TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012
Tên công trình :
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của
sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh & Quản lý 2 ( KD2)
HÀ NỘI, 2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI
GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”
NĂM 2012
Tên công trình :
Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của
sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh & Quản lý 2 ( KD2)
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Trà My
Ngành học :
Hồ Thị Khuyên
Quản Trị Nhân Lực
– Khoa Kinh tế &
Quản lý Nguồn
Nhân Lực
Quản Trị Nhân Lực
Người hướng dẫn :
PGS.TS Vũ Thị Mai
Lớp, Khoa
Nữ
Năm thứ 3/4
Nữ
Năm thứ 3/4
HÀ NỘI, 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................8
..................................................................................................................11
NỘI DUNG..............................................................................................12
Chương I. Tổng quan về Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực - Khoa Kinh
tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân......12
Chương II. Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên trong quá trình Đào tạo
16
Chương III. Thực trạng chương trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên
khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý
Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.........................21
1 Quy mô Sinh viên Thực tập Tốt nghiệp khóa 50 Chuyên ngành Quản
Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực...................21
2 Đánh giá thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50 Chuyên
ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực
..................................................................................................................21
2.1 Khái quát về thực tế thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành
Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực
22
2.1.1 Khái quát về cơ sở thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên
ngành Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý
Nguồn Nhân lực................................................................................22
2.1.2 Khái quát về sinh viên Khóa 50 tham gia thực tập tốt nghiệp
của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế &
Quản lý Nguồn Nhân lực..................................................................27
2.2 Đánh giá kết quả thu được của sinh viên khóa 50 Chuyên ngành Quản
Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực từ quá trình
thực tập tốt nghiệp....................................................................................40
2.2.1 Tác động tích cực.....................................................................40
2.2.1.3 Nhà trường...................................................................................46
2.2.2 Tác động tiêu cực và nguyên nhân..........................................47
Chương III. Một số kiến nghị nhằm nâng tính hiệu quả của quá trình thực
tập cho sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân......................................................................................64
1. Các kiến nghị đối với sinh viên............................................................64
2 Các kiến nghị đối với Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân và Doanh nghiệp..............................73
KẾT LUẬN.............................................................................................80
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1
Tên bảng biểu
Danh mục một số đơn vị thực tập của Sinh viên
Trang
16
Khóa 50 – chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
Biểu đồ 1
Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp lựa chọn thực 17
tập
Biểu đồ 2
Quy mô Doanh nghiệp sinh viên thực tập
19
Biểu đồ 3
Công tác Quản Trị Nhân Lực tại Doanh nghiệp mà
20
Biểu đồ 4
sinh viên thực tập có được coi trọng không?
Tỉ lệ yêu thích nghề Nhân sự trong sinh viên chuyên 21
ngành Quản Trị Nhân Lực
Biểu đồ 5
Quá trình thực tập tốt nghiệp có quan trọng với sinh
22
viên không?
Biểu đồ 6
Biểu đồ 7
Lý do thực tập của sinh viên
Tiêu chí lựa chọn Doanh nghiệp thực tập của sinh
23
24
viên
Biểu đồ 8
Tâm trạng khi thực tập của sinh viên
25
Biểu đồ 9
Nguồn cung cấp các Doanh nghiệp thực tập
27
Biểu đồ
10
Biểu đồ
Công việc sinh viên đang làm tại Doanh nghiệp thực 28
tập
Mức độ sinh viên tham gia vào công việc của Doanh 29
11
Biểu đồ
12
nghiệp
Sự chỉ dẫn tận tình của Doanh nghiệp đối với sinh
30
viên
Biểu đồ
Quỹ thời gian của sinh viên thực tập
31
13
Biểu đồ
Đánh giá của sinh viên về kiến thức, kỹ năng nhận
33
14
Biểu đồ
15
được khi đi thực tập
Tác dụng nổi bật của đợt thực tập sinh viên
34
PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Trong quá trình học tập trên giảng đường Đại học, sinh viên
chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực được cung cấp những kiến thức và kỹ
năng về quản lý về con người, các vấn đề liên quan đến con người trong
tổ chức cùng các kiến thức khác về vĩ mô ảnh hưởng đến Nguồn nhân lực
trong Xã hội. Tuy nhiên, làm sao để vận dụng kiến thức Quản Trị Nhân
Lực áp dụng vào thực tế quản lý con người trong tổ chức, xã hội là một
vấn đề hết sức quan trọng bởi cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi hiện
tượng sự vật xảy ra đều có hàng ngàn lý do, hàng trăm cách để giải quyết
nhưng làm sao để làm việc một cách khoa học, chuẩn xác nhất thì sinh
viên phải cần một thời gian dài làm việc, sau khi đã tích lũy cho mình đủ
vốn kiến thức và kinh nghiệm trong công tác Quản Trị Nhân Lực. Một
bước đệm cho sinh viên trước khi bước vào làm việc ở tổ chức một cách
chính thức là quá trình thực tập tốt nghiệp. Đây là khoảng thời gian hết
sức quan trọng để vận dụng lý thuyết vào thực tế và cũng giúp sinh viên
quen dần với môi trường làm việc trong tổ chức. Và cũng có thể coi thực
tập tốt nghiệp là cơ hội để sinh viên có thể chứng tỏ năng lực của mình,
trở thành nhân viên chính thức tại công ty.
Một thực trạng xảy ra đối với quá trình thực tập của sinh viên nói
chung là chưa phát huy hết được hiệu quả và ý nghĩa của quá trình thực
tập. Vậy thực trạng về vấn đề này như thế nào và làm thế nào để nâng cao
hiệu quả thực tập tốt nghiệp sẽ được nghiên cứu thông qua đề tài “ Một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp của sinh viên
chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”.
2.
Mục đích nghiên cứu
-
Có cái nhìn chính xác hơn về bước tiến trung gian giữa học
và làm
-
Nâng cao hiệu quả quá trình thực tập của sinh viên
Hiểu rõ ý nghĩa của quá trình thực tập
Rút ngắn thời gian tiếp cận thực tế
Gắn chặt giữa lý thuyết và thực hành
-
Định hướng quá trình thực tập để chọn Nghề phù hợp
-
Gắn kết giữa Doanh nghiệp và trường Đào tạo
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1
Đối tượng nghiên cứu
Thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân
Lực
3.2 Phạm vi nghiên cứu
-
76 sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực khóa 50
-
Một số Doanh nghiệp :
Tập đoàn Viễn Thông quân đội Viettel
Công ty Cổ phần FPT
Công ty TNHH N.E.T.S.Y.S VIỆT NAM
Công ty Xăng Dầu Hàng Không
Công ty Đầu tư Sài Gòn
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng hải
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
4.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Quá trình thực tập của sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
khóa 50 trong năm học 2012
5.Các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và xây dựng các khái niệm công
cụ cũng như các giả thuyết nghiên cứu.
- Cách tiến hành : Đọc, phân tích, tổng hợp những tài liệu có liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
5.2 Phương pháp điều tra viết
- Nhằm thu thập thông tin của khách thể về vấn đề cần nghiên cứu
- Cách tiến hành:
+ Xây dựng bảng hỏi dựa trên lý luận các đặc điểm của sinh viên.
+ Tiến hành phát bảng hỏi để lấy ý kiến của học sinh theo mẫu đã
chọn.
5.3 Phương pháp quan sát
- Vì tâm lý được hình thành, phát triển và bộc lộ thông qua hoạt động
và giao tiếp nên phương pháp quan sát giúp cho chúng ta thu thập
thêm những thông tin cần thiết để làm cho đề tài được sâu sắc hơn
(Thông qua phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn sâu ).
5.4. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích, xử lý số liệu thu được bằng phần mềm excel 2007
Phần mềm SPSS
NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan về Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
1. Quá trình hình thành và phát triển của Khoa
Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực được thành lập từ
năm 1961 với tên gọi là khoa Kinh tế lao động. Năm1990, Khoa Kinh tế
Lao động được đổi tên thành Khoa Kinh tế lao động và Dân Số với 3
chuyên ngành đào tạo: Kinh tế lao động, Dân số- Kinh Tế và Quản Trị
Nhân Lực. Từ tháng 9 năm 2007 đến nay Khoa được đổi tên là Khoa
Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực. Nhiệm vụ đào tạo của khoa là đáp
ứng nhu cầu của các cơ quan Doanh nghiệp từ trung ương đến địa
phương về nguồn nhân lực có chất lượng cao trong quá trình phát triển,
giúp họ xây dựng chiến lược sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu
quả. Trong suốt hơn 50 năm qua, khoa là nơi đào tạo và cung cấp hàng
nghìn cán bộ kinh tế và quản lý nguồn nhân lực trong các lĩnh vực lao
động-tiền lương, định mức và tổ chức lao động, quản lý dân số và xã hội
ở các trình độ đại học và trên đại học cho các bộ, ngành, cơ quan Doanh
nghiệp, là địa chỉ quen thuộc và tin cậy của nhiều ngành, nhiều tổ chức
của Trung ương và địa phương.
2. Đội ngũ cán bộ giảng viên
Tổng số cán bộ, giảng viên cơ hữu của khoa tính đến ngày 1 tháng
1 năm 2008 có 29 người, trong đó 26 giảng viên và 2 cán bộ văn phòng.
Về học vị, đội ngũ giảng viên có 11 Tiến sỹ, 12 Thạc sỹ (trong số này có
3 người đang chuẩn bị kết thúc chương trình học tập và bảo vệ luận án
Tiến sỹ ở các nước Mỹ, Úc, Việt Nam) và 1 cử nhân. Về học hàm có 6
Phó Giáo sư, số còn lại là giảng viên chính và giảng viên. Khoa là một
trong những đơn vị có lực lượng giảng viên được đào tạo cơ bản và mạnh
về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Nga) có nhiều giảng
viên có khả năng hướng dẫn nghiên cứu sinh, Cao học và giảng dạy bằng
tiếng Anh/Pháp.
STT
I
Chỉ tiêu
Tổng số
Số lượng
28
Trong đó:
II
Phân theo học hàm
1
Giáo sư
1
2
Phó Giáo sư
6
III
Phân theo học vị
1
Tiến sỹ và tiến sỹ khoa học
11
2
Thạc sỹ
12
3
Cử nhân
5
4
Khác
-
3. Quá trình tổ chức đào tạo cử nhân trong Khoa
Nhiệm vụ chính thức của Khoa là đào tạo đội ngũ cán bộ kinh tế
và quản lý nguồn nhân lực ở các trình độ đại học và sau đại học; tham gia
các hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường; tư vấn về tổ
chức, quản lý, phát triển nguồn nhân lực, tiền công-tiền lương; việc làm
cho các tổ chức…
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực được thành lập năm 1995 với
khóa sinh viên đầu tiên là Quản Trị Nhân Lực K35, mỗi khóa đào tạo từ
một đến hai lớp chuyên ngành. Khoa đã đào tạo được hơn 18 khóa và
đang đào tạo từ khóa 50 đến 53. Theo số liệu đến tháng 1 năm 2008 cử
nhân Quản Trị Nhân Lực đã tốt nghiệp là 2500 người và đang đào tạo là
821 người. Số lượng sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực ngày
càng gia tăng.
Trưởng bộ môn: PGS. TS.Vũ Thị Mai
Phó Truởng bộ môn: PGS.TS. Phạm Thuý Hương
Mục tiêu đào tạo:
• Trang bị những kiến thức tổng hợp về quản lý nguồn nhân lực, cơ
cấu tổ chức, hành vi tổ chức, tâm sinh lý và xã hội của người lao
động trong tổ chức, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, an
toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, kiến thức tổ chức và
định mức lao động khoa học trong tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức và nâng cao sự hài lòng của
người lao động.
• Trang bị kỹ năng hoạch định chiến lược nguồn nhân lực và quản lý
nguồn nhân lực trong tổ chức Cung cấp các chuyên gia quản lý
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các tổ chức (tổng công ty;
công ty; nhà máy; viện nghiên cứu; trường học; bệnh viện...).
Các môn học chuyên ngành
Quản Trị Nhân Lực
Hành vi tổ chức
Tổ chức và Định mức lao động khoa học
Kinh tế lao động/Kinh tế nguồn nhân lực
Phân tích lao động xã hội
Tâm lý Xã hội học lao động
Chuyên đề Kinh tế nguồn nhân lực.
Chương II. Thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên trong quá trình Đào
tạo
1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của thực tập cho sinh viên
chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực
1.1. Khái niệm
Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với hệ
đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm
2009 của Hiệu trưởng)
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. “Thực tập” là hoạt động áp dụng lý thuyết, các kiến thức đă học
vào thực tiễn, qua đó củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ. Tuỳ theo ngành đào tạo, sinh viên thực tập ở các cơ sở kinh tế, các cơ
quan quản lý Nhà nước, các Viện nghiên cứu…
1.2 Mục đích thực tập
Theo QUY ĐỊNH về thực tập và viết chuyên đề thực tập đối với hệ
đại học chính quy đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân (Kèm theo QĐ số 793 /QĐ-KTQD ngày 29 tháng 4 năm
2009 của Hiệu trưởng)
Điều 3. Mục đích thực tập
1. Gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giúp sinh viên làm quen
và tăng cường kỹ năng thực tế, năng lực chuyên môn phù hợp với ngành,
chuyên ngành đào tạo.
2. Giúp sinh viên hệ thống hoá và củng cố những kiến thức cơ bản
về kinh tế xă hội, kiến thức chuyên môn đă được trang bị, vận dụng vào
thực tế để phân tích các chính sách hoặc giải quyết các vấn đề thuộc
ngành và chuyên ngành đào tạo.
3. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp, hình
thành các phẩm chất trí tuệ, phương pháp tiếp cận, giải quyết một vấn đề
thực tế.
4. Tạo cho sinh viên có cơ hội phát hiện những kiến thức và kỹ
năng còn thiếu để có kế hoạch bổ sung hoàn thiện.
Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Nhân
Lực-Khóa 50 của Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực ban hành
ngày 03 tháng 01 năm 2012
Mục đích thực tập cuối khóa này là nhằm giúp sinh viên:
a. Vận dụng các kiến thức đã được trang bị tại trường để tìm hiểu
và nghiên cứu các hoạt động thực tiễn nói chung cũng như các vấn đề về
lao động, quản lý nguồn nhân lực nói riêng ở các cơ quan Doanh nghiệp,
… đặc biệt là sự đổi mới các vấn đề này trong tương lai.
b. Nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc
chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt
động, đồng thời đề xuất các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp
phần giải quyết thực tiễn, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên.
1.3 Yêu cầu đối với quá trình thực tập
Theo kế hoạch thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản Trị Nhân
Lực-Khóa 50 của Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực ban hành
ngày 03 tháng 01 năm 2012
Để đạt được mục đích trên, sinh viên phải thực hiện tốt các yêu cầu
sau đây:
1. Nắm được toàn bộ nội dung khóa học đã được học tập tại
Trường và hoàn thiện kiến thức của mỗi người thông qua việc nghiên cứu
và tham khảo các tài liệu liên quan
2. Qua quá trình thực tập rèn luyện tác phong, phương pháp làm
việc, quan điểm và phương pháp vận động quần chúng của người cán bộ
quản lý nhân lực.
3. Sinh viên phải có mặt thường xuyên tại địa điểm thực tập, chủ
động, tích cực khảo sát nghiên cứu tình hình thực tế và viết chuyên đề
dưới sự hướng dẫn của giáo viên được Khoa phân công. Mỗi sinh viên
phải có một cuốn sổ ghi chép các hoạt động của mình tại cơ sở thực tập
để trình giáo viên hướng dẫn khi có yêu cầu.
4. Hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp đúng hạn, tích cực
tham gia các hoạt động do Khoa và cơ sở thực tập yêu cầu.
5. Chấp hành nghiêm túc các quy chế trong thực tập, nội quy, quy
chế của cơ sở thực tập, đảm bảo thời gian và tiến độ thực tập theo yêu cầu
của khoa và giáo viên hướng dẫn.
6. Kết thúc thực tập, chuyên đề tốt nghiệp phải có ý kiến đánh giá,
nhận xét bằng văn bản của lãnh đạo cơ sở thực tập. Nội dung đánh giá
chủ yếu liên quan đến tinh thần thái độ thực tập của sinh viên, tính trung
thực của các số liệu trong chuyên đề tốt nghiệp và tính khả thi của các
giải pháp kiến nghị đối với cơ sở thực tập
2. Thời gian và nội dung thực tập
2.1 Thời gian thực tập
Thời gian thực tập tốt nghiệp là 15 tuần trong đó có 01 tuần chuẩn bị và
02 tuần nghỉ tết nguyên đán. Trong đó thực tập tổng hợp giai đoạn 1 là 5
tuần và thực tập chuyên đề giai đoạn 2 là 10 tuần
2.2 Nội dung thực tập
Thực tập được chia làm hai gian đoạn:
Giai đoạn 1: Thực tập tổng hợp, bao gồm:
Tìm hiểu đặc điểm, tình hình hoạt động của cơ sở về các mặt:
o Quá trình hình thànhvà phát triển, hệ thống tổ chức bộ máy, các
hoạt động sản xuất – kinh doanh chủ yếu hoặc chức năng, nhiệm
vụ của cơ sở thực tập.
o Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ. Quy trình sản xuất công nghệ
hoặc thực hiện dịch vụ.
o Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động
o Kết quả sản xuất – kinh doanh/ kết quả thực hiện chức năng, nhiệm
vụ.
o Các vấn đề quản lý nhân sự, tổ chức lao động khoa học, kinh tế lao
động đang được cơ sở quan tâm, nghiên cứu và giải quyết.
Những đổi mới và hướng phát triển của cơ sở thực tập trong thời
gian tới
Nghiên cứu sâu các hoạt động của phòng/ bộ phận chuyên trách
nguồn nhân lực (phòng tổ chức lao động/tiền lương/tổ chức cán
bộ/tổ chức hành chính)
Kết thúc giai đoạn này sinh viên phải nộp một bản báo cáo tổng hợp
khoảng 22 – 25 trang
Giai đoạn 2 : Giai đoạn thực tập chuyên đề
Những sinh viên đạt yêu cầu ở giai đoạn 1 thì mới được thực tập giai
đoạn 2. Kết thúc đợt thực tập thì sinh viên phải hoàn thành chuyên đề
thực tập theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn.
3. Đánh giá hiệu quả thực tập
Hiện nay không riêng gì Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn Nhân lực
mà tất cả các khoa khác trong trường Đại Học Kinh tế Quốc dân thường
không sát sao, theo dõi được quá trình thực tập của sinh viên. Giáo viên
thường đánh giá chất lượng thực tập thông qua bài luận thực tập của sinh
viên. Một bài luận được đánh giá là tốt thì phải đảm bảo về nội dung và
hình thức.
Đầu tiên là về hình thức. Một bài luận tốt phải có cách trình bày
khoa học, logic và khi để người chấm nhìn vào cảm thấy dễ hiểu. Một bài
luận phải đầy đủ ba phần đó là phần mở đầu, nội dung và kết luận, rồi
cách trích dẫn nguồn, cách căn lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải rồi cách làm
danh mục tham khảo…cũng cần phải được chú ý. Rất nhiều sinh viên
hiện nay thường không chú ý đến hình thức, cách trình bày. Nhiều sinh
viên trình bày một cách thiếu cẩn thận, cách trích dẫn nguồn không biết
và lỗi chính tả thì rất là nhiều. Hình thức chỉ là một khía cạnh phụ nhưng
mà nếu sinh viên không biết cách thì rất dễ tạo nên ấn tượng không tốt
đối với người chấm.
Thứ hai, quan trọng nhất và quyết định nhất vẫn là nội dung của bài
luận. Nội dung ở đây chính là phần cốt lõi của bài luân. Đó là chính là kết
quả của sinh viên sau một quá trình thực tập. Số liệu trong bài phải cập
nhật, đầy đủ và chính xác. Các giải pháp, kiến nghị đưa ra phải sát với
tình hình của đơn vị thực tập, không được xa rời thức tế. Nhưng thực tế
hiện nay không thể chỉ dựa vào chất lượng bài luân tốt nghiệp để đánh giá
chất lượng thực tập của sinh viên được. Đánh giá như thể chỉ là đánh giá
ở một khía cạnh chứ chưa thể đánh giá một cách tổng thể. Nhiều sinh
viên có số liệu rất cụ thể, chi tiết nhưng thực chất lại không được tham
gia vào công việc chuyên môn. Hoặc cũng có một số bộ phân sinh viên có
thể sao chép, copy bàn luận của các người khác và biến thành của mình.
Hiện tượng đó đang rất phổ biến hiện nay.
Chương III. Thực trạng chương trình thực tập tốt nghiệp của sinh
viên khóa 50 Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế
& Quản Lý Nguồn Nhân Lực – Trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân
1
Quy mô Sinh viên Thực tập Tốt nghiệp khóa 50 Chuyên ngành
Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Khóa 50 chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực năm 2012 là khóa sinh
viên năm thứ tư, đã bước vào giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Chuyên
ngành Quản Trị Nhân Lực đối với khóa 50 được phân thành 02 lớp
chuyên ngành bao gồm Quản Trị Nhân Lực A và Quản Trị Nhân Lực B
với tổng số sinh viên là 87 người. Hiện nay, các sinh viên chủ yếu tham
gia vào quá trình thực tập qua các mối liên hệ của bản thân để tự tìm
Doanh nghiệp thực tập cho mình. Hầu hết các sinh viên đều thực tập trên
địa bàn Thành phố Hà Nội để việc thuận tiện hơn cho các mục đích cá
nhân như thuận tiện hơn cho việc học ngoại ngữ, các văn bằng khác và đi
làm thêm. Bên cạnh đó có một số bộ phận nhỏ sinh viên cũng chọn thực
tập tại các Doanh nghiệp ở địa phương vì có một số ưu thế nhất định tùy
theo định hướng của bản thân.
2
Đánh giá thực trạng thực tập tốt nghiệp của sinh viên khóa 50
Chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực – Khoa Kinh tế & Quản Lý
Nguồn Nhân Lực
Để điều tra về tình hình thực tập của sinh viên chuyên ngành Quản
Trị Nhân Lực năm 2012, nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học lớp Quản
Trị Nhân Lực K51 đã thực hiện hai cuộc khảo sát cho hai nhóm đối tượng
là sinh viên chuyên ngành Quản Trị Nhân Lực năm thứ tư và Cán bộ
Nhân sự của các Doanh nghiệp:
-
Đối với sinh viên : Số mẫu điều tra là 87 phiếu, số phiếu thu
lại là 76 phiếu hợp lệ, phát cho các sinh viên năm thứ tư ngành học Quản
Trị Nhân Lực.
-
Đối với Doanh nghiệp : Số mẫu điều tra 10 Doanh nghiệp
bao gồm 40 phiếu điều tra, số phiếu thu lại là 21 phiếu hợp lệ.
2.1 Khái quát về thực tế thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên
ngành Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý
Nguồn Nhân lực
2.1.1 Khái quát về cơ sở thực tập tốt nghiệp của sinh viên chuyên
ngành Quản Trị Nhân Lực – Khóa 50 Khoa Kinh tế & Quản lý
Nguồn Nhân lực.
2.1.1.1 Ngành hoạt động của cơ sở thực tập
STT
Tên Doanh nghiệp
Phòng, Ban thực tập
1
Công ty Cổ Phần hóa dầu
Tổ Chức Hành Chính
Petrolimex
2
Công ty Cổ Phần Thương mại
Hành chính nhân sự
Khánh Trang
3
Công ty Xuất nhập khẩu Hàng
Kế hoạch Đầu tư - Lao động
không
tiền lương
4
Tổng công ty Giấy Việt Nam
Phòng tổ chức lao động
5
Công ty cổ phần Viglacera Tiên
Sơn khu Tiên Du – Bắc Ninh
6
Công ty TNHH một thành viên
Hiệp Quang
Hành chính nhân sự
7
8
Ngân hàng kỹ thương VN
Trung tâm tiền lương và phúc
(Techcombank)
lợi
Công ty TNHH một thành viên 43
Tổ chức lao động
9
Công ty TNHH một thành viên
Tổ chức hành chính
khai thác công trình thủy lợi Hải
Dương
10
Công ty TNHH Bình Yên
11
Công ty Cổ phần Công nghệ
Tổ chức hành chính
thông tin, Viễn thông và Tự động
hóa Dầu khí
12
Trung tâm dich vụ giá trị gia tăng
Tổ chức hành chính
VDC online
Bảng 2.1 : Danh mục một số đơn vị thực tập của Sinh viên
Khóa 50
Theo số liệu thu tập được từ các sinh viên đang tham gia thực tập.
Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp mà sinh viên chuyên ngành Quản
Trị Nhân Lực lựa chọn như sau :
Biểu đồ 1: Lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp lựa chọn thực
tập
Nhóm ngành xây dựng chiếm tỉ lệ nhiều sinh viên chuyên ngành
tham gia thực tập, chiếm 35%. Ngành chế tạo, lắp ráp máy cũng chiếm tỉ
lệ cao với 15%. Lý giải cho điều này, nhóm ngành xây dựng có nhiều
công nhân tham gia vào lao động mang tính mùa vụ. Do đó, sinh viên
tham gia thực tập tại nhóm các Doanh nghiệp này vừa giúp ích cho các
Doanh nghiệp trong công tác chuyên môn ở mức vừa phải, phù hợp với
khả năng của sinh viên sắp tốt nghiệp.
Riêng ở hai ngành Tài chính - Ngân hàng, Công nghệ thông tin – Viễn
Thông số sinh viên thực tập chiếm số lượng rất nhỏ, chỉ 5%. Hai ngành
này đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cao vì lực
lượng lao động tham gia trong ngành này có chất xám cao. Do đó công
tác Quản Trị Nhân Lực cũng cần phải được coi trọng.
Một số ngành khác mà sinh viên đang thực tập như : vận chuyển
hàng không, dầu khí, giấy…
2.1.1.2 Quy mô của Cơ sở thực tập