Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG NƯỚC TRƯỚC ÁP LỰC MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.54 KB, 17 trang )

1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh,
cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc
hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích
giống nhau từ chủ thể thứ ba”.
Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh
của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua,
sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài
nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh
Cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
vẫn chưa được hiểu thống nhất. Để có thể đưa ra quan niệm năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lưu ý thêm một số vấn đề sau
đây:
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện,
bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh
giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các
yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng
không gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được
phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền


thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so


sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.
1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Đối với lĩnh vực ngân hàng, tài chính, năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại có thể được tóm tắt lại như sau: “Năng lực cạnh
tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát
triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi
nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đông thời đảm
bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt
qua những biến động bất lợi của môi trường xung quanh”.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại
1.2.1 Năng lực tài chính
Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại không chỉ là nguồn
lực tài chính đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại mà còn là khả năng khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn lực đó
phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
1.2.1.1 Vốn chủ sở hữu và mức độ an toàn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của
chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các
cổ đông trong công ty cổ phần, kinh phí quản lý do các đơn vị trực thuộc
nộp lên,...
1.2.1.2 Khả năng sinh lời
Nếu tỷ lệ lợi nhận của một công ty tụt xuống dưới mức có thể chấp
nhận được, thì P/E (giá trên thu nhập) và giá trị các cổ phiếu của công ty
giảm xuống – điều đó giải thích tại sao việc đánh giá khả năng sinh lời lại
đặc biệt quan trọng đối với một công ty.


1.2.2 Khả năng ứng dụng công nghệ
Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt

động của khu vực ngân hàng đề gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông
tin, do vậyviệc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối
với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung
và hệ thống ngân hàng nói riêng.
1.2.3 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của
toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển
kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
1.2.4 Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức là một khái niệm cơ bản của khoa học quản lý, cơ cấu tổ
chức được nhiều tác giả quan tâm đề cập đến.Từ những cách tiếp cận
khác nhau mà mỗi tác giả lại có những quan niệm khác nhau về cơ cấu tổ
chức.
1.2.5 Thương hiệu
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với
dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng
định chất lượng và xuất xứ sản phẩm.Thương hiệu thường gắn liền với
quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại
diện thương mại chính thức.
1.2.6 Hệ thống phân phối
Có rất nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tuỳ theo
những góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa ra nhữngkhái
niệm khác nhau về kênh phân phối.


1.3 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
các ngân hang thương mại.
1.3.1 Môi trường kinh tế.
Sự phát triển của nền kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh

doanh, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng
thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân
hàng của ngân hàng thương mại..
1.3.2 Đối thủ cạnh tranh.
Trong phạm vi quốc gia, đối thủ cạnh tranh của các ngân hàng
chính là các ngân hàng khác, ngoài ra còn có các định chế tài chính phi
ngân hàng như công ty bảo hiểm, công ty tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng
nhân dân, công ty tài chính.
1.3.3 Hệ thống luật pháp.
Hệ thống luật pháp trước hết tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động
kinh doanh và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Hệ thống luật
pháp tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của ngân
hàng mại. Luật quy định những điều kiện cần thiết về mặt pháp lý để một
ngân hàng thương mại được phép kinh doanh, những lĩnh vực kinh doanh
hợp pháp, giới hạn về quy mô huy động vốn, khả năng cấp tín dụng, tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu, các quy định đảm bảo an toàn. Ngoài ra, những quy
định của luật cũng tác động đến khả năng tham gia cạnh tranh của các chủ
thể trên thị trường tài chính, gia tăng hay kìm hãm khả năng cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại trên thị trường quốc tế
1.3.4 Đặc điểm văn hóa xã hội.
Trước hết, những đặc điểm xã hội ảnh hưởng cầu đối với các dịch
vụ ngân hàng như lòng tin của dân chúng; thói quen tiêu dùng và tiết
kiệm của người dân; trình độ dân trí và khả năng hiểu biết về các dịch của


ngân hàng; mức thu nhập của người dân. Ngân hàng là một ngành có
nhiều rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, đồng thời là người có sự thận trọng
cần thiết, tôn trọng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp. Việc coi trọng
đạo đức là cơ sở để ngân hàng giữ chữ tín đối với khách hàng, gây dựng
niềm tin của công chúngMột xã hội coi trọng việc học tập và rèn luyện

cũng mang lại thuận lợi đối với ngành ngân hàng.
1.3.5 Môi trường công nghệ.
Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên toàn thế
giới, công nghệ quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp nói
chung và một ngân hàng nói riêng, nếu ngân hàng có công nghệ lạc hậu
hơn đối thủ cạnh tranh thì sớm muộn cũng bị đối thủ cạnh tranh đánh bật
ra khỏi thị trường. Một ngân hàng chú trọng đến công nghệ của mình sẽ
làm cho khách hàng tin tưởng và từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng
mới hay lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
1.3.6 Vai trò của Nhà nước và Ngân hàng trung ương.
Vai trò của Nhà nước là một yếu tố mang chất xúc tác rất quan
trọng với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nước BỐI CẢNH NỀN
KINH TẾ VÀ ThỰc trẠng năng lỰc cẠnh tranh cỦa các ngân hàng
thương mẠi trong nưỚc
1.4 Quy định và chính sách của nhà nước khi Việt Nam gia nhập
WTO
1.4.1 Qui định và chính sách của nhà nước
Quy định của Ngân hàng nhà nước:
Thông tư số 05/2012/TT-NHNN ngày 12 tháng 3 năm 2012:Lãi
suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng là 5%/năm.


Lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên
là 13%/năm; riêng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ấn định mức lãi suất tối
đa đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 13,5%/năm.
1.4.2 Sự hợp tác của bộ tài chính và ngân hàng nhà nước
Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước “bắt tay” hoạch định chính
sách
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đã ký quy chế về phối hợp

công tác và trao đổi thông tin giữa hai bên, hôm 29/2/2012. Nội dung hợp
tác giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính sẽ tập trung vào phối hợp
xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, trong đó
tập trung vào xây dựng và điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ.
2.1.3. Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngân hàng
Về việc thành lập ngân hàng liên doanh:
Về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài:
Về chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam:
1.5 Bối cảnh nền kinh tế năm 2012
1.5.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô
Năm 2011, trước khá nhiều tác động bất lợi từ trong và ngoài nước,
lạm phát và bất ổn tỷ giá nổi lên như là 2 thách thức lớn nhất đối với kinh
tế Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm, chúng ta đã chứng kiến nhiều diễn biến có
lợi cho thị trường tiền tệ. Sau khi ngân hàng nhà nước quyết định hạ một
loạt các Lãi suất chủ chốt 1%, thì về căn bản thị trường chưa có dấu hiệu
nào xáo trộn. Thị trường ngoại tệ giữ vững được trong biên độ, và SBV


đang chứng minh VND chỉ bị phá giá tối đa 3% trong năm nay.Chúng ta
hãy cùng điểm lại một số diễn biến thị trường tiền tệ trong 3 tháng đầu
năm.
1.5.2 Bối cảnh tái cấu trúc:
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng sẽ giúp giải quyết được 3 vấn đề
còn tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam: chất lượng tài sản kém,
thanh khoản khó khăn và quy mô vốn tự có nhỏ.
1.6 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
ở Việt Nam
1.6.1 Năng lực tài chính

1.6.1.1 Về quy mô – số lượng ngân hàng và hệ thống kênh phân phối
- Quy mô – số lượng ngân hàng
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam hiện có
quá nhiều ngân hàng có qui mô nhỏ, có tốc độ tăng trưởng tài sản và danh
mục cho vay phát triển quá nóng. Kèm theo đó là hệ thống quản lý rủi ro
và kỹ năng quản lý hoạt động ngân hàng còn tương đối kém, gây tác động
không tốt đến sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng.

1.6.1.2 Về quy mô và năng lực tài chính
- Quy mô vốn chủ sở hữu
Mặc dù tổng tài sản tăng trưởng nhanh, qui mô của các NH Việt
Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực
Theo số liệu được công bố, trong những năm qua các NHTM Việt
Nam không ngừng nâng cao sức mạnh tài chính của mình. Quy mô vốn


điều lệ của những NHTM (nhà nước và cổ phần) đã có sự tăng nhanh, đặc
biệt là khối cổ phần.
Qua điều hành, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng nâng vốn điều lệ
nhiều lần, song so với các ngân hàng quốc tế còn rất thấp.
- Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR):
Với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của
đa số NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II và đảm
bảo hoạt động an toàn của các NHTM (Bảng 4).
- Chất lượng tài sản có:
Về chất lượng Tài Sản Có, tỷ lệ nợ xấu (non-performing loans, hay
NPL) trên tổng dư nợ của những NH chiếm thị phần lớn ở Việt Nam có
xu hướng tăng lên, mặc dù đều nằm trong giới hạn cho phép. Cụ thể, vào
cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%; 3 trong số 8 ngân hàng thương mại
niêm yết trên TTCK có tỷ lệ nợ xấu từ 2,8% trở lên tính đến hến quý

III/2011. Số nợ xấu bình quân tính đến ngày 30/9/2011 của toàn hệ thống
ngân hàng là 2,5%, cao hơn nhiều so với thế giới (0,4%).
Nguyên nhân chính của việc gia tăng nợ xấu trong thời gian qua là
tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng không
tốt của các NHTM Việt Nam.NHNN đã yêu cầu các NHTM hạn chế tăng
trưởng tín dụng quá cao, nhưng trong thực thế tốc độ tăng trưởng tín dụng
vẫn luôn ở mức trên 20% trong 10 năm gần đây.
- Khả năng sinh lời
Trung bình ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản) và ROE (lợi
nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu) của các NHTM Việt Nam đạt
lần lượt 1,4% và 16,6%.


Tính đến tháng 6/2011, Riêng tỷ suất lợi nhuận (ROE) trung bình
của các nước trên thế giới khoảng 20%, trong khi ở nước ta, tỷ suất lợi
nhuận (ROE) trung bình đặt 16,6%, ngoài ra đa phần các NHTM chỉ đạt
dưới 15%.
(
1.6.1.3 Về năng lực thị phần
Thị phần tín dụng của khối NHTM QD đã sụt giảm đáng kể trong
giai đoạn 2005 – 2010 mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Riêng 4
NHTM QD là BIDV, Agribank, Vietcombank và Vietinbank (chiếm tới
48,3% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành trong năm 2010. Tính thêm
NH Phát triển nhà ĐBSCL (MHB), tổng thị phần tín dụng của
nhóm các NHTM QD là 49,3%. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều
so với 74,2% tại thời điểm 2005. Thị phần huy động cũng sụt giảm từ
74,2% xuống 47,7% trong giai đoạn 2005 – 2010.
Biểu đồ 7: Thị phần huy động vốn

Biểu đồ 8: Thị


phần cho vay

(Nguồn: SCBS)
Khối NHTM CP có hoạt động linh hoạt và dần chiếm lĩnh thị
phần của khối NHTM QD: Các NHTM CP có cơ cấu cổ đông đa dạng
hơn các NHTMQD, tập trung vào hoạt động cho vay các DN vừa và nhỏ


và hoạt động ngân hàng bán lẻ. Thị phần của khối này tăng nhanh trong
những năm gần đây do chiếm lĩnh được từ khối NHTM QD, chiếm 37,1%
thị phần tín dụng của toàn ngành trong năm 2010 với tổng số vốn điều lệ
lên tới 151.590 tỷ đồng.
1.6.2 Về nguồn nhân lực
Theo VPC (Trung tâm năng suất Việt Nam), chất lượng nguồn
nhân lực tại các NHTM Việt Nam chưa cao, chưa nhạy bén với những
thay đổi của ngành, đặc biệt là trong các NHTM NN. Trong các NHTM
NN, lực lượng lao động cũ còn nhiều dẫn đến nhiều hệ lụy như: trình độ
đại học tăng lên về lượng nhưng không tăng lên về chất. Mặc dù vậy, vẫn
phải khẳng định rằng, trình độ lao động của các NHTM tăng lên đáng kể,
tỷ lệ đại học và trên đại học trong cơ cấu lao động các NH, đặc biệt là các
NHTM CP. Tuy nhiên so với các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và
các ngân hàng khác trong khu vực thì trình độ và nghiệp vụ của nhân viên
ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn ở mức thấp. Theo
báo cáo của NHNN, đội ngũ nhân viên ngân hàng được đào tạo ở bậc
thạc sĩ và tiến sĩ chiếm chưa đầy 10%, trình độ đại học chiếm khoảng
61%, kỹ năng nghề nghiệp vẫn còn hạn chế, khả năng tiếp cận và xử lý
công việc theo nhóm còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc khác, chính sách đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực cũng
chưa được các ngân hàng quan tâm đúng mức, phát sinh tình trạng chảy

máu chất xám trong lĩnh vực ngân hàng.
1.6.3 Về công nghệ
Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán đã trở thành
một điểm nhấn quan trọng trong hành trình đổi mới, hiện đại hóa công
nghệ trong cả Hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và Hệ thống


Ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng với việc tạo dựng được một hạ
tầng thanh toán quốc gia hiện đại, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
1.6.3.1 Về thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam
Việc không sử dụng tiền mặt trong lưu thông là một trong những
thước đo quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các
dịch vụ ngân hàng thương mại, bởi vì để thực hiện các giao dịch điện tử
đều phải thông qua hệ thống ngân hàng.
1.6.3.2 Tình trạng sử dụng thẻ thanh toán và tín dụng
Số lượng máy ATM và POS được trang bị không ngừng tăng lên
qua các năm đã tạo điều kiện giảm tải các giao dịch tại các ngân hàng,
nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng cá nhân và phát triển dịch
vụ ngân hàng bán lẻ. Năm 2006, toàn thị trường mới có gần 5 triệu thẻ
các loại, gần 3.000 máy ATM và khoảng 11.000 máy quẹt thẻ (POS).
Đến cuối năm 2011, số lượng thẻ ngân hàng trong cả nước tăng lên trên
42 triệu thẻ (gấp hơn 8 lần so với năm 2006). Cơ sở hạ tầng phục vụ
thanh toán thẻ cũng được cải thiện đáng kể với số lượng máy ATM đến
cuối năm 2011 là 13.000 và gần 70.000 máy POS. Tuy nhiên nếu so sánh
với nhiều nước phát triển trong và ngoài khu vực, con số này vẫn còn khá
khiêm tốn.
1.6.3.3 Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến
Mặc dù đạt được những tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng nói trên, nhưng
đây chỉ là những con số mang tính tương đối.
1.6.4 Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức

Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt và là
chìa khoá để giúp các ngân hàng thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược
của mình, bảo đảm sự phát triển bền vững.Song, thực tiễn ở Việt Nam
thời gian qua đã bộc lộ không ít những hạn chế mà nếu không khắc phục


được thì các NHTM Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Những hạn chế có thể kể đến là:
- Mô hình tổ chức và quản lý hiện tại bộ lộ một số nhược điểm
Mô hình tổ chức và quản lý hiện tại được phân biệt chủ yếu theo
chức năng với hai cơ cấu quyền lực là cấp quản trị điều hành và cấp quản
lý kinh doanh.
- Vấn đề quản trị nội bộ chưa được quan tâm đúng mực
1.6.5 Về mở rộng và phát triển dịch vụ và thương hiệu
1.6.5.1 Về mở rộng và phát triển dịch vụ
Hệ thống ngân hàng Việt từ sau quá trình đổi mới đến nay đã có
những bước phát triển mạnh mẽ.Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại
không ngừng phát triển đa dạng và phong phú..
1.6.5.2 Về mở rộng và phát triển thương hiệu
Có thể nói thương hiệu và uy tín trong lòng khách hàng là những
điều mà các ngân hàng luôn cố gắng để đạt được.Trong những năm qua,
các ngân hàng ở Việt Nam không ngừng nâng cao thương hiệu của mình
trên thị trường quốc tế.Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng
trong thời gian qua đã dần dần tạo lập được những nhân tố mang tính giá
trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt như
Vietcombank, ACB… (thanh toán quốc tế và phát hành thẻ), Agribank
(cho vay phát triển sản suất nông thôn)… Tuy nhiên, ở chừng mực nào
đó, cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự có một
thương hiệu tốt, chưa một ngân hàng nào tạo được sự “tin cậy” cao cho
khách hàng. Bên cạnh đó, so với ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam thì

nhìn chung, thương hiệu của ngành Ngân hàng thương mại Việt Nam còn
mờ nhạt so với thế giới.


2

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRONG NƯỚC

2.1 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại trong nước
2.1.1 Điểm mạnh
- Các NHTM Việt Nam trong những năm qua không những gia
tăng mạng lưới hoạt động mà tốc độ tăng của vốn điều lệ cũng rất cao
- Các NHTM Việt Nam hiểu rõ về thị trường hơn các NHNNg
- Được sự hỗ trợ của World Bank thông qua dự án Hiện đại hóa
ngân hàng và hệ thống thanh toán, việc ứng dụng công nghệ thông tin ở
các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng được chú trọng nâng cao và
phát triển.
- Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển công
nghệ thông tin nhanh trên thế giới, tạo điều kiện, làm nền tảng cho việc
ứng dụng các công nghệ hiện đại vào các giao dịch giữa ngân hàng với
khách hàng nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng cũng như mang lại lợi
ích tối đa cho người sử dụng dịch vụ.
2.1.2 Điểm yếu
- Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với
yêu cầu hội nhập
- Năng lực quản lý, điều hành trong lĩnh vực nghiệp vụ NHQT còn
nhiều hạn chế

- Chất lượng nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế chưa cao
- Nhìn chung, việc đáp ứng dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế ở
Việt Nam vẫn còn hạn chế bởi các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống ngân


hàng Việt Nam còn đơn điệu. Trong chiến lược phát triển sản phẩm, các
ngân hàng thương mại cổ phần trong nước vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở
các lĩnh vực tín dụng.
- Yếu tố hạ tầng kỹ thuật vẫn còn kém
- Các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh cho khách hàng như siêu
thị, cửa hàng, trung tâm mua sắm, khách sạn, bệnh viện, nhà ga, bến tàu,
xe... đều không ưa chuộng hình thức thanh toán thẻ cho dù các ngân hàng
lắp đặt miễn phí thiết bị này..
2.1.3 Cơ hội
Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu đầu tư công dự
kiến sẽ diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới. Quá trình này vừa là thách
thức những cũng tạo ra không ít cơ hội cho việc thâu tóm tài sản giá rẻ,
đa dạng hóa đầu tư của các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh.
Thách thức bị mua bán sáp nhập của ngân hàng yếu kém cũng
chính là cơ hội cho các ngân hàng lớn trong nước tham gia thâu tóm các
ngân hàng khác để nâng cao tiềm lực tài chính và nhanh chóng mở rộng
mạng lưới hoạt động, quy mô khách hàng.
Cơ hội cho NH nhỏ phát triển đúng thế mạnh:
Hội nhập kinh tế vừa là động lực vừa là sức ép, buộc các
NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ
NHQT
2.1.4 Thách thức
Khả năng tiếp tục giảm trần lãi suất:
Quy mô được phép tăng trưởng tín dụng hạn hẹp:



Cầu tín dụng giảmBài toán nợ xấu chưa có lời giải:
Áp lực phải nâng cao năng lực tài chính
Áp lực tái cơ cấu:
Cạnh tranh từ khối ngoại
2.1.5 Năng lực tài chính
Đối với NHTM NN
- Xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được sử dụng hằng năm
để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn sắp tới. Theo Nghị định 166/1999/NĐ
– CP, NHTM được trích 5% từ nhuận ròng hằng năm nhưng không quá
100% vốn điều lệ của ngân hàng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. So
với nhu cầu tăng vốn hiện tại thì tỷ lệ này còn thấp, do đó việc cần tăng tỷ
lệ này từ 5% lên 10% là rất cần thiết đối với các NHTM.
- Xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng, kiểm tra và điều chỉnh các
khoản mục tài sản không sinh lợi để nâng cao chất lượng tài sản có của
NHTM. Mỗi ngân hàng phải đầu tư một hệ thống cảnh báo rủi ro, phải
thành lập một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, để cảnh báo kịp
thời rủi ro phát sinh và xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng.
Đối với NHTM CP
Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng nên thực hiện một
số biện pháp như: Khẩn trương tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn
đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh
tranh và chống rủi ro.
* Đối với các NHTM NN, cần áp dụng các biện pháp thực tế như
phát hành cổ phiếu ở mức cần thiết hoặc bán tài sản và thuê lại để bổ


sung vốn điều lệ nhằm đạt được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết
nợ tồn đọng.

* Đối với các NHTMCP, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập,
hợp nhất, phát hành cổ phiếu để tăng vốn theo đúng lộ trình.
Xây dựng và đề xuất với NHNN một tỷ lệ sở hữu cổ phiếu hợp lý
Sáp nhập các ngân hàng, hoặc mua lại các ngân hàng nhỏ để hình
thành nên một ngân hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn, hình thành nên
một tập đoàn tài chính đa năng cũng là một giải pháp rất hiệu quả cho các
NHTMCP hiện nay
2.1.6 Về nguồn nhân lực
Các NHTM Việt Nam cần chú trọng chiến lược phát triển nguồn
nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng.
NHTM phải có chiến lược đúng đắn cho nguồn nhân lực trong
tương lai bằng cách đẩy mạnh hơn nữa chương trình liên kết, tài trợ tại
các trường đại học và trung tâm đào tạo.
Phải có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với người lao động, tạo môi
trường thuận lợi để người lao động phát huy hết năng lực của mình, phải
biết tôn trọng tài năng của người lao động.
Phải xây dựng các dự án bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên định
kỳ để nâng cao tính chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng công nghệ mới.
2.1.7 Về công nghệ
Đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ của hệ thống
ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Nâng cao yếu tố hạ tầng kỹ thuật.


Tăng cường liên kết với các đơn vị cung cấp dịch vụ kinh doanh
cho khách hàng.
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin chuyên
nghiệp.
2.1.8 Trình độ quản lý và cơ cấu tổ chức
Cần một bộ luật hoàn chỉnh.

Cơ cấu lại mô hình tổ chức của ngân hàng
Nâng cao năng lực quản trị nội bộ của các NHTM
2.1.9 Mở rộng phát triển dịch vụ và thương hiệu
* Về xây dựng và phát triển thương hiệu:
Xây dựng hình ảnh thương hiệu:
Quảng bá thương hiệu:
Nâng cao năng lực tài chính và quy mô ngân hàng cũng là một
phương pháp giúp nâng cao thương hiệu của các ngân hàng.
* Về mở rộng phát triển dịch vụ:
Phát triển mạng lưới ngân hàng
Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng:
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ một cách sâu rộng



×