Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn: Truyện Lục Vân Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.47 KB, 4 trang )

ngữ văn9 –văn học trung đai.

1

TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN – Nguyễn Đình Chiểu
1- Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu như thế nào? Nhân vật được miêu tả những yếu tố nào? Nhận xét về ngôn
ngữ trong đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
TL:-Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện đời xưa. Đó là kiểu kết cấu
truyền thống của loại truyện phương Đông, nghóa là theo chương hồi, xoay theo diễn biến cuộc đời các nhân vật
chính. Truyện viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lí làm người.
-Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động , cử chỉ, lời nói. Do mục đích sáng tác ban đầu là để đọc truyền
miệng, kể thơ , vì thế tác giả ít chú ý khắc họa chân dung ngoại hình, cũng ít đi sâu vào diễn biến nội tâm, giống
như truyện cổ dân gian .Hai nhân vật chính trong đoạn trích được giới thiệu bằng vài nét ước lệ còn chủ yếu được
đặt trong những mối quan hệ xă hội, trong những tình huống xung đột của đời sống, rồi bằng hành động, cử chỉ, lời
nói của mình tự bộc lộ tính cách.
-Ngôn ngữ của tác giả mộc mạc, bình dò gần với lời nói thông thường, mang màu sắc điạ phương Nam Bộ. Nó có
phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ
đa dạng, phù hợp với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.
2- Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
*Nội dung phân tích cần làm nổi rõ các ý sau:
+Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô
gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghóa đến tình yêu.
+Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng
đày hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu
tiên, là cơ hội hành động cho chàng.
+Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vò nghóa của Vân Tiên. Vẻ đẹp
của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người
“vò nghóa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo tàn.”
+Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng
nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.
* Phân tích cụ thể:


A- Mở bài: Giới thiệu đoạn trích , giới thiệu nhân vật và nêu khái quát dặc điểm nhân vật:
“Truyện Lục Vân Tiên” là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào giai đoạn trước khi thực dân
Pháp xâm lược nước ta . Trong đó, Nguyễn Đình Chiểu trong đã xây dựng Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng,
nhân vật đẹp nhất . Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghóa khinh tài.
B- Thân bài: (làn lượt phân tích 4 ý trên)
-Hình ảnh Lục Vân Tiên được khắc họa qua mô típ ở truyện nôm truyền thống: một chàng trai tài giỏi, cứu một cô
gái thoát khỏi hiểm nghèo, từ ân nghóa đến tình yêu.
-Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm. Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời, lòng
đầy hăm hở muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời. Tình huống đánh cướp là thử thách đầu
tiên, là cơ hội hành động cho chàng.
-Sau khi từ biệt thầy học, trên đường đi thi thì gặp đám cướp làm cho dân chúng tán loạn “Đều đem nhau chạy vào
rừng, lên non”. Hỏi rõ nguyên nhân, Vân Tiên khảng khái xin nhận việc diệt cướp:
Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này
Mặc cho mọi người khuyên can, Vân Tiên vẫn cứ xông ra tìm vũ khí:
Vân Tiên ghé lại bên đường


ngữ văn9 –văn học trung đai.

2
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô

Chàng chỉ có một mình, vũ khí chỉ là chiếc gậy thô sơ, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ,
thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương”.Điều đó càng chứng tỏ tinh thần dũng cảm của chàng.
Cách đánh của Lục Vân Tiên cơng khai , đàng hoàng, quang minh chính đại như các anh hùng hảo hán: gọi
tên, trách mắng:
Kêu rằng : Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”
Đánh bọn cướp là vì chúng hại dân, đó một hành độâng hoàn toàn vì nghóa.

Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật thật đẹp:
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dang
Vân Tiên tả xung hữu đột như mãnh tướng Triệu Tử Long trong truyện Tam quốc diễn nghóa, phút chốc làm cho lâu
la bốn phía vỡ tan, tướng cướp Phong Lai cũng toi mạng bỡi một gậy của Vân Tiên.Trận đánh kết thúc nhanh
chóng, bất ngờ như trong truyện cổ tích. Đó không phải là trận đánh của vũ lực mà là trận đánh của chính nghóa
chống gian tà. Và chính nghóa dù vũ khí thô sơ , dù một than một mình nhưng nhất đònh thắng lợi . Đó là niềm tin
và ước vọng của nhân dân.
+Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng , tài năng và tấm lòng vò nghóa của Vân Tiên. Vẻ
đẹp của Lục Vân Tiên là vẻ đẹp riêng của người dũng tướng. Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con
người “vò nghóa vong thân, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng nhiều thế lực bạo
tàn.”
-Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính trực, hào hiệp , trọng
nghiã khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu.
+Thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “Ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần
hỏi han.
+Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn , Vân Tiên vội gạt ngay:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
đây có phần câu nệ lễõ giáo (nam nữ thụ thụ bất thân), nhưng chủ yếu là do đức khiêm nhường của Vân Tiên:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Chàng không muốn nhận cái lạy tạ trả ơn của hai cô gái.
+ Vân Tiên từ chối lời mời về thăm nhà để cha nàng đền đáp công ơn, chàng cho rằng làm ơn không cần trả ơn.
Dường như đối với Lục Vân Tiên, làm việc nghóa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghóa khinh tài ấy
không coi đó là công trạng. Đó là cách cư xử mang tinh thần nghóa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán:
Nhớ câu kiến nghóa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
C – Kết bài:
Qua nghệ thuật đặc trưng khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn ngữ kể mang tính dân gian, ta cảm nhận
phẩm chất nghiã hiệp của Lục Vân Tiên. Với những nét tính cách đó , hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp,

hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
***Câu hỏi giáo khoa:
Nhớ câu kiến nghóa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.


ngữ văn9 –văn học trung đai.

3

Nêu xuất xứ của hai câu thơ trên (lời của nhân vật nào, trong đoạn trích nào?) Ý nghĩa ?
Đoạn trích: LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN
Câu hỏi:
Chứng minh hai nhân vật Trònh Hâm và ông Ngư (trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” là hai nhân vật đối
lập như nước với lửa?
Trả lời:
+Trên đời cái thiện và cái ác có nhiều khi đi liền nối tiếp nhau như là một sự sắp xếp vô tình hay hữu ý của
hóa công để thử thách và kiểm nghiệm lòng người , tình người. Tình huống “Lục Vân Tiên gặp nạn” trên sông và
được cứu là một trong những tình huống để nói lên quan niệm về cái thiện cái ác ,về nhân dân lao động .Trong đó
hai nhân vật Trònh Hâm và ông ngư là hai nhân vật đối lập như nước với lửa.
+Ơâng Ngư là đại diện cho cái thiện , còn Trònh Hâm đại diện cho cái ác .Tính chất thiện ác trong hai nhân
vậït này được thể hiện qua những hành động cụ thể và được đẩy lên đến mức tột cùng.
-Nếu như Trònh Hâm quyết tìm cách hãm hại Vân Tiên: Trong lúc thầy trò Lục Vân Tiên lâm vào tình
cảnh khổ sở, đáng thương: tiền hết, mù lòa, một thầy một tớ bơ vơ nơi xa lạ, công danh Vân Tiên lở dở… vậy mà
với tư cách người bạn, Trònh Hâm không những không hề giúp đỡ lại còn tìm cách hãm hại một cách dã man. Y sắp
xếp cả một kế hoạch tỉ mỉ và chu đáo: dùng mưu mẹo ti tiện lừa tiểu đồng vào rừng, trói lại bỏ mặc , rồi đưa Vân
Tiên lên thuyền với lời hứa đưa bạn về đến tận quê nhà. Nhưng
Đêùn đêm khuya lặng lễ như tờ
…..
Trònh Hâm khi ấy ra tay

Vân Tiên bò gã xô ngay xuống vời.
Sau đó y hô hoán mọi người dậy và giả vờ kêu cứu, giả bộ thương xót để phi tan tội ác:
Trònh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phôi pha.
Hành động của y thật độc ác, bất nhân bất nghóa bỡi vì nạn nhân của y hoàn toàn bất ngờ, không cách chống đỡ, vì
nạn nhân chính là bạn của y,từng nhờ y giúp đỡ và y đã nhận lời.
-Thì ông Ngư lại tìm mọi cách để cứu Vân Tiên. Thấy người bò nạn thì liền “vớt ngay lên bờ” và đem về
nhà chạy chữa để cứu sống Vân Tiên:
Hối con vầy lửa một giờ,
ng hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Câu thơ thật mộc mạc chân chất, giàu màu sắc Nam Bộ. Hiển hiện trước mắt người đọc cảnh vội vã, lo lắng cấp
cứu người bò nạn của vợ chồng,con cái ông chài. Mỗi người một việc, ông chài giục giã vợ con nhanh tay, nhanh
chân làm cho Vân Tiên tỉnh lại: Hối con vầy lửa, ông hơ, mụ hơ..không gì cụ thể và sinh động hơn.
Đó là tình người tự nhiên, hồn hậu, vô tư nhất, cảm động nhất. Đối lập hoàn toàn vơiù những mưu toan
thấp hèn, độc ác của Trònh Hâm.
-Trònh Hâm hãm hại Vân Tiên chẳng có lí do gì chính đáng, Chỉ vì Vân Tiên giỏi giang hơn hắn, chỉ vì
trong cuộc thi thơ phú hắn kém tài. Đó chính là xuất phát từ tính đố kò, ghen ghét tài năng, không muốn người khác
hơn mình:
Kiệm, Hâm là đứa so đo
Thấy Tiên dường ấy âu lo trong lòng.
Khoa này Tiên ắt đầu công
Hâm dầu có đậu cũng không xong rồi.


ngữ văn9 –văn học trung đai.

4

Thế nhưng nay Vân Tiên đã mù, đã bỏ thi còn hắn thì đã đỗ cử nhân. Vân Tiên hoàn toàn vô hại đối với
bước đường công danh của hắn. Vậy tại sao hắn vẫn tìm cấch giết hại? Chỉ có thể nói đó là loại người độc ác từ

trong bản chất, từ trong máu thòt, loại tiểu nhân đắc chí. Mối oán thù nhân một câu chuyện văn chương trong tâm
đòa đứa tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện độc ác không ngờ mà người bình thường thật khó hình dung tưởng
tượng.
* Chỉ với tám dòng thơ mà Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lại một hành động tội ác, một âm mưu đê hèn của
một loại người trong xã hội. Tàn nhẫn và xảo quyệt xuất phát từ tính đố kò nhỏ nhen, lại cũng có chút ít trình độ
văn hóa đã khiến Trònh Hâm trở thành nhân vật khá tiêu biểu cho cái ác trong truyện Lục Vân Tiên.
-Đối lập với tính ích kỉ ,nhỏ nhen đến thành độc ác của Trònh Hâm là tấm lòng bao dung nhân ái, hào hiệp
của ông Ngư: không những cứu sống Vân Tiên mà ông còn sẵn lòng cưu mang chàng:
Ngư rằng : người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
Từ “hẩm hút” thật Nam Bộ, thật ân cần vừa nói lên cuộc sống nghèo khổ vừa bộc lộ tấm lòng nghóa khí của người
dân lao động sẵn sàng cưu mang,giúp đỡ người bất hạnh ,cơ nhỡ . Ông cũng không hề tính toán đến cái ơn cứu
mạng mà Vân Tiên chẳng thể báo đáp:
Dốc lòng nhân nghóa, há chờ trả ơn
-Trònh Hâm chỉ lo đến công danh cá nhân còn ông Ngư lại mơ ước một cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi. Một
cuộc sống hoàn toàn xa lạ với những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ, mưu danh , trục lợi, sẵn sàng chà đạp lên cả đạo
đức, nhân nghóa,…
+Trònh Hâm và ông Ngư là hai nhân vật đối lập nhau như lửa với nước trong “Truyện Lục Vân Tiên”. Trònh
Hâm với lòng ghen ghét, đố kò đã biến hắn thành một kẻ độc ác, bất nhân, bất nghóa. Còn ông Ngư hiện lên giữa
đời, sống trong sạch, thanh thản, khinh ghét sự đen bạc, tráo trở, sự bạo ngược hung tàn, và bao giờ cũng có mặt
đúng lúc để cứu giúp người hoạn nạn với tấm lòng trọng nghóa “ Xin tròn nhân ngãi còn hơn bạc vàng”.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×