Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.81 KB, 14 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A _ Lời mở đầu:

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, nhận thức và quan điểm của toàn
xã hội đối với thành phần kinh tế tư nhân đã thay đổi căn bản. Đến nay
thành phần kinh tế tư nhân đã được khuyến khích phát triển trong những
ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Mặc dù, kinh
tế tư nhân vẫn còn nhiều bất cập trong sự phát triển, nhưng không ai có
thể phủ nhận vị trí, vai trò rất quan trọng của thành phần kinh tế này ở
nước ta. Bởi lẽ, đây là một khu vực kinh tế không những có nhiều tiềm
năng mà còn rất năng động, có những đóng góp không nhỏ vào các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
B _ Những vấn đề chính:
I _ Thay đổi nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân:

Có thể nói rằng khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 đã góp phần thay
đổi sâu sắc nhận thức của chúng ta về vai trò của khu vực tư nhân trong
nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh
chóng sau khi thực hiện công cuộc đổi mới với tốc độ hằng năm trên 8%
đã bị giảm đột ngột xuống 5,8% vào năm 1998 và chỉ còn 4,8% vào năm
1999 (xem bảng 1). Đó là do cầu của các nước ASEAN (nạn nhân chính
của cuộc khủng hoảng) đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, vốn chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đã giảm mạnh và các nhà
đầu tư nước ngoài đã ồ ạt rút vốn ra khỏi khu vực Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp quốc doanh trong
nước lại hoạt động thua lỗ hoặc chỉ hòa vốn, và chiếm tỷ lệ lớn các vốn
vay xấu của ngân hàng thương mại. Kết quả là, nền kinh tế nước ta thiếu
hụt vốn trầm trọng nhưng sử dụng không hiệu quả số vốn ít ỏi đó, và giảm
tốc độ tăng trưởng một cách đáng lo ngại. Đứng trước sức ép tìm cách
đẩy mạnh tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội như thất nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu, Đảng và Nhà nước ta đã mạnh dạn khuyến khích khu


vực kinh tế tư nhân, với hy vọng huy động được số vốn nhàn rỗi rất lớn
trong dân, hằng năm được bơm thêm bởi hơn 2 tỷ USD kiều hối.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế, 1995-2002 (%)
1995 199
6
1997 1998 1999 2000 2001 2002
GDP
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
9,5
4,8
13,6
9,9
9,3
4,4
14,5
8,8
8,1
4,3
12,6
7,1
5,8
3,5
8,3
5,1
4,8
5,2
7,7
2,2

6,7
4,0
10,1
5,5
6,8
2,7
10,4
6,1
7,0
4,1
9,4
6,5
Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
II_ Sự lớn mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân
Sự thay đổi nhận thức đó được đánh dấu bằng việc ban hành Luật
Doanh nghiệp vào ngày 1-1-2000. Theo Vũ Quốc Tuấn , từ trước đến nay,
chưa có đạo luật nào “đi vào cuộc sống nhanh và mạnh, được nhân dân
tiếp nhận một cách sôi nổi, hào hứng” như Luật Doanh nghiệp. Chỉ tính
riêng trong gần ba năm, từ tháng 1-2000 đến tháng 10-2002, gần 50.000
doanh nghiệp mới đăng ký, trong đó hầu hết là thuộc sở hữu tư nhân (xem
bảng 2). Số lượng doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn
mới đăng ký đã nhiều hơn tổng số doanh nghiệp mới đăng ký trong chín
năm, từ 1991 đến 1999 (45.005 doanh nghiệp). Tuy nhiên, hầu hết các
doanh nghiệp tư nhân mới đăng ký thuộc dạng doanh nghiệp vừa và nhỏ,
tính đến năm 2002 có vốn trung bình là 1,35 tỷ đồng, khoảng 90 ngàn
USD.
Bảng 2. Các doanh nghiệp mới đăng ký

(ĐVT vốn: tỷ đồng
2000 2001 2002 Tổng đến 2002
Số DN Vốn Số DN Vốn Số DN Vốn Số DN Vốn
Doanh nghiệp
tư nhân
6.412 2.817 7.087 3.873 4.871 3.095 18.370 9.785
Công ty trách
nhiệm hữu hạn
7.304 7.968 11.38 14.080 9.162 13.453 27.504 35.501
Công ty cổ
phần
b
726 3.066 1.534 7.552 1.565 7.112 3.825 17.730
Tổng cộng 14.442 13.851 19.659 25.504 15.598 23.660 49.699 63.016
(Số liệu của năm 2002 là đến tháng 10.)
Bên cạnh những công ty tư nhân mới thành lập, loại này có thể bao
gồm những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, những doanh nghiệp cổ
phần mới thành lập có sở hữu nhà nước, và những công ty cổ phần được
thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo tài liệu của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp của Chính
phủ, trong 3 năm (2000-2002), đã có 55793 doanh nghiệp mới đăng ký
(trong khi 9 năm từ 1990-1999 chỉ có 45000 doanh nghiệp đăng ký), đưa
tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng
100 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hằng năm
hiện nay bằng 3,75 lần so với thời kỳ 1991-1999. Số doanh nghiệp đang
hoạt động chiếm từ 80% đến 85% số doanh nghiệp đăng ký.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đi liền với sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng của

khu vực tư nhân rất cao. Ví dụ, trong năm 2003 trong lĩnh vực công
nghiệp, khu vực tư nhân đã dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng (18,7%), hơn
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (18,3%) và khu vực doanh nghiệp nhà
nước (12,4%). Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân đã đạt
75,9 ngàn tỷ đồng, xấp xỉ khu vực doanh nghiệp nhà nước trung ương
(78,7 ngàn tỷ đồng), và vượt trội doanh nghiệp nhà nước địa phương [1].
Nhờ thế, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng khôi phục tốc độ tăng
trưởng. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện Luật doanh nghiệp và bãi bỏ
hàng trăm giấy phép con không còn phù hợp, GDP đã tăng 6,7% và năm
2003 đạt 7,3% [5].
Không những thế, khu vực tư nhân còn là nguồn tạo ra việc làm quan
trọng. Mỗi năm có 1,3 triệu người gia nhập vào thị trường lao động. Khu
vực doanh nghiệp nhà nước hiện đang trải qua cuộc đại phẫu thuật với
các hình thức cổ phần hóa, sáp nhập, bán và giải thể, khó mà tạo ra thêm
việc làm mới. Trong khi đó mỗi năm khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài
cung cấp 100.000 việc làm mới và khu vực nông nghiệp là 200.000 [2].
Điều này có nghĩa là còn thiếu 1 triệu việc làm cho những người mới gia
nhập (chú ý là chưa tính đến những người lao động hiện hữu nhưng đang
thất nghiệp hoặc muốn chuyển việc làm). Vì thế, sự phát triển mạnh hơn
nữa của khu vực kinh tế tư nhân (phi nông nghiệp) là điều kiện cần thiết
để giúp chúng ta giải quyết tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ còn đóng góp nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế xã hội
Việt Nam như: phục vụ những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ, là nơi
ươm mầm những tài năng khởi nghiệp và quản trị, tạo cơ hội phát triển và
triển khai các công nghệ thích hợp, …
Cơ cấu doanh nghiệp cũng có sự dịch chuyển mạnh. Đã xuất hiện
nhiều doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhiều doanh nghiệp
dân doanh hoạt động trong những lĩnh vực mà trước đây chỉ có doanh
nghiệp nhà nước tham gia.
Trong những năm qua, vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân đã

không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn xã
hội. Tổng vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh năm 1995 là 20.000
tỷ đồng; năm 2002 là 46500 tỷ đồng; năm 2003 ước đạt 58.100 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu tư toàn xã
hội đã tăng 20% năm 2.000 lên 23% năm 2001 và 28% năm 2002. Tỷ
trọng đầu tư của doanh nghiệp tư nhân trong nước liên tục tăng và đã
vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của DNNN. Vốn đầu tư của các doanh
nghiệp dân doanh đã góp phần quan trọng thậm chí là nguồn vốn đầu tư
chủ yếu đối với phát triển kinh tế của địa phương.
Mức vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp ngày một tăng. Thời kỳ
1991-1999, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp là gần 0,57 tỷ đồng,
năm 2000 là 0,96 tỷ đồng, năm 2001 là 1,3 tỷ đồng và năm 2002 là 1,8 tỷ
đồng. Doanh nghiệp có số vốn đăng ký thấp nhất là 5 triệu đồng, cao nhất
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
là 200 tỷ đồng (hơn 130 triệu USD). Một điều đáng chú ý là số vốn đầu tư
thực tế cao hơn số vốn đăng ký ở cùng thời kỳ và doanh nghiệp tư nhân
trong nước là nhà đầu tư chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn. Như ở Lào Cai,
trong khi vốn đăng ký kinh doanh năm 2002 chỉ khoảng 93 tỷ, thì vốn đầu
tư thực hiện của các doanh nghiệp là 422 tỷ. ở các địa phương khác, cũng
tương tự.
Do sự phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp dân doanh đã đóng
góp đáng kể và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh
nghiệp dân doanh đã tăng đột biến, từ 11% năm 1999 lên 18,3% năm
2000 và tiếp tục duy trì ở mức cao 20,3% năm 2001; 19.3% năm 2002.
Phát huy nội lực, các doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào mở rộng
xuất khẩu, nhất là các mặt hàng thủ công truyền thống, chế biến nông sản,
thuỷ sản. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, thì khu vực kinh tế tư nhân
đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đóng góp

của các dân doanh vào ngân sách trung ương đang có xu hướng tăng lên,
từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công
thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế
hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Đóng góp của các doanh nghiệp dân
doanh trong nguồn thu của ngân sách địa phương khá lớn. Ví dụ, ở Thành
phố Hồ Chí Minh, đóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng thu
ngân sách địa phương là khoảng 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%,
Gia Lai 22%, Thái Nguyên 17%, Ninh Bình 19%.
Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tích cực tham gia và có
đóng góp đáng kể vào xây dựng các công trình văn hoá, trường học,
đường giao thông nông thôn, nhà tình nghĩa và những công trình phúc lợi
xã hội khác ở tất cả các địa phương trong cả nước.
III_ Những hạn chế và thách thức
1. Hạn chế tồn tại:
Bên cạnh những kết quả nêu trên, sự phát triển của thành phần kinh
tế tư nhân còn bộc lộ một số tồn tại như:
_ Số lượng doanh nghiệp bình quân đầu người ở nước ta còn thấp và
chưa đáp ứng được yêu cầu, bình quân gần 800 người/một doanh nghiệp
(gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước
ngoài). Sự phân bổ doanh nghiệp theo vùng lãnh thổ vẫn chưa có nhiều
thay đổi. Doanh nghiệp tư nhân vẫn tập trung chủ yếu ở các thành phố và
địa phương có mức độ đô thị hoá cao. Trong từng địa phương, đại đa số
doanh nghiệp thường tập trung chủ yếu ở thị xã; số doanh nghiệp ở các
huyện vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa nhiều.
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
_ Mặc dù quy mô, tốc độ tăng vốn đăng ký và vốn thực hiện cao, nhưng
quy mô vốn doanh nghiệp dân doanh nói chung còn nhỏ. Phần lớn các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, năng
lực cạnh tranh hạn chế. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư

nhân có vốn hoạt động thấp. Thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất
là hiện tượng phổ biến của khu vực kinh tế tư nhân. Phần lớn các doanh
nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu, chỉ có khoảng 25% số
doanh nghiệp đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại. Theo kết quả điều tra
doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, đến ngày 1-7-2002, tổng số vốn
của doanh nghiệp dân doanh nước ta khoảng 168,1 ngàn tỷ đồng, chiếm
15,65% tổng số vốn của các doanh nghiệp (bao gồm cả vốn của DNNN và
doanh nghiệp FDI); hơn 1/4 DNNN và hơn 1/2 doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
_ Cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh mới sử dụng khoảng 1,8
triệu lao động, chiếm khoảng 2% lực lượng lao động cả nước; số việc làm
mới tăng lên do cộng đồng các doanh nghiệp dân doanh tạo ra hàng năm
chỉ bằng 1/3 tổng số lao động tăng thêm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
các doanh nghiệp dân doanh trong cả nước cũng như trong từng địa
phương vẫn còn nhỏ. Các doanh nghiệp dân doanh chỉ chiếm dưới 10%
tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương mình. Có thể thấy sự đóng góp
của khu vực kinh tế tư nhân nhìn chung chưa tương xứng tiềm năng và
tốc độ phát triển.
Như vậy, sự phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn còn nhiều hạn
chế, một mặt là do bản thân thành phần kinh tế này còn kém phát triển,
mặt khác do thể chế quản lý của Nhà nước còn nhiều thiếu sót, thiếu đồng
bộ gây cản trở đến sự phát triển của thành phần kinh tế này. Cụ thể là một
số rào cản như sau:
Thứ nhất: Có sự phân biệt về pháp lý, về chính sách giữa thành phần
kinh tế tư nhân với các thành phần kinh tế khác. Thành phần kinh tế tư
nhân là thành phần ít được ưu đãi nhất, điều này sẽ gây khó khăn hơn
cho các doanh nghiệp thuộc thành phần này hoạt động và có thể cạnh
tranh lành mạnh với các thành phần khác.
Thứ hai: Thủ tục thành lập doanh nghiệp và cấp phép còn nhiều vướng
mắc. Một số điều khoản trong Luật và trong các thông tư hướng dẫn

không rõ ràng và không phù hợp, như quy định về các hộ gia đình kinh
doanh, quy định về cấp giấy chứng nhận cho tư vấn pháp lý, quy định về
cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định.
Thứ ba: Các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất lợi trong cơ chế ưu đãi
đầu tư của Nhà nước. Mặc dù giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đã được
đơn giản hoá, nhưng để nhận được giấy ưu đãi này, các doanh nghiệp
dân doanh vẫn phải vượt qua không ít các rào cản do cơ quan thi hành
luật gây nên.
5

×