Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giảng sinh lý phản xạ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.76 KB, 6 trang )

Sinh lý thần kinh

SINH LÝ PHẢN XẠ
• Mục tiêu:
1. Trình bày được các phản xạ của tủy sống.
2. Trình bày được các phản xạ của hành - cầu não.
3. Trình bày được các phản xạ của cuống não.
4. Trình bày được các phản xạ của tiểu não.
Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với những kích thích của môi
trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể. 5 thành phần của cung phản xạ:
+ Bộ phận nhận cảm (receptor).
+ Dây thần kinh hướng tâm (dây cảm giác).
+ Trung tâm phản xạ (thần kinh trung ương).
+ Dây thần kinh ly tâm (dây vận động).
+ Bộ phận đáp ứng (cơ, gân…)
1. Phản xạ tuỷ sống
- Trung tâm phản xạ nằm ở chất xám tuỷ sống.
- Các quy luật của phản xạ tủy:
+ Quy luật một bên: một kích thích yếu chỉ tạo ra phản xạ tại chỗ bị
kích thích.
+ Quy luật đối xứng: nếu tăng cường độ kích thích sẽ gây phản xạ bên
đối diện bị kích thích.
+ Quy luật khuếch tán: nếu tiếp tục tăng cường độ kích thích lên nữa
thì phản ứng đi từ sau ra trước của cùng bên bị kích thích.
+ Quy luật toàn thể: nếu kích thích với cường độ quá mạnh phản ứng
sẽ lan truyền khắp cơ thể, tất cả các cơ đều co.
- Cung phản xạ có thể có 2 hoặc 3 nơron
+ Cung phản xạ 2 nơron: thời gian tiềm tàng ngắn
Nơron I: Thân ở hạch gai
Sợi trục theo rễ sau thần kinh tuỷ vào tận cùng ở sừng
trước chất xám tuỷ sống.


Nơron II: Thân ở sừng trước chất xám tuỷ sống.
Sợi trục theo rễ trước thần kinh tuỷ đến cơ quan đáp ứng.
+ Cung phản xạ 3 nơron: thời gian tiềm tàng tương đối dài
Nơron I: Thân ở hạch gai
Sợi trục theo rễ sau thần kinh tuỷ vào tận cùng ở sừng sau
chất xám tuỷ sống.
Nơron II: Thân ở sừng sau chất xám tuỷ sống.
Sợi trục tận cùng ở sừng trước chất xám tuỷ sống.
Nơron III: Thân ở sừng trước chất xám tuỷ sống.

234


Sinh lý thần kinh

Sợi trục theo rễ trước thần kinh tuỷ đến cơ quan đáp ứng.
1.1. Phản xạ trương lực cơ
- Phản xạ ngồi: phản xạ ngồi là phản xạ co trương lực đồng thời các cơ
ở hai chi dưới và duy trì trong một thời gian dài để đảm bảo một tư thế
ngồi nhất định. Trung tâm phản xạ nằm ở vùng thắt lưng.
- Phản xạ đứng: các cơ duỗi ở chi dưới hưng phấn, tăng trương lực,
giúp các chi duỗi thẳng tạo tư thế đứng. Trung tâm phản xạ nằm ở
vùng thắt lưng.
- Phản xạ trương lực khi nghỉ ngơi: khi nghỉ ngơi cơ vẫn ở trạng thái co
trương lực với sự tham gia của nơron vận động gamma. Riêng phản xạ
trương lực của các cơ vùng cổ có sự tham gia của bộ máy tiền đình.
1.2. Phản xạ gân cơ
- Gõ lên gân gây co cơ.
- Cung phản xạ 2 nơron, receptor là gân cơ.
Bảng 14.4 Cung phản xạ 2 nơron, nơi kích thích, đáp ứng và trung tâm phản xạ


Phản xạ
Gân cơ nhị đầu
Gân cơ tam đầu
Trâm quay
Trâm trụ

Nơi kích thích

Đáp ứng

Trung
tâm
Gân cơ nhị đầu
Gấp cẳng tay
C5-C6
Gân cơ tam đầu
Duỗi cẳng tay
C6-C8
Dưới mấu trâm xương Gấp và xoay ngửa C5-C7
quay
cẳng tay
Dưới mấu trâm xương Úp sấp cẳng tay
C8
trụ
Gân cơ tứ đầu đùi
Duỗi gối
L3-L5
Gân gót
Gập bàn chân

S1-S2

Gân gối
Gân gót
1.3. Phản xạ da
- Vạch trên da gây co cơ vùng đó.
- Cung phản xạ 3 nơron.

Bảng 14.5 Cung phản xạ 2 nơron, nơi kích thích, đáp ứng và trung tâm phản xạ

Phản xạ
Da bụng

Nơi kích thích
Da bụng trên
Da bụng giữa
Da bụng dưới
Da bìu
Da mặt trong và
trên đùi
Da quanh hậu Da quanh hậu
môn
môn
Da lòng bàn chân Da lòng bàn chân

Đáp ứng
Co giật cơ bụng
Co bìu cùng bên

Trung tâm

D6-D8
D8-D10
D10-D12
L4-S3

Co cơ vòng hậu S3
môn
Gập 5 ngón chân S1-S2

235


Sinh lý thần kinh

1.4. Phản xạ gấp
Kích thích làm căng cơ sẽ gây phản xạ co các cơ gấp dẫn đến từng đoạn
chi gấp vào nhau. Đây là những phản xạ một synap (2 nơron).
1.5. Phản xạ duỗi và phản xạ duỗi chéo
- Phản xạ duỗi: khi đứng, trọng lượng cơ thể đè nặng lên 2 chân, các cơ
duỗi ở chân sẽ co lại, chân duỗi thẳng ra chống lại sức hút của trái đất.
- Phản xạ duỗi chéo: phản xạ xuất hiện ở 4 chi để hoàn thành động tác
đi hoặc chạy do hiện tượng co/duỗi các cơ đối lập nhau ở các chi đối
nhau. Ví dụ: kích thích đau vào chân trái sẽ gây co chân trái và tay
phải, duỗi chân phải và tay trái (chạy/đi) để kéo cơ thể ra khỏi tác
nhân kích thích.
1.4. Phản xạ thực vật
Trung tâm phản xạ nằm ở chất xám tủy:
- Trung tâm không định khu rõ: phản xạ bài tiết mồ hôi, phản xạ co cơ
dựng lông, phản xạ vận mạch.
- Trung tâm định khu rõ: phản xạ vùng đầu mặt cổ, phản xạ tim, phản

xạ hô hấp, phản xạ tiêu hóa, phản xạ tiết niệu-sinh dục.
2. Phản xạ hành-cầu não
- Phản xạ hô hấp: điều hòa hô hấp, bảo vệ hô hấp (ho, hắt hơi).
- Phản xạ tim mạch: điều hòa hoạt động tim, huyết áp.
- Phản xạ tiêu hoá: phản xạ cơ học (nhai, nuốt, nôn, cử động dạ dày, túi
mật), phản xạ tiết dịch tiêu hoá. Khám phản xạ cơ nhai: gõ vào hàm
dưới cằm gây co cơ nhai làm miệng khép lại.
- Phản xạ của mắt: phản xạ giác mạc, phản xạ chảy nước mắt.
- Phản xạ điều hòa trương lực cơ (nhân tiền đình).
- Phản xạ tư thế-chỉnh thế.
3. Phản xạ của cuống não
- Củ não sinh tư trước là trung tâm phản xạ định hướng với ánh sáng:
máy mắt, lay tròng mắt, quay đầu về phía nguồn sáng…
- Củ não sinh tư sau là trung tâm phản xạ định hướng với âm thanh:
vểnh tai, quay đầu, tai về phía nguồn âm…
- Phản xạ điều hòa trương lực cơ (nhân đỏ).
- Phản xạ tư thế-chỉnh thế
4. Phản xạ của tiểu não
Tiểu não tham gia vào các phản xạ chi phối vận động cùng bên và các
phản xạ thực vật.
4.1. Các phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động không tùy ý
Hai cung phản phản xạ chính: cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở gân,
cơ, xương, khớp và cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình.
4.1.1. Cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở gân, cơ, xương, khớp

236


Sinh lý thần kinh


- Bộ phận nhận cảm: các receptor bản thể ở gân, cơ, xương, khớp.
- Đường hướng tâm: các đường dẫn truyền cảm giác sâu về tiểu não:
+ Bó tủy tiểu não chéo (Gowers), bó tủy tiểu não thẳng (Flechsig).
+ Bó Goll-Burdach đến nhân thon, nhân chêm ở hành não rồi theo bó
hành-tiểu não vào tiểu não.
Các bó này tận cùng ở tiểu não cũ (thùy nhộng).
- Trung tâm phản xạ: thùy nhộng cho các sợi đến nhân mái của tiểu não.
- Đường ly tâm: Từ nhân mái có các bó đi ra:
+ Bó tiểu não-tiền đình đi đến nhân tiền đình ở hành não.
+ Bó tiểu não-hành não đi đến cấu trúc lưới ở hành não.
Từ đó xung động được tiếp tục dẫn truyền theo các đường ngoại tháp
đến các nơron vận động ở sừng trước tủy sống cùng bên.
- Bộ phận đáp ứng: là các cơ gây tác dụng:
+ Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ của các chi và
thân mình.
+ Kiểm soát phối hợp động tác và duy trì tư thế trong không gian
(phản xạ tư thế): điều chỉnh sự hoạt động của các cơ sao cho phối
hợp nhau trong một động tác nhất định, nhất là đối với các động tác
xen kẽ nhịp nhàng. Sự phối hợp hoạt động của các cơ có ý nghĩa
trong việc duy trì một tư thế nhất định.
4.1.2. Cung phản xạ có bộ phận nhận cảm ở cơ quan tiền đình
- Bộ phận nhận cảm: các receptor ở cơ quan tiền đình của tai trong.
- Đường hướng tâm: dẫn truyền theo dây thần kinh số VIII (phần tiền
đình) về nhân tiền đình ở hành não cùng bên. Từ đây xung động theo
bó tiền đình-tiểu não qua cuống dưới vào tiểu não cùng bên và tận
cùng ở tiểu não cổ (thùy nhung).
- Trung tâm phản xạ: thùy nhung cho các sợi đến nhân mái của tiểu não.
- Đường ly tâm: Từ nhân mái có các bó đi ra giống nhưng cung phản xạ
trên (bó tiểu não-tiền đình, bó tiểu não-hành não). Từ đó xung động
được tiếp tục dẫn truyền đến:

+ Cấu trúc lưới ở thân não.
+ Các nhân vận động nhãn cầu ở não giữa.
+ Các nhân vận động ngoại tháp.
+ Các nhân thực vật chủ yếu là nhân X.
+ Nơron vận động ở sừng trước tủy sống cùng bên.
- Bộ phận đáp ứng: là các cơ và các tạng gây tác dụng:
+ Kiểm soát và điều chỉnh việc làm tăng trương lực cơ của vùng cổ.
+ Kiểm soát và điều chỉnh thăng bằng cơ thể (phản xạ chỉnh thế):
chỉnh lại trương lực cơ và điều tiết các hoạt động vận động nhằm

237


Sinh lý thần kinh

duy trì tư thế và trạng thái thăng bằng bình thường của cơ thể. Các
biểu hiện chính của hoạt động này là:
. Cảm giác và chỉnh lại tư thế khi cơ thể (đặc biệt là vùng đầu) bị
thay đổi trạng thái thăng bằng, thay đổi tư thế, thay đổi tốc độ
vận động trong không gian.
. Phản xạ rung giật nhãn cầu: xuất hiện khi thân bị xoay vòng.
Hiện tượng này có hai chiều: chiều vận nhãn chậm ngược với
chiều xoay của thân, chiều vận nhãn nhanh ngược với chiều vận
nhãn chậm.
. Các phản xạ thực vật: khi tiền đình bị kích thích sẽ gây ra những
phản ứng thực vật về hô hấp, tim mạch, tiêu hóa… Trong đó
phản ứng tim mạch (thay đổi nhịp tim, huyết áp, trương lực mạch
máu não…), phản ứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn…) có vai trò thực
tiễn quan trọng.
• Phản xạ tư thế- chỉnh thế:

+ Là tập hợp những phản xạ phức tạp giữ cho cơ thể ổn định ở một tư
thế nhất định hoặc làm cho cơ thể tự động quay trở về tư thế cũ khi
tư thế cũ bị mất ổn định hay đưa cơ thể trở về tư thế bình thường
khi lâm vào một tư thế bất thường (nghiêng, ngửa, lộn người…).
+ Các phản xạ này xuất hiện khi có những kích thích từ mê cung tai
trong, các bộ phận nhận cảm bản thể, thị giác; cùng với sự tham
gia của nhân đỏ, nhân tiền đình và các cấu trúc khác của não (tiểu
não, cuống não, hành não).
4.2. Các phản xạ kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý
- Các xung động đến tiểu não tạo phản xạ:
+ Khi vỏ não vận động bị kích thích ngoài việc phát xung động theo
bó tháp nó còn phát xung động theo bó vỏ-cầu-tiểu não đến tiểu
não: chặng thứ nhất từ vỏ não xuống nhân của cầu não cùng bên,
chặng thứ hai sợi trục của nơron cầu não bắt chéo đường giữa theo
cuống giữa vào tận cùng ở tiểu não mới.
+ Khi các vùng vận động của các nhân nền não, của chất lưới và tủy
sống bị kích thích sẽ phát xung động đến nhân trám ở hành não. Từ
đây có bó trám-tiểu não bắt chéo đường giữa theo cuống dưới vào
tiểu não đối bên.
- Trung tâm phản xạ: tiểu não mới cho các sợi đến nhân răng của tiểu
não.
- Đường ly tâm: từ nhân răng có các đường dẫn truyền đi ra theo cuống
tiểu não trên:
+ Bó tiểu não-nhân đỏ: đi đến tận cùng ở nhân đỏ đối bên.

238


Sinh lý thần kinh


+ Bó tiểu não-đồi thị-vỏ não: sợi trục đi đến đồi thị đối bên, sợi trục
của đồi thị sẽ tiếp tục đi đến tận cùng ở vỏ não vận động.
- Đáp ứng:
+ Kiểm soát và điều chỉnh vận động tùy ý đảm bảo cho các hoạt động
được chính xác (đúng hướng, đúng tầm, nhịp nhàng) đặc biệt là các
động tác nhanh (chạy, đánh máy chữ, chơi đàn piano…).
+ Hoạt động khởi đầu-kết thúc động tác: làm cơ chuyển sang hoạt
động rất nhanh và mạnh lúc khởi đầu động tác và kết thúc động tác
đúng lúc bằng cách ức chế các cơ không đối kháng và kích thích cơ
đối kháng.
+ Lập chương trình vận động: đặt chương trình trước cho sự vận động
giúp các động tác được mềm mại, liên tục khi chuyển từ hướng này
sang hướng khác.
4.3. Điều hòa các phản xạ thực vật
Tiểu não có mối liên hệ về mặt giải phẫu và chức năng với vùng dưới
đồi và cấu trúc lưới, nơi có những vai trò quan trọng trong điều hòa các chức
năng thực vật do vậy tiểu não cũng có ảnh hưởng đến các chức năng thực vật.

239



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×