Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH_ Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.47 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU........................................ ........................................................ .... 2
1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG ...................................................................... 4
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG…........................................... ..................... 6
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG........................................................................... 13
4. KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 18
5. KẾT LUẬN.………................................................................................... 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 21

1


LỜI NÓI ĐẦU
Qua thời gian gần ba tháng học tập được bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà
nước chương trình chuyên viên tại Trường cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT
II, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường cùng sự quan tâm, dạy bảo
và hướng dẫn tận tình của các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức kỹ
năng về quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:
- Nhà nước và pháp luật;
- Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính;
- Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Từ những kinh nghiệm nhiều năm làm công tác quản lý trong lĩnh vực
ngành thủy lợi, qua việc xử lý những tình huống thực tế kết hợp với kiến thức đã
học qua lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trong thời gian qua
đã giúp tôi mạnh dạn nghiên cứu chọn đề tài “Xử lý vi phạm pháp luật về tài
nguyên và môi trường ở xã Sơn Giang, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk” xảy ra
trong hoạt động khai thác cát xây dựng, liên quan đến việc quản lý Nhà nước
trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Nhằm phân tích tình huống, tìm ra và lựa
chọn phương án xứ lý tối ưu nhất đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật nhưng
cũng đồng thời hợp tình, hợp lý trong điều kiện tình hình kinh tế xã hội của nước


ta trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước là bài kiểm tra cuối khoá nhằm
đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào thực tiễn của hoạt động quản
lý Nhà nước hiện hành. Thông qua đó, các học viên có vai trò như là người cán
bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực sự phù
hợp với điều kiện thể chế; phong tục tập quán Việt Nam, phong tục từng vùng,
miền. Song, những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không
đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả
2


năng phân tích cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng
vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung.
Do bài viết được thực hiện trong một thời gian có hạn, tính phức tạp của
tình huống có liên quan đến nhiều vấn đề trong xã hội và bài viết còn mang tính
chủ quan của người viết nên có thể không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của quý thầy cô và những người có quan
tâm đến công tác Quản lý nhà nước về Tài nguyên và môi trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng các quý thầy
cô đã quan tâm truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích từ khoá học và giúp đỡ tôi hoàn
thành tiểu luận này.

3


1. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1. Hoàn cảnh xuất hiện của tình huống
Tỉnh Đăk Lăk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, tọa độ địa lý từ 107028’57’’ đến
108059’37’’ kinh độ Đông và từ 1209’45’’ đến 13025’06’’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc
giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên

và Khánh Hòa, phía Tây giáp vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông; Diện
tích đất tự nhiên của tỉnh là 13.085 km2. Dân số: 1.710,8 nghìn người gồm 44
dân tộc anh em cùng định cư, sinh sống. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn
nhất (70,65%), sau đó là các dân tộc Ê Đê (13,69%), Nùng (3,9%), Mnông
(3,51%), Tày (3,03%), Thái (11,04%), Dao (0,86%)…và các dân tộc khác như
Ba Na, Gia rai, Sê Đăng… ; Đơn vị hành chính gồm 12 huyện (Buôn Đôn, Cư
M, Ea Hleo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Buk, Krông Năng)
và 1 thành phố (Buôn Ma Thuột); Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu
ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính
chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu
vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh.
Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh khá phong phú, phân bố tương đối
đồng đều, nhưng do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, những khe suối
nhỏ hầu như không có nước trong mùa khô nên mực nước các sông suối lớn
thường xuống rất thấp. Trên địa bàn có 2 hệ thống sông chính chảy qua là hệ
thống sông Srêpok và sông Ba. Hệ thống sông Srêpok có diện tích lưu vực chiếm
tới 2/3 diện tích lãnh thổ, bao gồm lưu vực dòng chính Srêpok và tiểu lưu vực Ea
H’Leo. Hệ thống sông Ba không chảy qua Đăk Lăk nhưng ở phía Đông và Đông
Bắc của tỉnh có 2 nhánh thuộc thượng nguồn sông Ba là sông Krông H’Năng và
sông Hinh.
4


Với những đặc điểm về khí hậu, thủy văn và với hệ thống sông ngòi phân
bố tương đối đồng đều trên lãnh thổ, cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con
suối có độ dài trên 10 km đã tạo cho Đăk Lăk 1 mạng lưới sông hồ khá dày đặc.
Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để
phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các địa bàn phân bố dọc theo 2 bên sông

Krông Ana. Ngoài ra còn có lượng nước ngầm tập trung chủ yếu trong các thành
tạo bazan và trầm tích đệ tứ, tồn tại dưới 2 dạng: nước lỗ hổng và nước khe nứt.
Diện tích rừng của Đăk Lăk là 608.886,2 ha, có nhiều
loại động vật quý hiếm, được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Trên địa
bàn có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm: sét
cao lanh, sét gạch ngói, vàng, chì, phốt pho, than bùn, đá quý, đá ốp lát, đá xây
dựng,cát xây dựng…
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk đã hoạt động không đúng quy định của pháp luật về khoáng
sản, đặc biệt là vi phạm các quy định về môi trường đã gây nhiều bức xúc cho
nhân dân tại một số địa phương của tỉnh, trở thành điểm nóng.
Trên các con sông trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hầu hết xảy ra nạn khai thác
cát trái phép, nhiều đoạn sông đã bị sạt lở, ảnh hưởng đến đê điều, phá hủy đất
canh tác của dân. Việc này cũng do nhu cầu bức xúc về vật liệu xây dựng trong
giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, phần do thiếu hiểu biết về pháp luật của
một số người dân, đồng thời có sự buông lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền
địa phương.
1.2. Mô tả tình huống
Ngày 06/12/2011 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk có văn
bản số 1990/SNN-TL kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Đăk Lăk, UBND
huyện Krông Bông xem xét kiểm tra, đình chỉ việc khai thác cát trên sông
Srêpok, tại địa bàn xã Giang Sơn, huyện Krông Bông, tình Đăk Lăk do lo sợ việc
5


khai thác cát sẽ ảnh hưởng đến hệ thống Đê kè sông Srêpok đang thi công do Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đăk Lăk làm chủ đầu tư, nguồn vốn vay
của Ngân hàng thế giới ODA.
Qua nghiên cứu công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Đăk Lăk, Sở Tài nguyên và Môi trường Đăk Lăk xác định trên địa bàn xã Giang

Sơn, huyện Krông Bông chưa được cấp phép khai thác khoáng sản cho tổ chức
cá nhân nào và khu vực này do chính quyền địa phương quản lý. Vì vậy, rất có
thể đây là việc khai thác cát trái phép hoặc có sự đồng ý của chính quyền địa
phương, việc này là làm trái với quy định của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996
(sửa đổi, bổ sung năm 14/6/2005) và Luật đê điều ngày 29/11/2006.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống:
Đây là sự việc diễn ra ở hầu hết các huyện trong tỉnh, mục đích khai thác
cát để phục vụ xây dựng, tận thu nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương để khai
thác tạo nguồn thu cho xã. Tuy nhiên về góc độ quản lý nhà nước thì việc làm
trên đã vi phạm các quy định về quản lý hoạt động khoáng sản, vi phạm thẩm
quyền, đặc biệt là việc khai thác cát trái phép không đúng quy hoạch, không
đúng quy trình sẽ gây nguy cơ sạt lở bờ sông, các công trình thủy lợi, đất canh
tác sản xuất của dân, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của
người dân ở hai bờ sông khi mùa mưa lũ đến.
Có thể xác định mục tiêu chung để giải quyết tình huống này là:
- Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong việc quản lý và khai thác tài
nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và bảo vệ đê điều: Đây là mục tiêu cơ
bản nhất, bao trùm nhất để đoàn kiểm tra xử lý tình huống này. Nếu không đảm
bảo được mục tiêu này thì việc việc chấp hành pháp luật của các cơ quan thực thi
pháp luật ở cơ sở và các tổ chức, cá nhân khác không nghiêm minh.
6


Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan hành chính Nhà nước và cán
bộ, công chức hành chính có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải thực sự am hiểu
chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường,
bảo vệ đê điều của Đảng và Nhà nước ta, nắm chắc các lý do thực tế của tình
huống để phân tích, lựa chọn quy phạm pháp luật và ra văn bản áp dụng quy
phạm pháp luật đúng đắn, đồng thời phải có biện pháp tổ chức thi hành nghiêm

chỉnh quyết định xử lý vi phạm.
2.2. Cơ sở lý luận:
+ Cơ sở pháp lý để giải quyết:
Tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có quy định như sau:
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về
khoáng sản theo quy định sau đây:
- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi
trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã
hội tại các khu vực có khoáng sản;
- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng
cơ sở hạ tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được pháp
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp
luật;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm
theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 5, điều 8 của Luật Khoáng sản quy định: nghiêm cấm lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về khoáng sản.
7


Vì vậy, với việc cho phép khai thác cát trái phép, vượt thẩm quyền thì cần phải
xử lý để đảm bảo trật tự trong hệ thống pháp luật. Việc khai thác cát gây sạt lở, ô
nhiễm môi trường thì phải xử lý vi phạm hành chính và bắt buộc khắc phục môi
trường.
+ Đường lối, quan điểm xử lý, giải quyết:
- Để đảm bảo lợi ích của người dân: đây là mục tiêu được xác định nhằm
đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được hợp tình, hợp lý, giảm bớt nguy cơ

người dân có thể khiếu kiện vượt cấp.
Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan và cán bộ, công chức hành
chính có thẩm quyền cần phải nghiên cứu các chính sách của Nhà nước đối với
người dân và địa phương nơi có mỏ khoáng sản; các quy định phân cấp quản lý
nhà nước về tài nguyên khoáng sản cho địa phương các cấp, nhằm tuyên truyền
các quy định pháp luật về địa phương và nhân dân trong khu vực cùng phối hợp
với cơ quan nhà nước các cấp trong trong tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
- Đảm bảo tính khả thi của quyết định xử lý hành chính, các yêu cầu của
cơ quan cấp trên: Đây là yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo hiệu lực thực tế của quyết
định giải quyết, đảm bảo thi hành được quyết định trong thực tế.
Điều này đỏi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết phải điều
tra, nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đế hoạt động
khoáng sản, cũng như tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan để từ đó đưa
ra được giải pháp vừa hợp pháp, vừa hợp tình, hợp lý, có đầy đủ các phương tiện
thực hiện và điều kiện để thực thi quyết định và phải đảm đúng nguyên tắc, đúng
thẩm quyền pháp luật.
Các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, không
thể vì đạt được mục tiêu này mà loại trừ mục tiêu khác. Trong đó, mục tiêu thứ
nhất phải là mục tiêu hàng đầu, bắt buộc phải thực hiện được.
8


2.3. Phân tích diễn biến tình huống:
Ngày 13/12/2011, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và MT Đăk Lăk đã
phối hợp với đại diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp Đăk
Lăk, UBND huyện Krông Bông tiến hành kiểm tra khu vực khai thác cát của hộ
ông Đinh Xuân Luật và làm việc với UBND xã Giang Sơn để xác minh vụ việc.
Qua kiểm tra, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đã phát
hiện như sau:
- Ngày 02/01/2007, UBND xã Giang Sơn ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ cho

thuê bến bãi bồi sông để cho hộ ông Đinh Xuân Luật là người dân tại địa phương
xã Giang Sơn được khai thác cát lòng sông trên sông Srêpok ở khu vực hai bên
cầu Giang Sơn thuộc địa phận xã Giang Sơn, huyện Krông Bông. Diện tích khai
thác cát là 2ha, rộng 40m, dài 500m dọc theo bờ sông.
Hộ ông Đinh Xuân Luật có trách nhiệm hằng năm nộp cho ngân sách
UBND xã Giang Sơn với số tiền 10.000.000 đồng/ha/năm để UBND xã sử dụng
vào mục đích xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ trợ một số
gia đình chính sách.
- Trong các năm qua, hộ ông Đinh Xuân Luật vẫn khai thác cát tại khu
vực trên và hộ ông Đinh Xuân Luật đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng
đã ký với UBND xã Giang Sơn. Cụ thể, trong các năm 2007 đến năm 2010, hộ
ông Đinh Xuân Luật đã nộp cho ngân sách UBND xã Giang Sơn với số tiền là
80.000.000 đồng, riêng năm 2011 hộ ông Đinh Xuân Luật mới nộp 10.000.000
đồng.
- Hiện tại, Đinh Xuân Luật đang khai thác cát bằng máy đào, máy hút tại
sông Srêpok ở khu vực hai bên cầu Giang Sơn thuộc địa phận xã Giang Sơn,
huyện Krông Bông, ông Đinh Xuân Luật không có giấy phép khai thác khoáng
sản do cơ quan có thẩm quyền cấp phép, ông Đinh Xuân Luật chỉ đưa ra hợp
9


đồng thuê bến bãi do UBND xã Giang Sơn ký cho phép, việc khai thác cát của
hộ ông Đinh Xuân Luật gây sạt lở, ảnh hưởng môi trường tại khu vực khai thác.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vụ việc và ông Đinh Xuân Luật đã ký xác nhận.
- Làm việc với UBND xã Giang sơn, Chủ tịch UBND xã Giang Sơn đã
xác nhận có hợp đồng cho hộ ông Đinh Xuân Luật khai thác 02ha trên sông
Srêpok và nhiệm vụ ông Đinh Xuân Luật phải nộp cho ngân sách xã 10.000.000
đồng/ha/năm để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương và hỗ trợ các
gia đình chính sách. Việc này đã được HĐND xã Giang Sơn thông qua bằng
Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 25/12/2006.

Qua trao đổi thông tin với UBND xã Giang Sơn, đại diện đoàn kiểm tra đã
khẳng định, việc xã cho hộ ông Đinh Xuân Luật khai thác cát là trái quy định của
Luật Khoáng sản, đồng thời việc thu vào ngân sách xã từ hợp đồng cho khai thác
cát với số tiền là 10.000.000đ/ha/năm là trái quy định của Luật Ngân sách.
Tại điểm b, khoản 1, Điều 56 của Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 (sửa
đổi, bổ sung năm 14/6/2005) có quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản; giấy phép khảo
sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm
vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; giấy phép khai thác, giấy phép chế
biến khoáng sản đối với khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê
duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến
khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia. Đồng thời tại
điểm a, khoản 1, Điều 56 của Luật Khoáng sản có quy định Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp phép các loại giấy phép hoạt động khoáng sản còn lại.
Tại điều 7 của Luật Khoáng sản quy định: căn cứ vào nguồn thu từ hoạt
động khai thác và chế biến khoáng sản, Nhà nước hàng năm dành một khoản từ
ngân sách để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nơi có khoáng sản được
10


khai thác, chế biến; tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống cho bộ phận nhân
dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản
xuất; Tổ chức, cá nhân được phép khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm
kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản với việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai tại địa phương
theo báo cáo nghiên cứu khả thi đã được chấp thuận; ưu tiên thu hút lao động tại
địa phương vào hoạt động khoáng sản và các dịch vụ liên quan.
Đồng thời, hiện nay UBND tỉnh Đăk Lăk đã quy định mức đóng góp để
xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác cát của các tổ chức, cá nhân là 3.100

đồng/m3cát, giao cho UBND cấp huyện thu và điều tiết khoản quỹ này. Vì vậy,
UBND xã Giang Sơn thu tiền trong khai thác cát là trái các quy định trên. Qua
đó cho thấy đã có một số tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
- Việc Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn đã thông qua Nghị quyết 20/NQHĐND ngày 25/12/2006 và UBND xã Giang Sơn đã ký hợp đồng số 01/HĐ-TĐ
ngày 02/01/2007 cho hộ ông Đinh Xuân Luật khai thác thác cát là trái quy định
của Luật Khoáng sản.
- Ông Đinh Xuân Luật khai thác cát không có giấy phép của cơ quan có
thẩm quyền cấp là vi phạm quy định của Luật Khoáng sản, trong quá trình khai
thác cát đã gây sạt lở, ảnh hưởng đến môi trường là vi phạm các quy định của
Luật Bảo vệ môi trường.
Vụ việc khai thác cát của hộ ông Đinh Xuân Luật tại sông Srêpok, được
Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn ra nghị quyết cho phép khai thác cát và UBND
xã Giang Sơn ký hợp đồng cho khai thác cát trái quy định. Vì vậy cần phải xử lý
các tổ chức, cá nhân vi phạm để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đồng
thời tuyên truyền các quy định pháp luật xuống cơ sở, đến người dân.
2.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống
11


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khai thác cát trái phép trên sông
Srêpok, gây sạt lở, ảnh hưởng môi trường, trong đó có thể xác định một số
nguyên nhân khách quan và chủ quan cơ bản sau:
Thứ nhất: Do nhu cầu vật liệu xây dựng lớn, tài nguyên sẵn có, thêm vào
đó người dân chưa nhận thức pháp luật về khoáng sản, chưa được chính quyền
địa phương hướng dẫn cụ thể để lập hồ sơ khai thác theo quy định, nghĩ rằng
việc khai thác đã được UBND xã Giang Sơn cho phép là đủ.
Thứ hai: Do UBND xã Giang Sơn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật
về khoáng sản. Trong đó cũng phải kể đến năng lực chuyên môn, tham mưu của
cán bộ, công chức cấp xã dẫn đến việc cho phép khai thác cát vượt thẩm quyền.
Thứ ba: Do sự thiếu quản lý, kiểm tra giám sát của UBND huyện Krông

Bông.
Thứ tư: Do công tác tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường
chưa được sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
2.5. Hậu quả của tình huống
Việc khai thác cát trái phép trên đã gây ra một số hậu quả như sau:
- Ông Đinh Xuân Luật đã khai thác cát trên sông Srêpok không có giấy
phép là vi phạm pháp luật, khai thác cát đã gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến
môi trường gây bất bình trong nhân dân.
- Việc UBND xã Giang Sơn ký hợp đồng cho hộ ông Đinh Xuân Luật khai
thác cát sẽ tạo tiền lệ cho một số người dân khác có thể làm theo hộ ông Đinh
Xuân Luật chỉ xin phép với Ủy ban nhân dân xã, không lập hồ sơ xin phép khai
thác cát trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định. Điều này sẽ rất
nguy hiểm, bởi việc khai thác cát trái phép tràn lan, không đúng quy hoạch, đúng
quy trình khai thác cát sẽ gây các hiện xâm thực bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp
đến người dân sống hai bờ sông.
12


- Niềm tin của nhân dân địa phương đối với chính sách pháp luật về
khoáng sản có thể bị ảnh hưởng, cho rằng các cơ quan nhà nước đã cấp phép
khai thác cát cho hộ ông Đinh Xuân Luật đã gây sạt lở bờ sông và việc đó đã
được các cơ quan nhà nước bao che, dung túng ông Đinh Xuân Luật.
Tóm lại, có thể thấy rằng sự việc khai thác cát của ông Đinh Xuân Luật
tuy đơn giản nhưng đã để lại những người tham gia trong công tác quản lý nhà
nước về khoáng sản nhiều suy nghĩ. Việc quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp
cơ sở chưa được chú trọng nhưng có sự vượt thẩm quyền để việc khai thác cát
xảy ra trái luật và ảnh hưởng môi trường. Tuy nhiên có những nguyên nhân chủ
quan và khách quan. Do vậy, cần thiết phải có biện pháp giải quyết kịp thời,
đúng đắn, đảm bảo đúng pháp luật, nhưng cũng phải vừa có tính tuyên truyền,
phổ biến pháp luật vừa hợp tình hợp lý để giải quyết vụ việc trên.

3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1. Mục tiêu xử lý tình huống:
- Nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được hợp tình, hợp lý, giảm
bớt khả năng khiếu kiện vượt cấp.
- Đảm bảo tính khả thi của quyết định xử lý hành chính, các yêu cầu của
cơ quan cấp trên, đảm bảo hiệu lực thực tế của quyết định giải quyết, đảm bảo
thi hành được quyết định trong thực tế.
Đỏi hỏi cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết phải điều tra, nghiên
cứu toàn diện các quy định của pháp luật liên quan đế hoạt động khoáng sản,
cũng như tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan để từ đó đưa ra được
giải pháp vừa hợp pháp, vừa hợp tình, hợp lý, có đầy đủ các phương tiện thực
hiện và điều kiện để thực thi quyết định và phải đảm đúng nguyên tắc, đúng
thẩm quyền pháp luật.

13


Các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, không
thể vì đạt được mục tiêu này mà loại trừ mục tiêu khác. Trong đó, mục tiêu thứ
nhất phải là mục tiêu hàng đầu, bắt buộc phải thực hiện được.
3.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống:
Sau vụ việc xảy ra, đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường tổ
chức thảo luận, xem xét giải trình của UBND xã Giang Sơn và báo cáo của hộ
ông Đinh Xuân Luật và căn cứ trên cơ sở quy định của pháp luật đề ra các
phương án xử lý là:
1. Đình chỉ việc khai thác cát, tịch thu tang vật là xe đào, bơm hút và xử lý vi
phạm hành chính đối với hộ ông Đinh Xuân Luật.
2. Đình chỉ việc khai thác cát, buộc khắc phục vi phạm.
3. Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát số 01/HĐTĐ ngày 02/01/2007 của
UBND xã Giang Sơn đã ký với hộ ông Đinh Xuân Luật, đề nghị UBND huyện

Krông Bông kiểm điểm UBND xã Giang Sơn cho khai thác cát trái thẩm quyền,
đề nghị Hội đồng nhân dân huyện Giang sơn hủy bỏ Nghị quyết số 20/NĐHĐND ngày 26/12/2006 của Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn.
4. Áp dụng cả 2 phương pháp xử lý 2 và 3 nêu trên.
Riêng việc UBND xã Giang Sơn thu tiền từ khai thác cát của hộ ông Đinh
Xuân Luật không đúng quy định, tuy nhiên UBND xã Giang Sơn đã sử dụng các
khoản tiền trên là đúng mục đích, đúng tinh thần của Nghị quyết số 20/NQHĐND ngày 25/12/2006 của Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn. Vì vậy, qua xem
xét đoàn kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhắc nhở, đề nghị UBND
xã Giang Sơn rút kinh nghiệm và không yêu cầu UBND xã Giang Sơn nộp lại số
tiền đã thu được vào ngân sách Nhà nước.
Phân tích các phương án trên:
14


- Một là: Đình chỉ việc khai thác cát, tịch thu tang vật là xe đào, bơm hút
và xử lý vi phạm hành chính đối với hộ ông Đinh Xuân Luật. Việc đình chỉ việc
khai thác cát của hộ ông Đinh Xuân Luật là cần thiết. Tuy nhiên việc tịch thu
phương tiện vi phạm cần phải xem xét lại tình huống thực tế tại địa phương.
Việc khai thác cát của hộ ông Đinh Xuân Luật mặc dù không có giấy phép của
cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng đã được UBND xã Giang Sơn ký hợp
đồng cho khai thác và hộ ông Đinh Xuân Luật vẫn thực hiện đúng hợp đồng với
UBND xã Giang Sơn, cụ thể từ các năm 2007 đến năm 2011 hộ ông Đinh Xuân
Luật đã nộp vào ngân sách xã với số tiền là 90.000.000 đồng.
Việc khai thác khoáng sản không có giất phép của cơ quan có thẩm quyền
cấp phép sẽ bị xử lý theo tại điểm a, khoản 5 điều 11 Nghị định số 77/2007/NĐCP ngày 10/5/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 150/2004/NĐ-CP
ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
khoáng sản (với số tiền là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng). Đồng thời với
địa phương thuần nông, hộ ông Đinh Xuân Luật đã đầu tư thiết bị xe đào rất tốn
kém, bản thân ông không sai chỉ chưa nhận thức được pháp luật về khoáng sản
(mà trách nhiệm thuộc về UBND xã Giang Sơn), nếu xử lý vi phạm hành chính
và tịch thu thiết bị vi phạm là xe đào là không hợp lý, chưa thấu tình đạt lý và

không khả thi.
Vậy là phương án 1 không khả thi.
Hai là: đình chỉ việc khai thác cát, buộc khắc phục vi phạm. Phương pháp
này là đúng với pháp luật, tuy nhiên về trách nhiệm của các cơ quan liên quan
như UBND xã Giang Sơn, Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn không làm rõ trong
quá trình vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
Phương pháp này chưa làm sáng tỏ trách nhiệm của chính quyền địa
phương, cũng như đảm bảo việc thực thi pháp luật của Nhà nước ở cấp cơ sở. Vì
vậy phương pháp này chưa hợp lý.
15


Ba là: Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát số 01/HĐ-TĐ ngày
02/01/2007 của UBND xã Giang Sơn đã ký với hộ ông Đinh Xuân Luật, đề nghị
UBND huyện Krông Bông kiểm điểm UBND xã Giang Sơn cho khai thác cát
trái thẩm quyền, đề nghị Hội đồng nhân dân huyện Krông Bông hủy bỏ Nghị
quyết số 20/NĐ-HĐND ngày 26/12/2006 của Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn.
Phương pháp này cần thiết, đúng Luật Khoáng sản, đúng quy định của,
Luật Tổ chức HĐND và UBND (khoản 4, Điều 25). Tuy nhiên, đối với phương
pháp này thì việc khai thác cát của hộ ông Đinh Xuân Luật đã gây sạt lở, ảnh
hưởng môi trường nhưng không xử lý, sẽ gây bất bình trong nhân dân, không
đảm bảo kỷ cương của pháp luật.
Thứ tư: Kết hợp hai phương pháp 2 và 3 trên là có cở pháp lý, hội đủ điều
kiện đáp ứng được nhiều các mục tiêu, có tính khả thi cao, giải quyết thấu lý đạt
tình, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
3.3. Lựa chọn phương án xử lý:
Theo tôi chọn phương án thứ 4 là phương án tối ưu nhất lý do như sau:
- Đình chỉ việc khai thác cát: điều này là cần thiết, đảm bảo đúng quy định
của pháp luật. Theo quy định của Luật khoáng sản thì mọi tổ chức cá nhân khai
thác khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, hộ ông Đinh Xuân

Luật được UBND xã Giang Sơn cho phép khai thác cát là trái luật.
- Buộc khắc phục vi phạm: yêu cầu hộ ông Đinh Xuân Luật khắc phục sạt
lở, tu bổ đê điều là đảm bảo theo đúng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo
vệ môi trường và Luật đê điều.
- Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát số 01/HĐTĐ ngày 02/01/2007
của UBND xã Giang Sơn đã ký với hộ ông Đinh Xuân Luật. Luật Khoáng sản đã
quy định thẩm quyền cấp phép khai thác vật liệu xây dựng thông thường (cát
lòng sông) là thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, UBND cấp xã đã ra hợp
16


đồng cho khai thác cát là vượt thẩm quyền, cần phải thu hồi, hủy hợp đồng cho
khai thác cát của UBND xã Giang Sơn.
- Đề nghị UBND huyện Krông Bông kiểm điểm UBND xã Giang Sơn cho
khai thác cát trái thẩm quyền là đúng quy định về Luật tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân.
- Đề nghị Hội đồng nhân dân huyện Krông Bông hủy bỏ Nghị quyết số
20/NĐ-HĐND ngày 26/12/2006 của Hội đồng nhân dân xã Giang Sơn: do Hội
đồng nhân dân xã Giang Sơn ra nghị quyết số 20/NQ-HDNĐ ngày 25/12/2006
cho hộ ông Đinh Xuân Luật khai thác cát là vi phạm Luật Khoáng sản và Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Vì vậy, theo tôi là chọn phương án thú tư là thích hợp nhất, đảm bảo đúng
luật
4. KIẾN NGHỊ
4.1. Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước
- Cần có chủ trương và các dự án thiết thực để quản lý nhà nước tốt về tài
nguyên và môi trường.
- Về mặt thể chế: đề nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác
cấp phép khai thác khoáng sản, đặc biệt là loại cát xây dựng lòng sông. Đơn giản
hóa để người dân có điều kiện khai thác cát lập đúng thủ tục cấp phép theo quy

định, tránh trình trạng người dân ngại thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản từ
cơ quan quản lý nhà nước, mà chuyển sang lách luật, né tránh dẫn đến vi phạm
quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản.
- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Hội, Đoàn thể của tỉnh,
huyện, xã, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường.

17


- Đối với tỉnh Đăk Kăk cần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý nhà nước
nêu trên trên địa bàn tỉnh .
4.2. Kiến nghị với cơ quan chức năng
Về việc giải quyết yếu tố con người: hiện nay cán bộ phục trách tài
nguyên và môi trường ở cấp xã hầu như rất mỏng, chỉ có cán bộ địa chính, thậm
chí kiêm nhiệm về quản lý xây dựng, giao thông, thủy lợi... Nên trong việc tham
mưu cho UBND cấp xã đôi lúc còn thiếu sót, không kịp thời.
Về công tác quản lý nhà nước tài nguyên và môi trường của các cấp: Cần
phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường;
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên và môi
trường của cấp dưới và các tổ chức, cá nhân; hướng dẫn, chỉ đạo xử lý kịp thời
các vụ việc vi phạm về tài nguyên và môi trường, tránh trình trạng xảy ra các
điểm nóng về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
5. KẾT LUẬN
Cùng với tiến trình đổi mới toàn diện đất nước, chúng ta đang phấn đấu
xây dựng một nhà nước pháp quyền hoạt động có hiệu lực và hiệu quả. Nhà
nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật là công cụ để thể chế
hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, pháp
luật cũng thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động. Vì vậy, cần phải đưa pháp luật vào cuộc sống để mọi công dân sống và

làm việc theo pháp luật.
Việc áp dụng các phương án xử lý trên nhằm bảo vệ được động vật rừng,
cũng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ
môi trường sống của con người. Có tác dụng giáo dục, răng đe các đối tượng vi
phạm, ngăn ngừa hành vi vi phạm. Đảm bảo pháp luật được thực thi nghiêm
minh.
18


Trên đây là những nội dung về tình huống và phương pháp xứ lý tình
hướng xảy ra trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà tác giả
rút ra được trong quá trình công tác và học tập chương trình Bồi dưỡng kiến thức
Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên năm 2012 tại Trường cán bộ quản lý Nông
nghiệp và PTNT II. Do kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn có hạn, nên tiểu luận
này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy, cô giáo góp ý để
tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện./.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước (chương trình chuyên
viên) do Học viện hành chính phát hành.
2. Luật Khoáng sản, số hiệu 2/1996/QHIX ngày 20/3/1996.
3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản, số hiệu
46/2005/QH11 ngày 27/6/2005.
3. Luật Bảo vệ môi trường, số hiệu 52/2005/QH11 ngày 12/12/2005.
4. Luật đê điều, số hiệu 79/2006/QH11 ngảy 29/11/2006.
5. Nghị định số: 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật Sửa đổi, bổ

sung một số điều của Luật Khoáng sản
6. Nghị định số 07/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 của Chính phủ Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.

20



×