Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2015

Tên công trình:

RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG
TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN

Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC).............6

1.1.CƠ SỞ VÀ MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
KHI MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG............................................6
1.1.1. Cơ sở của tự do di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN.......6
1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá lao động có kĩ năng di chuyển giữa các nước
thành viên của AEC....................................................................................8
1.2.2.1.Rào cản về pháp luật.....................................................................13
1.2.2.2.Rào cản về chuyên môn................................................................15
CHƯƠNG 2: MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CÁC RÀO CẢN DI CHUYỂN LAO ĐỘNG


CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.....25

2.1. TÌNH HÌNH DI CHUYỂN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN............................................................25
2.1.1. Đánh giá tương quan trình độ lao động Việt Nam với một số nước
thành viên..................................................................................................25
2.1.2. Tình hình di chuyển lao động Việt Nam trong ASEAN.................28
2.2. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI RÀO CẢN.............31
2.2.1. Rào cản pháp luật............................................................................31
2.2.2. Rào cản chuyên môn.......................................................................31
2.2.3. Rào cản văn hóa..............................................................................32
2.3. ĐÁNH GIÁ..........................................................................................33
2.3.1. Những thành công của Việt Nam trong di chuyển lao động có kỹ
năng Việt Nam ra các nước ASEAN........................................................33
2.3.2. Những hạn chế của Việt Nam trong việc di chuyển lao động có kỹ
năng ra các nước ASEAN.........................................................................34
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế......................................................................35
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM................................................................37


3.1. ĐỊNH HƯỚNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA
VIỆT NAM.................................................................................................37
3.1.1. Định hướng.....................................................................................37
3.1.2. Dự báo thay đổi việc làm tại Việt Nam tầm nhìn 2025..................37
3. 2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ
NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG AEC..................................................40
3.2.1. Giải pháp từ phía chính phủ............................................................40
3.2.2. Giải pháp dành cho người lao động................................................44
3.2.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp......................................................44

3.3. KIẾN NGHỊ.........................................................................................45
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ các nước ASEAN....................................45
3.3.2. Kiến nghị với người lao động.........................................................46
KẾT LUẬN.................................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................49
PHỤ LỤC...................................................................................................................53

PHỤ LỤC 1: BẢNG TIÊU CHUẨN CỦA CÁC NGÀNH ĐƯỢC TỰ
DO DI CHUYỂN TRONG ASEAN..........................................................53
PHỤ LỤC 2: KHẢO SÁT VỀ CHÍNH SÁCH DI CHUYỂN LAO
ĐỘNG CÓ KĨ NĂNG................................................................................58
PHỤ LỤC 3: MÔ HÌNH DỰ BÁO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SAN
BẰNG MŨ GIẢN ĐƠN.............................................................................64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết
tắt
ACPE

2

ACPECC

3

ACPER


4

ADB

5
6

AEC
ARQF

7

ASEAN

8
9

CARICOM
CPD

10

ECOWAS

11

ERIA

12

13
14
15

EU
FDI
FTA
GATS

16

ILO

17

ILSSA

18

MRA

19
20

NAB
NAFTA

21

NRA


Nghĩa đầy đủ
Tiếng anh
ASEAN Chartered
Professional Engineer
ASEAN Chartered
Professional Engineer
Coordinating Committee
ASEAN Chartered
Professional Engineers
Register
Asian Development Bank
Asean Economic Community
Asean qualification reference
framwork
Association of Southeast
Asian Nations
The Caribbean Community
Continuing Professional
Development
Economic Community of
West African States
Economic Research Institute
for ASEAN and East Asia
European Union
Forgein Direct Investment
Free Trade Area
General Agreement on Trade
in Servics
International Labour

Organization
Institute of Labour Science
and Social Affair
Mutual Recognition
Arrangement
National Accounting Board
North American Free Trade
Agreement
Nursing Regulatory Authority

Tiếng việt
Hiệp hội kĩ sư chuyên
nghiệp ASEAN
Ủy ban điều phối Hiệp hội
kĩ sư chuyên nghiệp
ASEAN
Bản đăng kí kĩ sư chuyên
nghiệp ASEAN
Ngân hàng phát triển Châu
Á
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Khung tham chiếu trình độ
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Cộng đồng các nước Caribê
Luật Tiếp tục phát triển
chuyên nghiệp
Cộng đồng Kinh tế các
quốc gia Tây Phi

Viện nghiên cứu Kinh tế
ASEAN và Đông Á
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định chung về thương
mại dịch vụ
Tổ chức lao động quốc tế
Viện khoa học Lao động và
Xã hội
Thỏa thuận Công nhận lẫn
nhau
Hiệp hôi kế toán quốc gia
Khu vực Mậu dịch tự do
Bắc Mỹ
Cơ quan quản lí điều dưỡng


22

OEC

23

PRA

24

PRMA


25

SADC

26

TPCB

27

TVET

Overseas Employment
Certificate
Professional Regulatory
Authority
Professional Medical
Regulatory Authority
Southern African
Development Community
Tourism Professional
Certification Board
Technical Vocational
Education and Training

Giấy chứng nhận lao động nước
ngoài
Cơ quan quản lí chuyên nghiệp
Cơ quan quản lý y tế chuyên
nghiệp

Cộng đồng Phát triển Miền nam
Châu Phi
Hội đồng chứng nhận nghiệp vụ
du lịch
Chương trình Giáo dục và Đào
tạo Kĩ thuật nghề


DANH MỤC BẢNG
STT
1

Bảng
1.1

Tên bảng

2

1.2

Phạm vi an sinh xã hội đối với lao động di cư theo các
quốc gia, năm 2014

15

3

1.3


Số lao động trong 7 ngành nghề theo ASEAN MRA,
trong nhiều năm

19

4

2.1

Một số chỉ số thị trường lao động ASEAN, năm gần
nhất

26

5

2.2

Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn
kĩ thuật

27

Các công ước được phê chuẩn về lao động di cư

Trang
14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

1

Biểu
đồ
1.1

Tên biểu đồ

Trang

Di chuyển lao động nội khối của ASEAN, 2013

13

2

1.2

Mức độ đáp ứng của các kĩ năng đào tạo từ trường
trung học với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

17

3

1.3

Mức độ đáp ứng của các kĩ năng được đào tạo tại
trường Đại học với nhu cầu của nhà tuyển dụng


17

4

1.4

Hệ thống các kĩ năng cần đào tạo

18

5

2.1

29

6

2.2

7

2.3

Nơi xuất phát dòng nhập cư lao động quốc tế vào
Singapore, Malaysia và Thái Lan, 2013
Tiền lương bình quân hàng tháng của các quốc gia
trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với số liệu
so sánh được, năm 2013 hoặc năm gần nhất
Tỉ lệ tổng số lao động di cư nội khối ASEAN,

2006 - 2012 (% của tổng số)

8

3.1

Thay đổi việc làm theo kịch bản AEC so với kịch bản cơ sở
năm 2025

38

9

3.2

Thay đổi việc làm theo ngành, kịch bản AEC so với kịch
bản cơ sở, năm 2025 (nghìn)

38

10

3.3.

Ước tính sự thay đổi nhu cầu lao động và trình độ kỹ năng
khác nhau (nghìn và %)

39

11


3.4

Ước tính số lao động động Việt Nam di chuyển trong
ASEAN (Người)

39

29
30


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
ASEAN là một khu vực kinh tế năng động và đa dạng với mức tăng trưởng
kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, nhưng bên cạnh đó ASEAN lại phải
đối mặt với sự gia tăng lớn về chênh lệch trình độ phát triển giữa các quốc gia. Cuối
năm 2015, Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập với ba trụ côt chính là Cộng đồng
Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng an ninh- chính trị ASEAN( APSC) và Cộng
đồng văn hóa- xã hội ASEAN (ASCC). Mục tiêu của ASEAN trong tương lai sẽ
phát triển ASEAN trở thành một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng
cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển tự do hơn,
kinh tế phát triển đồng đều hơn, nghèo đói và phân hóa kinh tế - xã hội được giảm
thiểu. Trong ba trụ cột, AEC được coi là trụ cột quan trọng nhất, đóng góp lớn nhất
vào sự nghiệp phát triển ASEAN. AEC sẽ giúp hình thành sự dịch chuyển tự do của
hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động có tay nghề cao trong khu vực. Các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được cắt giảm và có tác động tích cực đối với tự
do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Bên cạnh đó, lao động trong khu vực,
đặc biệt là lao động có kỹ năng sẽ được tự do di chuyển giữa các nước thành viên
ASEAN. Hiểu biết về tác động của AEC tới thị trường lao động ASEAN và những

rào cản mà người lao động có kỹ năng gặp phải rất quan trọng trong việc hoạch
định và thực thi các chính sách phù hợp cho từng quốc gia thành viên, nhằm hướng
tới một cuộc sống ổn định, thịnh vượng cho Cộng đồng 620 triệu người.
Trải qua hơn 40 năm, mặc dù ASEAN đã đạt được những thành tựu quan
trọng trong kinh tế- chính trị-xã hội nhưng ở một số nước, tình trạng nghèo đói vẫn
còn tồn tại và tăng trưởng kinh tế kéo theo sự bất bình đẳng về thu nhập và cơ hội
việc làm giữa các nước, còn rất nhiều người lao động mắc kẹt với những công việc
kém chất lượng, không phát huy được tối đa năng lực. Khoảng 179 triệu người lao
động (chiếm 3/5 tổng số lao động khu vực ASEAN) thuộc diện dễ bị tổn thương và
92 triệu người có thu nhập quá thấp nên chưa thể thoát khỏi đói nghèo. Những vấn
đề này của thị trường lao động càng trở nên trầm trọng hơn do các cam kết về tiêu
chuẩn lao động và bảo trợ xã hội còn hạn chế. Một thị trường chung về lao động tạo
cơ hội cho lao động có kỹ năng trong khu vực ASEAN tìm kiếm các công việc phù
hợp, có khả năng phát triển các cơ hội nghề nghiệp, đem lại nguồn thu nhập xứng
đáng cùng nhiều quyền lợi khác.
Tuy vậy, một thị trường chung về lao động chắc chắn còn gặp phải những khó
khăn trong di chuyển lao động giữa các nước. Những rào cản lao động có kỹ năng
không chỉ bắt nguồn từ những khác biệt về luật pháp, văn hóa giữa các nước mà đặc
biệt hơn đó là sự chênh lệch về trình độ lao động. Với mục tiêu xây dựng một khu
vực tự do di chuyển lao động làm động lực phát triển kinh tế khu vực, ASEAN nói
chung và các quốc gia nói riêng cần phải hiểu rõ những rào cản mà người lao động

1


mỗi nước gặp phải, từ đó đề xuất các biện pháp để tạo điều kiện cho người lao
động, đặc biệt là lao động có kỹ năng di chuyển thuận lợi trong Cộng đồng Kinh tế
ASEAN.
Tự do hóa thị trường lao động đem lại những cơ hội và thách thức cho mỗi
quốc gia trong. Việt Nam với những lợi thế về nguồn lao động dồi dào cần nhận

thức đúng đắn về năng lực của lao động Việt Nam, những khó khăn để di chuyển
lao động Việt Nam sang các nước phát triển khác làm việc hay các loại rào cản tại
Việt Nam khi thu hút nhân lực chất lượng cao trong khu vực. Đó chính là những
vấn đề cần được phân tích có hệ thống khi thời điểm Cộng đồng Kinh tế ASEAN
được tuyên bố thành lập đang đến gần. Vì vậy đề tài “ Rào cản di chuyển lao động
có kỹ năng trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN” đã được chọn để nghiên cứu.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng
chung và việc làm tốt hơn ( Báo cáo của ILO)
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một khu vực năng động và
đa dạng. Khu vực này đã đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ
gần đây, nhưng cũng đã chứng kiến sự gia tăng của bất bình đẳng và sự tồn tại của
những việc làm kém chất lượng. Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), với tầm nhìn
hướng tới một thị trường chung và một khu vực sản xuất chung, sẽ trở thành hiện
thực vào năm 2015. Điều này sẽ giúp hình thành sự dịch chuyển tự do của hàng
hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động có tay nghề cao trong khu vực. Qua báo cáo
này, dựa trên các nguồn số liệu chính thức trong nước và quốc tế, cung cấp đánh giá
tổng quan về xu hướng kinh tế và thị trường lao động gần đây trong khối ASEAN.
Báo cáo xem xét tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN tới các quốc gia động
thông qua các mô hình mô phỏng và phân tích chính sách thực tế, với mục đích
cung cấp các khuyến nghị chính sách dựa trên bằng chứng hướng tới việc làm tốt
hơn, tăng trưởng bao trùm và cân bằng. Báo cáo nhấn mạnh các ưu tiên chính để
giải quyết những cơ hội và thách thức của AEC về tăng cường cơ chế hợp tác khu
vực, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng việc làm, tăng cường phát
triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất, tiền lương và quản lý lao động di cư.

Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Tiệp (2014) - “Nguồn nhân lực của
các nước Asean và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội
nhập”

Nghiên cứu đã chỉ ra ASEAN hiện nay là khu vực năng động với sự phát triển
mạnh về kinh tế cùng với sự gia tăng hợp tác giữa các quốc gia. Theo lộ trình, năm
2015, AEC được thành lập và tiến tới một thị trường tự do về hàng hóa, vốn và lao
động. Một trong các nội dung cơ bản nhất của AEC là về tự do di chuyển lao động
có kỹ năng giữa các thành viên. Điều này hứa hẹn sẽ đem đến nhiều cơ hội cho các

2


bên, đồng thời cũng hàm chứa nhiều thách thức do hầu hết các nước trong liên kết
kinh tế đều đang ở giai đoạn rất dồi dào về số lượng lao động, nhưng lại có sự khác
biệt về chất lượng lao động và trình độ phát triển. Bài viết phân tích thực trạng
nguồn nhân lực ở các nước ASEAN và tham chiếu cho Việt Nam về các yếu tố như
trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng suất lao động, từ đó chỉ ra sự thiếu hụt về trình
độ chuyên môn của lao động Việt Nam so với lao động các nước khác. Nguyên
nhân của sự thiếu hụt này cũng là do hiệu quả của các chương trình giáo dục và đào
tạo còn thấp, không đào tạo được lao động có đủ kỹ năng. Tuy Việt Nam đang trong
thời kì dân số vàng nhưng lao động Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị mất việc
làm vào tay lao động nước ngoài. Từ thực trạng trên, tác giá đã đề xuất các gợi ý
chính sách đối với chính phủ Việt Nam và người lao động.

Chia Siow Yue (2011) – Free Flow of Skilled Labor in the AEC – Di
chuyển tự do lao động có kỹ năng trong AEC
Nghiên cứu của Chia Siow Yue đã phân tích rất kỹ về những cơ sở, động
lực thúc đẩy ASEAN thành lập một thị trường tự do lao động có kỹ năng bao
gồm sự mất cân bằng trong tiền lương, cơ hội việc làm và các chính sách của
các nước về thu hút nhân tài. Ngoài ra, Chia Siow Yue cũng chỉ ra những lợi
ích của di chuyển lao động có kỹ năng đến các quốc gia như thu hút đầu tư
nước ngoài, bù đắp thiếu hụt nhân lực có kỹ năng tại các nước trong khu vực
hay thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa tại những nước đang phát triển trong

khu vực. Bằng những nghiên cứu trên, Chia Siow Yue đã đưa ra cách nhìn
tổng quan về việc di chuyển lao động trong ASEAN, những lợi ích của mỗi
quốc gia, đồng thời chỉ ra những khó khăn về chính sách mà người lao động
có thể gặp phải khi quyết định di chuyển đến nước khác làm việc.
ILO, (2014): The road to the ASEAN employers on skills and
competitiveness: The challenges and opportunities for enterprises and
their representative organizations - Đường đến Cộng đồng Kinh tế
ASEAN 2015: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp và các tổ chức
đại diện của họ
Nghiên cứu của ILO về những Cơ hội và thách thức mà các doanh
nghiệp ASEAN sẽ gặp phải khi AEC thành lập, phân tích rất kỹ về sự dịch
chuyển các nguồn lực trong ASEAN như hàng hóa, vốn và lao động. Bài
nghiên cứu đã chỉ ra những đánh giá của các doanh nghiệp về kỹ năng của lao
động ASEAN hiện nay, nhu cầu thực sự của các doanh nghiệp về các kỹ năng
của người lao động. Theo kết quả nghiên cứu thì hầu hết các kỹ năng mà
người lao động được học tại các cơ sở giáo dục, đào tạo đều không đáp ứng
yêu cầu làm việc và thiếu hụt những kỹ năng cần thiết nhất như kỹ năng lãnh
đạo, kỹ năng kỹ thuật. Từ những đánh giá này, ILO đề xuất cho các doanh
3


nghiệp những giải pháp để có thể tăng cường năng lực cạnh tranh của mình
thông qua tuyển dụng lao động như thiết lập đối thoại với chính phủ, đề xuất
những yêu cầu về lao động đến các chính sách di chuyển lao động trong khu
vực.
3. Mục đích nghiên cứu
Bài Nghiên cứu khoa học về đề tài: “ Rào cản di chuyển lao động có kỹ năng
trong cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)” sẽ phân tích các loại rào cản mà người lao
động có thể gặp phải khi tự do hóa thị trường lao động AEC, đồng thời đề xuất giải
pháp giúp người lao động có kỹ năng trong ASEAN nói chung và Việt Nam nói

riêng vượt qua những rào cản, đón nhận những cơ hội tốt nhất để phát triển. Bài
nghiên cứu sẽ là tài liệu để lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động trẻ tham khảo
trước khi bước vào thị trường lao động trên toàn cộng đồng ASEAN, từ đó nhận
thức được những yêu cầu của thị trường lao động ASEAN và trang bị những kĩ
năng phù hợp.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là những rào cản di chuyển lao động có kỹ năng trong
AEC nói chung và lao động có kỹ năng của Việt Nam nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu là rào cản di chuyển lao động có kỹ năng sau khi Cộng
đồng Kinh tế ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp định tính: Thu thập dừ liệu qua các tài liệu, các trang
thông tin và tổng hợp nội dung các vấn đề có liên quan đến đề tài rào cản di chuyển
lao động có kĩ năng di chuyển trong AEC.
- Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để tiến hành phân tích.
- Sử dụng phương pháp so sánh: tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt.
- Sử dụng phương pháp san bằng mũ để dự đoán số liệu theo thời gian.

6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài được trình
bày trong 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về rào cản di chuyển lao động có kỹ năng
trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Chương 2: Mức độ đáp ứng các rào cản di chuyển lao động có kĩ năng của
Việt Nam trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

4



Chương 3: Định hướng và giải pháp cho lao động Việt Nam di chuyển trong
Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RÀO CẢN DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1.1.

Cơ sở và mục tiêu của cộng đồng Kinh tế ASEAN khi mở cửa thị
trường lao động

Đến cuối năm 2015, AEC được thành lập hướng đến tự do hóa thị trường lao
động trong một số ngành nghề và lao động có kỹ năng. Những lao động có kỹ năng
là lao động có chất lượng cao (các chuyên gia, thợ lành nghề), trong đó có lao động
được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ,
đặc biệt là tiếng Anh sẽ được tự do di chuyển trong AEC.

1.1.1. Cơ sở của tự do di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN
Di chuyển tự do lao động có kỹ năng trong ASEAN không tự phát mà do
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, tạo cơ sở để AEC thành lập một khu vực di
chuyển tự do lao động. Những yếu tố đó bắt nguồn từ sự chênh lệch về tiền lương,
cơ hội việc làm, các nhân tố chính sách dành cho lao động giữa các nước tạo nên
lực đẩy di chuyển lao động.
Sự mất cân bằng trong tiền lương và cơ hội việc làm giữa các nước phát triển
trong khu vực với các nước còn lại thúc đẩy cho người lao động có xu hướng di
chuyển tư nước kém phát triển hơn sang các nước láng giềng phát triển hơn. Tuy

vậy, vẫn có dòng lao động di chuyển từ các nước phát triển hơn sang các nước kém
phát triển do nhu cầu phát triển thị trường của các công ty, tập đoàn đa quốc gia
trong ASEAN. Nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể di chuyển đến các nước
kém phát triển hơn với các chế độ ưu đãi lao động tốt. Sự hội nhập ngày càng sâu
rộng, sự di chuyển lao động ngày càng mạnh mẽ.
Sự gần gũi về mặt địa lí, môi trường xã hội văn hóa và ngôn ngữ cũng tạo điều
kiện dễ dàng hơn cho lao động di chuyển giữa các nước láng giềng với nhau. Ở một
số nước như Maylaysia và Singapore, họ có chung lịch sử lâu dài và tương đồng với
nhau về văn hóa ngôn ngữ, vị trí địa lý gần gũi, thuận lợi cho lao động giữa hai bên
di chuyển. Sự tương đồng về ngôn ngữ, giáo dục là yếu tố chính giúp các nước công
nhận trình độ lao động lẫn nhau. Người lao động các nước này có thể đáp ứng nhu
cầu nhà tuyển dụng như nhau, vì vậy cơ hội làm việc của người lao động cũng
nhiều hơn. Các chuyên gia hay lao động có kỹ năng thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt
là tiếng Anh có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở hầu hết các nước.
Trong những năm gần đây, thực tế số lượng lao động có kỹ năng tại ASEAN đặc
biệt là lao động được đào tạo tại các nền giáo dục phát triển bậc nhất trên thế giới đã
và đang tăng lên. Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cao này lại từ chối trở về
quê hương, ở lại các nước phát triển mong muốn có nghề nghiệp với mức lương cao
hơn, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hiện tượng

6


chảy máu chất xám này đã và đang gây ra sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực chất
lượng cao tại các quốc gia ASEAN. Một thị trường chung lao động trong khu vực
ASEAN sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực này
trở về quốc gia của họ bằng chế độ ưu đãi tốt hơn.
Các chính sách của các nước đối với xuất và nhập lao động ảnh hưởng rất lớn
đến quyết định của lao động khi di chuyển đến nước khác làm việc. Hiện nay phần
lớn các nước trong ASEAN không có chính sách chủ động về sự di cư ra nước

ngoài đối với lao động có kỹ năng, ngoại trừ Philipines. Trong khi đó chỉ có
Singapore và Malaysia là có các chính sách thu hút nhân tài nước ngoài, đặc biệt là
cộng đồng người Do Thái, họ coi nhân tài chính là gốc rễ của sự phát triển.
Malaysia đang ngày càng tăng cường luồng nhập cư nhân tài, coi đây là một phần
của chiến lược tái cấu trúc nền kinh tế. Hiện nay, hầu như dòng di chuyển lao động
có kỹ năng chủ yếu hướng đến các nước phát triển như Mỹ- Canada, Anh, Úc –
New Zealand, cho thấy sự không hài lòng của người lao động về các chính sách
việc làm và chất lượng giáo dục trong nước. Trong khi đó tại các nước ASEAN
khác như Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam, dòng di cư lại không mạnh mẽ, bị
hạn chế bởi các quy tắc luật pháp chặt chẽ, nguồn nhân lực vẫn còn thiếu nhiều kỹ
năng, đặc biệt là tiếng An. Myanmar tuy có lao động thành thạo tiếng Anh hơn
nhưng lại bị hạn chế do thể chế chính trị còn chưa thực sự mở cửa với thị trường thế
giới.
Mặt khác, các nước ASEAN là thành viên của WTO kí cam kết theo GATs và
FTAs với điều khoản tự do dịch vụ và đầu tư có thể tạo điều kiện cho sự di chuyển
của các cá nhân. Nhờ đó việc thành lâp một thị trường lao động tự do trong khu vực
ASEAN không chỉ là do nhu cầu từ sự phát triển kinh tế mà còn là nghĩa vụ của họ
đối với các cam kết trong WTO.
1.1.2. Mục đích di chuyển lao động có kỹ năng
Di chuyển lao động có kỹ năng trong AEC đem lại rất nhiều lợi ích cho các
quốc gia thành viên.
Di chuyển tự do lao động có kỹ năng thuận tiện cho các nước thu hút các
nguồn đầu tư nước ngoài trong ASEAN, bằng việc cho phép các doanh nhân và
chuyên gia tới làm việc tại các doanh nghiệp FDI. Việc có thể đưa các nhân lực chất
lượng cao tới quản lý và điều hành doanh nghiệp góp phần làm tăng hiệu quả đầu tư
của các doanh nghiệp, điều đó giúp các quốc gia hấp dẫn được nhiều nguồn đầu tư
cả trong và ngoài khối.
Tự do lao động có kỹ năng sẽ bù đắp sự thiếu hụt kỹ năng trong ngắn hạn ở Brunei, Cambodia, Laos, Malaysia, Singapore, Vietnam. Sự thiếu nhân lực về y tế,
điều dưỡng, kiểm toán và công nghệ thông tin ở Brunei; kĩ sư, công nghệ thông tin,
thống kê ở Cambodia; Y tế, nha khoa, kiểm toán và công nghệ thông tin ở


7


Indonesia; y tế và nha khoa ở Lào; Y tế, nha khoa và công nghệ thông tin ở
Malaysia; lao động kĩ thuật và khoa học gia ở Philippines; và các kĩ năng chuyên
gia phổ biến ở Singapore và Việt Nam.
Di chuyển lao động có kỹ năng còn thuận tiện cho quá trình công nghiệp hóa,
tái cấu trúc ở các nước. Ở Philippines, để có sự chuyển giao công nghệ chính xác
các doanh nghiệp nước ngoài phải cung cấp chương trình Huấn luyện người thay
thế và chỉ định ít nhất 2 người Philippines vào vị trí này. Những công nhân này phải
có vai trò lâu dài với kỹ năng hoặc chuyên môn khan hiếm ở Philippines. Sự chuyển
giao công nghệ có hiệu quả chính là cách thức tốt nhất để nâng cao trình độ khoa
học kĩ thuật của các nước trình độ công nghệ còn thấp.
Hiện nay, sự phát triển của các dịch vụ sức khỏe và giáo dục vượt qua biên
giới các quốc gia, việc sử dụng các chuyên gia nước ngoài trình độ cao là xu hướng
tất yếu, mở rộng sự hợp tác của các ngành dịch vụ giữa các quốc gia. Sự công nhận
và thừa nhận chứng chỉ chuyên môn trong nước là chính sách mang yếu tố quyết
định đến việc di chuyển của các chuyên gia nước ngoài vào các lĩnh vực này. Trong
lĩnh vực giáo dục, Malaysia và Singapore đã thực hiện chính sách thu hút học viên
nước ngoài, đào tạo và giữ những người có năng lực ở lại làm việc. Trong khi đó, ở
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, một số nước mở cửa hởn, chấp nhận lực lượng bác sĩ
và điều dưỡng từ nước ngoài để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân
cũng như đưa quốc gia trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trên thị trường
quốc tế.

1.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá lao động có kĩ năng di chuyển giữa các nước
thành viên của AEC
1.1.3.1.Các ngành lao động được tự do di chuyển trong AEC
Ngay sau khi AEC được thành lập, có 8 ngành nghề lao động trong các nước

ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương
đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, du lịch và điều tra viên.
1.1.3.2.

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong AEC (MRAs)

Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) là các cam kết giữa các nước trong
cộng đồng ASEAN đưa ra các cơ chế thỏa thuận về tính đương đương của các thủ
tục chứng nhận và trình độ chuyên môn của lao động trong toàn ASEAN trên một
số lĩnh vực nhất định.
Mỗi quốc gia ASEAN có các tiêu chuẩn, chứng nhận và những quy định riêng
để thừa nhận năng lực của người lao động. MRA đóng vai trò nâng cao tiêu chuẩn
ngành và trình độ nguồn nhân lực của các ngành được kí kết, thúc đẩy quá trình di
chuyển lao động trong khu vực ASEAN phù hợp với chính sách của ASEAN. MRA
ra đời để tạo điều kiện phát triển năng lực tương đương của người lao động.

8


MRA được đưa ra với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thị trường lao động, tạo
thuận lợi dịch chuyển cho người lao động, khuyến khích trao đổi thông tin về những
điển hình giáo dục, đào tạo theo năng lực, đồng thời tạo cơ hội hợp tác giữa các
nước thành viên ASEAN và cơ hội xây dựng năng lực cho các quốc gia thành viên
ASEAN.
Đối với các chính phủ, MRA bảo đảm sự cam kết và thỏa thuận về thương mại
quốc tế, khuyến khích trao đổi điển hình tốt và chia sẻ thông tin giữa các đối tác.
Ảnh hưởng của MRA sẽ làm giảm các chi phí, gia tăng sức cạnh tranh, tăng khả
năng thâm nhập thị trường và tự do hơn dòng chảy thương mại.
Đối với người lao động di chuyển trong các ngành được tự do di chuyển,
MRA mang lại những lợi ích như tạo thuận lợi trong việc dịch chuyển, nâng cao

tính phù hợp của năng lực dựa vào đào tạo, giáo dục, thừa nhận các kỹ năng của lao
động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (sinh viên tốt nghiệp sẵn sàng làm việc
trong ngành), nâng cao chất lượng dịch vụ.
Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, MRA mang lại những lợi ích như hình
thành những tiêu chuẩn rõ ràng để xây dựng các chương trình đào tạo; hệ thống đào
tạo và đánh giá dựa trên năng lực cho các học viên nghề; những văn bằng theo chức
danh công việc được phân loại trên cơ sở các phân ngành lao động; cơ hội trở thành
một trong những cơ sở giáo dục và đào tạo được yêu thích vì cấp nhiều văn bằng
theo
1.1.3.3.

Khung tham chiếu trình độ của ASEAN (ARQF)

Với nhu cầu di chuyển lao động tự do trong AEC, các quốc gia thành viên cần
xây dựng bộ tiêu chuẩn chung và minh bạch bộ tiêu chuẩn này để làm căn cứ xác
định năng lực của lao động.
Ngày 12/9/2014, tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ tám, ARQF
đã được phê duyệt và đưa vào sử dụng làm tư liệu hướng dẫn cho các nước thành
viên ASEAN áp dụng một cách tự nguyện.
Khung tham chiếu trình độ nhằm hài hòa các thỏa thuận pháp lý giữa các nước
thành viên của Cộng đồng, là nền tảng cho việc công nhận trình độ và đảm bảo chất
lượng lao động thông qua giáo dục. Mỗi quốc gia cần xây dựng Khung tham chiếu
trình độ quốc gia phù hợp với Khung tham chiếu trình độ của khu vực nhằm đảm
bảo trình độ lao động của quốc gia tương đương với các quốc gia còn lại.
Các quốc gia thành viên cần xây dựng Khung trình độ quốc gia để có thể thích
ứng được với Khung tham chiếu trình độ của ASEAN. Hiện nay có khoảng 140
quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia, rất nhiều nước đang phát triển
trong khu vực Đông Á như Malaysia, Indonesia và Philipines đã hoàn thiện những
bước căn bản của tiến trình. Đối với Việt Nam, việc xây dựng khung trình độ còn


9


gặp nhiều khó khăn như khung trình độ không thống nhất với kỹ năng nghề nghiệp,
cùng là trình độ cao đẳng nhưng vừa có trường cao đẳng, vừa có trường cao đẳng
nghề.
Việt Nam không có chính sách công nhận năng lực, trình độ của người lao
động trải nghiệm qua thực tiễn lao động và nghề nghiệp. Do đó dẫn đến, người bằng
cấp thấp nhiều kinh nghiệm, có thể xử lí tình huống, năng lực công việc tốt nhưng
không được thừa nhận. Bên cạnh đó, văn bằng hiện được cấp theo trình độ đào tạo
nhưng không có sự tin tưởng của xã hội nói chung, người sử dụng lao động nói
riêng. Việc bằng cấp liên thông không được chấp nhận ở nhiều nơi cũng phần nhiều
do kiểm định chất lượng còn kém, chưa phát huy tác dụng, tạo niềm tin cho xã hội.
Theo kế hoạch, cấu trúc của khung trình độ quốc gia của Việt Nam sẽ thống nhất có
8 trình độ từ tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH, CĐ, trung cấp, chứng chỉ nghề cấp I, II và III với
các chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của người
học. Đi kèm với đó là khối lượng học tập cần có và chứng chỉ, bằng tốt nghiệp
tương xứng.
1.1.3.4.

Quy trình di chuyển

Người lao động cần một cơ sở đáng tin cậy để xác định sự phù hợp của chứng
chỉ hoặc văn bằng của người xin việc, đơn vị cấp, ngày cấp, tình trạng và chất lượng
của văn bằng cho các mục đích đăng kí của người xin việc và đánh giá của người sử
dụng lao động hoặc của cơ quan được chỉ định đánh giá mức độ phù hợp của người
xin việc đối với một vị trí tuyển dụng cụ thể ở nước mình.Các cơ quan chuyên trách
có trách nhiệm đảm bảo mức độ tin cậy của việc ghi chép, bảo mật và lưu trữ thông
tin liên quan về người xin việc.
Lao động có thể đăng ký bằng cách gửi thông tin cá nhân của họ cho hội đồng

đăng ký tại nước họ để được đăng tải trên trang thông tin việc làm chung ASEAN.
Người xin việc cũng ký vào giấy chấp thuận đồng ý chia sẻ thông tin của họ
trên hệ thống, cho phép hội đồng đăng ký của nước nhận lao động kiểm tra thông
tin cá nhân của họ và sau quá trình kiểm tra này,cho phép các tổ chức nghề nghiệp
của các nước đó tiếp cận các thông tin về người xin việc trên cơ sở dữ liệu.
Để có đủ điều kiện đăng nhập thông tin vào hệ thống đăng ký lao động của
từng ngành, người xin việc phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu sau:
Cung cấp văn bằng đã được cấp và thừa nhận bởi một tổ chức đã được công
nhận tại bất kỳ quốc gia thành viên ASEAN; hoặc cung cấp văn bằng đã được cấp
và thừa nhận bởi một tổ chức độc lập thuộc cơ quan quản lý giáo dục tại một nước
ASEAN (như trường đại học ở nước ngoài hoặc một tổ chức ngành nghề hoạt động
tại nước đó) với điều kiện tổ chức này được hệ thống đăng ký lao động của từng
ngành chấp thuận và được đưa vào danh sách thẩm định của cơ quan này. Ngoài ra,

10


hệ thống đăng ký lao động của từng ngành có thể yêu cầu và giám sát thông tin
nghề nghiệp khác như:
a. Số năm làm việc trong ngành.
b. Minh chứng cho thấy người nộp đơn duy trì được trình độ chuyên môn đến
thời điểm xét duyệt.
c. Người nộp đơn đã đồng ý với các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
d. Sự chấp hành kỷ luật.
Thông thường, việc đánh giá văn bằng của người xin việc sẽ được thực hiện tự
động bằng cách sử dụng ma trận văn bằng tương đương. Tuy nhiên, trong trường
hợp có sai sót hoặc hồ sơ phi tiêu chuẩn, hệ thống đăng ký lao động của từng ngành
sẽ chịu trách nhiệm quyết định năng lực của ứng viên trong thời gian tối đa một
tháng. Những trường hợp xin việc theo thông báo tuyển gấp có thể được xử lý bằng
các ngoại lệ.


1.2. Những vấn đề chung về rào cản di chuyển lao động có kỹ năng trong
AEC
1.2.1. Khái niệm rào cản
AEC được thành lập giúp mở rộng cánh cửa hội nhập, đẩy mạnh việc di
chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn cũng như lao động có kỹ năng giữa các quốc gia
trong khu vực. Tuy nhiên, mở cửa thị trường, đẩy mạnh lưu thông giữa các quốc gia
không có nghĩa là hàng hóa, lao động, vốn… được di chuyển ồ ạt vào và ra các
nước, tự do hóa di chuyển lao động có kỹ năng sẽ phải đặt dưới sự kiểm soát của
Chính phủ các quốc gia thành viên của ASEAN nói chung và AEC nói riêng. Lao
động di chuyển trong khu vực ASEAN sẽ gặp phải các rào cản tự nhiên như rào cản
văn hóa hay rào cản kĩ thuật từ chính sách của các quốc gia đối với lao động nhập
cư hay sự khác biệt về trình độ của lao động giữa các quốc gia.
Rào cản được hiểu là tất cả những gì gây trở ngại, khó khăn cho lao động tìm
kiếm cơ hội việc làm tại các quốc gia khác, gây nên áp lực cản trở quá trình di
chuyển lao động quốc tế.
Trong thời kì đầu tiên của công cuộc tự do hóa thị trường lao động, chắc chắn
người lao động sẽ gặp phải những khó khăn nhất định khi di chuyển đến nước khác
làm việc. Những khó khăn bắt đầu từ khi tìm kiếm việc làm, hoàn thành các thủ tục
pháp luật để di chuyển đến nước thành viên khác làm việc đến khi hòa nhập với
cộng đồng mới sẽ hạn chế mục tiêu tự do hóa thị trường của AEC. Những rào cản
mà người lao động có kỹ năng có thể gặp phải là rào cản pháp luật, rào cản chuyên
môn và rào cản văn hóa.

11


Trên thực tế, pháp luật của mỗi nước khác nhau và trong cùng một nước lại có
sự tác động khác nhau đến từng ngành nghề hoạt động, từng đối tượng chịu sự tác
động. Rào cản pháp luật đối với di chuyển lao động là quy định trong pháp luật của

từng quốc gia bắt buộc đối với lao động có kỹ năng muốn di chuyển vào trong quốc
gia đó như thủ tục pháp lí (cấp giấy phép làm việc, visa,..), quyền và nghĩa vụ đối
với người lao động (quyền công dân, nghĩa vụ nộp thuế thu nhập…). Một số quốc
gia không muốn có hiện tượng chảy máu chất xám, họ sẽ tạo ra rào cản nhằm ngăn
cản di chuyển lao động, ví dụ như đánh thuế. Quốc gia khác có thể đặt ra quy định
kiểm soát về số lượng người lao động được di chuyển khiến cho nhiều người lao
động phải chờ đợi trong thời gian dài trước khi họ có thể di chuyển đến quốc gia
khác mà họ mong muốn.
Lao động muốn di chuyển cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn đánh giá về
trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực, năng suất lao động, kinh nghiệm của lao
động đối với từng nhóm ngành nghề để xét mức độ phù hợp với ngành nghề, công
việc muốn đảm nhận. Tuy nhiên, trình độ lao động giữa các quốc gia tất yếu có sự
chênh lệch. Những lao động có trình độ cao hơn sẽ có khả năng đáp ứng được yêu
cầu tuyển dụng hơn lao động khác. Trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
như hiện nay, việc làm dành cho lao động trình độ thấp ngày càng ít hơn. Vì vậy
người lao động bắt buộc phải có đủ kỹ năng đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Những yêu cầu khắt khe về chuyên môn nghiệp vụ chính là rào cản dành cho lao
động từ các nước kém phát triển hơn phải vượt qua để có thể làm việc tại các nước
phát triển hơn trong khu vực.
Rào cản về văn hóa là những sự khác biệt, bất đồng về ngôn ngữ, tín ngưỡng,
tôn giáo, lối sống, phong tục tập quán giữa các quốc gia cản trở, gây khó khăn cho
di chuyển lao động, đòi hỏi người lao động phải vượt qua. Bất kỳ sự thay đổi môi
trường sống nào cũng đều buộc người lao động phải chuẩn bị những hành trang cần
thiết để có thể hội nhập tốt với môi trường mới. Ngôn ngữ là điều đầu tiên và quan
trọng nhất khi đến một quốc gia khác sinh sống và làm việc là cần phải học ngôn
ngữ. Đây là công cụ để giao tiếp và là cánh cổng để hội nhập với môi trường mới.
Lối sống và thói quen của đất nước mà lao động di chuyển đến như thói quen về ăn
uống, sinh hoạt nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, cách thức tổ chức cuộc sống, quan hệ
bạn bè, đồng nghiệp, giao tiếp và ứng xử hàng ngày trong cuộc sông cũng như các
quan niệm về giá trị đạo đức.


1.2.2.Các loại rào cản di chuyển
Trước khi thành lập AEC, giữa các nước trong khối vẫn có sự di chuyển lao
động. Tuy nhiên dòng di chuyển lao động vẫn còn hạn chế, có sự chênh lệch lớn
giữa các quốc gia, chứng tỏ đã tồn tại những rào cản không nhỏ trong di chuyển lao
động giữa các nước.

12


Biểu đồ 1.1 : Di chuyển lao động nội khối của ASEAN, 2013

Tuy rằng AEC ra đời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lao động các nước tự do
di chuyển, nhưng những khó khăn mà người lao động gặp phải vẫn còn nhiều.

1.2.2.1. Rào cản về pháp luật
Rào cản về pháp luật là rào cản khó vượt qua nhất đối với di chuyển lao
động. Các yếu tố như ý chí chính trị sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ đến các chính sách
luật pháp của mỗi nước về lao động.
ASEAN là một khối không đồng nhất về hệ thống chính trị, tổn tại 2 thể chế
chính trị khác nhau đó là các nước cộng hòa như Indonesia, Philipines và Singapore
hay các nước theo chủ nghĩa cộng sản là Lào và Việt Nam, các nước quân chủ lập
hiến như Brunei, Campuchia, Malaysia, Thái Lan và chính thể quân sự cai quản tại
Myanmar. Sự khác nhau về thể chế giữa các nước trong ASEAN là cơ sở tạo ra sự
khác biệt về pháp luật của các nước. Vì vậy các bộ luật lao động của các nước có
các quy định khác nhau đối với lao động đến từ nước ngoài.
Thứ nhất, quyền nhập cư, chính sách thị thực, chính sách di cư ra nước ngoài
của nước sở tại, chính sách tuyển dụng và những ưu tiên của chủ sở hữu lao động ở
khu vực tư nhân có thể lấn át và hạn chế những thay đổi đối với di chuyển lao động
mà AEC có thể mang lại. Một số quốc gia có thể đưa ra chính sách rất mở cửa, chỉ

đưa ra một số quy định về di chuyển lao động, một số lại đưa ra rất nhiều yêu cầu
cho lao động mới chấp nhận cấp visa.
Muốn đánh giá được mức độ mở cửa của các thị trường lao động của các nước
ASEAN cần phải xem xét động cơ của các nước này. Hầu hết các nước đều bị thiếu
hụt nhân lực có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tự do hóa thị
trường lao động đối với lao động có kỹ năng với mục đích lớn nhất là bù đắp những

13


thiếu hụt lao động trong ngắn hạn. Vì vậy những lí do khác về ổn định chính trị, giải
quyết việc làm tại mỗi nước mà những quyết định sử dụng lao động từ các nước
thành viên khác trong ASEAN bị hạn chế trong thời gian ngắn, thường từ 2 năm
đến 10 năm.
Thứ hai, các vấn đề đảm bảo quyền lao động di cư, đối xử bình đẳng về quyền
an sinh xã hội ở mỗi quốc gia cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết
định di cư của người lao động. Hiện tại, các nước trong khối ASEAN kết một số
Công ước quốc tế về đảm bảo quyền lợi cho lao động di cư như Công ước di cư vì
việc làm (1979), Công ước lao động di cư (1975), Công ước quốc tế về bảo vệ
quyền của tất cả các lao động di cư và các thành viên gia đình của họ (1990), Công
ước bình đẳng về đối xử (Bồi thường tai nạn- 1925), Công ước bình đẳng về đối xử
(an sinh xã hội – 1982), công ước duy trì quyền an sinh xã hội (1982)

Bảng 1.1. Các công ước được phê chuẩn về lao động di cư

Tuy nhiên mới chỉ có một số nước Gửi lao động thông qua các Công ước quốc
tế này như Philipines, Campuchia hay Indonesia. Các nước là điểm đến của lao
động như Singapore, Thái Lan hay Malaysia hầu như chỉ thông qua một hoặc hai
công ước quốc tế. Vì vậy các vấn đề về cấm phân biệt, ngăn chặn hay thiên vị về
sắc tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị,nguồn gốc quê quán (bao

gồm nơi sinh, nguồn gốc nước ngoài, hay dòng họ) hoặc nguồn gốc xã hội không
được đảm bảo chắc chắn cho người lao động. Đây chính là một điểm bất lợi cho lao
động di chuyển đến các nước này khi đòi hỏi quyền lợi cho chính mình.

14


Bảng 1.2. Phạm vi an sinh xã hội đối với lao động di cư theo các quốc gia,
năm 2014

Thực tế cho thấy tại các quốc gia là điểm “ Đến”, bên cạnh sự phân biệt đối
xử về các yếu tố nguồn gốc xã hội, Luật an sinh xã hội vẫn không áp dụng cho lao
động di cư không có quyền định cư dài hạn, khiến họ bị mất đi một số quyền then
chốt như thất nghiệp hay bảo vệ gia đình người lao động.
Thứ ba, quyền lợi của người lao động di cư còn được kì vọng sẽ được chuyển
giao qua biên giới giữa nước mà người lao động làm việc và quê hương của họ. Sự
hài hòa hóa giữa hệ thống an sinh xã hội và các dịch vụ của các nước ASEAN chưa
được thiết lập. Đặc biệt đối với các lao động đến tuổi nghỉ hưu, họ mong rằng sau
khi trở về quê hương, những chế độ lương hưu của họ tại nước ngoài vẫn sẽ được
đảm bảo. Việc đảm bảo công bằng cho lao động ASEAN về mọi khía cạnh của an
sinh xã hội là vô cùng khó khăn và cần nhiều sự đầu tư và hợp tác giữa các nước
trong khu vực.

1.2.2.2. Rào cản về chuyên môn
Trong tất cả các trở ngại dành cho lao động kĩ năng di chuyển, rào cản về
chuyên môn là rào cản lớn nhất. Giữa các nước ASEAN hiện tại đang có sự chênh
lệch lớn về trình độ lao động, điều đó đã tạo ra rào cản di chuyển lao động giữa các
nước kém phát triển hơn vào các nước phát triển của khu vực.

15



Với 8 ngành nghề được tự do di chuyển vào năm 2015, dựa trên các MRA và
ARQF, các nước trong Cộng đồng AEC sẽ đặt ra tiêu chuẩn cho lao động từng
ngành để có thể có khả năng lao động tại các nước thành viên. Tiêu chuẩn này sẽ là
thách thức rất lớn đối với lao động thuộc nhóm nước lao động có trình độ thấp hơn
như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines hay Indonesia. Đến nay,
MRA đã được hoàn thiện cho tám ngành nghề: kỹ sư (được ký vào tháng 12/2005);
y tá (tháng 12/2006); kiến trúc, và các bằng cấp khảo sát (tháng 11/2007); những
người hành nghề y tế, nha khoa, và dịch vụ kế toán (tháng 2/2009); và những người
hành nghề du lịch (tháng 11/2012). Tuy nhiên, mỗi MRA lại khác nhau trong cách
tiếp cận. Ví dụ, MRA về y tá thúc đẩy việc trao đổi lao động có chuyên môn, kinh
nghiệm và những thông lệ tốt nhất, trong khi đó, hiệp định về kế toán và khảo sát
chỉ đặt ra một số nguyên tắc và khuôn khổ tổng quát cho những dàn xếp thương
lượng dựa trên MRA chung của các nước thành viên, việc tiến hành thành lập cơ
quan giám sát, công nhận,cấp giấy phép lao động chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn
ASEAN ở các nước thành viên còn chậm trễ, gặp khó khăn. Cùng với đó việc ban
hành Quy chế đánh giá riêng ở từng nước dựa trên khung MRA đã ký còn nhiều bất
cập.
Việc thực hiện theo khung thỏa thuận MRA đã được ký kết gặp những khó
khăn, đặc biệt là các nước trong nhóm nước “ Gửi” lao động trong tiếp cận và áp
dụng bộ khung tiêu chuẩn này do:
Thứ nhất, các nước có sự khác nhau đáng kể trong hệ thống giáo dục và kiểm
tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp còn
lưỡng lự trước việc thay đổi những tiêu chuẩn hiện có của họ hay cho phép các đối
thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài.
Thứ hai, một số nước yêu cầu những vị trí như giáo viên, luật sư, công chức
hoặc quân nhân phải do công dân của họ đảm nhận và rõ ràng loại trừ nhân lực
nhập cư khỏi những vị trí này. Cuối cùng, các đàm phán MRA cho đến nay nhìn
chung vẫn được tiến thành song phương và hầu hết còn tồn tại những kẽ hở đối với

việc thực hiện.
Thứ ba, nhìn chung việc đạt các tiêu chuẩn trong Tiêu chuẩn đăng bạ để
thành lao động chuyên nghiệp ASEAN là rất khó đạt được so với trình độ lao động
ở một số nước (đặc biệt nhóm các nước là “ Nguồn” lao động). Tuy đã tạo ra một
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong thị trường lao động tự do và góp phần nâng
cao trình độ lao động tại ASEAN nhưng các yêu cầu về trình độ cho lao động lại
không mở ra các cơ hội lớn về việc làm cho các lao động còn thiếu kinh nghiệm
như sinh viên mới tốt nghiệp, yêu cầu về số năm kinh nghiệm là rào cản lớn để lao
động trẻ có khả năng được công nhận và cấp giấy phép. Một số quốc gia có các
chính sách thu hút lao động có kỹ năng và hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài
có chuyên môn thấp. Vì vậy, các quy định để xác định lao động đáp ứng được yêu
cầu của lao động có chuyên môn cao là rất chặt chẽ. Người lao động muốn di

16


chuyển được trong nội bộ ASEAN phải đáp ứng được các yêu cầu của Khung tham
chiếu trình độ ASEAN, được công nhận trình độ theo các Thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau giữa các nước trong ASEAN.
Do trình độ phát triển không đồng đều, nên hiện nay, lao động có tay nghề và
kỹ năng cao trong khối ASEAN chủ yếu di chuyển vào thị trường Singapore,
Malaysia và Thái Lan. Còn lại, hầu hết các lao động di chuyển trong phạm vi
ASEAN là lao động trình độ kỹ năng thấp hoặc không có kỹ năng

Biểu đồ 1.2.: Mức độ đáp ứng của các kĩ năng đào tạo từ trường
trung học với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Biểu đồ 1.3. : Mức độ đáp ứng của các kĩ năng được đào tạo tại trường
Đại học với nhu cầu của nhà tuyển dụng


Kết quả khảo sát các chủ sử dụng lao động tại 10 quốc gia ASEAN do ILO
thực hiện cho thấy, doanh nghiệp trong khối ASEAN hiện đang rất lo ngại về tình

17


hình thiếu hụt lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng trước sự ra đời của Cộng
đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, gần 50% chủ sử dụng lao động trong khối
ASEAN trong cuộc khảo sát cho biết, người lao động tốt nghiệp phổ thông không
có được kỹ năng họ cần. Cử nhân tốt nghiệp đại học có được những kỹ năng có ích
nhưng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp (cả về số lượng và chất
lượng). Theo nghiên cứu của ILO, ngoài trình độ ngoại ngữ thì các kỹ năng mà các
doanh nghiệp ASEAN cho rằng cần thiết nhất là kỹ năng quản lí, lãnh đạo, tiếp theo
là các kỹ năng kĩ thuật, kế toán, công nghệ thông tin, marketing, nhân sự và các
dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu kỹ năng của
doanh nghiệp, lao động khó có thể di chuyển tự do trong khu vực.

Biểu đồ1. 4 : Hệ thống các kĩ năng cần đào tạo

Các quốc gia thành viên cần xây dựng Khung trình độ quốc gia của mình để
có thể thích ứng được với Khung tham chiếu trình độ của ASEAN. Hiện nay có
khoảng 140 quốc gia trên thế giới có khung trình độ quốc gia, rất nhiều nước đang
phát triển trong khu vực Đông Á như Malaysia, Indonesia và Philippines đã hoàn
thiện những bước căn bản của tiến trình.

18


Bảng 1.3 : Số lao động trong 7 ngành nghề theo ASEAN MRA, trong nhiều
năm


Bảy trong số những ngành nghề hiện đã được đề cập trong các MRA gộp lại
cũng chỉ chiếm khoảng 0,3% đến 1,4% trong tổng số việc làm tại các nước thành
viên (ngành nghề thứ tám MRA đề cập đến là nghề du lịch, nhưng lại không hề có
danh mục vị trí nghề nghiệp để có thể tính toán được tỉ lệ tương ứng). Do đó, các
ngành nghề này chỉ chiếm một phần không đáng kể trong tổng số việc làm ở
ASEAN. AEC có thể tạo điều kiện cho các nhà cung cấp dịch vụ chuyên môn được
đăng ký hay cấp phép tại các nước tham gia ký kết để được công nhận tại những
nước ký kết khác. Tuy nhiên, những đối tượng nào thực sự được phép di cư để làm
việc thì vẫn còn tùy thuộc vào ý chí chính trị, cung và cầu thị trường tại các nước
thành viên. Quyền nhập cư, chính sách thị thực, chính sách di cư ra nước ngoài của
nước sở tại, chính sách tuyển dụng và những ưu tiên của chủ sử dụng lao động ở
khu vực tư nhân có lẽ sẽ lấn át những thay đổi đối với di chuyển lao động mà AEC
có thể mang lại. Do đó, tác động của các điều khoản AEC về dịch chuyển lao động
có thể sẽ rất hạn chế trong ngắn hạn với thị trường lao động.

1.2.2.3.

Rào cản văn hóa

Khi nói đến văn hoá là nói tới toàn bộ những giá trị sáng tạo về tinh thần và
vật chất, thể hiện trình độ sống, dân trí, những quan niệm về đạo lý nhân sinh, thẩm
mỹ của một dân tộc và dấu ấn ở mỗi con người. Văn hoá góp phần trực tiếp tạo nên
bản sắc của dân tộc, tạo nên sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Đông Nam Á quy tụ hầu hết các tôn giáo lớn của thế giới. Phật giáo có mặt ở
hầu hết các nơi ở Đông Nam Á lục địa, đạo Hồi có mặt ở các nước biển đảo như
Brunei, Indonesia và Malaysia ngay từ thế kỷ XIII. Thể kỉ XVI, thực dân Tây Ban
Nha đưa thiên chúa giáo vào Philippines. Bên cạnh các tôn giáo lớn này còn có các
nhóm tôn giáo khác cùng tổn tại. Ví dụ như ở các quần đảo phía nam Philippines có


19


×