Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.8 KB, 13 trang )

Một số thực trạng và giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
Phương hướng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
I. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
1.Về sản xuất: Tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể, năng
lực và vai trò của các HTX. Phát triển kinh tế
HTX, các tổ hợp tác chuyên sản xuất rau để
tạo điều kiện cho việc xây dựng mô hình
chuyên canh sản xuất rau an toàn, rau an toàn
với quy mô lớn. Dần hình thành vùng sản xuất
rau tập trung kết hợp với việc thực hiện các
quy trình sản xuất, sử dụng thuốc BVTV đúng
yêu cầu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất như nhà lưới, tăng cường vốn đầu tư cho cơ
sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn: đặc biệt là chú ý đến vấn đề nước tưới- xây
dựng hệ thống nước sạch cho tưới rau.
Theo dự báo của Sở NN&PTNT Hà Nội, nhu cầu rau của Thành phố đến năm 2010
là 362.000 tấn. Tuy nhiên đến nay tổng sản lượng rau sản xuất ra ở Hà Nội đạt 205.218
tấn, đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu rau của người dân và phần còn lại được cung
cấp bởi các tỉnh khác, đặc biệt là trong thời gian trái vụ. Như vậy nhu cầu rau ở Hà Nội
là rất lớn đặc biệt là nhu cầu rau an toàn. Do vậy trong những năm tới Hà Nội cần có
những giải pháp phù hợp, phải nỗ lực rất lớn để mở rộng diện tích, tăng năng suất và
chất lượng rau an toàn bảo đảm tiêu chuẩn VSATTP, mới đáp ứng được nhu cầu trên.
- Phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng bền vững không chỉ làm tăng thu nhập
cho người sản xuất, mà còn góp phần giải quyết vấn đề lao động trong nông thôn, không
những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường
sinh thái, tạo cảnh quan đẹp cho Thủ đô.
- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở lựa chọn phương thức sản xuất công nghệ
phù hợp, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, áp dụng phương thức
1
Chuyên đề tốt nghiệp- Nguyễn Thuỳ Linh


1
Một số thực trạng và giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
sản xuất rau an toàn truyền thống kết hợp với sản xuất rau an toàn trong nhà lưới, nhà
kính, thuỷ canh, đồng thời ứng dụng những công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm
tăng năng suất, và chất lượng sản phẩm.
- Phát triển mạnh hình thức hợp tác trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,
tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển sản xuất rau an toàn trên cơ sở nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng
hoá chủng loại vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa phục vụ cho xuất khẩu
những chủgn loại rau an toàn có thế mạnh.
2. Về tiêu thụ
Căn cứ vào dự báo phát triển dân số Hà Nội đến 2010. Trong thời kỳ tới, dân số tăng
nhanh về tự nhiên và cơ học nên nhu cầu thực phẩm tăng. Mục tiêu phát triển sản xuất
rau an toàn của Hà Nội là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ với việc ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đầu tư thâm canh cao đạt năng suất và
chất lượng rau cao, đảm bảo chất lượng vệ sinh, phấn đấu ổn định mức cung cấp cho
nhu cầu rau của người dân thủ đô như hiện nay và tiếp tục nâng cao uy tín của các cơ sở
sản xuất rau an toàn.
- Có một kế hoạch Marketing, quảng cáo về rau an toàn, thông tin rộng rãi về điểm
bán, đặc điểm rau an toàn và nguồn gốc của rau…
- Có chính sách giá cả hợp lý để có thể bán với khối lượng lớn, đảm bảo thu nhập ổn
định cho người buôn bán.
- Tìm cách cho việc mua hàng thuận tiện hơn, rút ngắn thời gian và thủ tục thanh
toán, cải thiện dịch vụ để tạo lòng tin và tăng số lượng khách hàng.
- Đào tạo nhân viên bán hàng để cung cấp cho khách hàng những thông tin về nguồn
gốc và điều kiện sản xuất rau, quy trình kỹ thuật và phương pháp sơ chế, chế biến…
- Tổ chức bán khuyến mại: bằng cách giảm giá, hoặc bằng cách tặng quà là những
gia vị đi kèm (có nguồn gốc khác nhau) hoặc khuyến mại thêm rau, chi phí tặng quà
2

Chuyên đề tốt nghiệp- Nguyễn Thuỳ Linh
2
Một số thực trạng và giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
không nhiều nhưng sẽ đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng và làm hài
lòng khách hàng.
II. Một số giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội
Một là, dự kiến trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25 loại rau an toàn được đầu tư sản
xuất trong đó có 24 loại rau sản xuất trong vụ đông xuân từ 5-10 loại rau sản xuất trong
vụ hề thu. Trong đề án sản xuất rau an toàn của thành phố, dự kiến đầu tư tập trung giai
đoạng đầu cho 2000ha canh tác ( dự kiến bố trí 1125ha diện tích ở trong đồng và 775ha
điện tích ở đất bãi ngoài đê) với 7000 ha diện tích gieo trồng năng suất bình quân đạt
180 tạ.ha và sản lượng đạt 126 ngàn tấn, chiếm khoảng 70% quy mô sản xuất rau an toàn
của thành phố.
Các loại rau cao cấp đã được đưa vào trồng ở một số vung quy hoạch rau an toàn:
Cải ngọt, súp lơ xanh, ngô bao tử, cần tây tỏi tây được mở rộng phát triển.
Hai là, các giải pháp đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản cho sản xuất và tiêu thụ rau là điều kiện rất quan
trọng hiện nay ở Hà Nội. Thành phố đang rất côi trọng các chính sách hỗ trợ khuyến
khích việc đầu tư sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội như: hỗ trợ 100%
vốn đầu tư ngân sách cho xây dựng các cơ sở chế biến, chính sách về đất đai, thuế tín
dụng, chính sách thương mại thị trường…Giải pháp ở dây chủ yếu là tập trung vào hoàn
thiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội.
+ Hầu hết đầu tư hoàn chỉnh, kiên cố hóa kênh mương đảm bảo tưới tiêu chủ động
có khoa học cho các vùng sản xuất rau tập trung.
+ Đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển trồng rau nhà lưới, nhà kính.
+ Tiếp tục đầu tư và có chính sách thỏa đáng cho các dự án lựa chọn thử nghiệm các
loại rau mới, có giá trị tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, để đa dạng về chủng loại, rải vụ
rau an toàn trong năm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Thành phố cần tổ chức một Công ty mua bán rau an toàn để tổ chức đầu ra cho 33

xã sản xuất ở toàn ngoại thành, thu mua hàng năm từ 50.000-90.000 tấn rau an toàn ở
3
Chuyên đề tốt nghiệp- Nguyễn Thuỳ Linh
3
Một số thực trạng và giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
ngoại thành và các tỉnh để phân phối cho 400-800 cửa hàng và điểm bán lẻ rau an toàn
nội thành.
+ Phát triển công ty mua bán rau an toàn để có điều kiện kinh doanh cần xây dựng 2
trạm cân và sơ chế đóng góp tại Gia Lâm, Đông Anh. Trạm có mặt bằng để giao nhận
Gia Lâm 100 tấn.ngày, Đông Anh 60 tấn.ngày và 2 điểm cân tại Thanh Trì, Từ Liêm giao
nhân 20-30 tấn.ngày.
+ Xây dựng một xí nghiệp sơ chế đóng gói bảo quản rau an toàn cao cấp, quả
tươi100.tấn và một xí nghiệp vận tải với số tăng dần khi ổn định có thể đảm bảo vận
chuyển 250 tấn rau an toàn. ngày (khoảng 40 xe tải trọng 2.5 tấn). Công ty này cần
10.000m
2
đất để xây dựng các trạm cân, xí nghiệp và cần có vốn ban đầu khoảng 5 tỷ
đồng và khi ổn định thêm 10 tỷ đồng nữa để hoàn thiện cơ sở vật chất.
Ba là, tăng cường đầu tư áp dụng kỹ thuật và phương thức sản xuất mới vào sản
xuất.
+ Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, môi
trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để họ có ý thức trong việc sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm rau an toàn. Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn quy
trình sản xuất rau an toàn cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt đối
với loại thuốc sinh học, thuốc thế hệ mới ít độc phân giải nhanh để nông dân nắm bắt
thực hiện, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn, công tác
quản lý, kinh doanh.
+ Tại mỗi cơ sở sản xuất rau an toàn có một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật do hợp tác xã quản lý có nhiệm vụ tư vấn cách sử dụng và cung cấp các loại thuốc

bảo vệ thực vật đảm bảo kỹ thuật.
+ Biện pháp kỹ thuật thâm canh: Chỉ đạo nghiêm ngặt quy trình về sản xuất rau và
an toàn, rau an toàn đã được thành phố ban hành tới người sản xuất với mục tiêu sản
xuất rau an toàn có chất lương cao, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4
Chuyên đề tốt nghiệp- Nguyễn Thuỳ Linh
4
Một số thực trạng và giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố
Hà Nội
Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác
khuyến nông tới người lao động để nâng cao trình độ canh tác và sản xuất. Tăng cường
công tác kiểm tra giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khuyến khích thành lập các HTX, Hiệp hội sản xuất rau an toàn và thực hiện rộng rãi
tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. Tăng cường nghiên cứu các biện pháp rải vụ gắn liền
áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
+ Phát triển các phương thức sản xuất như: Nhà lưới, tưới phun hình thành các khu
công nghệ cao. Từ các nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất rau an toàn theo mô hịnh rau
an toàn trong nhà lưới cho dết quả rất tôt. Giá trị sản xuất các công thức luân canh trong
nhà lưới cao gấp 1.2 -1.5 lần so với đối chững. Đặc biệt, lượng rau sản xuất trái vụ từ
tháng 5-8 đạt không kém so với vụ xuân hè và cao hơn vụ xuân. Tổng lãi thu được từ
khối lượng rau sản xuất trong nhà lưới đạt 15.05 triệu đồng, lãi từ rau trái vụ ( tháng 5-8)
đạt 5 triệu đồng, cao hơn vụ đông xuân gần 1 triệu đồng.
+ Nghiên cứu về giống rau an toàn thành phố có hai hướng cần ưu tiên trong công
tác lai tạo, chọn lọc giống mới.
Chọn tạo các loại rau chủ lực, có diện tích và sản lượng lớn như cải bắp, cà chua,
dưa chuột, ớt, hành tỏi và các loại rau. Ngoài mục đích chọn giống năng suất cao cần
quan tâm đến khả năng chống chịu nóng, nhiệt, chịu úng.
Thu nhập, nhập nội khảo nghiệm và phát triển các giống triển vọng cho các loại rau
mới có nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và cho chế biến xuất khẩu, xác định các giống
thuần cho các loại rau: Cải bao, ớt ngọt, cà tím, súp lơ xanh, ngô ngọt, ngô bao tử.. để

phát triển các vùng chuyên canh rau ven thành phố khu công nghiệp phục vụ tiêu dùng
nội bộ.
Bốn là, Phân công rõ ràng trách nhiệm cho các Sở ban ngành. Sở Khoa học công
nghệ và Môi trường, Sở NN- PTNT và Sở Thương Mại phối hợp tổ chức kiểm tra và cấp
chứng chỉ chuẩn mực cho các khu đất và cùng sản xuất rau an toàn và cho các đơn vụ
sản xuất. Thành phố giao cho Sở Y tế là cơ quan kiểm tra chất lượng rau. Kiểm tra theo
5
Chuyên đề tốt nghiệp- Nguyễn Thuỳ Linh
5

×