Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nghiên cứu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.39 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình:
Nghiên cứu các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định trong doanh
nghiệp.

Thuộc nhóm ngành: Kinh tế và Kinh doanh 1
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hoa
Lớp: Kế toán 54a
Trường: ĐH Kinh tế Quốc dân
Họ và tên sinh viên: Bùi Thị Thanh
Lớp: Kế toán 54a
Trường: ĐH Kinh tế Quốc dân
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Xuân Thu
Lớp: Kế toán 54a
Trường: ĐH Kinh tế Quốc dân

Nữ
Năm thứ: 3/4
Nữ
Năm thứ: 3/4
Nữ
Năm thứ: 3/4

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Quý Liên
HÀ NỘI, 2015

MỤC LỤC


Trang
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU5


1.1
Tính cấp thiết của đề tài 5
1.2
Mục đích nghiên cứu
5
1.3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5
1.4
Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6
1.5 Những đóng góp mới của đề tài 6
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ
QUẢN LÝ VÀ TÍNH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 7
2.1.Tổng quan về tài sản cố định
7
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của tài sản cố định 8
2.1.2 Phân loại tài sản cố định 8
2.1.3 Tính giá trị tài sản cố định
10
2.1.3.1 Nguyên giá tài sản cố định
10
2.1.3.1.1 Nguyên giá tài sản cố định hữu hình
10
2.1.3.1.2 Nguyên giá tài sản cố định vô hình 12

2.1.3.2 Hao mòn tài sản cố định 13
2.1.3.3 Giá trị còn lại của tài sản cố định
14
2.2 Khấu hao tài sản cố định 14
2.2.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của khấu hao.
14
2.2.2 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định 18
2.2.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng. 19
2.2.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
2.2.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
21
2.2.2.4 So sánh với các phương pháp tính khấu
hao của một số nước trên thế giới
22

19

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH
KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 25
3.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam
về chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao tài sản cố định
25
3.1.1Thông tư số 203/2009/TT – BTC 25
3.1.2 Thông tư số 45/2013/TT – BTC 30
3.2 Thực trạng áp dụng các phương pháp tính
33
3.2.1. Thực trạng áp dụng các phương pháp 33
3.2.1.1 Những ưu, nhược điểm khi áp dụng các phương pháp trong thực
tế
33

3.2.1.2 Quy định về thời gian trích khấu hao35
3.2.1.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp tính khấu hao
tài sản cố định trong các doanh nghiệp.
40
3.2.2 Nhận xét về thực trạng sử dụng các phương pháp tính khấu hao. 43
3.2.2.1 Phạm vi áp dụng các phương pháp tính khấu hao 43
3.2.2.2 Thời gian và phương pháp tính khấu hao trong các doanh nhiệp
44
3.2.2.3 Giá trị tính khấu hao
46


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN. 46
4.1
Một số tồn tại trong công tác kế toán tài sản cố định
4.1.1 Các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau.
4.1.2 Quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng,
chồng chéo lên nhau.
47
4.1.3 Công tác kế toán tính khấu hao tài sản cố định phức tạp.
4.2 Kiến nghị . 48
4.2.1 Về các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất với nhau.
4.2.2 Về quy định trong thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng,
chồng chéo lên nhau.
49
4.2.3 Về công tác kế toán khấu hao tài sản cố định 50
Phần kết luận
51
Danh mục từ viết tắt:

Từ viết tắt Nội dung
BTC Bộ Tài chính
CP Cổ phần
CTCPCông ty cổ phần
DN Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
MTV Một thành viên
PP Phương pháp
PTNTPhát triển nông thôn
SL Sản lượng
TMCP
Thương mại cổ phần
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐTài sản cố định
VN Việt Nam

46
46
48
48

Danh mục sơ đồ, bảng biểu:
Trang
1.
Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của
TSCĐ.........20

2.
Bảng 2.2 Bảng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường
thẳng...........20
3.
Bảng 3.1 Một số thay đổi về khung thời gian sử dụng
TSCĐ........................29
4.
Bảng 3.2 Các nhóm TSCĐ bổ sung vào nhóm B và
F..................................30
5.
Bảng 3.3 Khung thời gian trích khấu
hao......................................................35


6.
Bảng 3.4 Bảng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao
nhanh......39
7.
Bảng 3.5 Trích tên và ngành nghề của các doanh nghiệp nghiên
cứu...........40
8.
Bảng 3.6 Các phương pháp tính khấu hao được
sử dụng tại các doanh
nghiệp..........................................................................41

Lời nói đầu
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
có ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và nguồn nhân lực.
TSCĐ là tư liệu lao động, là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là các doanh nghiệp sản

xuất thì TSCĐ là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất –
kinh doanh. TSCĐ phản ánh năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật của doanh nghiệp.
Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm tới việc sử
dụng hiệu quả TSCĐ mà còn phải quan tâm tới việc thu hồi vốn đầu tư
vào TSCĐ và phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí. Một trong những biện
pháp mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để thu hồi vốn đầu tư vào
TSCĐ là trích khấu hao. Phương pháp khấu hao áp dụng thống nhất hiện
nay và việc quản lý,sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao đang là một
vấn đề đặt ra của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất.
Mặt khác việc tính khấu hao TSCĐ còn có mối quan hệ, liên quan đến
thuế TNDN, tiến bộ khoa học kỹ thuật , tái sản xuất…
Vì thế, chúng em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu các phương pháp tính
khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Bố cục đề tài
Đề tài “ Nghiên cứu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ trong doanh
nghiệp” được trình bày theo bố cục chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Những vấn đề chung về chế độ quản lý và tính khấu hao
TSCĐ
Chương 3: Thực trạng áp dụng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại
các doanh nghiệp ở Việt Nam
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về phương pháp tính khấu
hao TSCĐ trong doanh nghiệp tại Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài


Tài sản cố định là cơ sở vật chất không thể thiếu được đối với mỗi doanh
nghiệp nói riêng và đối với mỗi quốc gia của nền kinh tế nói chung.Việc

theo dõi, phản ánh đầy đủ, chính xác tình hình tăng giảm hao mòn, khấu
hao, sửa chữa và hiệu quả sử dụng TSCĐ là nhiệm vụ quan trọng của
công tác hạch toán và quản lý TSCĐ.
Tài sản cố định là tư liệu lao động tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, là những tài sản có giá trị lớn tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển dần giá trị vào giá thành sản
phẩm. Do đó doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao tài sản cố định
để thu hồi vốn và tái tạo tài sản cố định vào chu kỳ sản xuất kinh doanh
mới.
Tuy nhiên, chế độ quản lý, sử dụng TSCĐ vẫn còn một số bất cập cần
được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, đặc biệt là các phương pháp tính
khấu hao TSCĐ trong các doanh nghiệp hiện nay.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài “ Nghiên cứu các phương pháp tính khấu
hao tài sản cố định trong doanh nghiệp” vừa có ý nghĩa lý luận và thực tế
và cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hiện nay để thực hiện
việc quản lý tài sản cố định một cách hiệu quả hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được lựa chọn nhằm trả lời cho câu hỏi: Thực trạng và hiệu quả
công tác quản lý, trích khấu hao tài sản cố định tại Doanh Nghiệp như thế
nào? Với mục đích đó, đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận chung
về các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định, thực trạng các doanh
nghiệp đang sử dụng và áp dụng theo phương pháp nào, vì sao lại thực
hiện theo những phương pháp đó, đề từ đó rút ra nhận xét về những kiến
nghị của doanh nghiệp và có những đề xuất giải pháp những kiến nghị đó.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là hoạt động quản lý và trích khấu hao
tài sản cố định trong các doanh nghiệp, những phương pháp tính khấu hao
mà các doanh nghiệp áp dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của
mình, vận dụng các phương pháp tính để mang lại hiệu quả sử dụng tài
sản cố định một cách chính xác nhất.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những
thông tư chính sách áp dụng trong việc tính khấu hao tài sản cố định trong
các doanh nghiệp ở Việt Nam từ sau năm 2006 tới nay.
Các phân tích và nhận xét chỉ mang tính chủ quan cá nhân xuất phát từ
thực tế, không mang tính đại diện và chính thống.
1.4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở của những Thông Tư, Nghị Định của
Bộ Tài Chính về tính khấu hao tài sản cố định , kết hợp với các phương
pháp thống kê số liệu một cách khoa học, phân tích khách quan về tình
hình thực tế, có so sánh đối chiếu giữa các Thông Tư qua các thời kỳ,
giữa Việt Nam và một số các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, Đề tài cũng


sử dụng một số phương pháp phân tích, so sánh kinh nghiệm của các
nước thành công trong việc quản lý tài sản cố định một cách hiệu quả.
Dựa vào phân tích, đánh giá khách quan kết hợp với thực tế ở Việt Nam
hiện nay, tổng hợp thành những vấn đề mang tính lý luận. Trên cơ sở đó,
đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường việc quản lý và tính
khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.
1.5. Những đóng góp mới của đề tài
Việc thực hiên đề tài nghiên cứu đã có những đóng góp mới:

Hệ thống các phương pháp tính khấu hao và quy định trong tính
khấu hao TSCĐ theo định chế tài chính hiện tại.

Khái quát thực trạng áp dụng các phương pháp tính khấu hao
TSCĐ ở Việt Nam hiện nay.

Đưa ra kiến nghị nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương
pháp tính khấu hao TSCĐ vào thực tế, góp phần hoàn thiện các phương

pháp tính khấu hao và quy định trong tính khấu hao TSCĐ.

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ VÀ
TÍNH KHẤU HAO TSCĐ
2.1.Tổng quan về TSCĐ
2.1.1.
Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ
Để tiến hành hoạt động sản xuất- kinh doanh, các doanh nghiệp phải có
các nguồn lực kinh tế như: sức lao động, đối tượng lao động,và tư liệu lao
động. Xét về thời gian sử hữu dụng và giá trị ban đầu, nguồn lực kinh tế
của các doanh nghiệp được chia thành 2 loại, đó là: tài sản dài hạn và tài
sản ngắn hạn. TSCĐ là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số
tài sản dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và
tời gian hữu dụng dài.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của
Bộ Tài chính, một nguồn lực của doanh nghiệp được coi là tài sản cố định
phải có đủ 4 tiêu chuẩn sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng
tài sản đó;

Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá
trị từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên.



Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.
Đặc điểm cơ bản nhất của tài sản cố định là:


Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tài sản cố định bị
hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí
kinh doanh.

Khác với đối tượng lao động, tài sản cố định giữ nguyên hình thái
vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Những đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức hạch toán tài
sản cố định từ khâu tính giá tới khâu hạch toán chi tiết và hạch toán tổng
hợp.

2.1.2
Phân loại TSCĐ
Do TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại với nhiều hình thái biểu hiện,
tính chất đầu tư, công dụng và tình hình sử dụng khác nhau… nên để
thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần sắp xếp tài
sản cốc định vào từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như phân
theo quyền sở hữu, phân theo nguồn hình thành, phân theo hình thái biểu
hiện, phân theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư,… Mỗi một
cách phân loại có tác dụng khác nhau đối với công tác hạch toán và quản
lý.
Theo hình thái biểu hiện kết hợp tính chất đầu tư,toàn bộ TSCĐ trong sản
xuất được chia thành:
-Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh,
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Cũng cần lưu ý rằng: trong chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam
( Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định )
có sự không nhất quán với chuẩn mực kế toán về tiêu chuẩn thời gian sử
dụng ( từ 1 năm trở lên), còn tiêu chuẩn giá trị thống nhất là 30.000.000
đồng trở lên.
-Tài sản cố định vô hình : là những tài sản cố định không có hình thái vật
chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong hoạt động sản xuất- kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho đối
tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình.
Nói cách khác, mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra
thoản mãn đồng thời cả bốn điều kiện về tài sản cố định hữu hình nói trên
mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì được coi là tài sản cố
định vô hình.


Đối với chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí
quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai
đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử
dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công
nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố
định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm theo quy định của Luật
thuế TNDN.
-Tài sản cố định thuê tài chính: là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi
thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho
thuê trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư
đó.
Theo chế độ kế toán, tài sản cố định thuê tài chính chỉ bao gồm những tài
sản cố dịnh mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết
thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê

hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê
tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài
chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký
hợp đồng. Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoản mãn các
quy định trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.( Quyết định
206/2003/QĐ -BTC).
Theo quyền sở hữu tài sản cố định, tài sản cố định hiện có tại doanh
nghiệp được chia thành TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài
-Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm
hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do Ngân sách
cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp liên doanh…) hoặc bằng nguồn vốn
vay. Đây là những tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp,
doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ( cho thuê,
nhượng bán, thanh lý…) trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo qui định
của Nhà nước.
-Tài sản cố định thuê ngoài là những tài sản cố định mà doanh nghiệp
được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
định ghi trên hợp đồng thuê, đối với loại tài sản này doanh nghiệp không
có quyền định đoạt.
Theo nguồn hình thành của tài sản cố định, TSCĐ của doanh nghiệp được
chia theo từng loại nguồn hình thành khác nhau như hình thành bằng
nguồn vốn chủ sở hữu, bằng nguồn vốn vay,…
-Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu là những tài sản
cố định mà khi doanh nghiệp tiếp nhận chúng thì phải đồng thời việc ghi
tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu không đổi. Thuộc loại này
thường có những tài sản cố định hình thành từ việc Nhà nước cấp ( đối


với DNNN), đối tác liên doanh góp vốn, mua sắm, xây dựng bằng vốn
chủ sở hữu.

-Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn vay là những tài sản cố định
được mua sắm bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng, từ các tổ chức tính
dụng, hoặc từ các đối tượng khác.
Theo tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, TSCĐ trong
doanh nghiệp được chia thành:
-Tài sản cố định dược dùng cho mục đích kinh doanh: tài sản cố định hữu
hình, tài sản cố định vô hình, tài sản thuê ngoài.
-Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng : là những TSCĐ do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho mục đích
phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp.
-Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước: là những
TSCĐ doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác hoặc cất giữ hộ
Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Tùy theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp tự phân loại chi tiết hơn các
TSCĐ của mình trong từng nhóm cho phù hợp.
2.1.3
Tính giá trị tài sản cố định
Giá trị tài sản cố định là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong hệ thống tài
khoản quốc gia, dùng cho việc hoạch định các chính sách và chương trình
phát triển kinh tế phù hợp hơn với tiềm năng của đất nước. Đồng thời nó
còn là một nhân tố chủ yếu để phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa tăng
trưởng kinh tế và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Xuất phát từ nguyên tắc quản lí TSCĐ, khi tính giá TSCĐ kế toán phải
xác định 3 chỉ tiêu là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.
2.1.3.1
Nguyên giá TSCĐ
2.1.3.1.1 Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái
sẵn sàng sử dụng. Tùy theo từng loại TSCĐ cụ thể, từng cách thức hình

thành, nguyên giá TSCĐ sẽ được xác định khác nhau, cụ thể:
a.
Nguyên giá của TSCĐ mua sắm (kể cả mua mới và cũ):
Nguyên giá = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các khoản chi phí liên
quan
Chú ý: Giá mua thực tế và các chi phí khác liên quan như vận chuyển...
(Không bao gồm thuế GTGT).

Các chi phí liên quan như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu
tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp;
chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp
khác.



Các chi phí để đầu tư nâng cấp TSCĐ được ghi tăng nguyên giá
của TSCĐ đó, không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ.

Các chi phí sửa chữa TSCĐ không được tính tăng nguyên giá
TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh
doanh trong kỳ, (nhưng tối đa không quá 3 năm).
+ Nếu TSCĐ mua trả trậm, trả góp
Nguyên giá = Giá mua thời điểm mua + Các khoản thuế + Các khoản chi
phí liên quan
Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay
được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số
chênh lệch đó được tính vào nguyên giá của TSCĐ theo quy định vốn hóa
chi phí lãi vay.
+ Nếu TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất


Giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ
vô hình.

Còn TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá được xác định
như trên.
b.
TSCĐ mua theo hình thức trao đổi:
Nguyên giá = Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận + các khoản thuế + các chi
phí liên quan.

Các chi phí liên quan là chi phí phải chi ra tính đến thời điểm đưa
tài sản đó vào sử dụng: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi
phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ…

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình mua dưới hình thức trao đổi
với một TSCĐ tương tự, hoặc có thể hình thành do được được bán để đổi
lấy quyền sở hữu một TSCĐ tương tự là giá trị còn lại của tài sản cố định
đem đi trao đổi.
c.
TSCĐ được tài trợ, biếu, tặng, do phát hiện thừa:
Nguyên giá = Giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc
tổ chức định giá chuyên nghiệp.
d.
TSCĐ được cấp; điều chuyển đến:

Nếu là đơn vị hạch toán độc lập: nguyên giá bao gồm giá trị còn lại
ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc giá trị đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận)
cộng với các phí tổn trước khi dùng mà bên nhận phải chi ra


Nếu là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: khi điều chuyển
TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, nguyên giá, giá trị
còn lại và số khấu hao lũy kế được ghi theo sổ của đơn vị cấp. Các phí
tổn mới trước khi dùng được phản ánh trực tiếp vào chi phí kinh doanh
mà không tính vào nguyên giá TSCĐ.
e.
TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại góp vốn:


Nguyên giá = Giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí
hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên
nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ
đông sáng lập chấp thuận.
2.1.3.1.2 Nguyên giá TSCĐ vô hình
Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế phải bỏ ra để có
được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó và sử dụng
theo dự tính. Cụ thể, theo chuẩn mực số 04 ( chuẩn mực kế toán Việt
Nam ), việc xác định nguyên giá TSCĐVH trong các trường hợp như sau:

Nguyên giá TSCĐ vô hình mua ngoài: bao gồm giá mua (trừ (-)
các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản
thuế(không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính
Trường hợp quyền sử dụng đất được mua cùng với mua nhà cửa, vật
kiến trúc trên đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng
biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức
trả chậm, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả
ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh
toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh

theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá
TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí
đi vay”.

TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu: được xác
định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là nguyên giá khi
được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên
doanh
Trường hợp quyền sử dụng đất được chuyển nhượng cùng với mua nhà
cửa, vật kiến trúc trên đất thì giá trị của nhà cửa, vật kiến trúc phải được
xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ hữu hình.
Nguyên giá của các loại tài sản cố định hiện có tại doanh nghiệp chỉ thay
đổi khi doanh nghiệp đánh giá lại, sửa chữa nâng cấp hoặc tháo gỡ hoặc
bổ sung một số bộ phận của TSCĐ. Khi thay đổi nguyên giá, doanh
nghiệp phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại chỉ
tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao lũy kế của TSCĐ và phản ánh
kịp thời vào sổ sách.
2.1.3.2 Hao mòn TSCĐ
Mặc dù, TSCĐ vẫn giữ nghuyên hình thái vật chất ban đầu nhưng sẽ
không thể tránh khỏi việc bị giảm dần giá trị hay còn gọi là bị hao mòn
dưới 2 hình thức:



Hao mòn hữu hình là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do
bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận. Nguyên nhân của sự hao

mòn này có thể dưới dạng kỹ thuật phát sinh trong quá trình sử dụng
nhưng quan trọng hơn là sự tác động của môi trường thiên nhiên ( độ ẩm,
nước…) dù TSCĐ có được sử dụng hay không. Điều này làm cho hiệu
suất của TSCĐ giảm dần dẫn đến bị hư hỏng cần phải thanh lý và thay
thế bằng TSCĐ khác.

Hao mòn TSCĐ vô hình là sự giảm giá trị TSCĐ do tiến bộ khoa
học kỹ thuật. Nhờ có sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều TSCĐ
mối được tạo ra với tính năng mới, năng suất cao, chi phí thấp, làm cho
tài sản cũ bị mất giá, lạc hậu so với công nghệ mới.
Rõ ràng, dù muốn hay không, dù cố gắng bảo quản TSCĐ tốt đến đâu,
doanh nghiệp cũng chỉ có thể hạn chế chứ không thể ngăn chặn sự hao
mòn.
Nói cách khác, hao mòn TSCĐ là phạm trù mang tính khách quan nên khi
sử dụng TSCĐ các doanh nghiệp cần có biện pháp chủ động trong việc
tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ tương ứng với giá trị hao mòn
của chúng để thu hồi vốn đầu tư và tái tạo TSCĐ mới. Khấu hao TSCĐ là
biện pháp chủ quan mà doanh nghiệp cần áp dụng nhằm “phân bổ một
cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí kinh doanh trong
từng kỳ hạch toán.” Xét về phương diện kế toán, khấu hao là sự ghi nhận
giảm giá trị của TSCĐ, giá trị hao mòn của TSCĐ được tính bằng số khấu
hao lũy kế đến thời điểm xác định.
2.1.3.3 Giá trị còn lại của TSCĐ.
Giá trị còn lại của TSCĐ thể hiện phần vốn đầu tư chưa thu hồi ở TSCĐ.
Giá trị còn lại ghi trên sổ sách = Nguyên giá của TSCĐ – số khấu hao lũy
kế
Ở đây cần phân biệt giữa giá trị còn lại của TSCĐ ghi trên sổ sách và giá
trị còn lại thực của TSCĐ. Giá trị còn lại thực của TSCĐ là giá thị trường
của TSCĐ vào thời điểm đánh giá.
Như vậy, bên cạnh việc theo dõi giá trị còn lại trên sổ sách, cần theo dõi

giá trị còn lại thực của TSCĐ để có thể đưa ra các quyết định thanh lý,
nhượng bán, nâng cấp, hoặc đầu tư mới TSCĐ.
2.2 Khấu hao TSCĐ
2.2.1 Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của khấu hao.

Khái niệm:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ sẽ giảm
xuống và đi vào giá trị của sản phẩm được tạo ra trong nhiều kì kinh
doanh. Phần ước tính giá trị giảm xuống được gọi là hao mòn còn phần
được tính toán và phân bổ một cách có hệ thống vào chi phí sản xuất –
kinh doanhtrong từng kì kế toán được gọi là khấu hao.
Định nghĩa theo chế độ tài chính hiện tại:khấu hao TSCĐ là việc tính toán
và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi


phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố
định.


Mục đích
Theo giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp của trường đại
học Kinh tế quốc dân, mục đích của việc trích khấu hao TSCĐ là giúp
cho các doanh nghiệp tính đúng, tính đủ chi phí sử dụng TSCĐ và thu hồi
vốn đầu tư để tái tạo TSCĐ khi chúng bị hư hỏng hoặc thời tời gian kiểm
soát hết hiệu lực.
Theo ý kiến của một số tác giả khác, khấu hao nhằm mục đích thu hồi
vốn đầu tư, cũng chính vì vậy khấu hao là nguồn trả nợ cho các khoản
vay trung và dài hạn.
Trong bài viết Khấu hao- Nguồn trả nợ hay thu hồi vố đầu tư (tạp chí
công nghệ - ngân hàng, số 50 ra tháng 5 năm 2010), ThS. Ngô Kim

Phượng đã làm rõ ý nghĩa và mục đích của khấu hao. Trong bài viết, từ
các giả thiết và chứng minh, ThS. Ngô Kim Phượng đã đưa ra kết luận: “
Rõ ràng khấu hao không phải là một khoản thu chi bằng tiền, vì vậy khấu
hao không thể làm tăng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh ( nếu không
tính tác động của thuế) cho nên, nói khấu hao sẽ giúp công ty tăng tiền
thu về từ hoạt động kinh doanh và làm tăng khả năng trả nợ hay tăng tốc
độ thu hồi vốn đầu tư là không phù hợp với bản chất của hoạt động tài
chính doanh nghiệp” và tác giả cũng đưa ra định nghĩa cho khấu hao: “
Khấu hao là quá trình phân bổ chi phí đầu tư TSCĐ vào chi phí sản xuất
kinh doanh một cách có hệ thống nhằm mục đích xác định kết quả kinh
doanh, và tính thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Ý nghĩa:
Về phương diện kinh tế: khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được
giá trị thực của tài sản; tính toán đủ chi phí sản xuất – kinh doanh, làm
giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Về phương diện tài chính: khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp doanh
nghiệp thu hồi được giá trị đã mất của TSCĐ.
Về phương diện thuế khóa: khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí hợp lí
trong chi phí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, do đó khấu hao
TSCĐ có ảnh hưởng tới lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp mà
doanh nghiệp phải nộp nhà nước.
Việc phân bổ khấu hao sẽ là tăng chi phí của doanh nghiệp, nếu không có
thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc tăng chi phí từ việc phân bổ khấu hao
không làm ảnh hưởng tới ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp do khấu hao không phải là một khoản thu chi bằng tiền. Trong
điều kiện có thuế TNDN thì việc tăng chi phí do phân bổ khấu hao chỉ


làm tăng ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông

qua khoản tiết kiệm thuế từ khấu hao.
Mức tiết kiệm thuế = Khấu hao x Thuế suất thuế TNDN.
Mức tiết kiệm thuế từ khấu hao sẽ ảnh hưởng đến chi phí thuế TNDN và
sẽ ảnh hưởng đến ngân lưu ròng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
vì thuế TNDN là một khoản chi phí bằng tiền. Ngoài khấu hao, thuế suất
thuế TNDN cũng ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm từ khấu hao.
Do khấu hao có ảnh hưởng tới chi phí và ngân lưu ròng hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp nên việc tính toán khấu hao để phân bổ vào chi
phí rất quan trọng.

Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ vào chi phí hoạt động sản xuất –
kinh doanh của doanh nghiệp:
Theo thông tư số: 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định, có 11 nguyên tắc về trích khấu
hao như sau:
1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ
những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của
doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán
của doanh nghiệp.
- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của
doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại
doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo,
nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám
chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở
cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm
quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa
học.
- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp
lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các
văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Trường hợp TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cho
người lao động của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư
này có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp căn cứ
vào thời gian và tính chất sử dụng các tài sản cố định này để thực hiện


tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp và thông
báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để theo dõi, quản lý.
4. TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa,
khắc phục được, doanh nghiệp xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi
thường của tập thể, cá nhân gây ra. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài
sản với tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra, tiền bồi thường của
cơ quan bảo hiểm và giá trị thu hồi được (nếu có), doanh nghiệp dùng
Quỹ dự phòng tài chính để bù đắp. Trường hợp Quỹ dự phòng tài chính
không đủ bù đắp, thì phần chênh lệch thiếu doanh nghiệp được tính vào
chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với
TSCĐ cho thuê.
6. Doanh nghiệp thuê TSCĐ theo hình thức thuê tài chính (gọi tắt là
TSCĐ thuê tài chính) phải trích khấu hao TSCĐ đi thuê như TSCĐ thuộc
sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường hợp ngay tại
thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp thuê TSCĐ thuê tài chính

cam kết không mua lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì
doanh nghiệp đi thuê được trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính theo thời
hạn thuê trong hợp đồng.
7. Trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều
chuyển khi chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì các TSCĐ này phải được các
tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định giá trị nhưng không thấp hơn
20% nguyên giá tài sản đó. Thời điểm trích khấu hao đối với những tài
sản này là thời điểm doanh nghiệp chính thức nhận bàn giao đưa tài sản
vào sử dụng và thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm. Thời gian cụ thể
do doanh nghiệp quyết định nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước
khi thực hiện.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thời điểm trích khấu hao
của các TSCĐ nói trên là thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh chuyển thành công ty cổ phần.
8. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nướcthực hiện xác định giá trị doanh
nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì
phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi
trên sổ sách kế toán không được ghi nhận là TSCĐ vô hình và được phân
bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thời gian không
quá 10 năm. Thời điểm bắt đầu phân bổ vào chi phí là thời điểm doanh
nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh).
9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ
ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp
thực hiện hạch toán tăng, giảm TSCĐ theo quy định hiện hành về chế độ
kế toán doanh nghiệp.


10. Đối với các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng,
doanh nghiệp đã hạch toán tăng TSCĐ theo giá tạm tính do chưa thực

hiện quyết toán. Khi quyết toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành
có sự chênh lệch giữa giá trị tạm tính và giá trị quyết toán, doanh nghiệp
phải điều chỉnh lại nguyên giá tài sản cố định theo giá trị quyết toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh
lại mức chi phí khấu hao đã trích kể từ thời điểm tài sản cố định hoàn
thành, bàn giao đưa vào sử dụng đến thời điểm quyết toán được phê
duyệt. Chi phí khấu hao sau thời điểm quyết toán được xác định trên cơ
sở lấy giá trị quyết toán tài sản cố định được phê duyệt trừ (-) số đã trích
khấu hao đến thời điểm phê duyệt quyết toán tài sản cố định chia (:) thời
gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo quy định.
11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và
trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu
chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông
tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể
từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.
2.2.2 Phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Theo định chế tài chính hiện tại, các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể tính
khấu hao TSCĐ theo một trong 3 phương pháp: phương pháp khấu hao
đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
và phương pháp khấu hao theo sản lượng.
2.2.2.1 Phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Xác định mức tính khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định
theo công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng ước tính
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải

trích cả năm chia cho 12 tháng.
VD 2.1: TSCĐ ở ví dụ nguyên giá có nguyên giá là 520 triệu đồng,
giả sử tài sản có thời gian sử dụng ước tính là 10 năm.
Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng:
Khấu hao hằng năm của TSCĐ là: 520:10=52 ( triệu).
Khấu hao hằng tháng của TSCĐ là: 52:12=4.33 (triệu).
2.2.2.2 Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được tính khấu
hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa mãn đồng
thời các điều kiện sau:

Là TSCĐ đầu tư mới ( chưa qua sử dụng).

Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí
nghiệm.


Mức tính khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo
công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của
TSCĐx
Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức
sau:
Tỷ lệ khấu
hao nhanh (%)
=

Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
x
Hệ số
điều chỉnh
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như
sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)
=
1
Thời gian sử dụng ước tính
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố
định quy định tại bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ
Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm
( t <4 năm)1,5
Trên 4 đến 6 năm
(4 năm < t < 6 năm) 2,0
Trên 6 năm
(t > 6 năm)
2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương
pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính
bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố
định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của tài
sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
Ví dụ 2.2 : TSCĐ có nguyên giá là 520 triệu, thời gian sử dụng ước tính
là 10 năm.
Theo phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh, hệ số điều
chỉnh của TSCĐ là 2,5.

Tỷ lệ khấu hao nhanh của tài sản là: (1:10)x2,5x100%= 25%
Khấu hao hằng năm của TSCĐ là:
Bảng 2.2 Bảng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng
( đơn vị: 1000 đồng)
Năm GTCL của TSCĐ Tỷ lệ khấu hao nhanh
Khấu hao năm
Khấu hao lũy kế cuối năm
1
520.000
25% 130.000
130.000
2
390.000
25% 97.500
227.500
3
292.500
25% 73.125
300.625
4
219.375
25% 54.843,75 355.468,75
5
164.531,25 25% 41.132,8125 396601,5625


6
7
8
9

10

123.398,4375
25% 30.849,6095 427.451,172
95.548,828
23.137,207 450.588,379
69.411,621
23.137,207 473.725,586
46.274,414
23.137,207 496.862,793
23.137,207
23.137,207 520.000
2.2.2.3 Phương pháp khấu hao theo sản lượng.
TSCĐ được trích khấu hao theo sản lượng theo quy định phải là các loại
máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.

Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo
công suất thiết kế của TSCĐ.

Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính
không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công
thức dưới đây:
Mức tính khấu hao trong tháng của TSCĐ =
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong tháng
x
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn

vị sản phẩm
Trong đó:
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
=
Nguyên
giá TSCĐ
Sản lượng theo công suất thiết kế
- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích
khấu hao của 12 tháng trong năm, hoặc tính theo công thức sau:
Mức tính khấu hao năm của TSCĐ =
Số lượng sản phẩm sản xuất
trong năm x
Mức tính khấu hao bình quân cho 1 đơn vị sản phẩm
Ví dụ 2.3: Dây chuyền sản xuất sữa có nguyên giá là 520 triệu
đồng, sản lượng theo công suất thiết kê là 4 triệu hộp sữa. Năm nay dây
chuyền đóng gói được 500.000 hộp.
Theo phương pháp khấu hao theo sản lượng, khấu hao được trích năm
nay là: (520.000:4.000.000)x500.000=65.000( nghìn đồng).
2.2.2.4 So sánh với các phương pháp tính khấu hao của một số nước trên
thế giới
Tham khảo kinh nghiệm tính khấu hao của một số nước trên thế giới cho
thấy: kế toán Pháp sử dụng 2 phương pháp tính khấu hao là khấu hao đều
và khấu hao lùi, có bản chất giống khấu hao theo đường thẳng và khấu
hao nhanh của Việt Nam, nguyên tắc tính khấu hao cũng là tròn ngày, hay
như kế toán Mỹ, trong kế toán Mỹ, các doanh nghiệp có thể sử dụng một
trong các phương pháp khấu hao sau đây:
+ Phương pháp đường thẳng: theo phương pháp này mức khấu hao
được tính:
Mức tính khấu hao trung bình hàng năm TSCĐ
=

Nguyên giá
TSCĐ- Giá trị thanh lí ước tính


Thời gian sử dụng ước tính
Mức khấu hao hằng quý = Mức khấu hao hàng năm x 3/12
+ Phương pháp số dư giảm dần có hệ số điều chỉnh là 2: Theo phương
pháp này việc tính khấu hao cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định
như sau:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng (%)
=
1
x
100
Thời gian sử dụng ước tính
Bước 2: Xác định tỷ lệ khấu hao nhanh với hệ số điều chỉnh là 2
Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao nhanh(%) =
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp
đường thẳng (%) x
2
Bước 3: Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các
năm đầu theo công thức dưới đây:
Mức tính khấu hao hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của
TSCĐx
Tỷ lệ khấu hao nhanh

Mức khấu hao năm cuối cùng được tính theo công thức:
Mức tính khấu hao năm cuối cùng của TSCĐ
=
Giá trị còn lại
của TSCĐ Giá trị thanh lí ước tính
Cũng giống như phương pháp đường thẳng, nếu một TSCĐ chỉ được
sử dụng một quý trong năm thi mức khấu hao ở quý đầu tiên này sẽ được
tính:
Mức khấu hao quý = mức khấu hao năm *3/12
+ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: theo
phương pháp này việc tính khấu hao cần thực hiện theo các bước:
Bước 1: Xác định mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm:
Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm =
Nguyên giá TSCĐ – giá trị
thanh lí ước tính
Tổng sản phẩm theo công suất thiết kế
Bước 2: Xác định chi phí khấu hao trong kỳ:
Mức khấu hao trong kỳ =
Mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm
x
Tổng sản phẩm sản xuất trong kỳ
+ Phương pháp khấu hao theo tổng của các số năm sử dụng:
Theo phương pháp này (cũng là phương pháp khấu hao nhanh) các số
năm dự kiến được cộng lại vơi nhau. Tổng của các năm sử dụng được
dùng làm mẫu số của dãy các tỷ số. Tử số của dãy tỷ số này là số thứ tự
năm sử dụng theo thứ tự ngược lại.
Trong trường hợp thời gian sử dụng dài thì có thể xác định tổng số của
năm sử dụng theo công thức: n((n + 1)/2). Trong đó n là số năm sử dụng.



Nhận xét: Về cơ bản các phương pháp tính khấu hao trong kế toán
Mỹ cũng giống với kế toán Việt Nam nhưng bên cạnh đó cũng có một số
điểm khác biệt sau:
+ Mỹ có thêm 1 phương pháp tính khấu hao so với Việt Nam.
+ Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh thì chỉ có một hệ số điều
chỉnh là 2.0. Và cũng trong phương pháp này, khi tính toán mức khấu hao
hàng năm, chúng ta không đi loại trừ giá trị thu hồi ước tính khi thanh lý
TSCĐ mà đến năm cuối cùng mức khấu hao sẽ bằng giá trị còn lại trừ đi
giá trị thanh lý ước tính. Nghĩa là giá trị thanh lý ước tính sẽ không được
khấu hao.
+ Nguyên tắc tính khấu hao của kế toán Mỹ là nếu TSCĐ tăng hoặc giả
trong vòn 15 ngày đầu của tháng thì việc tính hoặc thôi không tính khấu
hao được tính tròn từ tháng đó; nếu TSCĐ tăng hoặc giảm từ ngày 16 cho
đến cuối tháng thì việc tính hoặc thôi không tính khấu hao được bắt đầu
từ tháng kế tiếp.
Ở kế toán Việt Nam, những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định
theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức
khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của
tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn
lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Nhưng điểm khác biệt quan trọng giữa phương pháp tính khấu hao
ở Mỹ và Việt Nam đó là: trong kế toán Mỹ ở cả 3 phương pháp tính khấu
hao đều loại trừ giá trị thanh lý ước tính của TSCĐ giống như quy định
trong chuẩn mực kế toán số 03 của Việt Nam. Giá trị này đã được doanh
nghiệp thu hồi khi thanh lý TSCĐ nên không được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ là hợp lý.
Theo chuẩn mực số 03 quyết định của bộ trưởng Bộ Tài chính số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và
công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam ( đợt 1):
“Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo

cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy
được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp
dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.”
Trong khi đó theo thông tư số: 45/2013/TT-BTC, thông tư về hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của bộ Tài
chính, ban hành ngày25 tháng 4 năm 2013: “Khấu hao tài sản cố định: là
việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố


định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của
tài sản cố định.”
Như vậy giữa thông tư hướng và chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa
có sự thống nhất và bổ sung cho nhau.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHẤU
HAO TSCĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật tại Việt Nam về chế độ quản
lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ
3.1.1Thông tư 203/2009/TT - BTC
Theo Quyết định 206/2003/ QĐ-BTC , dù doanh nghiệp có áp dụng
phương pháp tính khấu hao nào thì cũng phải tuân thủ những quy định
sau:
- Tất cả các loại TSCĐ liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phả trích khấu hao, mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào chi
phí kinh doanh trong kỳ kể cả TSCĐ đang thế chấp, cầm cố.
- Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp lựa chọn và đăng ký áp dụng

cho từng TSCĐ phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi
trong cách thức sử dụng tài sản đó
- Thời gian sử dụng để tính khấu hao TSCĐ phải căn cứ vào khung
thời gian sử dụng thống nhất do Bộ Tài chính quy định.
- Việc trích hoặc thôi không trích khấu hao TSCĐ được tính bắt đầu từ
ngày mà TSCĐ đó tăng hoặc giảm
- Không được trích khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết
giá trị dù vẫn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Quyết định 206/2003/ QĐ-BTC này thể hiện một sự thay đổi đáng kể so
với chế độ tài chính trước đó về quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản
cố định ( Quyết định 166/1999/QĐ – BTC)
Ngày 20 tháng 10 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Thông tư này
có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 và thay thế quyết địnhsố 206/2003/QĐ-BTC
ngày 12/12/2003 : Các quy định trong Quyết định số 206/2003 về cơ bản
vẫn được áp dụng trong việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ, song để đổi
mới kế toán Việt Nam trong tiến trình hội nhập với thế giới, Quyết định
cần được chỉnh sửa, cập nhật cho phù hợp với sự thay đổi cho phù hợp
với cơ sở pháp lý, cụ thể:
Về đối tượng và phạm vi áp dụng:
Trước đây, theo Quyết định 206 chỉ bắt buộc áp dụng với DNNN, các
doanh nghiệp khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới
việc xác định chi phí khấu hao tài sản cố định để tính thuế thu nhập doanh
nghiệp. Nhưng kể từ khi có Thông tư 203, chi phí khấu hao TSCĐ được
sử dụng để xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN cho mọi doanh


nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp
luật.
Về xác định nguyên giá của TSCĐ :

Các nội dung về xác định nguyên giá TSCĐ của Thông tư 203 không có
khác biệt nhiều so với quyết định số 206, tuy nhiên thông tư 203 có một
số điểm bổ sung, làm rõ như sau:
- Đối với TSCĐ hữu hình mua sắm:
+ Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là
TSCĐ vô hình, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên
giá là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp
đến việc đưa TSCĐ vào sử dụng.
+ Mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất, doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì giá trị
quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình;
nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán
công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và
xây dựng hiện hành.
-TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Theo quyết định số 206:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất là giá thành
thực tế của TSCĐ cộng (+) các chi phí liên quan.

Thông tư số 203 phân biệt rõ hai trường hợp:
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá trị quyết toán công
trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng
chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán nguyên giá theo giá
tạm tính và điều chỉnh sau khi quyết toán công trình hoàn thành.
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ
hữu hình cộng (+) các chi phí liên quan
-TSCĐ được cho, biếu, tặng, nhận góp vốn, nhận lại vốn góp, do phát
hiện thừa


Quyết định 206 quy định :
Nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng
(+) các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng

Thông tư 203 phân biệt riêng 2 trường hợp:
- TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá
là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định
giá chuyên nghiệp.
- TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: Nguyên giá là giá trị
do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp
và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá


theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập
chấp thuận.

TSCĐ được cấp, được biếu, được tặng:
Thông tư 203 quy định: Nguyên giá là là giá trị hợp lý ban đầu cộng (+)
các chi phí liên quan, thay thế cho quyết định 206 về nguyên giá là giá trị
giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận.

TSCĐ đi thuê:
Quyết định 206 không có quy định về tài sản cố định đi thuê, nhưng khi
ban hành thông tư 203 đã có những quy định rõ ràng đối với loại TSCĐ
này: trong hợp đồng thuê tài sản (bao gồm cả thuê hoạt động và thuê tài
chính) quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời
gian thuê thì chi phí sửa chữa TSCĐ đi thuê được phép hạch toán vào chi
phí hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh nhưng thời gian tối đa

không quá 3 năm.

Đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất
Quyết định 206 quy định tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh
doanh, không ghi nhận là tài sản cố định vô hình.Nhưng thông tư 203 đã
chi tiết và phân biệt rõ thành 2 trường hợp riêng biệt:
+ Trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì được phân bổ dần
vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Trả tiền thuê đất hàng năm thì hạch toán vào chi phí kinh doanh trong
kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
Về quy định thay đổi nguyên giá TSCĐ:
Quyết định 206 quy định 4 trường hợp thay đổi nguyên giá TSCĐ, thông
tư số 203 Cũng quy định 4 trường hợp như Quyết định 206, nhưng quy
định rõ hơn 3 trường hợp đánh giá lại giá trị TSCĐ:
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện tổ chức lại DN, chuyển đổi sở hữu DN, chuyển đổi hình thức
DN: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê,
chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ
phần thành công ty TNHH.
- Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài DN.
Về nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ
Thông tư số 203 bổ sung một số trường hợp được trích khấu hao và
không được trích khấu hao (đã qui định và áp dụng theo các qui định về
thuế TNDN – cụ thể là Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008).
Ngoài ra, Thông tư số 203 còn hướng dẫn thêm như sau:
- TSCĐ sử dụng phục vụ phúc lợi cho người lao động (như nhà nghỉ giữa
ca, nhà thay quần áo…) có tham gia hoạt động sản xuấtkinh doanhthì căn
cứ vào thời gian và tính chất sử dụng để trích khấu hao và thông báo cho
cơ quan thuế.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa

được, doanh nghiệp xác định trách nhiệm bồi thường. Chênh lệch giữa


giá trị còn lại của tài sản vài tiền bồi thường và giá trị thu hồi được, dùng
quỹ dự phòng tài chính để bù đắp; trường hợp quỹ này không đủ để bù
đắp thì tính vào chi phí.
- Đánh giá lại TSCĐ đã hết khấu hao để góp vốn, điều chuyển thì TSCĐ
này phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định nhưng không thấp
hơn 20% nguyên giá tài sản đó, thời gian trích khấu hao từ 3 đến 5 năm
và phải đăng ký với cơ quan thuế.
- Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước xác định giá trị doanh nghiệp để
cổ phần hóa theo phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) thì phần
chênh lệch tăng giữa giá trị ghi sổ sách không được ghi nhận là TSCĐ vô
hình và được phân bổ không quá 10 năm.
Về xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Thông tư số 203 bổ sung: TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu
trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thời gian sử dụng là thời gian bảo
hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ (không tính thời hạn bảo hộ được gia
hạn thêm).
Về xác định thời gian sử dụng tài sản cố định trong một số trường
hợp đặc biệt:
Thông tư số 203 bổ sung: Đối với dây chuyền sản xuất có tính đặc thù
quân sự và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh tại các công
ty quốc phòng, công ty an ninh, thì căn cứ vào quy định tại Thông tư này,
Bộ Quốc phòng, Bộ Công An quyết định khung thời gian sử dụng của các
tài sản này.
Về Phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
Thông tư số 203 bổ sung: Trường hợp doanh nghiệp trích khấu hao nhanh
(theo phương pháp khấu hao đường thẳng) vượt 2 lần mức quy định tại
khung thời gian sử dụng tài sản cố định nêu tại Phụ lục 1 kèm theo Thông

tư này, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được
tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
Về khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ: chỉ có một số thay đổi như
sau:
Bảng 3.1 Một số thay đổi về khung thời gian sử dụng TSCĐ.
Danh mục
các nhóm tài sản cố định Theo Quyết định 206
Theo Thông tư 203
Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối đa
(năm) Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối đa
(năm)
B. Máy móc, thiết bị công tác
2. Máy móc thiết bị dùng trong ngành khai khoáng
5
8
5
10
8. Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ,
thủy tinh
6
8
10
20


Danh mục các nhóm TSCĐ: bổ sung vào nhóm B và nhóm F các TSCĐ
như sau:
Bảng 3.2 Các nhóm TSCĐ bổ sung vào nhóm B và F

Danh mục
các nhóm tài sản cố định Theo Quyết định 206
Theo Thông tư 203
Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối đa
(năm) Thời gian sử dụng tối thiểu (năm)
Thời gian sử dụng tối đa
(năm)
B. Máy móc, thiết bị công tác
19. Máy móc, thiết bị dùng trong ngành lọc hoá dầu
Không có
Không có 10
20
20. Máy móc, thiết bị dùng trong thăm dò khai thác dầu khí.
Không có
Không có 7
10
21. Máy móc thiết bị xây dựng Không có Không có 8
12
22. Cần cẩu Không có Không có 10
20
F. Nhà cửa, vật kiến trúc
2. Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà thay quần áo, nhà để
xe... Không có Không có 6
25
Như vậy, việc ban hành Thông tư số 203/2009/TT-BTC đã thể hiện một
sự thay đổi đáng kể so với chế độ tài chính trước đó về quản lý, sử dụng
và trích khấu hao TSCĐ.
3.1.2
Thông tư số 45/2013/TT - BTC

Từ khi có Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 về hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, các doanh
nghiệp đã thực hiện từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên, trong thực tiễn
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định vẫn cần có những thay
đổi để phù hợp với thực tế hiện nay nên ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính đã
ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý, sử
dụng và trích khấu hao tài sản cố định thay thế Thông tư số 203/2009/TTBTC.
Theo Lê Thị Hồng, Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 6-2013: “Quy định
mới về trích khấu hao tài sản cố định” :Một số điểm mới của Thông tư
45/2003 so với Thông tư 203:
Thứ nhất, về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ, Thông tư 45 quy định nguyên
giá TSCĐ phải có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên trong khi Thông tư 203
quy định là 10 triệu đồng. Đối với TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi,
quản lý và trích khấu hao theo Thông tư 203 nay không đủ tiêu chuẩn về
nguyên giá là 30 triệu thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ
vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ
không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.
Thứ hai, giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp khi xác
định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo phương pháp tài sản và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định được phân bổ không quá


×