Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.9 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------  --------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC
TRẺ VIỆT NAM"
NĂM 2014 DÀNH CHO SINH VIÊN

(Bản tóm tắt)
TÊN ĐỀ TÀI

“CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG
CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Thuộc nhóm ngành: Kinh doanh và quản lý 2 (KD2)


MỤC LỤC


3

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên công trình: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành
cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
An toàn giao thông hiện nay là một vấn đề cấp thiết, nhận được nhiều sự


quan tâm, chú ý của dư luận và toàn xã hội. Tuy nhiên số vụ tai nạn giao thông
trong cả nước vẫn tương đối cao, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong đó số vụ tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ ngày càng nhiều và
một trong các nguyên nhân chính của tình trạng này là người đi bộ qua đường
không đúng nơi quy định trong khi đường phố quá đông phương tiện đi lại, các
phương tiện di chuyển quá nhanh không làm chủ được tốc độ của mình.
Cầu vượt dành cho người đi bộ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an
toàn giao thông cho người đi bộ, giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn giao thông
xảy ra do nguyên nhân người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định.
Đồng thời cũng là biện pháp giảm ách tắc giao thông trong những giờ cao
điểm, đông người và phương tiện qua lại trên đường. Thêm vào đó, cầu vượt
dành cho người đi bộ cũng góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, tạo nên diện
mạo mới về giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Nhiều dự án xây mới và hoàn thành cầu vượt dành cho người đi bộ vẫn
tiếp tục được triển khai, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu của người
dân. Vậy câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để
xây dựng cầu vượt dành cho người đi bộ mà người dân vẫn không sử dụng hoặc
việc sử dụng không hiệu quả? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu
vượt dành cho người đi bộ của người dân?
Xuất phát từ thực trạng nổi cộm trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt


4

dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ qua 3 cầu: Cầu vượt dành cho
người đi bộ trên đường Lê Thanh Nghị- Giải phóng (Quận Đống Đa);Cầu

vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Đại Nghĩa (Quận Hai Bà
Trưng, Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Cầu Giấy (Quận Cầu
Giấy). Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao mức độ sử dụng của
người dân qua 3 cầu vượt kể trên dành cho người đi bộ nói riêng và qua các
cầu vượt dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Đề tài có 3 mục tiêu cụ thể sau:
- Làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho
người đi bộ của người dân.
- Phân tích thực trạng sử dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt dành cho người đi bộ hiện nay tại 3 cây cầu vượt dành cho người đi
bộ trên đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị, Cầu Giấy và Trần Đại Nghĩa.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho các bên liên quan: chính quyền
địa phương và người sử dụng nhằm nâng cao việc sử dụng cầu vượt dành cho
người đi bộ của người dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu
vượt dành cho người đi bộ của người dân.
Phạm vi nghiên cứu:
-Không gian nghiên cứu: Cầu vượt dành cho người đi bộ trên tuyến
đường Giải Phóng - Lê Thanh Nghị (Quận Đống Đa); Trần Đại Nghĩa
(Quận Hai Bà Trưng); Cầu Giấy(Quận Cầu Giấy)
- Nội dung nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu
vượt dành cho người đi bộ từ góc nhìn của người dân.


5

- Thời gian thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp từ năm 2012 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp từ: 25/02/2014 đến 15/03/2014.

4. Quá trình và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quá trình nghiên cứu
Phỏng vấn các bên
liên quan

Mô hình nghiên cứu
trước đây.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt bộ hành
Xây dựng bảng hỏi, phiếu điều tra
Điều tra, phỏng vấn người đi qua cầu
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu
Giải pháp và đề xuất kiến nghị để nâng
cao việc sử dụng của người dân.

4.2.

Quá trình thu thập số liệu

Nguồn thu thập số liệu thứ cấp:
- Các số liệu về giao thông, thiết kế được thu thập qua các bài báo,
trang web và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các ý kiến đánh giá, thông tin có liên quan được thu thập từ báo chí,
các phương tiện thông tin đại chúng và phỏng vấn các bên liên quan.
Nguồn thu thập số liệu sơ cấp:
- Quan sát, đánh giá, sử dụng hình ảnh thực tế.

- Điều tra, khảo sát thực tế.


6

4.3.

Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng các công cụ sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ.
- Xử lý số liệu bằng Excel và SPSS 16.0.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục nội dung bài nghiên cứu gồm
có những nội dung chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
Chương 3: Phân tích thực trạng sử dụng vàcác yếu tố ảnh hưởng đến
việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH
CHO NGƯỜI ĐI BỘ

1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Tính đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của nước ngoài về
các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ. Các
nghiên cứu này có thể được khái quát như sau:
Mohammad Abojaradeh với công trình : “ Đánh giá cầu cho người đi
bộ và an toàn cho người đi bộ ở Jordan”(2013), Miss Onanong Sangphong
với công trình:“Một nghiên cứu về hành vi sử dụng cầu vượt bộ hành”(2011),
tác giả W.Victor Anderson và Joanne McCall với tác phẩm “Thiết kế và cấu
trúc cầu vượt bộ hành ở Canada” (2011), tác giả El - Sayed Mashaly, Tarek
M.Ebrahim và tác phẩm “Đánh giá các phản ứng khi sử dụng hệ thống cầu
vượt dành cho người đi bộ”(2013)…. Các bài nghiên cứu đã đưa ra được mô
hình nghiên cứu với các biến phụ thuộc và biến độc lập như trên, sử dụng mô
hình hồi quy để phân tích, cũng đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao
việc sử dụng của người dân nhưng chưa rút ra kết luận về mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố là như thế nào, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh
hưởng ít.
1.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước

Hiện nay cũng có rất nhiều nghiên cứu trong nước về đề tài các yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân đã
được nhóm nghiên cứu tìm kiếm và tham khảo. Cụ thể như bài báo “Cầu
vượt giao thông, cảnh quan đô thị”(2011) đăng trên tạp chí Kiến trúc Việt
Nam của Ths.KTS Nguyễn Hoàng Linh, luận văn về cầu đi bộ của nhóm của


8

nhóm tác giả Nguyễn Hữu Giáp và cộng sự thuộc trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội, bài báo “Cầu vượt vắng người đi” trên báo xã hội (2012), tác
giả Quốc Hùng và Lương Thiện. Các bài báo, bài nghiên cứu cũng đã đưa ra
các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả cầu vượt dành cho người đi
bộ như vị trí cầu, thiết kế cầu, ý thức của người dân….
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua các nghiên cứu của nước ngoài cho thấy có rất nhiều công trình
nghiên cứu, đề tài, luận văn về việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ và
các công trình đó đã đề cập đến các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng
của người dân. Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài với
những cách tiếp cận khác nhau đã có những đóng góp tích cực cả về mặt lý
luận và thực tiễn, đưa ra được các yếu tố ảnh hưởng chính đến việc sử dụng
cầu vượt dành cho người đi bộ.


9

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG CẦU
VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về cầu vượt dành cho người đi bộ
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của cầu vượt dành cho người đi bộ
2.1.2. Vai trò- lợi ích của cầu vượt dành cho người đi bộ
a. Đảm bảo an toàn giao thông
Đối với người đi bộ
Đối với các phương tiện giao thông khác
b. Giảm ùn tắc giao thông
c. Làm đẹp mĩ quan đô thị
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi
bộ và mô hình nghiên cứu

2.2.1. Việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân
Để có thể đánh giá, đo lường cụ thể việc sử dụng của người dân là
nhiều hay ít, cụ thể là bao nhiêu thì người ta sử dụng thang đo mức độ thường
xuyên sử dụng cầu. Mức độ thường xuyên tính bằng số lần sử dụng trung bình
trong một tuần của người dân.
Thông qua mức độ thường xuyên sử dụng cầu có thể biết được: Nhu
cầu sử dụng của người dân, các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng của
người dân.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi
bộ
Thông qua kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có thể rút
ra một số nhân tố mà các nghiên cứu đi trước đã phát hiện và kiểm định, mô


10

hình gồm có 5 nhân tố với 17 biến quan sát bao gồm: vị trí của cầu(POS),cơ
sở vật chất(MAT), điều kiện giao thông dưới lòng đường(CON), Luật Giao
thông và các quy định dành cho người đi bộ(LAW), ý thức của người đi
bộ(AWA) được biểu diễn bằng hàm số sau:
f(UTI) = f( POS, MAT, CON, LAW, AWA).
Trong đó UTI là biến phụ thuộc còn POS, MAT, CON, LAW, AWA là
các biến độc lập.
2.3. Mô hình nghiên cứu

2. Cơ sở vật chất (MAT):4 biến
- Cầu có mái che (MAT1)
- Bậc thang thấp, không trơn trượt (MAT2)
- Thành cầu hở, thoáng khí (MAT3).
- Hệ thống chiếu sáng tốt, đủ ánh sáng

(MAT4)

3. Điều kiện giao thông dưới lòng đường
(CON): 3 biến
- Số lượng phương tiện giao thông di chuyển
dưới lòng đường lớn (CON1)
- Tốc độ cao của các phương tiện giao thông
cao (CON2)
- Đường bị ùn tắc (CON3)

4. Luật Giao thông và các quy định dành
cho người đi bộ (LAW): 3 biến
- Có Luật giao thông và các quy định dành
cho người đi bộ (LAW1)
- Luật Giao thông và các quy định dành cho
người đi bộ được phổ biến rộng rãi (LAW2)
- Thực thi nghiêm các chế tài xử phạt người
đi bộ sang đường sai quy định(LAW3).

1. Vị trí của cầu (POS): 3 biến
-Đặt cầu tại nơi có dải phân cách (POS1)
- Đặt cầu tại nơi ngã ba, ngã tư, nơi đông
đúc (POS2)
- Đặt cầu tại nơi có lòng đường rộng
(POS3)

Việc sử dụng cầu vượt dành
cho người đi bộ

5. Ý thức của người đi bộ (AWA): 4 biến

- Có hiểu biêt về Luật Giao thông và các
quy định dành cho người đi bộ (AWA1)
- Ý thức chấp hành luật tốt (AWA2)
- Có nhu cầu an toàn (AWA3).
- Có ý thức bảo vệ cầu (AWA4).


11

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của đề tài đã làm rõ được các nội dung sau:
- Thứ nhất: khái quát được khung lí thuyết trên cơ sở tổng quan nghiên
cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài.
- Thứ hai: đưa ra được qui trình nghiên cứu để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu của đề tài.
- Thứ ba: đưa ra được phương pháp nghiên cứu liên quan tới các yếu tố
ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân,
trong đó làm rõ phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và phương pháp
xử lý dữ liệu.


12

CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CẦU VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI
ĐI BỘ TẠI HÀ NỘI
3.1. Giới thiệu chung về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Giải Phóng - Lê
Thanh Nghị

3.1.2. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Trần Đại Nghĩa
3.1.3. Cầu vượt dành cho người đi bộ trên đường Cầu Giấy
3.2. Thực trạng sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ tại Hà Nội
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho
người đi bộ 3.3.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu
Đối tượng điều tra được lựa chọn ngẫu nhiên, chính là người dân tham
gia sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ cầu tại nơi có cầu. Người đi bộ
được trực tiếp phỏng vấn và nhóm nghiên cứu đã ghi lại thông tin.
3.3.2. Phân tích mẫu nghiên cứu
Số liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Sau khi được mã
hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua phân tích sau: đánh giá độ tin cậy của thang
đo, kiểm định giá trị của thang đo và phân tích hồi quy tuyến tính. Cụ thể:
Bước 1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronback’s
Anpha
Bước 2: Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá (EFA- exploratory factor analysis) và đánh giá sự phù hợp
của mô hình nghiên cứu qua hệ số KMO.
Bước 3: Sau cùng sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bội với các
quan hệ tuyến tính để xác định được những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử


13

dụng của người dân và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố thông qua mô hình
hồi quy bội tuyến tính như sau:
Y= β0 + β1X1 +β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5
Trong đó các hệ số hồi quy: β1, β2, β3, β4, β5.
Biến phụ thuộc Y: Việc sử dụng của người dân.
Biến độc lập: β0 là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với
trung bình là 0 và phương sai không đổi, X1: Vị trí của cầu (POS), X2: Cơ sở

vật chất của cầu (MAT), X3: Điều kiện giao thông dưới lòng đường (CON),
X4: Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ (LAW), X5: Ý thức
của người đi bộ (AWA).
3.3.3. Thang đo
Có 5 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này để đo mức độ sử dụng
cầu vượt bộ hành của người dân tại Hà Nội bao gồm: (1) Vị trí của cầu, (2) Cơ
sở vật chất của cầu, (3) Điều kiện giao thông dưới lòng đường, (4) Luật Giao
thông và và quy định dành cho người đi bộ (5) Ý thức của người đi bộ.
Thang đo của tất cả các biến quan sát của các nhân tố trong thành phần
dịch vụ hành chính công xây dựng dựa trên thang đo Likert cấp độ 5 tương
ứng (theo mức độ đồng ý tăng dần) như sau:
1: Hoàn toàn không đồng ý (phát biểu hoàn toàn sai)
2: Không đồng ý
3: Bình thường, phân vân không biết có đồng ý hay không (trung lập)
4: Đồng ý
5: Hoàn toàn đồng ý (phát biểu hoàn toàn đúng)
3.4. Kết quả nghiên cứu
3.4.1. Đo lường giá trị tin cậy của thang đo
Kết quả kiểm định cụ thể cho thấy:
Hệ số Cronback’s Anpha của thang đo vị trí của cầu bằng 0.629 > 0.6
là phù hợp và tất cả các biến quan sát của thang đo vị trí đều có hệ số tương


14

quan biến tổng > 0.3. Cronback’s Anpha của thang đo cơ sơ vật chất của cầu
bằng 0.849 > 0.6 và tất cả các biến quan sát của thang đo vị trí đều có hệ số
tương quan biến tổng > 0.3. Cronback’s Anpha của thang đo điều kiện giao
thông dưới lòng đường bằng 0.730 > 0.6 là phù hợp và tất cả các biến quan
sát của thang đo vị trí đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3. Cronback’s

Anpha của thang đo Luật Giao thông và các quy định dành cho người đi bộ
bằng 0.793> 0.6 là phù hợp và tất cả các biến quan sát của thang đo vị trí đều
có hệ số tương quan biến tổng đều > 0.3. Cronback’s Anpha của thang đo ý
thức của người dân bằng 0.823> 0.6 là phù hợp và tất cả các biến quan sát của
thang đo vị trí đều có hệ số tương quan biến tổng > 0.3.
Khi loại đi bất kỳ biến quan sát nào cũng làm cho Cronback’s Anpha
giảm. Do đó tất cả các biến quan sát này đều phù hợp và được giữ lại trong
các bước phân tích tiếp sau.
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thàng đo bằng hệ số Cronback’s
Anpha thì tất cả các biến đều là tốt, không có biến nào bị loại ra khỏi mô hình.
3.4.2 Kết quả kiểm định giá trị thang đo
Sử dụng phần mềm SPSS- analysis
Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
( Exploratory Factor analysis), ta thu được kết quả:
Với hệ số KMO = 0.715 ( 0.5 < KMO < 1 ) và mức ý nghĩa Sig =0.000
và xem xét phương sai trích với 17 biến quan sát trong thang đo là 68.765 %
với chỉ số Cumulative của Rotation Sums of Squared Loadings là 68.765%
cho biết 5 nhân tố trong mô hình giải thích được đến 68.765% biến độc lập.
Còn lại 31.235% là các nhân tố khác chưa được xem xét đến để giải thích cho
việc sử dụng của người dân.
3.4.3 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết
Sau khi phân tích nhân tố, mô hình hồi quy tổng quát là:
Y= β0 + β1X1 +β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5


15

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy: bằng phương pháp
ENTER.
Ta thu được kết quả cuối cùng như sau:

Giá trị R2 = 0.730 cho thấy các nhân tố đưa vào đã giải thích được đến
73.0% việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của người dân.Với giá trị
này của R2 hoàn toàn đủ tin cậy và chấp nhận trong điều kiện sử dụng hiện
nay trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phân tích Anova
Sau đó tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mô hình nhằm kiểm tra xem
mô hình hồi quy này có phù hợp với tập dữ liệu thu thập được hay không và
có ý nghĩa ứng dụng hay không thông qua kiểm định F.
Phân tích hồi quy với hệ số hồi quy
Sau khi hồi quy mô hình ta thu được kết quả:
β1 = 0.07 nhưng Sig = 0.601> 0.05 do đó nhân tố X1 không phù hợp và
bị loại ra khỏi mô hình.
β2 = 0.03 nhưng Sig = 0.740> 0.05 do đó nhân tố X2 không phù hợp và
bị loại ra khỏi mô hình.
β3 = 0.25 nhưng Sig = 0.075> 0.05 do đó nhân tố X3 không phù hợp và
bị loại ra khỏi mô hình.
β4 = 0.130 và Sig = 0.000< 0.05 do đó nhân tố X 4 phù hợp và được giữ
lại trong mô hình.
β5 = 0.145 và Sig = 0.000 < 0.05 do đó nhân tố X5 phù hợp và được
giữ lại trong mô hình.
Y = - 2.65 + 0.130X4 + 0.145 X5
Sau khi kiểm định và phân tích nhân tố khám phá, chạy hồi quy bội còn
2 nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ của
người dân. Trong đó yếu tố ý thức của người dân giữ vai trò đặc biệt quan
trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng của người dân.


16

3.5. Những đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng

cầu vượt dành cho người đi bộ
3.5.1. Về các nhân tố ảnh hưởng
Thông qua việc tổng luận cơ sở lý thuyết về cầu vượt dành cho người đi
bộ, nghiên cứu đã tổng hợp được 5 nhân tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt bộ hành của người dân. Bằng phương pháp phân tích và các nhân tố
được tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau. Các nhân tố tiếp tục được xây
dựng và phát triển dựa trên 17 biến quan sát. Đồng thời có 3 nhân tố: vị trí
cầu, cơ sở vật chất và điều kiện giao thông sau khi phân tích hồi quy bội cũng
bị loại do Sig của chúng đều lớn hơn 0,05 nên chúng không góp phần giải
thích biến độc lập. Đến kết quả cuối cùng chỉ còn 2 nhân tố có ảnh hưởng với
tổng cộng 6 biến quan sát.
3.5.2. Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy sau kết quả phân tích hồi quy chỉ còn
có 2 nhân tố ảnh hưởng là luật lệ dành cho người đi bộ và ý thức của người
dân.Trong số 2 nhân tố có ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt bộ hành của
người dân đã được xác định sau quá trình phân tích ta thấy: Luật lệ dành cho
người đi bộ có ảnh hưởng đến việc sử dụng của người dân nhỏ hơn là ý thức
của người dân.
Trên thực tế tại Hà Nội thì nhiều cây cầu vượt dành cho người đi bộ đã
đặt đúng vị trí rồi, thiết kế rất đẹp và điều kiện giao thông rất nguy hiểm phức
tạp mà vẫn không có ai đi. Chỉ khi bị phạt hay tự bản thân người đi bộ có ý
thức chấp hành và nhu cầu đảm bảo an toàn cho mình thì họ mới sử dụng cầu.


17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của đề tài làm rõ được những nội dung sau đây:
- Thứ nhất: Thực trạng sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ tại Hà
Nội.

- Thứ hai: Giới thiệu khái quát về 3 cây cầu vượt bộ hành tại Hà Nội.
- Thứ ba: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ thông qua nghiên cứu 3 cây cầu nêu trên.
- Cuối cùng đề tài rút ra được các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng
cầu vượt bộ hành và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó.


18

CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG CẦU
VƯỢT DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Mục đích xây dựng giải pháp
Mục đích của chương 4 là dựa trên các căn cứ khoa học đã chỉ ra để
xây dựng một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường việc sử dùng của
người dân, giúp người dân có cái nhìn đúng đắn hơn và tích cực hơn về việc
sử dụng cầu vượt bộ hành mỗi khi sang đường tại nơi có cầu. Đồng thời các
giải pháp trên đây cũng là những gợi ý giúp các cơ quan chức năng và nhà
quản lý nâng cao việc sử dụng cầu sao cho các cây cầu vượt bộ hành phát huy
tối đa tác dụng và đáp ứng được yêu cầu sử dụng của người đi bộ.
4.2. Căn cứ xây dựng giải pháp
Dựa trên nền tảng của lý thuyết Maslow, giả thuyết ban đầu cho rằng
có 5 nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ: X 1 là
cơ sở vật chất, X2: vị trí của cầu, X3: điều kiện giao thông, X4: luật lệ giao
thông cho người đi bộ, X5: ý thức của người dân. Tuy nhiên, công cụ SPSS xử
lý các số liệu điều tra thực tế cho thấy chỉ có 2 nhân tố cơ bản X 4, X5 ảnh
hưởng tới việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
Từ thực tế, hồi quy, đánh giá ta có thể thấy được các nhân tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng cầu vượt cho người đi bộ từ đó có thể xây dựng các giải

pháp phù hợp nhất để cải thiện, nâng cao hiệu quả sử dụng cầu vượt bộ hành
hiện nay tại Hà Nội không có người sử dụng.


19

4.3.

Giải pháp tăng cường việc sử dụng cầu vượt dành cho người đi bộ
tại Hà Nội

4.3.1. Giải pháp 1: Phổ biến rộng rãi Luật Giao thông và quy định dành
cho người đi bộ
4.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp
4.3.1.2. Các biện pháp thực hiện
4.3.2. Giải pháp 2: Thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt người đi bộ
sang đường sai quy định của các cơ quan chức năng
4.3.2.1 Mục tiêu của giải pháp
4.3.2.2. Biện pháp thực hiện
4.3.3. Giải pháp 3: Nâng cao ý thức của người dân
4.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp
4.3.3.2. Các biện pháp thực hiện

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương 4 của đề tài nghiên cứu làm rõ được những nội dung sau:
Thứ nhất: Đưa ra mục tiêu của việc đề ra giải pháp nâng cao việc sử
dụng cầu vượt dành cho người đi bộ.
Thứ hai: Nêu ra các căn cứ để xây dựng hệ thống giải pháp.
Cuối cùng: Đưa ra hệ thống các giải pháp với mục đích cụ thể và các
biện pháp thực hiện.



20

KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã thực
hiện được mục tiêu nghiên cứu thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu
đặt ra ở phần mở đầu:
Một là, đề tài đưa ra được các yếu tố ảnh đến việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ của người dân dựa trên tìm hiểu, chọn lọc các tài liệu, tư
liệu, công trình nghiên cứu, các bản báo cáo cả trong nước và nước ngoài.
Đồng thời dựa trên điều tra, phỏng vấn những người dân sử dụng cầu vượt bộ
hành để rút ra được các yếu tố ảnh hưởng, đưa vào mô hình nghiên cứu.
Hai là, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng cầu vượt
dành cho người đi bộ và từ kết quả phân tích đưa ra 2 yếu tố chính ảnh hưởng
đến việc sử dụng của người dân.
Ba là, trên cơ sở thực trạng sử dụng cầu vượt bộ hành hiện nay và đánh
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, đề tài cũng đưa ra hệ thống các giải
pháp nhằm nâng cao việc sử dụng của người dân. Với mỗi giải pháp có đặt ra
mục đích cụ thể và các biện pháp để thực hiện giải pháp đó.



×