Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Lập dự toán cho 1 công trình cụ thể: Gia cố khẩn cấp 2 đoạnsụt trượt thuộc tuyến Đường sắt Yên Viên – Lào Cai Km242+200 đếnKm242+300

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.92 KB, 132 trang )

Đồ án tốt nghiệp

1

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG I.......................................................................................................5
QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ CẢ SẢN PHẨM XÂY
DỰNG...............................................................................................................5
CHƯƠNG II....................................................................................................17
PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH.................17
CHƯƠNG III...................................................................................................48
LẬP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH..............................................48
KẾT LUẬN...................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................128

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

2

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Hình 1.1: Nội dung của quá trình đầu tư và xây dựng....................................11
Hình 1.2: Q trình đầu tư xây dựng cơng trình.............................................13
Bảng 2.1: Tính cước vận chuyển vật liệu đến chân công trình.......................21


Bảng 2.2: Tính giá vật liệu đến hiện trường cơng trình..................................21
Bảng 2.3: Bảng tiền lương ngày cho công nhân thi công................................24
Bảng 2.4: Bảng phân tích đơn giá ca máy.......................................................30
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp dự tốn chi phí xây dựng theo đơn giá xây dựng
công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp khơng đầy đủ.................34
Bảng 2.6:Bảng tổng hợp dự tốn chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng
cơng trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ.......................................36
Bảng 2.7:Hao phí vật liệu, nhân cơng, máy thi cơng cho các cơng tác xây
dựng.................................................................................................................39
Bảng 2.8: Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng, chi phí máy thi cơng
trong chi phí trực tiếp......................................................................................39
Bảng 2.9: Tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lượng hao phí vật liệu,
nhân công, máy thi công và bảng giá tương ứng.............................................40
Bảng 2.10: Bảng tổng hợp dự tốn xây dựng cơng trình................................48

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

3

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT
GTGT
NC
MTC
VL

TT
TVGS

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

An tồn giao thơng
Giá trị gia tăng
Nhân công
Máy thi công
Vật liệu
Trực tiếp
Tư vấn giám sát


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

4

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước ta đang càng ngày càng phát triển, trên con đường hội
nhập với thế giới, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều có những bước phát triển vượt
bậc. Trong đó khơng thể khơng nhắc đến lĩnh vực kinh tế, là một trong những lĩnh vực
quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của Đất nước. Xây dựng cơ bản là một ngành
chủ chốt góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đảng và Nhà nước
ta đã và đang có những chủ trương, chính sách và sự quan tâm thích đáng đến lĩnh vực
này. Và định giá sảm phẩm là rất cần thiết và không thể thiếu.
Nhận biết được tầm quan trọng và thiết thực của xây dựng cơ bản, sau một
thời gian học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo

trong bộ môn Kinh Tế Xây Dựng, em đã thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Lập
dự tốn xây dựng cơng trình”.
Đề tài của em gồm 3 chương:
Chương I: Quá trình đầu tư xây dựng và giá cả sản phẩm xây dựng
Chương II: Phương pháp lập dự tốn xây dựng cơng trình
Chương III: Lập dự tốn cho 1 cơng trình cụ thể: Gia cố khẩn cấp 2 đoạn
sụt trượt thuộc tuyến Đường sắt Yên Viên – Lào Cai Km242+200 đến
Km242+300
Do thời gian còn hạn chế và kiến thức thực tiễn chưa được sâu sắc nên đồ án
của em cịn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý của các thầy cơ
giáo để đồ án được hồn thiện hơn.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là
thầy giáo – Thạc sỹ Nguyễn Lương Hải đã hướng dẫn, dạy bảo, truyền đạt giúp đỡ
em hoàn thành đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Diệu Linh

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

5

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ GIÁ CẢ SẢN PHẨM XÂY DỰNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA XÂY DỰNG
1.1.1. Khái niệm sản phẩm xây dựng:

Sản phẩm của quá trình xây dựng là kết quả của sự thay đổi vị trí trong khơng
gian hay sự thay đổi hình dáng, kích thước, đặc tính cơ, lý của các đối tượng lao
động tạo nên những chiếc cầu, tuyến đường, nhà ga, bến cảng, sân bay…vv.
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt, có chức
năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định cho nền kinh tế
quốc dân thông qua xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa
các công trình xây dựng như nhà cửa, cầu, đường .... Trong đó, xây dựng cơng trình
giao thơng là một phân ngành chun mơn có chức năng xây dựng mới, xây dựng
lại, mở rộng, khôi phục và sửa chữa các công trình giao thông, đáp ứng nhu cầu vận
chuyển hàng hoá và hành khách của nền kinh tế quốc dân.
Sản phẩm xây dựng là sự kết hợp của ba yếu tố trong quá trình sản xuất: Lực
lượng lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động; là thành quả hữu ích trực
tiếp của hoạt động xây dựng, do lao động xây dựng, thi công tại hiện trường theo
thiết kế. Sản phẩm xây dựng là một sản phẩm có tính chất liên ngành. Các chủ đầu
tư, các doanh nghiệp sản xuất các yếu tố đầu vào cho dự án như thiết bị công
nghiệp, vật tư thiết bị xây dựng, các doanh nghiệp cung ứng, các tổ chức dịch vụ
ngân hàng và tài chính, các cơ quan quản lý Nhà nước liên ngành.
Hoạt động đầu tư xây dựng chính là q trình bỏ vốn, thơng qua các hoạt động
xây dựng bao gồm: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình,
khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công
trình, quản lý dự án xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây
dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Xuất phát từ những đặc thù riêng của ngành xây dựng, sản phẩm xây dựng và
công tác sản xuất xây dựng cũng mang những đặc điểm rất riêng biệt chi phối công
tác quản lý, điều hành hoạt động quá trình đầu tư xây dựng nói chung và cơng tác
định giá trong xây dựng nói riêng. Vì vậy, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây
SVTH: Nguyễn Diệu Linh



Đồ án tốt nghiệp

6

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

dựng không thể không nắm rõ các đặc trưng riêng của ngành cũng như của sản
phẩm xây dựng.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng:
Quá trình hình thành công trình xây dựng, hiểu theo nghĩa rộng được bắt đầu
từ giai đoạn lập quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến giai
đoạn vận hành khai thác, sử dụng công trình. Mặt khác, cũng có thể hiểu quá trình
này theo nghĩa hẹp bắt đầu từ giai đoạn lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình đến
kết thúc xây dựng, bàn giao, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Tuy nhiên, dù hiểu theo cách nào thì sản phẩm xây dựng cũng chính là các
cơng trình xây dựng đã hồn chỉnh được đưa vào khai thác, sử dụng. Sản phẩm xây
dựng là loại sản phẩm có tính chất liên ngành, có nhiều lực lượng tham gia vào quá
trình xây dựng như chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, các doanh
nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị, tài chính, các cơ quan quản lý Nhà Nước có liên
quan.
Do vậy, khác với sản phẩm của những ngành khác, sản phẩm xây dựng có
những đặc điểm riêng biệt như sau:
-

Sản phẩm xây dựng được liên kết, định vị với đất tại các vùng, khu vực, lãnh

thổ khác nhau.
- Giá thành sản phẩm xây dựng được hình thành từ trước khi sản phẩm ra đời.
- Sản phẩm xây dựng khơng có giá thống nhất trên thị trường.
- Trong cơ chế thị trường thì giá sản phẩm xây dựng chủ yếu được hình thành

qua cơ chế đấu thầu.
- Mỗi sản phẩm xây dựng có một giá riêng và được xác định theo phương
pháp riêng gọi là phương pháp lập dự toán.
- Sản phẩm xây dựng phụ thuộc các điều kiện địa chất, khí hậu, thủy văn và
các điều kiện kinh tế - xã hội tại nơi đặt cơng trình. Do đó, sản phẩm xây dựng có
cơng dụng, kết cấu, kiến trúc và cách chế tạo đa dạng.
- Sản phẩm xây dựng thơng thường có kích thước lớn (sử dụng tài nguyên đất
lớn) và chi phí lớn, thời gian kiến tạo và sử dụng lâu dài. Vì vậy, những sai lầm về
chủ trương đầu tư, về khảo sát thiết kế, về quá trình thi công cũng như quá trình
khai thác rất khó khắc phục và rất tốn kém.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp
-

7

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều ngành kinh tế – kỹ thuật khác nhau,

từ khâu khảo sát, thiết kế, chế tạo sản phẩm, cung cấp các yếu tố đầu vào đến việc
sử dụng sản phẩm xây dựng.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội,
lợi ích cộng đồng tại nơi xây dựng cơng trình. Có thể nói, sản phẩm xây dựng mang
tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế - xã hội, văn hố, nghệ thuật, kiến trúc và
quốc phịng.
- Sản phẩm xây dựng có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ.

Do những đặc tính phức tạp của sản phẩm xây dựng cũng như giá của nó
khiến cho việc mua bán các sản phẩm xây dựng không phải là một hành vi đơn giản
mà là cả một quá trình.
- Sản phẩm xây dựng là loại sản phẩm có tính chất liên ngành, có nhiều lực
lượng tham gia vào quá trình xây dựng như chủ đầu tư, các nhà thầu xây lắp, tư vấn
thiết kế, các doanh nghiệp cung ứng vật tư, thiết bị, tài chính, các cơ quan quản lý
Nhà nước có liên quan. Do vậy, khác với các sản phẩm của các ngành khác, sản
phẩm xây dựng có những đặc điểm riêng biệt như sau:
a. Sản phẩm xây dựng có tính chất cố định:
Sản phẩm xây dựng cố định tại nơi sản xuất ra nó, gắn chặt với đất đai, với địa
điểm xây dựng ra nó. Sự tác động của mơi trường, các điều kiện địa chất, thủy văn,
điều kiện xã hội, dân cư nơi xây dựng cơng trình sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn
tại của cơng trình. Nó địi hỏi công trình phải được xây dựng theo quy hoạch, phải
được khảo sát kỹ lưỡng trước khi xây dựng cũng như trong quá trình khai thác công
trình.
Đặc điểm này của sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành
và xác định giá cả sản phẩm xây dựng. Giá cả mỗi công trình sẽ phụ thuộc vào giá
cả của các yếu tố đầu vào tại chính nơi mà công trình xây dựng, sự tác động của
điều kiện môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và việc tổ chức thi cơng
cơng trình, từ đó cũng sẽ tác động không nhỏ đến giá cả của mỗi cơng trình. Nếu
cơng trình thi cơng tại vị trí thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của các tác nhân gây hại như
bão, lũ,… thì giá cả của nó sẽ ít hơn so với các công trình được xây dựng ở những
nơi chịu nhiều tác động xấu của thiên tai.
b. Sản phẩm xây dựng có tính chất riêng lẻ, đơn chiếc:

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp


8

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Mỗi công trình xây dựng có một thiết kế riêng. Chính nó đã quyết định và ảnh
hưởng rất nhiều đến điều kiện công nghiệp hóa xây dựng, đến phương pháp tổ chức
quản lý xây dựng và điều kiện khai thác công trình khi đưa nó vào hoạt động.
Tính chất riêng lẻ của sản phẩm xây dựng khiến cho mỗi cơng trình có một giá
riêng phù hợp với yêu cầu thiết kế của nó chứ khơng có giá thống nhất trên thị trường.
c. Sản phẩm xây dựng có quy mơ sản phẩm lớn:
Quy mơ lớn của sản phẩm xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn cho xây dựng và
khai thác, đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho tổ chức thi công, cho
việc cung cấp vật tư kỹ thuật cũng như khai thác và bảo trì công trình vì chỉcần có
những sai lầm nhỏ về chủ trương đầu tư, về khảo sát thiết kế, về quá trình thi công
hay sai lầm trong quá trình khai thác sẽ dẫn đến những hậu quả rất khó lường trước
và khó khắc phục.
Quy mơ sản phẩm lớn nên việc xác định giá sản phẩm xây dựng cũng gặp rất
nhiều khó khăn. Nó địi hỏi những người làm cơng tác định giá phải có chun mơn
cao và có nhiều kinh nghiệm để có thể tính một cách chính xác nhất giá của sản
phẩm, đem lại hiệu quả cho quá trình đầu tư xây dựng.
d. Sản phẩm xây dựng tồn tại rất lâu, trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao:
Một đặc điểm khác của sản phẩm xây dựng là chúng tồn tại lâu dài, có khả
năng và thời gian phục vụ lớn.Đặc điểm này một mặt địi hỏi cơng trình phải được
xây dựng với chất lượng cao, từ khâu thiết kế đến thi công, phải đón trước những
tiến bộ kỹ thuật – cơng nghệ để tránh lạc hậu, mặt khác phải đảm bảo tính mỹ quan
kiến trúc công trình xây dựng.Không những thế, tuổi thọ kinh tế của công trình
thường không đồng nhất với tuổi thọ thiết kế. Nó khơng chỉ phụ thuộc vào độ bền
vật liệu, chất lượng xây dựng mà còn phụ thuộc vào hoạt động khai thác, bảo trì
công trình: phụ thuộc rất lớn vào sự tương thích giữa năng lực thơng qua thực tế sử
dụng với năng lực thông qua thiết kế. Do đó, tính chất tồn tại lâu dài của cơng trình

cịn địi hỏi cơng trình phải được xây dựng theo quy hoạch, phù hợp với mức tăng
và mức biến đổi của nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng của xã hội.
1.2. GIÁ CẢ SẢN PHẨM XÂY DỰNG:
1.2.1. Khái niệm giá cả sản phẩm:
Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đã được sản
xuất và tiêu thụ trên thị trường đồng thời biểu hiện tổng hợp các mối quan hệ kinh
tế như quan hệ cung cầu, quan hệ tích luỹ- tiêu dùng, quan hệ thi trường trong
nước và ngoài nước.
SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

9

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Giá cả thi trường là giá cả hàng hóa mà được tiêu thụ trên trường, giá cả thị
trường một mặt phải biểu hiện đầy đủ chi phí xã hội cần thiết để tạo ra hàng hóa bảo
đảm bù đắp chi phí sản xuất lưu thông và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng
thời giá cả thị trường chịu tác động của các quy luật kinh tế và các quan hệ kinh tế
trên thị trường. Do đó giá cả thi trường có thể biến động cao hơn hoặc thấp hơn chi
phí xã hội cần thiết để tạo ra nó.
Trong cơ chế thị trường canh tranh các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển thì phải tiến hành điều tra tiếp cận thị trường (cả thị trường đầu ra và thị trường
đầu vào) theo dõi sự vận động của giá cả để từ đó quyết định quy mơ và phương
thức sản xuất thích hợp, cũng như quyết định giá bán sản phẩm một cách hợp lý trên
nguyên tắc đảm bảo giá cả cá biệt của hàng hóa do mình sản xuất ra phải nhỏ hơn
hoặc bằng giá cả được thi trường chấp nhận.
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm xây dựng và phương pháp

xác định giá cả sản phẩm xây dựng:
1.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm xây dựng:
a. Chỉ tiêu giá thành trong việc hình thành giá:
- Giá thành bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí máy thi cơng,
chi phí chung. Giá thành chiếm phần lớn giá trị sản phẩm.
- Giá thành là một phần tách biệt của giá trị, trong q trình lưu thơng nó
thường trở về doanh nghiệp để bù đắp chi phí của nó.
- Giá thành định mức được coi là tiêu chuẩn của Nhà Nước cho phép chi phí đối
với mỗi doanh nghiệp về các loại sản phẩm riêng biệt và việc hoàn thành nhiệm vụ kế
hoạch về giá thành là một chỉ tiêu quan trọng biểu thị kết quả hoạt động kinh tế.
b. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng giao thơng:
- Tính chất riêng biệt và đơn chiếc của sản phẩm xây dựng giao thông dẫn đến
sự khác nhau về khối lượng công tác và phương thức thực hiện chúng nên giá cả
của các sản phẩm sẽ khác nhau.
- Sản phẩm xây dựng được làm theo đơn đặt hàng trên cơ sở thiết kế riêng biệt
nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.
- Sản phẩm xây dựng giao thơng có tính chất cố định tại nơi sản xuất và bị phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng. Do đó, dẫn đến sự khác nhau

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

10

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

về biện pháp thi cơng, sự khác nhau về loại máy móc sử dụng nên giá cả của các
sản phẩm sẽ khác nhau.

- Do sự đa dạng của điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế của các vùng miền
nên có sự khác nhau về giá cả vật liệu, về chi phí vận chuyển, năng suất lao động,
tiền lương, hệ số sử dụng thời gian và năng suất của máy…nên dẫn đến sự khác
nhau về giá thành công tác xây lắp.
- Cơ chế quản lý của Nhà nước thông qua các quy định về tỷ lệ, thơng qua các
phương pháp tính, nội dung…
- Do cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và nó làm
cho giá sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm đi.
- Do trình độ khoa học kỹ thuật và thiết bị công nghệ ngày càng phát triển,
ngày càng hiện đại nên giá của sản phẩm xây dựng có xu hướng giảm xuống.
Ngồi ra, đối với những cơng trình ở xa cịn có thể phát sinh các khoản chi phí
để làm nhà tạm, cơng trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Do đó, giá của
sản phẩm xây dựng sẽ bị ảnh hưởng.
1.2.2.2. Phương pháp xác định giá sản phẩm xây dựng:
Sản phẩm xây dựng được tiêu thụ trên thị trường thông qua chỉ tiêu chi phí
xây dựng sau thuế:
Gst = Gtt + GTGT
Gst = Gtt + p.Gtt = Gtt(1+p)

(1.1)
(1.2)

Trong đó:
-

Gst: Chi phí xây dựng sau thuế
p: Tỷ lệ phần trăm thuế giá trị gia tăng (p=0.1)
Gtt: Chi phí xây dựng trước thuế
Gtt = T + C + TL
(1.3)

Gtt = Z + TL
(1.4)
- TL: Thu nhập chịu thuế tính trước
TL = X * Z
(1.5)
- X: tỷ lệ phần trăm thu nhập chịu thuế tính trước
- Z: Giá thành xây dựng cơng trình.
Gtt = Z(1+X)
(1.6)
Vậy:
Gst = Z(1+X)(1+p)
(1.7)
Gst = (T+C)(1+X)(1+p)
(1.8)
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản của việc hình thành giá cả trong xây dựng:
Giá cả phải được hình thành trên các điều kiện khách quan và phù hợp với
kinh tế khách quan.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

11

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Giá cả cần phải phản ánh đúng đắn chi phí xã hội cần thiết đảm bảo bù đắp chi
phí sản xuất, lưu thơng và thu lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Sản phẩm xây dựng khơng có giá thống nhất trên thị trường, từng sản phẩm sẽ

có giá riêng và được xác định bằng phương pháp lập dự tốn.
Thơng qua cơ chế đấu thầu, giá sản phẩm xây dựng được xác định khách quan
theo quy luật của nền kinh tế thị trường. Cơ sở để lập dự tốn là khối lượng cơng
tác được xác định theo tài liệu thiết kế và đơn giá xây XDCB. Các đơn giá XDCB
được quy định theo từng khu vực lãnh thổ và theo từng loại công tác riêng biệt trên
cơ sở các định mức chi phí về vật liệu, lao động, xe máy thi cơng cần thiết để hồn
thành một đơn vị khối lượng công tác và các bảng giá vật liệu, cước vận chuyển, giá
ca máy, tiền lương của công nhân xây lắp. Nếu các bảng này được tính phù hợp với
mức giá trên thị trường thì giá sản phẩm xây dựng xác định bằng phương pháp lập
dự tốn cũng sẽ mang tính chất như giá thị trường.

1.3. CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH:
1.3.1. Khái niệm q trình đầu tư và xây dựng cơng trình:
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc tạo ra một số vốn cố định để nó tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều chu kỳ kinh
doanh nối tiếp.
Theo quan điểmNội
tàidung
chính,
khái
gắn liền với một số khoản
của
quániệm
trìnhđầu
đầutư
tưđược
xây dựng
chi là động sản và bất động sản.
Theo luật đầu tư, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu
trình

đầuhành
tư các hoạt động đầu
Đầutưratheo quy
hình hoặcĐầu
vô vào
hình để hình thành Quá
tài sản
tiến
xâykhác
dựngcủa pháp luật có liên quan.
định của Luật đầu tư và các quy định
Có thể nói, q trình đầu tư và xây dựng cơng trình là q trình bỏ vốn cùng
các tài nguyên lao động và vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả
Tài nguyên:
Các giai đoạn
Cơng trình
kinh tế cao nhất. Q trình đầu tư và xây dựng cơng trình là tổng thể các hoạt động
-Lao động
hồn thành và
để vật-Vật
chấttưhóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tếkết
quốc
quảdân.
kinh tế,
-…
Hình 1.1: Nội dung của quá trình đầu tư và xây xã
dựng
hội của việc
đưa công trình
vào khai thác,

sử dụng

Chuẩn
bị đầu
tư Linh
SVTH:
Nguyễn
Diệu

Thực hiện đầu


Kết thúc đầu tư,
đưa công trình
vào khai thác,
sử dụng


Đồ án tốt nghiệp

12

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Ở đầu vào, các nguồn tài nguyên như lao động, tài chính được đưa vào hệ
thống như những tiền đề vật chất của quá trình.
Các kết quả kinh tế - xã hội của sự vận động và phát triển của hệ thống biểu
hiện dưới dạng cơng trình đã hồn thành xuất hiện ở đầu ra sẽ tác động trực tiếp lên
nền kinh tế quốc dân. Những kết quả này sẽ tham gia vào quá trình tái xuất và tạo
nên những tiền đề vật chất mới cho chu trình sản xuất mới của quá trình đầu tư.

Nội dung bên trong của quá trình đầu tư diễn ra theo sự vận động khách quan
của nó và tuân theo trình tự đầu tư và xây dựng do Nhà Nước quy định
1.3.2. Trình tự đầu tư và xây dựng:
Quá trình đầu tư và xây dựng được coi là một hệ thống phức tạp có đầu vào và
đầu ra. Nội dung của sự vận động và phát triển của hệ thống này được thực hiện qua
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa công trình vào
khai thác sử dụng.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

13

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Hình 1.2: Quá trình đầu tư xây dựng cơng trình
Chuẩn bị đầu tư

Tổng mức đầu tư

Chi phí xây dựng
Chi phí thiết bị
Chi phí đền bù,
GPMB, tái định cư
Chi phí tư vấn
Chi phí quản lý dự
án
Chi phí khác

Chi phí dự phịng

Thực hiện đầu tư

Dự tốn xây dựng
cơng trình

Chi phí xây dựng
Chi phí thiết bị

Giá dự thầu

Giá trúng thầu

Chi phí tư vấn
Chi phí quản lý dự
án
Chi phí khác

Giá hợp đồng

Giá thanh tốn

Kết thúc xây dựng

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

Giá quyết tốn

Chi phí dự phịng



Đồ án tốt nghiệp

14

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Trình tự đầu tư và xây dựng được hiểu là một cơ chế để tiến hành các hoạt
động đầu tư và xây dựng, trong đó định rõ thứ tự, nội dung các cơng việc cùng trách
nhiệm và mối quan hệ giữa các bên hữu quan trong việc thực hiện các cơng việc đó.
Trình tự đầu tư được tiến hành đúng trình tự theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
- Giai đoạn thực hiện đầu tư.
- Giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa công trình vào sử dụng.
1.3.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (tổng mức đầu tư):
- Lập báo cáo đầu tư xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi).
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi).
- Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
1.3.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
- Thực hiện giải phóng mặt bằng (nếu có).
- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu cần).
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
- Mua sắm máy móc thiết bị và cơng nghệ.
- Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng
công trình.
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự tốn cơng trình.

- Tổ chức đấu thầu mua sắm thiết bị, thi công xây lắp công trình.
- Ký kết hợp đồng với nhà thầu để thực hiện dự án.
- Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý thi công các hạng mục công trình.
- Nghiệm thu thanh toán các giai đoạn.
1.3.2.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng:
- Nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành.
- Bàn giao cơng trình xây dựng hồn thành.
- Đưa cơng trình vào khai thác sử dụng và hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
- Bảo hành cơng trình.
- Quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
- Phê duyệt quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
1.3.3. Sự hình thành giá theo q trình đầu tư và xây dựng cơng trình:
1.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
Tổng mức đầu tư xây dựng công trình là tồn bộ chi phí dự tính để thực hiện
dự án đầu tư xây dựng công trình,phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở; đối
với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng mức đầu tư được xác định
phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

15

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Tổng mức đầu tư được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng
cơng trình. Nó phải phù hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở.

Tổng mức đầu tư do chủ dự án lập bao gồm:
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí thiết bị.
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư.
- Chi phí quản lý dự án.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
- Chi phí khác.
- Chi phí dự phịng.
1.3.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư:
Dự tốn xây dựng cơng trình: Bao gồm tồn bộ chi phí đã được xác định theo
công trình cụ thể, là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí xây dựng cơng trình.
Dự tốn xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng công việc
theo thiết kế kỹ thuật hoặc theo thiết kế bản vẽ thi công, theo đơn giá xây dựng
cơng trình, theo các tỷ lệ định mức.
Dự tốn xây dựng công trình do chủ đầu tư lập bao gồm:
-

Chi phí xây dựng.
Chi phí thiết bị.
Chi phí quản lý dự án.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.
Chi phí khác.
Chi phí dự phịng.
Giá dự thầu: là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu.

Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
Giá trúng thầu: là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu, làm cơ
sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Giá hợp đồng: là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu
để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện

thanh toán và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
Giá thanh toán: là giá công trình thực hiện khi chuyển giao quyền sở hữu từ
người bán sang người mua sau khi công trình đã hoàn thành theo đúng yêu cầu về
chất lượng, kỹ thuật, tiến độ, giá cả, các yêu cầu khác được cam kết trong hợp đồng.
1.3.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình vào khai thác sử dụng:
Vốn đầu tư được quyết tốn: là tồn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong
quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.
SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

16

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Chi phí hợp pháp là chi phí thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán
được duyệt, kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết,
phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà Nước thì vốn đầu tư
được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

17


GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH:
2.1.1. Khái niệm dự tốn xây dựng cơng trình:
Dự tốn xây dựng cơng trình (gọi tắt là dự tốn cơng trình) là tồn bộ chi dự
tính để đầu tư xây dựng cơng trình được xây dựng ở bước thiết kế kỹ thuật đối với
công trình thiết kế 3 bước, ở bước thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình thiết
kế 2 bước và 1 bước.
2.1.2. Căn cứ lập dự toán xây dựng cơng trình:
- Căn cứ vào khối lượng cơng tác được bóc tách từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết
kế bản vẽ thi cơng.
- Căn cứ vào định mức dự tốn xây dựng công trình..
- Căn cứ vào đơn giá xây dựng cơ bản (chỉ áp dụng trong trường hợp dự toán
được lập theo đơn giá).
- Căn cứ vào giá mua thiết bị, giá cước vận tải, xếp dỡ, chi phí bảo quản, bảo hiểm.
- Căn cứ vào bảng lương công nhân, giá vật liệu, giá ca máy.
- Căn cứ vào số liệu của các công trình tương tự, suất vốn đầu tư, đơn giá tổng hợp.
- Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự tốn xây dựng cơng trình và các
tài liệu khác.
2.1.3. Trình tự lập dự tốn:
- Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật và hồ sơ thiết kế tổ chức thi công.
- Bước 2: Liệt kê các hạng mục, công trình phải lập dự tốn.
- Bước 3: Liệt kê các bộ phận cơng trình trong dự toán hạng mục.
- Bước 4: Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận.
- Bước 5: Nghiên cứu các định mức, các bộ đơn giá đã ban hành.
- Bước 6: Liệt kê các danh mục cơng tác chưa có mã hiệu đơn giá trong bộ
đơn giá địa phương và xây dựng đơn giá cho các cơng tác đó.
- Bước 7: Lập dự tốn hạng mục.

- Bước 8: Lập dự toán tổng hợp.
- Bước 9: Viết thuyết minh dự tốn.
2.2. NỘI DUNG DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH:
Dự tốn cơng trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng cơng
trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường
hợp chỉ định thầu.
Dự tốn cơng trình bao gồm: chi phí xây dựng (G XD), chi phí thiết bị (GTB),
chi phí quản lý dự án (GQLDA), chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G TV), chi phí khác
(GK), và chi phí dự phịng (GDP).
Dự tốn công trình được xác định theo công thức:
GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP
SVTH: Nguyễn Diệu Linh

(2.1)


Đồ án tốt nghiệp

18

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

2.3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TỐN XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH:
2.3.1. Xác định chi phí xây dựng (GXD):
Chi phí xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ
phận, phần việc công tác của công trình, hạng mục công trình đối với cơng trình
chính, cơng trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều
hành thi cơng.
Dự tốn chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập
chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều

hành thi công tại hiện trường. Dự tốn chi phí xây dựng có thể xác định theo từng
nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí.
1. Chi phí trực tiếp: là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc tạo nên thực thể
sản phẩm hoặc có liên quan đến việc tạo ra sản phẩm. Chi phí trực tiếp chiếm 1 tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Nó bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng,
chi phí máy thi cơng và trực tiếp khác.
a. Chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cung cấp):
Bao gồm tồn bộ giá trị của vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân
chuyển và các cấu kiện bán thành phẩm mà sử dụng cho thi công xây dựng cơng trình.
Chi phí vật liệu bao gồm giá mua theo hố đơn (chưa thuế), chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
kiểm nhận nhập kho, các khoản thuế khơng được hồn lại, các khoản phí, lộ phí và các
chi phí khác có liên quan đến quá trình thu mua vật liệu. Chi phí vật liệu khơng bao gồm
phần giá trị vật liệu dùng cho máy thi công và dùng chung cho doanh nghiệp.
Phương pháp xác định giá vật liệu đến hiện trường cơng trình (GVL)
Giá vật liệu đến hiện trường cơng trình được tính theo cơng thức:
GVL = Gcct + Cht

(2.2)

Trong đó: Gcct – giá vật liệu đến chân cơng trình
Cht – chi phí tại hiện trường bao gồm bốc xếp, vận chuyển trong nội bộ
công trình, hao hụt bảo quản tại kho bãi.
Giá vật liệu đến công trình được xác định bằng cơng thức:
Gcct = Gg+ Cvc
Trong đó: Gg – giá vật liệu gốc

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

(2.3)



Đồ án tốt nghiệp

19

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Cvc – chi phí vận chuyển đến cơng trình (bao gồm cả chi phí trung chuyển
nếu có)
-

Chi phí vận chuyển đến cơng trình có thể xác định theo phương án cự ly, loại

phương tiện, giá thuê phương tiện vận chuyển hoặc tính trên cơ sở các định mức vận
chuyển và các phương pháp khác phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chi phí vận chuyển theo cước vận chuyển:
Chi phí vận chuyển vật liệu đến chân cơng trình theo cước vận chuyển được
tính theo cơng thức:
(2.4)

Trong đó: Li – cự ly của cung đường thứ i
fi – giá cước vận chuyển trên cung đường thứ i
Cctc – chi phí trung chuyển nếu có
Cltk – chi phí lưu thơng khác.
Giá cước vận chuyển có thể dựa vào công bố giá của địa phương, giá thị
trường, báo giá của đơn vị vận tải đảm bảo được khối lượng, tiến độ của cơng trình.
Chi phí trung chuyển được tính khi có thay đổi phương thức hoặc phương tiện
vận chuyển, bao gồm chi phí bốc xếp và hao hụt trung chuyển. Chi phí hao hụt trung
chuyển được tính theo định mức tỷ lệ trên giá vật liệu gốc trên cơ sở Định mức vật tư
của Bộ Xây Dựng cơng bố.

Chi phí lưu thơng khác là những chi phí cho việc buộc, che chắn, kê, lệ phí cầu
đường...
- Chi phí vận chuyển trên cơ sở các định mức vận chuyển
Chi phí vận chuyển có thể được tính tốn trên cơ sở sử dụng những định mức
vận chuyển phù hợp trong định mức dự tốn xây dựng cơng trình, giá nhân công và
giá ca máy công trình theo công thức sau:
(2.5)
Trong đó: Mi – lượng hao phí ca máy của loại máy dùng vận chuyển
giMTC – giá ca máy của loại máy dùng vận chuyển
Cctc – chi phí trung chuyển (nếu có)
Cltk – chi phí lưu thơng khác.
SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp
-

20

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Chi phí tại hiện trường (Cht):
Chi phí tại hiện trường bao gồm chi phí bốc xếp (C bx), chi phí vận chuyển

trong nội bộ cơng trình (Cvcht), chi phí hao hụt bảo quản (Chh) và được xác định theo
công thức:
Cht = Cbx + Cvcht + Chh

(2.6)


Chi phí bốc xếp tính trên cơ sở định mức lao động bốc xếp và đơn giá nhân
công cơng trình; chi phí vận chuyển bằng phương tiện thơ sơ trong nội bộ cơng trình
tính bình qn trong phạm vi 300m trên cơ sở định mức lao động vận chuyển vật
liệu bằng phương tiện thô sơ và đơn giá nhân cơng xây dựng cơng trình.
Chi phí hao hụt bảo quản tại kho, bãi cơng trường được tính theo phần trăm
(%) so với giá vật liệu đến hiện trường.
Nội dung, trình tự tính tốn giá vật liệu đến hiện trường công trình được xác
định theo bảng sau:

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


21

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Bảng 2.1: Tính cước vận chuyển vật liệu đến chân cơng trình.

STT

[1]

Loại vật liệu

Đơn vị
tính

[2]


[3]

Khối
lượng
(T)

Hệ số

Hệ số

Nguồ

Ben

hàng

n mua

[4]

[5]

[6]

Cung đường

Phương

Cự ly


tiện vận

tổng

Cự ly

Loại

vận

chuyển

(km)

(km)

đườn

chuyển

[10]

g
[11]

[12]

[7]


[8]

[9]

Cước

Giá thiết
bị tự đổ

[13]

Cộng
giá vận
chuyển
[14]

Bảng 2.2: Tính giá vật liệu đến hiện trường cơng trình

STT

[1]

Loại vật liệu Đơn vị tính

[2]

[3]

Giá tính


Chi phí vận

khơng

chuyển đến

có VAT

chân cơng

(đ)
[4]

trình
[5]

Giá vật liệu

Chi phí tại hiện trường
Chi phí
bốc xếp
[6]

Chi phí hao

Chi phí vận

hụt bảo

chuyển nội bộ


quản
[7]

cơng trình
[8]

Cộng chi phí
tại hiện trường
[9]=[6]+[7]+[8
]

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

đến hiện
trường cơng
trình
[10]=[5]+[9]


Đồ án tốt nghiệp

22

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

b. Chi phí nhân cơng:
Bao gồm tồn bộ tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương và các
khoản có tính chất tiền lương được khốn cho tồn bộ lao động trực tiếp tham gia xây
dựng cơng trình. Chi phí nhân cơng khơng bao gồm tiền lương của thợ lái máy và tiền

lương của bộ phận quản lý.
Đơn giá nhân công trong dự toán được xác định dựa trên các quy định về
lương tối thiểu vùng và lương tối thiểu chung. Ngày 04/12/2012 Chính phủ ban hành
nghị định 103/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm
việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân
và các cơ quan , tổ chức có thuê mướn lao động (gọi chung là Doanh nghiệp). Nghị
định này quy định chung mức lương tối thiểu vùng đối với cả doanh nghiệp trong
nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Mức lương tối thiểu sẽ bắt đầu áp
dụnng từ ngày 01/01/2013 chia làm 4 vùng I, II, III, IV cụ thể như sau: Vùng I là
2.350.000 đồng/tháng; vùng II là 2.100.000 đồng/tháng; vùng III là 1.800.000
đồng/tháng; vùng IV là 1.650.000 đồng/tháng.
Đơn giá nhân công bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương.
-

Theo quy định tại Bộ luật lao động năm 1994 thì lương tối thiểu là số tiền trả

cho người lao động làm công việc đơn giản nhất với điều kiện làm việc và cường độ
lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao
động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và ni con. Lương
tối thiểu là cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức
phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Lương tối thiểu mang các đặc trưng như: lao động thuộc diện hưởng lương tối
thiểu là lao động giản đơn, chưa qua đào tạo nghề; công việc được thực hiện trong
điều kiện lao động bình thường, khơng có các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
người lao động; cường độ làm việc ở mức trung bình, khơng có yếu tố căng thẳng về
thần kinh và cơ bắp; số hàng hóa được sử dụng làm căn cứ xác định lương tối thiểu
được tính ở vùng có mức giá trung bình; nhu cầu của người lao động ở mức tối thiểu.
- Lương cơ bản có thể do các doanh nghiệp tự định hoặc tính dựa vào lương tối
thiểu bằng công thức:
LCB = LTT x hệ số lương


SVTH: Nguyễn Diệu Linh


Đồ án tốt nghiệp

23

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Hệ số lương được quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004
của Chính Phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp của các
công ty Nhà Nước.
- Phụ cấp lưu động: được quy định tại thông tư 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày
05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện
chế độ phụ cấp lưu động đối với các công ty Nhà Nước theo Nghị định số
205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ. Phụ cấp lưu động được áp dụng
đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm nơi làm việc
và nơi ở. Phụ cấp này bao gồm 3 mức là 20%; 40% và 60% so với mức lương tối
thiểu chung.
- Phụ cấp khu vực: được quy định tại thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNVBLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu
vực. Phụ cấp khu vực được áp dụng cho người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và
khí hậu xấu. Mức phụ cấp khu vực bao gồm: 10%, 20%, 30%, 40%, 50%, 70% và
100% so với mức lương tối thiểu chung.
- Các khoản lương phụ: được quy định tại thông tư 04/2010/TT-BXD ngày
26/05/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng
trình. Các khoản lương phụ được tính bằng 12% so với lương cơ bản.
- Chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động: được quy định tại thông tư
04/2010/TT-BXD ngày 26/05/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn lập và quản lý chi

phí đầu tư xây dựng cơng trình. Chi phí có thể khốn trực tiếp được tính bằng 4% so
với lương cơ bản.
Phương pháp xác định chi phí nhân cơng (GNC)
Chi phí nhân cơng được xác định theo cơng thức:
NC = B x gNC

(2.7)

Trong đó: B – lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc
bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự tốn
xây dựng cơng trình.
gNC – đơn giá ngày cơng của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định
theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, thành phố.

SVTH: Nguyễn Diệu Linh


24

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

Bảng 2.3: Bảng tiền lương ngày cho công nhân thi công
Các loại phụ cấp
STT
[1]

Bậc


Hệ số

Lương

lương

lương

cơ bản

[2]

[3]

SVTH: Nguyễn Diệu Linh

[4]

Lưu động

Lương phụ

Khu vực

%*LTT
[5]

%* LCB
[6]


%*LTT
[7]

Khoán

Phụ cấp

Lương

cho CN
%* LCB
[8]

khác
...

tháng
[9]

Lương ngày
[10]


Đồ án tốt nghiệp

25

GVHD: Th.S Nguyễn Lương Hải

c. Máy thi công:

Giá ca máy được xác định theo công trình, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều
kiện thi công (như độ mặn khí quyển, địa hình và điều kiện tương tự), biện pháp thi
công, thời gian xây dựng công trình và mặt bằng giá ca máy trên thị trường. Tuy
nhiên hiện nay đa phần khi lập dự toán thì các đơn vị lập dự tốn vẫn tính theo hướng
dẫn của thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 25/06/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn
phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình.
Theo thông tư 06/2010/TT-BXD hướng dẫn thì giá ca máy và thiết bị thi công
xây dựng cơng trình bao gồm tồn bộ chi phí liên quan đến việc khai thác, sử dụng
máy thi công như: chi phí khấu hao, chi phí nhiên liệu năng lượng, chi phí sửa chữa,
chi phí tiền lương thợ lái máy và một số chi phí khác phục vụ cho máy thi cơng.
-

Chi phí khấu hao (CKH):
Là khoản chi phí bằng tiền về hao mòn của máy và thiết bị thi công xây dựng

công trình trong thời gian sử dụng.

(2.8)
Nguyên giá là tồn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến
thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: giá mua máy, thiết bị
(khơng kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo khi mua máy); thuế
nhập khẩu (nếu có); chi phí vận chuyển; chi phí bốc xếp; chi phí bảo quản; chi phí
lưu kho; chi phí lắp đặt; chi phí chạy thử; các khoản chi phí hợp lệ khác có liên
quan trực tiếp đến việc đầu tư máy móc thiết bị.
Nguyên giá của máy và thiết bị thi công được xác định theo báo giá của nhà
sản xuất, nhà cung cấp hoặc theo hợp đồng mua bán máy hoặc theo nguyên giá của
máy móc thiết bị từ các công trình tương tự đã và đang thực hiện phù hợp với mặt
bằng giá cả trên thị trường tại thời điểm tính giá ca máy. Thơng thường trong thực
tế thì người lập dự tốn thường dùng các thơng số có sẵn theo bảng phụ lục của
thơng tư 06/2010/TT-BXD ngày 25/06/2010 của Bộ Xây Dựng hướng dẫn phương

pháp tính giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình hoặc theo bảng giá ca
máy công bố tham khảo của các tỉnh thành.
SVTH: Nguyễn Diệu Linh


×