồi với nhịp
độ nhanh thôi thúc. Có lúc lại thay đổi tiết tấu theo kiểu 3 tiếng một. Khi con thú
xuất hiện mọi người vừa reo hò vừa thúc chó đuổi dồn. Lúc bắn được thú người
ta đánh ba hồi chiêng và tiếp theo từ 5 đến 7 hoặc 8 tiếng lại dùi. Sau đó họ đánh
chiêng thong thả từng tiếng một về tới tận xóm. Nếu trường hợp con thú chạy
thoát thì họ không đánh chiêng khi ra về mà chỉ đánh chiêng báo hiệu cho chó
săn quay về.
Buổi sáng hôm đó người dân trong xóm Lũy, xóm Lầm, xóm Ải, cả đám
con trai không phân biệt già trẻ, ai có thể trèo đồi leo núi được c ùng kéo nhau đi
săn. Một người săn giỏi (gọi là trùm săn) của người Mường cùng các cụ già có
kinh nghiệm, bàn định hướng xuất phát làm ăn và chọn điểm ăn. Sau đó, mọi
người tưng bừng reo hò cùng ông trùm săn theo hướng đã định đến một quả đồi
13


hay một khu rừng, mọi người tỏa ra vây quanh khu rừng đó. Những thợ săn giỏi
có súng, kíp hoặc chiếc nỏ nhanh chân tìm chỗ đón lõng ở các khe, các lối mòn
mà thú hay đi. Những người khác khép kín dần vòng vây, hò hò reo hú inh ỏi
đuổi bắt thú, tay cầm lao hoặc một cây gậy nhỏ. Nhiều người cầm loại cồng nhỏ
đánh theo điệu đi săn, những chú chó của làng, của Mường theo hiệu lệnh cồng
săn vượt lên sục sạo các bụi rậm đánh hơi thú.
Tiếng cồng săn dồn dập, tiếng hò reo vang dậy, tiếng chó sủa chói tai cuốn
hút bước chân người, tất cả tạo thành một âm hưởng sôi động của cuộc sống
cộng đồng bước vào mùa làm ăn mới. Thú rừng bị vòng vây khép kín dồn dần
vào một nơi, trước là bị chó tấn công, sau là người ùa tới dùng gậy nhọn, cây lao
chặn đánh. Cũng có khi không đợi tới lúc dồn vào một chỗ, những con thú ranh
mãnh phóng ngược lại hướng tiến của con người. Lúc ấy, mọi người không bỏ
vây mà chỉ số ít người tách ra đuổi theo con thú. Thường chỗ con thú không
thoát được lại là chỗ nấp đón chỉ đợi thú chạy vào tầm ngắm là nổ súng tiêu diệt.
Hội Tọoc Moong rất vui, thu hút nhiều người tham gia. Nếu buổi săn hôm

đó được thú cả làng, cả Mường vui mừng đánh cồng gõ phách. Họ khiêng thú
tới giữa xóm làng Lũy, mọi người mổ con thú săn được dâng tế lễ Thành hoang
làng. Nhỡ cuộc đi săn không được con thú gì, dân làng tỏ ý buồn cho việc xuất
hành đầu năm mới không may. Họ đành phải chọn một con bò thay thú rừng để
tế Thành hoàng làng. Tại miếu thờ Thành hoàng làng có tục không giết trâu,
không giết lợn, không giết gà để tế thần vì đó là những con vật thân thuộc với
con người, hơn nữa lợn gà lại có bộ lông và da không đẹp. Con vật chọn tế phải
có bộ lông vàng mượt hoặc sống hoang dã. Trâu không được dùng trong tế lễ,
xét về khía cạnh nông nghiệp “con trâu là đầu cơ nghiệp”, là công cụ sản xuất
không thể thiếu, là người bạn thân thiết của nhà nông.
Ngoài việc săn thú ra theo quy định của nhà Lang, hàng năm nhà Lang chia
một phần ruộng cho một gia đình trong xóm Lũy, chuyên cấy lúa thơm Tám Lao

14


để làm lễ cơm cúng trong ngày lễ Khai Hạ. Gia đình nào được nhà Lang tín
nhiệm chia ruộng được coi là việc rất hệ trọng và phải chăm lúa cho tốt. Đến
ngày mồng 5, mồng 6 trước hôm Khai Hạ hai ngày gia đình phải tự chày thóc
cho vào cối xay rồi giã thành gạo, nấu thành cơm thật ngon để làm cỗ cúng
Thành hoàng làng.
Tất cả những người đi dự lễ hội đều mang theo một gói cơm nắm
(riêng các Lang và thầy mo thì không phải mang). Sau khi săn được con thú
rừng các lang cùng người dân trong vùng tiến hành cỗ lễ gồm 6 mâm, 3
mâm để trên ban thờ dâng Quốc Mẫu Hoàng Bà và Tam Vị Tản Viên Sơn
Thánh, 3 mâm để dưới chiếu.
Ba mâm bày trên ban thờ dâng Quốc mẫu Hoàng Bà và Tam vị Tản Viên
Sơn thánh gồm những lễ vật sau:
Mâm giữa:
01 lá canh (cỗ thịt hoẵng bày trên lá chuối)

01 bát cơm tẻ
01 đôi đũa
01 chén rượu
01 chai rượu
01 bát nước lã, trên miệng chén đặt một tăm nằm ngang
01 đĩa muối
01 đĩa trầu cau một miếng

15


Mâm bên phải:
01 lá canh (cỗ thịt hoẵng bày trên lá chuối)
04 bát cơm tẻ
04 đôi đũa
04 chén
01 chai rượu
01 bát nước lã, trên miệng để 4 chiếc tăm nằm ngang
01 đĩa muối
01 đĩa trầu cau có bốn miếng
Mâm bên trái:
01 lá canh (cỗ thịt hoẵng bày trên lá chuối)
02 bát cơm tẻ
02 đôi đũa
02 chén
01 chai rượu
01 bát nước lã, trên miệng bát có đặt 2 chiếc tăm nằm ngang
01 đĩa muối
01 đĩa trầu cau có 2 miếng
Cỗ cúng được bày trên các mâm gỗ, lót ngọn lá chuối tươi. Thịt hoẵng

được luộc chín, thái miếng nhỏ vừa phải (đủ các phần nội tạng) xếp 3 lượt vòng
quanh mâm, sau đó đặt vài miếng lục phủ ngũ tạng lên trên, các lễ vật khác bày
bên cạnh. Trong rất nhiều lễ hội có hiện tượng thờ các bộ phận của con vật cúng
chứ không riêng gì lễ hội Khai Hạ. Vì nó biểu hiện cho tấm lòng thành của con
dân Mường với thần linh là họ đã mổ nguyên một con vật cúng chứ khống phải
là sự mua bán một phần lễ vật thờ ở chợ.

16


Ba mâm bày dưới chiếu gồm các lễ vật sau:
01 mâm đặt trên chiếu giữa (của ông mo) gồm:
01 chiếc đùi trái của con hoẵng (thịt sống không thái để nguyên). Vị trí bên
trái theo ngũ hành phương đông là vị trí quan trọng thứ hai sau vị trí trung tâm .
Có lễ thờ đùi trái của con hoẵng cũng xuất phát từ tình yêu nông nghiệp của
người phương đông, mà hướng đông là hướng mặt trời mọc, là sự hiện diện của
quá khứ, hiện tại và tương lai, là ánh hào quang biểu hiện sức sống, niềm tin vào
một ngày mai tươi sáng hơn. Có lẽ họ cũng mong trời phù họ cho mưa thuận gió
hòa để có một năm ăn lên làm ra, gia đình mạnh khỏe hạnh phúc.
Hai mâm bày bên chiếu phải và chiếu trái dâng quân hầu và tiểu hạ gồm:
06 lá canh (6 mô thịt bày trên chiếc là chuối)
06 bát cơm tẻ
06 đôi đũa
01 bát nước lã, trên miệng bát để 6 chiếc tăm nằm ngang
01 đĩa muối
Ngoài các mâm cỗ trên giữa chiếu còn được đặt một bình rượu cần đã
được đổ từ 9 ngọn nước của suối Mường Bi và cắm những cần làm bằng cây
trúc để làm rượu thờ. Uống rượu cần vốn là một thói quen và nếp sống văn hóa
của người Mường. Rượu cần được chế biến từ các sản phẩm của sản xuất nông
nghiệp và gạo nếp là sản phẩm đặc trưng không thể thiếu. Gọi là rượu cần vì

rượu được uống bằng cần, cần được làm từ thân cây trúc hoặc được làm từ thân
cay may được dùi lỗ. Số que cắm vào hũ rượu bao giờ cũng phải là số chẵn. Tùy
theo số lượng người uống mà cắm từ 2,4,6,8…cần. Và số que cắm cũng thể hiện
sự cầu mong cho sự phát triển, sự sinh sôi nảy nở.

17


Lựa chọn phân công nhân sự
Bộ máy điều hành: Do nhà Lang và người già trong làng tổ chức
Những người tham gia cúng tế: Trước hết nhà Lang đứng ra cử một ông
thầy mo có uy tín nhất và thành thạo việc cúng tế trong vùng.
Những người tham gia đón rước các vị thần: đội cờ gồm 4 người, phường
bát âm gồm 8 người, đội cồng chiêng 12 người, đội kiệu gồm 4 người trong đó 1
người chỉ huy kiệu.
Chuẩn bị về trang phục
Trang phục của thầy mo: áo chùng đen, quần nâu, đầu đội mũ có mào viền
đỏ, tay cầm quạt giấy đi chân đất.
Trang phục rước: Mặc quần áo trang phục của dân tộc Mường, những bộ
mới nhất, đẹp nhất.
Trang phục dự hội của nam:
* Đối với tầng lớp quyền quý: Khi đi dự lễ hội Khai Hạ, nhà Lang và các
ậu trong vùng thường mặc những bộ quần áo mới. Thường là áo cánh ngắn mặc
ở trong, áo chùng dài khoác ở ngoài. Sang trọng là áo lụa tím, xanh hoặc vàng tơ
tằm, cổ cao, cài khuy bên sườn nách. Quần ống què màu trắng hay màu xanh tím
than. Đầu đội khăn xếp màu đen.
* Tầng lớp dân thường: Áo cánh màu nâu hoặc màu đen, cổ tròn xẻ tà hai
bên hông giống áo bà ba của dân tộc Kinh, quần cạp thắt dải rút bằng vải thô
nhuộm chàm hay màu nâu, may kiểu ống què quần áo đẹp hơn ngày thường.
Đầu đội khăn, khăn dài gấp 3 lần vòng đầu.

Trang phục dự hội của nữ:
* Tầng lớp quyền quý: Ăn mặc diện hơn, đẹp hơn tầng lớp dân thường.
Hàng năm cứ đến ngày Khai Hạ họ lại chọn những bộ váy thật đẹp ra mặc để đi
18


lễ hội, thường là áo cánh ngắn màu vàng hoặc màu hồng mặc ở trong còn ở
ngoài khoác áo chùng dài đến đầu gối. Váy màu đen, cạp váy buôn con rồng.
Dây thắt lưng màu xanh lá mạ, yếm màu đỏ hay màu trắng , trên đầu chít khăn
màu trắng tay đeo vòng bạc.
* Tầng lớp dân thường: Họ mặc bộ váy áo đẹp hơn ngày thường, mặc ở bên
trong một chiếc áo may bằng vải thô màu chàm hay đen, cạp váy trái đen, trái
mê hoa văn đơn giản không cầu kì như cạp váy con rồng. Dây thắt lưng bằng vải
thô màu chàm hoặc màu đen. Yếm màu nâu hoặc màu đen, đầu chít khăn bằng
vải thô màu trắng.
Các công việc chuẩn bị khác
Ngay từ trước tết, lang Cun pi phân công đám thanh niên nam, nữ trong
xóm Lũy làm tổng vệ sinh quét dọn xung quanh miếu. Ông mo tự tay lau dọn
bàn thờ, ấm, chén, bát hương...
Từ sáng sớm tinh mơ ngày mồng 8 tết tại gia đình nhà ông lang Cun pi
tiếng trống chiêng đánh lên một hồi báo cho mọi người biết. Khoảng tầm từ
6 đến 7 giờ sáng người dân xóm Ải, xóm Lầm, xóm Lũy đến tập trung đông
đủ tại miếu.
1.4.2. Diễn trình của Lễ hội Khai Hạ
* Cúng tế trong lễ hội
- Tổ chức tế lễ:
Phần lễ được tổ chức tại Miếu thờ thành Hoàng. Người điều khiển phần
nghi lễ do ông mo đảm nhiệm.
Sau khi đã hoàn thành cỗ lễ và bày đặt xong xuôi trong miếu, Ông mo.
Lang, cùng toàn thể nhân dân trong vùng tiến hành đi rước bóng Quốc Mẫu

Hoàng Bà và Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh từ bờ suối Lồ - nơi Quốc Mẫu Hoàng
Bà về trời, cách miếu khoảng 2km.

19


Đội hình rước như sau:
Thầy mo dẫn đầu đi trước
Tiếp theo là đội cờ
Tiếp theo là phường bát âm
Tiếp theo là đội cồng chiêng
Cuối cùng là đội kiệu
Sau kiệu là các quan viên, chức sắc và bà con nhân dân.
Trong suốt buổi rước, chiêng trống luôn hòa tấu rộn ràng. Khi tới nơi tại bờ
suối đã trải sẵn hai chiếc chiếu hoa, trên chiếu thứ nhất đặt đĩa trầu cau têm hình
cánh phượng, kiệu được đặt trên chiếu thứ hai, đoàn rước xếp hàng hai bên. Rồi
ông mo thắp hương khấn mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và Tam Vị Tản Viên Sơn
Thánh về dự lễ Khai hạ với dân làng. Nội dung bài khấn tóm tắt như sau:
“Hôm nay….là ngày,…tháng,…năm…,con là…thay mặt cho dân làng
Mường Bi, mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và Tam Vị Tản Viên Sơn Thánh về dự lễ
với dân làng”.
Sau khi khấn xong, ông mo tiến hành xin cảo (xin âm dương), chiếc cảo
làm bằng cật tre, cây nào 3 ngọn mới được chọn làm que cảo, dài tầm 3cm, rộng
0.8cm, trên thân que cảo có khắc mặt đánh dấu mặt trái, mặt phải nhằm hiển thị
cho mặt trăng và mặt trời. Sở dĩ cây tre có 3 ngọn vì nó tượng trưng cho 3 tầng
của vũ trụ: địa phủ, trần gian, thiên đường.
Khi ông mo xin gieo cảo, tay phải cầm cảo, tay trái cầm quạt giấy, vừa
gieo vừa hỏi Quốc Mẫu đến chưa, nếu đến được thì cho 2 sấp 1 ngửa. Khi xem
cảo mà thấy đúng như vậy thì chứng tỏ Quốc Mẫu đã tới.
Khi tàn một nén hương thì ông mo lại tiếp tục xin âm dương mời các ngài

vào miếu, khi cảo xin âm dương đã được, thầy mo cúi vái lạy 3 lần, tất cả những

20


người tham dự cùng làm theo. Tiếp theo ông mo bưng đĩa trầu cau đặt lên kiệu,
dâng đặt vào miếu sau đó bắt đàu mo. Các bước tiến hành như sau:
Trước tiên ông mo ngồi cạnh mâm lễ của mình, và bắt đầu mo mời thần
linh. Trong quá trình mo, thầy mo vái lạy thì những người tham gia cũng vái lạy
theo. Sau khi mo xong mâm lễ của mình ông mo tiếp tục đứng lên cúng ở mâm
trên, vừa cúng ông vừa đưa tay quạt nhẹ nhàng theo lời cúng khấn.
Khi ông mo mời các ngài ăn uống xong thì lúc đó chỉ có nhà Lang được
phép vào thắp hương trong miếu.
Các bước tiến hành sau khi lễ làm xong:
Khi hạ cỗ lễ xuống các mâm được phân chia như sau:
Một mâm cỗ ở bàn trên và mâm thịt sống được chia phần cho ông Mo.
Một mâm cho người tổ chức lễ (Lang, ậu).
Một mâm cho người dâng cơm lễ (gia đình được nhà lang chia ruộng đất
cho để cấy lúa Tám Lao dâng cơm trong ngày lễ).
Số mâm còn lại thì những người đi dự lễ ngồi ăn vui vẻ với nhau tại chỗ.
Khi ăn, các tầng lớp trên như Lang, ậu, ông mo được ngồi ăn trong miếu. Những
người đi săn và dân thường phải mở gói cơm của mình ra cùng với mâm cỗ
được chia phần ăn trước cửa miếu tại sân miếu. Nếu ăn không hết số thịt họ có
thể chia nhau mang về.
Trước khi ăn cơm, thầy Mo, nhà Lang các ậu được uống rượu cần trước
sau đó mới đến lượt mọi người uống, họ vừa uống vừa hát thường hoặc hát đối
đáp. Uống khoảng 3 đến 4 tuần rượu mới ăn cơm. Cuộc vui cơm rượu kéo dài
vài tiếng đồng hồ mới kết thúc.
* Các trò chơi, trò diễn trong lễ hội
Ngoài phần lễ nhân dân trong làng và khách thập phương trong vùng đi

chơi hội còn tham gia vào các trò chơi dân gian như: ném còn, đánh mảng, kéo

21


co…Vào hai buổi chiều ngày mồng 7 và mồng 8 dân làng tổ chức cuộc vui chơi
tập thể, đó là ngày tự do sôi động nhất, đông người tham gia nhất.
Đối với lễ hội Khai hạ các trò chơi đóng vai trò quan trọng, chúng góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo cho lễ hội mà các lễ hội khác không có.
Các trò chơi còn làm cho lễ hội Khai hạ có sức hấp dẫn lôi kéo mạnh mẽ, đông
đủ mọi người tham gia. Các trò chơi có tác động mạnh mẽ sâu sắc đến tình cảm
của đồng bào, góp phần xây dựng tính cách mà tâm hồn của người Mường cũng
như các dân tộc anh em, luôn nhắc nhở truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” từ
ngàn đời nay ông cha ta đã dạy. Hơn nữa các trò chơi này luôn hướng con người
hướng thiện, luôn sống tốt đẹp. Các trò chơi góp phần làm phong phú thêm văn
hóa truyền thống của dân tộc.
1.4.3. Một số biến đổi của Lễ hội Khai Hạ hiện nay
Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về vào dịp mùng 8 tết âm lịch người dân
Mường Bi, huyện Tân Lạc lại tập hợp nhau về miếu thờ tại xóm Lũy xã Phong
Phú tổ chức lễ hội Khai Hạ đầu năm mới. Trong lễ hội Khai hạ được chia làm
hai phần , phần lễ và phần hội. Phần lễ là hoạt động thờ cúng Thành Hoàng,
phần hội là các hoạt động vui chơi văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi
dân gian. Đây cũng là nơi đất đai trù phú, mùa màng quanh năm tươi tốt, địa
hình thể hiện đặc tính thung lũng, nhưng bằng phẳng hơn địa hình các vùng
khác, nên được chọn là nơi đặt miếu thờ và tổ chức lễ hội Khai Hạ hàng năm.
Trong lễ hội Khai Hạ ngày này do nhiều yếu tố tác động nên phần nào nghi
thức lễ trong lễ hội Khai Hạ cũng có sự ảnh hưởng. Trước đây phần cúng lễ
được tiến hành từ ngày mùng 7, thì nay phần lễ rút gọn tiến hành vào sáng ngày
mùng 8 sau đó là phần hội được tiến hành luôn. Và trước kia phải làm lễ rước
Thánh ở bờ suối thì nay lễ rước Thánh được đưa ra ngay sân vận động ở gần đó,

về trang phục lễ cúng cũng có nhiều sự thay đổi…có lẽ đây là sự ảnh hưởng của

22


×