Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Áp dụng Vietgap trong sản xuất nông nghiệp – Nghiên cứu tình huống vải thiều tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (630.35 KB, 105 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình:
ÁP DỤNG VIETGAP TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆPNGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG VẢI THIỀU TẠI HUYỆN
LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 2

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................1
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
1.2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................3
1.2.1.Nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................3
1.2.2.Nghiên cứu trong nước.......................................................................3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................5
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................5
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................6
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................6
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
- Nội dung nghiên cứu:..........................................................................6

Thời gian nghiên cứu:............................................................................ 6
Không gian............................................................................................ 6
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................6
1.6.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................6


1.6.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................7

1.6.2.1. Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp.............................................7
1.6.2.2. Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp...............................................7
1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................9
1.7. KẾT QUẢ DỰ KIẾN...............................................................................9
1.7.1. Lý thuyết............................................................................................9
1.7.2. Thực tiễn............................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GAP VÀ ÁP DỤNG GAP TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN................................................................10
2.1. TỔNG QUAN VỀ GAP VÀ VIETGAP................................................10
2.1.1.1. GAP là gì?....................................................................................10
2.1.1.2. Lợi ích của GAP...........................................................................11
2.1.1.3. Tiêu chuẩn của GAP.....................................................................11


2.1.2. Tổng quan VietGap ...........................................................................12
2.1.2.1. Khái niệm......................................................................................12
2.1.2.2. Tiêu chuẩn của VietGAP trong sản xuất nông nghiệp................13
2.1.2.3. Đối tượng áp dụng........................................................................14
2.2. GAP VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NÔNG SẢN ...........................................................................................................14
2.2.1. Lý thuyết chuỗi giá trị.....................................................................14
2.2.2. Liên kết ngang trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.......................17
2.2.3. Liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản............................18
2.3. KINH NGHIỆM CÁC QUỐC GIA KHI ÁP DỤNG GAP TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN, BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT
NAM ......................................................................................................................19
2.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia khi áp dụng GAP trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản.................................................................................................20


2.3.1.1. ThaiGAP (Q-GAP) tại Thái Lan............................................20
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam............................................................26
3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC
TRỒNG CÂY VẢI.................................................................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................29

3.1.1.1. Vị trí......................................................................................... 29
3.1.1.2. Khí hậu..................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................31
3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP......................................................................................32
3.2.1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2011-2014................................................................................32

3.2.1.1. Tình hình sản xuất..................................................................32
3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ...................................................................35
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều
huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2014...............................................................39

3.2.2.1. Thuận lợi.................................................................................. 39
3.2.2.2. Khó khăn................................................................................. 40


3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ VẢI THIỀU THEO VIETGAP TẠI BẮC GIANG ..........................42
3.3.1. Chiến lược quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật để phát triển vải
thiều theo Viet GAP...........................................................................................42


3.3.1.1. Quy hoạch................................................................................ 42
3.3.1.2. Ban hành văn bản pháp luật..................................................43
3.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ vải thiều
theo tiêu chuẩn VietGAP....................................................................................46
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp ....................................................49
3.3.3. Tổ chức điều hành hoạt động sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo
tiêu chuẩn VietGap.............................................................................................49

3.3.3.1. Tổ chức sản xuất.....................................................................49
3.3.3.2. Đào tạo huấn luyện.................................................................49
3.3.3.3. Các chính sách ........................................................................ 51
3.3.3.4. Hỗ trợ vốn và công cụ sản xuất..............................................52
3.3.3.5. Công tác thông tin tuyên truyền............................................53
3.3.3.6. Cấp giấy chứng nhận..............................................................53
3.3.3.7. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại....................54
3.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap
trong sản xuất và tiêu thụ vải Lục Ngạn............................................56
3.4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI
THIỀU HUYỆN LỤC NGẠN...............................................................................59
3.4.1. Mô tả chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Lục
Ngạn....................................................................................................................59

3.4.1.1. Hoạt động sản xuất vải thiều của các hộ nông dân...............59
3.4.1.2. Hoạt động thu gom vải thiều của các thương lái tại các chợ
60
3.4.1.3. Hoạt động chế biến của các nhà máy với 2 mặt hàng chủ yếu
là vải thiều sấy khô và vải thiều đóng hộp.........................................61


3.4.1.4. Hoạt động thương mại trong nước thông qua những người

bán sỉ, bán lẻ......................................................................................... 63
3.4.1.5. Hoạt động xuất khẩu ngoài nước với những thị trường lớn
như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Tây Âu,…................................63
3.4.2. Kênh thị trường và phân chia lợi ích chi phí cho các tác nhân......64
3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN.....................................70
3.5.1. Thành tựu đạt được..........................................................................70

3.5.1.1. Thành tựu đối với nông dân...................................................70
3.5.1.3. Thành tựu đối với xã hội........................................................72
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế....................................................73
CHƯƠNG 4.......................................................................................................77
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH VIỆC ÁP DỤNG
VIETGAP CHO CÂY VẢI LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG...............................77
4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN VIETGAP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN...77
4.1.1. Cơ hội...............................................................................................77
4.1.2. Thách thức.......................................................................................78
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH VIỆC ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC
NGẠN.....................................................................................................................79
4.2.1. Về phía Nhà Nước..........................................................................79

4.2.1.1. Quy hoạch, tổ chức quản lý, kiểm soát quy trình sản xuất
VietGAP trong sản xuất vải................................................................79
4.2.1.2. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất 80
4.2.1.3. Giải pháp về chính sách.........................................................81
4.2.2. Về phía người sản xuất...................................................................83

4.2.2.1. Liên kết cá hộ trồng thành một tổ chức, xin tư cách pháp

nhân...................................................................................................... 84
4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................84


4.2.2.3. Giải pháp về thu hái, sơ chế, bảo quản.................................84
4.2.3. Giải pháp trong tiêu thụ..................................................................85
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN...............................................................91


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
HÌNH
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................1
1.1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................1
1.2.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.................................................................3
1.2.1.Nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................3
1.2.2.Nghiên cứu trong nước.......................................................................3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................5
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................5
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................6
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................6
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................6
- Nội dung nghiên cứu:..........................................................................6

Thời gian nghiên cứu:............................................................................ 6
Không gian............................................................................................ 6
1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................6
1.6.1. Quy trình nghiên cứu.........................................................................6
1.6.2. Phương pháp thu thập số liệu............................................................7

1.6.2.1. Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp.............................................7

1.6.2.2. Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp...............................................7
1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................9
1.7. KẾT QUẢ DỰ KIẾN...............................................................................9
1.7.1. Lý thuyết............................................................................................9
1.7.2. Thực tiễn............................................................................................9
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GAP VÀ ÁP DỤNG GAP TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN................................................................10
2.1. TỔNG QUAN VỀ GAP VÀ VIETGAP................................................10
2.1.1.1. GAP là gì?....................................................................................10
2.1.1.2. Lợi ích của GAP...........................................................................11


2.1.1.3. Tiêu chuẩn của GAP.....................................................................11
2.1.2. Tổng quan VietGap ...........................................................................12
2.1.2.1. Khái niệm......................................................................................12
2.1.2.2. Tiêu chuẩn của VietGAP trong sản xuất nông nghiệp................13
2.1.2.3. Đối tượng áp dụng........................................................................14
2.2. GAP VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NÔNG SẢN ...........................................................................................................14
2.2.1. Lý thuyết chuỗi giá trị.....................................................................14
2.2.2. Liên kết ngang trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.......................17
2.2.3. Liên kết dọc trong sản xuất và tiêu thụ nông sản............................18
2.3. KINH NGHIỆM CÁC QUỐC GIA KHI ÁP DỤNG GAP TRONG
SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN, BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT
NAM ......................................................................................................................19
2.3.1. Kinh nghiệm của các quốc gia khi áp dụng GAP trong sản xuất và
tiêu thụ nông sản.................................................................................................20

2.3.1.1. ThaiGAP (Q-GAP) tại Thái Lan............................................20
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam............................................................26

3.1. GIỚI THIỆU VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC
TRỒNG CÂY VẢI.................................................................................................29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................29

3.1.1.1. Vị trí......................................................................................... 29
3.1.1.2. Khí hậu..................................................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................31
3.2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN THEO
TIÊU CHUẨN VIETGAP......................................................................................32
3.2.1. Kết quả sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang giai đoạn 2011-2014................................................................................32

3.2.1.1. Tình hình sản xuất..................................................................32
3.2.1.2. Tình hình tiêu thụ...................................................................35
3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều
huyện Lục Ngạn giai đoạn 2011-2014...............................................................39

3.2.2.1. Thuận lợi.................................................................................. 39


3.2.2.2. Khó khăn................................................................................. 40
3.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ VẢI THIỀU THEO VIETGAP TẠI BẮC GIANG ..........................42
3.3.1. Chiến lược quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật để phát triển vải
thiều theo Viet GAP...........................................................................................42

3.3.1.1. Quy hoạch................................................................................ 42
3.3.1.2. Ban hành văn bản pháp luật..................................................43
3.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ vải thiều

theo tiêu chuẩn VietGAP....................................................................................46
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp ....................................................49
3.3.3. Tổ chức điều hành hoạt động sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo
tiêu chuẩn VietGap.............................................................................................49

3.3.3.1. Tổ chức sản xuất.....................................................................49
3.3.3.2. Đào tạo huấn luyện.................................................................49
3.3.3.3. Các chính sách ........................................................................ 51
3.3.3.4. Hỗ trợ vốn và công cụ sản xuất..............................................52
3.3.3.5. Công tác thông tin tuyên truyền............................................53
3.3.3.6. Cấp giấy chứng nhận..............................................................53
3.3.3.7. Xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại....................54
3.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap
trong sản xuất và tiêu thụ vải Lục Ngạn............................................56
3.4 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI
THIỀU HUYỆN LỤC NGẠN...............................................................................59
3.4.1. Mô tả chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ vải thiều huyện Lục
Ngạn....................................................................................................................59

3.4.1.1. Hoạt động sản xuất vải thiều của các hộ nông dân...............59
3.4.1.2. Hoạt động thu gom vải thiều của các thương lái tại các chợ
60
3.4.1.3. Hoạt động chế biến của các nhà máy với 2 mặt hàng chủ yếu


là vải thiều sấy khô và vải thiều đóng hộp.........................................61
3.4.1.4. Hoạt động thương mại trong nước thông qua những người
bán sỉ, bán lẻ......................................................................................... 63
3.4.1.5. Hoạt động xuất khẩu ngoài nước với những thị trường lớn
như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Tây Âu,…................................63

3.4.2. Kênh thị trường và phân chia lợi ích chi phí cho các tác nhân......64
3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VIETGAP
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN.....................................70
3.5.1. Thành tựu đạt được..........................................................................70

3.5.1.1. Thành tựu đối với nông dân...................................................70
3.5.1.3. Thành tựu đối với xã hội........................................................72
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế....................................................73
CHƯƠNG 4.......................................................................................................77
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH VIỆC ÁP DỤNG
VIETGAP CHO CÂY VẢI LỤC NGẠN, TỈNH BẮC GIANG...............................77
4.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG TIÊU
CHUẨN VIETGAP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC NGẠN...77
4.1.1. Cơ hội...............................................................................................77
4.1.2. Thách thức.......................................................................................78
4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHUYẾN KHÍCH VIỆC ÁP DỤNG
TIÊU CHUẨN VIETGAP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ VẢI LỤC
NGẠN.....................................................................................................................79
4.2.1. Về phía Nhà Nước..........................................................................79

4.2.1.1. Quy hoạch, tổ chức quản lý, kiểm soát quy trình sản xuất
VietGAP trong sản xuất vải................................................................79
4.2.1.2. Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất 80
4.2.1.3. Giải pháp về chính sách.........................................................81
4.2.2. Về phía người sản xuất...................................................................83

4.2.2.1. Liên kết cá hộ trồng thành một tổ chức, xin tư cách pháp
nhân...................................................................................................... 84



4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật.............................................................84
4.2.2.3. Giải pháp về thu hái, sơ chế, bảo quản.................................84
4.2.3. Giải pháp trong tiêu thụ..................................................................85
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN...............................................................91


CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế hội nhập, để ổn định về giá sản phẩm nông nghiệp cũng
như ổn định thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp, thì vấn đề chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm nông sản ngày càng được quan tâm.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự
nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và
phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng
trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.
Những năm gần đây, Việt Nam đã được giới thiệu, tập huấn và ứng dụng
một số quy trình thực hành nông nghiệp tốt để bảo vệ tính an toàn của nông
sản và thực phẩm. Xuyên suốt trong dây chuyền thực phẩm từ nông trại đến
bàn ăn (from farm to table), mỗi một khâu sản xuất đều có một quy trình sản
xuất tốt để kiểm soát an toàn vệ sinh, ví dụ như trong khâu sản xuất rau quả
trái cây tươi ta có quy trình sản xuất tốt GAP (Good Agricultural Practice),
khâu chăn nuôi có quy trình thú y tốt GVP (Good Veterinarian Practice), khâu
chế biến có quy trình chế biến tốt GMP (Good Manufacturing Practice), quy
trình vệ sinh tốt GHP (Good Hygienic Practice), trong phân phối có quy trình
phân phối tốt GDP (Good Distribution Practice), và trong thị trường có quy
trình mua bán tốt (Good Trading Practice). Sau khi gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đứng trên áp lực cạnh
tranh của các sản phẩm nông nghiệp của các nước thành viên. Một trong
những bất lợi của sản xuất nông nghiệp Việt Nam đó là tính tự phát, chưa chú
trọng đến chất lượng, tính an toàn của sản phẩm và người lao động luôn phải

làm việc trong một môi trường “không an toàn”. Vì thế, thực hành nông
nghiệp tốt (GAP) đang và sẽ là xu thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

1


Hiện nay, nông dân đã dần xóa bỏ canh tác theo kiểu tập quán truyền
thống, từng bước đi vào cung cách làm ăn có kế hoạch và chuyển đổi cơ cấu
cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, mô hình sản xuất nông
nghiệp chất lượng cao, theo hướng sản phẩm có chất lượng an toàn như
VietGAP đã được thực hiện ở một số vùng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
đã mang lại hiệu quả cao. Tính đến cuối năm 2009, cả nước có 15 mô hình áp
dụngVietGAP được cấp chứng nhận. Tuy nhiên, theo GS. Nguyễn Thơ, Hội
Bảo vệ thực vật, đến nay nhiều nông dân vẫn còn rất bỡ ngỡ vớiVietGAP,
nhất là việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Tâm lý người dân vẫn chỉ quan tâm
đầu ra của sản phẩmVietGAP giá có cao hơn sản phẩm thường. Hiện các cơ
quan quản lý cũng khá lúng túng trong việc triển khai và hiểu về VietGAP
còn khác nhau. Tổ chức chứng nhậnVietGAP cũng còn mới và quá mỏng
khiến các khâu tổ chức thanh tra, cấp chứng nhận còn chưa hiệu quả. Có một
số đơn vị làm VietGAP vẫn nặng tính hình thức. Vì vậy hàng loạt các chương
trình sản xuất nông sản an toàn chưa có điều kiện nhân rộng và đang dần rơi
vào quên lãng.
Tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, vải thiều đóng vai trò mũi nhọn
trong việc sản xuất, cung ứng và xuất khẩu trái cây Việt Nam đáp nhu cầu của
thị trường trong và ngoài nước, mặt khác cũng có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế của huyện. Tuy nhiên, việc sản xuất vải thiều an toàn theo
tiêu chuẩn VietGAP cũng vướng phải những khó khăn nêu trên. VietGAP
được coi là “chìa khóa” để đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Vì vậy câu hỏi
đặt ra là VietGAP được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và vải
thiều tại Lục Ngạn nói riêng như thế nào? Và các giải pháp của nhà nước để

khắc phục tình trạng trên và sử dụng có hiệu quả “chìa khóa” này? Xuất phát
từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Áp dụngVietGAP
trong sản xuất nông nghiệp - Nghiên cứu tình huống vải thiều tại Lục Ngạn,
Bắc Giang.”

2


1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trong nghiên cứu của Sriwichailamphan và cộng sự (2008) đã đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng Gap trong sản xuất dứa tại Thái
Lan, phương pháp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng, phân
tích mô hình hồi quy. Các biến độc lập ảnh hưởng tới việc áp dụng Gap vào
sản xuất được chỉ ra bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số năm kinh
nghiệm, sản lượng bình quân, giá bán trung bình, áp dụng GAP có bắt buộc
hay không, áp lực từ người mua, áp lực từ hiệp hội những người trồng dứa, áp
lực từ Chính Phủ.
Holleran và các cộng sự (1999) cho rằng động lực để các doanh nghiệp
chế biến nông sản kiểm soát an toàn thực phẩm bao gồm nguyên liệu đầu vào
là nông sản sản xuất sạch bao gồm hai loại động lực là động lực bên trong và
động lực bên ngoài. Động lực bên trong bao gồm: chi phí và lợi nhuận khi
tiến hành kiểm soát, động lực bên ngoài bao gồm áp lực từ nhà cung cấp và
khách hàng, áp lực từ Chính Phủ thông qua hệ thống luật pháp.
Trong nghiên cứu về mối quan hệ đối tác giữa các tác nhân trong chuỗi
giá trị sản xuất nông sản Wannamolee (2008) đã chỉ ra rằng việc áp dụng
GAP trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản giúp cho các tác nhân trong chuỗi
giá trị bao gồm nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ tăng lòng tin của người tiêu
dùng vào nông sản, thực hiện quá trình sản xuất an toàn, giảm thiểu tác động
tới môi trường.

1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoa ( 2007) của Viện bảo vệ thực
vật, đã đưa ra một số kết quả về sản xuất vải thiều tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Theo kết quả đưa ra thì bước đầu áp dụng quy trình VietGap đã có hiệu quả,
thương hiệu vải thiều Lục Ngạn, an toàn đã được xác lập từ sản lượng, sâu

3


bệnh, chất lượng của vùng sản xuất an toàn đều tốt hơn vùng sản xuất đại trà.
Chuẩn VietGAP mang lại lợi nhuận cao về kinh tế, cả về sản lượng và giá
bán, theo thực tế thị trường cho thấy giá của vải GAP thường cao từ 1,5-2 lần
so với vải thường, có khi gấp tới 3 lần.
Theo nghiên cứu Vũ Đình Tôn, Hoàng Thu Huyền (2008) sử dụng
hướng tiếp cận chuỗi giá trị đã chỉ ra rằng ngành hàng vải Thanh Hà hiện
tại có nhiều tác nhân tham gia, bao gồm 3 tác nhân chính là hộ sản xuất, hộ
thu gom, cơ sở chế biến, tuy nhiên hoạt động của chuỗi giá trị vải Thanh
Hà vẫn chưa hiệu quả. Sự tham gia của các tác nhân vào phân phối vải
cũng như sự đóng góp vào giá trị gia tăng của chuỗi là không đồng đều.
Phân phối giá trị gia tăng của chuỗi giữa các tác nhân sự khác biệt lớn, tập
trung chủ yếu vào tay các cơ sở chế biến 59%, sau đó đến hộ sản xuất 39%
và thấp nhất là các hộ thu mua 2%. Thách thức đặt ra với ngành hàng vải
Thanh Hà chính là sự thiếu liên kết giữa các tác nhân, việc áp dụng khoa
học kỹ thuật cùng tiêu chuẩn VietGap nhằm nâng cao giá trị nông sản còn
hạn chế. Từ đó nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp bao gồm: Khuyến
khích nông dân tham gia các hiệp hội sản xuất, tăng cường áp dụng khoa
học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất vải, đẩy mạnh quảng bá thương
hiệu vải thiều Thanh Hà trên thị trường.
Phạm Ngọc Trâm và Hoàng Đình Tú (2009) trong nghiên cứu Phát triển
chuỗi giá trị - công cụ tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp đã chỉ ra rằng

cần một kế hoạch phát triển chuỗi giá trị sản phẩm bơ Đắk Lắk bao gồm 3
công đoạn. Thứ nhất, xây dựng chuỗi giá trị. Thứ hai, phát triển thị trường.
Thứ ba, cải tiến chất lượng, trong đó mục tiêu cả công đoạn này là áp dụng
GAP trong sản xuất bơ nhằm tăng chất lượng nông sản. Theo đó, việc áp
dụng GAP gắn với phát triển chuỗi giá trị giúp nâng cao thương hiệu bơ

4


DAKADO, nâng cao hiệu quả kinh tế khi giá bán bơ DAKADO cao hơn bơ
thông thường từ 25% tới 30%, từ đó xác lập mối liên kết dài hạn giữa doanh
nghiệp với nông dân và các tác nhân khác trong toàn chuỗi.
1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu
Đề tài “Áp dụng VietGAP trong sản xuất nông nghiệp - Nghiên cứu tình
huống vải thiều tại Lục Ngạn, Bắc Giang” tập trung nghiên cứu về chuỗi giá
trị trong sản xuất và tiêu thụ vải huyện Lục Ngạn, cũng như những khó khăn,
thuận lợi trong thực trạng sản xuất và tiêu thụ vải nhằm tìm ra giải pháp hữu
hiệu góp phần khuyến khích hoạt động sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGap
tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp lý thuyết về Gap và VietGap trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản
- Xác định VietGAP cho vải thiều
- Phân tích thực trạng áp dụng VietGAP cho cây vải thiều ở Lục Ngạn
Bắc Giang; chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc áp dụng Viet GAP cho
cây vải thiều ở Lục Ngạn
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- GAP là gì? VietGAP là gì?
- Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng VietGAP và bài học rút ra

cho Việt Nam?
- Tiêu chuẩn VietGAP đối với vải thiều là gì?
- Ích lợi từ việc sản xuất nông sản áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP?
- Giải pháp nào để khuyến khích việc áp dụng VietGAP cho cây vải
thiều tại Lục Ngạn?

5


1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực hành áp dụng VietGAP cho cây vải thiều
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu:
Tập trung phân tích thực trạng áp dụng VietGap cho cây vải Lục Ngạn,
đồng thời xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng VietGap
nhằm đề xuất giải pháp khuyến khích việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong
sản xuất và tiêu thụ vải Lục Ngạn.
- Thời gian nghiên cứu:
Số liệu thứ cấp từ năm 2011-2014
Số liệu sơ cấp qua việc phỏng vấn sâu 5 hộ nông dân sản xuất vải theo
tiêu chuẩn VietGap tại 2 xã Nghĩa Hồ và Hồng Giang, huyện Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang.
Phỏng vấn kênh sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn thực hiện từ
tháng 8 đến tháng 9 năm 2014
-

Không gian
Huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang


1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xác định vấn đề: thực hành áp dụng VietGAP cho cây vải thiều
Lục Ngạn Bắc Giang
Bước 2: Nghiên cứu các khái niệm và các nghiên cứu trước đây có liên
quan và khung lí thuyết về áp dụng VietGAP cho cây vải thiều
Bước 3: Xây dựng giả thiết nghiên cứu:
Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu.

6


Bước 5: Thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp
Bước 6: Phân tích dữ liệu
Bước 7: Viết báo cáo
1.6.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.6.2.1. Điều tra thu thập tài liệu thứ cấp
- Sưu tầm và hệ thống hóa tài liệu qua sách báo, công văn, báo cáo tổng
kết của sở ban nghành các cấp, số liệu thống kê của tỉnh, huyện, bài báo, đề tài,
các tài liệu khác về thực hành sản xuất tốt đối với cây vải thiều. Các tài liệu này
cung cấp t1.hông tin về vấn đề nghiên cứu tổng quan, tình hình sản xuất, sơ
chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, cơ chế chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất khi áp dụng thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP
- Các báo báo thuyết trình dự án, kế hoạch triển khai mô hình thí điểm,
báo cáo tổng kết, sơ kết về tiến độ thực hiện mô hình thí điểm của dự án( so
với kế hoạch ) của các nơi tham gia thực hiện mô hình thí điểm. Tài liệu này
được cung cấp bởi ban điều phối dự án.
- Cách thu thập: Tìm, đọc, sao chép, trích dẫn…
1.6.2.2. Điều tra thu thập tài liệu sơ cấp
a. Thu thập qua điều tra phỏng vấn

- Sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia trong
việc thu thập thông tin sơ cấp. Trong đó có: ông Giáp Văn Vang trưởng nhóm
sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap tại xã Hồng Giang, ông Nguyễn
Thành Long xã viên, ông Nguyễn Thanh Đạt xã viên. Ông Đỗ Thanh trưởng
thôn Nhập Thành xã Nghĩa Hồ, ông Đỗ Hải xã Nghĩa Hồ.
- Gặp lãnh đạo và các cán bộ địa phương khi bắt đầu công việc tại địa
phương để kiểm chứng lại giả định, kế hoạch và giải tỏa mọi thông tin liên
quan chưa rõ, nghi ngờ. Các cán bộ được phỏng vấn bao gồm: anh Đỗ Thanh
Hải cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Hồ, chị Trần Thị Mai cán bộ phòng Nông

7


nghiệp huyện Lục Ngạn, Bác Leo Phúc phó phòng Nông nghiệp huyện Lục
Ngạn, anh Trần Tuấn Linh cán bộ văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Giang.
Thời gian phỏng vấn: Tháng 8 năm 2014.
- Gặp những người trực tiếp sản xuất, các tác nhân tham gia kinh doanh
có khả năng tiếp cận nhanh. Bao gồm: anh Nguyễn Quốc Trữ giám đốc công
ty TNHH Thành Yên chuyên sản xuất các sản phẩm vải đóng hộp, anh Bành
Văn Quyết chủ cơ sở buôn bán vải thiều tươi Haiduongdost.
- Giải thích cho các tác nhân lí do của nghiên cứu này và phương pháp
đánh giá, lượng hóa.
- Chọn mẫu điều tra: số lượng mẫu nghiên cứu phải dựa trên những điều
tra ban đầu khi dự án bắt đầu thực hiện. Các đối tượng phỏng vấn bao gồm:
nông dân, trang trại, người thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở sơ chế,
chế biến ở Lục Ngạn
b. Thu thập qua hướng dẫn/ theo dõi ghi chép tại cơ sở
- Lập biểu mẫu ghi chép/ sổ sách thông tin có liên quan đến việc xác
định hình thành giá sản phẩm, sản lượng sản xuất, giá bán và doanh thu

- Thực hiện hướng dẫn cho người được điều tra
- Áp dụng việc ghi chép với các tác nhân áp dụng và chưa áp dụng sản
xuất và tiêu thụ vải thiều theo tiêu chuẩn Viet GAP bao gồm: nông dân, trang
trại, người thu gom, bán buôn, bán lẻ, một số cơ sở chế biến ở Lục Ngạn
- Tiến hành kiểm tra/ theo dõi tính thực tiễn thông qua việc ghi chép của
các tác nhân tham gia.
- Bên cạnh đó sử dụng việc phỏng vấn linh hoạt đối với các thành viên
có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ vải thiều trên địa bàn tỉnh
Lục Ngạn.

8


1.6.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh.
1.7. KẾT QUẢ DỰ KIẾN
1.7.1. Lý thuyết
Hoàn thiện khung lý thuyết về Gap và việc áp dụng VietGAP trong sản
xuất và tiêu thụ nông sản.
1.7.2. Thực tiễn
Tìm ra giải pháp khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn VietGap trong sản
xuất và tiêu thụ vải Lục Ngạn.

9


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GAP VÀ ÁP DỤNG GAP
TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN
2.1. TỔNG QUAN VỀ GAP VÀ VIETGAP
2.1.1 Tổng quan về GAP


2.1.1.1. GAP là gì?
GAP (Good Agricultural Practices) có nghĩa là thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt. Tốt ở đây còn có nghĩa là an toàn, sạch và có chất lượng
cao theo một tiêu chuẩn thống nhất chung trên toàn cầu mà lần đầu tiên vào
năm 1997, một tổ chức bán lẻ ở Châu Âu có tên là Euro-Retailer Produce
Working Group, đưa ra khái niệm sản xuất nông nghiệp tốt (Good
Agricultural Practics, viết tắt là GAP) nên gọi là EurepGAP và sau đó trở
thành GlobalGAP áp dụng chung cho toàn cầu. Căn cứ vào GlobalGap,
nước ta đã cóVietGAP trên cây ăn trái,VietGAP trên rau. Những khái niệm
tương tự như sản xuất lúa sạch, sản xuất lúa an toàn nếu chỉ áp dụng một số
tiêu chuẩn nhất định mà không hoàn toàn căn cứ vào GlobalGAP thì không
được công nhận mà chỉ mang tính tương đối. GAP quy định những tiêu
chuẩn và thủ tục nhằm phát triển nền sản xuất nông nghiệp an toàn, bền
vững. Qua đó, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho người lao
động, an toàn cho môi trường và có những căn cứ có thể truy nguyên
nguồn gốc của sản phẩm được sản xuất ra.
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn,
sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất
độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng
thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm
bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

10


GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng
đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ
sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông

nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
• An toàn cho thực phẩm;
• An toàn cho người sản xuất;
• Bảo vệ môi trường;
• Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình trên cơ sở tiêu
chuẩn quốc tế. Hiện nay có USGAP (Mỹ), EurepGAP (Liên minh châu Âu),
JapanGAP (Nhật Bản), ChinaGAP (Trung Quốc), FRESHCARE (Australia).
Các nước trong khu vực ASEAN đã thực hiện GAP từ việc điều chỉnh
tiêu chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản xuất của các nước như:
Hệ thống SALM của Malaysia, IndiaGAP của Indonesia, VFGAP của
Singapore,VietGAP của Việt Nam, ThaiGAP,...
Tại Việt Nam có VietGAP trồng trọt, VietGAHP chăn nuôi và VietGAP
thủy sản.
2.1.1.2. Lợi ích của GAP
- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm
bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài
nước chấp nhận.
- Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi
trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc
2.1.1.3. Tiêu chuẩn của GAP
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
11


Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc bảo
vệ thực vật càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất
lên con người và môi trường:

•Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM: Intergrated Pest
Management);
•Quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM: Itergrated Crop Management);
•Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL: Maximum Residue Limits) trong
sản phẩm.
Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp
để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu
hoạch như:
• Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc;
• Nguy cơ hoá học;
• Nguy cơ về vật lý.
Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân:
- Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân;
- Đào tạo tập huấn cho công nhân;
• Phúc lợi xã hội.
Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên
nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải
quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2. Tổng quan VietGap
2.1.2.1. Khái niệm
VietGAP là chữ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices,
nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đó là việc áp dụng các biện
12


pháp sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm
về rau quả tươi. Là một tiêu chuẩn tự nguyện để Thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt ở Việt Nam.
VietGAP cung cấp tiêu chuẩn và khuôn khổ cho chứng nhận bên thứ ba.
VietGAP là tiêu chuẩn đảm bảo cho trang trại tổng hợp.
VietGAP là công cụ giữa các doanh nghiệp, không trực tiếp tới người
tiêu dùng.
Sử dụng thương hiệu và logo của VietGAP theo qui định.
2.1.2.2. Tiêu chuẩn của VietGAP trong sản xuất nông nghiệp
Để có thể áp dụng VietGAP thì trước tiên phải thõa mãn 4 tiêu chí sau;
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc
BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên
con người và môi trường:
+ Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp;
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp;
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất trong sản phẩm
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện
pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu
hoạch như:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc;
+ Nguy cơ hoá học;
+ Nguy cơ về vật lý.
- Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao
động của nông dân:
+ Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân;
+ Đào tạo tập huấn cho công nhân
+ Phúc lợi xã hội.

13


- Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên

nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải
quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu
sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
2.1.2.3. Đối tượng áp dụng
Áp dụng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất,
kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận các loại rau quả sạch, an toàn tại Việt
Nam nhằm:
• Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trónganr xuất và quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Tạo điều kiện cho tôe chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng
nhận VietGAP.
• Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
• Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau quả tại Việt Nam.
2.2. GAP VỚI CHUỖI GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
NÔNG SẢN
2.2.1. Lý thuyết chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ
với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng
là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Trong chuỗi giá trị có các khâu được mô tả cụ thể bằng các hoạt động
thể hiện rõ công việc của mỗi khâu. Bên cạnh các khâu của chuỗi giá trị có tác
nhân – những người thực hiện các chức năng của khâu trong chuỗi, ví dụ như:
nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất lúa, thương lái vận
chuyển hàng hóa… Bên cạnh đó còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị, nhiệm vụ
của họ là giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.

14



×