TUYỂN TẬP VĂN MẪU LỚP 7
(PHẦN 2)
Bài 12: Phát biểu cảm nghĩ về bài bánh trôi nước của Hồ xuân Hương
Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác
phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ
Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường
mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ
“Bánh trôi nước” là một trong số đó.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ
xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh
đang tự nói về chính mình:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã
đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá
liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng “tròn”,
“trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn .Bên cạnh
đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người
phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế,
còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ
cũng lênh đênh chìm nổi như
Page 1
chiếc bánh trôi nước trong nồi.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam
chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi , cũng chìm, nhưng lại
nổi chìm “với nước non” .
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì
trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi
mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ
thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì
phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ
để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân
Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có
chút phảng kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong
ca dao, người phụ nữ được ví: “Thân em như tấm lụa đào – Phất phơ giữa chợ biết
vào tay ai” chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương
ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân
cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào
chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm
chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất
cao quý của người phụ nữ Việt Nam.
Page 2
Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp,
phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một
vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là
vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời
một bài thơ thật đẹp.
Bài 13: Cảm nghĩ về người mẹ yêu quý của em (bài hay)
“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ
côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất
trên đời này.
Page 3
Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã
bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để
hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào
của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi
đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.
Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và
phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời.
Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy
bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ
luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn,
mẹ khóc.
Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng
không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em
phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”.
Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả,
tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ
cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã
dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.
Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng
ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu
tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ
nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi
được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi
chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước
mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu
Page 4
ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có
mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được
vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.
Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu
quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá
như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi
chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói
với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ
ơi! Con rất muốn”.
Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”
Bài 14: Giải thích câu Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt
ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… nói chung, nhờ lời nói
mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như
thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói
làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang
“nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “uốn lưỡi bảy
lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận
trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không
làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi
và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người
khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà
Page 5
nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm
lòng yêu thương.
đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là
một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng,
những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông.
Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính
là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp
phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên
sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong
cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người
mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết
những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… nhiều khi chính chúng ta lại
là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những
lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta
chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau
nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình,
nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những
lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng
đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong
Page 6
những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho
mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời
nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. được yêu mến và
kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của
chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy
tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “lưỡi người khôn
ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần
phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm,
đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta
cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy.
ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng
ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời
chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui phục sinh nhưng cũng có thể đem
lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp
đặt một… “cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa
bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. để kết thúc, xin mượn câu nói của cha
ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc lựa lời mà nói khó
thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” khi ai mở miệng nói ngang thì
ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” một tia lửa nhỏ sơ sơ khu rừng lớn mấy
mặc dù, cháy tiêu giữa ngàn thế sự đảo điên có ai áp dụng lời khuyên bao giờ lời
nói không mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !
Bài 15: Cảm nghĩ của em về tình bạn thời học sinh
Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều mối quan hệ thân sơ, nhiều cung bậc tình
cảm giữa con người với nhau. Tất cả hoà quyện vào nhau, hình thành nên nhiều
khúc tình cảm tâm tình : tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn ... . Tuy rằng, tình
Page 7
cảm bạn bè không thiêng liêng, cao cả bằng tình cảm gia đình, không nồng nàn,
mãnh liệt như tình yêu, nhưng ai cũng cần có một tình bạn chân thành để có thể
cùng nhau chia sẽ bao niềm vui và nỗi buồn. Nếu trên thế gian này không có tình
bạn thì sẽ tẻ nhạt biết bao. Có thể nói tình bạn đã tiếp thêm cho chúng ta nghị lực
để vươn lên trong cuộc sống. Đặc biệt, những tình bạn thời học sinh là những tình
cảm hồn nhiên, trong sáng và đẹp đẽ biết bao.
Có khi nào ngồi buồn, bạn tự hỏi mình “ Tình bạn là gì ” chưa ? Tình bạn –
friendship. Nếu dịch sát nghĩa từ tiếng Anh, theo như tôi hiểu, là con thuyền của
tình bạn. Mỗi chiếc thuyền lớn là một sự gắn kết của biết bao mảnh ghép nhỏ bé.
Nếu không có sự liên kết bền chặt thì những mảnh ghép mãi mãi chỉ là những
miếng gỗ vô dụng không hơn không kém… Và tình bạn cũng như con thuyền kia,
cũng được xây dựng từ những mảnh ghép của sự thông cảm, hiểu biết và chia sẻ.
Nếu lỡ một ngày nào đó, một trong hàng ngàn, hàng vạn mảnh ghép nhỏ bé đấy
mất đi, hay mai một, đấy là lúc luyển tiếc thay một tình bạn tình bạn bị tan vỡ chỉ
vì một chuyện nhỏ. Cũng như những chiếc thuyền lớn, thường xuyên cần được tu
sửa. Đấy là khi bạn đã quá mệt mỏi với biết bao lo toan, suy nghĩ giữa những bon
chen của cuộc sống và dường như cảm thấy không còn thời gian dành cho những
người bạn của mình. Đừng vội trách bạn không chia sẻ, không quan tâm để rồi sẽ
làm cho mình xa bạn hơn thôi. Hãy tạm quên đi tất cả và quan tâm hơn đến những
người bạn của mình. Đừng để những mối mọt phiền muộn, hiểu lầm làm hư mục,
rạn nứt tình bạn. Nếu có người từng ví tình yêu như những chuyến tàu, sẽ đi ngang
qua cuộc đời ta hoặc đưa ta đi đến những chặng dừng khác nhau… thì tình bạn
chân thành sâu sắc sẽ như những chiếc thuyền vững chắc, cùng ta vượt qua tất cả
bão tố, sóng gió của cuộc đời… Luôn luôn thầm lặng và bền bỉ …. Như vậy, một
tình bạn sẽ chẳng thể bền vững nếu như thiếu đi những chia sẻ, đồng cảm và hiểu
Page 8
nhau… cũng như 1 chiếc thuyền không thể đối mặt với phong ba, bão táp nếu thiếu
đi bất kỳ một mảnh ghép nào, dù là một mảnh ghép rất nhỏ.
Tình bạn được xây dưng từ những giọt kết tinh tình cảm của bạn bè. Đó là
người có thể thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỏ nào đó, là người
có thể làm cho bạn cười đến ngặt nghẽo đến nỗi bạn không thể dừng lại, làm cho
bạn tin rằng thế giới này thật tốt đẹp, và có thể người đó đã ngồi hàng giờ để thuyết
phục bạn rằng “ thật sự cánh cửa cuộc đời vẫn chưa đóng lại với bạn và nó đang
cho bạn mở ra” . Người bạn ấy có thể giúp bạn vượt qua những giây phút khó khăn
của cuộc sống, lúc buồn và cả những lúc rối trí hay những lúc khi bạn ngã qụy và
thế gíơi quanh bạn dường như qúa đen tối và trống rỗng. Người bạn ấy sẽ nắm lấy
tay bạn và nói với bạn rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Và nếu bạn đã tìm thấy một
ngừơi bạn như thế, bạn đã cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ, bởi vì bạn không cần lo
âu, bạn đã có một tình bạn mãi mãi trong cuộc đời và nó sẽ không bao giờ kết thúc.
Bạn sẽ không còn những ngày tháng cô đơn, tẻ nhạt mà sẽ luôn tươi cười, sống
một cuộc sống đầy hạnh phúc và ấm áp trong vòng tay bè bạn .
Người bạn bình thường có thể chưa bao giờ thấy bạn khóc, nhưng người bạn
thật sự sẽ luôn là đôi vai cho bạn tựa vào mỗi khi bạn buồn khổ. Người bạn bình
thường tỏ ra khó chịu khi bạn trễ hẹn, nhưng người bạn thật sự sẽ hỏi xem bạn mắc
kẹt chuyện gì. Người bạn bình thường lắng nghe những vướng mắc của bạn, nhưng
người bạn thật sự sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắc đó. Người bạn bình
thường luôn là khách khi đến thăm bạn, nhưng người bạn thật sự thì luôn tự phục
vụ mình khi đến nhà bạn. Người bạn bình thường cho rằng tình bạn sẽ chấm dứt
sau những lần cãi cọ, còn người bạn thật sự lại tin rằng tình bạn sẽ càng thân thiết
hơn sau những cuộc tranh cãi như vậy. Người bạn bình thường luôn mong muốn
bạn sẽ giúp đỡ họ, người bạn thật sự luôn có mặt khi bạn cần sự giúp đỡ. Vậy
người bạn thật sự là ai? Là người vẫn gắn bó với bạn ngay cả khi tất cả những
Page 9
người bạn khác xa lánh bạn. Có người nói có một người bạn là điều dễ dàng. Làm
một người bạn tốt là một điều khó.
Bước đầu tiên để có một tình bạn đẹp là làm bạn với chính bản thân bạn. Khi
chúng ta thật sự yêu thương bản thân mình, chúng ta sẽ tạo được sự lôi cuốn đối
với người khác. Vì chúng ta không chú trọng nhiều tới cá nhân chúng ta nên chúng
ta sẽ quan tâm đến người khác nhiều hơn. Chúng ta sẽ có niềm tin để dành thời
gian cho người bạn của mình vì chúng ta muốn có những giây phút yên bình, vui
vẻ bên bạn ấy chứ không phải chúng ta cần người ấy để làm những điều có lợi cho
bản thân. Sự gần gũi, thân mật thì quan trọng hơn nhiều so với khoảng thời gian cả
hai tiếp xúc nhau. Hãy quyết tâm dành cho nhau những giờ phút vô cùng đặc biệt
và đáng nhớ, đừng ngại ngần gì cả. Nếu bạn muốn tình bạn được phát triển, hãy bỏ
đi nỗi sợ người ta không muốn làm bạn với bạn. Mời họ ăn trưa hoặc tổ chức một
buổi họp nhóm và cùng nhau ăn tối. Khi bạn bè giận nhau, nên là người gọi điện
trước nhất. Bạn của bạn cũng đang nóng lòng muốn làm lành với bạn.
Hãy cư xử với bạn của bạn như là cư xử với chính bản thân bạn. Quan tâm
người khác hơn là chờ đợi người ấy quan tâm mình. Hãy thông cảm, tránh than
phiền về nhau, cũng như việc ngồi lê đôi mách và chỉ trích nhau, hãy luôn nghĩ về
những người yêu thương bạn. ... Với mỗi người làm bạn khóc, sẽ có ba người làm
bạn cười, và một nụ cười sẽ tồn tại thật lâu, thật lâu nhưng giọt nước mắt thì chỉ
tồn tại trong một lúc. Nếu ai đó có một điều gì đó tội lỗi, đừng để nó hằn sâu vào
bạn. Vì thế để có thể hành động một cách đích xác, hãy nghĩ đến những người yêu
thương bạn và đừng để điều gì làm hỏng cái thứ tình cảm cao đẹp ấy
Niềm vinh quang của tình bạn không phải là ở vòng tay giang ra, không phải là
ở nụ cười thân mật, cũng không phải là sự vui vẽ bên nhau, đó là nguồn cảm hứng
thiêng liêng mà ngươì này cảm nhận được khi phát hiện có ai đó tin tưởng ở mình
và vui sướng với sự tin tưởng đó trong tình bạn hữu. Với 1 người bạn thật tình,
Page 10
mình có thể nói thật lòng về 1 điều ngốc ngếch nào đó bởi vì bạn là 1 người đáng
tin cậy. Khi niềm vui đến với bạn , nó sẽ lan qua bạn. Ngọn đèn của bạn tôi sáng
lên bao nhiêu thì đèn của tôi cũng sáng lên bấy nhiêu. Có tình bạn là có được chiếc
chìa khoá mở vào tâm hồn của ngươì khác. Hãy tin cậy người đã giúp bạn vượt qua
nỗi sầu muộn, những ngày đen tối hơn là những ngươì chung vui với bạn, những
ngày huy hoàng thịnh vượng vì đó mới chình là tình bạn thật sự. Tình bạn sẽ xoa
dịu đi mọi lo lắng, xua tan đi mọi buồn phiền và khuyên nhũ ta khi bất hạnh.Tình
bạn chân thành là 1 cái cây mọc chậm và phải thử thách nó, phải chịu đựng nhiều
nghịch cảnh trước khi được kêu bằng danh hiệu đó. Không ai toàn điện cả và bạn
bè là phần mà mình còn thiếu. Tình bạn lí tưởng chỉ có những người bạn tốt và
những ng có cùng đức tính tốt. Hãy duy trì một cuộc sống tốt đẹp với bạn bè, đó là
ưu điểm của tình bạn. Bạn mới là bạc, bạn cũ là vàng.
Mỗi khi nhắc tới hai tiếng “ tình bạn” thân thương đó, trái tim nhỏ bé của tôi lại
xao xuyến hẳn lên. Trăm hoa đẹp nhất bông hồng, không bằng tình cảm trong thời
học sinh. Tình bạn thật trong sáng và đẹp đẽ biết bao. Tình bạn cao cả hơn vật chất,
luôn tồn tại trong tâm hồn mỗi con người chúng ta, đó là những ngôn lửa hồng ấp
ám giúp chúng ta đoàn kết, yêu thương nhau hơn. Nó còn là một vị thuốc tinh thần
giúp chúng ta vượt qua mọi sự khó khăn, nguy hiểm, giúp chúng ta luôn hướng tới
cái đẹp, cái tốt - một vị thuốc không thể thiếu trong đời người. Việc kết bạn đã khó
nhưng giữ gìn được 1 tình bạn thuỷ chung còn khó hơn. Nếu ta biết coi trọng nó,
thì tình bạn luôn đâm hoa, kết trái, không bào giờ tạn lụi.Chính vì vậy, khi chúng ta
đã có một tình bạn chân chính, thì ta đã là người hạnh phúc nhất rồi. Đúng như
Gióoc giơ Hê be đã viết “ Sống không có bạn là chết cô đơn”.
Bài 16: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :Một cây làm chẳng
nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Page 11
Trong kho tàng văn học dân gian hay của cha ông ta rât phong phú, đó là những
câu ca, câu thơ, câu đối, hò... và ý nghĩa lớn lao đó còn là những câu răn dạy hậu
thế về đạo đức, về đối nhân xử thế, về kinh nghiệm sống... Đó là những đúc kết từ
kinh nghiệm quý báu của cha ông chung ta để lại." Một cây làm chẳng nên non, ba
cây chụm lại nên hòn núi cao" chỉ là một trong số kho tàng đó, nhưng đây lại là
kinh nghiệm sống lớn lao vơi mỗi con người.
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Xét về câu chữ và vần điệu, đó chỉ một câu thơ vần điệu hay, dễ nhớ, dường như
Page 12
là một cái nhìn với cảnh vật: Một cái cây lẻ loi lắm, làm sao có thể che phủ bóng
mát nhiều, làm sao có được cái bóng của một khu rừng, một "non" ở đây được. Lúc
đó cây sẽ sợ gió to, mưa lớn lũ lụt. Nhưng nếu có 3 cây hay nhiều hơn nữ, cái lẻ loi
không còn nữa, mà luc này đã ra dáng vẻ oai vệ của một khu rừng rậm với bóng
mát to, sức mạnh trước những cơn gió to, mưa lớn mà những cái cây vẫn hiên
ngang, sững sững như núi, như non vậy.
Nhưng ông cha ta khôgn phải chỉ gúp hậu thế vãn cảnh, nhận xét cái cây đơn
giản vậy, mà đây chỉ là ông cha ta mượng hình tượng cái cây để làm minh chứng
cho sự đoàn kết tạo nên sức mạnh con người. Đó là một lời răn dạy quí báu của cha
ông. với cái cây là vậy, nhưng với một con người hay một tập thể nhỏ nếu chỉ vì
những lợi ích riêng của mình, của tập thể mình thì kết quả cũng chỉ là cho mình
hoặc cho tập thể thôi, không lớn lao được gì cả. Khi ếkt quả chỉ cho mình và cho
tập thể thì đâu có gì là lớn lao? nếu chỉ vì mình, vì lợi tập thể nhỏ thì vơi sức lực
nhỏ ấy cũng không làm được gì lớn lao cả. Cũng như một cái cây sao làm nên
"non" được. Nhưng một khi lợi ích vượt ra ngoài một cá nhân, vượt ra ngoài tập
thể để trở thành một tập thể lớn hơn thì chính vì mục đích đó lại hướng chúng ta,
tập thể nhỏ lúc đầu chung tay với nhiều người, đồng lòng đồng sức, đoàn kết cùng
làm thì kết quả sẽ lớn hơn nhiều. Kết quả công việc lớn hơn nhiều. Có sức mạnh
tập thể, thì ta có một sưc mạnh vĩ đại như rừng cây vượt qua mọi cơn giông
tố,cuồng phong, thác lũ. Nó cũng ví như câu chuyện cổ tích kể về người cha đã răn
dạy con bằng bó đũa. Từng chiếc đũa bẻ gẫy dễ dang, nhưng 2 chiếc thì phải dùng
sức hơn, 3 chiếc, bốn chiếc đến 10 chiếc thì khôgn sức mạnh nào bẻ gẫy nữa. Đó là
tinh thần đoàn kết.
Trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước, cha ông ta cũng dựa vào sức
mạnh toàn dân mà làm nên trang sử sáng ngời. Những trang sữ ấy không viết lên
bởi một người mà nó được làm nên từ một dân tộc.
Page 13
Tinh thần đoàn kết anh em, bè bạn, gia dình, xã hội là quý báu, là lớn lao, là sức
mạnh của mỗi con người trên thế giới này. Đó chính là lời răn dạy của cha ông với
chúng ta. Chúng ta càng thấy yêu quý kho tàng văn học dân gian ấy chừng nào!
Bài 17: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta
những tình cảm ta sẵn có?
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ ấn Độ trông thấy một con chim bị
thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim
cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau
thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.Câu chuyện có lẽ chỉ là câu chuyện hoang
đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là
lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. Nó xuất hiện khi
con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống, là niềm xót thương
của con người trước những điều đáng thương. Nói chung văn chương chính là tình
cảm và các nhà văn sáng tác tác phẩm là để trả lời cho tình cảm của mình và trải
nghiệm tình cảm của người khác_ tức là độc giả.
Người ta vẫn đánh giá một bài văn hay là một bài văn giàu hình ảnh, nhiều
cảm xúc. Vậy hình ảnh và cảm xúc trong văn có tác dụng gì? Chính là để khơi gợi
cảm xúc của người đọc, cũng là để người ta hiểu, đánh giá và cản nhận cảm xúc
của mình. Văn chương gây cho ta tình cảm ta chưa có. Phải! bởi nếu không đọc
những ngày thơ ấu mấy ai cảm nhận được cảm giác thiếu vắng hình hài và tình
cảm của người mẹ trong suốt một thời gian dài trong sự ghẻ lạnh và khinh rẻ của
cậu bé Hồng. Làm sao ai hiểu cho tình cảm của con người với giống súc sinh máu
lạnh khi gắn bó với nhau bởi một mối ràng buộc của tình yêu, trách nhiệm, lòng
biết ơn từ cả hai phía ở chốn cô đơn như trong tác phẩm của Jack london: tiếng gọi
nơi hoang dã . Cũng sẽ vẫn mãi mãi là một Chí Phèo tự rạch mặt để che đi vẻ tâm
hồn thèm khát sự lương thiện thầm kính, yêu một Thị Nở xấu xí, vô duyên từng
Page 14
được xem là sự thật ở làng Vũ Đại nếu không có Chí Phèo của Nam Cao để rồi là
bộ phim chuyện làng Vũ Đại ngày ấy. Bây giờ người ta mới thấu hiểu những khái
niệm mới trong vô vàn những kịch tính và những khía cạnh cảm xúc, suy nghĩ
phức tạp khác nhau của Chí Phèo. Cuộc sống không thể mang lại cho chúng ta tất
cả những khái niệm đó mà chúng ta phải tự mình đi tìm để trải nghiệm nó mà
những thứ tình cảm mới lạ đó chỉ tập trung đầy đủ trong văn chương mà thôi. Điều
tuyệt vời nhất là văn chương dạy cho người giàu biết cảm giác nhà tranh, vách đất,
bữa đói bữa no nhưng vẫn tin tưởng vào ngày mai tốt đẹp hơn, dạy cho con người
đang tuyệt vọng biết được người ta lấy niềm tin ở đâu và lấy lại niềm tin như thế
nào, dạy cho kẻ hạnh phúc đồng cảm với người cô đơn, cho người bây giờ biết quá
khứ, cho tình yêu, cho ấm áp thậm chí là biết được con vật cũng có tình cảm riêng,
có tiếng nói riêng. Văn chương thật tuyệt vời bởi nó đầy đủ kinh nghiệm sống, đầy
đủ tình huống sống.
Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có. Vì phải có tình yêu thì đọc Romeo
và Julyet mới thấy cảm động đến phát khóc lên và có thêm sức mạnh đấu tranh cho
tình yêu. Phải có lòng thành kính, ruồng bỏ tội lỗi và đầy tình thương với đồng loại
thì mới tôn sùng ra-ma yana. Phải có lòng đấu tranh cho vẻ đẹp hoàn thiện, cho sự
siêu thoát thì mới có tâm trí nghĩ về i-li-at và Ô-đi-xê. hay chỉ cần biết khóc để đọc
chiếc lá cuối cùng, biết cười để đọc trưởng giả học làm sang, biết yêu nước để đọc
Bình Ngô đại cáo, biết đấu tranh để suy xét về Bản án chế độ thức dân Pháp. tất cả
là những thể loại văn học khác nhau nhưng chung nhau một điểm là đều thể hiện
thái đọ của người viết tới đối tượng và ý tưởng mà mình đang viết. Cuộc đời chúng
ta là sự giới hạn của thần thánh còn cuộc đời văn chương là sự giới hạn về tình
cảm, biết bao nhiêu những tình cảm ấy chính là văn học, vì vậy mà nó giúp ta hình
dung về sự sống, tồn tại là để khám phá bản thân.
Page 15
Hoài Thanh đã nói đúng về ý nghĩa của văn chương nhưng chưa đủ, văn chương
còn giúp ta sống, để ta sống và nuôi ta sống bằng nguồn cảm hứng vô tận về tình
yêu của con người.
Bài 18: Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (bài hay)
Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng
những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục
ngữ :
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái
thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái
quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa
sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả
Page 16
nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh
nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những
người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.
Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây” ? Vì tất cả những thành quả mà
chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là
mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp người tạo
nên để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta
lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta
ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta.
Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra
cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại, để rồi chắp cánh ước mơ cho
chúng ta. Bên cạnh đó, công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong
cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc
như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Rồi những người
công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình. Họ
đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Chúng
ta phải nhớ ơn họ, vì đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay :
“Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ, người có tông”.
Hiểu vấn đề trên ta phải hành động như thế nào ? Hằng năm, nhà nước ta vẫn
luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được
hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người. đối với cha mẹ, cũng có những người
con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra
cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Thật đúng với lời khuyên của câu tục ngữ. Chúng
ta, mỗi người ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy đạo lí đó. Thực hiện
Page 17
tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường, biết
ơn những thế hẹ đi trước là những điều chúng ta phải ghi nhớ.
Câu tục ngữ đã để lại một bài học thật quý giá. Chúng ta những học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường cần chăm chỉ học tập để giữ gìn những thành quả mà ông
cha đã tạo dựng và luôn nhăc nhở nhau sống theo đạo lí tốt đẹp mà câu tục ngữ đã
dạy.
Bài 19: Suy nghĩ về lời dạy Mùa xuân là tết trồng cây, làm cho đất nước
càng ngày càng xuân
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người:
"Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc
trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây.
"Muốn làm nhà cửa tốt
Phải ra sức trồng cây
Page 18
Chúng ta chuẩn bị từ nay
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha"
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác
Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn
ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960.
"Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết
đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực
tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự
khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó
không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã
hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường,
nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng
cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban
ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi
công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát
động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu
trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi
tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh đất
trống đồi trọc, không những lŕm cho quang cảnh môi trường ngày càng cải thiện
tốt hơn mà còn phát huy tác dụng tích cực của cây trong việc cải thiện, nâng cao
đời sống nhân dân.
Page 19
Bên cạnh đó, nếu hiểu lễ phát động Tết trồng cây của Bác ở khía cạnh văn hóa
thě lại thấy một ý nghĩa sâu sắc khác nữa trong lời dạy của Người. Chúng ta đều
biết rằng, đất nước chúng ta lŕ đất nước nông nghiệp, cây cỏ thięn nhiên gắn chặt
với đời sống lao động, đời sống chiến đấu của người dân. Chính vě vậy, cây cỏ
thiên nhiên trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần quật khởi của người Việt
Nam. Cây tre là biểu tượng cho tinh thần bất khuất của người miền Bắc, cây dừa là
hình ảnh của đồng bào miền Nam giữ vững thành đồng Tổ quốc, cây cao su là sự
dẻo dai bền bỉ của buôn làng Tây Nguyên chống Pháp... chỉ cần nhắc đến những
loại cây ấy thôi cũng dễ khiến cho ta hình dung ra cuộc kháng chiến nhân dân vĩ
đại của dân tộc. Ngoài ra, mỗi loại cây còn tượng trưng cho một vùng quê, một
tỉnh khác nhau: cây nhãn Hưng Yên, cây vải Lục Ngạn, cây bưởi Đoan Hùng, cây
cọ Vĩnh Phú, cây chôm chôm Cần Thơ... Còn phải kể đến, cây cỏ gắn với cuộc
sống của từng người. Dường như trong ký ức của mỗi con người, trong những kỷ
niệm của thời gian luôn gắn chặt với nhiều loài cây cỏ thiên nhiên. Ví dụ cây me,
cây sấu gợi nhắc về tuổi ấu thơ trong trắng, mộng mơ, nghịch ngợm; cây phượng
hồng, cây bằng lăng kỷ niệm của tuổi học trň; cành đào Tây Bắc, cành mai vàng xứ
Huế gắn chặt với tết, cây đa, cây gạo là hình ảnh của làng quê đồng bằng Bắc bộ
Việt Nam... Mỗi khi chúng ta trồng một cây xanh và chăm sóc nó sinh trưởng phát
triển là ta đang tự làm phong phú cho đất nước, giữ một mầm xanh trong tâm hồn
chúng ta và reo mầm xanh trong tâm hồn thế hệ tương lai.
Một mùa xuân nữa lại về trên quê hương ta. Nhớ lại lời dạy của Người năm
xưa, chúng ta càng thấy thấm thía. Những lời phát động đó cách đây hŕng thế kỷ,
trải qua bao thăng trầm, biến đổi của thời gian, nó không những cňn nguyên giá trị,
mà càng ngày chúng ta càng hiểu được nhiều ý nghĩa sâu xa của nó.
Bài 20: Giải thích ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn...
Page 20
Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế,
công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó.
Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!”
Page 21
Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo:
“Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là
ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng
nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng
cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ,
vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu
nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên
nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên
mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.
Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có
gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không
có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào
đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn
dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí
làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà
của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay
mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con,
tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc
đời.
Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn
của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn
ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính
trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có
như vậy mới là “đạo con”.
Page 22
Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm
gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca
dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.
Page 23