Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo PTNT huyện phú xuyên – TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.21 KB, 62 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

-1-

Học Viện Ngân Hàng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt như hiện
nay, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO),
các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì không ngừng phải hoàn thiện và
làm mới mình, mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hoạt động của hệ thống NH có phạm vi rộng, tác động mạnh mẽ đến hầu
hết các lĩnh vực kinh tế, các chủ thể trong xã hội…Chính vì vậy mà ngành
NH phải luôn luôn đổi mới, hoàn thiện mình sao cho phù hợp với xu thế thời
đại và từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế.
Hoạt động của NH rất đa dạng, trong đó hoạt động tín dụng là cơ bản
nhất. Thông qua hoạt động tín dụng, NH cung ứng khối lượng vốn lớn cho
nền kinh tế để đáp ứng khối lượng vốn lờn cho nền kinh tế và nâng cao mức
sống của người dân. Lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng là
một hình thức tín dụng mới, hấp dẫn và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
khối lượng tín dụng.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Huyện Phú Xuyên –
TP Hà Nội chủ yếu tập trung cho vay sản xuất kinh doanh và dịch vụ, chưa
thực sự chú trọng đến hoạt động cho vay tiêu dùng để phát huy vai trò tích
cực của nó. Đề tài: “ Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT
Huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội ’’ xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng qua đó
thấy được vai trò của cho vay tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.
Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống hoạt động cho vay tiêu dùng tại


NHNo & PTNT Huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội, tìm ra những hạn chế, tồn tại
trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng từ đó đưa ra các biện pháp, kiến nghị.

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-2-

Học Viện Ngân Hàng

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT
Huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng tổng hợp các phương pháp: phương pháp duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích,
thống kê, so sánh…
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng và mở rộng
cho vay tiêu dùng của NHTM.
Chương 2: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT Huyện
Phú Xuyên – TP Hà Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHNo & PTNT

Huyện Phú Xuyên – TP Hà Nội

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-3-

Học Viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ
MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.1. CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng
1.1.1.1. Khái niệm chung
Cho vay tiêu dùng là những khoản cho vay tài trợ cho nhu cầu chi tiêu
của cá nhân và hộ gia đình. Khác với cho vay kinh doanh, người vay sử dụng
tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử
dụng tiền vay. Những khoản cho va này được dành nhiều vào mục đích như:
mua nhà, xây sửa nhà, mua xe hơi, các dụng cụ trong gia đình, các dịch vụ y
tế, chi phí cho dịp lễ…
Trong giai đoạn đầu, phần lớn các Nh không tích cực cho vay đối với cá
nhân và hộ gia đình bởi họ cho rằng các khoản cho vay tiêu dùng có quy mô
nhỏ, nguy cơ vỡ nợ cao do đó chúng có mức sinh lời thấp. tuy nhiên, sự gia
tăng thu nhập của người tiêu dùng và sự cạnh tranh trong cho vay đã buộc các
NH phải hướng tới người tiêu dùng như là khách hàng tiềm năng. Đặc biệt,

sau chiến tranh thế giới thứ hai, cho vay tiêu dùng đã trở thành một trong
những loại hình tín dụng tăng trưởng nhanh nhất ở các nước có nền kinh tế
phát triển.
Hiện nay, thị trường cho vay tiêu dùng ở các quốc gia phát triển đã đạt
đến đỉnh điểm trong khi tại các quốc gia đang phát triển thì mảng thị trường
này vẫn còn rất tiềm năng.
1.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng
Cho vay là hoạt động cơ bản của các NHTM nhưng từ xưa tới nay, các
NH mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-4-

Học Viện Ngân Hàng

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh
gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như: nhà, xe, đồ gỗ sang trọng,
nhu cầu du lịch…Tuy nhiên không phải cứ có nhu cầu là sẽ được đáp ứng
đúng lúc, đúng thời điểm bởi nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng
đó là khả năng thanh toán. Như vậy, cần đến một tổ chức thứ ba hỗ trợ cả
người mua và người bán và không một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này
tốt như các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là các NHTM. Do đó sự
ra đời của cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết.
Cuộc sống ngày càng hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn

bao giờ hết và sự hình thành cho vay tiêu dùng đã trở thành tất yếu.
Sự phát triển của nền kinh tế các nước sau chiến tranh thế giới thứ hai
giúp người dân có mức thu nhập cao hơn và khá ổn định. Họ tin tưởng và lạc
quan vào tương lai đồng thời nhu cầu tiêu dùng của họ tăng lên khá mạnh,
điều đó giúp ngân hàng có được một số lượng lớn khách hàng đối với khoản
cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng trở thành loại hình cho vay có mức tăng
trưởng cao nhất.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
1.1.2.1. Quy mô mỗi khoản cho vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn
Khách hàng khi tìm đến ngân hàng nhằm mục đích vay tiêu dùng
thường có nhu cầu vốn không lớn lắm. Vì: khi xác định mua sắm bất cứ vật
dụng gì người tiêu dùng thường phải có một khoản tích lũy từ trước và các vật
dụng trong gia đình thường không quá đắt đỏ, kể cả khi người tiêu dùng vay
để mua nhà. Nhưng số lượng các khoản vay tiêu dùng lại lớn do đối tượng
của cho vay tiêu dùng là mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
1.1.2.2. Các khoản cho vay tiêu dùng ít co giãn với lãi suất
Thông thường, người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là
lãi suất mà họ phải chịu. Điều đó được lí giải do: Một mặt đối với người tiêu
dùng, giá trị hay lợi ích mà họ được thỏa mãn lớn hơn rất nhiều chi phí mà họ

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-5-

Học Viện Ngân Hàng


bỏ ra để có những lợi ích đó. Mặt khác khoản vay nhỏ mà lại trả trong nhiều
kỳ nên tiền lãi phải trả thường thay đổi không nhiều.
1.1.2.3. Các khoản cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao
Thứ nhất, các khoản vay này có lãi suất cố định nên cho vay tiêu dùng
ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất khi chi phí huy động vốn tăng lên.
Thứ hai, đối tượng của hoạt động cho vay tiêu dùng là cá nhân, hộ gia
đình nên chất lượng thông tin tài chính của khách hàngvay thường không cao.
Tư cách của khách hàng là mộ yếu tố rất quan trọng, quyết định sự hoàn trả
của khoản vay nhưng lại khó xác định; nguồn trả nợ chủ yếu của người đi
vay có thể biến động rất lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng kinh
nghiệm đối với công việc của người này. Hơn nữa cá nhân và hộ gia đình
không dễ dàng vượt qua các khó khăn về tài chính so với một hãng kinh
doanh. Thêm vào đó, một số khách hàng vay để chi tiêu nhưng chây ỳ với hi
vọng họ có thể quỵt nợ, hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. trong những
trường hợp như vậy thì dù có nắm giữ tài sản đảm bảo hay không thì các ngân
hàng vẫn phải đối mặt với rủi ro giảm thu nhập. Các cán bộ tín dụng đã tổng
kết rằng trong hầu hết các loại cho vay, cho vay tiêu dùng có số lượng không
được thanh toán lớn nhất.
1.1.2.4. Cho vay tiêu dùng có chi phí khá lớn
Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng là quy mô khoản vay nhỏ,
thời gian vay thường không quá dài, trong khi đó các khoản vay này lại có độ
rủi ro cao nên việc thẩm định trước khi cho vay tốn nhiều thời gian và chi phí.
Đồng thời, số lượng các khoản vay tiêu dùng thường lớn nên ngoài các khoản
chi phí trên các ngân hàng còn phải chịu các chi phí khác như: chi phí quản lý
khoản vay, theo dõi và kiểm tra khách hàng thường xuyên…
1.1.2.5. Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục tín dụng có khả
năng sinh lời cao nhất
Khả năng sinh lời của các khoản tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó quan trọng nhất là lãi suất. Khả năng sinh lời có mối quan hệ chặt

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-6-

Học Viện Ngân Hàng

chẽ với rủi ro, cụ thể: độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. Như
vậy, đối với cho vay tiêu dùng có độ rủi ro cao, lãi suất lớn, sẽ là nguồn mang
lại lợi nhuận kỳ vọng lớn cho ngân hàng. Thực tế cho thấy, ho vay tiêu dùng
mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng. Điều đó đã hấp dẫn
các ngân hàng trong việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Đối với
người tiêu dùng, hộ vẫn cháp nhận mức giá cao vì họ luôn đặt yếu tố thỏa
mãn lên hàng đầu chữ không tính kỹ lỗ, lãi trong kinh doanh.
1.1.3.Vai trò của cho vay tiêu dùng
1.1.3.1. Cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích cho ngân hàng
Các ngân hàng hoạt động với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận của mình
thông qua các hoạt động huy động vốn và sử dụng nguồn vốn đó là một cách
có hiệu quả nhất. Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay thường
chiếm quá nửa tổng giá trị tài sản, từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng.
Với cá nhân, hộ gia đình, ngân hàng thực hiện loại hình cho vay chủ yếu như:
mua ô tô, mua nhà, sắm sửa các phương tiện sinh hoạt, tài trợ cho quá trình
học tập…mặc dù khi tài trợ cho các đối tượng này, ngân hàng phải đối mặy
với nhiều rủi ro và chi phí cao, song nganỳ nay các ngân hàng đều tập trung
khai thác bởi: một mặt hoạt động này giúp cho ngân hàng mở rộng, củng cố,
thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín, hình ảnh của

ngân hàng; mặt khác nó giúp ngân hàng có thể cạnh tranh được với các công
ty bán lẻ đang có nhiều hình thức cung cấp dịch vụ tương ứng cho người tiêu
dùng. Hoạt động này cũng làm tăng khả năng huy động vốn cho ngân hàng,
tạo diều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ vậy nâng cao thu nhập
và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
1.1.3.2. Cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích cho khách hàng
Trong cuộc sống, nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng
nhưng không phải lúc nào thu nhập và tích lũy cũng cho phép họ đáp ứng nhu
cầu đó. Nhờ vay tiêu dùng, họiêu mag tính được hưởng các tiện ích trước khi
tích lũy đủ tiền. Đặc biệt, nó rất cần thiết cho những trường hợp khi cá nhân
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-7-

Học Viện Ngân Hàng

có những việc chi tiêu mang tính cấp bách, như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục
và y tế. Mặt khác, việc thỏa mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng
phấn đấu để chi trả cho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thường khi vay ngân
hàng để mua sắm, thì chính tài sản đó trở thành vật đảm bảo đối với ngân
hàng mà tâm lý chung không ai muốn nắm giữ tài sản mà không phải là của
minh. Điều này gián tiếp kích thích việc tăng thu nhập trong tương lai của
người tiêu dùng. Tuy vậy, nếu lạm dụng việc đi vay để tiêu dùng thì cũng rất
tai hại vì nó có thể làm cho người đi vay chi tiêu vượt mức cho phép, làm
giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai, nghiêm trọng hơn, nếu

mất khả năng thanh toán thì người này có thể gặp rất nhiều phiền toái trong
cuộc sống.
1.1.3.3. Cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích cho người sản xuất
Mục tiêu của tất cả các nhà sản xuất là giá trị tăng thêm của tài sản, do
đó dù bằng cách này hay cách khác thì họ đều mong muốn tiêu thụ được càng
nhiều hàng hóa càng tốt. Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với một thực tế là
không phải lúc nàokhách hàng cũng có tiền để thanh toán ngay mà có thể
trong vài tuần, vài tháng sau khi họ dã nhận được thu nhập hoặc sau khi đã
tích lũy. Đứng trước mục tiêu tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất kinh doanh,
tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ sản xuất cùng loại hàng hóa trên thị
trường, các nhà sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa trả góp, thậm chí bán chịu
trong một thời gian. Để có tiền quay vòng, các cửa hàng này sẽ tìm sự trợ
giúp của ngân hàng.
Như vậy việc cho vay của ngân hàng trong trường hợpp này đã góp
phần thúc đẩy các hãng mở rộng sản xuất, tạo khả năng cạnh tranh giữa các
hãng khiến các hãng phải tìm cách thay đổi mẫu mã, chủng loại hàng hóa, đáp
ứng thị yếu của người tiêu dùng…Thêm vào đó còn góp phần tạo công ăn
việc làm cho người lao động.

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-8-

Học Viện Ngân Hàng


1.1.3.4. Cho vay tiêu dùng đem lại lợi ích cho nền kinh tế
Việc ngân hàng thực hiện cho vay tiêu dùng đối với khách hàng không
chỉ làm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu, nâng cao chất lượng cuộc sống của
người tiêu dùng mà việc cho vay còn thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm,
tạo ra sự năng động cho nền kinh tế.
Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, các NHTM đã góp phần kích
cầu trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng sức cạnh tranh của
hàng hóa trong nước từ đó hỗ trợ nhà nước trong việc đạt được mục tiêu xã
hội nhưa: xóa đói, giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập,
giảm tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. Tuy nhiên,
nếu các khoản cho vay tiêu dùng không được dùng với đúng mục đích vay thì
chẳng những không kích được cầu mà nhiều khi còn giảm khả năng tiết kiệm
trong nước.
1.1.4. Các hình thức cho vay tiêu dùng
Để có thể quản lý các khoản cho vay tiêu dùng, các ngân hàng thường
phân loại các khoản cho vay tiêu dùng thành các loại khác nhau dựa trên các
tiêu chí khác nhau. Từ việc phân loại này, các khoản vay tiêu dùg được đánh
giá, phân tích và từ đó đưa ra kết quả về tình hình cho vay của từng loại, chất
lượng của khoản vay và từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. Trong các tiêu
thức phân loại này thì hình thức phân loại theo mục đích vay là quan trọng
nhất, đước ngân hàng sử dụng chủ yếu để phân chia các món vay. Theo tiêu
thưc này ngân hàng có thể dễ dàng phân chia và quản lý đối vói các món vay.
1.1.4.1. Căn cứ theo mục đích vay
Cho vay tiêu dùng cư trú: là khoản vay nhằm tài trợ cho các nhu cầu
mua sắm, xây dựng hay cải tạo nhà ở của khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia
đình. Đâylà khoản tín dụng có giá trị lớn, tài sản hình thành vồn thường là tài
sản đảm bảo.

Lê Minh Ánh


Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

-9-

Học Viện Ngân Hàng

Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là khoản vay nhằm tài trợ cho việc trang
trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng cho gia đình, chi phí học hành và du
lịch… Đây là khoản tín dụng mang tính chất nhỏ lẻ với thởi hạn ngắn.
1.1.4.2. Căn cứ theo phương thức hoàn trả
Có thể chia cho vay tiêu dùng thành ba loại:
Cho vay tiêu dùng trả góp : Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó
người đi vay trả nợ ( gồm số tiền gốc và lãi ) cho ngân hàng nhiều lần, theo
những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Hình thức này thường được
áp dụng cho các khoản vay có giá trị tương đối lớn để mua những vật dụng
đắt tiền phục vụ nhu cầu tiêu dùng như: mua ô tô, mua nhà… hoặc áp dụng
với người vay có thu nhập trong một thời kỳ không đủ hoàn trả toàn bộ số dư
nợ gốc. Đây là hình thức đem lại sự thuận lợi cho người vay hơn đối với việc
vay mà thu hối lãi và gốc trong một lần, cũng như giảm được rủi ro cho ngân
hàng. Vì vậy cho vay tiêu dùng trả góp chiếm tỷ trọng cao trong các hình thức
cho vay tiêu dùng , khoảng 80%.
Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương pháp này tiền vay được
khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn. Vì thế, hình thức này thường
áp dụng cho các khoản vay có giá trị nhỏ, thời gian ngắn ( khoảng 1 năm trở
lại ). Phần lớn khách hàng vay theo hình thức này nhằm chi trả cho các việc
như: sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, sửa cữa ô tô, trả viện phí…
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Cho vay tiêu dùng tuần hoàn hay còn gọi

là cho vay theo thẻ tín dụng, là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân
hàng cho phép khách hàng được sử dụng thẻ thanh toán hàng hóa, dịch vụ
hoặc rút tiền để trả. Hàng tháng ngân hàng phát hành thẻ tín dụng, hoặc phát
hành một loại séc được phép thấu chi trên số dư tài khoản vãng lai của khách
hàng. Theo hinh thức này, thời hạn tín dụng được ngân hàng và khách hàng
thỏa thuận, căn cứ mức chỉ tiêu cùng với mức thu nhập của người vay trong
từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ cho phép khách hàng được vay và trả nợ trong

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 10 -

Học Viện Ngân Hàng

nhiều kỳ liên tiếp tuần hoàn theo một hạn mức tín dụng. Lãi phải trả mỗi kỳ
có thể tính dựa trên một trong ba các sau:
- Lãi phải thu dựa trên số dư nợ đã được điều chỉnh: Số dư nợ được
dùng để tính lãi là số dư nợ cuối cùng của một kỳ sau khi khách hàng đã
thanh toán nợ cho ngân hàng.
- Lãi được tính dựa trên số dư trước khi được điều chỉnh: Số dư nợ nợ
được dung để tính lãi là số dư nợ mỗi kỳ có trước khi khoản thanh toán.
- Lãi được tính trên cơ sở dư nợ bình quân: Hình thức này được áp dụng
cho các khách hàng có nhu cầu vay thường xuyên. Khách hàng chỉ cần làm
thủ tục mộy lần nhưng có thể vay nhiều lần. Do các rủi ro đi kèm các chi phí
liên quan để quản lý khoản thấu chi nên đây là hình thức cho vay có mức lãi

suât cao nhất.
1.1.4.3. Căn cứ theo hình thức đảm bảo tiền vay.
Có thể chia thành ba loại:
Cho vay cầm đồ: Là hình thức cho vay mà ngân hàng giữ tài sản củ
khách hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khi khách hàng không trả được nợ.
Cho vay thế chấp lương: Hình thức này áp dụng cho các khách hàng có
việc làm ổn định, thu nhập ngoài việc trang trải các chi tiêu thường xuyên còn
có thể tĩch lũy được trả nợ vay. Khi đó nhu cầu vay của khách hàng sẽ được
xác định dựa trên nhu cầu vay, thu nhập rong thường xuyên của khách hàng,
mức cho vay tối đa của ngân hàng.
Cho vay có tài sản đảm bảo hình thành từ tiền vay: Hình thức này áp
dụng chủ yếu đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản
có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu. Mức cho vay của ngân hàng tùy thuộc
vào tình hình tài chính, khả năng thu nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua
sắm và mức tối đa cho vay thường từ 50%-70%.
1.1.4.4.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
a. Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng
mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa và
dịch vụ cho người tiêu dùng.
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 11 -

Học Viện Ngân Hàng


- Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
+ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.
+ Cho phép ngân hàng tiết giảm được chi phí trong cho vay.
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt
động ngân hàng khác.
+ Trong trường hợp có quan hệ với những công ty bán lẻ tốt, cho vay
tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.
- Bên cạnh một số ưu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số
nhược điểm sau:
+ NH không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu.
+ Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện việc
bán chịu hàng hoá.
+ Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao.
Do những nhược điểm kể trên nên có rất nhiều ngân hàng không mặn
mà với cho vay tiêu dùng gián tiếp. Còn những ngân hàng nào tham gia vào
hoạt động này thì đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.
b. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản
cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng
vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có một
số ưu điểm sau:
+ Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp, ngân hàng có thể tận dụng được sở
trường của nhân viên tín dụng. Những người này thường được đào tạo chuyên
môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay nên các quyết đinh cho
vay trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn so với trường hợp
chúng được quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của
các công ty bán lẻ.
+ Cho vay tiêu dùng trực tiếp có ưu điểm là linh hoạt hơn cho vay tiêu
dùng gián tiếp.
Lê Minh Ánh


Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 12 -

Học Viện Ngân Hàng

+ Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có rất nhiều lợi
thế có thể phát sinh, có khả năng làm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía
khách hàng lẫn ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng tạo điều kiện
cho ngân hàng có thể xử lí, giải quyết linh hoạt những vướng mắc của khách
hàng. Việc khách hàng tiếp xúc trực tiếp với ngân hàng cũng giúp cho quan
hệ giữa khách hàng và NH gần gũi hơn, quảng bá được hình ảnh của ngân
hàng đến với nhiều người hơn. Tuy nhiên, với hình thức này, ngân hàng phải
tiếp xúc với từng khách hàng nhỏ lẻ do vậy chi phí sẽ cao, thời gian để NH
tăng quy mô khách hàng là chậm và ngân hàng sẽ là người duy nhất gánh chịu
rủi ro.
1.2. MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.1. Quan niệm cơ bản về mở rộng cho vay tiêu dùng
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, bất cứ một
doanh nghiệp nào muốn đứng vững và phát triển trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, thì doanh nghiệp dó phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất
lượng các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra
của nền kinh tế. Các doanh nghiệp luôn tự đổi mới về mọi mặt: thay đổi mẫu
mã sản phẩm, công nghệ, bảo đảm chất lượng để tạo lòng tin cho khách hàng.
Việc mở rộng cho vay tiêu dùng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đối với khách hàng: Cho vay tiêu dùng phải thỏa mãn được tối đa yêu
cầu bức xúc về vốn của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân.
- Đối với ngân hàng: Đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng, thu nhập từ
hoạt động này ngày càng tăng, vị thế của ngân hàng được nâng cao.
+ Mở rộng cho vay tiêu dùng được xác định trên cơ sở việc thực hiện đa
dạng hóa khách hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cũng như đối tượng
vay. Việc xây dựng các mức lãi suất hợp lý, cũng như xác định các kỳ hạn trả

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 13 -

Học Viện Ngân Hàng

nợ phù hợp với viẹc cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp cũng góp phần
mở rộng cho vay tiêu dùng.
+ Mở rộng cho vay tiêu dùng không chỉ là sự tăng lên về quy mô cho
vay tiêu dùng mà còn được hiểu là nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Do
đó phải đặt mở rộng cho vay tiêu dùng trong mối quan hệ với các chỉ tiêu tài
chính khác, như vậy mới giúp ngân hàng xác định chính xác các nguyên nhân
tồn tại vướng mắc về cho vay tiêu dùng từ đó giúp ngân hàng lựa chọn được
các giải pháp thích hợp trong từng thời kỳ.
- Đối với nền kinh tế: Bên cạnh những tác động tích cực đối với ngân
hàng cũng như người tiêu dùng nói chung thì các khoản cho vay tiêu dùng

cũng có các tác động tốt đối với nền kinh tế. Việc cung cấp các sản phẩm tín
dụng tiêu dùng của các NHTM đã thúc đẩy hoạt động tiêu dùng trong xã hội,
không những thoả mãn nhu cầu của các chủ thể trong xã hội mà qua đó còn
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, tăng sức
cạnh tranh của hàng hoá trong nước, giả quyết được công ăn việc làm, cải
thiện và nâng cao mức sống của người dân trong xã hội.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay, cho vay tiêu dùng.
1.2.2.1. Doanh số cho vay tiêu dùng.
Doanh số cho vay tiêu dùng: Là tổng số tiền ngân hàng CVTD trong kỳ,
nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động CVTD của ngân hàng trong một
thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tuyệt đối:
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng
doanh số tuyệt đối

=

Tổng doanh số
CVTD năm t

-

Tổng doanh số
CVTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay tiêu dùng năm t so với năm
(t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà
ngân hàng cấp cho khách hàng để tiêu dùng cũng tăng lên, thỏa mãn tốt hơn


Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 14 -

Học Viện Ngân Hàng

nhu cầu của khách hàng, từ đó cũng thể hiện hoạt động cho vay của ngân
hàng cũng được mở rộng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số CVTD tương đối:
Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng
doanh số
tươngđối

Giá trị tăng trưởng doanh sốtuyệtđối
=

x 100%

Tổng doanh số CVTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu
dùng năm t so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên, nó thể hiện rằng doanh
số CVTD qua các năm của NH đã tăng lên về số lượng tương đối.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng:

Công thức tính:
Tỷ trọng
CVTD

Tổng doanh số CVTD
x 100%

=

Tổng doanh số hoạt động CV

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của cho vay tiêu dùng chiếm tỉ lệ bao
nhiêu trong tổng doanh số hoạt động cho vay của toàn bộ ngân hàng. Khi tỷ
trọng của CVTD trong hoạt động cho vay tăng lên nó cũng cho thấy rằng hoạt
động CVTD đã được mở rộng.
1.2.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.
Dư nợ cho vay tiêu dùng: phản ánh số tiền mà các khách hàng là cá
nhân, hộ gia đình đang nợ ngân hàng. Con số này chỉ mang tính thời điểm.
Kết hợp với chỉ tiêu sự tăng trưởng doanh số, dư nợ cho vay tiêu dùng có thể
cho chúng ta biết chính xác thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng của ngân
hàng tại thời điểm nghiên cứu.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối.
Chỉ tiêu này được tính bằng hiệu số giữa tổng mức dư nợ tín dụng tiêu
dùng năm t với tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng năm (t-1).

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1



Chuyên đề tốt nghiệp

- 15 -

Học Viện Ngân Hàng

Công thức tính:
Giá trị tăng trưởng
dư nợ tuyệt đối

=

Tổng dư nợ
CVTD năm t

Tổng dư nợ
CVTD ( t- 1)

-

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng (giảm) so với năm (t-1) về số
tuyệt đối là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên, tức là số tiền mà khách hàng
nợ ngân hàng qua các năm đã tăng lên, chứng tỏ hoạt động CVTD đã được
mở rộng.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng tương đối.
Công thức tính:
Giá trị tăng
trưởng tương
đối


=

Giá trị tăng trưởng tuyệt đối

x 100%

Tổng dư nợ CVTD năm (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng (giảm) dư nợ tín cho vay tiêu dùng
năm t so với năm (t-1).
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỉ trọng.
Công thức tính:
Tỉ trọng

Tổng dư nợ CVTD

=

x 100%

Tổng dư nợ hoạt động CV
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho chúng ta biết dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỉ
lệ bao nhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Qua đó, có thể biết
được xu hướng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng của ngân hàng đó.
1.2.2.3. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng số lượng khách hàng.
Số lượng khách hàng là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với ngân
hàng. Trong tín dụng tiêu dùng, số lượng khách hàng được thể hiện thông qua
số khoản vay tiêu dùng mà ngân hàng cấp cho khách hàng.
Công thức tính:
Mức tăng (giảm)

số lượng khách hàng
Lê Minh Ánh

=

Số lượng
khách hàng năm t

-

Số lượng
khách hàng năm (t-1)
Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 16 -

Học Viện Ngân Hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng năm t tăng (giảm)
so với năm (t-1).
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD
1.2.3.1. Các nhân tố khách quan
Môi trường vĩ mô
Một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD như: Môi
trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa xã hội…
-Môi trường kinh tế: Đây là một trong những nhân tố quan trọng có
ảnh hưởng lớn đến cho vay tiêu dùng, nó có thể tạo ra những cơ hội cũng như

thách thức lớn đối với ngân hàng.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế
+ Lãi suất
+ Lạm phát hàng
- Môi trường pháp lý: Đây là nhân tố có tác động sâu rộng đến các hoạt
động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Môi trường pháp lý
tác động đến tính trật tự, tính ổn định và tạo điều kiện để hoạt động CVTD
được diễn ra thông suốt, phat triển vững chắc, hạn chế được những rắc rối có
thể nảy sinh.
+ Chính trị
+ Pháp luật
- Môi trường văn hóa xã hội: Đây cũng là một nhân tố có vai trò khá
quan trọng đến hành vi của người tiêu dùng.
+ Thói quen của người tiêu dùng
+ Trình độ dân trí
Môi trường vi mô
- Đối thủ cạnh tra
+ Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 17 -

Học Viện Ngân Hàng


- Khách hàng
+ Tư cách đạo đức của khách hàng
+ Khả năng tài chính của khách hàng
1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan
- Nguồn lực về tài chính
+ Vốn tự có
+ Khả năng huy động vốn
- Quy trình cấp tín dụng
- Trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng
- Các chính sách tín dụng của ngân hàng
- Các nhân tố khác

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 18 -

Học Viện Ngân Hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, khoá luận đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cho
vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng đã giúp cho chúng ta có một cái
nhìn tổng quát về bản chất, đặc điểm cũng như những lợi ích mà cho vay tiêu
dùng đem lại. Ngoài ra, khoá luận còn cho thấy rằng việc đẩy mạnh tín cho vay
tiêu dùng là một xu hướng tất yếu khách quan vì mặc dù có rủi ro và chi phí

cao nhưng cho vay tiêu dùng vẫn đem lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng,
người tiêu dùng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính vì vậy,
việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam hiện nay là một
hướng phát triển đúng đắn trong những năm tới. Nhìn thấy được những hướng
phát triển đầy triển vọng đó, Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn huyện Phú Xuyên – Hà Nội đã triển khai sản phẩm tín dụng tiêu dùng.
Chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng
Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn huyện Phú Xuyên – Hà Nội trong
chương 2.

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 19 -

Học Viện Ngân Hàng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo & PTNT
HUYỆN PHÚ XUYÊN – HÀ NỘI

2.1.KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH
NHNo & PTNT HUYỆN PHÚ XUYÊN.
2.1.1. Tổng quan về bộ máy tổ chức quản lý của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên.
Đơn vị hành chính huyện Phú Xuyên có 28 xã, thị trấn với 1 chi nhánh và 4

phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Phú Xuyên.
Tổng biên chế cán bộ công nhân viên chức ngân hàng nông nghiệp
huyện Phú Xuyên đến ngày 20/08/2012 là 52 cán bộ,trong đó:
+ Trình độ đại học, cao đẳng có : 48 cán bộ.
+ Trình độ trung cấp có: 4 người.
Giám đốc, phó giám đốc và các trưởng phó phòng chi nhánh huyện là 8
cán bộ. Các phòng giao dịch có đủ Giám đốc, phó giám đốc cán bộ được bố
trí hợp lý. Tăng cường cho hoạt động sản xuất kinh doanh tín dụng, cán bộ tín
dụng có 26 người.
Tuy nhiên, cán bộ NHNo & PTNT huyện Phú Xuyên còn nổi lên vấn
đề yếu kém, còn chậm trong việc tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại. Tuổi
đời, tuổi ngề có bề dày nhưng sức khỏe yếu. Đa số là cán bộ nữ nên việc tiếp
cận thị trường tín dụng gặp khó khăn, do vậy dư nợ bình quân trên đầu người
chưa phải là cao. Khắc phục những mặt còn tồn tại, chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Phú Xuyên đang thực hiện công tác trẻ hoa đội ngũ cán bộ, năng
động, nhiệt tình, có sức khỏe, chịu áp lực cao trong công việc, nâng cao năng
lực kinh doanh của chi nhánh.
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 20 -

Học Viện Ngân Hàng

 Ngành nghề kinh doanh chính:
- Huy động vốn bằng đồng Việt nam và các loại ngoại tệ dưới nhiều hình

thức như: Tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tiền gửi thanh toán và phương thức
thanh toán linh hoạt.
- Thanh toán bằng đồng Việt nam và ngoại tệ như thanh toán chuyển tiền
điện tử trong cả nước, thanh toán quốc tế, thanh toán biên giới…
- Bảo lãnh bằng đồng Việt nam và ngoại tệ dưới nhiều hình thức khác
nhau trong và ngoài nước.
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt nam và ngoại tệ như: Cho vay thông
thường, cho vay tài trợ theo chương trình, dự án, cho vay đồng tài trợ, cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu các loại giấy tờ, chứng từ có giá.
- Đầu tư dưới các hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản và
các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính tín dụng.
- Thực hiện mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ
mạnh với thủ tục nhanh gọn và tỷ gía phù hợp.
- Thực hiện làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín
dụng và cá nhân trong và ngoài nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc
+ Phó Giám đốc
- Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh:
+ Phòng Tín dụng
+ Phòng Kế toán – Ngân quỹ
+ Phòng Hành chính nhân sự
- Các phòng giao dịch: Chi nhánh có tất cả 4 phòng giao dịch bao gồm:
Phú Minh, Đồng Quan, Minh Tân, Đại Xuyên.
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1



Chuyên đề tốt nghiệp

- 21 -

Học Viện Ngân Hàng

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT huyện Phú Xuyên – Hà Nội.
Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tín dụng

Phòng giao
dịch Phú
Minh

Phòng kế toán,ngân
quỹ

Phòng giao
dịch Đại
Xuyên

Phòng giao
dich Đồng
Quan

Phòng hành chính
nhân sự


Phòng giao
dich Minh
Tân

Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:
* Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và phó giám đốc.
- Giám đốc là người tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong
chi nhánh, quyết định những vấn đề chiến lược, kế hoạch kinh doanh của chi
nhánh; phân công nhiệm vụ, đô đốc thực hiện, tổ chức phối hợp công tác giữa
các phó giám đốc.
- Phó giám đốc là người chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ
kinh doanh, tổng kết, sơ kết, hướng dẫm chuyên đề, xây dựng chương trình công
tác: tuần, tháng, quý, năm của cá nhân và thực hiện theo chương trình đã được
giám đốc phê duyệt, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác
tuần, tháng của các chi nhánh nghiệp vụ đã được phân công, ủy quyền.
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp

- 22 -

Học Viện Ngân Hàng

* Phòng tín dụng
- Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc trong chỉ đạo, kiểm tra chuyên
đề toàn chi nhánh và trực tiếp thực hiện tại hội sở các hoạt động tín dụng, bảo

lãnh, mở rộng thị trường, nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho
khách hàng với mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn và hiệu quả.
- Nhiệm vụ: Xây dựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho ban giám
đốc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng tai trụ sở và
toàn chi nhánh; xây dựng chiến thuật khách hàng để phân loại khách hàng, đề
xuất các chính sách và cơ chế ưu đãi, nghiên cứu đề xuất triển khai áp dụng;
chỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh doanh, phân loại nợ, phân tích nợ
quá hạn và tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục kịp
thời; tổng hợp phân tích kết quả hoạt động tín dụng định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ
chức sơ kết để tổng kết. Tổ chức bảo quản lưu trữ hồ sơ báo cáo theo đúng
quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
* Phòng kế toán – ngân quỹ
- Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính, kế toán – ngân qũy trong chi nhánh.
- Nhiệm vụ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh
toán theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam; xây dựng, quyết
toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh; quản lý và sử dụng các
quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên địa bàn; tổng hợp
lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo các quy
định. Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chi nhánh. Thực hiện các khoản mục ngân sách nhà nước theo luật định;
chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
* Phòng hành chính nhân sự
- Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh doanh, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lao động, tiền lương,
thi đua khen thưởng, quy hoạch…
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1



Chuyên đề tốt nghiệp

- 23 -

Học Viện Ngân Hàng

- Nhiệm vụ: Dự thảo các văn bản quản lý và đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện về: Lao động, tài sản, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh trật tự, nội
quy của cơ quan; đầu mối đưa đón khách, tiếp khách đến làm việc với ban giám
đốc, tổ chức các cuộc họp, hội nghị của chi nhánh; sử dụng con dấu, lưu trữ văn
bản theo quy định của pháp luật; theo dõi, quản lý tài sản tại trụ sở chính; xây
dựng chiến lược, kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, nội dung về đạo tạo, nguồn nhân
lực của chi nhánh; thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy
định trong phạm vi phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc.
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Phú
Xuyên – TP Hà Nội.
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong bối cảnh các ngân hàng thương mại cạnh tranh nhau gay gắt, mở
rộng mạng lưới để thu hút vốn, NHNo & PTNT huyện Phú Xuyên vẫn đạt
được kết quả huy động khá tốt. Tính đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy
động của ngân hàng đạt 460 tỷ đồng tăng 27,8% so với 2010.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

Tổng huy động

230.289

360.145

460.000

Tiền gửi KKH

72.080

87.820

93.030

TG có KH < 12 tháng

66.323

186.349

229.156

TG có KH > 12 tháng

91.886


121.976

137.814

Tiền gửi dân cư

7.153

70.013

77.000

223.136

290.132

383.000

Tiền gửi tổ chức kinh tế

( Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh )
Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn từ 2009 – 20011
Đơn vị: Triệu đồng

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


Chuyên đề tốt nghiệp


- 24 -

Học Viện Ngân Hàng

Qua bảng tình hình huy động vốn và biểu đồ ta thấy, hoạt động huy
động vốn của ngân hàng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cuối năm
2010 tổng huy động vốn đạt 360.145 triệu đồng, tăng 129.856 triệu đồng so
với năm 2009. Năm 2011, tổng huy động vốn đạt 460 triệu đồng, tăng hơn so
với năm trước 99.855 triệu đồng. Đây là xu hướng tốt ngân hàng cần phát
huy. Như vậy, năm 2011 có tốc độ tăng trưởng khá mạnh nhưng không bằng
năm 2010, ngân hàng cần xem lại sự hấp dẫn của các phương thức huy động
vốn của ngân hàng đối với khách hàng. Để có được những kết quả như trên
NHNo & PTNT huyện Phú Xuyên đã sử dụng một số biện pháp cụ thể:
Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân dưới hình thức mở tài khoản tiền
gửi, huy động tiết kiệm ( bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn ). Đặc
biệt hình thức tiết kiệm, ngân hàng áp dụng các hình thức tiết kiệm có kỳ hạn,
không có kỳ hạn, tiết kiệm theo lãi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng…
Mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, áp
dụng lãi suất cho vay hợp lý trong điều kiện doanh nghiệp, hộ sản xuất gặp
khó khăn về sản xuất, xướng xử lý kịp thời các về nợ vay…
Song song với việc ngân hàng sử dụng các biện pháp trên ngân hàng
cũng chỉ rõ trách nhiệm của mình cũng như lợi ích của khách hàng khi giao
dịch với ngân hàng. Điều đó giúp ngân hàng tạo được lòng tin của khách
hàng, nâng cao uy tín của mình, từ đó tạo hiệu quả trong việc huy động vốn.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1



Chuyên đề tốt nghiệp

- 25 -

Học Viện Ngân Hàng

Hoạt động tín dụng có tầm quan trọng rất lớn trong hoạt động của ngân
hàng. Năm 2009 được ngân hàng xác định là chuyển hướng đầu tư, ưu tiên
chỉ tiêu tín dụng cho các khách hàng vay truyền thống, khách hàng là hộ sản
xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay có chọn lọc, mở rộng cho vay
tiêu dùng. Hiện nay, ngân hàng đã có rất nhiều loại hình sản phẩm cho vay và
có trong thời gian tới sẽ duy trì các sản phẩm hiện có và phát triển thêm một
số sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Một số hình thức cho
vay của ngân hàng như:
- Cho vay sản xuất nông nghiệp.
- Cho vay sản xuất nông ngư cơ.
- Cho vay chế biến nông sản.
- Cho vay trả góp.
- Cho vay đối với đơn vị kinh doanh sản xuất nhỏ.
- Các dịch vụ cầm cố.
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010


Năm 2011

Tổng dư nợ

320.582

430.273

520.000

Cho vay bằng VNĐ

262.571

335.602

391.040

Ngắn hạn

186.902

227.538

270.209

Trung, dài hạn

75.669


108.064

120.831

Cho vay bằng ngoại tệ

58.011

94.671

128.960

Ngắn hạn

29.537

58.980

92.722

Trung, dài hạn

28.474

35.691

36.238

Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian


Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Dư nợ cho vay DN, HTX

195.555

244.395

345.950

Dư nợ cho vay hộ SXKD

125.027

185.878

204.050

( Nguồn: báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh )
Biểu đồ 2: Tình hình dư nợ tín dụng
Lê Minh Ánh

Lớp: K35B1


×