Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, vai
trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao. Vấn đề bình đẳng giới
ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Hội nghị các quốc gia tại New York
(Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giới là một trong tám mục tiêu của thiên
niên kr. Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ
nữ. Tiêu biểu như Luật chống bạo hành phụ nữ, đặc biệt là Luật bình đẳng giới
được thông qua trong kì họp thứ 10 Quốc hội khóa 11 (21/11/2006). Được sự
quan tâm của Đảng và nhà nước, sự nỗ lực của các ban nghành trung ương, địa
phương và người dân, Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng
đầu về bình đẳng giới, được xếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
Tuy vậy trên thực tế vấn đề bình đẳng giới trong gia đình vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập. Để làm rõ những nhận định trên nên nhóm em xin chọn đề bài: “Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới
trong gia đình”.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của nhóm em còn
nhiều thiếu sót, mong thầy cô bổ sung góp ý để nhóm em hoàn thiện bài viết của
mình hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 1
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm bình đẳng giới - Bình đẳng giới trong gia đình
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau ,được tạo điều
kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của công đồng, của
gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3
Điều 5 Luật bình đẳng giới ).
Bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai va con gái, các
thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí và vai trò ngang nhau, quyền được
tạo điều kiện và cơ hôi phát huy năng lưc của mình cho sự phát triển của gia
đình như nhau ,quyền được hưởng thụ về thành quả phát triển của gia đình và
xã hôi ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và
của gia đình.
Trên cơ sở đó các quyền vợ và chồng ,con trai và con gái,các thành viên
nam và nữ trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và
ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn nhưng
vai trò giống nhau và khác nhau trong gia đình, được tự do lựa chọn cách thức
thụ hưởng thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, do đặc điểm
sinh học khác nhau giữa nam va nữ giới, do thứ bậc của các thành viên gia đình
là khác nhau nên mỗi người có thể vai trò khác nhau trong gia đình, cách tiếp
cận các nguồn lực khác nhau, thụ hưởng thành quả với mức độ khác nhau.
Vai trò của gia đình trong thực hiện binh đẳng giới gồm có vai trò của gia
đình trong nhận thức về bình đẳng giới và vai trò của gia đình trong thực hiện
bình đẳng giới. Để có được bình đẳng giới, trước hết trong gia đình cha mẹ cần
nâng cao nhân thức về bình đẳng giới, bởi vì chính họ là tác nhân quan trọng
nhất trong xã hội hóa vai trò giới. Gia đình là một trong những môi trường tuyên
truyền, giáo dục tốt nhất, đóng vai trò quan trọng trong nhận thức và thực hiện
bình đẳng giới đối với các thành viên trong gia đình. Giúp các thành viên trong
gia đình nhận thức đúng đắn về khái niệm trong Luật bình đẳng giới để từ đó có
cách ứng xử đúng đắn trong mối quan hệ giới. Gia đình có có vai trò quan trọng
trong việc nhận thức về các định kiến giới, thể hiện trong việc đẩy lùi, dần xóa
bỏ những định kiến giới còn tồn tại trong xã hội. Thực hiện bình đẳng giới trong
gia đình, cụ thể là bình đẳng giữa vợ chồng, giữa con trai và con gái không chỉ
là cơ hội tốt để tăng cường khả năng nhận thức về bình đẳng giới của mỗi cá
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 2
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
nhân mà còn là yếu tố bảo đảm quyền của mỗi cá nhân, là động lực thúc đẩy sự
phát triển gia đình và xã hội.
Ý nghĩa của bình đẳng giới trong gia đình: là môi trường lành mạnh để
con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục vê quyền
bình đẳng, được hành động bình đẳng. Là tiền đề quan trọng cho sự thành công
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, đồng thời góp phần chất
lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình, góp phần sự tăng trưởng
kinh tế đất nước. Góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia
đình bền vững.
2. Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam
Pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình ở Việt Nam là hệ thống những
quy tắc xử sự chung do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành hoặc thừa nhận mà qua đó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, đại đa số
nhân dân, được Nhà nước đảm bảo thi hành trên thực tiễn; để điều chỉnh các
quan hệ về giới trong gia đình nhằm đạt được mục tiêu về bình đẳng giới trong
lĩnh vực gia đình.
Vấn đề về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được thể hiện trong
những văn bản pháp luật sau:
Điều 63 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định:
“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ,
xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…”.
*Bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng:
-Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự:
Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tại các Điều sau: Khoản 3 Điều 15;
Điều 37; Điều 40; Điều 41; Điều 55; Điều 62.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(sửa đổi, bổ sung năm 20100 quy
định cụ thể tại các Điều: Điều 18; Điều 20; Điều 21; Điều 23; Điều 24; Điều 89.
-Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ tài sản:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(sửa đổi bổ sung năm 2010, khoản 2
điều 27; khoản 1 Điều 28; điều 60.
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 3
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
-Vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình:
Luật hôn nhân và gia đình, khoản 3 điều 2: “ Vợ chồng có nghĩa vụ thực
hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”.
*Bình đẳng giữa con trai và con gái trong gia đình:
Điều 6 công ước về quyền trẻ em: “Mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được
sống”.
Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai
nhi dưới mọi hình thức nhằm ngăn chặn các trường hợp phá thai vì lí do giới
tính của thai nhi.
Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội giết con mới đẻ. Theo đó, nếu
người cha, người mẹ nào cố ý giết con mới đẻ thì bị truy cứu trách nhiệm hình
sự, bất kể đứa trẻ là bé trai hay bé gái.
Điều 10 Luật giáo dục năm 2005: “Mọi công dân không phân biệt dân
tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình…đều bình đẳng về cơ hội
học tập”.
Điều 4 Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004: “ Trẻ em,
không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi,
con riêng, con chung…đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các
quyền theo quy định của pháp luật”.
Khoản 5 Điều 18 Luật bình đẳng giới quy định: “Thành viên nam, nữ
trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình”.
*Bình đẳng giữa các thành viên nam và nữ trong gia đình:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000(sửa đổi bổ sung năm 2010) quy định
tại các Điều: Điều 49; Điều 19; điều 23; khoản 5 Điều 2.
Ngoài ra vấn đề này còn được quy định trong một số văn bản pháp luật
cũng như các văn bản dưới luật khác nữa.
3. Nguyên tắc xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình
Vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình là hành vi của cơ
quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện đã trái với các quy định của pháp luật
về bình đẳng giới trong gia đình. Những hành vi đó đã và đang xâm hại đến
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 4
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
quyền bình đẳng giới trong gia đình, hạn chế việc thực hiện khả năng, mong
muốn cuả bản thân giữa hai giới.
Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình gồm:
Điều 41 luật bình đẳng giới : “Cản trở thành viên trong gia đình có đủ
điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu
chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến
vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu
nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do
giới tính.
Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai,
triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định”.
Các nguyên tắc xử lí:
Thứ nhất, mọi hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được
phát hiện và ngăn chặn kịp thời, đây là nguyên tắc có tính chất quyết định đến
việc xử lí đối với hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới không những
trong gia đình ma trên mọi lĩnh vực.
Thứ hai, việc xử lí vi phạm pháp luật về bình đẳng giới phải được tiến
hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng trình tự pháp luật. Nguyên tắc
này co tác dụng tích cực trong việc răn đe phòng ngừa tình trạng vi phạm pháp
luật bình đẳng giới, có ý nghĩa sâu sắc đối với việc nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật bình đẳng giới.
II. NHỮNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA
ĐÌNH PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XỬ LÍ.
Nhìn chung, về mặt lập pháp, các quy định về bình đẳng giới trong gia
đình theo pháp luật Việt Nam, cũng như trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên đã bảo đảm bình đẳng giới tương đối đầy đủ. Song xét về mặt
hành pháp, triển khai, hiện thực hóa những quy định đó trên thực tế còn chưa
hiệu quả, vẫn còn tồn tại những vi phạm pháp luật điển hình:
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 5
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
1. Bạo lực gia đình
“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành
viên khác trong gia đình”-Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007. Bạo lực gia
đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, tinh thần và cả về kinh tế; bạo lực
tình dục. Nhiều điều tra cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang
diễn biến đáng lo ngại, nạn nhân đa phần là phụ nữ. Theo thống kê, các vụ ly
hôn do bạo lực gia đình chiếm 53,1%, cứ 5 gia đình thì có 1 cặp vợ chồng có
bạo lực gia đình nghiêm trọng mà phần lớn trong số đó nạn nhân là phụ
nữ.
1
.Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, những trường hợp
phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng chiếm 72% trong số
những vụ xung đột gia đình khi một số ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia
đình bị lung lay.
Các hành vi bạo lực gia đình phổ biến thường là người chồng hành hạ,
đánh đập vợ, bố mẹ ngược đãi con, ép con tham gia lao động quá sớm, quá sức ;
con cái ngược đãi bố mẹ già; cưỡng ép hoặc ngăn cấm hôn nhân tự nguyện, tiến
bộ; Bạo lực tình dục cũng nằm trong nhóm này. Điều tra cho thấy cứ 4 người
phụ nữ có một người phải chịu bạo lực tình dục ít nhất một lần trong đời, do
chính chồng của mình gây ra. Theo UNICEF, 3% trẻ em được hỏi cho biết đã bị
hiếp dâm hoặc bị hình thức xâm hại khác khi còn nhỏ và 2,1% trong số đó bị ép
buộc 1 lần hoặc vài lần. Trong số những trường hợp này, 9,2% người gây ra
hành vi lạm dụng tình dục được xác định là họ hàng, 1,3% là cha, cha dượng
hoặc người tình của mẹ. Tất cả những hành vi này đều là những hành vi bị cấm
theo quy định tại khoản 1- điều 2 và điều 8 Luật Phòng chống bạo lực gia đình
năm 2007.
Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ ,làm cho
các trẻ em mất niềm tin vào các thành viên gia đình, từ đó chán học, sa ngã vào
các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp.
2
Nguyên nhân bạo lực gia đình do
các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc vợ mắc phải, như nghiện rượu, cờ bạc,
con cái vi phạm pháp luật; tâm lý cam chịu, không muốn tố cáo, sợ “vạch áo cho
người xem lưng”.
Hiện nay, chương V Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy
định xử lí các vi phạm pháp luật trong vấn đề này. Theo đó các mức độ xử lí có
thể là xử phạt hành chính, xử lí kỷ luật, bồi thường thiệt hại về mặt dân sự, nếu
1 Nguồn />2 Nguồn: html
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 6
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự( điều 42). Ngoài ra, người có hành
vi vi phạm cũng có thể bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
2. Lựa chọn giới tính cho thai nhi
Xu hướng lựa chọn giới tính khi quyết định sinh con của các cặp vợ
chồng ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy sự ưa thích
sinh con trai để nối dõi tông đường là nguyên nhân chính của việc các cặp vợ
chồng lựa chọn giới tính thai nhi. Trong xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ
vẫn phải chịu gánh nặng sinh con trai để có người nối dõi tông đường cho nhà
chồng.
3
Lựa chọn giới tính cho thai nhi là vi phạm pháp luật. Pháp lệnh Dân số
năm 2007 tại khoản 2, Điều 7 "Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai
nhi dưới mọi hình thức (tư vấn, chẩn đoán giới tính của thai nhi, phá thai )".
Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 16/09/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh Dân số, mọi hành vi như phổ biến các biện pháp tạo giới tính, chẩn
đoán giới tính thai nhi bằng xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc loại bỏ thai nhi vì lý
do giới tính đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý. Ngoài ra các quy định
này còn nằm trong các công văn của Bộ Y tế: Công văn số 3698/ BYT-SKSS
ngày 17/5/2006 về thực hiện Pháp lệnh Dân số nghiêm cấm lựa chọn giới tính
thai nhi; công văn số 5476/BYT-TCDS ngày 7/8/2008 về theo dõi, kiểm tra về
giới tính khi sinh…
Hiện nay, việc lựa chọn giới tính cho thai nhi sẽ bị xử lí theo quy định tại
Nghị định số 114/2006/NĐ-CP Qui định xử phạt vi phạm hành chính về dân số
và trẻ em. Tại Điều 1 của Nghị định qui định: "Lựa chọn giới tính thai nhi là
hành vi vi phạm pháp luật về dân số và trẻ em và sẽ bị xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định tại Nghị định này". Hình thức xử lí cụ thể quy định tại điều
9 Nghị định này. Theo đó mức phạt có thể từ 500.000 đến 15 000 000 đồng.
Ngoài ra còn có thể áp dụng một số hình thức phạt bổ sung( tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng; tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng; ) và biện pháp khắc
phục hậu quả.
3. Phụ nữ bị hạn chế quyền quyết định trong gia đình
3 Nguồn: />%2Fjournal_articles%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_
_62_INSTANCE_Z5vv_articleId=84259&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 7
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng bình đẳng với
nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình”( Điều 19).
Mọi mặt ở đây là phạm vi gần như tuyệt đối cho việc áp dụng quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng. Điều 18 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: Vợ, chồng
bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn
nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các
nguồn lực trong gia đình; trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng
biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con
ốm Nhưng một thực tế đáng buồn hiện nay là vai trò của một số phụ nữ trong
gia đình vẫn chưa được coi trọng, mọi người vẫn giữ định kiến lạc hậu. Một số
phụ nữ phải sống trong cảnh phải cam chịu với số phận lam lũ của mình và tiếng
nói trong gia đình hầu như không có giá trị. Trong nhiều gia đình thì người
chồng luôn là người quyết định định đoạt tài sản mà không cần có sự tham gia,
bàn bạc, hỏi ý của vợ, mặc dù tài sản đó là tài sản chung vợ chồng, sự tham bàn
bạc của vợ thường rất hạn chế , nếu có cũng chỉ là cho có còn quyết định cuối
cùng vẫn thuộc về người đàn ông. Thậm chí có nhiều trường hợp người chồng
còn dùng cả vũ lực nhằm cản trở việc tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu
chung của vợ. Ví dụ : hai vợ chồng mới cưới được 2 bên gia đình cho 20 cây
vàng. Người chồng thích mua một chiếc xe máy kiểu dáng thể thao nên bàn với
vợ là bán 20 cây vàng đó để mua xe, người vợ ngăn cản không cho vì nghĩ 2
người đều đã có xe nên không cần thiết hơn nựa để dành sau này còn sử dụng
vào nhiều việc. Tức tối nên ngày nào người chồng cũng về nhà chửi bới, lăng
mạ, lôi chuyện quá khứ của vợ ra để bới móc. Vì không chịu nổi cho nên cuối
cùng người vợ cũng phải đồng ý để chồng mình bán vàng mua xe.
Mặt khác, quyền sở hữu tài sản chung (đặc biệt nếu tài sản chung là BĐS)
của phụ nữ bị hạn chế. Trong lĩnh vực đất đai, chỉ 10-12% số giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất có tên người phụ nữ do họ là chủ gia đình, phụ nữ độc thân
hoặc góa bụa dù pháp luật hiện hành quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất phải ghi đầy đủ cả họ tên vợ và họ tên chồng nếu đó là tài sản chung vợ
chồng. Điều này đã vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Điều 28 quy định
“Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung, các quyết định liên quan đến nó phải được vợ chồng
bàn bạc, thỏa thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh
riêng ” . Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp
luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở
hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.( Điều 27).
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 8
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
Theo qui định tại Điều 13 Nghị định của chính phủ số 55/2009/NĐ-CP
ngày 10/6/2009 qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới: Phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong
các hành vi sau đây:
“Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên trong gia đình
có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở
hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính”. Ngoài ra theo quy định tại khoản
4 điều này, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
4. Cơ hội học tập của trẻ em gái bị hạn chế so với trẻ em trai
Theo Điều 59 Hiến pháp: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân”.
Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 qui định: Mọi công dân không phân biệt dân
tộc , tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ… đều bình đẳng về cơ hội học tập. Điều 4
Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: Trẻ em không phân
biệt gái, trai,con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng,
con chung…đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền
theo qui định của pháp luật.
Song thực tế, nhìn chung cơ hội học tập của trẻ em gái thường bị hạn chế
hơn so với trẻ em trai. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì số trẻ em
gái đến trường ở bậc tiểu học, THCS và PTTH ở các tỉnh miền núi, vùng sâu
vùng xa chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng số. Tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều ở bậc
đại học và sau đại học. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do kinh tế
của những vùng đó rất khó khăn, điều kiện tiếp cận với nền giáo dục của trẻ em
còn hạn chế. Nguyên nhân là do những định kiến giới: “nhất nam viết hữu, thập
nữ viết vô”( mười nữ cũng không bằng một nam), cho rằng con trai mới là trụ
cột gia đình, mới cần học hành để sau này nuôi sống gia đình còn phụ nữ chỉ cần
nội trợ, nuôi dạy con cái. Do vậy mà ngay từ nhỏ, thời gian đầu tư cho bé gái đi
học bị hạn chế hơn so với bé trai và con trai thường được tạo điều kiện để học
tập ở bậc học cao hơn.
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 41 luật bình đẳng giới thì đây là một
hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình: “ Hạn chế việc đi
học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính” . Hiện nay,
các vi phạm này sẽ bị xử lí theo Nghị định của Chính phủ số 55/ 2009/NĐ-CP
quy định về xử phạt hành chính về bình đẳng giới:(Điều 9 ). Theo đó người vi
phạm sẽ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000
đồng. Ngoài ra họ còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả( buộc
khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại, yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ hoặc đề
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 9
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuyển sinh có
định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; buộc sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính
chính hoặc tiêu hủy các sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có
nội dung định kiến giới.
5. Quyền thừa kế của con gái không được bảo đảm
Theo quy định của BLDS tại điều 632 thì “Mọi cá nhân đều bình đẳng về
quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”. Hơn nữa khoản 1 điều 676 BLDS quy định về các
hàng thừa kế cũng không hề phân biệt quyền thừa kế của con trai và con gái.
Ở nhiều nơi của Việt Nam có tục con gái đã đi lấy chồng thì không còn
quyền hưởng thừa kế của cha mẹ đẻ. Những di sản này để lại cho con trai vì con
trai mới ở với bố mẹ, mới thờ phụng, hương khói cho bố mẹ. Điều này đã ăn sâu
bén rễ vào tư tưởng của bao thế hệ, bao lớp người nên họ đa phần đều mặc định
đó là hợp lí, người con gái cũng không đấu tranh để được hưởng quyền lẽ ra họ
được hưởng này. Lý giải cho điều này cũng không nằm ngoài nguyên nhân là
những định kiến giới. “Thuyền theo lái, gái theo chồng” là quan niệm từ thời
phong kiến xa xưa, đến nay, nhiều nơi vẫn mặc định như vậy. Theo đó, con gái
lớn thì phải đi lấy chồng, về làm dâu nhà chồng, không còn ở nhà bố mẹ đẻ nữa,
mọi sự chăm sóc, vun vén của con gái ở gia đình mình được tập trung sang gia
đình chồng, cho chồng, cho con. Nhiều người quan niệm con gái lớn đi lấy
chồng là thành “con người ta” chứ không còn là con mình. Bởi thế mà con gái sẽ
không có quyền hưởng di sản thừa kế mà bố mẹ đẻ khi chết để lại.
Những hành vi tạo nên thực trạng này đã vi phạm pháp luật dân sự về
thừa kế( cụ thể là các điều luật quy định tại phần thứ 4- Thừa kế của BLDS).
Việc xử lí chủ yếu là áp dụng biện pháp xử phạt hành chính. Ví dụ tại Nghị định
số 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai: điều
11, 12, 13 có liên quan đến vấn đề thừa kế.
III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÍ VPPL VỀ
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM
1. Thành tựu
Nhìn chung các biên pháp xử lí vi phạm về bình đẳng giới ở Việt Nam đã
có những tác dụng tích cực vừa khắc phục những hậu quả do các hành vi vi
phạm pháp luật về bình đẳng giới gây ra, đồng thời vừa có ý nghĩa răn đe đối
với mọi tổ chức cá nhân khác trong xã hội. Nhờ những biện pháp xử lí đó đã
thúc đẩy nhanh hơn vấn đề bình đẳng giới trong gia đình. Ví dụ như: Người phụ
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 10
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
nữ ngày càng có vị trí và vai trò và tiếng nói trong gia đình cũng, dàn dần đã có
sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ, trong việc nuôi dưỡng
con cái cũng như trong việc nêu ý kiến, góp ý đối với mọi quyết định của gia
đình. Theo thống kê, hiện nay có một bộ phận khá đông gia đình nông thôn đã
có sự đồng thuận đề cao vai trò của phụ nữ trong việc cùng bàn bạc, ra các quyết
định mỗi khi có những công việc lớn trong gia đình như mua sắm tài sản lớn,
làm nhà, xây dựng gia đình cho con cái Ngoài ra, trong thừa kế tài sản sự bình
đẳng nam nữ về quyền thừa kế tài sản như đất đai, nhà cửa, xe máy ngày càng
được quan tâm nhất là ở thành phố
2. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đó thì hạn chế lớn nhất của các biện pháp xử lí
vi phạm bình đẳng giới trong gia đình đó là sự bất bình đẳng vẫn còn tồn lại rất
nhiều. Điều đó chứng tỏ các biện pháp xử lý chưa đem lại hiệu quả thực sự. Mặt
khác công tác xử lý các hành vi vi phạm chưa được quan tâm chú trọng. Cụ thể:
- Tư tưởng gia trưởng, trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ
phận nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi. Mặt khác, nhận thức về vấn
đề bình đẳng giới tuy đã có chuyển biến, nhưng chưa cao, do vậy, việc thực hiện
bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội còn có những hạn chế. Các cấp,
các ngành chưa tích cực, chủ động triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới,
nhiều hoạt động thực hiện còn mang tính hình thức.
- Một số quy định trong các lĩnh vực có liên quan đến bình đẳng giới còn
chưa phù hợp dẫn tới những hạn chế điều kiện và cơ hội tham gia bình đẳng của
phụ nữ như vấn đề tuổi nghỉ hưu; tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm
của cán bộ, công chức nữ. Thiếu chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng
giới.
- Số cán bộ nữ lãnh đạo ở sở, ban, ngành đoàn thể và địa phương còn ít về
số lượng và một số nữ cán bộ hạn chế về chất lượng.
- Việc lồng ghép giới và bình đẳng giới trong xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật, cũng như các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội chưa
được quan tâm đúng mức nên việc xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật
đảm bảo lồng ghép giới cũng còn lúng túng và có hạn chế nhất định.
- Công tác thống kê số liệu có tách biệt giới chưa được các cơ quan, tổ
chức quan tâm đúng mức, kể cả đối với cơ quan thống kê. Điều này đã hạn chế
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 11
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
việc phân tích giới và lồng ghép giới vào quá trình xây dựng chính sách, pháp
luật cũng như các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác.
- Chưa bố trí được biên chế chuyên trách cho công tác bình đẳng giới và
vì sự tiến bộ của phụ nữ nên hạn chế chất lượng công tác tham mưu và triển khai
thực hiện các hoạt động liên quan.
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XỬ LÍ VI
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LĨNH VỰC GIA
ĐÌNH
Cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó cần tập trung một số
giải pháp sau:
1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật
Thứ nhất, đề ra cơ chế thực thi trên thực tế, tránh quy định chung chung,
coi việc tuyên truyền là trách nhiệm thường xuyên của một cơ quan, tổ chức cụ
thể ở từng địa phương ( Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em; Uỷ ban vì sự tiến bộ
phụ nữ; Hội phụ nữ; Tổ dân phố ).
Thứ hai, cần phải quy định chặt chẽ hơn trách nhiệm của cơ quan tổ chức
trong việc phòng, chống, xử lí vi phạm về bất bình đẳng giới trong gia đình,
những sự thờ ơ, vô trách nhiệm cũng cần phải có chế tài xúng đáng. Những hành
vi dung túng bao che, không xử lí, xử lí không đúng quy định của pháp luật về
bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình của cơ quan có thẩm quyền là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
không được được cải thiện.
Thứ ba, các quy phạm điều chỉnh quan hệ nhân thân giữa các thành viên
trong gia đình, đặc biệt là giữa vợ và chồng cần phải quy định gắn kết với các
chế tài. Theo đó cần bổ sung các chế tài xử lí đối với các hành vi vi phạm các
quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa các thành viên trong gia đình.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật về bất bình đẳng
giới trong lĩnh vực gia đình. Thiết nghĩ, pháp luật nên bổ sung thêm biện pháp
buộc lao động công ích. Có thể thấy đây là một biện pháp có tính khả thi cao; có
ý nghĩa giáo dục tích cực đối với chính những người có hành vi vi phạm hơn
nữa, nó còn có tính giáo dục với cả những thành viên trong gia đình và cả xã
hội. Pháp luật cần quy định thẩm quyền áp áp dụng các biện pháp buộc lao động
công ích thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 12
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
Thứ năm, nâng cao chất lượng xét xử: cần phải có đội ngũ thẩm phán
chuyên trách về lĩnh vực này, có trình độ chuyên môn vững vàng và kỹ năng xét
xử
2. Giải pháp thực tế
Thứ nhất, Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật
Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức về xử lí vi phạm pháp luật về bình
đẳng giới trong lĩnh vực gia đình, tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp
nhân dân về vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.
Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành
luật, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự
bảo vệ cho những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng
đồng trong phòng chống vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia
đình.
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến
nhà trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai
giới về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia
đình.
Thứ hai, Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng,
dòng họ. Bởi đây là truyền thống văn hoá của dân tộc sẽ có ảnh hưởng không
nhỏ đến việc duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong đời sống gia đình; làm
tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, bất hòa, tranh chấp giữa các thành viên gia
đình.
Ngăn chặn kịp thời và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân của vi phạm pháp luật về
bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình; Cần trang bị cho họ vũ khí để tự bảo vệ
như: nghề nghiệp để độc lập về tài chính, trình độ học vấn, ý thức vươn lên làm
chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con
cái
Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp
sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó
đưa tiêu chí không có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia
đình để công nhận gia đình văn hóa.
Thứ tư, phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành.
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 13
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
Thứ năm, thực hiện việc lồng ghép chương trình bình đẳng giới trong
chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.
Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo,
tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ
góp phần hạn chế vi phạm bình pháp luật bình đẳng giới trong gia đình do
nguyên nhân từ kinh tế khó khăn.
Cuối cùng là phải tăng cường vai trò Lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong
thực hiện bình đẳng giới trong gia đình.
Việc phòng chống vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình là
trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh
đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể
nhân dân.
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 14
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
KẾT LUẬN
Như vậy, từ thực tế trên đã cho ta thấy vấn đề bất bình đẳng giới trong gia
đình đã có những nét tích cực rất đáng ghi nhận nhưng vấn đề bình đẳng giới ở
Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở
cái mà cơ chế xã hội mới mang lại, chưa vào sâu được đời sống gia đình. Trong
các gia đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giới như chưa ghi
nhận đúng vai trò của nữ giới, sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lí,
còn sự phân biệt đối xử nam nữ, bạo hành phụ nữ,… Để vấn đề bình đẳng giới
thực sự có hiệu quả trên thực tế đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, các ban ngành đoàn thể. Trong phạm vi bài tập nhóm
nhóm chỉ xin tìm hiểu một khía cạnh nhỏ của vấn đề, mong các thầy cô góp ý để
bài làm của nhóm hoàn chỉnh hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 15
Bài tập nhóm tháng số 2 môn Luật bình đẳng giới Đề số: 12
1. Đỗ Thị Khánh Huyền, “Việt Nam và cơ chế thực hiện Công ước quốc tế
về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Khóa
luận tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội năm 2011.
2. Tập bài giảng Luật bình đẳng giới, Bộ môn Luật hôn nhân và gia đình,
Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Ngô Thị Hường – TS. Nguyễn Phương
Lan đồng chủ biên, Hà Nội, 2013.
3. Luật Bình đẳng giới 2006.
4. Bộ luật Dân sự năm 2004.
5. Pháp lệnh Dân số năm 2007.
6. Luật Phòng chống Bạo lực gia đình 2007.
7. Nghị định số 114/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 3 tháng 10 năm 2006
Qui định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em.
8.
dinh/item/13042702 html.
9.
129;jsessionid=A29CF915FE73764F9D8A9B89F3B7EE70?
p_p_id=62_INSTANCE_Z5vv&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_
p_mode=view&p_p_col_id=column-
3&p_p_col_count=1&_62_INSTANCE_Z5vv_struts_action=
%2Fjournal_articles
%2Fview&_62_INSTANCE_Z5vv_groupId=18&_62_INSTANCE_Z5vv
_articleId=84259&_62_INSTANCE_Z5vv_version=1.0
10.
hanh-668657.htm
Lớp: N01.TL2 – Nhóm: 06 16