Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM



Cuộc thi vận dụng kiến thức
liên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho
học sinh trung học
ĐỀ TÀI

Ứng Phó Với Biến Đổi Khí
Hậu, Phòng Tránh Và Giảm
Nhẹ Thiên Tai

1


MỤC LỤC

I. Tên tình huống…………………………………………………………………...……3

II. Mục tiêu giải quyết tình huống………………………………………...………….3

III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống………………………………………………………………………………...….…3

IV. Tình huống thực tiễn và thuyết trình quá trình giải quyết tình
huống…………….….….4

V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống…………………………………......……



2


I.Tên tình huống:
“ Biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai “
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu, giúp
giảm thiểu thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về vật chất và tinh thần, giảm bớt
gánh nặng cho đời sống xã hội hiện nay và tương lai sau này.

III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống:
Để giải quyết vấn đề nêu trên một cách hiệu quả, chúng ta cần áp dụng
kiến thức một số lĩnh vực sau:
+ Trong lĩnh vực Toán học: thống kê và tính tỉ lệ số thiên tai, sự thiệt hại
của thiên tai gây ra trong những năm gần đây.
+ Trong lĩnh vực Vật Lí: biết được kiến thức cơ bản về khí hậu, biến đổi
khí hậu, khí nhà kính, nguyên nhân và hậu quả, mối quan hệ giữa con người
với thiên nhiên và những cơ sở khoa học vật lý của các hiện tượng đó.
+ Trong lĩnh vực Hóa Học: biết được kiến thức cơ bản về điều kiện xúc tác
bên ngoài ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu như nhiệt độ, áp suất,.v.v..
+ Trong lĩnh vực Sinh Học: cần bảo tồn đa dạng sinh học và quản lí môi
trường cũng như giảm nhẹ rủi ro do thiên tai.
+ Trong lĩnh vực Văn Học: Nắm các kĩ năng viết văn kể chuyện, thuyết
minh, nghị luận để viết bài, bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch
lạc, lập luận chặt chẽ về thiệt hại của thiên tai cũng như ứng phó biến đổi khí
hậu và lên kế hoạch phòng chống thiên tai.
+ Trong lĩnh vực Công Nghệ, Tin Học: sử dụng mạng, soạn bài tuyên
truyền bằng phần mềm Microsoft.

+ Trong lĩnh vực Công Dân: giáo dục nâng cao nhận thức về ứng phó với
biển đổi khí hậu.
IV. Tình huống thực tiễn và thuyết trình quá trình giải quyết tình huống:
Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong
những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã
có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất đời sống của
sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu
lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và
3


tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp
mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó
có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
1. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường
là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự
nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Nói một cách ngắn gọn, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra
trong một khoảng thời gian dài, do nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của
con người gây ra.
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay, tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu
đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người. Biến đổi khí hậu
khiến chúng ta phải chú ý tới tài sản chung của tất cả chúng ta, đó là Trái đất
– hành tinh của chúng ta. Tất cả các quốc gia và tất cả mọi người trên Trái đất
đều có chung một bầu khí quyển. Nếu coi thế giới là một quốc gia, nơi mà
mọi công dân đều chia sẻ mối quan tâm đến sự phát triển bền vững của các
thế hệ tương lai, thì nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu sẽ là vấn

đề ưu tiên hàng đầu.
Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam
tăng lên khoảng 0,5oC đến 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần
đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (19311960). Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 dự đoán đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ
này sẽ tăng: 1,6-3,6 oC ở miền Bắc, 1,1-2,6 oC ở miền Nam so với thời kỳ
1980-1999. Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc bờ biển
Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình của Việt
Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm trong giai đoạn 1993-2008, tương đương
với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Kịch bản biến đổi khí hậu 2009 dự
đoán đến giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm và đến
cuối thế kỷ 21 dâng thêm từ 65-100 cm so với thời kỳ 1980-1999.

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
Ngày nay, chúng ta đang sống với những hệ quả từ các khí nhà kính được
phát thải từ những thế hệ trước - và các thế hệ tương lai sẽ chung sống với
những hệ quả từ quá trình phát thải ngày hôm nay của chúng ta.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, chủ yếu từ các nguồn nhiên liệu
4


hóa thạch (than, dầu, khí đốt) và các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
khác.
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa
thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất.
Suốt thiên niên kỷ trước khi có cuộc cách mạng công nghiệp, hàm lượng

khí CO2 trong khí quyển dao động ở mức 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên,
tính từ đầu thế kỷ 20 đến nay hàm lượng đó đã tăng liên tục đến 380 ppm.
Hiệu ứng nhà kính do khí CO2 gây ra là quá mức cần thiết, gây tăng nhanh
nhiệt độ bề mặt địa cầu kéo theo nhiều hệ lụy cho đời sống trên hành tinh.
Trong thế kỷ 21 hoặc sau đó không lâu, nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể
tăng thêm hơn 5oC. Ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm là khi nhiệt độ tăng
thêm khoảng 2oC, khi đó tình trạng môi trường sinh thái bị hủy hoại ở mức
không thể khắc phục được.
“Hiệu ứng nhà kính và khí nhà kính”

Hình minh hoạ sự tăng hiệu ứng nhà kính
Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua
cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái Đất là sóng dài có năng
lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo
nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng
lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Kết quả
5


của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không
gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là
“hiệu ứng nhà kính”. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí
quyển là khí CO2, khí N2O, CH4,hơi nước, O3,khí CFCs, v.v...
Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho
thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản
xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… đóng góp
khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp
khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất
(CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác.

2. Tác động của biến đổi khí hậu
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong số các
nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó
vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long bị ngập chìm nhiều
nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp,
tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số
bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP.
Băng tan, nước biển dâng và nguy cơ thiên tai: Sự tan nhanh của các tảng
băng đã làm cho mực nước biển dâng lên nhanh chóng.

6


Băng tan chảy là hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của con người khi
nhắc đến hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các sông băng trên thế giới đang ngày
càng khuyết dần dưới tác động của nền nhiệt tăng cao. Trong ảnh là hiện
tượng nứt vỡ trên sông băng Perito Moreno ở Argentina.
Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 3-4oC thì sẽ làm cho khoảng 330 triệu
người di dời tạm thời hay vĩnh viễn do lũ lụt. Hơn 22 triệu người Việt Nam có
thể bị ảnh hưởng. Số thiên tai khí hậu được báo cáo cũng có xu hướng gia
tăng. Từ năm 2000 tới 2004 trung bình có 326 thiên tai khí hậu mỗi năm. Mỗi
năm khoảng 262 triệu người bị tác động, gấp hơn hai lần so với mức nửa đầu
thập kỷ 1980. (UNDP, 2008).
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và trên 80% diện tích đồng bằng sông
Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao
dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt
nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và
nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện
tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn
nguồn nước.

Nước biển ấm lên cũng sẽ sinh ra những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Ở
Việt Nam, những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện
tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi Bắc và
7


Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Những
đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu
số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
Tác động đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực: Biến đổi khí
hậu sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng về khí hậu, mưa nhiều ở các khu vực
khí hậu ôn hòa nhưng lại gây ra hạn hán ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản lượng
lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao.
- Cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong
đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông,
vụ mùa thì kéo dài hơn.
Đến năm 2080, trên toàn thế giới tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói
chiếm 36-50%. Con số bị ảnh hưởng của tình trạng suy dinh dưỡng có thể
tăng lên 600 triệu. (UNDP, 2008)
- Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn cùng với biến đổi
của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu
bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro
đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
- BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể
diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng
sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không
có biện pháp ứng phó thích hợp.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu tác động nặng nề của BĐKH

8


Tác động đến tài nguyên nước: Tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ
suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền. Khó khăn này sẽ
ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản
xuất điện. Tác động của BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và
sông Cửu Long giảm đi. Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và
cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn.
- Trên thế giới có thể sẽ có thêm 1,8 tỷ người sống trong môi trường khan
hiếm nước vào năm 2080. (UNDP, 2008)
- Nhu cầu con người gia tăng về đất đai, nhiên liệu và nước dẫn đến phá rừng
và khai thác quá mức tầng nước ngầm. Trữ lượng nước sẵn có bình quân đầu
người giảm.
Tác động đến các hệ sinh thái và đa dạng sinh học: Biến đổi khí hậu hiện
đang làm thay đổi diện mạo của các hệ sinh thái.
Nếu nhiệt độ tăng lên 3°C thì 20-30% các loài sinh vật trên đất liền có nguy
cơ bị tuyệt chủng.
Một trong những hậu quả của sự nóng lên toàn cầu là khoảng một nửa số hệ
san hô trên thế giới đã bị “trắng hóa” do nước biển ấm lên. Tính axít ngày
càng tăng cao ở các đại dương cũng là một mối đe dọa đối với các hệ sinh
thái biển về lâu dài. Hệ sinh thái băng tuyết cũng đã hứng chịu những tác
động tàn phá của biến đổi khí hậu, đặc biệt ở vùng Bắc cực. Nhiệt độ cao và
mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển dịch bệnh,
sâu bệnh.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu
đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
Một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát
hoa, gụ mật,… có thể bị suy kiệt. Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi
sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt.

Tác động đến sức khỏe:
Tổ chức Y tế thế giới dự tính biến đổi khí hậu đóng góp tới 150.000 ca tử
vong hàng năm, một nửa số đó là ở châu Á-Thái Bình Dương. Người dân bị
ốm hay bị thương bởi vì những đợt nóng, hạn hán, lũ lụt và bão. Muỗi xuất
hiện ở những nơi mới, đem theo sốt rét và sốt xuất huyết. Sự thiếu nước ngọt
làm tăng rủi ro các bệnh lây qua đường nước. Khi nhiệt độ tăng lên, gánh
nặng suy dinh dưỡng, tiêu chảy, các bệnh tim và phổi và các bệnh lây nhiễm
tăng theo. Các hậu quả tiêu cực về sức khoẻ xảy ra nhiều nhất ở các nước thu
nhập thấp. Người nghèo đô thị, người già và trẻ em, những nông dân tự cung
tự cấp và người dân vùng ven biển chịu rủi ro lớn nhất.
Thiệt hại do thiên tai gây ra thì người ta không thể không kể đến sự việc xảy
ra gần đây nhất, vấn đề:
9


Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh
Đây là vấn đề được coi là nhức nhối trong gần cuối tháng 7 đầu tháng 8 gần
đây. Miền Bắc đã trải qua những ngày mưa lũ kinh hoàng gây ngập lụt
nhiều tỉnh, thành phố khiến 27 người thiệt mạng, 6 người mất tích, 40
người bị thương, thiệt hại vật chất hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, tại tỉnh
Quảng Ninh đã xảy ra đợt mưa lũ lớn nhất trong 40 năm, gây ngập lụt, sạt
lở đất, lũ bùn làm 17 người thiệt mạng, ngành than tê liệt. Chỉ trong 9
ngày, ở Cửa Ông ghi nhận lượng mưa kỷ lục - khoảng 1.500 mm

Nguyên nhân do biến đổi khí hậu làm trái đất nóng lên. Ở trên biển,
lượng hơi nước bốc lên nhiều hơn, độ ẩm không khí cũng cao hơn. Mặt đất
nóng hơn nên các hoạt động đối lưu mạnh hơn, hình thành các khối mây
khổng lồ, đặc biệt là xoáy. Trong điều kiện thời tiết nhiễu động như rãnh áp
thấp, xoáy thuận nhiệt đới, vùng nhiễu động khí quyển có sự hội tụ rất lớn của
các luồng không khí, tạo ra lượng mưa rất lớn. Rãnh thấp gây mưa lớn ở khắp

Bắc Bộ, trọng điểm là Quảng Ninh, đã tồn tại trước đó ở vùng phía nam
Trung Quốc. Khi di chuyển về miền núi, trung du phía Bắc nó tiếp tục gây
mưa lớn. Như vậy có thể thấy, khối lượng nước hội tụ trong rãnh thấp ấy rất
lớn. Đây quy luật của biến đổi khí hậu đã được cảnh báo nhiều, quy luật của
biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tạo ra những cực đoan của thời tiết như mưa lớn,
hạn hán, rét đậm, rét hại và hậu quả sẽ ngày càng nặng nề hơn.
Tuy nhiên, để xảy ra hậu quả nặng nề như ở Quảng Ninh thì không chỉ
do thiên tai mà chủ yếu do con người tạo nên. Đặc biệt, việc phá rừng đã làm
giảm khả năng giữ nước, gia tăng trượt lở đất. Quảng Ninh là vùng khai thác
10


than lớn nhất nước với rất nhiều bãi xỉ thải giống như những quả đồi. Kết cấu
của các bãi thải này không vững chắc nên khi mưa xuống dễ tạo thành các
dòng bùn thải chảy xuống. Địa hình ở đây lại phức tạp với đồi dốc và vũng
trũng, nhà cửa thường được xây ở ven núi, ven sườn nên mưa lớn đổ xuống,
nhà dễ bị cuốn đi còn ở dưới thấp thì lụt.
Dưới đây là một số hình ảnh do thiên tai gây ra tại Quảng Ninh và các tỉnh
Bắc Bộ.

Mưa to khiến nước ngập như sông trên các tuyến phố ở TP.Hạ Long

11


Hình: Mông Dương là phường bị thiệt hại nặng nhất của TP Cẩm Phả. Nhiều công trình
giao thông, cầu cống bị phá hỏng. Một trong 2 chiếc cầu bằng thép của người dân bắc
qua sông Mông Dương bị lũ bẻ gãy thành từng đoạn.

Cách điểm cầu gãy khoảng 200 mét, một cây cầu khác cũng bị nước lũ hủy hoại.


12


TP Cẩm Phả ngập chìm trong biển nước. Ảnh Báo Quảng Ninh

Đợt mưa lũ lịch sửa cuốn trôi nhiều bãi chứa than. Bất chấp cảnh báo nguy hiểm từ chính
quyền, nhiều người dân tiếc "vàng đen" trôi ra biển đã nghĩ đủ cách để vớt. Ảnh
Vnexpress.net
13


Không chỉ đối mặt với những hiện tượng thời tiết cực đoan đơn lẻ, trong
tương lai, Việt Nam có thể phải đối phó với hình thái thời tiết nguy hiểm kép
như mưa lớn kết hợp với bão, mưa lớn kết hợp với triều cường, nước biển
dâng do bão, gió mạnh. Khi ấy mức độ nguy hiểm còn tăng lên nhiều lần. Vì
thế việc xây dựng các phương án phải cụ thể, chi tiết, nhiều tình huống vì
BĐKH sẽ còn gây ra những cực đoan thời tiết trên khắp cả nước. Trong đó,
cần nâng cao năng lực, sức chống chịu của cộng đồng, trang bị cho người dân
những kiến thức cần thiết để phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại.
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, tính đến 16h ngày 31/7, mưa lớn kéo dài
5 ngày đã khiến 17 người chết ở Quảng Ninh, 28 ngôi nhà bị đổ sập hoàn
toàn, gần 6000 ngôi nhà bị ngập lụt, hàng nghìn ha lúa, hoa màu, nuôi trồng
thuỷ sản chìm trong nước, nhiều hầm lò bị ngập, trôi than. Thiệt hại về tài sản
vào khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, riêng ngành than thiệt hại khoảng 1.000
tỷ đồng. UBND Quảng Ninh cũng đề nghị được hỗ trợ 100 tấn gạo để đảm
bảo lương thực chống đói cho người dân, 2 xuồng cao tốc, 50 nhà bạt và trước
mắt là 100 tỷ đồng để khắc phục khẩn cấp hệ thống giao thông huyết mạch. Đ
thời hỗ trợ nguồn lực để phục vụ di dân hoàn toàn đến nơi ở mới cho 27 hộ
dân tại Bản Sen (Vân Đồn), 29 hộ dân ở Mông Dương (Cẩm Phả), hơn 200 hộ

dân chân bãi thải Đông Cao Sơn. Sau mưa lũ, đã có rất nhiều đơn vị, tổ chức,
nhà hảo tâm tổ chức cứu trợ, hỗ trợ thiết thực cho người dân Quảng Ninh.

Ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trao mì tôm cho người dân tổ
69, khu 9, phường Cao Xanh, TP Hạ Long. Ảnh Cổng TTĐT Quảng Ninh

14


Tính đến 16h ngày 31/7, đã có 175 tổ chức đơn vị đăng ký ủng hộ với số tiền
trên 51 tỷ đồng. Đến nay, các tỉnh miền Bắc chịu thiệt hại của thiên tai nay cơ
bản đã được ổn định về cuộc sống.
3. Đối phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia đều
bị ảnh hưởng. Những nạn nhân nhạy cảm nhất, bao gồm các quốc gia và các
tầng lớp dân chúng nghèo nhất, sẽ phải hứng chịu sớm nhất và nặng nề nhất,
mặc dù họ lại góp phần nhỏ nhất trong việc tạo ra các nguyên nhân biến động
khí hậu. Chúng ta có thể tránh được nguy cơ thảm họa khí hậu của thế kỷ 21
cho các thế hệ tương lai nếu chúng ta lựa chọn hành động hôm nay.
Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó.
- Để giảm nhẹ BĐKH, phải ngăn ngừa sự nóng lên trên toàn cầu, muốn vậy
phải giảm phát thải để nồng độ khí nhà kính tăng chậm lại.
- Thích ứng bao gồm tất cả những hoạt động, điều chỉnh trong hoạt động của
con người để giảm thiểu hậu quả tác động của BĐKH và khai thác những
mặt thuận lợi của nó.
Với điều kiện thực tế của nước ta, thích ứng với BĐKH là yêu cầu tất yếu.
Khả năng tổn hại của VN khi chịu tác động của BĐKH rất lớn, nên chỉ có
thích ứng tốt với sự BĐKH, chúng ta mới đảm bảo được sự phát triển bền
vững và ngược lại, chỉ phát triển theo hướng bền vững mới giúp chúng ta có
điều kiện thích ứng, nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH.

Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm:
- giảm tổn thương
- giảm thiểu những thiệt hại tiềm tàng
- ứng phó với hậu quả
- nhận ra những cơ hội, khai thác mặt thuận lợi
Biện pháp thích ứng:
- cung cấp thông tin tốt hơn, cải thiện quy hoạch hiệu quả hơn
- xây dựng cơ sở hạ tầng với khả năng thích nghi cơ động hơn
- quản lý rủi ro xã hội, xóa đói giảm nghèo
- cải thiện công tác quản lý và dự báo thiên tai
Chiến lược giảm nhẹ
Giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu nhằm:
- ổn định hàm lượng các-bon và các khí nhà kính trong khí quyển
- giảm đến mức tối thiểu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu
- ngăn chặn những biến đổi khí hậu nguy hiểm và bảo đảm sự an toàn của
hành tinh chúng ta
Các phương thức giảm nhẹ:
- sử dụng các nguồn năng lượng và nhiên liệu thay thế
15


- định giá các-bon cho các quốc gia, nhất là ở những nước gây ô nhiễm
chính
- giảm mức phát thải các-bon cá nhân
- bảo tồn các “bể chứa các-bon”, đó chính là các khu rừng và đại dương,
nơi hấp thụ các-bon.
4. Kết luận – Hành động của thanh niên
Đây là một thông điệp từ một nhóm đạp xe vì môi trường ở Mỹ: “Chúng ta
CÓ THỂ giải quyết vấn đề Toàn Cầu Nóng Lên nhưng chỉ khi với một cách

thức được chuẩn bị tốt và đa chiều. Chúng ta phải nâng cao nhận thức về vấn
đề biến đổi khí hậu. Chúng ta cần gây áp lực lên quốc hội để thông qua những
luật định ý nghĩa về biến đổi khí hậu. Chúng ta cần chuyển sang năng lượng
tái tạo. Chúng ta cần tăng hiệu suất năng lượng. Chúng ta cần chuyển tiếp đến
một nền kinh tế sạch và xanh. Bạn có thể là một phần của giải pháp bằng
nhiều cách. Một trong số đó là tham gia cùng với chúng tôi ở Climate Ride
2008.”

Obama: "Thờ ơ biến đổi khí hậu là phản bội hậu thế"
Hãy thức tỉnh và hành động!
Hãy lưu tâm và trang bị cho mình những thông tin về biến đổi khí hậu và rồi
chuyển chúng thành HÀNH ĐỘNG!
16


Hơn 40% lượng phát thải CO2 là hệ quả trực tiếp từ hành động của các cá
nhân và sự lựa chọn của cá nhân của bạn là rất quan trọng, vì thế, hãy sống
một đời sống xanh! Tất cả mọi lựa chọn nhỏ của chúng ta, như chọn đi xe
máy thay vì đạp xe, tất cả đều góp phần vào phát thải khí nhà kính. Và tất cả
những phát thải này đang góp phần vào làm cho toàn cầu nóng lên. Đó là tại
sao vấn đề phụ thuộc vào hành động của mỗi chúng ta bây giờ.
5. Kế hoạch ứng phó thiên tai
- Phòng, chống rét đậm, rét hại, hạn hán: Tăng cường các biện pháp cấp bách
phòng chống giá, rét cho cây chồng, vật nuôi. Chủ động theo dõi, thường
xuyên nắm bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm để có giải pháp kỹ
thuật, chuẩn bị thiết bị, nhiên liệu, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí
phòng và chống cho phù hợp với mùa vụ.
- Phòng, chống, đối phó với gió lốc, mưa đá: Theo dõi, nắm bắt diễn biễn khí
tượng thủy văn trên địa bàn; Chủ động chằng néo nhà cửa, kho tàng, công sở,
công trình công cộng; kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, cắm biển báo

cảnh báo về giao thông, che phủ cho cây chồng, vật nuôi…
- Phòng tránh đối phó lũ quét, sạt lở, ngập lụt: Theo dõi, thường xuyên nắm
bắt diễn biến thời tiết trên địa bàn, địa điểm, những nơi thường xảy ra lũ quét,
sạt lở và có nguy cơ sạt lở để có giải pháp ứng phó kịp thời khi thiên tai xảy
ra, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Di chuyển những hộ có nguy cơ sạt lở cao,
ngập lụt ven sông, suối đến nơi an toàn trước mùa mưa lũ. Xem xét địa hình
và tạo riêng cho lũ những dòng chảy để thoát nước cho tốt đồng thời nghiêm
cấm các hành vi chặt phá rừng gây thiệt hại từ thiên tai.

V. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Cùng với sự phát triển như vũ bão của loài người, sự gia tăng nhanh chóng
của việc chặt phá rừng cùng với khí thải độc hại gây nhiễm môi trường dẫn
đến hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu cùng với thiên tai đang tạo ra mối
hiểm họa khó lường, chẳng khác nào như “quả bom hẹn giờ” treo trước tương
lai nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến vật chất,
tinh thần,cuộc sống sức khỏe con người. Vì vậy, Ứng Phó Với Biến Đổi Khí
Hậu, Phòng Tránh Và Giảm Nhẹ Thiên Tai là vấn đề cấp bách cần phải thực
hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bằng những phương pháp xử lí nêu
trên chúng ta có thể phần nào giảm nhẹ thiệt hại trước nguy cơ biến đổi khí
17


hậu dẫn đến các thảm hoạ khó lường cho nhân loại. Giúp cuộc sống con
người thêm phần ổn định.
Trên đây chỉ là ý tưởng và chút hiểu biết về một số môn học của chúng
em. Mong rằng phương pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu, Phòng Tránh
Và Giảm Nhẹ Thiên Tai trên sẽ được đưa vào thực tiễn và thực hiện thành
công.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng mong mọi người thông cảm và cho chúng
em lời khuyên. Chân thành cảm ơn!


18



×