Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.87 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu4
1.5 Cấu trúc báo cáo
4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỌC TRỰC TUYẾN, ĐÀO
TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH
4
2.1 Học trực tuyến và đào tạo trực tuyến
4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
4
2.1.2 Vai trò của đào tạo trực tuyến 4
2.1.3 Một số mô hình về chấp nhận sử dụng công nghệ trực tuyến
4
2.2 Đặc điểm và vai trò của chương trình đào tạo tiếng Anh
4
2.2.1 Dịch vụ đào tạo và đặc điểm của chương trình đào tạo tiếng Anh 4
2.2.2 Vai trò của các chương trình đào tạo tiếng Anh
4
2.3 Mô hình UTAUT sau điều chỉnh: các nhân tố tác động đến hành vi
lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến 4
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4


3.1 Quy trình nghiên cứu 4
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
4
3.3 Phân tích và xử lý số liệu 4
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
LỰA CHỌN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TRỰC
TUYẾN
4
4.1 Giới thiệu về mẫu điều tra 4
4.2 Kiểm định độ tin cậy của các tiêu chí trong phiếu điều tra 4
4.3 Phân tích nhân tố (EFA) của các biến điều tra 4
4.4 Phân tích tương quan giữa các biến
4
4.5 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến viêc lựa chọn các
chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến dựa trên phương pháp hồi quy
các biến/nhân tố 4
4.5.1 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố/biến độc lập với các nhân
tố/biến phụ thuộc 4
4.5.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các biến điều tiết tới mối quan hệ giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc có trong mô hình 4
4.6 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với thực tế nghiên cứu 4


CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HÀNH VI
LỰA CHỌN SỬ DỤNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TRỰC
TUYẾN
4
5.1 Định hướng về việc đào tạo tiếng Anh trực tuyến trên thế giới và tại
Việt Nam 4
5.2 Đề xuất giải pháp về việc nâng cao sự lựa chọn dịch vụ đào tạo tiếng

Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. 4
5.2.1 Xây dựng phương thức, nội dung giảng dạy nhằm tăng hiệu quả của
kỹ năng giao tiếp 4
5.2.2 Xây dựng các ứng dụng tích hợp chương trình đào tạo tiếng Anh
giúp sử dụng dễ dàng hơn trên các thiết bị khác như điện thoại, máy tính
bảng…
4
5.2.3 Tăng cường các hình thức marketing nhằm tiếp cận đến đông đảo
các đối tượng học viên. 4
5.2.4 Rút ngắn thời gian đưa ra quyết định lựa chọn của người học và
tăng lòng tin về hiệu quả học tập
4
5.3 Kiến nghị đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực
tuyến. 4
KẾT LUẬN 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
4
PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
4
PL1. Kiểm định nhân tố “Hiệu quả mong đợi”
4
PL2. Kết quả kiểm định nhân tố “Nỗ lực mong đợi”
4
PL3. Kết quả kiểm định nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”
4
PL4. Kết quả kiểm tra nhân tố “Điều kiện thuận lợi”
4
PL5. Kết quả kiểm tra nhân tố “Dự định hành vi” 4
PL6. Các yếu tố phản ánh “Hiệu quả mong đợi” 4
PL7. Các yếu tố phản ánh “Nỗ lực ánh mong đợi” 4

PL8. Các yếu tố phản ánh “Ảnh hưởng xã hội”
4
PL9. Các yếu tố phản ánh “Điều kiện thuận lợi” 4
PL10. Các yếu tố phản ánh “Dự định hành vi”
4
PL11. Yếu tố phản ánh “Hành vi sử dụng” 4
PL12. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (3 nhân tố: HQ, NL và AH)
4
PL13. Kết quả chạy tương quan giữa các biến có trong mô hình
(Correlations)
4
PL14. Kết quả hồi quy biến “Dự định hành vi” theo “Hiệu quả mong
đợi”, “Nỗ lực mong đợi” và “Ảnh hưởng xã hội” 4
PL15. Kết quả hồi quy biến “Hành vi sử dụng” theo “Dự định hành vi” và
“Điều kiện thuận lợi”
4
PL16. Kết quả hồi quy biến “Hành vi sử dụng” theo “Dự định hành vi”
4


PL17. Kết quả hồi quy biến “Hiệu quả mong đợi” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Giới tính”
4
PL18. Kết quả hồi quy biến “Hiệu quả mong đợi” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Năm học đại học”
4
PL19. Kết quả hồi quy biến “Nỗ lực mong đợi” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Giới tính”
4
PL20. Kết quả hồi quy biến “Nỗ lực mong đợi” theo “Dự định hành vi”

với sự tác động của biến điều tiết “Năm học đại học”
4
PL21. Kết quả hồi quy biến “Nỗ lực mong đợi” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Kinh nghiệm” 4
PL22. Kết quả hồi quy biến “Ảnh hưởng xã hội” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Giới tính”
4
PL23. Kết quả hồi quy biến “Ảnh hưởng xã hội” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Năm học đại học”
4
PL24. Kết quả hồi quy biến “Ảnh hưởng xã hội” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Kinh nghiệm” 4
PL25. Kết quả hồi quy biến “Ảnh hưởng xã hội” theo “Dự định hành vi”
với sự tác động của biến điều tiết “Tự nguyện sử dụng” 4
PL26. Kết quả hồi quy biến “Dự định hành vi” theo “Hành vi sử dụng”
với sự tác động của biến điều tiết “Trình độ tiếng Anh” 4
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN
PHIẾU KHẢO SÁT SINH VIÊN
4
PHỤ LỤC 3: PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 4
PHIẾU PHỎNG VẤN SINH VIÊN 4

4

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các loại hình giáo dục - đào tạo trực tuyến
Hình 2.1.3a: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
4
Hình 2.1.3b: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) 4
Hình 2.1.3c: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM 4

Hình 2.1.3d: Mô hình UTAUT 4
Hình 2.3: Mô hình đề xuất
4
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 4
Hình 4.4.2. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 1

4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2 Tỷ lệ sinh viên từ các trường Đại học tham gia khảo sát
Bảng 4.1a: Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính
4
Bảng 4.1b: Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo trường Đại học

4
4


Bảng 4.1c: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo ngành học4
Bảng 4.1d: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo năm học hiện tại 4
Bảng 4.1e: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo kinh nghiệm sử dụng dịch vụ học
trực tuyển 4
Bảng 4.1f: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo mức độ tự nguyện sử dụng dịch
vụ học tiếng Anh trực tuyến
4
Bảng 4.1g: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo trình độ tiếng Anh
4
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo độ tin cậy 4
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định các nhân tố xác định các biến đủ điều kiện
phân tích 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1a: Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo giới tính 4
Biểu đồ 4.1b: Tỷ lệ sinh viên tham gia khảo sát theo trường Đại học 4
Biểu đồ 4.1c: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo ngành học
4
Biểu đồ 4.1d: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo năm học
4
Biểu đồ 4.1e: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo kinh nghiệm sử dụng dịch vụ
học trực tuyển
4
Biểu đồ 4.1f: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo mức độ tự nguyện sử dụng
dịch vụ học tiếng Anh trực tuyến
4
Biểu đồ 4.1g: Tỷ lệ tham gia khảo sát theo trình độ tiếng Anh 4
DANH MỤC VIẾT TẮT
UTAUT: Unified Theory of Acceptance and Use of Technology
TAM:
Technology Acceptance Model
TPB:
Theory of Planned Behavior
TRA:
Theory of Reasoned Action
SPSS:
Statistical Package for the Social Science
EFA:
Exploratory Factor Analysis
ĐH:
Đại học
HV:
Học viện

ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu với mọi quốc gia trên thế giới.Việt
Nam cũng đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn
cầu, tiêu biểu là sự tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
năm 2007. Chính xu hướng toàn cầu hóa này đã đòi hỏi một ngôn ngữ
chung để giao tiếp, trao đổi giữa các nước, các nền văn hóa khác nhau và
tiếng Anh đã được chọn trở thành ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Việt
Nam phải hòa nhập quốc tế để phát triển nhiều mặt, nhất là kinh tế và


khoa học công nghệ, vì vậy thành thạo tiếng Anh dần trở thành yêu cầu
bắt buộc đối với mỗi người lao động để nhanh chóng bắt kịp các xu
hướng và trình độ với các quốc gia khác.
Đầu tiên, phải kể đến một số lý do cơ bản nhất tại sao Tiếng Anh lại được
chọn là một trong những ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất trên toàn thế
giới. Một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất tạo nên sự phổ biến của
Tiếng Anh chính là nhờ vào ảnh hưởng sâu rộng của Mỹ và Anh trên các
lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở nhiều
nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh. Số người sử dụng tiếng Anh
đã được ước lượng vào khoảng từ 500 triệu đến 1 tỉ người ở khắp nơi trên
toàn cầu. Bên cạnh đó, Tiếng Anh được đứng trong danh sách các thứ
tiếng dễ học nhất, thường mất khoảng 3 năm để thành thạo các kĩ năng cơ
bản nhất như nghe, nói, đọc, viết.
Ở góc độ vĩ mô, nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội như kinh tế, chính
trị, khoa học, du lịch, vv... đều rất cần những người có trình độ Tiếng
Anh giỏi. Dưới cái nhìn của mỗi cá nhân, mỗi người học và sử dụng
Tiếng Anh với nhiều mục đích khác nhau, như để đáp ứng nhu cầu giao
tiếp ngày càng lớn trong xã hội, để kiếm được công việc tốt với mức

lương cao hơn, để được thăng chức, hay để giành được cơ hội đi du học
và làm việc ở nước ngoài, không thể không kể đến khi tiếp xúc với Tiếng
Anh, chúng ta còn học hỏi được nhiều điều về văn hóa và lối sống của
người Mĩ, Anh thông qua các phương tiện truyền thông của họ. Từ đó,
làm khai mở rộng tầm hiểu biết, có cái nhìn thực tế, mục tiêu rõ ràng và
chắc chắn là cả những trải nghiệm thú vị hơn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, sự ra đời của máy tính và internet như chất xúc tác mạnh để
quá trình toàn cầu hóa được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn, điển hình là
việc phổ cập internet ở Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á và đứng
thứ 18 thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%, trong đó 42%
người sử dụng internet tại Việt Nam ở độ tuổi 15 – 24 tuổi. Hiểu và bắt
kịp xu hướng đó, các nhà cung cấp dịch vụ đã cho ra đời hàng loạt các
chương trình học tiếng Anh trực tuyến để phù hợp với các điều kiện, hoàn
cảnh khác nhau của từng đối tượng, và tăng tính linh hoạt của dịch vụ về
chi phí, thời gian, địa điểm so với các dịch vụ giảng dạy tiếng Anh truyền
thống.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều quan ngại về chương trình dạy tiếng Anh
trực tuyến vì các lý do khác nhau. Trên thực tế đã có những nghiên cứu
và đánh giá về các tác động và lợi ích mà việc sử dụng các trang mạng
học tiếng Anh trực tuyến mang lại tại các nước trên thế giới như Trung
Quốc, Mỹ… nhưng ở Việt Nam lại chưa có những thống kê hoặc nghiên
cứu chính thức đánh giá về mức độ sử dụng các trang mạng tiếng Anh
trực tuyến như vậy. Do nguồn lực có hạn, chúng tôi chọn chương trình
cho sinh viên vì đây là đối tượng cần tiếng Anh cho cả việc học tập cũng
như làm việc và là đối tượng có kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính và


internet khá tốt. Hơn nữa, Hà Nội là nơi tập trung nhiều trường Đại học
có chất lượng cao và là một trong những thị trường lao động có lượng lớn
nhu cầu về lao động có trình độ tiếng Anh trong cả nước.

Với các lý do nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Các nhân tố
ảnh hưởng đến sự lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến
của sinh viên trên địa bàn Hà Nội” để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cơ bản sau:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng Anh
trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phân tích sự tác động của các nhân tố đó lên sự lựa chọn học tiếng
Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đưa ra một số đề xuất cho các nhà cung cấp dịch vụ học tiếng Anh
trực tuyến
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, các câu hỏi nghiên cứu
cần phải trả lời bao gồm:

Sự lựa chọn học tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn
thành phố Hà Nội bị ảnh hưởng bởi những nhân tố nào?

Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn học tiếng
Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội?

Có những kiến nghị gì về đào tạo tiếng Anh cho các nhà cung cấp
dịch vụ học tiếng Anh trực tuyến?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự lựa chọn của sinh viên đối với việc học tiếng Anh trực tuyến
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian: Sinh viên các trường Đại học trên địa bàn
thành phố Hà Nội, các trường Đại học đa dạng các ngành, khối như Đại
học Kinh tế Quốc dân, Đại học Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Học viện
ngân hàng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Y Hà Nội,
Học viện quân Y…

Về mặt thời gian: Số liệu được thu thập từ tháng 12 năm 2014 đến
tháng 2 năm 2015
1.5 Cấu trúc báo cáo

Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về học trực tuyến, đào tạo trực tuyến và
chương trình đào tạo tiếng Anh

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học
tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa bàn Hà Nội

Chương 5: Một số kiến nghị và giải pháp


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỌC TRỰC TUYẾN, ĐÀO
TẠO TRỰC TUYẾN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG ANH
2.1 Học trực tuyến và đào tạo trực tuyến
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Các loại hình của giáo dục-đào tạo trực tuyến:
Hình 2.1: Các loại hình giáo dục - đào tạo trực tuyến

Các khái niệm về giáo dục trực tuyến đã được khởi xướng từ đầu những
năm 1990 và là một trong những phát triển quan trọng nhất của ngành
công nghệ thông tin (IT) trong việc đóng góp cho ngành công nghiệp giáo
dục (Selim, 2007). Đề cập đến định nghĩa của hệ thống học trực tuyến
được đưa ra bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Học Công nghệ của Viện Kỹ sư Điện
và Điện tử (IEEE), Ngai et al. (2007) cho rằng một hệ thống giáo dục trực
tuyến là: “Một hệ thống công nghệ học tập mà sử dụng các trình duyệt
web như là phương tiện chính của sự tương tác với người học; cùng với
đó, Internet và một mạng nội bộ là phương tiện chính của giao tiếp trong
hệ thống của chính mình cũng như với các hệ thống khác. Những hệ
thống này làm việc như là nền tảng chính để tạo điều kiện dễ dàng hơn
cho việc giảng dạy và học tập”. Không thể không kể tới định nghĩa của
Sun Microsystem, Inc.: “Giáo dục trực tuyến là việc học tập được phân
phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử như internet, ti vi, các hệ thống
giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT)”.
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng theo nhóm nghiên cứu, giáo
dục trực tuyến có ba điểm cơ bản sau: Đầu tiên chính là việc dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông. Thứ hai chính là hiệu quả của giáo
dục trực tuyến nếu được đầu tư và sử dụng thích hợp sẽ cao hơn so với
cách học truyền thống do nó có tính tương tác cao, tạo điều kiện cho
người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học
tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. Cuối cũng nhưng
cũng không kém phần quan trọng chính là giáo dục trực tuyến sẽ trở
thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, nó đang thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ
chức, công ty đang đầu tư vào lĩnh vực này.
Học tập trực tuyến chỉ chiếm một phần của việc học tập dựa trên công
nghệ (hay còn gọi là giáo dục trực tuyến) và mô tả việc học hỏi qua
Internet, mạng nội bộvà mạng nội bộ mở rộng. Nghiên cứu của chúng tôi
tập trung vào việc sử dụng các trang mạng học tiếng Anh trực tuyến của

sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, hay chính là học tập trực tuyến,
một tập hợp con của giáo dục trực tuyến.
Dựa theo kết quả nghiên cứu và tình hình tại Việt Nam hiện nay, nhóm
nghiên cứu cho rằng: Học tiếng Anh trực tuyến là việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc giảng dạy tiếng Anh để đạt được thuận lợi và hiệu
quả như đã đề cập ở trên và các trang web học Tiếng Anh trực tuyến là


các trang web cung cấp các chương trình giảng dạy cho người học tiếng
Anh phù hợp với trình độ sẵn có và mục tiêu của từng người học.
2.1.2 Vai trò của đào tạo trực tuyến
Ngày nay, các doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống đào tạo trực tuyến
như là một trong những phương thức chính để đào tạo cho nhân viên của
chính họ (Simmons, 2002). Cũng trong giai đoạn hội nhập kinh tế như
hiện nay, các tổ chức giáo dục đang tăng cường sự sử dụng trang mạng và
các phương tiện truyền thông công nghệ cao cho việc giảng dạy ở cả ở
trong các trường đại học và hệ thống giáo dục từ xa. Đối với việc sử dụng
hệ thống tương đối là đắt đỏ này của các tổ chức kinh tế và giáo dục, chắc
chắn là hệ thống giáo dục – đào tạo trực tuyến phải mang đến những lợi
ích nhất định.
Xét về góc độ của giáo viên, việc giảng dạy bây giờ đã có thể thực hiện ở
mọi nơi, mọi lúc.Các tài liệu giảng dạy có thể được cập nhật và sửa đổi,
và người học có thể thấy sự thay đổi này ngay lập tức. Khi mà người học
có quyền tiếp cận các tài liệu ở trên Internet, thì điều này sẽ dễ dàng hơn
cho giáo viên để hướng họ tới thông tin phù hợp dựa trên nhu cầu và khả
năng học tập. Nếu các tài liệu và phương tiện giảng dạy được thiết kế một
cách hợp lý, hệ thống học tập trực tuyến có thể được sử dụng để xác định
nhu cầu của người học cũng như đánh giá trình độ hiện tại của họ, cũng
như giao những bài tập phù hợp cho sinh viên, để đạt được kết quả học
tập mà họ mong ước.

Xét về góc độ người học, học tập trực tuyến có nghĩa là những giới hạn
về thời gian, địa điểm và khoảng cách đang từng bước bị xóa nhòa. Đối
với hệ thống học tập trực tuyến không đồng bộ, các sinh viên có thể dễ
dàng truy cập tài liệu học tập bất cứ lúc nào, trong khi đối với hệ thống
học tập trực tuyến đồng bộ cho phép việc tương tác thực tế giữa sinh viên
và giảng viên. Người học có thể sử dụng Internet để truy cập vào các tài
liệu học tập cập nhật và liên quan đến nội dung mà mình quan tâm, cũng
như nói chuyện với các chuyên gia trong lĩnh vực mà mình đang học hay
tiến hành các nghiên cứu. Không thể không kể đến phương pháp học tập
theo ngữ cảnh, hay còn gọi là sự áp dụng các kiến thức và kĩ năng trong
một ngữ cảnh cụ thể, từ khi người học có thể hoàn thành các khóa học
trực tuyến ngay cả khi đang đi làm hay ở nhà của học, và họ có thể đặt
việc học trong một ngữ cảnh nhất định.
Cụ thể là, các hệ thống này có thể được sử dụng để tích hợp các tài liệu
giảng dạy (qua các dữ liệu âm thanh, video, và các văn bản), e-mail, các
buổi trò chuyện trực tiếp, các cuộc thảo luận trực tuyến, diễn đàn, câu đố
và bài tập. Với hệ thống học tập trực tuyến, sự giảng dạy và giao tiếp giữa
giáo viên và sinh viên có thể được tiến hành cùng một lúc (đồng bộ) hoặc
vào các thời điểm khác nhau (không đồng bộ).Hệ thống này cung cấp một
loạt các công cụ trợ giảng và phương pháp giao tiếp, phục vụ người học
một cách linh hoạt tuyệt vời như về thời gian và địa điểm giảng dạy.Kết


quả là, các hệ thống học tập trực tuyến có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của người học đã được phân tán về mặt địa lý và có kế hoạch mâu thuẫn.
Với những lợi thế đó, không phải là điều đáng ngạc nhiên khi mà các tổ
chức kinh doanh và giáo dục đang có những khoản đầu tư đáng kể trong
các hệ thống giáo dục – đào tạo trực tuyến. Ví dụ, trong năm 2000, đầu tư
vào thị trường giáo dục-đào tạo trực tuyến tại Hoa Kỳ được thống kê là
2,2 tỷ USD theo báo cáo của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (International

Data Corporation) và ước tính khoản đầu tư này sẽ vượt quá 23 tỷ USD
năm 2004 (Anderson, Dankens, &Julian, 2000). Các cơ sở giáo dục sau
trung học cũng đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể trong việc sử dụng hệ
thống giáo dục trực tuyến, với một số tổ chức cung cấp toàn bộ các
chương trình học tập thông qua giáo dục từ xa. Như một ví dụ của sự tăng
trưởng này, trong năm 1993, Cẩm nang hướng dẫn của Trường Cao đẳng
Peterson (Peterson’s College Guide) chỉ ra rằng 93 trường cao đẳng cung
cấp hệ thông giáo dục trực tuyến, và đến năm 1997, con số này đã tăng
lên gần 800 (Gubernick & Ebeling, 1997). Hơn nữa, trong năm 2001,
WebCT báo cáo rằng hơn 2200 tổ chức sau trung học đã sử dụng sản
phẩm của mình để cung cấp giáo dục trực tuyến.
2.1.3 Một số mô hình về chấp nhận sử dụng công nghệ trực tuyến
Học tiếng Anh trực tuyến là một phương pháp học mới xuất hiện trên thế
giới và cả ở Việt Nam sau sự ra đời của Internet.Nhiều trang mạng học
tiếng Anh trực tuyến nở rộ và được nhiều người dùng tham gia.Vì vậy,
cũng xuất hiện những nghiên cứu về sự chấp nhận của học sinh, sinh viên
đối với các trang mạng học tiếng Anh trực tuyến.Tuy nhiên, học tiếng
Anh trực tuyến là một loại hình học mới nên Việt Nam chưa có một
nghiên cứu nào về vấn đề này.Số lượng bài nghiên cứu trên thế giới rất
hạn chế, hầu hết chỉ ở các nước phát triển về công nghệ. Trong mỗi một
nghiên cứu, những nghiên cứu sinh hay những nhà nghiên cứu lại có
những mô hình áp dụng khác nhau như TAM, UTAUT, …

Mô hình TAM
Mô hình chấp nhận công nghệ TAM được xây dựng bởi Fred Davis năm
1989 và Richard Bagozzi năm 1992, dựa trên sự phát triển từ thuyết TRA
và TPB.
Thuyết hành động hợp lý TRA được phát triển bởi Martin Fishbein năm
1975 và Ajzen năm 1980. TRA đi sâu vào nghiên cứu thái độ và hành vi.
Nhân tố quan trọng nhất trong dự đoán hành động tiêu dùng là dự định

hành vi. Thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng là hai yếu tố ảnh
hưởng đến dự định hành vi mạnh mẽ nhất.


Hình 2.1.3a: Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành vi có kế hoạch TPB, ngoài hai nhân tố thái độ và chuẩn chủ
quan, dự định còn bị tác động bởi nhân tố thứ ba là sự kiểm soát hành vi
cảm nhận, nghĩa là các nguồn lực bao gồm những kiến thức, kĩ năng sẵn
có, những cơ hội và nhận thức riêng của mỗi người để thực hiện một công
việc nào đó. Nhờ sự phát hiện nhân tố thứ ba, mô hình TPB được nhận
định là tối ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi
người tiêu dùng.

Hình 2.1.3b: Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Mô hình TAM đi sâu vào giải thích hành vi chấp nhận và sử dụng công
nghệ của người tiêu dùng. Ngoài những nhân tố mà mô hình TRA và
TPB đã đề cập, mô hình TAM còn có thêm sự xuất hiện của hai nhân tố
tác động trực tiếp đến thái độ người tiêu dùng là ích lợi cảm nhận và sự
dễ sử dụng cảm nhận.

Hình 2.1.3c: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM
Những nghiên cứu đã có áp dụng mô hình TAM:
Nghiên cứu “Phát triển mô hình TAM để nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đế ý định sử dụng hệ thống cộng đồng học trực tuyến” được thực
hiện năm 2010 bởi nhóm nghiên cứu đến từ các trường đại học khác nhau
ở Đài Loan (I-Fan Liu, Meng Chang Chen, Yeali S. Sun, David Wible và
Chin-Hwa Kuo). Đối tượng nghiên cứu là những học sinh năm cuối các
trường THPT có tài khoản trên trang học trực tuyến IWILL, trang mạng
tồn tại một khoảng thời gian dài với nhiều thành viên Đài Loan. Với quy
mô mẫu gần 500 học sinh, nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dùng càng

cảm thấy hệ thống dễ sử dụng và hữu hiệu thì họ càng có ý định tiếp tục
sử dụng cộng đồng học trực tuyến lâu dài trong tương lai. Dựa vào những
kết quả rút ra được, nhóm tác giả đã đưa ra những lời khuyên, đường lối
chỉ đạo cho việc thành lập cộng đồng học trực tuyến như thiết kế khóa
học là ưu tiên hàng đầu, lấy người dùng là trung tâm. Người dùng nên
được khích lệ tích lũy nhiều kinh nghiệm học trực tuyến hơn và sử sụng
công nghệ thông tin để học tiếng Anh. Hơn thế nữa, sự hỗ trợ bổ sung
nên được chú ý tới khi thiết kế giao diện. Mặc dù đề xuất được những giải
pháp hữu hiệu nhưng nghiên cứu này còn rất nhiều hạn chế về đối tượng


và quy mô mẫu bỏi những học sinh phản hồi bảng hỏi phần lớn là học
sinh chưa tốt nghiệp trường THPT.Vì vậy mà khó có được những thông
tin khách quan để so sánh sự khác nhau giữa các độ tuổi, trình độ học vấn
khác nhau.
Trong nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận môi trường
học trực tuyến của sinh viên ở các nước đang phát triển” (năm 2013),
nhóm tác giả Ali Tarhini, Kate Hone, Xiaohui Liu ở Đại học Brunel,
nước Anh đã có sự linh hoạt hơn trong việc lấy mẫu, khắc phục được hạn
chế của nghiên cứu của nhóm đến từ Đài Loan. Bài nghiên cứu được thực
hiện với gần 600 người tham gia trong độ tuổi từ 17 đến 35 với các trình
độ tiếp cận công nghệ khác nhau trong phạm vi quốc gia Li-băng. Nghiên
cứu đã chỉ ra rằng việc học trực tuyến được đón nhận tích cực và ngày
càng được chấp nhận ở Li-băng. Bằng việc kết hợp quan niệm xã hội và
chất lượng cuộc sống như hai yếu tố chủ đạo, nghiên cứu đã mô tả và giải
thích được cách sinh viên quyết định về việc chấp nhận và sử dụng hệ
thống học trực tuyến. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa đưa ra những giải
pháp thiết thực để giải quyết những vẫn đề còn tồn tại trong môi trường
học trực tuyến.
Một nghiên cứu khác “Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận hệ

thống học trực tuyến ở Gioóc-đa-ni” được thực hiện bởi nhóm tác giả đến
từ nước Anh bao gồm Muneer Mahmood Abbad, đại học Bahrain, Vương
quốc Ba-rank; David Morris và Carmel de Nahlik vào năm 2009. Tác giả
đã thu thập thông tin từ gần 500 sinh viên học tại các lớp kỹ năng máy
tính cơ bản ở trường Đại học mở Ả Rập. Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
yếu tố dễ sử dụng, trình độ sử dụng Internet và sự hỗ trợ công nghệ đều
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của sinh viên. Mặc dù quy mô mẫu
tương đối lớn nhưng phạm vi mẫu khá hẹp chỉ ở một chuyên ngành của
một trường Đại học nên bài nghiên cứu thiếu tính toàn diện và khách
quan.

Mô hình UTAUT
Năm 2003, lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ
UTAUT đã được xây dựng bởi nhà nghiên cứu hàng đầu Venkatesh và
các cộng sự M.G. Morris, G.B. Davis, F.D. Davis để giải thích ý định
hành vi và hành vi sử dụng của người dùng đối với hệ thống thông tin.
Mô hình UTAUT được phát triển dựa trên tám lý thuyết: Thuyết hành
động hợp lý (TRA- Ajzen và Fishben, 1980), Thuyết hành vi có kế hoạch
(TPB- Ajzen, 1985), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM- Davis 1989;
TAM2- Venkatesh và Davis 2000), Mô hình động cơ thúc đầy (MMDavis, Bagozzi và Warshaw 1992), Mô hình chấp nhận công nghệ kết
hợp thuyết hành vi có kế hoạch (C-TAM-TPB, Taylor và Todd 1995),
Mô hình sử dụng máy tính cá nhân (MPCU- Thompson, Higgins và
Howell 1991), Thuyết truyền bá sự đổi mới (IDT- Moore và Benbasat,
1991), Thuyết nhận thức xã hội (SCT- Compeau và Higgins, 1995).


Trong đó, ba thuyết đáng chú ý và có ảnh hưởng mạnh nhất đến mô hình
UTAUT là thuyết TRA, TPB và TAM.

Hình 2.1.3d: Mô hình UTAUT

Trong mô hình này, ba nhân tố tác động đến dự định hành vi là hiệu quả
mong đợi, nỗ lực mong đợi và ảnh hưởng của xã hội.
Những nghiên cứu đã có áp dụng mô hình UTAUT
Năm 2013, tác giả Paul Juinn Bing Tan đã thực hiện nghiên cứu “Áp
dụng mô hình UTAUT để hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
các trang mạng học tiếng Anh trực tuyến ở Đài Loan”. Ở trong nghiên
cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình UTAUT để nghiên cứu về sự chấp
nhận và sử dụng những trang học tiếng Anh trực tuyến của những sinh
viên học ở Đài Loan. Tác giả đã thu thập thông tin từ 176 người dùng
trang học tiếng Anh trực tuyến là sinh viên từ hơn 10 trường cao đẳng,
đại học ở Đài Loan. Qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố Hiệu
quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi, Ảnh hưởng xã hội, Điều kiện thuận lợi
và Dự định hành vi đều tác động một cách tích cực đến sự chấp nhận sử
dụng trang học tiếng Anh trực tuyến. Khả năng chấp nhận sử dụng dịch
vụ của sinh viên càng tăng nếu họ hi vọng một trang học tiếng Anh trực
tuyến nào đó sẽ cải thiện trình độ của họ, nếu trang web đó dễ sử dụng
hay khi giảng viên của họ hay một nhân vật quan trọng nào đó với họ gợi
ý việc học tiếng Anh trực tuyến. Bên cạnh đó sinh viên sẽ thường xuyên
truy cập vào các trang học trực tuyến hơn nếu trang web tạo điều kiện
thuận lợi để sử dụng và sinh viên càng có ý định sử dụng sẽ càng ham
dùng.Qua đó, tác đã đề xuất một vài giải pháp cho các nhà quản lý trang
mạng học tiếng Anh trực tuyến.Những nhà thiết kế trang web nên cải
thiện các tính năng quản lý kho kiến thức và giao diện để người dùng có
thể dễ dàng sử dụng hơn. Hơn thế nữa, sinh viên nên được thông báo rằng
các trang web có thể được hỗ trợ bởi những điều kiện thuận tiện. Tuy
nhiên, nghiên cứu mới thu thập thông tin từ phần trả lời của các phiếu hỏi
mà chưa đi vào phỏng vấn sâu. Thêm vào đó, nghiên cứu về sự chấp nhận
sử dụng trang mạng học tiếng Anh trực tuyến giữa những sinh viên cao
đẳng, đại học ở Đài Loan nên kết quả chưa thể đại diện cho hệ thống học
tiếng Anh trực tuyến ở các quốc gia khác.

Một nghiên cứu khác “Học tiếng Anh trực tuyến ở lớp học: Điều tra các
nhân tố ảnh hưởng tới sự chấp nhận và sử dụng việc học tiếng Anh trực


tuyến của các sinh viên đại học trong môi trường học tập năng động tập
định hướng mục tiêu (Moodle)” đã được thực hiện bởi Jing Liu từ đại học
Iowa State University năm 2013. Đối tượng nghiên cứu ở đây là học viên
của hai lớp ngữ pháp và đọc hiểu ESL với quy mô mẫu là 13 sinh viên
quốc tế đến từ các quốc gia khác nhau, phần lớn là sinh viên năm nhất từ
Trung Quốc và ngoài ra là tiểu vương quốc Ả Rập và Hàn Quốc. Áp dụng
mô hình UTAUT để nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng những người dùng
trước đây học tiếng Anh trực tuyến Moodle đã có những phản hồi cả tốt
và không tốt về trang học tiếng Anh trực tuyến và điều này đã ảnh hưởng
đến quan điểm, ấn tượng của những người dùng sau này về trang mạng.
Dựa vào thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị để tăng khả
năng chấp nhận của sinh viên đối với hệ thống học trực tuyến Moodle.
Ngoài kiến nghị về cải thiện thiết kế của trang web như trong nghiên cứu
của Paul Juin Bing Tan, tác giả còn gợi ý rằng a giao diện đơn giản, rõ
ràng và dễ hiểu sẽ tránh được sự nhầm lẫn. Người hướng dẫn cần chú ý
hơn đến việc giúp sinh viên làm quen với hệ thống trực tuyến và những
nhà quản trị nên đưa ra những hỗ trợ cụ thể như một vài buổi định hướng.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dựa trên học viên của lớp học tiếng Anh ESL
với quy mô mẫu khá nhỏ 13 và phạm vi tương đối hẹp so với phạm vi
lãnh thổ Đài Loan trong nghiên cứu trước. Những người trả lời phiếu hỏi
đều là tình nguyện tham gia, chưa phải chọn lựa ngẫu nhiên nên kết quả
nghiên cứu chưa được khách quan và có khả năng bỏ sót hành vi chấp
nhận. Những cuộc phỏng vấn sâu không được ghi âm lại mà được ghi
chép tay nên khó tránh khỏi thiếu sót ý kiến.

So sánh mô hình UTAUT và mô hình TAM

Trước đây, khi chưa có sự ra đời của UTAUT, mô hình TAM được xem
là mô hình được sử dụng nhiều nhất trong việc sử dụng hành vi sử dụng
hệ thống, đặc biệt là trong lĩnh vực e-banking. Tuy nhiên, mô hình TAM
nguyên thủy có nhược điểm là chỉ được xây dựng nhằm vào đối tượng là
các tổ chức.Và sau này, UTAUT với sự kết hợp từ tám lý thuyết đã khắc
phục vấn đề này và có thể cho phép nghiên cứu từng cá nhân riêng biệt.
Theo nghiên cứu và nhận định của Venkatesh (2003), lý thuyết UTAUT
giải thích được 70% các trường hợp trong ý định sử dụng, tốt hơn so với
bất kỳ mô hình nào trước đây, khi mà chúng chỉ có thể giải thích được từ
30-45%.
Trước thực tiễn đó, đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa
chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến của sinh viên trên địa
bàn Hà Nội ” sẽ tìm ra những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến quyết
định hành vi người dùng về việc học tiếng Anh trực tuyến. Qua đó,
nghiên cứu tìm ra nhu cầu của người dùng và đưa ra những kiến nghị,
giải pháp giúp các nhà quản lý trang web hiểu được hành vi và tạo những
điều kiện cần thiết để thu hút và đáp ứng nhu cầu của người học.
2.2 Đặc điểm và vai trò của chương trình đào tạo tiếng Anh


2.2.1 Dịch vụ đào tạo và đặc điểm của chương trình đào tạo tiếng Anh

Dịch vụ đào tạo
Theo truyền thống từ xa xưa, giáo dục đào tạo được hiểu là một hình thức
học tập mà ở đó, kiến thức và kinh nghiệm được truyền từ người này sang
người khác, từ nhóm người này sang nhóm người khác, từ thế hệ này
sang thế hệ khác bằng phương thức giảng dạy là chủ yếu. Nhưng ngày
nay, cùng với sự phát triển của xã hội và sự hội nhập về kinh tế, chính trị,
giáo dục đào tạo ngày càng lớn mạnh; qua đó, quá trình dạy và học trở
nên có mục đích, hệ thống, sáng tạo hơn và được thực hiện bằng nhiều

phương pháp khác nhau. Giáo dục trong thời kì hiện đại được xem là
“dịch vụ, sản phẩm được tạo ra là những con người hoàn toàn có thể chủ
động tham gia vào quá trình đạo tạo” (theo Nguyễn Khánh Trung, viện
nghiên cứu phát triển giáo dục IRED năm 2011).Ngoài đặc điểm giống
như các dịch vụ khác là sản phẩm vô hình, có thể tiêu dùng ngay thì giáo
dục có một số đặc điểm mà các dịch vụ khác không có.Thứ nhất, nó có
thể “tồn kho” vào tri thức cá nhân và trở thành vốn tri thức.Thứ hai, nó
mang thuộc tính xã hội và được xếp vào loại hàng hóa có tính chất công.
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, giáo dục cấp cao được xem là một
dịch vụ vì nó có những đặc trưng kinh điển của dịch vụ, theo Cuthbert
năm 1996. Còn tại Việt Nam, việc xem giáo dục có phải là hàng hóa hay
không luôn là vấn đề nóng trong nhiều hội thảo, tranh luận. Không né
tránh vấn đề này, các nhà nghiên cứu giáo dục nêu ý kiến như “Giáo dục
có phải là hàng hóa hay không, cần phải tranh luận, nhưng không thể
không tính đến các yếu tố tác động của cơ chế thị trường. Tác động tích
cực của nó là quy luật cung cầu, đòi hỏi chất lượng sản phẩm, từ đó thúc
đẩy cạnh tranh” được Nguyên Thứ trưởng Bành Tiến Long, đại diện cho
bộ Giáo dục và đào tạo phát biểu tại buổi tọa đàm “Giáo dục trong cơ chế
định hướng Xã hội Chủ nghĩa” năm 2004. Với chủ trương xã hội hóa giáo
dục hiện nay của Nhà nước, dịch vụ đào tạo trở nên đa dạng từ phương
thức, phương pháp học, môi trường cho đến hình thức học. Giáo dục
ngoài công lập đã có các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khác nhau về chất
lượng của người học như học liên kết nước ngoài, học bằng tiếng Anh,
học trực tuyến… Nói chung, với phương châm lấy người học làm trung
tâm, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo coi học viên là đối tượng phục vụ,
còn học viên coi dịch vụ đào tạo là hàng hóa mà ở đó, các học viên là đối
tượng cần được quan tâm và chăm sóc. Người học có quyền tự lựa chọn
cho mình một môi trường học có chất lượng dịch vụ tốt và cung cấp các
dịch vụ phù hợp với nhu cầu cần thiết của họ.


Đặc điểm của chương trình đào tạo tiếng Anh
Như được khẳng định trên đây, trong tình hình giáo dục hiện đại ngày
nay, việc đào tạo tiếng Anh ngày càng trở nên thiết yếu và quan
trọng.Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí, vụ phó Vụ Giáo dục (Ban Khoa giáo
trung ương) từng phát biểu “trong thực tiễn có xu hướng thương mại hóa


giáo dục tốt và không tiếc tiền đi du học nước ngoài”.Các chương trình
đào tạo tiếng Anh đa dạng về môi trường, người dạy và phương pháp học.
Hiện nay có ba môi trường học tiếng Anh chủ yếu bao gồm học trên lớp
tại các trường công lập từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông và Đại học chính quy. Tại các trường công lập, giáo trình dạy tiếng
Anh được sắp xếp bài bản và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các trường dân lập, đặc biệt là các trường Quốc tế thường tập trung đào
tạo tiếng Anh nhiều hơn trong điều kiện cơ sở vật chất tốt với chi phí cao,
tùy vào từng trường. Nhiều trường Đại học công lập mở thêm những
khoa chính quy đào tạo các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh, khoa liên
kết với các trường cao đẳng, đại học ở nước ngoài. Với các khoa chính
quy, sinh viên vẫn phải thi theo quy định của Bộ và nhà trường, còn các
khoa liên kết gần như độc lập với quy định của Bộ. Môi trường học tiếng
Anh thứ ba là các trung tâm đào tạo tiếng Anh, tùy vào mỗi trung tâm mà
có các khóa học tiếng Anh dành cho những mục tiêu khác nhau như tiếng
Anh giao tiếp, tiếng Anh tổng quát, hay các chứng chỉ Quốc tế như
TOEIC, IELTS, TOEFL IBT…Tại các môi trường khác nhau, với những
điều kiện và chi phí dịch vụ khác nhau mà người dạy cũng trở nên đa
dạng.Giáo viên Việt Nam được đào tạo trong nước hay nước ngoài
thường dạy ở các trường công lập là chủ yếu.Giáo viên nước ngoài gồm
hai loại giáo viên bản xứ và người thạo tiếng Anh nhưng không phải
người Việt Nam hay bản xứ.Các giáo viên nước ngoài thường dạy ở các
trường dân lập hay các trung tâm tiếng Anh. Đi cùng với sự phát triển của

công nghệ thông tin mà phương pháp học cũng trở nên đa dạng bao gồm
tự học thông qua sách đĩa,… tùy vào người học; dạy và học trực tiếp hay
học trực tuyến thông qua các trang học tiếng Anh trực tuyến. Sự phát
triển của công nghệ cũng làm đa dạng hóa phương pháp giảng dạy của
giáo viên khi áp dụng các giáo trình điện tử và các phần mền E-learning.
2.2.2 Vai trò của các chương trình đào tạo tiếng Anh
Theo tạp chí kinh tế danh tiếng “The Economist” (1996), tiếng Anh vẫn
là ngôn ngữ tiêu chuẩn quốc tế của thế giới và không có mối đe dọa lớn
nào đối với ngôn ngữ này hay đối với sự phổ biến toàn cầu của nó. Sự
phổ biến toàn cầu của tiếng Anh trong gần 50 năm qua quả là đáng ghi
nhận. Đó là một cột mốc chưa từng có theo nhiều cách: bằng số lượng
ngày càng tăng của người sử dụng của ngôn ngữ này; bởi chiều sâu của
nó thâm nhập vào xã hội và sự đa dạng của phạm vi của các chức năng
của nó. Khi nói về sự phổ biến của tiếng Anh, có thể lấy một số dẫn
chứng sau: Hơn 70% các nhà khoa học trên thế giới đọc các tài liệu bằng
tiếng Anh. Khoảng 85% các thư điện tử trên thế giới được viết bằng tiếng
Anh. Và 90% các thông tin trong các hệ thống truy cập điện tử của thế
giới được lưu trữ bằng tiếng Anh. Đến năm 2010, số lượng những người
nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai hoặc nước ngoài đã vượt quá số
lượng của người bản ngữ. Trong đó, có ba yếu tố tiếp tục đóng góp cho


sự phổ biến rộng rãi của tiếng Anh, đó là: tiếng Anh được sử dụng trong
khoa học, công nghệ và thương mại; khả năng kết hợp từ vựng từ các
ngôn ngữ khác, sự chấp nhận của các giọng điệu và âm điệu tiếng Anh
khác nhau.
Xét vế khía cạnh kinh tế, có hai nhân tố đang chi phối thị trường toàn cầu.
Thứ nhất, nhiều sản phẩm trên thế giới có một hoặc nhiều hơn các thành
phần của nước ngoài, ví dụ như là xe ô tô của hãng Ford và các linh kiện
điện tử của hãng IBM. Thứ hai, hơn một nửa các hàng nhập khẩu và kim

ngạch xuất khẩu, các chính phủ gắn nhãn cho thương mại nước ngoài,
được giao dịch giữa các công ty trong nước và những chi nhánh nước
ngoài của họ.
Tại sao thảo luận về kinh tế cùng với các ngôn ngữ tiếng Anh?Bởi vì
ngôn ngữ tiếng Anh được liên kết chặt chẽ với hiện đại hóa kinh tế và
phát triển công nghiệp. Trong kỉ nguyên công nghệ số, thông tin được
truyền tải với tốc độ ngày càng tăng. Các nhu cầu cạnh tranh của các
chính phủ, các ngành công nghiệp, và các tổ chức ở cả trong nước và đa
quốc gia, là nguyên nhân cơ bản của các tiến bộ công nghệ và nó đòi hỏi
một sự hiểu biết về tiếng Anh để có thể sử dụng cho các mục đích thương
mại.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, khi đã tham gia vào một chương
trình đào tạo tiếng Anh, điều này sẽ cải thiện đáng kể cả động lực và kết
quả học tập của người học. Người học sẽ có động lực hơn khi tham gia
vào việc học tiếng anh. Bởi khác xa với phương pháp truyền thống, người
học được tham gia vào các hoạt động tương tác, các bài tập không mang
tính gò bó nặng về mặt lý thuyết mà có tính thực tiễn gây nên sự hứng thú
cho người học (ví dụ để cải thiện kĩ năng nói, chủ đề có thể là các bộ
phim được công chiếu gần đây, hay một người mà bạn ngưỡng mộ).
Thêm vào đó, một khi người học tìm thấy mục tiêu và động lực học tập,
kết quả học tập sẽ được cải thiện một cách đáng kể, bởi sự phân bổ thời
gian hợp lý giữa việc học và các hoạt động khác của cuộc sống. Bên cạnh
đó, tính hiệu quả của chi phí là không thể không kể đến. Với sự phát triển
của Internet, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều có lợi trong việc xây
dựng chính sách giá cho khách hàng của mình, và dịch vụ giáo dục trực
tuyến không phải là ngoại lệ. Theo đó, chi phí khóa học sẽ được giảm đến
mức đáng kể. Thông thường một học viên phải trả cho một khóa học dạy
về “Quản lý thương hiệu” trung bình khoảng năm triệu đồng, thì đối với
một khóa học trực tuyến chi phí chỉ vào khoảng 500,000 nghĩa là chỉ
1/10. Hay một khóa học tiếng Anh có giá khoảng 3 triệu đồng thì nếu học

theo kiểu đào tạo trực tuyến, học viên chỉ phải tốn khoảng 300,000 đồng.
Đó là các lợi ích về ngắn hạn, về dài hạn, khả năng tiếng Anh tốt sẽ tăng
cơ hội kiếm được việc làm tốt cho bạn, cũng như khả năng tiếp cận và
cập nhật những nguồn tri thức từ khắp thế giới. Các nhà tuyển dụng sẽ
muốn lựa chọn một ứng viên có khả năng tiếng Anh tốt, thay vì một ứng


viên không thể sử dụng hoặc sử dụng rất tệ ngoại ngữ này. Khi bạn ra
trường và mong muốn được làm việc ở một công ty tốt, có mức lương
khá và môi trường ổn định, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu gì ở bạn: chắc
chắn không thể bỏ qua yêu cầu: Biết sử dụng tiếng Anh. Kể cả khi bạn
làm cho một công ty Nhật hay đa quốc gia nào khác, nếu bạn biết tiếng
Anh, và tốt hơn là sử dụng thành thạo, bạn vẫn sẽ được ưu tiên. Có tới
hơn một tỷ trang mạng sử dụng tiếng Anh. Những phần mềm thông dụng
nhất trên thế giới, những mạng xã hội nổi tiếng nhất, những cổng thông
tin phong phú nhất, những ví điện tử được ưa chuộng nhất, tất cả đều
được viết bằng tiếng Anh. Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua
được ở khắp mọi nơi trên thế giới. Bạn không cần phải lùng sục tìm kiếm
những tờ báo như Times , Newsweek hay International Herald Tribune.
2.2.3 Thực trạng đào tạo tiếng Anh và đào tạo tiếng Anh trực tuyến hiện
nay

Thực trạng đào tạo tiếng Anh
Với sự phát triển của xã hội hiện nay, việc sử dụng tiếng anh như ngôn
ngữ giao tiếp phổ biến tại Việt Nam ngày càng trở nên cần thiết, đặc biệt
sau khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới – WTO,
ngày càng nhiều người có mong muốn được học tiếng Anh. Nhu cầu cao
trong việc học tiếng Anh dẫn đến sự gia tăng về số lượng của dịch vụ đào
tạo Tiếng Anh tại Việt Nam cũng như trong địa bàn Hà Nội.
Dịch vụ đào tạo Tiếng Anh tại Hà Nội nhắm đến nhiều đối tượng khác

nhau, từ các bé vẫn còn học mẫu giáo cho đến những người đã đi làm.
Các đối tượng học tiếng Anh cũng học với nhiều mục đích khác nhau, có
người học để giao tiếp, người khác lại học để đi thi các chứng chỉ tiếng
Anh quốc tế phục vụ mong muốn du học hay nâng cao khả năng tìm được
một công việc tốt. Do đó, nội dung học tập của các chương trình đào tạo
tiếng Anh cũng rất đa dạng, phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng.
Đi kèm với đó, các dịch vụ đào tạo tiếng Anh ra đời với nhiều hình thức,
từ các chương trình giảng dạy bắt buộc trong các trường Đại học, Cao
Đẳng đến việc học gia sư, học thêm tại các trung tâm Tiếng Anh tư nhân.
Với những nội dung, mục đích học khác nhau, đối tượng học tiếng Anh
sẽ lựa chọn các chương trình được giảng dạy bằng người Việt Nam hay
người bản ngữ. Vì vậy yêu cầu trong đào tạo tiếng anh về trình độ,
phương pháp giảng dạy cũng được nâng cao và thay đổi cho phù hợp với
cách học tập của người Việt Nam.
Tiếp thu sự phát triển của công nghê, các chương trình đào tạo tiếng Anh
cũng áp dụng nhiều hơn các trang thiết bị như: video, máy ghi âm hay tai
nghe trong chương trình đào tạo, nhằm tạo môi trường học tập tốt nhất
cho người học.
Nói tóm lại, dịch vụ đào tạo tiếng Anh hiện nay vô cùng đa dạng, phù
hợp với nhiều loại đối tượng, đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội và
ít nhiều đã nâng cao được khả năng tiếng Anh của mọi người.



Thực trạng đào tạo tiếng Anh trực tuyến
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, chương trình đào tạo học tiếng
Anh trực tuyến ra đời là giải pháp cho những người có nhu cầu học tiếng
Anh với khoảng thời gian eo hẹp, là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp mọi
người có thể học tiếng Anh mọi lúc nọi nơi.
Số lượng chương trình đào tạo Tiếng Anh trực tuyến hiện nay khá lớn,

bao gồm cả các chương trình được thiết kế bằng tiếng Anh và tiếng
Việt.Chi phí cho các chương trình học tiếng Anh khá hợp lý, phù hợp với
với nhiều đối tượng học khác nhau.
Chất lượng giữa các chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến khá chênh
lệch, khá nhiều chương trình trực tuyến còn chưa tốt, nội dung chưa hay,
đặc biệt nhiều chương trình không giúp được học viên nâng cao khả năng
giao tiếp.
Bên cạnh đó bởi đặc điểm của chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến
yêu cầu tính tự giác, chủ động của người học nên chương trình khó phát
huy toàn bộ hiệu quả.
Kết luận lại, chương trình học tiếng Anh trực tuyến có những lợi thế nhất
định so với chương trình đào tạo tiếng Anh truyền thống, giải quyết được
nguyện vọng của người học với những thuận tiện lớn. Tuy nhiên, chương
trình đào tạo học tiếng Anh trực tuyến hiện nay vẫn còn nhiều thiếu xót,
các nhà đào tạo cần tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm học tập của người Việt
Nam để xây dựng được chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến phù
hợp.
2.3 Mô hình UTAUT sau điều chỉnh: các nhân tố tác động đến hành vi
lựa chọn sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến

Hình 2.3: Mô hình sau điều chỉnh (Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên
cứu)
Nhìn chung, các thành phần được Venkatesh đề cập trong mô hình
UTAUT (2003) đều được giữ lại, nhóm sử dụng biến tác động “Năm học
đại học” thay vì biến “Tuổi tác”. Nguyên nhân của sự thay đổi là do đặc
điểm của của đối tượng được khảo sát (cùng độ tuổi từ 18 đến 25).
Cụ thể, theo Venkatesh, Morris, David, and David (2003):
- Hiệu quả mong đợi là mức độ người sử dụng tin rằng sử dụng hệ thống
này có thể giúp họ đạt được lợi ích về hiệu suất công việc.
- Nỗ lực mong đợi là mức độ dễ dàng trong việc sử dụng hệ thống.



- Ảnh hưởng xã hội là mức độ nhận thức cá nhân về sự ảnh hưởng của
người khác trong việc nên sử dụng hệ thống mới.
- Điều kiện thuận lợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ
chức và kỹ thuật có thể hỗ trợ trong việc sử dụng hệ thống.
Trong đó, “Giới tính”, “năm học đại học”, “kinh nghiệm” và “tự nguyện
sử dụng” là các biến điều tiết tới bốn nhân tố ảnh hưởng ở trên. Trong đó:
- Năm học đại học liên quan đến điều kiện, cơ hội sử dụng các websites
học tiếng Anh trực tuyến, dựa vào đặc điểm chung của các nhóm sinh
viên.
- Kinh nghiệm liên quan đến việc đã từng trải nghiệm/sử dụng bất kỳ các
websites họchọc tiếng Anh trực tuyến
- Tự nguyện sử dụng liên quan đến mức độ sẵn sàng tiếp cận/trải nghiệm
các websites học tiếng Anh trực tuyến để phù hợp với xu thế xã hội.
Trong mô hình này, tất cả các biến độc lập đều có tác động tích cực tới
các biến phụ thuộc.
Dựa trên mô hình đã đề xuất và các nghiên cứu trước đó, nhóm nghiên
cứu đã thiết kế phiếu điều tra, khảo sát bao gồm các yếu tố đo lường sau
đây:
Các khía cạnh đo lường Các yếu tố đo lường
Tham khảo
Hiệu quả
mong đợi
(HQ) HQ1: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tôi áp dụng
tốt hơn trong giao tiếp bằng tiếng Anh Venkatesh, Morris, Davis and
Davis (2003), Paul Juinn Tan (2013)
HQ2: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tạo động lực
học tập
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

HQ3: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến giúp tôi rút ngắn
thời gian học tiếng Anh so với trước đây
Venkatesh et al (2003)
HQ4: Sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến làm tăng điểm số
trên lớp
Venkatesh et al (2003)
Nỗ lực
mong đợi
(NL) NL1: Tôi có thể tiếp cận websites và tải chúng một cách nhanh
chóng Venkatesh et al (2003)
NL2: Tôi có thể tiếp cận websites bằng các thiết bị khác nhau (máy
tính cá nhân, điện thoại di động…) và giao diện được thiết kế phù hợp với
từng loại màn hình khác nhau dựa trên phương thức tự động nhận biết
thiết bị
Perceived Ease of Use (Davis 1989; Davis et al.1989)
NL3: Tôi thấy websites học tiếng Anh trực tuyến rất dễ dàng sử
dụng và không mất nhiều thời gian để biết cách sử dụng nó
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)


NL4: Các hoat động học tập của tôi trên websites học tiếng anh
trực tuyến được thể hiện rõ ràng và có thể hiểu được
Venkatesh et al
(2003), Pau Juinn Tan (2013)

Ảnh hưởng
xã hội
(AH) AH1: Tôi nghe thấy mọi người nói rằng nên sử dụng websites học
tiếng Anh trực tuyến
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)

AH2: Những người quan trọng với tôi khuyên tôi nên sử dụng
websites học tiếng Anh trực tuyến
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn
Tan (2013)
AH3: Bạn bè và thầy cô khuyên rằng tôi nên sử dụng websites học
tiếng Anh trực tuyến
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
AH4: Tôi nghĩ rằng sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến là
một xu hướng thời thượng
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan
(2013)
Điều kiện thuận lợi
(DK) DK1: Đủ phương tiện để sử dụng websites học tiếng Anh trực
tuyến Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
DK2: Đủ kiến thức để sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
DK3: Websites học tiếng Anh trực tuyến tích hợp với các chương
trình/hệ thống đang sử dụng
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan
(2013)
DK4: Nếu có vấn đề với websites học tiếng Anh trực tuyến, có
người/nhóm người giải quyết giúp tôi những vấn đề đó nhanh chóng
Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
Dự định
hành vi
(DD) DD1: Tôi có ý định sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến
trong các hoạt động học tập ở tương lai
Venkatesh et al (2003), Pau
Juinn Tan (2013)
DD2: Tôi sẽ sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến để cải

thiện trình độ tiếng Anh Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
DD3: Tôi có kế hoạch sử dụng websites học tiếng Anh trực tuyến
trong vòng hai tháng tới Venkatesh et al (2003), Pau Juinn Tan (2013)
Trong đó:
Các yếu tố đo lường của biến “Hiệu quả mong đợi”


- HQ1: Cho thấy sự tiến bộ trong việc sử dụng tiếng Anh trong thực tế.
Điều này rất quan trọng trong đặc điểm và mục đích cuối cùng của việc
học tiếng Anh hiện nay.
- HQ2: Việc tạo động lực học luôn là yếu tố không thể thiếu trong việc đo
lường một chương trình đào tạo/giáo dục vì nó thể hiện mức độ có thể
duy trì cường độ, tần suất học tập trong một thời gian để việc học tập có
kết quả nhất định.
- HQ3: Đây là yếu tố được mang lại do lợi thế của việc học trực tuyến,
lấy người học làm trung tâm, giúp tiết kiệm thời gian đi lại, có thể tự xây
dựng chương trình học phù hợp với sở thích, nhu cầu, khả năng học tập.
Từ đó, giúp học tập nhanh chóng, có hiệu quả hơn.
- HQ4: Đối với sinh viên, điểm học tập trên lớp là một phần đo lường của
kết quả cũng như mục đích học tập. Do đó, điểm này cũng là một phần rất
cần thiết ảnh hưởng đến dự định/quyết định học tập của sinh viên.
Các yếu tố đo lường của biến “Nỗ lực mong đợi” được sắp xếp theo sự hỗ
trợ từ phía nhà cung cấp đến khả năng của bản thân người học
- NL1: Thể hiện sự hỗ trợ cơ bản của nhà cung cấp để trang mạng được
thiết kế phù hợp để sinh viên có thể tiếp cận trong điều kiện băng thông
mạng internet ở mức tối thiểu.
- NL2: Để đáp ứng được nhu cầu học mọi lúc mọi nơi của sinh viên khi
sử dụng máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, giao diện phù hợp sẽ
giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc sử dụng dịch vụ.
- NL3: Sinh viên có thể sử dụng dịch vụ dễ dàng mà không yêu cầu quá

cao về trình độ tin học để việc tiếp cận học tập dễ dàng hơn.
- NL4: Thể hiện sự quan tâm và chuyên nghiệp của các nhà cung cấp, ghi
lại những hoạt động của người dùng để họ có thể theo dõi quá trình học
tập của bản thân.
Các yếu tố đo lường của biến “Ảnh hưởng xã hội”, các yếu tố thể hiện
từng cấp độ ảnh hưởng khác nhau từ ít quen thân đến rất quan trọng cũng
như là theo suy nghĩ của bản thân người học.
- AH1: Ảnh hưởng người xung quanh (ít quen thân)
- AH2: Ảnh hưởng của những người quan trọng (thân thiết: bố mẹ, anh
chị em…)
- AH3: Ảnh hưởng của những người có quan hệ trực tiếp với việc học của
người dùng trong việc đánh giá, so sánh (bạn bè, thầy cô)
- AH4: Ảnh hưởng theo suy nghĩ của bản thân
Các yếu tố đo lường của biến “Điều kiện thuận lợi” mức độ đáp ứng tối
thiểu của người học để thực hiện các chương trình học trực tuyến
- DK1: Thể hiện sự đáp ứng về mặt cơ sở vật chất để việc học có thể diễn
ra được. Ví dụ như máy tính, tai nghe,… để người học có thể tiếp cận với
các kiến thức được cung cấp trong trang mạng
- DK2: Thể hiện sự đáp ứng về mặt kiến thức tối thiểu về mặt tin học để
có thể truy cập và sử dụng trang mạng


- DK3: Thể hiện sự đáp ứng về mặt tương thích với hệ thống của người
dùng. Ví dụ, người dùng rất bất tiện một trang mạng chỉ hiển thị tốt nhất
trên chương trình Firefox trong khi học chỉ sử dụng Google chrome.
- DK4: Thể hiện sự đáp ứng về mặt hỗ trợ, có thể là bạn bè người xung
quanh hoặc có thể là các nhà cung cấp để giải quyết một số vấn đề thường
gặp hoặc vấn đề bất thường về mặt kỹ thuật.
Các yếu tố đo lường của biến “Dự định hành vi” thể hiện từng cấp độ,
mong muốn sử dụng của người dùng

- DD1: Thể hiện ý định ở tương lai xa
- DD2: Thể hiện ý định ở tương lai gần
- DD3: Thể hiện ý định ở tương lai gần, gần như chắc chắn xảy ra (kế
hoạch)

Mối quan hệ của các biến trong mô hình
Theo Venkatesh, Morris, David, and David (2003):
Trong mô hình UTAUT, Hiệu quả mong đợi, Nỗ lực mong đợi và Ảnh
hưởng xã hội đều được giả thiết là ảnh hưởng đến Dự định hành vi trong
việc sử dụng công nghệ, trong khi Dự định hành vi và Điều kiện thuân lợi
xác định Hành vi sử dụng. Thêm vào đó, các biến điều tiết như Tuổi tác,
Giới tính, Kinh nghiệm và Tự nguyện sử dụng sẽ điều tiết các mối quan
hệ khác trong mô hình UTAUT.
o
Tác động của “Điều kiện thuận lợi” đến “Hành vi sử dụng”
Điều kiện thuận lợi có tác động trực tiếp đến Hành vi sử dụng công nghệ.
Trong mô hình UTAUT, Điều kiện thuận lợi được giả thiết có ảnh hưởng
đến sử dụng công nghệ trực tiếp dựa trên ý tưởng rằng, trong một môi
trường có tổ chức, điều kiện thuận lợi có thể được ủy nhiệm cho kiểm
soát hành vi và có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi (theo Ajzen 1991). Đó
là do các khía cạnh của điều kiện thuận lợi như hướng dẫn, hỗ trợ luôn có
sẵn trong tổ chức và được cung cấp đến mọi người sử dụng như nhau.
Ngược lại, các điều kiện sẵn có trong môi trường được cung cấp cho
người sử dụng một cách đa dạng thông qua các thiết bị hiện đại, thế hệ
công nghệ,… Đặc biệt là người sử dụng được tạo điều kiện thuân lợi
trong việc truy cập thì có khả năng sử dụng công nghệ cao hơn.
o
Tác động của “Điều kiện thuận lợi” được điều tiết bởi “Tuổi tác”
và “Kinh nghiệm”
Về Tuổi tác, người nhiều tuổi có xu hướng gặp khó khăn trong việc tiếp

nhận thông tin mới và phức tạp, vì vậy ảnh hưởng đến việc học công
nghệ mới (theo Morris et al. 2005; Plude và Hoyer 1985). Những khó
khăn này được quy là do sự giảm khả năng nhận thức và trí nhớ theo quá
trình lão hóa (theo Posner 1996). Vì vậy, người nhiều tuổi thường quan
trọng sự sẵn có của việc hỗ trợ đầy đủ hơn so với người trẻ (theo Hall và
Mansfield 1975).
Ngoài ra, Kinh nghiệm cũng điều tiết mối quan hệ giữa Điều kiện thuận
lợi và Hành vi sử dụng. Kinh nghiệm nhiều dẫn đến việc quen hơn, hiểu


biết rõ hơn công nghệ và tích lũy nhiều kiến thức, kĩ năng để người dùng
thuận tiện trong việc làm quen với công nghệ mới, nhờ vậy mà giảm được
sự phụ thuộc của người dùng vào sự hỗ trợ bên ngoài (tlba và Hutchinson
1987). Như vậy, phương pháp phân tích tổng hợp chỉ ra rằng người sử
dụng mà có ít kinh nghiệm sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện thuận
lợi. Hơn thế nữa, Tuổi tác và Kinh nghiệm còn điều tiết chung đến mối
quan hệ giữa Điều kiện thuận lợi và Hành vi sử dụng. Khi người sử dụng
chưa đủ kiến thức và thành thạo kĩ năng, tác động của Tuổi tác sẽ trở nên
có ý nghĩa hơn với những người có đủ kiến thức và nhiều trải nghiệm với
công nghệ.
o
Tác động của “Hiệu quả mong đợi” đến “Dự định hành vi”
Khái niệm này được tổng hợp từ 5 khái niệm từ các mô hình khác nhau
bao gồm Nhận thức sự hữu ích (TAM/TAM2 và C-TAM-TPB), Động cơ
bên ngoài (MM), Thích hợp công việc (MPCU), Lợi thế có liên quan
(IDT), và Kỳ vọng kết quả (SCT). Khái niệm Hiệu quả mong đợi trong
mô hình là nhân tố dự báo tốt nhất của Dự định hành vi và duy trì ý nghĩa
ở tất cả các điểm đo lường của cả sự tự nguyện và bắt buộc, thống nhất
với các thử nghiệm mô hình trước đây (Agarwal và Prasad 1998;
Compeau và Higgins 1995b; Davis et al. 1992; Taylor và Todd 1995a;

Thompson et al. 1991; Venkatesh và Davis 2000).
o
Tác động của “Hiệu quả mong đợi” được điều tiết bởi “Giới tính”
và “Tuổi tác”
Dựa trên một quan điểm có cơ sở lý thuyết, mối quan hệ giữa Hiệu quả
mong đợi và Dự định hành vi được điều tiết bởi Giới tính và Tuổi tác.
Nghiên cứu dựa trên sự khác biệt giới tính (theo Minton và Schneider
1980) và vì vậy, Hiệu quả mong đợi mà tập trung vào hoàn thành nhiệm
vụ thường đặc biệt nổi bật đối với nam. Lý thuyết giới tính gợi ý rằng
những khác biệt này xuất phát từ vai trò giới tính và sựcủng cố giới tính
do ảnh hưởng xã hội hơn là sinh lý tự nhiên (theo Bem 1981; Bem và
Allen 1974; Kirchmeyer 1997; Lubinski et al. 1983; Lynott và
McCandless 2000; Moto-widlo 1982). Tương tự với Giới tính, Tuổi tác
được giả thiết đóng vai trò là biến điều tiết. Sự khác biệt trong Giới tính
và Tuổi tác cũng tồn tại trong các ngữ cảnh thích hợp với công nghệ
(được chứng minh bởi Morris và Venkatesh 2000; Venkatesh và Morris
2000). Khi nhìn vào ảnh hưởng giới tính và tuổi tác, Levy (1988) đã có
một sự lưu ý rất thú vị rằng những nghiên cứu về sự khác biệt giới tính có
thể gây hiểu nhầm mà không tham chiếu đến tuổi tác.
o
Tác động của “Nỗ lực mong đợi” đến “Dự định hành vi”
Khái niệm Nỗ lực mong đợi được tổng hợp từ 3 khái niệm từ các mô
hình: nhận thức tính dễ sử dụng (TAM/TAM 2), sự phức tạp (MPCU) và
sự dễ sử dụng (IDT). Các khái niệm này có sự tương đồng đáng kể về mặt
giải thích và thang đo. Những khái niệm định hướng nỗ lực được mong
chờ nổi bật hơn trong giai đoạn đầu của hành vi mới, khi quá trình nảy


sinh vấn đề vượt qua rào cản và sau đó bị lu mờ bởi các mối quan tâm
phương tiện (theo Davis et al. 1989; Szajna 1996; Venkatesh 1999).

o
Tác động của “Nỗ lực mong đợi” được điều tiết bởi “Giới tính”,
“Tuổi tác” và “Kinh nghiệm”
Venkatesh and Morris (2000) đã chỉ ra rằng Nỗ lực mong đợi nổi bật hơn
đối với phụ nữ. Như được đề cập ở trên, sự khác biệt giới tính có thể
được thúc đẩy bởi nhận thức liên quan đến vai trò giới tính (theo Lynott
and McCandless 2000; Motowidlo 1982; Wong et al. 1985). Tuổi tác lớn
được chỉ ra rằng có liên quan đến những khó khăn trong việc phân bổ sự
chú ý đến thông tin (theo Plude and Hoyer 1985), đặc biệt cần thiết khi
sử dụng hệ thống phần mềm. Những nghiên cứu trước đó đóng góp các
khái niệm mà hình thành Nỗ lực mong đợi sẽ là những yếu tố quyết định
mạnh mẽ đến dự định cá nhân của phụ nữ (theo Venkatesh and Morris
2000) và ít kinh nghiệm sử dụng ( theo Morris and Venkatesh 2000).
o
Tác động của “Ảnh hưởng xã hội” đến “Dự định hành vi”
Ảnh hưởng xã hội được xem như là nhân tố quyết định ảnh hưởng trực
tiếp đến Dự định hành vi. Khái niệm này được xây dựng dựa trên các
khái niêm khác nhau như tiêu chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB
VÀ C-TAM-TPB), các nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT). Mỗi
khái niệm bao gồm ý rõ ràng hoặc hàm ý rằng hành vi cá nhân bị ảnh
hưởng bởi cách mà họ tin rằng những người khác sẽ coi họ như là kết quả
của việc sử dụng công nghệ. Vai trò của Ảnh hưởng xã hội đến quyết
định chấp nhận công nghệ khá phức tạp và phụ thuộc vào hàng loạt các
ảnh hưởng ngẫu nhiên. Ảnh hưởng xã hội có tác động lên hành vi cá nhân
thông qua ba cơ chế: tuân thủ, chủ quan và gia nhập (theo Venkatesh and
Davis 2000; Warshaw 1980). Trong khi hai cơ chế trên liên quan đến
thay đổi cấu trúc niềm tin của một cá nhân hoặc khiến cho cá nhân ấy đáp
ứng với sự tăng địa vị xã hội thì cơ chế chủ quan khiến cá nhân đơn giản
là thay đổi ý định của mình để đáp ứng với những áp lực xã hội, các cá
nhân có ý định tuân thủ các ảnh hưởng xã hội.

o
Tác động của “Ảnh hưởng xã hội” được điều tiết bởi “Giới tính”,
“Tuổi tác”, “Kinh nghiệm” và “Tự nguyện sử dụng”
Venkatesh và Davis (2000) đã gợi ý rằng những ảnh hưởng này có thể
được quy cho phù hợp trường hợp bắt buộc mà gây ra ảnh hưởng xã hội
có tác động trực tiếp đến Dự định. Ngược lại, ảnh hưởng xã hội trong
trường hợp tự nguyện gây ra bằng cách tác động đến nhận thức về công
nghệ. Ở các trường hợp bắt buộc, Ảnh hưởng xã hội chỉ xuất hiện quan
trọng ở giai đoạn đầu của trải nghiệm cá nhân với công nghệ; vai trò của
nó sẽ giảm dần theo thời gian và cuối cùng trở nên không có ý nghĩa với
việc sử dụng lâu dài và bền vững, một mô hình phù hợp với những quan
sát của Venkatesh và Davis (2000). Lý thuyết cho thấy rằng phụ nữ có xu
hướng nhạy cảm hơn với ý kiến của người khác so với đàn ông và do đó,
họ cảm thấy ảnh hưởng xã hội nổi bật hơn khi hình thành ý định sử dụng


công nghệ mới (theo Miller 1976; Venkatesh et al., 2000), so với kinh
nghiệm (theo Venkatesh và Morris 2000). Như trong trường hợp của hiệu
quả mong đợi và nỗ lực mong đợi, ảnh hưởng giới tính có thể được điều
khiển bởi những hiện tượng tâm lý và được thể hiện trong vai trò giới tính
trong xây dựng xã hội (theo Lubinski et al. 1983). Rhodes (1983) đánh
giá tích meta của hiệu ứng hiện đại kết luận rằng cần liên kết trong nhăn
với tuổi, cho thấy công nhân lớn tuổi có nhiều khả năng để đặt tăng nổi
bật về ảnh hưởng xã hội, với tác dụng giảm với kinh nghiệm (Morris và
Venkatesh 2000). Phương pháp phân tích tổng hợp của Rhodes’ (1983)
về đánh giá ảnh hưởng tuổi tác đã kết luận mối quan hệ với tuổi tác rằng
người lớn tuổi thường quan trọng ảnh hưởng của xã hội hơn so với kinh
nghiệm (theo Morris and Venkatesh 2000).
o
Tác động của “Dự định hành vi” đến “Hành vi sử dụng”

Phù hợp với các lý thuyết cơ bản ở tất cả các mô hình dự định, Dự định
hành vi được hy vọng là sẽ có một ảnh hưởng tích cực đối với việc sử
dụng công nghệ.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu (Nguồn: nhóm nghiên cứu)
Quá trình nghiên cứu bao gồm các bước:
Bước 1: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp về lý thuyết chấp nhận công nghệ
(trong đó tập trung nghiên cứu về mô hình UTAUT, TAM) và đặc điểm
các chương trình đào tạo tiếng Anh
Bước 2: Đưa ra tiêu chí đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ chấp
nhận sử dụng dịch vụ đào tạo tiếng Anh trực tuyến dựa trên mô hình
UTAUT
Bước 3: Tiến hành xây dựng bảng hỏi dựa trên tài liệu thứ cấp
Bước 4: Khảo sát thử và kiểm tra độ chính xác của bảng hỏi
Bước 5: Thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu
Bước 6: Kiểm tra độ tin cậy và phân tích số liệu đã thu thập được bằng
SPSS


×