Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đối chiếu ý nghĩa biểu trưng của hoa sen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.21 KB, 14 trang )

I. Đặt vấn đề
Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc cũng như Việt Nam,
hình tượng cây sen đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống của mỗi con người của
hai dân tộc. Hình ảnh cây sen đã mang nét tượng trưng độc đáo của con
người Á Đông. Song, hình ảnh cây sen ở trung quốc cũng như việt nam có
những ý nghĩa tượng trưng nào? Người dân của mỗi dân tộc có cách nhìn
như thế nào về hình ảnh ấy? Trong hình ảnh ấy thì quan niệm của mỗi dân
tộc có gì khác nhau? Chính điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu vấn đề này, từ
đó tiến hành so sánh, đối chiếu ý nghĩa biểu trưng về hình ảnh cây sen trong
tiếng Trung và tiếng Việt
1.Cơ sở đối chiếu
Đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu những điểm giống và khác nhau trong
hình ảnh cây sen của Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó giúp ta hiểu biết thêm
về những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của hai dân tộc.
2. Phạm vi đối chiếu
Đối chiếu ý nghĩa biểu trưng của hình tượng cây sen trong tiếng Trung và
tiếng Việt
3. Phương thức đối chiếu
Tôi thực hiện phương thức đối chiếu đồng đại động về ý nghĩa biểu trưng
của hình tượng cây sen trong tiếng Trung và tiếng Việt, từ đó đưa ra những
kết luận.
4. Thủ pháp đối chiếu
Sử dụng thủ pháp đối chiếu chuyển dịch 2 chiều.
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Văn hóa là gì?
Văn hóa là “một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do


con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình"


(PGS.PTS Trần Ngọc Thêm).
Theo định nghĩa của UNESCO thì văn hóa hôm nay có thể coi là tổng
thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định
tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người và những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng; văn
hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân. Chính văn hóa làm
cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc
phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ Văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn
thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi khỏi biết mệt
những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản
thân".
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham
gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã
hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và
tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và
hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do
con người tạo ra.


1.2. Phân biệt ý, nghĩa, ý nghĩa

Bảng 1: Biểu đồ hình cây (dẫn luận ngôn ngữ .t76 )
1.2.1. Cái sở chỉ
Cái sở chỉ là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên. Cái sở chỉ có thể gồm Cái
những đối tượng ngoài ngôn ngữ và những đối tượng trong ngôn ngữ. Các

đối tượng thực tế ngoài ngôn ngữ có thể gồm những sự vật khác nhau,
những thuộc tính hành động, phẩm chất và quan hệ vốn có đối với sự vật ấy.
Các đối tượng trong ngôn ngữ gồm :
 Những hiện tượng được biểu thị bằng các thuộc ngữ ngôn ngữ học
như từ, cụm từ, trọng âm, âm vị, âm tiết, thanh điệu…
 Những thông báo về những mối quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ,
được biểu thị bằng các liên từ, giới từ, đại từ…
2.2 Cái sở biểu


Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của con
người.
1.2.2. Nghĩa của từ
Là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó.
Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng
ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho). Vì từ
có quan hệ rất đa dạng với các hiện tượng khác nhau cho nên nghĩa của từ
cũng là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành tố đơn giản hơn như
:
1.2.2.1. Nghĩa sở chỉ:
Đó là mối quan hệ của từ với đối tượng mà từ biểu thị. Đối tượng mà
từ biểu thị không chỉ là những sự vật, mà còn là các quá trình, tính chất,
hoặc hiện tượng thực tế nào đó. Những sự vật, quá trình, tính chất, hoặc hiện
tượng mà từ biểu thị được gọi là cái sở chỉ của từ. Mối quan hệ của từ với
cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ
1.2.2.2.. Nghĩa sở biểu
Đó là quan hệ của từ với ý, tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà
từ biểu hiện. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ được gọi là cái sở
biểu và quan hệ của từ với cái sở biểu được gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ
ý nghĩa, thích hợp nhất là dùng để chỉ nghĩa sở biểu.

1.2.2.3. Nghĩa sở dụng:
Đó là quan hệ của từ và người sử dụng
1.2.2.4. Nghĩa kết cấu
Mối từ đều nằm trong hệ thống từ vựng, có quan hệ đa dạng và phức
tạp với những từ khác. Quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ thống
được gọi là nghĩa kết cấu.


2. Miêu tả
Tồn tại từ ngàn năm cùng với cây cỏ thiên nhiên đất nước, sen không chỉ là
người bạn thân thiết mà còn được xem như là biểu trưng văn hoá bén rễ sâu
trong tâm thức người dân Trung Quốc và Việt Nam.
Sen có tên khoa học là Nelumbonaceae, thuộc loài túc thảo, môi
trường sống tự nhiên của sen ở vùng đầm lầy, ao, hồ nông hoặc ở vùng sâu
ngập nước. Theo các nhà khoa học, sen đã có mặt trên trái đất khoảng từ gần
100 triệu năm trước, mọc phổ biến ở nhiều nước Châu Á và Châu Úc. Mùa
hè là mùa sen nở và hương sen dịu nhẹ có thể thoảng trong gió bay xa đến
vài trăm mét. Sen từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của
người dân ở Á Đông. Nó biểu trưng cho nhiều hình tượng của con người
trong cuộc sống. Song mỗi một quốc gia, dân tộc, chính bởi sự xa cách địa
lý cũng như văn hóa, phong tục tập quán của mỗi nơi mà Sen đã mang cho
mình những đặc trưng khác nhau. Sau đây tôi xin giới thiệu qua những nét
đặc trưng về ý nghĩa của hình tượng cây Sen trong người dân Trung Quốc và
Việt Nam.
2.1. Ở Trung Quốc
Hoa sen có nhiều tên gọi khác nhau như: 荷花 (hà hoa), 莲花 (liên
hoa)... Là loài hoa quý trong các loài hoa. Từ xưa nay, người Trung
Quốc đều lấy hoa sen làm tượng trưng cho sự may mắn, hóa thân cho sự
lương thiện, mĩ miều. Vì thế, người Trung Quốc vẫn thường tặng hoa sen
cho bạn bè, người thân của mình, để chúc cho họ gặp được nhiều may mắn.

《群芳莲》卷二十九:“莲莲莲,晋泰和莲,莲之嘉莲。”


Cây sen được cho là nguồn cội của lẽ sinh thành vạn vật. Hoa sen với
gương sen của nó chứa đựng những chủng tử (hạt sen) đã được coi là biểu
trưng của cơ quan sinh sản. Nó là biểu trưng cho sự thịnh vượng, cho Phúc,
một trong ba điều tối hảo: Phúc - Lộc - Thọ của người Trung Quốc.
Trong ẩm thực của người Trung Quốc, Sen cũng được dùng để chế
biến các món ăn độc đáo, bổ dưỡng cho cơ thể. Đài sen, hạt sen, hoa sen,
ngó sen, rễ sen,… đều có thể làm thành các món ăn, làm trà uống, còn dùng
nó để làm bánh trung thu. Càng tăng thêm sự phong phú, đa dạng trong các
món ăn của đất nước ẩm thực này. Ví dụ: 莲子粥、莲房脯、莲子粉、藕片
莲肉、荷莲蒸肉、荷莲粥等等莲不莲莲
Sen cũng là một thực phẩm được dùng để chế biến ra các phương
thuốc để chữa bệnh trong nền y học lâu đời của Trung Quốc.
Hoa sen biểu trưng cho sự thanh khiết, sạch sẽ, không nhuốm bụi trần của
phật giáo. Đặc trưng đó chính là hình ảnh ngồi trên bệ sen của Phật hoặc
Quan thế âm bồ tát mà chúng ta thường thấy. Hình ảnh cây sen thường mang
ý nghĩa nhân quả luân hồi (quá khứ: sen nở; hiện tại: đài sen; tương lai: hạt
sen) trong phật giáo.
Như trong “Ái Liên Thuyết” của Chu Đôn Thần có miêu tả cây Sen
như thế này: “予莲莲莲之出莲泥而不染,濯莲莲而不妖,中通外直,不
蔓不枝;香莲益莲,亭亭莲植;可莲莲而不可莲玩焉”. Là câu văn nổi
tiếng đã ca ngợi nét đẹp trong hoa Sen, xuất thân từ bùn dơ lầy lội; nhưng
không bị xấu đi, mà còn vượt lên, tỏa làn hương ngào ngạt thơm ngát. Hoa
sen mọc từ bùn mà không nhuốm mùi bùn. Vì thế, người dân Trung Quốc
luôn mang phẩm chất cao đẹp, để cổ vũ tinh thần cho mình.


Họ còn coi hoa Sen là biểu trưng, sứ giả của tình bạn. Người Trung

Quốc xưa còn có truyền thống “春天折梅莲莲,秋天采莲莲人” (mùa xuân
bẻ mai tặng bạn xa, mùa thu hái sen nhớ người thương)
Do cây sen trong tiếng Trung có nhiều tên gọi khác nhau, trong đó
“荷” có âm đọc là /hé/ với “和” cùng âm, và “莲”với“莲”có cùng âm đọc
là /lián/. Nên trong văn hóa truyền thống của người Trung Quốc thường coi
hoa sen là biểu tượng của hòa bình, hòa hợp, hợp tác, hợp lực, đoàn kết, liên
kết… Vì thế, người Trung Quốc đều cho rằng việc thưởng thức hoa sen cũng
giống như việc ngẫm nghĩ về “和” (hòa) trong văn hóa của họ.
Trong văn hóa của người Trung Quốc, hoa Sen là đối tượng, đề tài
đầy hứng thú, mang nhiều vẻ đẹp khác nhau trong thơ ca.
莲竟西湖六月中,
莲光不莲四莲同。
接天莲莲无莲碧,
映日荷花莲莲莲。
Trên đây là bài thơ có tựa đề “莲出莲慈寺送林子方” của Dương Vạn
Lý đã miêu tả vẻ đẹp của Sen xanh biếc kéo dài cả bầu trời ở Hồ Tây vào
mùa hè. [2.131]. Trong thơ ca Trung Quốc còn dùng hình tượng hoa sen để
chỉ về hình ảnh của những người con gái đẹp. Bắt nguồn từ ngày xưa họ cho
rằng hoa sen rất giống khuôn mặt của người con gái đẹp nên lấy tên gọi “芙
蓉” (phù dung: chỉ người con gái đẹp). Truyền thuyết đầu tiên có liên quan
đến hoa sen cũng lấy một người con gái làm nhân vật chính. Tương truyền
rằng hoa sen là hiện thân của một người nô tì của Vương Mẫu Nương


Nương… vì thế người Trung Quốc luôn lấy hình ảnh hoa sen để gắn liền với
hình ảnh những người con gái trong sáng, thanh khiết.
Hình tượng hoa Sen cũng được các nghệ nhân điêu luyện dùng để tô
điểm cho các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc và các đồ dùng trong
cuộc sống.
2.2. Ở Việt Nam

Hoa sen rất thích hợp với môi trường có khí hậu nhiệt đới như nước
ta. Từ Bắc vào Nam, nó có mặt khắp mọi nơi, gần gũi và thân thiết với mọi
người như cây tre, cây đa. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở
hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm.
Ở Việt Nam, sen được xếp vào bộ tứ quý (4 mùa): Lan, sen, cúc, mai
và xếp vào hàng “tứ quân tử” cùng tùng, trúc, cúc.
Nhắc đến cây Sen, chắc hẳn không một ai trong chúng ta là chưa từng
một lần nhìn thấy hoặc biết về nó. Có thể nói loài cây dân dã này đã có sự
gắn bó mật thiết với cuộc sống mỗi gia đình Việt. Nó đã mang trong mình
nhiều giá trị trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Với lịch sử lâu đời,
Sen là loài cây rất hữu ích, con người có thể tận dụng tất cả các bộ phận của
cây sen.Từ phần cắm sâu dưới bùn, ngó sen, hoa, lá, gương sen, quả sen, hạt
sen, tâm sen, nhị sen, tua sen, cả thân sen nữa… Mỗi bộ phận đều có công
dụng riêng, sen được dùng làm thực phẩm, để trang trí, làm thuốc, lá sen
dùng để gói … Những món ăn được chế biến từ cây sen còn là nét ẩm thực
độc đáo của người dân Việt.
Trong lòng mỗi người dân Việt, sen là loài hoa tượng trưng cho vẻ
đẹp tươi sáng, cao sang, thuần khiết, thanh khiết, tao nhã; mang tính chất
dân tộc. Chính vì thế, hoa sen luôn là nguồn cảm hứng bất tuyệt của thi ca và


nghệ thuật... Có lẽ, không người Việt Nam nào không thuộc bài ca dao đầy
tính triết lý này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng bông trắng là xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Người Việt đã cảm nhận được ý hay “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi
bùn”, sen sống trong bùn nhưng sen vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát.
Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, vô

nhiễm. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần
“vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam.
Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa
của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt
trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội hoạ,

Sen tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một vẻ
đẹp dịu dàng, kín đáo nhưng thanh thoát trong những câu ca dao, tục
ngữ của người Việt.
“…
Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
Một chị hai chị cũng như sen
“Tống biệt hành” (Thâm Tâm)
Sen tượng trưng cho nhưng điều giản dị, dân dã, gần gũi
“Ao cạn vớt bèo cấy muống
Trì thanh phát cỏ ương sen.”
(Nguyễn Trãi)


Đối với người Việt Nam, nhắc đến sen, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến
vùng Đồng Tháp Mười và người lãnh tụ vĩ đại của đất nước, Chủ tịch Hồ
Chí Minh:
“Tháp Mười Đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Sen còn tượng trưng cho mùa hè trong thơ ca của các thi sĩ Việt Nam
“Xuân sang ăn trúc,đông ăn giá
Thu tắm hồ ao, hạ tắm sen.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị
trí rất quan trọng. Tinh thần “cư trần bất nhiễm trần”, đó cũng chính là ý

nghĩa của hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và
thánh thiện, sự duy trì và phát triển của Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn.
Nó tượng trưng cho chốn thanh bạch, không vướng bụi trần nên thường
được thấy nhiều trong chùa, đình, miếu và những nơi linh thiêng… Sen
tượng trưng cho Đức Phật: “Phật ngự tòa sen”
Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở
thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu
lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này
được hình thành từ một giấc mộng đài sen của vua Lý Thái Tông. Cảm hứng
từ mộng là loại tâm lý nghệ thuật của các dân tộc phương Đông. Chùa có
hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” một cọng sen. Ở
đây, hoa sen là sự giác ngộ, đạt được sự trong sáng và giải thoát khỏi bùn
nhơ...
Hoa sen in đậm dấu ấn của mình trong tâm khảm của những nghệ
nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu cho các sản phẩm xây


dựng, trang trí. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng
hài hòa, thanh thoát.
3. So sánh, đối Chiếu
3.1. Giống nhau
Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia thuộc miền Á Đông, lại là
đất nước láng giềng, sông liền sông, núi liền núi; cùng với lịch sử lâu đời
giao lưu với nhau và nhất là Việt Nam lại bị Trung Hoa đô hộ cả ngàn năm
bắc thuộc. Trong nhiều lĩnh vực khác nhau của hai quốc gia, dân tộc đã có
những ảnh hưởng nhất định tới nhau. Chính vì thế, hình ảnh sen trong đời
sống người dân của hai dân tộc đều có những ý nghĩa biểu trưng đồng nhất
nhất định.
Do ảnh hưởng từ sự du nhập phật giáo Ấn Độ, hình ảnh cây sen trong
ở hai quốc gia đã mang sự thanh cao, tinh khiết… biểu trưng cho giá trị đạo

đức truyền thống trong phật giáo. Cụ thể chúng ta có thể thấy được đó là
trong những công trình kiến trúc có những họa tiết trang trí, những đồ vật
được dùng trong các ngôi chùa phật giáo đều có bóng dáng của hoa sen. Đặc
biệt là hình ảnh phật, Quan thế âm bồ tát ngồi trên bệ hoa sen trong các công
trình chùa chiền của phật giáo. Điều này còn biểu trưng cho tinh thần bất
nhiễm trần của người giác ngộ lẽ đời, và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho
triết lý cao siêu của Phật giáo.
Hoa sen đều mang ý nghĩa biểu trưng cho hình ảnh người con gái đẹp,
trong sáng…, xuất hiện nhiều trong thơ ca, truyền thuyết… của người Trung
Quốc và Việt Nam.
Các bộ phận của Sen đều được sử dụng nhiều trong các món ăn,
phương thuốc chữa bệnh trong cuộc sống hàng ngày của người dân hai
nước.


Hình ảnh sen còn tượng trưng cho phẩm chất “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn” của con người Trung Quốc và Việt Nam xưa nay. Hình tượng
hoa sen được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc.
Hình ảnh sen trong mọi kiến trúc, các đồ dùng, họa tiết trang trí trong
cuộc sống đều thể hiện được sự đơn giản, giản dị của người Trung Quốc và
Việt Nam.

2.2. Khác nhau
Mặc dù, hình ảnh cây sen đều có nhiều nét tương đồng trong quan
niệm của người dân hai dân tộc. Song nó cũng có những ý nghĩa biểu trưng
khác nhau cơ bản, đã tạo nên những hình ảnh đẹp, riêng của cây sen. Làm
nên sự phong phú trong bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Đối với hình ảnh
cây sen, Trung Quốc và Việt Nam
Thứ nhất, phải kể đến là hoa sen ở Trung Quốc được xưng với rất
nhiều tên gọi khác nhau, như: 花荷、莲花、芙莲、水芝、芙蓉… Nhưng trong

tiếng Việt thì chỉ dùng có một tên gọi.
Thứ hai, người Trung Quốc có quan niệm cho rằng hoa sen cũng là
một biểu tượng cho sự may mắn trong cuộc sống của họ.
Thứ ba, ở Trung Quốc người ta cho rằng sen là biểu hiện của sự luân
hồi trong phật giáo. Quá khứ, hiện tại và tương lai của con người được thể
hiện ở thời kỳ sen nở, sen làm đài, kết hat.
Bởi theo quan niệm truyền thống của người Trung Quốc hạt được gọi
là … đồng âm với tử (con). Đài (gương) sen có nhiều hạt nên thường là vật
để cầu mong con cháu đông đầy. Thể hiện ước muốn nối truyền liên tục.


Người dân trung quốc còn coi sen là biểu trưng cho sự thịnh vượng,
cho Phúc một trong ba điều tối hảo: Phúc - Lộc - Thọ.
Còn đối với người Việt, hoa sen luôn mang cho mình sự giản dị như
chính con người Việt Nam. Vì thế, người Việt luôn lấy hình ảnh hoa sen để
tượng trưng cho người cha già của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời
và sự nghiệp của người luôn gắn liền với hình ảnh đơn sơ, giản dị như chính
bông sen Tháp Mười của miền Nam yêu dấu.
Trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật; đặc biệt trong những câu ca
dao, tục ngữ,… luôn gắn liền với cuộc sống đời thường chân phác, mộc mạc
của con người Việt Nam. Hình ảnh cây sen đã là cái cớ để cho đôi trai gái
quen nhau, là hình ảnh để cho những người con gái quá lứa lỡ thì than than
trách phận, là hình ảnh vui nhộn trong trong dân ca xứ Thanh…
III. Nhận xét
Qua việc so sánh và đối chiếu ý nghĩa biểu trưng về hình ảnh sen
trong văn hóa Việt Nam và Trung Quốc, cho ta thấy được những nét giống
và khác nhau trong quan niệm của người dân hai dân tộc về hình ảnh cây
sen. Nhìn chung giữa hai dân tộc có nhiều nét đồng nhất cũng như khác biệt,
cho thấy đó là sự tiếp thu và ảnh hưởng lẫn nhau trong văn hóa, nhưng mỗi
dân tộc đều có nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của mình.

Việc giúp chúng ta hiểu sâu hơn về giá trị truyền thống trong văn hóa
đặc sắc của cả hai dân tộc, sẽ là những nền tảng kiến thức bổ ích để chúng ta
hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc mình, cũng như những kiến thức về
bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa. Sự hiểu biết về những giá trị trong
văn hóa vật chất, cũng như những giá trị trong văn hóa tinh thần lâu đời của
từng dân tộc, nhất là dân tộc Trung Hoa. Sẽ giúp cho người học tiếng Trung
như chúng ta càng nắm bắt được một cách nhanh chóng, chính xác những
suy nghĩ, quan niệm của người Trung Quốc trong các vấn đề khác nhau.


Thông qua đó, giúp chúng ta sẽ thúc đẩy hiệu quả cao hơn trong quá trình
tiếp xúc với người Trung Quốc.
Mặc dù, bản than tôi đã cố gắng tìm tòi, phân tích, tổng hợp nhiều tài
liệu liên quan đến vấn đề này. Song do khả năng của bản thân còn hạn chế,
hạn hẹp về thời gian nên trong quá trình đối chiếu chỉ có thể so sánh được
một số góc độ nào đó của vấn đề. Nhưng, thông qua việc đối chiếu của
mình, tôi hy vọng có thể giúp cho người đọc quan tâm hiểu thêm được một
phần nào về vấn đề này.

Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thiện giáp (2005), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB giáo dục,
[2] Mã Thụ Đức (2007), Giáo trình hán ngữ cao cấp, NXB Đại học ngôn
ngữ Bắc Kinh
[3] />[4] />[5] />[6] />[7] />[8] />[]
[]
[]
[]




×