Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Pháp luật về lao động giúp việc gia đình thực trạng và hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.63 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN LINH TRANG

PH¸P LUËT VÒ LAO §éNG GIóP VIÖC GIA §×NH THùC TR¹NG Vµ H­íng hoµn thiÖn

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN LINH TRANG

PH¸P LUËT VÒ LAO §éNG GIóP VIÖC GIA §×NH THùC TR¹NG Vµ H­íng hoµn thiÖn
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ HOÀI THU

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của


riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Linh Trang


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC
GIA ĐÌNH VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ........................... 6
1.1.

Quan niệm lao động giúp việc gia đình........................................... 6

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm lao động giúp việc gia đình............................... 6
1.1.2. Các loại hình lao động giúp việc gia đình ........................................ 22
1.2.


Sự điều chỉnh pháp luật đối với giúp việc gia đình ...................... 26

1.2.1. Khái niệm pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình ................. 26
1.2.2. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật đối với lao động giúp việc
gia đình ........................................................................................... 27
1.2.3. Nội dung pháp luật đối với lao động giúp việc gia đình ................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 33
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH .................................... 34
2.1.

Về hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình .......... 34

2.2.

Về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .............................. 40

2.2.1. Về tiền lương ................................................................................... 40
2.2.2. Về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ................................................... 45
2.3.

Về điều kiện làm việc, chế độ sinh hoạt đối với lao động
giúp việc gia đình ........................................................................... 47

2.3.1. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi .......................................... 47
2.3.2. Về điều kiện làm việc – sinh hoạt .................................................... 50


2.3.3. Về an toàn lao động, vệ sinh lao động.............................................. 51
2.3.4. Về quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm của lao động

giúp việc gia đình ............................................................................ 54
2.3.5. Những hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động
giúp việc gia đình ............................................................................ 55
2.4.

Về đào tạo và quản lý lao động giúp việc gia đình ....................... 59

2.4.1. Về đào tạo lao động giúp việc gia đình ............................................ 59
2.4.2. Về quản lý lao động giúp việc gia đình ............................................ 59
2.5.

Về giải quyết tranh chấp đối với lao động giúp việc gia đình ...... 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................. 66
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA
ĐÌNH Ở VIỆT NAM...................................................................... 67
3.1.

Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật về lao
động giúp việc gia đình ở Việt Nam .............................................. 67

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lao động
giúp việc gia đình ở Việt Nam ....................................................... 68

3.3.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

lao động giúp việc gia đình ............................................................ 77

3.3.1. Về các quy định pháp luật ................................................................ 77
3.3.2. Về tổ chức thực hiện ........................................................................ 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................. 87
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 89


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận lao động
giúp việc gia đình là một nghề chính thức, có đóng góp đáng kể vào sự phát
triển kinh tế, xã hội. Nhưng tại một số quốc gia khác, lao động giúp việc gia
đình vẫn chưa được đề cập tới trong pháp luật lao động hoặc có được nhắc
đến nhưng những quy định đó còn rất lỏng lẻo, thiếu sót nên không bảo vệ
được đầy đủ quyền lợi cho lao động giúp việc gia đình như những loại hình
lao động khác. Trên thế giới, có ít nhất 52,6 triệu lao động giúp việc gia đình,
trong đó 29,9% không được bảo vệ bởi pháp luật quốc gia; 45% không được
hưởng ngày nghỉ hàng tuần và hơn một phần ba phụ nữ là giúp việc gia đình
không được hưởng chế độ thai sản [31].
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng
phát triển thì nhu cầu về lao động giúp việc gia đình là rất lớn, đặc biệt tại các
khu đô thị lớn và những vùng kinh tế. Hoạt động giúp việc gia đình đã phần
nào đáp ứng được nhu cầu của cả những gia đình sử dụng lao động và những
gia đình có người đi giúp việc. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Quốc gia
Dự báo và Thông tin thị trường lao động (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2011), tính
đến năm 2010 Việt Nam có khoảng 200 nghìn lao động giúp việc gia đình và
nhu cầu đối với loại hình lao động này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở các

thành phố lớn; đến năm 2020 lực lượng lao động này có thể tới 350 nghìn
người [25]. Việc sử dụng lao động giúp việc gia đình đã giúp người phụ nữ và
các thành viên giảm bớt gánh nặng công việc gia đình, có nhiều thời gian hơn
cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, cũng như thời gian đầu tư cho công việc, học
tập trước những áp lực ngày càng cao của xã hội đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công việc giúp việc gia đình cũng góp phần giải
quyết tình trạng thiếu việc làm ở một số bộ phận dân cư, trong đó có nhiều
1


phụ nữ nông thôn. Tuy nhiên, trước đây, lao động giúp việc gia đình vẫn chưa
được coi là một nghề và những người làm công việc này không được tôn
trọng như những người làm nghề khác. Trong một thời gian dài pháp luật lao
động Việt Nam quy định về lao động giúp việc gia đình rất hạn chế. Chỉ tới
Bộ luật lao động 2012 mới có sự tiến bộ bằng việc đưa ra những quy định cụ
thể về vấn đề này, nhất là việc công nhận lao động giúp việc gia đình là một
nghề chính thức. Đây là một đột phá bởi việc luật hóa vấn đề lao động giúp
việc gia đình giúp cải thiện điều kiện và chế độ làm việc, góp phần bình đẳng
giới và bảo vệ những lao động dễ bị tổn thương này. Song, Việt Nam vẫn
chưa có thống kê hay số liệu chính thức về loại hình lao động này. Trong khi,
người lao động giúp việc gia đình ra thành thị giúp việc hầu hết là phụ nữ và
trẻ em nông thôn với trình độ học vấn thấp, ít hiểu biết về xã hội đô thị và
chưa được đào tạo nghề. Bên cạnh đó, do chưa có những biện pháp quản lý
nhà nước cần thiết, nên đã nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp làm ảnh
hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, cũng như quyền lợi của các bên liên quan
đến hoạt động này. Những trường hợp phụ nữ hay trẻ em bị đối xử tàn tệ, bị
xâm phạm thân thể hay nhiều gia đình bị người giúp việc lấy trộm tài sản,
thậm chí đã có trường hợp giết chủ nhà để lấy tài sản hoặc tùy tiện bỏ việc
làm đảo lộn cuộc sống của gia đình, là những vấn đề ngày càng gây bức xức
và được dư luận xã hội quan tâm. Trước tình trạng này, việc nghiên cứu thực

trạng lao động là người giúp việc gia đình để trên cơ sở đó hoàn thiện thực thi
pháp luật là hết sức cần thiết. Vì vậy, em đã chọn vấn đề: “Pháp luật về lao
động giúp việc gia đình – thực trạng và hướng hoàn thiện” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Lao động giúp việc gia đình ngày càng có vai trò lớn trong đời sống
chúng ta. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Một
số công trình và bài nghiên cứu về lao động giúp việc phải kể đến như:

2


- Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội, Khoa tâm lý học –
Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2000
- Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đến gia đình thời kỳ đổi
mới kinh tế xã hội, Mai Huy Bích, năm 2004
- Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố lớn, Chu Mạnh
Hùng, Tạp chí Luật học Trường đại học Luật Hà Nội số 5/2005
- Tác động của dịch vụ giúp việc tới gia đình, Lê Việt Nga, năm 2006
- Làn sóng phụ nữ nông thôn ra thành thị làm giúp việc gia đình,
Dương Kim Hồng, năm 2007
- Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình và thái độ của cộng đồng, Phạm
Thị Huệ và Lê Việt Nga, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới thuộc Viện Gia
đình và giới số 6/2008
- Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải
pháp quản lý, TS. Ngô Thị Ngọc Anh, NXB Lao động, năm 2010
- Một số vấn đề xã hội của lao động giúp việc gia đình ở đô thị hiện
nay, Trần Thị Hồng, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới thuộc Viện Gia đình
và giới số 2/2011

- Điều kiện sống và làm việc của trẻ em gái từ nông thôn ra Hà Nội làm
nghề giúp việc gia đình, Đặng Bích Thủy, năm 2011
- Địa vị pháp lý của người lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
lao động Việt Nam và giải pháp hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả
Sầm Thu Lan, năm 2012
- Thực trạng lao động là người giúp việc gia đình ở Việt Nam và một số
kiến nghị, Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lam, năm 2013
- Lao động là người giúp việc gia đình theo Bộ luật Lao động 2012,
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Long, năm 2014

3


- Lao động giúp việc gia đình và những vấn đề đặt ra, Nguyễn Thị Vân
Anh, Tạp chí Lao động và xã hội số 476, năm 2014
- Những vấn đề nảy sinh trong quan hệ lao động giúp việc gia đình và giải
pháp khắc phục, Lã Trọng Đại, Tạp chí Lao động và xã hội số 487, năm 2014
- Pháp luật về lao động là người giúp việc gia đình và kiến nghị hoàn
thiện, Đào Mộng Điệp, Tạp chí Luật học số 12/2014
- Lao động giúp việc gia đình theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Trung Giang, năm 2015
Các công trình nói trên của các tác giả đã tiếp cận nghiên cứu về lao
động giúp việc gia đình từ nhiều góc độ khác nhau và đó là nguồn tài liệu quý
giá cho tác giả trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới
chỉ tập trung nghiên cứu về mặt xã hội học của lao động giúp việc gia đình.
Những vấn đề pháp lý đặt ra đối với lao động giúp việc gia đình và người sử
dụng lao động giúp việc gia đình dường như chưa được quan tâm thích đáng.
Tới thời điểm này, các công trình nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về
lao động giúp việc gia đình theo pháp luật Việt Nam chưa nhiều, do đó, việc
nghiên cứu “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình – thực trạng và hướng

hoàn thiện” sẽ góp phần hoàn thiện hơn hệ thống lý luận pháp luật về lao
động giúp việc.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn về đối tượng lao động giúp việc gia đình tại
Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và
hoàn thiện thực thi pháp luật trên thực tế
Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ khái niệm lao động giúp việc gia đình
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về lao động giúp
việc gia đình

4


- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện thực
thi pháp luật trên thực tiễn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về lao động giúp
việc gia đình, các quy định hiện hành của pháp luật liên quan tới lao động
giúp việc gia đình ở Việt Nam hiện nay.
Lao động giúp việc gia đình có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau. Song trong luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu lao động giúp
việc gia đình dưới góc độ pháp luật lao động. Cụ thể, việc nghiên cứu chỉ
tập trung vào một số vấn đề lý luận về lao động giúp việc gia đình, thực
trạng pháp luật về lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của
Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chính Minh về nhà nước và pháp luật.

Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: Phương pháp phân tích, phương
pháp tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê,
phương pháp thực tiễn.
6. Kết cấu của Luận văn
Kết cấu của Luận văn được chia thành 3 phần chính, cụ thể:
Chương 1. Khái quát chung về lao động giúp việc gia đình và sự điều
chỉnh pháp luật
Chương 2. Thực trạng lao động giúp việc gia đình trong pháp luật lao
động Việt Nam và thực tiễn áp dụng
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam

5


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC
GIA ĐÌNH VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

1.1. Quan niệm lao động giúp việc gia đình
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm lao động giúp việc gia đình
1.1.1.1. Khái niệm lao động giúp việc gia đình
Trước đây, trong xã hội nô lệ và phong kiến đã từng tồn tại loại lao
động giúp việc gia đình và khá phổ biển trong các gia đình khá giả, quan lại
với những tên gọi khác nhau như nô lệ, gia nô, gia nhân… Thời kỳ đó, người
nô lệ đã bán mình cho chủ thường là trong một thời gian rất dài hoặc cả cuộc
đời nên hầu như họ không có quyền đòi hỏi bất cứ điều gì và họ bị coi như
một “tài sản” thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Ở xã hội phong kiến các gia
nhân trong thời kỳ này, mặc dù họ cũng không có địa vị bình đẳng so với chủ

nhân nhưng họ có quyền hơn so với nô lệ, đó là họ có quyền được trả lương,
có quyền quyết định thôi làm để cho người khác. Tuy nhiên, những quyền này
của họ được thực hiện cũng rất hạn hẹp.
Trong xã hội tư bản, người giúp việc trong gia đình ngày càng trở nên
phổ biến do nhiều nguyên nhân và công việc giúp việc gia đình được xã hội
thừa nhận là một việc làm.
Ngày nay, ở các nước phát triển nền kinh tế thị trường đều tồn tại loại
hình lao động giúp việc gia đình và lao động giúp việc gia đình đã trở thành
một nghề được xã hội thừa nhận. Trong mối quan hệ đó, người giúp việc gia
đình và chủ nhân có địa vị pháp lý bình đẳng, quan hệ được tiến hành trên cơ
sở thỏa thuận, bình đẳng, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của nhau.
Nghề giúp việc gia đình ngày càng phát triển. Tuy nhiên, không phải
quốc gia nào trên thế giới cũng có những quy định để bảo vệ cho đối tượng

6


này. Chỉ 10% lao động giúp việc gia đình được điều chỉnh bởi pháp luật lao
động như các lao động khác. Ở châu Á có tới 61% lao động giúp việc gia đình
nằm ngoài phạm vi pháp luật lao động quốc gia, chỉ có một số ít là nhận được
sự bảo vệ pháp lý. Ví dụ như Hồng Kông (Trung Quốc), Sri Lanka, Malaysia,
Philipin và Thái Lan có một số quy định về lao động giúp việc gia đình trong
pháp luật lao động quốc gia [31]. Riêng về định nghĩa lao động giúp việc gia
đình, cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về
người giúp việc gia đình. Ví dụ: Điều 308 đến 314, chương I, Luật Lao động
ban hành năm 1999 của Belarus có những quy định riêng về người giúp việc.
Điều 308 định nghĩa: Người giúp việc là người lao động mà theo hợp đồng
lao động làm việc tại các hộ gia đình và cung cấp các dịch vụ theo quy định
của pháp luật. Khoản 2, điều 308 chú thích thêm rằng, những người chăm sóc
các thương binh, người tàn tật, người già trên 80 tuổi, trẻ em dưới 18 tuổi và

người nhiễm HIV/AIDS không phải là người giúp việc và họ được điều chỉnh
bởi một quy định riêng [17].
Khoản 1 điều 214 Luật Lao động Kazaakhstan quy định người giúp
việc là người thực hiện các công việc/ dịch vụ tại gia đình của người thuê (là
thể nhân/ cá nhân). Ngoài việc tuân theo những quy định chung trong luật như
tất cả những người lao động khác, điều 214 đến 218, chương 22 của Luật Lao
động nước này có quy định rõ nhiều điều khoản riêng về người giúp việc [17].
Chương 141 Luật lao động Philippines định nghĩa: Lao động giúp việc
gia đình hay dịch vụ giúp việc nhà là dịch vụ thực hiện tại nhà của người
thuê, theo nhu cầu, mong muốn về việc bảo trì nhà cửa và hưởng thụ, bao
gồm cả việc chăm nom cho sự thoải mái của các thành viên trong gia đình
người thuê [17].
Nghị định số 2010-807/PRES/PM/MTSS ngày 31 tháng 12 năm 2010
của Burkina Faso quy định về các điều kiện làm việc của người lao động giúp

7


việc gia đình đã định nghĩa người lao động giúp việc gia đình theo cách sau:
Người lao động giúp việc gia đình là những người lao động thực hiện các
công việc trong hộ gia đình cho một hoặc nhiều hơn một người sử dụng lao
động. Người sử dụng lao động tuyệt đối không được kiếm lời thông qua công
việc này [17].
Ở Campuchia, Điều 4 Bộ Luật Lao động định nghĩa người lao động
giúp việc gia đình như sau: Người lao động giúp việc là những người được
thuê để làm các công việc chăm sóc chủ nhà hoặc tài sản của chủ nhà để đổi
lấy thù lao. Nhóm người này bao gồm người giúp việc, bảo vệ, tài xế, người
làm vườn và các nghề nghiệp tương tự khác miễn là có một “chủ nhà” thuê họ
để làm việc trực tiếp tại nhà của mình [17].
Khoản 1 Điều L7221 Bộ Luật Lao động của Pháp định nghĩa rằng:

“Lao động giúp việc gia đình là một người được thuê làm công việc gia đình
cho các cá nhân”. Ngoài ra, Điều 1 Thỏa ước lao động quốc gia của Pháp về
lao động giúp việc gia đình quy định về giúp việc bán thời gian và toàn thời
gian đã mô tả mối quan hệ lao động này như sau:
Bản chất đặc biệt của nghề nghiệp này là làm việc tại nhà
riêng của người sử dụng lao động giúp việc gia đình. Lao động giúp
việc gia đình có thể làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian, thực
hiện tất cả hoặc một phần công việc nhà chẳng hạn liên quan tới vệ
sinh… Người sử dụng lao động giúp việc gia đình không thu được
lợi nhuận thông qua công việc này [17, Điều 1].
Tại Tây ban nha, Điều 1 thuộc Nghị định Hoàng gia 1620/2011
ngày 14/11/2011 có định nghĩa về lao động giúp việc trong nước như sau:
“Mối quan hệ lao động đặc biệt của lao động giúp việc gia đình được coi là sự
thỏa thuận giữa một chủ hộ, với tư cách là người sử dụng lao động, và một
người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đó dưới một mối quan hệ
lao động phụ thuộc, làm những công việc được trả lương trong gia đình” [17].

8


Trong đó, người sử dụng lao động sẽ được coi là chủ hộ, chủ hộ có thể là
người sở hữu ngôi nhà hoặc là người đi thuê nhà. Nếu những công việc này
được thực hiện phục vụ cho 2 người trở lên cùng sống chung trong 1 căn hộ
nhưng họ không phải là những người trong cùng một gia đình thì chủ hộ có
thể là toàn bộ những người ở trong căn hộ đó hoặc là một người đại hiện cho
những người ở trong căn hộ đó, một địa vị mà mỗi thành viên trong nhóm có
thể lần lượt có. Phạm vi công việc giúp việc gia đình bao gồm việc thực hiện
các dịch vụ/ hoạt động cho hộ gia đình, có thể là bất cứ loại hình công việc
trong nhà nào, ví dụ như trông coi, chăm sóc toàn bộ hoặc một phần các công
việc nhà hoặc chăm sóc các thành viên gia đình hoặc thành viên trong nhóm

người thuê căn hộ đó cũng như các nhiệm vụ khác được coi là những công
việc nhà nói chung, chẳng hạn như chăm sóc trẻ em, chăm sóc vườn, điều
khiển các phương tiện giao thông hoặc các hoạt động khác.
Là một nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan có
lượng lao động giúp việc gia đình rất lớn và ngày càng phát triển. Mặc dù, có
đóng góp rất lớn đối với xã hội nhưng lao động giúp việc gia đình không
được coi là một nghề và nó được xếp vào công việc phi chính thức, người lao
động giúp việc gia đình không được bảo hộ lao động và hưởng an sinh xã hội
như các đối tượng lao động khác. Hiện tại, không có một định nghĩa chính
thức nào về lao động giúp việc gia đình ở trong Luật Lao động Thái Lan.
Người lao động giúp việc gia đình chỉ được coi như là “Look Jang Tam Ngan
Ban” hoặc “người làm các công việc nhà” với nhiệm vụ được hiểu là chủ yếu
diễn ra trong gia đình [30]. Mặc dù không được định nghĩa trong luật lao
động nhưng lao động giúp việc của Thái Lan cũng nằm trong mối quan hệ
thuê mướn với chủ hộ và làm các công việc trong gia đình. Điều này có nghĩa
rằng, người lao động giúp việc gia đình và chủ hộ có thể thỏa thuận với nhau
các vấn đề liên quan đến công việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền

9


lương… Các công việc mà người lao động làm là các công việc trong gia đình
như nội trợ, chăm sóc người già, trẻ em… Tuy nhiên, tùy vào thỏa thuận giữa
hai bên mà người lao động có thể làm các công việc khác nhau.
Qua các định nghĩa về lao động giúp việc gia đình của các quốc gia trên
thế giới, nhận thấy rằng các nhà nước đang áp dụng các cách tiếp cận chính
sách và pháp luật khác nhau đối với vấn đề này và sử dụng thuật ngữ “lao
động giúp việc gia đình” để chỉ rất nhiều loại công việc khác nhau liên quan
đến hai lĩnh vực quan trọng trong gia đình là chăm sóc gia đình và công việc
gia đình. Người lao động giúp việc gia đình là người được thuê để làm những

công việc mang tính chất giúp việc cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình [14].
Đó là những công việc như: nấu ăn, giặt giũ, dọn vệ sinh nhà cửa, trông trẻ,
đưa đón trẻ đi học, chăm sóc người ốm, người già…
Tổ chức Lao động quốc tế ILO cũng có những quan tâm nhất định tới
vấn đề lao động giúp việc gia đình. Tính đến thời điểm hiện tại, ILO đã thông
qua khá nhiều Công ước về người lao động, về quan hệ việc làm, lao động di
cư như Công ước số 97 năm 1949 về Việc làm (sửa đổi); Công ước 143 về
Lao đông di cư (năm 1975); Khuyến nghị số 198 về Quan hệ việc làm (năm
2006); Khung đa phương về Lao động di cư (năm 2006)… Các văn kiện pháp
lý này cũng có đề cập tới người lao động giúp việc gia đình, tuy nhiên, hầu
như mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính khái quát, hình thức mà chưa
đi sâu được vào chi tiết, vào thực tiễn đời sống. ILO từ lâu đã nhận thấy giúp
việc gia đình cũng là một loại hình công việc mang những đặc điểm và điều
kiện làm việc riêng biệt, mang tính đặc thù và rất cần phải được xây dựng một
khung pháp lý chung cho những người lao động tham gia loại hình lao động
này, để những người này được hưởng một cách đầy đủ các quyền và lợi ích
hợp pháp của bản thân cũng như nắm rõ và tuân thủ những nghĩa vụ trong
quan hệ lao động của mình. ILO cũng thừa nhận những sự đóng góp đáng kể

10


của người lao động giúp việc gia đình đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung
và lĩnh vực lao động nói riêng như: tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho
người lao động, ổn định đời sống xã hội… Bên cạnh đó, dựa trên những quan
ngại sâu sắc về định kiến công việc giúp việc gia đình vẫn còn bị đánh giá
thấp, điều kiện làm việc khó khăn; hay phụ nữ và trẻ em – những đối tượng
chính của lao động giúp việc gia đình – rất có thể bị phân biệt đối xử và lạm
dụng... ILO đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về người lao động giúp việc gia
đình tại cuộc họp các chuyên gia do ILO tổ chức năm 1951. Theo đó, người

giúp việc gia đình được định nghĩa là “người làm công, làm việc tại nhà
riêng, theo các hình thức và thời gian thanh toán tiền công khác nhau. Người
này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ không được tìm kiếm
lợi nhuận từ công việc này” [13, tr.88-95]. Đến năm 2011, ILO đã thông qua
Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình
ngày 16/06/2011 tại Geneva, Thụy Sỹ trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 100
của Hội nghị Quốc tế về việc làm (ILC). Đây được coi là Công ước quốc tế
đầu tiên, đồng thời là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên về vấn đề bảo vệ người
lao động giúp việc gia đình. Công ước đưa ra những quy định về quyền và
nghĩa vụ cơ bản của người lao động giúp việc gia đình, đồng thời đòi hỏi các
quốc gia thành viên phải đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện làm
việc ổn định và bền vững cho người lao động giúp việc gia đình.
Theo nội dung của Công ước 189:
Giúp việc gia đình là một công việc. Người lao động giúp
việc gia đình, cũng giống như những người lao động khác, được
phép làm việc bền vững” và “Người lao động giúp việc gia đình là
bất kì người nào được thuê để làm công việc gia đình, trong mối
quan hệ thuê mướn.
Theo đó, thứ nhất, người lao động giúp việc gia đình thực hiện công

11


việc của mình trong khuôn khổ mối quan hệ thuê mướn lao động. Sẽ không
tồn tại quan hệ lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động nếu không có quan hệ thuê mướn. Có thể nói, thuê mướn là cơ sở để
hình thành nên mối quan hệ giữa hai chủ thể này với nhau. Người lao động
giúp việc gia đình được trả công cho việc thực hiện các công việc trong gia
đình như: nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc
người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng

không bao gồm bất kỳ công việc gì liên quan đến những công việc sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ tạo ra lợi nhuận. Giữa người thuê và người được thuê có
sự thỏa thuận về tiền công, giờ giấc, điều kiện làm việc… Người lao động
giúp việc gia đình có thể được thuê và trả công theo các loại hình: theo giờ,
theo ngày, theo tuần tùy thuộc vào nhu cầu của người thuê.
Thứ hai, những công việc mà người lao động giúp việc gia đình thực
hiện nhằm phục vụ hộ gia đình. Có thể nhận thấy, người sử dụng lao động của
người lao động giúp việc gia đình có thể là một thành viên trong hộ gia đình
mà hộ gia đình đó có sử dụng lao động giúp việc gia đình.
Thứ ba, người lao động giúp việc gia đình phải thực hiện công việc một
cách thường xuyên. “Thường xuyên” được hiểu là luôn luôn đều đặn, không
gián đoạn, còn “tính nghề nghiệp” có thể hiểu là tính cố định, công việc đấy là
nghề để mưu sinh [28]. Như vậy, để được gọi là một người lao động giúp việc
gia đình thì bản thân người lao động đó phải thực hiện và coi giúp việc gia
đình là công việc ổn định, lâu dài, là công việc nhằm tạo thu nhập chính cho
bản thân và gia đình. Với những người lao động này, giúp việc gia đình là
nghề, đặc biệt với những lao động nông thôn, đời sống kinh tế gia đình khó
khăn. Khi tham gia vào công việc giúp việc gia đình, họ sẽ được tạo điều kiện
và cơ hội việc làm cũng như thu nhập để hỗ trợ kinh tế và gia đình.
Tóm lại, theo Công ước 189 và Khuyến nghị 201 yêu cầu những điều
khoản của pháp luật phải định nghĩa rõ ràng:

12


- Địa điểm mà công việc được thực hiện: trong nhà của người sử dụng
lao động, sống cùng hoặc không sống cùng; hoặc những người thụ hưởng các
dịch vụ: người sử dụng lao động hoặc các thành viên của hộ gia đình của
người sử dụng lao động đó.
- Bản chất và loại hình của các công việc có liên quan: trọn thời gian,

bán thời gian, khoán.
- Bản chất thực hiện phi lợi nhuận của người lao động giúp việc gia
đình: không nên bao gồm những công việc thuộc kinh doanh của người sử
dụng lao động.
- Loại hình của người sử dụng lao động: có áp dụng đối với những tổ
chức cho thuê lại lao động không?
- Sự tồn tại và các bên của các mối quan hệ việc làm: có thể liên quan
đến một cá nhân, một tổ chức hoặc cả hai.
Định nghĩa lao động giúp việc gia đình của ILO năm 2011 không hàm
ý rằng nó mang tính phổ biến trên thế giới. Và vì vậy, các quốc gia có thể áp
dụng các cách tiếp cận chính sách và pháp luật khác nhau đối với vấn đề này.
Nhìn chung, các quan điểm về lao động giúp việc gia đình ở các nước thường
đề cập tới năm yếu tố cơ bản là: (i) đặc trưng của nơi làm việc hay phạm vi
làm việc. Đa phần các quốc gia quy định phạm vi làm việc của lao động giúp
việc gia đình là trong hộ gia đình và một số ít quốc gia quy định phạm vi làm
việc của lao động giúp việc gia đình không chỉ trong hộ gia đình; (ii) bản chất
không sinh lợi nhuận cho người sử dụng lao động. Đặc trưng này được hầu
hết các nước quy định để loại bỏ các công việc hỗ trợ hoạt động thương mại
hoặc chuyên môn mà có thể được thực hiện trong hộ gia đình; (iii) công việc
thực hiện của lao động giúp việc gia đình liên quan đến hai lĩnh vực chính
trong gia đình là chăm sóc gia đình và công việc gia đình. Điểm khác biệt là
trong khi một số quốc gia coi bảo vệ, lái xe, người làm vườn là la động giúp

13


việc gia đình (Tây Ban Nha, Nam Phi,...) thì một số quốc gia khác lại không
coi người làm những công việc này là lao động giúp việc gia đình; (iv) về tính
chất thường xuyên của công việc. Hầu hết các quốc gia đều quy định người
lao động giúp việc gia đình phải thực hiện công việc một cách thường xuyên;

(v) vị thế pháp lý của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động giúp
việc gia đình thường được biết là cá nhân chứ không phải một doanh nghiệp.
Tóm lại, theo định nghĩa chung về lao động giúp việc gia đình của
nhiều quốc gia trên thế giới và của ILO tác giả xin đưa ra khái niệm về lao
động giúp việc như sau: Lao động giúp việc gia đình là lao động làm công
việc trong gia đình, được hộ gia đình sử dụng người không phải là thành viên
trong gia đình, để đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Đó là hàng loạt những
công việc trong gia đình từ công việc nội trợ phục vụ các bữa ăn của gia đình
đến các việc nhà như vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ... và cả việc chăm
sóc người già, trẻ em của những người là thành viên trong hộ gia đình và họ
được trả công trên cơ sở thỏa thuận.
1.1.1.2. Đặc điểm lao động giúp việc gia đình
Lao động giúp việc gia đình, khi đã được công nhận là một loại hình
lao động, tất yếu sẽ mang những đặc điểm cơ bản và riêng biệt. Dựa vào
những đặc điểm này, ta có thể nhận biết cũng như đánh giá đầy đủ và toàn
diện hơn về lao động giúp việc gia đình.
- Về giới tính:
Từ góc độ giới, lao động giúp việc gia đình chủ yếu là nữ giới. Tỷ lệ
chênh lệch lớn này, xét theo lý thuyết về phân công lao động tự nhiên theo
giới là rất phù hợp. Nguyên nhân sâu xa là do trong các xã hội xưa, phụ nữ
thường đảm nhiệm các công việc nội trợ trong gia đình – một loại công việc
tốn nhiều thời gian và sức lực mà hầu như không được nhìn nhận như một
công việc chính thức, không được trả lương và mọi người chỉ coi đây là việc

14


làm thêm tất yếu của phụ nữ. Trách nhiệm của họ là làm những việc nhà – là
những việc không được trả công. Kể cả trong xã hội hiện đại, khi vị trí của nữ
giới đang ngày càng được bình đẳng so với nam giới thì quan niệm công việc

gia đình là công việc của phụ nữ, phải do nữ giới quán xuyến vẫn ăn sâu vào
tiềm thức. Cho nên, chúng ta có thể thấy hầu hết những người giúp việc gia
đình đều là phụ nữ hay là các bé gái, trong khi đa số những người lao động
làm việc trong xây dựng, khai thác và những công việc cần sức khỏe ở đô thị
đều là nam giới [2, tr.42].
- Về độ tuổi của lao động giúp việc gia đình:
Có thể thấy những người giúp việc trong gia đình chủ yếu là phụ nữ ở
tất cả các nhóm tuổi trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60.
Tuy nhiên, nhóm tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm 40-55 tuổi.
Nguyên nhân là do phụ nữ ở độ tuổi 30-39 thường bận việc nuôi dạy con nhỏ
nên ít có điều kiện thoát ly gia đình đi làm xa so với các nhóm phụ nữ lớn
tuổi. Từ 40 tuổi trở đi, khi gia đình và con cái đã dần ổn định, phụ nữ nông
thôn sẽ có nhiều cơ hội để làm việc xa nhà và xu hướng làm việc được lâu
năm với gia đình thuê họ.
Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động giúp việc gia đình ở nhóm tuổi 14-17 cũng
khá cao bởi các em gái ở nông thông thường không còn được đi học. Các em
có thể ra thành phố làm giúp việc gia đình để có thu nhập giúp đỡ bố mẹ.
Nhóm đối tượng này thường trở về quê để lập gia đình khi đến tuổi 19-20.
Nhóm tuổi 55-60 ít có cơ hội tham gia lao động giúp việc gia đình vì ở
nhóm tuổi này phụ nữ thường yếu, nắm bắt công việc chậm, không làm được
công việc nặng nên nhiều hộ gia đình có tâm lý ngại thuê người già vì hay ốm
đau và bất tiện khi để người già chăm sóc, phục vụ gia đình.
- Về trình độ của người lao động giúp việc gia đình:
Trình độ học vấn của người lao động giúp việc gia đình khá thấp. Hiện

15


nay, lực lượng đông đảo người lao động trong thị trường lao động giúp việc
gia đình đa phần là lao động phổ thông. Điều này dẫn tới những bất cập, khó

khăn trong việc đào tạo, hướng dẫn người lao động giúp việc gia đình để làm
việc nhà khi những người này không quen làm việc với sự trợ giúp của các
thiết bị, máy móc hỗ trợ. Hơn nữa, học vấn thấp và thiếu hiểu biết xã hội
chính là nguyên nhân khiến cho đối tượng lao động này dễ rơi vào nguy cơ bị
lạm dụng, ngược đãi, hành hạ...
- Về xuất thân của người lao động giúp việc gia đình:
Người lao động giúp việc gia đình chủ yếu xuất thân từ nông thôn, có
hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có việc làm hoặc có việc làm không ổn
định. Ở các khu vực nông thôn, như một hệ quả tất yếu của quá trình công
nghiệp hóa, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, người nông dân phải tự
chủ trong sản xuất trên phần đất nhỏ hẹp của mình. Điều này dẫn tới tình trạng
dư thừa lao động và mức sống của người nông dân gặp nhiều khó khăn. Cùng
với đó, sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và
dịch vụ diễn ra mạnh mẽ. Những điều kiện đó đã góp phần đưa dòng lao động
từ nông thôn ra các đô thị, thành phố tìm việc làm. Và một bộ phận không nhỏ
phụ nữ nông thôn đã ra đô thị để tham gia hoạt động giúp việc gia đình.
Có thể nói, những người phụ nữ từ nông thôn ra thành phố làm giúp
việc gia đình đã góp phần làm chuyển đổi công việc nội trợ từ chỗ không
được trả công thành những công việc được trả công và có thu nhập [2, tr.41].
- Về nghề nghiệp trước khi làm giúp việc gia đình:
Trước khi tham gia vào thị trường lao động giúp việc gia đình, phần lớn
người lao động làm nông nghiệp hoặc các nghề nghiệp tự do (như phụ xây,
buôn bán,…) ở địa phương.
Với mức thu nhập ít ỏi từ những công việc ở nông thôn, họ buộc phải
tìm kiếm những công việc khác có mức tiền công cao hơn để có thể nuôi sống

16


bản thân và gia đình. Khi đó, khu vực đô thị với sự đa dạng hơn về loại hình

công việc và mức sống cao hơn là thị trường việc làm hấp dẫn để thu hút lao
động từ nông thôn, trong đó, lao động giúp việc gia đình là một loại hình lao
động được hướng tới. Một số lý do khác được đưa ra là thấy bản thân phù hợp
với nghề giúp việc gia đình, không tìm được việc làm khác, không biết làm
nghề nào khác, muốn thoát ly nghề nông...
Thông qua những đặc điểm đặc trưng kể trên của lao động giúp việc gia
đình, kết hợp với tính chất công việc đã tạo ra những điểm khác biệt giữa lao
động giúp việc gia đình với những lao động khác. Những khác biệt lớn đó là:
- Lao động giúp việc gia đình là lao động phục vụ cho sinh hoạt hàng
ngày của một gia đình nên không trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho người sử dụng
lao động.
Giúp việc gia đình bao gồm nhiều loại hình công việc. Công việc gia
đình gồm cả việc chăm sóc lực lượng lao động sản xuất (cha mẹ và con đang
ở độ tuổi lao động), cũng như chăm sóc, giáo dục lực lượng lao động trong
tương lai (trẻ nhỏ hoặc trẻ đang đi học) và chăm sóc các đối tượng yếu thế,
phụ thuộc (người già, người ốm, người khuyết tật)... [2, tr.33]. Mặc dù, công
việc gia đình có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đời sống của từng cá
nhân trong gia đình. Tuy nhiên, nó không giống như các loại hình lao động
khác bởi lao động giúp việc gia đình không đứng trong một dây chuyền sản
xuất, không tại ra sản phẩm cho người sử dụng lao động lưu thông trên thị
trường, không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Giúp việc gia đình
chỉ nhằm hướng tới đáp ứng các nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Do vậy, lao động giúp việc gia đình không mang lại thu nhập trực tiếp cho
người sử dụng lao động.
- Tiền công của người lao động giúp việc gia đình thấp hơn mức tiền
công trung bình của thị trường lao động. Hơn thế nữa, còn có sự phân biệt đối

17



xử về giới tính/ chủng tộc thông qua tiền công. Việc trả công cũng thường bị
chậm trễ. Luật pháp của nhiều quốc gia không xác định tiền công tối thiểu đối
với người lao động giúp việc gia đình mà chủ yếu tùy thuộc vào khả năng của
gia đình thuê người giúp việc gia đình [29, tr.10]
- Lao động giúp việc gia đình có thời gian làm việc dài và không có
lịch làm việc cố định. Một trong các đặc trưng của mối quan hệ lao động của
loại hình lao động này là công việc không thể mô tả một cách rõ ràng và
người sử dụng lao động luôn mong muốn người lao động với tinh thần sẵn
sàng làm việc bất kể lúc nào. Thậm chí, nhiều người còn phải làm thêm nhiều
công việc mới so với thỏa thuận ban đầu mà không được trao đổi trước.
Nghiên cứu của tổ chức Human Rights Watch (2006) cũng chỉ ra rằng, người
lao động giúp việc gia đình ở các nước từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ và
Trung Đông đều phải làm việc hầu như cả ngày mà không được nghỉ ngơi.
Luật pháp nhiều quốc gia cho phép yêu cầu người lao động giúp việc gia đình
làm việc với thời gian dài hơn so với lao động nói chung. Tính chất không
phân biệt rõ ràng nơi làm việc và nhà ở cũng khiến cho thời gian làm việc bị
lẫn lộn với thời gian nghỉ ngơi và bị kéo dài [29, tr.11]
- Lao động giúp việc gia đình, là loại hình lao động đơn lẻ, không mang
tính tập thể.
Đây chính là khác biệt lớn giữa lao động giúp việc gia đình và lao động
công nghiệp. Do tính chất công việc là giúp việc gia đình nên lao động giúp
việc gia đình chỉ làm việc đơn lẻ một mình. Công việc của họ không liên quan
đến công việc của người khác. Người lao động giúp việc gia đình không tham
gia vào một tổ chức công đoàn hay tổ chức đại diện nào. Đây cũng là điểm
bất lợi nhất cho lao động giúp việc gia đình. Khi họ bị xâm phạm quyền lợi từ
người sử dụng lao động, gặp khó khăn, ốm đau... họ không được bảo vệ bởi
các cứ tổ chức đoàn thể xã hội.

18



Người giúp việc gia đình làm việc trong một môi trường khép kín với
một chuỗi những việc “lặt vặt”, cả những việc có tên lẫn những việc không
tên, cả những việc đòi hỏi thời gian và sức lực lẫn những việc có thể vừa làm
vừa chơi. Tất cả những công việc đó đan xen lẫn nhau, diễn ra gần như cả
ngày, không có thời gian cố định [2, tr.34]. Thêm nữa, hầu hết người lao động
được thuê để giúp việc gia đình bị hạn chế giao lưu với người ngoài. Vì vậy,
họ không có cuộc sống tinh thần như đa số những loại hình lao động khác.
Đồng thời, trong thời gian làm việc họ phải phụ thuộc vào chủ nhà nên họ
không có cảm giác về sự độc lập. Đối với loại hình lao động khác (lao động
trong công nghiệp), người lao động cảm thấy được tự do hơn, họ được phân
công làm một công việc cụ thể, hay một công đoạn trong quá trình sản xuất và
những người lao động này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thành công
việc. Và trong quá trình làm việc cho người sử dụng lao động người lao động
được tham gia vào tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi cho mình. Tóm lại,
người giúp việc chỉ làm việc trong mối quan hệ với người sử dụng lao động,
còn lại họ không có mối liên hệ hay sự ràng buộc với những người lao động
khác hay với các tổ chức đại diện.
- Lao động giúp việc gia đình là một loại lao động “phi kết cấu”, cần có
một cơ chế điều chỉnh mềm dẻo.
Có thể thấy, lao động giúp việc gia đình không theo một kết cấu tổ
chức, một quy luật phổ biến nào. Nó rất linh hoạt và tùy nghi theo từng
công việc. Chẳng hạn những người giúp việc sống cùng với chủ nhà thì họ
có thể sẽ phải làm hết tất cả các công việc nhà mà họ được giao và có thể
có những công việc đột xuất hay bất chợt xảy ra họ đều phải thực hiện ở
bất kỳ thời gian nào. Nhưng cũng có người làm việc theo thỏa thuận thời
gian (làm việc theo giờ) hoặc theo thỏa thuận công việc (đưa đón trẻ đi
học, nấu cơm, chăm sóc vườn).

19



Phần lớn công việc giúp việc gia đình là công việc đơn giản không đòi
hỏi chuyên môn kỹ thuật (dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh) nhưng cũng
có khi đòi hỏi sự khéo tay, trình độ thẩm mỹ, kỹ năng thành thạo của người
lao động. Chính vì vậy, đối với lao động giúp việc gia đình cần phải có một
cơ chế điều chỉnh linh hoạt.
- Lao động giúp việc gia đình thường không được đào tạo việc làm.
Khi tham gia vào công việc giúp việc gia đình, đa số họ chưa được đào
tạo qua bất kì trường lớp nào để trở thành một giúp việc gia đình ở đô thị - nơi
có cách sống và văn hóa có những điểm khác biệt lớn với nông thôn. Sau khi
nhận người lao động giúp việc gia đình vào làm, các gia đình lại mất thêm
thời gian để chỉ bảo, hướng dẫn họ từ những công việc đơn giản trong gia
đình do phần lớn những người giúp việc ban đầu chỉ nghĩ các công việc này
cũng giống như những gì họ đã và đang làm ở quê nhà. Về phía các trung tâm
giới thiệu việc làm, họ có xu hướng tìm người lao động và giới thiệu cho các
gia đình và hầu như không quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề cho người lao
động. Cũng có những cơ sở đào tạo nghề giúp việc gia đình những chỉ phục
vụ cho thị trường xuất khẩu lao động và không quan tâm tới thị trường trong
nước. Điều đáng nói là, bản thân người lao động không muốn bỏ ra một
khoản chi phí để học nghề, còn những người tìm kiếm và sử dụng lao động
cũng không muốn trả thêm một khoản tiền cho những người lao động giúp
việc gia đình đã qua đào tạo. Nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía đã khiến
những khó khăn, bất cập xảy ra khá nhiều trong thực tiễn.
- Lao động giúp việc gia đình cùng lúc có thể làm việc cho một chủ nhà
hoặc nhiều chủ nhà khác nhau mà những người sử dụng lao động không có
quyền can thiệp.
Đối với những lao động giúp việc gia đình sống cùng với chủ nhà, họ
phải làm hết các công việc nhà theo sự thỏa thuận ban đầu với người sử dụng


20


×