Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

GIÁO ÁN DẠY BỒI DƯỠNG BUỔI CHIỀU VĂN 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.23 KB, 68 trang )

Tháng 9 năm 2015
BUỔI 1: (Tiết 1,2,3)
Ôn luyện văn bản: "Cổng trường mở ra" (Lý Lan)
và "Mẹ tôi" (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức về văn bản như: tác giả, giá trị nội dung, nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng: đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tác phẩm văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, tình yêu mái trường, bạn bè, thầy cô, quê
hương.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên văn 7 (tập 1).
- Bài soạn.
2. Học sinh
Đọc kĩ và nắm nội dung cơ bản.
3. Phương pháp: vấn đáp, làm việc cá nhân...
C. NỘI DUNG
I. Văn bản: Cổng trường mở ra (Khánh Hoài)
* Củng cố kiến thức cơ bản
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả : Lí Lan
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: in ở báo Yêu trẻ số 166 của thành phố Hồ Chí Minh.
- Thể loại: kí (Văn bản "Cổng trường mở ra" là bài kí ghi lại tâm trạng của người
mẹ trong đêm chuẩn bị cho con ngày mai bước vào ngày khai trường đầu tiên).
- Nội dung: Toàn bộ văn bản này là lời tâm sự thầm kín của người mẹ với đứa con
nhỏ đang ngủ say.
2. Nội dung kiến thức chi tiết


a. Hình ảnh đứa con
- "Gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh
thoảng chúm lại như đang mút kẹo".
- "Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một chiếc kẹo…"
- Cũng có niềm háo hức như trước những chuyến đi xa nhưng giờ đây trong lòng
cậu bé không có mối bận tâm nào khác chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
-> Là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, vô tư…
b. Tâm trạng, tình cảm của người mẹ.
- Hành động:
1


+ Ngắm nhìn con ngủ (gương mặt thanh thoát… đôi môi hé mở và thỉnh thoảng
chúm lại như đang mút kẹo), đắp mền, buông mùng…
+ Kiểm tra lại "những thứ đã chuẩn bị cho con".
+ Tự bảo "mình cũng nên được ngủ sớm".
+ Khác mọi ngày "khi con đã ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa", "nhân con ngủ mà làm
vài việc của riêng mình" nhưng tối nay, mẹ không định làm những việc đó và cũng
"không tập trung được vào việc gì cả".
-> Một ngưởi mẹ yêu thương con, lo lắng cho con, chu đáo, thấu hiểu, biết cách
giáo dục.
-Tâm trạng, suy nghĩ:
+ Nghĩ xem còn điều gì chưa chu đáo cho con không? Người mẹ nghĩ rằng mình
đã "chuẩn bị chu đáo cho con rồi", tin ở con vì "đứa con của mẹ lớn rồi".
+ Bồi hồi nhớ lại các ngày "hôm nay tôi đi học" xa xưa. Đối với người mẹ, ấn
tượng về "buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm", đến nỗi giờ đây lòng người
mẹ vẫn "rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến" và người mẹ muốn
truyền cho con những cung bậc tâm trạng đẹp đẽ của cuộc đời.
-> Cảm xúc chân thật, sâu sắc, coi trọng mái trường, việc học.
+ Nghĩ đến nền giáo dục nước Nhật: toàn xã hội quan tâm đến việc "giáo dục thế

hệ trẻ chưa tương lai", "ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội", "ai cũng biết
mỗi sai lầm một li trong giáo dục… đi chệch cả hàng dặm sau này".
-> Khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với thế hệ trẻ.
+ Nghĩ đến ngày mai khi dắt tay con qua cánh cổng trường, buông tay con mà nói:
"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là
một thế giới kì diệu sẽ mở ra" -> vai trò của nhà trường .
-> Đó là một người mẹ sâu sắc, tinh tế, hiểu biết, rất mực thương yêu con, am hiểu
tâm lí lứa tuổi con, rất biết cách giáo dục con.
( Mở rộng: Trong "Những tấm lòng cao cả", Ét- môn- đô đơ A-mi-xi cũng có
những lời động viên, nhắc nhở:"Hãy can đảm lên, người lính nhỏ của đạo quân…
Sách vở là vũ khí, lớp học là đơn vị, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền
văn minh nhân loại”).
3. Tổng kết.
1. Nội dung: Lời văn như lời trực tiếp trò chuyện với con nhưng toàn bộ là lời
người mẹ đang tự nói với chính mình về con, là những ý nghĩ yêu thương, những
hồi ức về thời áo trắng, những suy nghĩ về gia đình và nhà trường.
2. Nghệ thuật.
- Ngôn ngữ giản dị, giàu sắc thái biểu cảm, trong sáng.
- Lựa chọn cách nói hợp lí: nói với chính mình, ôn lại những kỉ niệm mình đã trải
qua: giọng điệu tâm tình.
- Miêu tả diễn biến tâm lí đặc sắc.
* Câu hỏi luyện tập.
1. Hãy viết đoạn văn ngắn bình luận câu nói:” Đi đi con… sẽ mở ra”?
Hướng dẫn trả lời: Câu văn trên đề cao vai trò của giáo dục nhà trường đối với con
người. Nhà trường được xem như "thế giới kì diệu" vì:
- Đó là nơi cung cấp cho ta những tri thức, những hiểu biết về tất cả mọi lĩnh vực.
- Nơi ta hoàn thiện nhân cách.
- Nơi chắp cánh ước mơ.
2



- Nơi ta được sống giữa vòng tay nhân ái của cảu thầy cô, bạn bè...
2. Những cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong văn bản?.
Học sinh làm rõ những nét nổi bật về hình ảnh người mẹ trong văn bản ở các
phương diện sau:
- Một ngưởi mẹ yêu thương con, lo lắng cho con, chu đáo, thấu hiểu, biết cách giáo
dục.
- Cảm xúc chân thật, sâu sắc, coi trọng mái trường, việc học.
- Hiểu biết sâu rộng.
- Có phương pháp dạy con đúng đắn (khích lệ, động viên)
II. Văn bản: Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
* Củng cố kiến thức cơ bản
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả : Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, nhà văn I-ta-li-a.
- Là tiểu thuyết gia, nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ, tác giả những cuốn sách du
kí và truyện trẻ em nổi tiếng.
b. Tác phẩm.
- Xuất xứ: trích cuốn sách "Những tấm lòng cao cả"- một cuốn sách gồm những
câu chuyện cảm động về một thế giới tâm hồn trẻ thơ những năm đầu bước vào
trường học. Cuốn sách giáo dục những bài học về lòng nhân ái, tinh thần dũng
cảm, trung thực, lòng yêu nước, yêu thương bạn bè.
- Thể loại: thư từ.
- Nội dung: "Mẹ tôi" là một trang nhật kí của một cậu bé có lỗi với mẹ nhưng hầu
như văn bản là bức thư người bố gửi con trai với những lời khiển trách và răn dạy
con về cách ứng xử với mẹ mình. Qua đó, người bố nhấn mạnh đến công lao to lớn
của người mẹ đối với con nói riêng và cuộc sống mỗi người nói chung.
* Nội dung kiến thức chi tiết
a.Tâm trạng của người bố qua bức thư.
- Lí do người bố viết thư: Đau lòng trước lời thiếu lễ độ của En- ri- cô đối với mẹ.
- Tâm trạng:

+ Buồn bã, tức giận, đau xót, thất vọng: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao
đâm vào tim bố vậy", "Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với
con", "…thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ".
+ Bình tĩnh, giảng giải: "Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm … khóc
nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con..."
+ Khiêm khắc và kiên quyết: "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói
nặng với mẹ", "Phải xin lỗi mẹ, hãy cầu xin mẹ hôn con, trong một thời gian con
đừng hôn bố…"
+ Giàu tình yêu thương con thể hiện qua giọng thư trìu mến, tình cảm: "En- ri- cô
của bố ạ!", "bố rất yêu con, En- ri- cô ạ…", "con là niềm hi vọng tha thiết nhất của
đời bố".
- Lí giải thái độ của người bố:
+ Vì người bố không chấp nhận việc con trai có hành vi thiếu lễ độ như vậy.
+ Đau đớn, thất vọng trước lỗi lầm của con.
+ Vì người bố yêu con tha thiết, muốn con là một đứa trẻ ngoan.
-> Là một người bố nghiêm khắc nhưng cũng rất độ lượng.
b. Hình ảnh người mẹ qua bức thư.
3


- "Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con,
quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con".
- "Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn,… có thể đi
ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con".
-> Là một người mẹ hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con.
* Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Hình thức viết thư tế nhị, kín đáo.
- Lời lẽ giản dị, xúc động.
b. Nội dung: Tình cảm cha mẹ dành cho con cái là điều thiêng liêng hơn cả

không nên bội bạc, chà đạp lên tình cảm đó.
* Câu hỏi luyện tập.
Theo em, vì sao En- ri – cô lại” xúc động vô cùng” khi đọc bức thư bố?.
Hướng dẫn trả lời: Vì
- Bức thư của người bố đã gợi lại trong cậu những kỉ niệm để cậu nhớ về tình yêu
thương và đức hi sinh mà người mẹ đã dành cho cậu.
- Thái độ nghiêm khắc của bố buộc En-ri-cô phải suy nghĩ lại vè hành động, lời nói
của mình.
- Cậu hiểu ra một điều: "tình yêu thương, kính trọng cha nẹ là tình cảm thiêng
liêng hơn cả. Thật đáng nhục nhã và xấu hổ cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu
thương đó".
III. Luyện tập:
Yêu cầu học sinh lựa chọn và viết một trong hai đoạn văn với nội dung:
- Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của em.
- Vai trò của nhà trường đối với mỗi con người.
Học sinh viết
Giáo viên gọi 2 đến 4 học sinh trình bày
Nhận xét, sửa lỗi.
Tháng 9 năm 2015
BUỔI 2: (Tiết 4,5,6)
Ôn luyện văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức về văn bản như: cốt truyện, nhân vật, sự kiện, nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng: đọc-hiểu tác phẩm tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một nhân vatạ văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, sự cảm thông, sẻ chia đối với những hoàn
cảnh bất hạnh trong cuộc sống.

4


B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên văn 7 (tập 1).
- Bài soạn.
2. Học sinh
Đọc kĩ và nắm nội dung cơ bản.
3. Phương pháp: vấn đáp, làm việc cá nhân...
C. NỘI DUNG
I. Củng cố kiến thức cơ bản
1. Giới thiệu chung
a. Tác giả: Khánh Hoài.
b. Tác phẩm.
- Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất xưng tôi (Thành) là người chứng kiến các sự việc
xảy ra, cũng là người cũng chịu nỗi đau như em gái
-> Tác dụng: Giúp tác giả thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và
trân trọng nhân vật, mặt khác, làm tăng tính chân thực của truyện.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Nhân vật: Thành- Thủy.
- Nội dung:
+ Phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
+ Ca ngợi tình cảm nhân hậu, trong sáng, vị tha của hai anh em Thành và Thủy.
+ Miêu tả và thể hiện nỗi đau xót, tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào
hoàn cảnh bất hạnh.
- Ý nghĩa tên truyện: Búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế
giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê
trong truyện, cũng như hai anh em Thành- Thủy trong sáng, vô tư, không có tội lỗi
gì...thế mà phải chia tay. Tên truyện gợi ra một tình huống buộc người đọc phải

suy ngẫm.
2. Nội dung kiến thức chi tiết
a. Thành- Thủy chia đồ chơi và búp bê.
- Cảnh vật: "Đằng đông trời hửng dần. Những bông hoa thược dược… bắt đầu
khoe bộ cánh rực rỡ của mình…tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc
một ríu ran” -> vui tươi, sống động, đẹp đẽ.
- Đối lập với cảnh vật là tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy:
+ Thủy: Khi nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi "run lên bần bật", "đưa cặp mắt tuyệt
vọng nhìn tôi", "cặp mắt đen…buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì
khóc nhiều", "tiếng nức nở, tức tưởi"…-> buồn đau, tuyệt vọng, xót xa.
+ Thành: "Phải căn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to nhưng nước mắt cứ tuôn
ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay” -> đau khổ, thương em.
Nhớ lại những kỉ niệm xưa được em vá áo, hai anh em "nắm tay nhau vừa đi vừa
trò chuyện" -> gần gũi, thương yêu giữa hai anh em thể hiện sự luyến tiếc về
những ngày hạnh phúc: "Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ".
-> Miêu tả cảnh vật đối lập với tâm trạng của hai anh em nhằm tô đậm thêm tâm
nỗi đau trong lòng nhân vật, làm người đọc có cảm giác xót xa hơn.
5


- Cảnh chia đồ chơi:
+ Hai anh em để mẹ phải nhắc đến lần thứ 3 mới chịu chia -> sự gắn bó, không
muốn rời xa nhau.
+Thủy: nhường tất cả đồ chơi cho anh.
Khi Thành chia con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ sang hai phía thì em "tru tréo lên giận
dữ" nhưng sau đó lại kêu lên "để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh","đặt hai con búp
bê về chỗ cũ… thân thiết quàng tay lên vai nhau…"
-> Lời nói và hành động có sự mâu thuẫn: một mặt Thủy rất giận dữ không muốn
chia rẽ hai con búp bê nhưng mặt khác, em lại rất thương Thành, sợ đêm đêm
không có con Vệ Sĩ canh gác cho anh -> Đó là sự éo le, trái ngược, đối lập giữa sự

thật (con búp bê phải chia tay, hai anh em phải chia tay) và tình anh em gắn bó,
keo sơn.
Đưa ra tình huống này, tác giả gợi lên trong người đọc suy nghĩ: Làm thế nào để
giải quyết mâu thuẫn này? Chỉ có cách gia đình Thành- Thủy đoàn tụ, hai anh em
không phải chia tay.
+ Thành: Nhường đồ chơi cho em, chia búp bê, thương em lại đặt chúng gần nhau,
hồi tưởng về chuyện Thủy bắt con búp bê Vệ Sĩ canh gác giấc ngủ cho mình.
-> Cảnh chia đồ chơi cho thấy hai anh em Thành- Thủy hết sức yêu thương nhau,
biết chia sẻ và gần gũi nhau nhưng giờ đây chúng lại sắp phải xa nhau. Cảnh ấy
thật đáng thương, đáng xúc động, không nên có.
b. Thủy chia tay cô giáo và lớp học.
- Chi tiết: "Chúng tôi đi chầm chậm…, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu
vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó" -> buồn xa, không muốn chia xa.
- Cô giáo: "ôm chặt em", "lấy một quyển sổ cùng một chiếc bút máy nắp vàng tặng
em". Khi nghe Thủy nói sẽ không được đi học nữa cô tái mặt và nước mắt giàn
giụa.
- Các bạn: "sững sờ", "khóc thút thít", "nắm chặt lấy tay em"…
-> Sự đồng cảm, sẻ chia với nỗi đau của Thủy.
- Chi tiết: : Thủy không nhận sổ và bút vì em không được đi học nữa -> gợi xúc
động vì nỗi đau mà Thủy phải chịu đựng là quá lớn (mất quyền cơ bản của trẻ em).
- "Tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm
trùm lên cảnh vật" -> miêu tả cảnh vật đối lập tâm trạng thể hiện sự đau xót,
thương tâm cực độ, nỗi buồn sâu thẳm, thất vọng, chơi vơi, lạc lõng của con người
-> miêu tả tâm lí tinh tế.
c. Thành- Thủy chia tay nhau.
- Thủy đặt con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không rời xa nhau và dặn
anh: " Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho".
-> Giàu lòng vị tha, nhân hậu, luôn nhận phần thiệt thòi về mình.
-> Gửi gắm thông điệp: Cuộc chia tay của các em nhỏ là vô lí, không nên có. Trách
nhiệm của các bậc làm cha, làm mẹ là phải giữ gìn tổ ấm gia đình vẹn toàn, hạnh

phúc để khỏi làm tổn hại đến những tâm hồn non nớt của trẻ em, đến những tình
cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ.
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật:
- Có sự kết hợp quá khứ và hiện tại.
- Lời kể chân thành, giản dị, phù hợp tâm trạng nhân vật, có sức truyền cảm.
6


- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, kết hợp với tả cảnh.
b. Nội dung.
- Ca ngợi tình cảm anh em. Dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với
nhau.
- Hạnh phúc gia đình là điều quý giá với mọi người, đặc biệt là trẻ thơ.
- Phản ánh một thực tế xã hội: hiện tượng li hôn và hậu quả nghiêm trọng của nó.
II. Câu hỏi luyện tập.
1. Phân tích chi tiết khi dắt tay em ra khỏi trường, cậu bé Thành "kinh ngạc thấy
mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật".
Đây là một chi tiết giàu ý nghĩa và nghệ thuật. Tác giả tạo nên sự đối lập giữa tâm
trạng và cảnh vật. Tâm trạng hai anh em thì buồn bã, đau xót, u ám còn cảnh vật
bên ngoài vẫn bình thường, vẫn ồn ào, vui nhộn. Sự tương phản này làm cho nỗi
đau, sự chua xót, bơ vơ, thất vọng, sợ hãi thêm rõ nét. Từ đó, tác phẩm gửi đén mọi
người thông điệp: Tổ ấm gia đình rất quan trọng, bậc làm cha mẹ cần phâỉ giữ gìn
tổ ấm của mình để những đứa trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, chở che
của cả cha và mẹ.
2. Thử tưởng tượng và kể lại cuộc chia tay của những con búp bê từ điểm nhìn của
nhân vật người mẹ?.
Lưu ý: làm đúng đặc trưng kiểu bài tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm để làm
nổi rõ nỗi đau, sự dằn vặt, ân hận của người mẹ khi chứng kiến cảnh hai đứa trẻ
chia búp bê.


7


Tháng 9 năm 2015
BUỔI 3: (Tiết 7,8,9)
Ôn luyện các đặc điểm chung của văn bản
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Củng cố lại các kiến thức về văn bản như: cốt truyện, nhân vật, sự kiện, nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng: đọc-hiểu tác phẩm tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Rèn luyện kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về một nhân vatạ văn học.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu văn học, sự cảm thông, sẻ chia đối với những hoàn
cảnh bất hạnh trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên văn 7 (tập 1).
- Bài soạn.
2. Học sinh
Đọc kĩ và nắm nội dung cơ bản.
3. Phương pháp: vấn đáp, làm việc cá nhân...
C. NỘI DUNG
I. Củng cố lý thuyết
1. Liên kết
- Liên kết có nghĩa là nối liền, gắn bó với nhau. Đây là tính chất quan trọng nhất
của văn bản.
- Tác dụng của liên kết: đảm bảo cho văn bản có nghĩa, giúp người đọc có thể hiểu
được và hiểu đúng điều người viết muốn nói.

- Yếu tố đảm bảo văn bản có tính chất liên kết:
+ Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau (Liên kết nội
dung).
+ Kết nối các câu, các đoạn bằng những phương tiện riêng(từ, câu…) thích hợp
(Liên kết hình thức).
2. Bố cục và mạch lạc trong văn bản.
- Muốn văn bản có nghĩa và dễ hiểu cần có bố cục rõ ràng và mạch lạc.
- Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, hệ thống rành
mạch và hợp lí. Văn bản thường được xây dựng theo bố cục 3 phần là mở bài, thân
bài, kết bài.
- Mạch lạc là sự tiếp nối của một nội dung chủ đạo xuyên suốt các phần trong văn
bản.
Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc:
+ Các phần, các đoạn phải thống nhất, liền mạch và cùng biểu hiện một vấn đề
chung xuyên suốt.
8


+ Các phần, các đoạn phải được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau
hô ứng làm cho chủ đề liền mạch.
3. Quá trình tạo lập văn bản
Có 4 bước quan trọng để tạo lập văn bản:
- Định hướng chính xác.
- Tìm ý và sắp xếp các ý thành bố cục hợp lý
- Diễn đạt các ý thành câu, đoạn văn có liên kết và mạch lạc.
- Đọc lại và sửa chữa văn bản vừa tạo lập.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Tìm các từ, tổ hợp từ làm nhiệm vụ liên kết câu trong các văn bản sau:
a. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay
mẹ không tập trung được vào việc gì cả.

b. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn và ngày khai trường
đúng là ngày đầu tiên học trò lớp một đến trường gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên
ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm.
Bài tập 2. Viết một đoạn văn ( khoảng 5 dòng) về ngày đầu tiên em đi học, trong
đó có sử dụng các phương tiện để liên kết câu.
Yêu cầu: Đoạn văn mạch lạc, đảm tính liên kết về cả nội dung và hình thức.
Bài tập 3
Phân tích tính mạch lạc trong bài ca dao sau:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Yêu cầu: Hs viết đoạn văn để phân tích tính mạch lạc trong bài ca dao.
Bài thơ tập trung diễn tả nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của một chàng trai
xa quê. Tình cảm chủ đạo ấy được dẫn dắt theo một trình tự hợp lí: Câu 1 giới
thiệu chung về nỗi nhớ, các câu còn lại diễn tả cụ thể nỗi nhớ: từ nhớ những sản
vật của quê hương đến nhớ những con người của quê hương. Từ "nhớ" được lặp lại
5 lần trong văn bản có tác dụng duy trì chủ đề, liến kết các ý trong bài thành một
chủ đề thống nhất.
Bài tập 4
Cho đề bài: Kể lại một kỉ niệm tuổi thơ đáng nhớ
a) Em hãy tiến hành các bước tạo lập văn bản trên.
b) Chọn một ý trong dàn ý mà em đã lập, triển khai thành một đoạn văn có liên kết
chặt chẽ, mạch lạc.
Yêu cầu:
- Hs dựa vào kiến thức về kiểu bài tự sự để tiến hành làm bài tập
- Chú ý thực hiện tuần tự các bước.
- Viết một đoạn văn có liên kết chặt chẽ và tính mạch lạc.

9



Tháng 9 năm 2015
BUỔI 4: (Tiết 10,11,12)
Ôn luyện những câu hát về
tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người.
I. Củng cố - bổ sung kiến thức về ca dao, dân ca.
1. Khái niệm.
- Dân ca là những sáng tác kết hợp nhạc và lời.
- Ca dao là lời thơ của dân ca (khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ
dân gian- thể ca dao).
2. Nội dung: Ca dao, dân ca phản ánh tâm tư, tình cảm, tư tưởng tâm hồn của con
người, gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lao động, than, thân… Có
thể nói ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
3. Nghệ thuật
- Ca dao, dân ca thường ngắn gọn, giản dị, hàm súc ( thường chỉ hai dòng hoặc 4
dòng), ngôn ngữ trong ca dao là lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động nên rất giản
dị, ca dao thường sử dụng thơ lục bát và lục bát biến thể nên rất giàu nhịp điệu).
- Ca dao thường mở đầu bằng mô tip( quen thuộc) tiêu biểu như môtip mở đầu,
môtip hình ảnh, ngôn ngữ,kết cấu…
VD: Mở đầu bằng cụm từ” thân em”, nhiều bải sử dụng hình ảnh: con cò, con
bống…
V ề phương diện kết cấu, ca dao có các thể chính : phú, tỉ , hứng.
+ Phú: trình bày, diễn tả như khi nói về người, sự việc, hay vật gì thì trình bày,,
diễn tả cho người ta hình dung về người, vật, việc ấy.
+ Tỉ: so sánh (So sánh trong ca dao, dân ca rất phong phú, đa dạng, chính xác, giàu
giá trị biểu cảm).
+ Hứng: cách biểu lộ cảm xúc với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu hiện tâm tình, ví
dụ bài ca dao:"Đứng bên ni đồng…" hai câu đầu miêu tả ngoại cảnh để làm nền
cho sự thể hiện cảm xúc ngữ tình của hai câu sau.

4. Những lưu ý khi tìm hiểu ca dao.
- Cần đặt các bài ca dao vào môi trường diễn xướng của nó, không phải để đọc mà
để hát, để ngâm nga, không phải trong thư phòng sang trọng mà là trên cánh đồng,
dòng sông, nơi giếng nước, gốc đa…
- Cần đặt bài ca dao trong hệ thống đề tài và thi pháp của nó.
- Trình tự phân tích, tìm hiểu một bài ca dao nói chung:
+ Xác định chủ thể lời ca và hình ảnh nảy sinh tình cảm.
+ Xác định đối tượng hướng tới của lời ca.
+ Xác định nội dung biểu đạt của bài ca.
+ Xác định nghệ thuật biểu đạt của lời ca.
II. Những câu hát về tình cảm gia đình.
Khái quát chính: Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá phong
phú trong kho tàng ca dao dân tộc, đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm
vừa thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng của con người Việt Nam.
1. Bài ca dao 1.
- Là lời người mẹ ru con, nói với con về bổn phận làm con. Hình thức hát ru gợi sự
gần gũi, ấm áp, thiêng liêng, sâu lắng.
10


- Bài ca dùng lối nói ví quen thuộc của ca dao để biểu hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy
những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Chỉ
những hình ảnh to lớn, cao rộng vô cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công lao
sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
- Cách so sánh dễ nhớ, giàu hình ảnh, lời ca mộc mạc, giản dị, bài ca dao là lời
nhắc nhở nhẹ nhàng, sâu sắc cron cái với bổn phận, trách nhiệm đối với cha mẹ.
2. Bài ca dao 2.
- Là lời của người con giá lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê hương thể hiện nỗi
buồn xót xa, sâu lắng, đau tận trong lòng, âm thầm không biết chia sẻ cùng ai.
- Tâm trạng đó gắn với thời gian buổi chiều, không phải một buổi mà nhiều buổi

chiều. Trong ca dao, thời gian "chiều chiều" thường gợi buồn, gợi nhớ. Bởi chiều
hôm là thời điểm của sự trở về, đoàn tụ nhưng người con gái lấy chồng xa quê lại
đang bơ vơ nơi đất khách quê người.
- Không gian là "ngõ sau", nơi vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi nhớ đến cảnh
ngộ cô đơn của nhân vật, thân phận của người phụ nữ dưới xã hội cũ.
- Người con gái lấy chồng xa quê "chiều chiều ra đứng ngõ sau" , "trông về quê
mẹ" với nỗi nhớ, nỗi buồn đau không nguôi. Đó là nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà. Là
nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ, không thể đỡ đần cha mẹ
lúc về già.
- Lời ca giản dị, mộc mạc nhưng đã diễn tả chân thực những tâm trạng của cô gái.
3. Bài ca dao 3.
- Là lời của cháu con nói với ông bà (hoặc nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà.
- Cụm từ "ngó lên" thể hiện sự trân trọng, tôn kính.
- Hình ảnh dùng để so sánh:"nuộc lạt mái nhà" gợi sự nối kết bền chặt, tình cảm
huyết thống và công lao to lớn của ông bà.
- Hình thức so sánh : bao nhiêu… bấy nhiêu gợi nỗi nhớ da diết, không nguôi.
- Âm điệu thể thơ lục bát nhẹ nhàng, da diết giúp diễn tả tình cảm trong bài ca.
4. Bài ca dao 4.
- Là lời ông bà, cha mẹ nói với con cái hoặc của anh em ruột thịt tâm sự với nhau.
- Hai dòng đầu:xác định cơ sở của tình cảm anh em:"Cùng chung bác mẹ, một nhà
cùng thân", cùng chung sống, có quan hệ mật thiết máu mủ, ruột thịt -> sự gắn bó
có tình cảm máu thịt, thể xác.
- Quan hệ anh em còn được so sánh bằng hình ảnh "như thể tay chân"-> sự gắn bó
thiêng liêng của tình anh em.
- Dòng cuối: "Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy" đã vẽ nên viễn cảnh một mái
ấm gia đình hạnh phúc, anh em gắn bó, đem lại niềm vui cho cha mẹ.
Bài ca dao đề cao tình cảm anh em, đề cao truyền thống đạo lí của người Việt
Nam, nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau.
* Tổng kết:
- Nghệ thuật: + Thể thơ lục bát.

+ Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.
+ Sử dụng các hình ảnh truyền thống quen thuộc.
+ Là lời độc thoại.
- Nội dung: Diễn tả tình cảm gia đình.
Câu hỏi luyện tập: Về một bài ca dao viết về tình cảm gia đình mà em yêu thích
nhất.
11


Yêu cầu: Hs có quyền lựa chọn một bài ca dao bất kì về chủ đề tình cảm gia đình.
Vận dụng các bước phân tích, tìm hiểu một bài ca dao ở trên để phân tích và nắm
được nội dung của bài ca dao. Sau đó, hs đi vào viết bài văn ngắn (hoặc đoạn văn)
để nêu cảm nhận.
III. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Khái quát chung: Tình yêu quê hương, đất nước, con người là một trong những đề
tài lớn của ca dao, dân ca. Những bài ca thuộc chủ đề này rất đa dạng, có những
cách diễn đạt riêng, nhiều bài thể hiện rõ màu sắc quê hương. Đằng sau những câu
hát đối đáp, những lời mời, lời nhắn gửi và những bức tranh phong cảnh của các
vùng, miền là một tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê
hương, đất nước, con người.
1. Bài ca dao 1.
- Hình thức hát đối đáp (qua cách gọi- xưng: chàng ơi- nàng ơi và hình thức văn
bản dấu gạch ngang: lời hỏi chàng trai và lời đáp của cô gái).
- Một hình thức quen thuộc, phổ biến của người lao động trong xã hội xưa. Họ đố
nhau để thử tài hiểu biết kiến thức lịch sử, địa lí… đồng thời để bộc lộ niềm tự hào
và tình yêu quê hương, đất nước.
- Câu hỏi và lời đáp hướng về các địa danh ở vùng Bắc Bộ: thành Hà nội, sông Lục
Đầu, sông Thương… Người hỏi biết chọn những nét tiêu biểu của từng địa danh để
hỏi, người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý người hỏi. Qua lời hỏi và lời đáp cho
thấy chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị.

- Hình thức: sử dụng thể thơ lục bát biến thể.
2. Bài ca dao 2.
- Cụm từ "Rủ nhau" -> thể hiện quan hệ gần gũi, thân thiết, gợi sự náo nức trong
lời mời.
Đây là cụm từ quen thuộc trong kho tàng ca dao:"Rủ nhau đi cấy đi cày", "Rủ nhau
đi tắm hồ sen"…Ở đây là "Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ" – một thắng cảnh thiên
nhiên có nhiều giá trị lịch sử và văn hóa.
- Cảnh đa dạng, tạo không gian thở mộng, thiêng liêng. Qua đó gợi nhắc đến tình
yêu, niềm tự hào về cảnh sắc đất nước.
- Câu hỏi:"Hỏi ai gây dựng nên non nước này" khẳng định công lao xây dựng non
nước của cha ông và nhắc nhở con cháu tiếp tục giữ gìn và dựng xây non nước cho
xứng đáng với truyền thống, lịch sử, văn hóa…
3. Bài ca dao 3.
- Phác họa cảnh đường vào xứ Huế -> cảnh đẹp có non xanh nước biếc như tranh
họa đồ.
- Đại từ phiếm chỉ "Ai" -> Lời mời, lời nhắn gửi, mặt khác thể hiện tình yêu, lòng
tự hào đối với cảnh xứ Huế.
4. Bài ca dao 4.
- Nghệ thuật: + Dòng thơ tăng số lượng -> kéo dài ra để gợi sự dài rộng, to lớn của
cánh đồng.
+ Điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng (đứng bên ni đồng- đứng bên tê
đồng; mênh mông bát ngát- bát ngát mênh mông) gợi sự mênh mông, trù phú, đầy
sức sống.
- Hình ảnh so sánh: "Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ phất phơ dưới ngọn nắng
hồng ban mai" -> gợi sự trẻ đẹp phơi phới và đầy sức sống đang xuân của cô gái.
12


* Tổng kết
- Nghệ thuật: Đa dạng về hình thức nghệ thuật: hát đố, mở đầu bằng mô típ "Rủ

nhau", thể tỉ, lục bát biến thể...
- Nội dung: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thể hiện
tình yêu, niềm tự hào, sự gắn bó sâu sắc của người Việt Nam đối với quê hương xứ
sở của mình.
Câu hỏi luyện tập: Vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người Việt Nam qua ca
dao, dân ca.
Yêu cầu:
- Giới thiệu khái quát về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam tỏng ca
dao.
- Biểu hiện:
+ Bài ca dao 1: Từ những câu đố và câu trả lời giữa chàng trai và cô gái về các địa
danh của vùng Bắc Bộ đã ca ngợi những danh lam thắng cảnh của quê hương và sự
tự hào về quê hương đất nước.
+ Bài ca dao 2: Tác giả chọn lựa những điểm nổi bật nhất trong di tích lịch sử Hồ
Gươm để gợi người đọc hình dung về không gian Hồ Gươm với sự kết hợp giữa
không gian thiên tạo và nhân tạo, giữa yếu tố địa lí và lịch sử, văn hóa. Từ đó ca
ngợi cảnh trí đa dạng mà hài hòa.
+ Bài ca dao số 3: Thể hiện một cảnh trí thiên nhiên hữu tình, đẹp đến mê hồn
được so sánh như tranh họa đồ, từ đó cho thấy niềm tự hào trước cảnh đẹp của quê
hương.
+ Bài ca dao số 4: Ca ngợi vẻ đẹp của cánh đồng lúa và vẻ đẹp của cô gái. Hai cái
đẹp đó hòa điệu với nhau nhưng nổi bật hơn cả chính là hình ảnh con người.

13


Tháng 10 năm 2015
BUỔI 5: (Tiết 13,14,15)
Ôn luyện những câu hát than thân và những câu hát châm biếm.
I. Củng cố kỹ năng phân tích ca dao.

Yêu cầu: Hãy chỉ rõ nội dung, những giá trị nghệ thuật của bài ca dao
“Công cha như…..”
Học sinh thực hiện
Nhận xét, hoàn chỉnh câu trả lời
II. Những câu hát than thân.
Khái quát chung:
+Than thân, đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ của người nông dân, người
phụ nữ.
+ Tố cáo xã hội phong kiến.
1. Bài ca dao 1.
- Hình ảnh "con cò" là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dùng để diễn tả cuộc đời,
thân phận của người nông dân (chịu đựng, chịu khó, chịu nhiều vất vả, phải lặn lội
để kiếm sống).
- Nghệ thuật:
+ Đối lập: nước non >< một mình, thân cò ( nhỏ bé) >< thác ghềnh, lên >< xuống,
đầy>< cạn.
+ Nêu câu hỏi cuối bài.
-> Khắc hoạ những hình ảnh khó khăn ngang trái mà cò gặp phải, sự gieo neo khó
nhọc, cay đắng của cò.
- Nội dung:
+ Than thân (phải một mình lận đận kiếm ăn giữa trời đất, lại gặp nhiều khó khăn,
trắc trở, tai ương rất lam lũ và vất vả.
+ Phản kháng tố cáo xã hội phong kiến đã tạo nên cảnh ngang trái khiến người lao
động phải cơ cực.
2. Bài ca dao 2.
- "Thương thay": sự thương cảm, xót xa.
Lặp lại 4 lần: + Tô đậm nối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề
của người nông dân.
+ Có nhau ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau.
- Các hình ảnh ẩn dụ: Trong ca dao, tác giả dân gian có thói quen khi nhìn sự vật

thường liên hệ đến cảnh ngộ của mình; đồng thời họ có sự đồng cảm tự nhiên với
những con vật bé, tội nghiệp; mỗi hình ảnh ẩn dụ thường đi kèm với sự miêu tả bổ
sung, chi tiết:
+ Thương con tằm "Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" -> thương cho thân phận
những con người suốt đời bị người khác bòn rút sức lực.
+Thương lũ kiến li ti "Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi"-> thương cho những
thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khổ.
+ Thương con hạc "lánh đường mây"-> thương cho những đời phiêu bạt, lận đận
và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.
14


+ Thương con quốc "kêu ra máu có người nào nghe" -> thương cho thân phận thấp
cổ bé họng, gặp phải nhiều nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi
tỏ
->Diễn tả nỗi khổ nhiều bề của người lao động.
3. Bài ca dao 3: Diễn tả thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Hình ảnh so sánh: trái bần bị "gió dập sóng dồi" xô đẩy, quăng quật trên sông
nước mênh mông, không biết tấp vào đâu -> gợi số phận chìm nổi, lênh đênh, vô
định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Bài ca dao diến tả chân thực, xúc động cuộc đời, thân phận bé nhỏ, đắng cay của
người phụ nữ xưa. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ như trái bần bé nhỏ bị
"gió dập sóng dồi", chịu nhiều đau khổ, hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không
có quyền tự quyết định cuộc đời mình.
* Tổng kết
- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều mô típ quen thuộc như: thương thay, thân em; các
hình ảnh so sánh, ẩn dụ... Giọng điệu chung là âm điệu than thân, thương cảm
- Nội dung: Những bài ca dao than thân đã phản ánh rõ nét đời sống hiện thực cảu
người nông dân lao động xưa: làm lụng chăm chỉ nhưng cuộc sống phải chịu khổ
cực trăm bề.

Câu hỏi luyện tập: Nỗi khổ của người lao động trong xã hội xưa qua bài ca dao số
2
(Hs dựa vào kiến thức đã được cung cấp ở trên để làm một bài văn ngắn phân tích
và nêu cảm nhận của mình về nỗi khổ người lao động trong xã hội xưa)
III. Những câu hát châm biếm
1. Bài ca dao số 1
- Vẽ lên viễn cảnh đám ma ở làng quê xưa theo tục lệ cũ. Mỗi con vật tượng trưng
cho một hạng người, một loại người. Con cò tượng trung cho người nông dân,
người dân thường ở các làng xã. Cà cuống tượng trưng cho những kẻ tai to mặt
lớn, có vai vế trong làng. Chim ri, chào mào gợi liên tưởng đến cai lệ, người nhà lí
trưởng. Chim chích là anh mõ đi rao việc làng.
- Việc lựa chọn các nhân vật như vậy lí thú ở chỗ:
+ Dùng thế giới loài vật để nới về thế giới con người.
+ Từng con vật với những hình ảnh của nó là hình ảnh rất sinh động, tiêu biểu cho
các hạng người trong xã hội.
- Qua hình ảnh các con vật, người lao động xưa phê phán hủ tục ma chay trong xã
hội cũ.
2. Bài ca dao số 2
- Bài ca dao miêu tả chân dung cậu cai, tức anh cai lệ. Chỉ vài nét nhưng bài ca đã
vẽ nên bức chân dung biếm họa rất sinh động, chân thực.
+ "Đầu đội nón dấu lông gà" -> Chứng tỏ cậu cai là lính, đồng thời bộc lộ quyền
uy của cậu.
+ "Ngón tay đeo nhẫn" -> tính cách phô trương, trai lơ của câu.
+ "Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê" -> Tất cả đều nói về quyền lực và thân
phận cậu cai thật thảm hại.
* Tổng kết
- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều biện pháp gây cười như nói ngược, gậy ông đập lưng
ông, ẩn dụ, phóng đại...
15



- Nội dung: Những câu hát châm biếm vừa chĩa mũi nhọn vào giai cấp thống trị,
vừa phê phán thói hư tật xấu trong một bộ phận người lao động. Tiếng cười nhẹ
nhàng, hài hước.
Tháng 10 năm 2015
BUỔI 6: (Tiết 16,17,18)
Củng cố kỹ năng tạo lập văn bản, ôn luyện tiếng Việt
I. Luyện viết
Đề bài: Viết một bài văn ngắn trình bày cảm nhận, suy nghĩ của em về bài ca dao
để lại cho em nhiều ấn tượng nhất
Yêu cầu học sinh lập ý, viết mở bài, đoạn mở đầu của phần thân bài
Học sinh thực hiện
Giáo viên chữa mẫu một số bài làm.
II. Từ ghép
1. Củng cố lý thuyết
a.Từ ghép chính phụ.
- Là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng chính đứng trước, tiếng phụ
đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
- Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn
nghĩa của tiếng chính.
VD: tiếng "xe" chỉ chung các loại xe. Tiếng "đạp" trong từ ghép "xe đạp" cụ thể
hóa, thu hẹp nghĩa của tiếng chính "xe" về 1 loại cụ thể, giúp phân biệt xe đạp với
xe máy, xe ngựa…
b. Từ ghép đẳng lập.
- Là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng
chính, tiếng phụ).
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát
hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
VD: tiếng “ nhà” và tiếng” cửa” chỉ hai vật cụ thể, nhưng từ ghép “ nhà cửa” lại
chỉ chung” nhà” và” cửa”.

2. Câu hỏi luyện tập
a) Tìm 5 từ ghép chính phụ có tiếng chính là đỏ. Đặt câu với các từ đó.
b) Đặt câu với các từ ghép đẳng lập: chợ búa, gà qué, giấy má.
c) Viết một đoạn văn ngắn( chủ đề tự chọn) có sử dụng hai loại từ ghép.
(Gv hướng dẫn hs thực hiện:
a) Ví dụ: đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ lòm, đỏ lựng, đỏ ngầu...
b) Chú ý đặt câu đúng ngữ pháp và hợp lý về nội dung.
c) Viết bài văn về một chủ đề phù hợp có sử dụng cả 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng
lập và từ ghép chính phụ)
III. Từ láy
1. Củng cố lý thuyết
- Từ láy là những từ được tạo ra theo phương thức láy, có sự hòa phối vè âm thanh.
- Phân loại từ láy:
+ Láy toàn bộ:
. Các tiếng trong từ láy lặp lại nhau hoàn toàn. (xanh xanh, vàng vàng, xinh xinh).
16


. Các tiếng trong từ láy khác nhau về thanh điệu ( đo đỏ, trăng trắng)
. Các tiếng trong từ láy khác nhau vè âm cuối và thanh điệu: đèm đẹp, chan chát,
tôn tốt, khang khác...
+ Láy bộ phận:
. Từ láy phụ âm đầu: long lanh, róc rách, xấu xa, nhẹ nhàng...
. Từ láy vần: linh tinh, lao xao, lộn xộn...
- Nghĩa của từ láy được tạo nên do sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng.
+ Bản thân các từ láy tượng thanh có âm thanh gần hoặc trùng với âm thanh tự
nhiên mà nó biểu thị (rào rào, ầm ầm, ào ào...)
+ Khuôn vần của các tiếng trong từ láy phụ âm đầu ảnh hưởng nhất định đến nghĩa
của từ láy (khuôn vần âp- ênh, ấp-ay...)
+ Nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái giàm nhẹ hoặc nhấn mạnh so với nghĩa

của tiếng gốc.
2. Câu hỏi luyện tập
Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất hai từ láy.
Hướng dẫn thực hiện: Đoạn văn đảm bào yêu cầu:
- Hình thức: Rõ ràng, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
- Nội dung: Chủ đề thích hợp, đảm bảo tính mạch lạc và liên kết; có sử dụng
hai từ láy theo yêu cầu
Tháng 10 năm 2015
BUỔI 7: (Tiết 19,20,21)
Ôn luyện hai văn bản "Sông núi nước Nam" (?), "Phò giá về kinh" ( Trần
Quang Khải)
I. Khái quát chung.
1. Khái niệm thơ: là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện
những tâm trạng, cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh và có
nhịp điệu.
2. Thơ trung đại Việt Nam: chỉ những sáng tác thơ ca ra đời trong khoảng thời gian
từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
3. Những lưu ý khi tìm hiểu thơ trung đại Việt Nam.
a. Nắm vững đặc điểm của các thể thơ: Các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú nhìn
chung đều cô đọng, hàm súc, bố cục chặt chẽ, niêm luật, vần, nhịp đều tuân thủ
những quy tắc nhất định.
Trình tự phân tích một bài thơ tứ tuyệt hoặc bát cú có thể có cách chia: đề - thựcluận – kết hoặc 4 đầu- 4 cuối( thất cú); khai- thừa- chuyển- hợp hoặc 2 đầu- 2
cuối( tứ tuyệt).
Thể thơ song thất lục bát là sự kết hợp giữa thể thơ song thất đường luật với thể
thơ lục bát truyền thống có đặc điểm: giàu nhạc tính ( giống như những” đợt sóng
tình cảm lên xuống ăn khớp với hình thức của ngôn ngữ” – Phan Ngọc. Thể song
thất lục bát phổ biến trong thể loại ngâm khúc, 1 sáng tạo độc đáo của nền văn hóa
dân tộc để diễn tả những tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người.
b. Phải bám sát vào văn bản ngôn từ tác phẩm.
17



- Phải trang bị vốn từ Hán Việt phong phú.
- Nắm nghĩa của những từ ngữ khó trong bài.
c. Nắm được những yếu tố ngoài văn bản.
- Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm:+ Hoàn cảnh lớn: bối cảnh không khí thời đại,
nó có ảnh hưởng đến nội dung cảm hứng bài thơ.
+ Hoàn cảnh nhỏ: hoàn cảnh ra đời của bài thơ,
thường gắn với tác gỉa.
- Phong cách tác giả:
Ví dụ: Thơ Nguyễn Trãi thường thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự hòa hợp tuyệt đối
với thiên nhiên. Nó là sự biểu hiện của một nhân cách thanh cao, một tâm hồn
nghệ sĩ nhưng chất chứa những tâm sự thầm kín của nhà thơ khi về ở ẩn.
Ví dụ: Thơ Hồ Xuân Hương thường hay viết về người phụ nữ có vẻ đẹp, cá tính,
khao khát hạnh phúc nhưng cuộc đời éo le, bấp bênh, chìm nổi, ngôn ngữ mộc
mạc, bình dị.
Ví dụ: Thơ Bà huyện Thanh Quan: mang nặng niềm hoài cổ. Thơ bà thường trang
trọng, cổ điển, mẫu mực.
Ví dụ: Thơ Nguyễn Khuyến hay viết về làng quê Việt Nam với những cánh quê,
cuộc sống dân quê, tình quê. Giọng thơ thường nhẹ nhàng, hóm hỉnh, đôn hậu,
thâm thúy.
II. Văn bản: Sông núi nước Nam( Nam quốc sơn hà)
1. Củng cố kiến thức cơ bản
a. Tác giả (Khuyết danh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được ngâm vang lên trong đêm tối tại đền thờ của
hai vị tướng Trương Hồng và Trương Hát- hai vị thần sông Như Nguyệt trong cuộc
kháng chiến chống quân Tống vào thời Lý( thế kỉ XI).
c. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
2. Nội dung kiến thức chi tiết.
Khái quát chung: Bài thơ Sông núi nước Nam được xem là bản tuyên ngôn đầu

tiên của dân tộc ta. Đó là tuyên bố mạnh mẽ, chắc chắn về chủ quyền của đất nước,
đồng thời khẳng định không ai, không thế lực nào có quyền xâm phạm chủ quyền
đó của dân tộc.
a. Hai câu thơ đầu.
- Cách xưng "Nam quốc" khẳng định mạnh mẽ, hùng hồn về lãnh thổ độc lập của
dân tộc, xưng "Nam đế" là đặt ngang hàng để tuyên bố chủ quyền .
-> Lời khẳng định: Nước Nam là của người Nam là một chân lí không gì có thể
bác bỏ được. Đó còn là lời khẳng định tư thế làm chủ đất nước của dân tộc ta- một
tư thế tự hào, hiên ngang.
- Sự thật lịch sử trên lại được ghi "tại thiên thư" – định tại sách trời nên chân lí ấy
là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Câu 2 nhuốm màu sắc thần linh khiến sự khẳng
định ở câu 1 càng thêm mạnh mẽ, chắc chắn.
b. Hai câu sau:
- Câu thơ: "Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm" gọi quân giặc là nghịch lỗ - giặc dữ
thể hiện thái độ ngạc nhiên và khinh bỉ. Đúng là bọn giặc, lũ phản nghịch mới dám
hành động như vậy.
- Câu 4: Vừa là lời khẳng định vừa là thách thức: Chúng mày nhất định phải tan vỡ
thể hiện niềm tin sắt đá vào sức mạnh dân tộc và thất bại của kẻ thù.
18


-> Hai câu sau một lần nữa khẳng định chân lí về chủ quyền độc lập của dân tộc.
=> Bài thơ được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử văn học Việt
Nam, là lời khẳng định đanh thép về chủ quyền của lãnh thổ Việt Nam, thể hiện
quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù
5. Nghệ thuật.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, bố cục chặt chẽ, giọng thơ đanh thép.
- Sử dụng từ ngữ chính xác: đề, cư, tuyệt nhiên, thủ bại.
III. Văn bản phò giá về kinh( Tụng giá hoàn kinh sư)
1.Củng cố kiến thức cơ bản

a. Tác giả: Trần Quang Khải.
b. Hoàn cảnh sáng tác.
c. Thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt.
2. Nội dung kiến thức chi tiết
a. Hai câu đầu thể hiện khí thế chiến thắng hào hùng của quân dân nhà Trần trong
cuộc kháng chiến lần thứ hai chống Mông- Nguyên.
- Nhịp thơ nhanh, mạnh; sử dụng các động từ mạnh, dứt khoát "cướp", "bắt" thể
hiện nhịp độ dồn dập, sôi động, quyết liệt của các chiến thắng liên tiếp: Chương
Dương, Hàm Tử- hai trận thủy chiến dữ dội làm hàng vạn tên giặc bị tiêu diệt, bị
bắt.
- Giọng thơ sảng khoái, hào hùng phản ánh khí thế chiến thắng bừng bừng của cả
một thế hệ, một dân tộc.
b. Hai câu sau:
Bộc lộ khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc. Ngoài ra đó còn là lời động viên
xây dựng, phát triển đất nước và niềm tin sắt đá vào sự vững bền muôn đời của dân
tộc.
-> câu thơ thể hiện tầm nhìn xa của một vị tướng luôn đặt trách nhiệm với đất nước
lên đầu.
=> Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc
ta.
5. Nghệ thuật.
- Nhịp điệu: nhanh, mạnh.
- Diễn đạt hàm súc.
- Liệt kê, động từ.
IV. Câu hỏi luyện tập:
a) Điểm chung giữa hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh?
Các điểm chung là:
- Thể hiện bản lĩnh và khát vọng chiến chắng của dân tộc ta.
- Âm hưởng, giọng điệu hào hùng.
- Có sự hòa quyện giữa tính biểu ý và biểu cảm. Cả hai bài thơ đều cô đúc, ngắn

gọn nhưng ý thơ sâu sắc, tình cảm thiêng liêng, cao cả.
b) Nhớ các yếu tố Hán trong hai văn bản.

19


Tháng 11 năm 2015
Tiết 22, 23:
Ôn luyện văn bản"Bánh trôi nước"
và phần tiếng Việt: Từ Hán Việt và Quan hệ từ.
I. Văn bản: Bánh trôi nước
1. Củng cố kiến thức cơ bản
a. Tác giả
- Hồ Xuân Hương (?-?)
+ Quê: Quỳnh Đôi- Quỳnh Lưu- Nghệ An
+ Là nhà thơ nữ có số phận trắc trở nhưng là người đầy bản lĩnh, tài năng, có cá
tính độc đáo, là “Bà chúa thơ Nôm” của VN. Sống trong xã hôi phong kiến suy
tàn, bất công, bà đã gửi những uất ức, phản kháng và khát vọng của người phụ nữ
vào thơ.
b. Tác phẩm
a) Viết bằng chữ Nôm, thuộc chùm thơ vịnh vật (lấy vật làm nguồn cảm hứng để
làm thơ).
b) Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt (hiệp vần ở cuối câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư).
c) Nội dung: Hai lớp nghĩa:
+ Miêu tả chiếc bánh trôi.
+ Phẩm chất, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Nghĩa ẩn dụ là nghĩa chính
Kiểu văn bản: Văn bản biểu cảm
2. Nội dung kiến thức chi tiết
a. Hình ảnh bánh trôi nước

- Câu thơ thứ 1 miêu tả về hình dáng (tròn) và màu của bánh (trắng).
- Câu thơ thứ 2 và 3 tả thao tác nặn bánh và luộc bánh: bánh được nặn thành viên
tròn, nếu nhào bột cho nhiều nước thì bánh sẽ nát, còn ít nước quá thì sẽ rắn. Khi
đun sôi nước để nấu bánh, viên nào chín sẽ nổi lên còn viên nào chưa chín thì
chìm.
- Nhân bánh được làm bằng đường phên, khi chín có vị ngọt sắc, màu đỏ nâu (tấm
lòng son).
-> Miêu tả chân thực, cụ thể chiếc bánh trôi- món bánh quen thuộc của dân tộc.
b. Thân phận và phẩm chất của người phụ nữ.
"Bánh trôi nước" thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất, só phận của người phụ nữ trong xã
hội cũ. Đây là lớp nghĩa thứ hai của bài thơ được gợi ra từ lớp nghĩa thứ nhất.
-"trắng", "tròn"-> vẻ đẹp hình thể duyên dáng, xinh xắn,trong trắng, tràn đầy sức
sống, viên mãn.
- "Bảy nổi ba chìm"-> gợi liên tưởng đến số phận bấp bênh, trôi nổi, vất vả của
người phụ nữ. họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của riêng mình mà luôn
phải phụ thuộc vào người khác.
- Kết cấu “mặc dầu...mà..”: Nhấn mạnh, khẳng định dù bị vùi dập nhưng người phụ
nữ vẫn giữ được phẩm giá trong sạch, sắt son.
-> Ca ngợi sự trong trắng, tấm lòng sắt son, thủy chung, tình nghĩa.
-> Tác giả thể hiện rõ sự ca ngợi, trân trọng người phụ nữ về hình thức lẫn tâm
hồn. Đồng thời, bà còn bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc đối với số phận long
20


đong, bấp bênh của họ. Từ đó, bà lên tiếng phản kháng, tố cáo đối với những thế
lực chà đạp lên con người, đặc biệt là người phụ nữ.
- Qua đó, ta hiểu rõ hơn về Hồ Xuân Hương: Bà là người có cuộc đời chìm nổi
nhưng cá tính mạnh mẽ, nhân cách cứng cỏi, luôn tự tin vào phẩm giá của mình bất
chấp hoàn cảnh trớ trêu.
3. Tổng kết

a. Nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Thông cảm với số phận vất vả, phụ thuộc của họ.
b. Nghệ thuật.
- Bài thơ là một ẩn dụ bình dị mà tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ bình dị, gợi hình, gọi cảm, đa nghĩa.
- Vận dùng thành ngữ.
- Giọng điệu pha chút chua chát, ngậm ngùi.
4. Câu hỏi luyện tập
Cảm nhận của em về bài thơ?
Yêucầu:
- Làm đúng kiểu bài biểu cảm.
- Dựa vào các kiến thức đã cung cấp ở trên để biểu cảm.
- Chú ý tập trung làm nổi rõ vẻ đẹp của bài ca dao ở lớp nghĩa thứ hai, đặc biệt chú
ý các từ "thân em", "trắng", "tròn" , "bảy nổi ba chìm", "tấm lòng son".
II. Ôn tập tiếng Việt
1. Từ Hán Việt
a. Củng cố lí thuyết
Trong tiếng Việt có khá nhiều từ Hán Việt. Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc trong
tiếng Hán, được dùng trong tiếng Việt và đọc theo âm của tiếng Việt.
- Từ ghép Hán Việt có hai loại:
+ Từ ghép đẳng lập (sơn hà, giang sơn, quốc gia...)
+ Từ ghép chính phụ
. Có trường hợp giống trật tự từ ghép thuần Việt như hữu ích, phòng hỏa, phát
thanh.
. Có trường hợp ngược lại với trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt
như thi nhân, tân binh, bệnh nhân....
- Một số lưu ý khi sử dụng từ Hán Việt: Sử dụng từ Hán Việt để tạo nên sắc thái
biểu cảm:
+ Trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính (Ví dụ)

+ Tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ.(ví dụ)
+ Sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa (ví dụ)
(Khi nói và viết không nên lạm dụng từ Hán Việt làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự
nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp).
b. Câu hỏi luyện tập: Tìm một đoạn văn hoặc đoạn thơ có sử dụng từ Hán Việt.
Giải thích ý nghĩa của từ Hán Việt đó. Cho biết chúng tạo sắc thái gì cho đoạn văn,
đoạn thơ?
2. Quan hệ từ
a. Củng cố lí thuyết
21


- Là những từ được dùng để biểu thị các ý nghĩa về quan hệ như sở hữu, so sánh,
nhân quả... giữa các thành phần của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
- Quan hệ từ có vai trò quan trọng trong tổ chức cú pháp của cụm từ, câu và tổ
chức của văn bản. Việc sử dụng quan hệ từ phù hợp sẽ làm tăng tính liên kết, sự
lập luận chặt chẽ cho đoạn văn, văn bản nói chung.
b. Câu hỏi luyện tập: Viết một đoạn văn có sử dụng quan hệ từ. Chỉ ra các quan hệ
từ trong đoạn văn vừa viết.
(Yêu cầu: Viết đoạn văn đảm bảo tính liên kết, mạch lạc, nội dung phù hợp, dễ
hiểu, trong đó có sử dụng các quan hệ từ)
Tháng 11 năm 2015
Tiết 24, 25:
Ôn luyện hai văn bản "Qua đèo Ngang" (Bà huyện Thanh Quan)
và "Bạn đến chơi nhà" (Nguyễn Khuyến).
I. Văn bản: Qua đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan.
1. Củng cố kiến thức cơ bản
a.Tác giả.
- Là một con người học rộng, biết nhiều.
- Là một nữ sĩ tài danh hiếm có trong lịch sử VHTĐ. Bà thường viết về thiên nhiên

vào lúc xế chiều, gợi cảm giác u hoài, vắng lặng. Bà tả cảnh để gửi gắm tình cảm
nhớ thương da diết quá khứ vàng son.
b. Tác phẩm
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật.
- Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường vào kinh đô Huế nhận chức Cung trung giáo tập
- Bố cục: Đề, thực, luận, kết
2. Nội dung kiến thức chi tiết.
a. Cảnh đèo Ngang
b. Néi dung.
Bài thơ vịnh cảnh đèo Ngang, miêu tả vừa chân thực vừa khái quát cảnh đèo
Ngang. Qua đó bộc lộ nỗi lòng nhớ nước, thương nhà kín đáo, sâu sắc.
II. Văn bản: Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến.
1. Củng cố kiến thức cơ bản
a. Tác giả.
- Nguyễn Khuyến (1835- 1902) là nhà thơ có cốt cách thanh cao, tài năng, có tầm
lòng yêu nước, thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc.
- Ông để lại hơn 800 tác phẩm gồm phần lớn thơ và câu đối, văn viết bằng chữ Hán
hoặc chữ Nôm, đa số làm sau khi từ quan về ở ẩn tại quê nhà.
b.Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
c. Bố cục:
C©u 1: C¶m xóc khi b¹n ®Õn nhµ.
C©u 2-7: C¶m xóc vÒ gia c¶nh.
C©u 8: C¶m xóc vÒ t×nh b¹n.
2. Nội dung kiến thức chi tiết.
22


a. Cm xỳc khi ún bn.
"ó by lõu nay bỏc ti nh"
-> Cõu th nh mt li thụng bỏo trc tip v vic bn n chi nh. Trong ú

thụng ip v thi gian: By lõu nay- mt khong thi gian khụng cú tớnh xỏc
nh c th nhng chc chn l ó t rt lõu; cho ngi c thy rừ v s gn gi,
thõn mt, kớnh trng gia hai ngi qua i t xng hụ "bỏc".
-> Qua cõu th, ta cm nhn c c s vui mng, phn khi, hỏo hc.
b. Hon cnh ún tip bn.
- "Tr thi i vng, ch thi xa" -> khụng cú nhng mún ngon, quý tip ói bn.
- Nhng th cú sn trong nh: cỏ, g, ci, c, bu, mp cng khụng th a ra
tip ói vỡ khụng th ỏnh bt, thu hỏi, u dng tim nng. Thm chớ n
ming tru l u cõu chuyn cng khụng cú.
-> Cỏi khụng c y lờn tn cựng th hin s tr trờu, ộo le, khú x.
Cú th nhn thy cỏi cht ging ựa vui, húm hnh, tinh t ca nh th khi cú phn
cng iu cuc sng vt cht thiu thn, m bc, ca mỡnh ni thụn dó.
-> Ông là ngời hài hớc, yêu đời, hóm hỉnh, chất phác. Ông đã biến tình huống khó
xử thành một câu chuyện vui tếu với bạn.
c. Quan nim v tỡnh bn.
- "Bỏc n chi õy, ta vi ta".
Hai t ta c ni bng quan h t "vi" c lờn nghe tht thit tha, qun quýt.
Mi khong cỏch khụng cũn ch cũn ta vi ta, tụi vi bỏc tuy hai m mt bi chỳng
ta hiu nhau, quý nhau. Chủ và khách là quan hệ hòa hợp gắn bó, không tách ròi,
thống nhất, hai mà một, cùng nhân cách, cùng hoàn cảnh. Đó chính là sự hòa hợp
về tâm hồn thể hiện tình bạn gắn bó đậm đà và thắm thiết.
-> Tỡnh hung ộo le, khú x trờn ch l mt tỡnh hung gi nh khng nh tỡnh
bn vng bn, vnh cu, vt lờn trờn mi vt cht tm thng.
-> Quan nim v tỡnh bn: Tình bạn là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý, vợt
lên trên mọi thứ vật chất tầm thờng.
3. Tng kt
a. Ngh thut.
- Ngụn ng th mc mc, bỡnh d nh ngi i thng.
- Ging iu dớ dm, vui ti.
- Thủ pháp đối, lối nói phóng đại đầy hóm hỉnh, thú vị, bất ngờ.

b. Ni dung
Ngợi ca tình bạn đẹp, gắn bó, không kiểu cách mà rất chân thật, bình dị.
4. Cõu hi luyn tp: Hóy lm rừ s khỏc bit v ngụn ng v ging iu gia hai
bi th "Qua ốo Ngang"- B huyn Thanh Quan v "Bn n chi nh" - Nguyn
Khuyn.
Yờu cu hs ch rừ s khỏc bit gia hai bi ca dao trờn hai phng din:
- Ngụn ng: Bi Qua ốo Ngang ch yu s dng t Hỏn Vit to nờn sc thỏi
trang trng, c kớnh cũn bi th Bn n chi nh li ch yu s dng t thun
Vit to nờn mu sc t nhiờn, mc mc, gin d.
- Ging iu: Bi Qua ốo Ngang cú õm hng ch o l bun, trm, sõu lng
Cũn Bn n chi nh thỡ mang õm hng vui ti, hi hc.

23


Tháng 11 năm 2015
Tiết 26:
Ôn luyện văn bản "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Tĩnh dạ tứ) - Lí Bạch
I. Những vấn đề chung
1. Thơ Đường: là khái niệm chỉ tất cả các bài thơ được sáng tác với đời Đường ở
Trung Quốc - đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Hoa.
( p/b với k/n thơ Đường luật: thể thơ được đặt ra từ thời Đường ở TQ).
2. Những vấn đề cần lưu ý khi đọc- hiểu một bài thơ Đường.
a. Cần sử dụng có hiệu quả phần dịch nghĩa, dịch thơ.
b. Phải bám sát vào đặc trưng của thơ Đường với các yếu tố: thể thơ, bố cục, tứ
thơ, biện pháp nghệ thuật, ngôn từ nghệ thuật.
+ Thể thơ: tứ tuyệt, cổ thể, bát cú…
( VD: Thể thơ tứ tuyệt là thể thơ có hình thức bé nhỏ nhưng có khả năng thể hiện
những vấn đề lớn lao, sinh động. Tính cô đọng, hàm súc là tính chất nổi bật của tứ
tuyệt). Bố cục:1/1/1/1- khai, thừa, chuyển, hợp hoặc 2/1/1, 1/3… Trong đó câu 3

và câu kết bao giờ cũng có ý nghĩa quan trọng.
+ Tứ thơ: Tứ thơ của thơ Đường rất phong phú.
VD: đăng cao ức hữu( lên cao nhớ bạn).
Vọng nguyệt hoài hương( trông trăng nhớ quê).
+ Các lớp nghệ thuật: tiêu biểu là nghệ thuật đối và tỉnh lược.
Vd: Thiếu tiểu li gia/ lão đại hồi
Hương âm vô cải/ mấn mao tồi.
-> Tiểu đối( cả 2 vế đối đều nằm trong một dòng thơ).
VD: Cử đầu vong minh nguyệt
Đê đầu tứ cố hương
-> Không có CN.
II. Bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ( Tĩnh dạ tứ).
1.Củng cố kiến thức cơ bản
a. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lí Bạch.
Lí Bạch( 701- 762) là nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường.
+ Lí Bạch được mệnh danh là” tiên thơ” vì thơ ông biểu hiện một tâm hồn tự do
phóng khoáng.
+ Hình ảnh trong thơ ông thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự
nhiên mà điêu luyệ.
+ Chủ đề chính thơ ông là sự khát khao vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải
phóng ca tính, thái độ bất bình với hiện thực tầm thường và hướng tình cảm phong
phú, mãnh liệt.
- Tác phẩm
+ Hoàn cảnh sáng tác: Thuở nhỏ ông thường lên đỉnh Nga My ở quê nhà ngắm
trăng. Từ năm 25 tuổi, ông rời quê ra đi và xa quê mãi mãi. Bởi vậy mỗi lần thấy
trăng hoặc ngắm trăng, Lí Bạch lại nhớ quê da diết.
+ Chủ đề: thuộc chủ đề” Vọng nguyệt hoài hương”.
+ Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt.
24



b. Nội dung kiến thức chi tiết.
a. Hai câu đầu:
"Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương"
( Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương).
Hai câu thơ đầu không chỉ tả cảnh đơn thuần mà tả cảnh để ngụ tình. "Minh nguyệt
quang" có nghĩa ánh trăng sáng. Ánh trăng này lọt vào tận đầu giường cho biết trời
đã khuya.
Nhận ra ánh trăng rọi sáng cả chỗ nằm chứng tỏ nhân vật trữ tình vẫn đang còn
thức, không ngủ được; cũng có thể là đã ngủ song tỉnh dậy mà không ngủ được.
Trong tình trạng mơ màng ấy, chữ "nghi"( ngỡ là) và chữ "sương" đã xuất hiện
một cách tự nhiên và hợp lí. Vì mơ màng nên mới ngỡ ánh trăng là sương phủ trên
mặt đất. Ngỡ ánh sáng là sương thu cho biết ánh trăng trắng và lạnh- trắng vì ánh
trăng rất sáng, lạnh bởi đêm thu.
Với hai động từ "rọi", "phủ" miêu tả về trăng tạo cảm giác hai câu thơ này chỉ là tả
cảnh nhưng với sự hoạt động nhiều mặt của NVTT thì ánh trăng dù đẹp đến mấy
cũng chỉ đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể. Vào khoảng khắc không ngủ
được, trong thi nhân đã trỗi dậy những nghĩ suy.
b. Hai câu cuối.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
( Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương).
Cái sáng của ánh trăng đã khiến nhà thơ "cử đầu" (ngẩng đầu) để ngắm vầng trăng
sáng như để kiểm chứng điều đã được đặt ra ở câu thứ 2: Vừng sáng trước giường
là sương hay trăng. Đối với người lữ thứ cô đơn nơi đất khách thì ánh sáng ấy càng
làm tăng thêm cảm giác cô đơn trống trải. Ánh trăng dễ khiến người ta nhớ nhà,

nhớ quê, nhớ người thân thuộc. Điều đó đã khiến mái đầu bạc cúi xuống. Người
cúi đầu có thể tránh được vầng trăng nhưng làm sao tránh được tình cảm nhớ mong
trong cõi lòng mình? "Ngẩng đầu" , "cúi đầu" chỉ trong khoảnh khắc đã động mối
tình quê, đủ cho thấy tình cảm đó thường trực, sâu nặng biết bao.
c. Tổng kết
- Nghệ thuật.
+ Suy tư, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài là một sự thống nhất, bền mạnh
bởi sự gắn kết của các ĐT: nghi, cử, vọng, đê, tư để nói về cảm nghĩ ( nghi, tư).
Các ĐT này như những cột mốc để liên kết mạch cảm xúc "vọng nguyệt hoài
hương" của tác giả.
+ Lược bỏ chủ ngữ vừa làm bài thơ ngắn gọn, vừa tăng sức cộng hưởng của bài
thơ.
- Nội dung
Bài thơ thể hiện tình cảm quê hương sâu sắc của nhà thơ Lí Bạch trong một đêm
ngắm trăng.
2. Câu hỏi luyện tập
Viết một bài văn ngắn phân tích tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ cuối.
Yêu cầu:
25


×