Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ CHO KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 78 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QTKD QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ
CHO KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA
BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và Quản lý 2


Năm 2015


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH QTKD QUỐC TẾ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
Đề tài: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ
CHO KINH DOANH RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA

BÀN HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS. Tạ Lợi

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Văn Hiền

Hà Ngọc Thao, Nguyễn Mai Phương
Khóa


: 54

Lớp chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh quốc tế 54B

Năm 2015


MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................................................................... 1
1.


Tổng quan các tài liệu nghiên cứu ....................................................................................... 2

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 5

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5

4.


Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................... 6

5.

Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................................. 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ SỰ CẦN THIẾT VẬN DỤNG
CHUỖI GIÁ TRỊ KINH DOANH RAU AN TOÀN. ................................................................. 8
1.1.

Chuỗi giá trị ..................................................................................................................... 8


1.1.1.

Chuỗi (Filière) ........................................................................................................... 8

1.1.2.

Chuỗi giá trị .............................................................................................................. 9

1.1.3.

Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .............................................................. 14


1.1.4

Nội dung cơ bản của chuỗi giá trị ........................................................................... 16

1.1.5

Điều kiện nâng cấp phát triển chuỗi giá trị............................................................. 24

1.1.6

Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị ................................................................. 26


1.1.7

Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................................... 29

1.2

Sự cần thiết vận dụng chuỗi giá trị ứng dụng kinh doanh rau an toàn ................... 31

1.2.1

Rau an toàn.............................................................................................................. 31


1.2.2

Sự cần thiết của chuỗi giá trị trong kinh doanh ran an toàn ................................. 34

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MÔ HÌNH CHUỖI GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG
KINH DOANH RAU AN TOÀN................................................................................................ 37
2.1 Tình hình kinh doanh rau an toàntrên địa bàn Hà Nội ................................................... 37
2.1.1 Nguồn cung cấp rau an toàn cho thị trường Hà Nội .................................................... 37
2.1.2 Nhu cầu tiêu thụ rau an toàn (RAT) của người dân ...................................................... 38
2.1.3 Hệ thống phân phối ....................................................................................................... 41
2.1.4 Tình hình giá sản phẩm RAT ......................................................................................... 42

2.2 Thực trạng chuỗi giá trị rau ............................................................................................... 43
2.2.1 Mô hình chuỗi giá trị..................................................................................................... 43
2.3 Đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị ......................................................................................... 55
2.3.1 Mặt tích cực chuỗi giá trị đem lại ................................................................................. 57
2.3.2 Các hạn chế trong chuỗi ............................................................................................... 57


2.3.3 Kết luận ......................................................................................................................... 58
Kết luận chung: ..................................................................................................................... 59
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 60
3.1 Quan điểm và phương hướng vận dụng chuỗi.................................................................. 60
3.1.1 Mô hình chuỗi nâng cấp ................................................................................................ 60

3.1.2 Đánh giá hiệu quả chuỗi nâng cấp ............................................................................... 60
3.1.3 Đánh giá chuỗi nâng cấp so với chuỗi giá trị ban đầu ................................................. 63
3.2 Thuận lợi và khó khăn phát triển chuỗi 3.2 Thuận lợi và khó khăn phát triển chuỗi ....... 63
3.2.1 Thuận lợi ....................................................................................................................... 64
3.2.2 Khó khăn ....................................................................................................................... 64
3.3 Một số giải pháp nguyện vọng ............................................................................................. 66
3.4 Một số kiến nghị ................................................................................................................... 68
Kết luận: ....................................................................................................................................... 70
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 71


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


RAT : Rau an toàn
v.v. : vân vân
VietGap: Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam
CIRAD: Trung tâm Hợp tác Quốc tế nghiên cứu nông học vì sự phát triển
INRA: Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Pháp
IRAM: Viện Nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp phát triển
R & D : Nghiên cứu và phát triển
BVTV: Bảo vệ thực vật
HTX: Hợp tác xã
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

UBND: Ủy ban nhân dân


1

Lời mở đầu
Việt Nam là một trong số các quốc gia có lợi thế về phát triển nông sản trong đó có
ngành hàng rau. Trong những năm gần đây, sản xuất rau của Hà Nội nói riêng và của cả
nước nói chung có những bước thay đổi rõ rệt cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chủng
loại và đặc biệt là yêu cầu an toàn thực phẩm. Nhưng trên thực tế sản phẩm rau an toàn
chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của từng khu vực nội thành. Yếu tố
gây hạn chế và cản trở việc phát triển rau an toàn là do chuỗi giá trị rau an toàn đang tồn

tại nhiều khâu trung gian cả ở đầu vào và đầu ra dẫn đến hậu quả là các cơ sở sản xuất
phải mua vật tư đầu vào như: giống cây con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…với giá
cao và bán sản phẩm đầu ra giá thấp. Trong khi đó giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối
cùng lại rất cao, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, làm mất lòng tin dẫn đến
giảm giá trị sản phẩm.
Thêm vào đó công tác tổ chức, quản lý sản xuất, chế biến,tiêu thụ rau an toàn còn
nhiều bất cập cần được xem xét và điều chỉnh: Chất lượng sản phẩm rau chưa được quan
tâm; các quy trình kĩ thuật sản xuất rau an toàn vẫn chưa được áp dụng thường xuyên và
phổ biến; sản xuất rau vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; công nghiệp chế
biến rau còn nhiều hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng của ngành; vấn đề về tiêu
thụ các sản phẩm rau an toàn trong điều kiện tràn ngập rau Trung Quốc và tâm lý tiêu
dùng giá rẻ; xuề xòa của đại bộ phận các bà nội trợ cũng đặt cho chuỗi giá trị rau an toàn

gặp phải khó khăn và thách thức.
Những thực trạng còn tồn tại là do chưa có sự hợp tác liên kết hợp nhất thực hiện
nghiêm ngặt giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn trên địa bàn Hà Nội và thiếu
sự quan tâm của các cơ quan quản lý các cấp đến vấn đề này. Từ những bất cập đó, nhóm
em chọn đề tài “Phát triển mô hình chuỗi giá trị cho kinh doanh rau an toàn trên địa
bàn Hà Nội”


2

1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu
1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm. Michael
Porter (1985) đã phân tích tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng phân tích chuỗi giá trị
bao gồm từ thiết kế sản xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ
hỗ trợ (quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiêp cứu triển khai v.v.). Năm 1988,
Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch) nghiên cứu đánh giá
chuỗi về mặt kinh tế, tài chính.
Các nhà nghiên cứu ở Mailaixia cho rằng tổ chức sản xuất rau phân tán, manh
mún, diện tích đất trồng rau nhỏ hẹp không tập trung đã gây khó khăn cho việc thu gom
sản phẩm rau mang đi tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm ảnh hưởng đến doanh thu
của người sản xuất rau và người phân phối lưu thông, lạm phát làm cho giá rau tăng hơn
so với mức lạm phát chung. Để điều chỉnh giá rau thì cần điều chỉnh thị trường bán buôn
rau như tăng cường các giao dịch thị trường, tăng khối lượng rau giao dịch, tăng nguồn

cung ứng rau, ổn định cung rau thông qua kế hoạch quy hoạch sản xuất và dự trữ rau,
giảm chi phí sản xuất rau, cải tiến hệ thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển
sản xuất rau an toàn (RAT).
1.2 Một số nghiên cứu tại Việt nam
TS Trần Tiến Khai và cộng sự trong “Báo cáo nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị
dừa Bến Tre” đã đánh giá chuỗi giá trị dừa Bến Tre có giá trị cạnh tranh rất tốt nhờ tận
dụng tốt các nguồn lực sản xuất như đát đai, lao động nội tỉnh .Các chỉ số thể hiện năng
lực cạnh tranh cao, thể hiện khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm dừa Bến Tre
trên thị trường thế giới. Mặc dù vậy, chuỗi giá trị dừa Bến Tre còn tồn tại một số hạn
chế nhất định. Sự liên kết lỏng lẻo trong quan hệ thương mại giữa các tác nhân trong
chuỗi, công nghệ chế biến chưa cao, năng lực chế biến chưa được phát huy tối đa, các
sản phẩm chế biến còn thiên về sản phẩm thô, một số sản phẩm chế biến lệ thuộc quá

lớn vào thị trường Trung Quốc, thiếu cân đối nguồn nguyên liệu cho chế biến nội tỉnh và
năng lực vốn để nâng cấp công nghệ còn kém là những hạn chế quan trọng nhất.


3

TS.Hoàng Bằng An trong "Nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội" năm
2008, đã khái quát một số lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở các đô thị lớn,
nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội và đề xuất một số giải
pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ (SX-TT) rau nhằm đáp ứng nhu cầu rau xanh ở thủ đô
Hà Nội đến năm 2010.
Trong “Phân tích ngành hàng rau an toàn tại thành phố Hà Nội” của Hồ Thanh

Sơn và TS Đào Duy Anh năm 2006 đã chỉ ra ngành hàng RAT của thành phố Hà Nội đã
bắt đầu hình thành các tác nhân mang tính điều phối luồng sản phẩm đề đưa thông tin
phản ảnh về nhu cầu của khách hàng đại diện nào đó đến vùng sản xuất. Đây là điểm
tháo gỡ những vướng mắc trong khâu tổ chức ngành hàng RAT cung ứng cho thị trường
các quận nội thành. Song thời điểm đó vẫn còn tồn tại các vướng mắc như : các tổ chức
sản xuất RAT chưa thực hiện tốt khâu kiểm tra giám sát nội bộ chất lượng từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm và các tác nhân là người sản xuất,các tác nhân trung
gian và người bán lẻ chưa tự giác quan tâm đến chất lượng RAT. Từ những điều đó mà
kinh doanh RAT năm 2006 vẫn chưa phát triền.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, năm 2002 đã tập
trung nghiên cứu đề tài: "Ngành rau quả ở Việt Nam: Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến
tiêu dùng" Đây là nghiên cứu rất quy mô về toàn ngành rau quảViệt Nam. Đề tài tiến

hành khảo sát từ người sản xuất, buôn bán, chế biến, xuấtkhẩu trên các vùng sản xuất.
Nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của dân cư Việt Nam, đánh giá tác
động của giá và chi tiêu tới cầu của hàng hóa. Nhìn chung đây là một đề tài nghiên cứu
rất công phu của Việt Nam đề cập xuyên suốt ngành hàng rau quả Việt Nam từ sản xuất
tới tiêu dùng.
Đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm-tỉnh Hưng
Yên” Năm 2008 của Lê Thị Phương Loan đã nhận thấy sự hình thành và phát triển của
chuỗi giá trị ngành hàng rau cải bắp huyện Văn Lâm đã mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế, xã
hội quan trọng như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, xóa đói, giảm nghèo, phân công lại lao động nông thôn và tạo ra sự liên kết chặt
chẽ có trách nhiệm giữa các nhà sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Tổng giá trị gia



4

tăng của chuỗi giá trị do các tác nhân tạo ra là 3400,47 triệu đồng. Nhưng chuỗi giá trị
ngành hàng này cũng mang tính một chiều. Các mối liên kết còn lỏng lẻo, chất lượng sản
phẩm chưa được coi trọng. Sau khi đưa ra được các nguyên nhân,bài nghiên cứu đưa ra
khuyến nghị với các cấp chính quyền, người sản xuất tiêu thụ.
Tại đề tài nghiên cứu “nghiên cứu tình hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn thực hành
Nông nghiệp tốt (VietGap) ở huyện An Dương-Hải Phòng” năm 2009 của Nguyễn Đình
Dũng. Nghiên cứu đã chỉ ra được thực trạng phát triển sản xuất rau sạch ở địa phương
cũng như những khó khăn gặp phải trong quá trình phát triển sản xuất rau sạch. Những
khó khăn đó bao gồm cơ cấu cây trồng chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế của mô hình

đem lại chưa cao; chất lượng nguồn giống chưa đảm bảo; tỷ lệ lao động qua tập huấn về
kỹ thuật sản xuất còn chưa cao; nguồn nước phục vụ sản xuất không được kiểm tra
thường xuyên; việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm
soát chặt chẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Với những khó khăn gặp phải như
vậy, nghiên cứu đã đưa ra được một số giải pháp: áp dụng đồng bộ các giải pháp canh tác
theo quy trình VietGap, nâng cao công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm; giải pháp đầu tư
sản xuất tập trung; tổ chức tập huấn cho nông dân.Tuy nhiên, kết quả áp dụng vào sản
xuất thực tế chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng em tiếp tục đi sâu vào
nghiên cứu các khó khăn cốt lõi mà các mô hình sản xuất gặp phải để phát triển và nhân
rộng sản xuất rau sạch trên địa bàn Hà Nội.
Đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triền sản xuất rau an toàn ở Việt Nam” Năm
2010 của Thái Thị Bun My đã nêu ra được các nhân tố chính ảnh hưởng đến sản xuất rau

an toàn cùng với các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả của sản xuất rau an toàn từ đó
tìm hiểu và đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại Việt Nam qua 2 thành phố lớn Hà
Nội và TP Hồ Chí Minh. Đề tài đã nêu ra được một số phương hướng và giải pháp cho
sản xuất rau sạch Việt Nam. Nhưng các kết quả đưa ra chí tiếp cận từ các số liệu thứ cấp,
chưa có sự nghiên cứu điều tra trực tiếp để thu thập các cơ sở dữ liệu sơ cấp. Các phương
pháp luận sử dụng trong bài mới chỉ sử dụng phương pháp định tính để kết luận.
Ngô Thị Thuận cùng đề tài : “VietGap trong sản xuất rau an toàn tại Thành Phố
Hà Nội” đã lý luận về sản xuất RAT của thành phố Hà Nội, quy trình VietGap mặc dù đã


5


được triển khai nhưng mới thử nghiệm ở một số mô hình do Chi cục Bảo vệ thực vật,
Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương và một số dự án của các tổ chức phi chính phủ tài
trợ thực hiện. Trong hầu hết các khâu của quy trình, người dân mới tiếp cận chứ chưa
thực hiện tốt theo quy trình do nội lực hộ nông dân và công tác tổ chức quản lý các cấp.
Và nhận thức của người dân về VietGap còn hạn chế và công tác tuyên truyền chưa thực
sự mạnh mẽ. Vậy sau 5 năm các vấn đề đó còn tồn tại hay không là một câu hỏi còn bỏ
ngỏ.
Có thể nói cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu chuỗi giá trị
rau an toàn trên địa bàn Hà Nội nói riêng để phát triền mô hình kinh doanh chuỗi giá trị
mặt hàng này. Đặc biệt, để phát triển bền vững chuỗi giá trị, chuỗi giá trị rau an toàn cần
được nhìn nhận một cách toàn diện để hướng tới nâng cao kết quả,hiệu quả không những
của từng tác nhân tham gia mà còn cả toàn bộ chuỗi giá trị rau an toàn. Hơn nữa, cần có

những nghiên cứu sâu hơn tới tính công bằng trong việc tiếp nhận thông tin,chia sẻ chi
phí, lợi ích dựa trên đóng góp từng tác nhân trên chuỗi; về mặt quản trị chuỗi cần thiết
đánh giá tính linh hoạt, khả năng đáp ứng, chất lượng và giá trị sản phẩm được tạo ra từ
chuỗi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Mục tiêu chung
Đưa ra định hướng phát triển kinh doanh rau an toàn theo mô hình chuỗi giá trị.
1.4 Mục tiêu cụ thể


Góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý chuỗi giá trị rau an toàn.




Xác định chuỗi giá trị và giá trị gia tăng của các tác nhân tham gia chuỗi



Chỉ ra những tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị rau



Đề xuất giải pháp và đưa ra kiến nghị


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề nâng cao khả năng kinh doanh
rau an toàn dựa trên ứng dụng chuỗi giá trị.
 Phạm vi nghiên cứu:


6

 Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về chuỗi giá trị rau an
toàn.
 Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi giá trị tại điểm sản
xuất rau an toàn huyện Đông Anh-Hà Nội. Và một số điểm nghiên cứu đại

diện trong chuỗi giá trị của hợp tác xã, doanh nghiệp một số điểm phân phối,
thu gom rau an toàn và người tiêu dùng đề nghiên cứu.
 Phạm vi thời gian: Số liệu và tư liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập trong
khoảng thời gian từ tháng 2/2015 đến tháng 3/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị rau sử dụng phương pháp định tính và định
lượng trên cơ sở lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001)
 Phương pháp nghiên cứu định tính
+ Được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị, quá trình vận động,
tương tác giữa các tác nhân trong nhóm, và giữa chuỗi giá trị và hệ thống cơ
quan quản lý tác động đến nó.
+ Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thu thập dữ liệu

thông qua điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu, phân tích tài liệu chuyên
khảo, số liệu thứ cấp, mô tả thực trạng hoạt động cung cấp rau an toàn, tổng
hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm được.
 Phương pháp định lượng
+ Nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra, phân tích chi phí-lợi nhuận phân
tích giá trị gia tăng cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số
kênh sản phẩm chủ yếu.
5. Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp chọn mẫu điều tra : Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác suất thay vì chọn mẫu xác suất vì một số lý do thực tế:



7

+ Tổng thể nghiên cứu là nông dân trồng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội là
một tổng thể gần như không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu
như vậy là không thực hiện được trên thực tế.
+ Khó xác định danh sách các hộ thu gom, thương lái, các cơ sở và doanh
nghiệp chế biến.
+ Sự tiếp xúc với nhóm này đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải có một mối quan
hệ quen biết và sự tin cậy nhất định mà mẫu quan sát không thể được lựa
chọn hoàn toàn ngẫu nhiên.
+ Doanh nghiệp thườngbảo vệ hệ thống số liệu kinh doanh của họ như một bí
mật kinh doanh. Do đó khó có khả năng chắc chăn về mức độ tin cậy tuyệt

đối và khả năng đại diện của nguồn số liệu này để từ đó phỏng đoán được số
liệu tổng thể.
 Chính vì thế nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi
xác suất, mà cụ thể là chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn
mẫu thuận tiện căn cứ trên khả năng thực hiện, kinh phí và quỹ thời
gian cho phép để xác lập cỡ mẫu cần thiết.
+ Ngoài ra nhóm còn điều tra theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp
với chọn mẫu theo kinh nghiệm đối với các hộ thu gom, thương lái, cơ sở và
doanh nghiệp chế biến.
+ Số liệu thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau
 Bảng hỏi soạn sẵn
 Phỏng vấn trực tiếp và ghi chép thông tin định tính



8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ SỰ CẦN
THIẾT VẬN DỤNG CHUỖI GIÁ TRỊ KINH DOANH RAU AN
TOÀN.
1.1.

Chuỗi giá trị
1.1.1. Chuỗi (Filière)


-

Phương pháp ‘filière’ (filière có nghĩa là dòng hoặc chuỗi) bao gồm các trường
phái tư duy và nghiên cứu khác nhau. Ban đầu, phương pháp được sử dụng để
phân tích hệ thống nông nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống
thuộc địa của Pháp vào những năm 1960. Phân tích chủ yếu phục vụ như một
công cụ để nghiên cứu mà hệ thống sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là cao su,
bông, cà phê và dừa) được tổ chức trong bối cảnh các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống sản
xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu
và khâu tiêu dùng cuối cùng.


-

Do đó, khái niệm chuỗi (filière) bao hàm nhận thức kinh nghiệm thực tế được sử
dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định những người
tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm chuỗi (filière) chủ yếu tập
trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật định lượng và tự
nhiên, được tóm tắt trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ của mối
quan hệ biến đổi.

 Phương pháp chuỗi có hai luồng tư tưởng chung với phân tích chuỗi giá trị:
+ Sự đo lường về mặt kinh tế và tài chính của filière (được đưa ra trong
Duruflé, Fabre và Yung (1988) và được sử dụng trong một số dự án phát

triển do Pháp tài trợ trong năm 1980 và 1990) tập trung vào vấn đề tạo thu
nhập và phân phối trong chuỗi hàng hóa và phân tách các chi phí và thu
nhập giữa các thành phần được kinh doanh nội địa và quốc tế để phân tích
sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của nó
vào GDP theo phương pháp ảnh hưởng (méthode des effets)


9

+ Phân tích có tính chất chú trọng vào chiến lược của phương pháp filière,
được sử dụng nhiều nhất ở trường đại học Paris-Nanterre, một số viện
nghiên cứu như CIRAD và INRA và các tổ chức phi chính phủ như IRAM,

nghiên cứu trong một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục
tiêu, các cản trở và kết quả của mỗi tác nhân có liên quan trong chuỗi, các
chiến lược cá nhân và tập thể, cũng như các hình thái quy định mà Hugon
(1985) đã xác định là có bốn dạng liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi
được phân tích gồm: quy định trong nước, quy định của thị trường, quy định
của nhà nước và quy định kinh doanh nông nghiệp quốc tế. Moustier and
Leplaideur (1999) đã đưa ra một khung phân tích sự cấu tạo của một chuỗi
hàng hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể), và hiệu suất về mặt
giá cả và tạo thu nhập, có tính đến vấn đề chuyên môn hóa của hộ nuôi tôm
và thương nhân ngành thực phẩm so với chiến lược đa dạng hóa.
1.1.2. Chuỗi giá trị



Khái niệm ‘‘Chuỗi giá trị - Value chain’’ được GS. Michael Porter nêu ra
trong cuốn sách ‘‘Lợi thế cạnh tranh’’ được xuất bản vào năm 1985. Porter đã sử
dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một công ty nên tự định vị
mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách
hàng và đối thủ cạnh tranh. Ý tưởng về lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp có
thể được tóm tắt như sau: một công ty có thể cung cấp cho khách hàng với một mặt
hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình nhưng
với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí) như thế nào? Cách khác là làm thế
nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng muốn mua
với giá cao hơn (chiến lược khác biệt hóa).




Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng như một khung
khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh
(thực tế và tiềm tàng) của mình. Đặc biệt, Porter đã tranh luận rằng nguồn lợi thế
cạnh tranh không thể tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty
cần được phân tách một loạt hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong


10

một (hoặc nhiều hơn) những hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ

cấp, trực tiếp đóng góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất hàng hóa (hoặc dịch
vụ) và hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp vào giá trị cuối cùng của sản phẩm.


Trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị không trùng với ý
tưởng về chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng theo đó tính cạnh tranh của
một công ty không chỉ liên quan đến quy trình sản xuất. Tính cạnh tranh của một
doanh nghiệp có thể phân tích bằng cách xem xét chuỗi giá trị bao gồm thiết kế sản
xuất, mua vật tư đầu vào, hậu cần, hậu cần bên ngoài, tiếp thị, bán hàng, các dịch
vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ như kế hoạch chiến lược, nguồn nhân lực, hoạt động
nghiên cứu, v.v..




Do vậy, trong khung phân tích của Porter, khái niệm chuỗi giá trị chỉ áp dụng
trong kinh doanh. Kết quả là phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhằm hỗ trợ các quyết
định quản lý và chiến lược điều hành. Ví dụ như một phân tích về chuỗi giá trị của
một siêu thị ở Châu Âu có thể chỉ lợi thế cạnh tranh của một siêu thị đó với các đối
thủ cạnh tranh là khả năng cung cấp rau quả giống nước ngoài. Tìm ra lợi thế cạnh
tranh là thông tin có giá trị cho các mục đích kinh doanh. Tiếp theo những kết quả
tìm được đó, doanh nghiệp kinh doanh siêu thị có lẽ sẽ tăng cường củng cố mối
quan hệ với các nhà sản xuất hoa quả giống ngoại và chiến dịch quảng cáo sẽ chú ý
đặc biệt đến những vấn đề này.



11

Hình 1.1: Chuỗi giá trị của Michael Porter
(Nguồn:Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo – 2007)
 Các hoạt động chính: bao gồm đầu vào, sản xuất, đầu ra, marketing và bán hàng,
dịch vụ khách hàng.
+ Đầu vào: Những hoạt động liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển
đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm
soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp....
+ Sản xuất: là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn
thành.

+ Đầu ra: gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người mua.


12

+ Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo,
khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và
định giá.
+ Dịch vụ khách hàng: (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc cung cấp
dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm.
 Các hoạt động bổ trợ: bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ,

quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty.
+ Thu mua: liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm
nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc…
+ Phát triển công nghệ: liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công
nghệ được sử dụng.
+ Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ,
tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho người lao động trong
công ty.
+ Cơ sở hạ tầng công ty: bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân
thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật
chất…
 Một cách khác của phương pháp phân tích lợi thế cạnh tranh là dựa vào khái niệm

của hệ thống giá trị. Thay vì chỉ phân tích lơi thế cạnh tranh của một công ty duy
nhất, có thể xem các hoạt động của công ty như một phần của chuỗi các hoạt động
rộng hơn mà Porter gọi là hệ thống giá trị. Một hệ thống giá trị bao gồm các hoạt
động do tất cả các công ty tham gia trong việc xuất sản một hàng hóa hoặc dịch vụ
thực hiện, bắt đầu từ nguyên vật liệu thô đến phân phối đến người tiêu dùng cuối
cùng. Vì vậy, khái niệm hệ thống giá trị rộng hơn so với chuỗi giá trị của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, cần chỉ ra rằng trong khung phân tích của Porter, khái niệm hệ
thống giá trị chủ yếu là một công cụ giúp quản lý điều hành đưa ra những quyết
định có tính chiến lược.


13


Chuỗi giá trị
của nhà cung
câp

Chuỗi giá trị của
công ty

Chuỗi giá trị của
người mua

Hình 1.2: Hệ thống giá trị

(Nguồn:Sổ tay thực hành phân tích chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo – 2007)
 Theo Kaplinsky R. And Morris M. (2001), khái niệm Chuỗi giá trị là nói đến tất cả
những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là
khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới
người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng.
 Kaplinsky R. And Morris M. (2001) đã đưa ra hai khái niệm về chuỗi giá trị:
+ Chuỗi giá trị giản đơn: Là một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động
thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Những
hoạt động này gồm : thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và
cuối cùng là tiêu thụ và tái sử dụng.

.

Thiết kế và phát
triển sản phẩm

Sản xuất: đề cập đến
vấn đề chuyển đổi đầu
vào

Marketing

Hình 1.3 Mối liên hệ trong chuỗi giá trị giản đơn

Tiêu thụ và

tái sử dụng


14

Nguồn: [23]
+ Chuỗi giá trị mở rộng: là một phức hợp những hoạt động do nhiều người
tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ,...) để biến một nguyên liệu thô thành
thành phẩm được bán lẻ. Cách tiếp cận này xem xét tất cả các mối liên hệ
ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất, được kết nối với
người tiêu dùng cuối cùng.

1.1.3. Phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
 Một câu hỏi có thể phát sinh khi chuỗi giá trị được nghiên cứu: chuỗi giá trị và
chuỗi cung ứng khác nhau hay không? Về cơ bản chúng giống nhau vì cả hai bao
gồm mạng lưới như nhau của các thành viên, những người có mối liên hệ với các
thành viên khác để cung cấp hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng.
Nếu chúng ta so sánh định nghĩa của một chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị, chúng
ta có thể nhận ra sự giống nhau và khác nhau của chúng. Chuỗi cung ứng, như hàm
ý của nó, tập trung chủ yếu vào hiệu quả và chi phí cung ứng. Chuỗi cung ứng
được hiểu là việc mang nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất và hoàn thiện sản
phẩm tới người tiêu dùng một cách suôn sẻ và tiết kiệm. Mục tiêu đầu tiên của
chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của khách hàng thông qua việc sử
dụng hiệu quả nhất các nguồn lực bao gồm: việc phân bổ công suất, tài nguyên và

lao động. Một chuỗi cung ứng cố gắng tìm kiếm để làm cho phù hợp nhu cầu với
khả năng cung ứng của tài nguyên khoáng sản. Khía cạnh khác của việc đánh giá
một cách lạc quan chuỗi cung ứng bao gồm việc giữ liên lạc với nhà cung cấp để
loại trừ những yếu tố làm đình trệ khâu sản xuất; chiến lược nguồn lực để tạo nên
một sự thăng bằng giữa chi phí nguyên vật liệu và vận chuyển thấp nhất; phương
tiện kỹ thuật “Just in time” để đánh giá một cách lạc quan dòng chảy sản xuất; duy
trì sự phối hợp đúng đắn giữa vị trí công ty và kho hàng để phục vụ thị trường tiêu
dùng, và sử dụng vị trí/sự chỉ định vị trí, phân tích đường vận chuyển, chương


15


trình động lực và dĩ nhiên, sự lạc quan vận chuyển truyền thống để tối đa hiệu quả
của việc phân phối.
 Ngược lại, chuỗi giá trị bố trí sự tập trung của nó vào tổng giá trị cho người tiêu
dùng. Vì thế, mục tiêu của một chuỗi giá trị là tối đa giá trị tại chi phí thấp nhất có
thể cho người tiêu dùng. Do đó, sự khác nhau cơ bản giữa một chuỗi cung ứng và
một chuỗi giá trị là một sự thay đổi cơ bản trong sự tập trung từ việc cung cấp dựa
vào người tiêu dùng.
 Do đó chiến lược giảm giá và cắt giảm chi phí không đủ để bảm đảm cho lợi thế
thị trường có thể chống đỡ được trong thời gian dài, nó cần thiết cho công ty để
cung cấp giá trị, cái mà sẽ biện minh cho giá cả sản phẩm. Vì vậy, bản thân chuỗi
cung ứng đã tiến triển để làm cho khớp nguồn cung và giá trị. Dấu hiệu có thể
được chú ý trong định nghĩa một chuỗi cung ứng từ the Global Supply Chain

Forum (1998): “Sự hợp lại thành một hệ thống nhất của quá trình kinh tế cơ bản từ
người sử dụng cuối cùng cho đến người cung ứng đầu tiên cung ứng sản phẩm,
dịch vụ và thông tin, những thứ làm tăng thêm giá trị cho người tiêu dùng và khách
hàng tiềm năng khác”. Quan điểm một chuỗi cung ứng phải làm tăng thêm giá trị
cho khách hàng đang làm giảm đi sự khác biệt tương phản giữa một chuỗi cung
ứng và một chuỗi giá trị.


16

Hình 1.4: Sự khác nhau giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Nguồn: [21]

1.1.4 Nội dung cơ bản của chuỗi giá trị
1.1.4.1 Quy tắc vận hành một chuỗi giá trị
 Chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động,các sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động
của chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một
số giá trị. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm giá trị gia tăng nhiều
hơn so với số tiền được thêm vào các giá trị của tất cả các hoạt động đó. Một viên
kim cương sau khi được gọt dũa với một chi phí nào đó sẽ có giá trị gấp nhiều lần
so với viên kim cương đó lúc còn nguyên thủy. Đây là một sự khác biệt cơ bản về
giá trị của viên kim cương sau khi nó đã trải qua một chuỗi các hoạt động gọt dũa.
 Từ chuỗi giá trị này phải tạo ra được ba điểm khác biệt cơ bản:
+ Tạo ra được các sản phẩm có chất lượng vượt trội, khác biệt;



17

+ Có chi phí thấp;
+ Chọn lọc và tập trung.
 Chuỗi giá trị chỉ tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động
để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi và tuân theo nguyên tắc là xem xét từng tác
nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản
xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Để có thể làm được điều
đó,chuỗi giá trị phải tuân thủ theo 5 nguyên tắc cốt lõi:
+ Trọng tâm chuỗi giá trị là người tiêu dùng và khách hàng
+ Các tác nhân cùng tạo và sẻ chia giá trị

+ Để giá trị được bền vững cần đảm bảo tốt khâu hậu cần và phân phối
+ Liên kết giá trị có chủ đích với nhau của các tác nhân, cùng chia sẻ thông tin
và có chiến lược để có thể trao đổi thông tin
+ Cùng xây dựng và củng cố mối quan hệ dựa trên giá trị chung các chuỗi [1
NT 1 và 2: Trọng
tâm là người tiêu
dùng và khách
hàng

NT 3: Cùng tạo và chia
sẻ giá trị


NT 4: Đảm bảo tốt
khâu hậu cần,
phân phối

NT 6: Xây dựng
quan hệ
NT 5: Chia sẻ thông
tin có chiến lược
trao đổi thông tin

Hình 1.5: 5 nguyên tắc cốt lõi trong chuỗi giá trị
Nguồn: [13]



18

1.1.4.2 Quy trình chuỗi giá trị
 Theo Kaplinsky và Morris (2001) bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị áp
dụng trong nông nghiệp bao gồm:
+ Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, lập sơ đồ phân tích một chuỗi giá trị gồm
hệ thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một
(hoặc nhiều) sản phẩm cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của
những người tham gia, cơ cấu lãi và chi phí, dòng hàng hóa trong chuỗi, đặc
điểm việc làm và khối lượng và điểm đến của hàng hóa được bán trong

nước và ngoài nước.
+ Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự
phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân
tích lợi nhuận và lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định
ai được hưởng lợi nhờ tham gia chuỗi và những người tham gia nào có thể
được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ nhiều hơn.
+ Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng
cấp trong chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản
phẩm giúp nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hóa dòng sản
phẩm. Phân tích quá trình nâng cấp gồm đánh giá khả năng sinh lời của các
bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những cản trở đang tồn tại.
+ Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị

trong chuỗi giá trị. Quản trị chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và
cơ chế điều phối tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị
quan trọng từ góc độ chính sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế
có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các
sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong ngành.[23]


19

 Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân chính trong
chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ
đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị dưới

đây:
Cung
cấp
đầu
vào

Cung cấp đầu vào

Sản
xuất

Thu

gom

Sản xuất

Thu gom

Sơ chế

Sơ chế

Thươn
g mại


Thương mại

Hoạt động

 Giống

 Làm đất

 Thu gom

 Làm sạch


 Bán sỉ

 Phân bón

 Gieo rau

 Vận

 Đóng gói

 Bán lẻ


 Thuốc

 Chăm sóc

BVTV

 Thu hoạch

 Lao

Tiêu

dùng

Tiêu dùng

Fgfgfg
Trong
TronTr
nước

chuyển

ong

nước

động

nghèo

Tác nhân

dân, Người thu

Các nhà


Nông

cung cấp

Tổ HT, HTX gom

Nhà sơ chế

Người bán sỉ,
người bán lẻ

đầu tư đầu

vào

Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,…

Ghi chú:
 Các giai đoạn sản xuất/khâu:
 Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
 Người tiêu dùng cuối cùng:
 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:
Hình 1.5: Sơ đồ phân tích chuỗi giá trị
Nguồn: [13]


Xuất
Xuất
khẩu
khẩu


20

Sơ đồ chuỗi giá trị luôn luôn thể hiện hiện trạng của chuỗi. Để lập sơ đồ chuỗi giá
trị cần phải thu thập thông tin về hiện trạng của chuỗi giá trị. Các bước để lập và phân
tích chuỗi giá trị bao gồm:


Bước 1

Không nên bắt đầu vẽ sơ đồ từ khâu “cung
cấp đầu vào”! Hãy xác định cụ thể người
tiêu dùng cuối cùng của chuỗi giá trị! Các
câu hỏi định hướng sau đây để xác định cụ
thể người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi
giá trị.

Câu hỏi sử dụng:
Người tiêu dùng là ai? Họ ở đâu? Độ tuổi
nào? Giàu hay nghèo? V.v

Họ muốn mua sản phẩm gì?
Người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng sản
phẩm phải như thế nào?
Người tiêu dùng mua nhiều hay ít? Nhiều là
bao nhiêu?
Họ mua vào thời điểm nào?
Họ mua ở đâu?
Họ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua sản
phẩm?...
Bước 2

Xác định các khâu trong chuỗi giá trị. Sau

khi xác định được người tiêu dùng cuối cùng
trong chuỗi giá trị, hãy đi từng khâu kế trước
người tiêu dùng và sau đó khâu kế tiếp v.v.


×