Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

GIA CAT LUONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.12 KB, 7 trang )

Gia Cát Lượng (tiếng Hán: 诸葛亮; bính âm: Zhūge Liàng) (181–234) là vị quân sư và đại
thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, học giả, . Trong quân
sự, ông đã tạo ra các chiến thuật như: Bát trận đồ (Hình vẽ tám trận), Liên nỏ (Nỏ Liên Châu,
tên bắn ra liên tục), Mộc ngưu lưu mã (trâu gỗ ngựa máy ). Tương truyền ông còn là người
chế ra đèn trời (Khổng Minh đăng) và món bánh bao. Gia Cát Lượng được biết tới nhiều qua
tác phẩm Tam Quốc Gia Cát Lượng là người đất dương đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang
Nha đời Thục Hán, sinh vào mùa Thu năm Tân Dậu (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸
葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc
Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái
núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ
theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Ông có 3 anh em, anh cả Gia Cát Cẩn làm quan bên Đông Ngô, em thứ là Gia Cát Quân không
làm quan. Ông là người tài giỏi nhất nên người đời sau ví Lưu Bị được rồng trong số 3 người
(Lưu, Tào, Tôn).
Tương truyền ông học giỏi một phần nhờ vợ là Hoàng Nguyệt Anh, một người rất xấu nhưng có
tài năng, con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn ở Nhữ Nam. Người đời mới có câu thơ:
Mạc học Khổng Minh trạch phụ
Chi đắc A Thừa xú nữ
Theo sách "Khổng Minh Gia Cát Lượng", chữ "Cát" trong họ Gia Cát của ông có nguồn gốc từ
việc ông là dòng dõi của Cát Anh, một tướng theo Trần Thắng khởi nghĩa chống Tần. Cát Anh có
công, bị Trần Thắng giết oan. Khi Hán Văn Đế lên ngôi đã sai người tìm dòng dõi Cát Anh và cấp
đất Gia làm nơi ăn lộc. Một chi sau này lấy sang họ Gia Cát - ghép chữ "Cát" cũ và đất "Gia"[1].

Sự nghiệp
Khi Lưu Bị ở Tân Dã, có đến Tư Mã Đức Tháo bàn việc thiên hạ. Tư Mã Đức Tháo có nói: "Bọn
nho sinh đời nay chỉ là một phường tục sĩ, hạng tuấn kiệt chỉ có hai người, đó là Ngoạ Long và
Phượng Sồ. Ngoạ Long tức Gia Cát Khổng Minh, Phượng Sồ tức Bàng Thống tự Sỹ Nguyên." Lưu
Bị 3 lần thân đến Long Trung mời Khổng Minh ra giúp, tôn ông làm quân sư. Lúc bấy giờ là năm
208, Lưu Bị 47 tuổi, Gia Cát Lượng chỉ mới 27 tuổi.
Khổng Minh đã giúp Lưu Bị cùng với Tôn Quyền đánh bại Tào Tháo ở Xích Bích, lấy Kinh Châu,
định hai Xuyên, dựng nước ở đất Thục, cùng với Ngụy ở phía bắc, Ngô ở phía đông làm thành thế


chân vạc. Lưu Bị lên ngôi hoàng đế, Khổng Minh giữ chức Thừa tướng, một lòng khôi phục lại cơ
nghiệp nhà Hán, phía đông hòa Tôn Quyền, phía nam bình Mạnh Hoạch.
Mùa hạ năm 221, vừa lên ngôi, Lưu Bị đã muốn lấy lại Kinh Châu và tháng 7 năm đó, để trả thù
cho Quan Vũ nên Lưu Bị đã tuyến bố tuyệt giao với Đông Ngô, đem đại quân tiến đánh Tôn
Quyền. Lưu Bị đánh Đông Ngô là vi phạm sách lược "liên Ngô chống Tào" của Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng biết đánh Ngô hại nhiều hơn lợi nhưng không can ngăn nổi Lưu Bị nên dẫn đến bi
thảm Hào Đình, thất bại ở Tỷ Quy.
Lưu Bị trước khi chết đã uỷ thác việc nước cho Gia Cát Lượng, nói rằng: "Tài năng của ông cao
hơn Tào Phi (con trai Tào Tháo, lúc này là vua nước Ngụy) gấp 10 lần, nhất định có thể làm cho


nước nhà ổn định, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. Nếu như Lưu Thiện con tôi không
làm được gì, mong ông giúp đỡ còn như nó bất tài thực sự, ông có thể thay nó". Lưu Bị còn để lại
di chúc bắt Lưu Thiện phải kính nể Gia Cát Lượng như cha đẻ.
Nhà vua Lưu Thiện mới 17 tuổi không có tài, Gia Cát Lượng phải lo lắng toàn cục, chỉnh đốn nội
bộ và chấn chỉnh lực lượng. Dưới sự cai trị của ông, nước Thục dần dần mạnh lên. Sau khi trừ bỏ
được những lo lắng trong nước, Gia Cát Lượng đã đem quân xuống phía nam để bình định bọn
nổi loạn. Gia Cát Lượng ra quan không lâu đã bắt sống được Mạnh Hoạch. Ví dụ nổi tiếng về việc
Gia Cát Lượng "chiếm lòng người" chính là việc 7 lần bắt, 7 lần tha Mạnh Hoạch, cho đến khi
Mạnh Hoạch thực sự chịu phục.
Gia Cát Lượng Bắc phạt cả thảy là 7 năm, phát động 4 lần đánh nhau. Mấy lần xuất quân đều
chưa giành được thắng lợi hoàn toàn do Lý Nghiêm trễ nải cấp lương nên giả truyền thánh chỉ, 2
lần khác do Lưu Thiện nghe lời gièm pha mà nửa chừng hạ chiếu lui quân.
Tháng 8 năm 234, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi,
được phong tặng là Trung Vũ Hầu người đời thường gọi là Gia Cát Vũ Hầu. Ông được chôn tại
ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước
vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiện đầu hàng nước Ngụy, nước
Thục bị diệt vong.
Suốt hai đời vua là Lưu Bị và Lưu Thiện, mọi việc chính trị, quân sự và kinh tế ở Thục đều do
một tay Khổng Minh chủ trương và thi hành. Ông giỏi về binh thư binh pháp, có tài về nội trị,

ngoại giao, được xem là văn võ kiêm toàn, tài đức lưỡng bị... nên được hậu thế gọi là "vạn đại
quân sư", coi là một tấm gương sáng cho muôn thuở.

Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa
Tập tin:Gia Cát Lượng.JPG
Gia Cát Lượng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, 2007

Lưu Bị tam cố thảo lư (Lưu Bị 3 lần đến lều cỏ)
Lưu Bị sau nhiều năm bôn ba vất vả vẫn không có nổi một mảnh đất cắm rùi phải nương nhở Lưu
Biểu tại Kinh Châu. Nhưng ở đó không được bao lâu thì ông bị hai người em vợ của Lưu Biểu là
Sái Trung, Sái Mạo li dán. Lưu Biểu sinh nghi nhiều lần định giết. Lưu Bị đành xin ở lại Tân Dã
chiêu binh mãi mã chờ đợi thời cơ. Lưu Bị buồn bã đi dạo quanh thành Kinh Châu thì nghe được
tiếng hát, lời lẽ bài hát khẳng khái, anh hùng. Ông hỏi ra thì là Nguyên Trực, Nguyên Trực trở
thành quân sư cho Lưu Bị. Cùng năm đó, Tào Tháo sau khi tiêu diệt Viên Thiệu ổn định phương
Bắc, Tào Tháo sai các tướng Đồng Nhân, Lý Điển, Lý Quán dẫn quân tiến đánh Kinh Châu thực
chất là để tiêu diệt lực lượng của Lưu Bị. Nhờ sự giúp đỡ của Nguyên Trực, Lưu Bị đánh bại quân
Tào.Lưu Bị nhận ra được sự cần thiết của các mưu sĩ trong việc tạo nghiệp chính điều đó đã thay
đổi hoàn toàn chiến cuộc của Lưu Bị sau này. Tào Tháo bực tức muốn lôi kéo nhân tài khỏi Lưu
Bị nên ra lệnh cho mẹ Nguyên Trực viết thư triệu về Hứu Đô. Nguyên Trực đau khổ từ giã Lưu Bị
trước khi ra đi tiến cử Gia Cát Lượng hiện đang ở tại núi Ngọa Long. Thời đó bậc danh sĩ Kinh
Châu lan truyền một câu:" Ngọa Long, Sồ Phụng hai người được một sẽ có thiên hạ!". Lưu Bị liền
tới Ngọa Long Cương tham bái nhưng hai lần đầu không gặp mãi đến lần thứ ba mới gặp được
nên mới có câu "Lưu Bị tam cố thảo lư". Lưu Bị được Lượng nói kế sách định quốc an bang vô


cùng kính phục, muốn mời Gia Cát Lượng xuống núi mưu tính đại sự. Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị
thật lòng cầu xin nên ông chấp nhận làm quân sư cho Lưu Bị năm đó Gia Cát Lượng mới có hai
mươi bảy tuổi chính thức bước vào vũ đài chính trị.

Trận Đồi Bác Vọng

Sau khi Gia Cát Lượng làm quân sư cho Lưu Bị đã góp nhiều công sức xây dựng binh mã tại Tân
Dã khiến cho tiếng đồn xa xa. Tào Tháo nghe được tin, lo lắng lực lượng của Lưu Bị sẽ lớn mạnh
khó lòng tiêu diệt lại nghe có Khổng Minh đa mưu túc chí giúp sức. Có lần Tào Tháo hỏi Nguyên
Trực: - "Khổng Minh so với tiên sinh thì thế nào?" Nguyên Trực cười lớn rồi đáp: - "So với
Khổng Minh thì tôi chỉ là con đom đóm le lói trong đêm còn Lượng là ánh nhật nguyệt hào
quang." Hạ Hầu Đôn tức giận nguyện mang 10 vạn binh mã tiêu diệt Lưu Bị bắt sống Lưu Bị. Tào
Tháo đồng ý. Nghe tin Hạ Hầu Đôn kéo tới, Lưu Bị lo lắng, hai anh em Quan, Trương hỏi: - "Sao
đại ca không dùng "nước" của mình đi?" Khổng Minh tới nói: - "Chúa công có bao nhiêu can
đảm, Lượng tôi có bấy nhiêu kế sách." Lưu Bị nghe xong tin tưởng, liền trao ngọc ấn và kiếm cho
Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác
Vọng. Ông cho Triệu Tử Long và Lưu Bị dụ địch. Hạ Hầu Đôn gần tới đồi Bác Vọng thì thấy Lưu
Bị ra đánh rồi rút lui vào thung lũng, cho rằng dù có mai phục thì cũng chỉ nhiêu đó thôi nên Hạ
Hầu Đôn ra lệnh toàn binh tiến vào Bác Vọng. Lại nói Bác Vọng là khu thung lũng eo hẹp hai bên
có rừng cây và núi đồi, cả 10 vạn đại quân đuổi theo Lưu Bị chèn ép nhau tiến lên. Hạ Hầu Đôn
bắt đầu nghi ngờ thì rừng tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to, quân Tào
hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy, các tướng sĩ của Lưu Bị quay
lại truy sát. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát. Lưu Bị chiến thắng
hoàn toàn chỉ trong 1 trận, từ đó uy tín của Khổng Minh lại càng được nể trọng. Lưu Bị vẫn
thường nói với mọi người "Ta được Khổng Minh như cá được nước " quả thật không sai.

Trận Tân Dã
Sau khi thất bại ở trận Đồi Bác Vọng, Tào Tháo dẫn đại quân đến Kinh Châu. Lưu Tôn và mẹ là
Sái thị dâng Kinh Châu cho Tào Tháo. Tào Tháo chiếm được Kinh Châu, đem quân đến Tân Dã
truy kích Lưu Bị. Khổng Minh bèn lập kế mai phục quân Tào. Ông sai Quan Vũ dẫn 1000 binh đi
mai phục phía bờ sông Bạch Hà, quân lính mỗi người mang sẵn một bao cát đợi khi nghe tiếng
ngựa hí thì ngăn nước sông xả nước cho nước cuốn chảy xuống. Ông lại sai Trương Phi mai phục
ở Bác Lăng và dặn thấy quân Tào băng qua thì xông ra mà đánh. Cuối cùng ông sai Triệu Vân
chia quân ba mặt Ðông, Tây, Nam, chừa phía Bắc cho quân Tào chạy, thấy có hiệu lửa thì xông ra
mặt Bắc mà đánh đồng thời lệnh cho quân lính mang đồ dẫn lửa để sẵn trong nhà dân sau khi mọi
người đã chạy đến Phàn Thành. Sau đó, quân Tào do Tào Nhân, Tào Hồng, Hứa Chử kéo đến.

Hứa Chử dẫn quân vào rừng gặp Lưu Bị, Khổng Minh, định lên bắt nhưng bị gỗ, đá cản lại. Còn
Tào Nhân, Tào Hồng thẳng tiến đến thành Tân Dã, thấy cửa thành mở rộng bèn dẫn quân vào
thành thì thấy đây chỉ là tòa thành trống. Lúc ấy quân Tào tất cả đều mỏi mệt nên nấu cơm ăn để
nghỉ ngơi. Bỗng đêm đó, có tin báo lửa cháy, Tào Nhân đang trấn an quân sĩ thì lại có tin báo lửa
cháy khắp cả thành. Tào Nhân thất kinh chạy ra thì thấy cả vùng lửa cháy ngút trời. Quân Tào thi
nhau chạy trốn, chết không biết bao nhiêu. Tào Nhân, Tào Hồng đang tìm đường thoát thân thì
gặp quân của Triệu Vân ùa ra đánh giết, đang lúc nguy cấp thì quân dọ thám cho hay phía Bắc
không có lửa nên quân Tào đổ ùa sang phía Bắc mà chạy. Tào Nhân chạy được một khoảng, kiểm
điểm lại binh mã thấy hao hơn phân nửa. Quân Tào chạy một lúc nữa lại có con sông chặn trước
mặt, nhưng nước cạn nên quân Tào không lo nữa, dẫn quân qua sông. Quan Vũ phục ở mé trên,
thấy quân Tào đã tới, bèn cho quân xả nước xuống, nước chảy xuống như thác vỡ bờ cuốn trôi


quân Tào vô số. Tào Nhân, Tào Hồng dẫn tàn binh trốn chạy, bỗng đâu gặp Trương Phi, may nhờ
có Hứa Chử đến cứu. Sau đó Lưu Bị, Khổng Minh và các tướng thẳng tới Phàn Thành còn Tào
Nhân dẫn đám bại binh về ra mắt Tào Tháo xin chịu tội. Tào Tháo tức giận Khổng Minh lắm, kéo
đại binh tới ngay Tân Dã để báo thù, tạo nên trận Trường Bản sau này. Người đời sau có thơ khen
trận Tân Dã: " Phong Bá ra oai Tân Dã huyện, Chúc Dung bay xuống Diễm Ma thiên"

Trận Xích Bích và việc đoạt 10 vạn mũi tên của Tào Tháo

Trong trận Xích Bích, Khổng đến Giang Đông giúp đỡ đại đô đốc của Đông Ngô là Chu Du
chống Tào Tháo. Chu Du từ lâu biết Khổng Minh là "thiên hạ kỳ tài", để người như vậy sống về
sau sẽ là họa cho Đông Ngô nên muốn tìm cách hại ông. Đầu tiên Chu Du sai Khổng Minh dẫn
quân đi cướp trại Tào Tháo nhưng ông đã khéo léo từ chối. Sau đó, Chu Du sai Khổng Minh trong
10 ngày làm 10 vạn mũi tên nhưng cố tình dặn thợ tên làm chậm nhằm hại Khổng Minh. Nhưng
Khổng Minh hẹn trong 3 ngày sẽ làm xong. Chu Du mừng quá bảo Khổng Minh viết tờ quân lệnh.
Khổng Minh bèn đến tìm Lỗ Túc là mưu sĩ của Đông Ngô mượn hai mươi chiếc thuyền, mỗi
chiếc có chừng ba mươi quân sĩ, trên thuyền dùng vải xanh làm màn che xung quanh, lại bó cỏ với
rơm cho nhiều. Lỗ Túc nhận lời nhưng không hiểu Khổng Minh làm gì. Chu Du mừng thầm nghĩ

phen này Khổng Minh chết chắc. 2 ngày đầu Khổng Minh không làm gì cả. Đến ngày thứ ba, vào
đầu canh tư, Khổng Minh bỗng bí mật cho mời Lỗ Túc đến uống rượu rồi lại sai người lấy dây
chạc dài, buộc hai mươi chiếc thuyền liền lại với nhau, rồi bảo quân nhắm bờ phía Bắc thẳng tới.
Hôm ấy, sương mù rất nhiều. Đến đầu canh năm, Khổng Minh tiến sát đến thủy trại của Tào Tháo,
Khổng Minh sai thủy thủ dàn ngang đoàn thuyền ra rồi đánh trống vang trời, hò reo ầm ĩ. Sai Mão
và Trương Doãn thấy sương mù dày đặc sợ có phục binh nên hạ lệnh cho quân sĩ bắn tên loạn xạ
vào quân Khổng Minh. Đợi đến gần sáng, Khổng Minh dẫn quân trở về, 20 chiếc thuyền cắm đầy
tên của quân Tào, tính ra hơn 10 vạn. Chu Du trông thấy vô cùng kinh hãi, tự thấy tài kém Khổng
Minh rất nhiều.
Khổng Minh cầu gió Đông giúp Chu Du
Chu Du chờ hoài không thấy gió đông nên lâm bệnh nặng. Khổng Minh bảo Lỗ Túc có cách chữa
bệnh cho Chu Du. Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào gặp Chu Du. Khổng Minh đưa Chu Du 4 câu thơ:
"Muốn đánh Tào quân, Phải dùng hỏa công, Mọi sự đều có, Chỉ thiếu gió Ðông." Chu Du thất
kinh hỏi cách. Khổng Minh bảo Chu Du hãy truyền xây ngay một đài thất tinh ở chân núi Nam
Bình, cao bảy trượng, chia ba tầng, có hai trăm quân cầm cờ, ông sẽ cầu gió Đông luôn ba ngày ba
đêm để giúp Chu Du. Lập tức Chu Du sai cất đài như lời Khổng Minh dặn, xong rồi giao cho
Khổng Minh hai trăm quân sĩ cầm cờ quay theo các phương hướng. Chính giữa có cái đàn để
Khổng Minh lên cầu gió . Ngày Giáp Tí, Khổng Minh tắm gội sạch sẽ, mặc áo đạo sĩ, đi chân
không lên đàn, lại dặn Lỗ Túc về giúp Chu Du việc binh. Sau đó Khổng Minh truyền: "Đạo
trường trang nghiêm, pháp linh như núi, các tướng sĩ không được rời khỏi quân vị, không được to
nhỏ nói chuyện, không được mở miệng nói bậy, không được giật mình ngạc nhiên, không được
tâm sanh tạc điểm, ai trái lệnh bị chém". Rồi Khổng Minh lên đàn thắp nhang, làm phép cầu ba
lần, vẫn chưa có gió. Đến canh hai, gió Đông nam thổi tới rất mạnh, quân Ngô nhân cơ hội đó
châm lửa phóng hỏa đốt sạch chiến thuyền quân Ngụy. Chu Du vừa mừng vừa sợ bèn sai Ðinh
Phụng, Từ Thịnh đi ngay tới núi Nam Bình để lấy đầu Khổng Minh nhưng tới nơi thì Khổng Minh
đã được Triệu Vân cứu thoát. Thực chất, khi Lưu Bị được Chu Du mời sang Đông Ngô để ám sát


nhưng không thành, trước khi về có ghé thăm Khổng Minh. Lúc đó, Gia Cát Lượng đã lượng
trước được tình hình nên nhờ Lưu Bị bảo Triệu Vân đưa 1 chiếc thuyền đợi sẵn ở chân núi Nam

Bình, sau khi cầu được gió Đông xong sẽ trở về ngay, không được trễ. Việc lập đài cầu gió Đông
Nam chẳng qua chỉ là hành động phụ thêm của Không Minh nhằm qua mắt Công Cẩn, tiện thoát
thân. Qua đó có thể thấy được sự tinh thông thiên văn, thời tiết...của Gia Cát Lượng. Nhờ "gió
Đông nam của Khổng Minh" mà quân Ngô đại thắng quân Ngụy, Chu Du không bị nỗi nhục mất
nước, mất vợ nên về sau thi sĩ đời Đường Đỗ Phủ có 2 câu thơ: "Gió Đông nếu chẳng vì Công
Cẩn / Đồng Tước đêm xuân khóa Nhị Kiều".

Kinh Châu
Gia Cát Lượng ra Tây Xuyên dùng mẹo bắt Trương Nhiệm
Sau khi Bàng Thống mất, Lưu Bị mời Khổng Minh ra Tây Xuyên để đánh chiếm Ích Châu.
Khổng Minh giao Kinh Châu lại cho Quan Vũ rồi cùng Trương Phi, Triệu Vân vào Tây Xuyên.
Khổng Minh muốn chiếm Lạc thành nhưng ngại Trương Nhiệm là người đã giết Bàng Thống nên
tìm kế bắt Trương Nhiệm. Ông xem xét địa hình rồi sai Ngụy Diên đem quân phục ở phía đông
cầu Kim Nhạn, cầm trường thương phục bên tả hễ địch chạy qua thì cứ nhằm tướng cưỡi ngựa mà
đâm, Hoàng Trung dẫn quân phục phía hữu chỉ dùng đao chém chân ngựa, Trương Nhiệm sẽ chạy
qua đường nhỏ phía Ðông. Trương Phi phục sẵn quân nơi đây mà bắt còn Triệu Vân thì chờ
Trương Nhiệm chạy qua cầu Kim Nhạn thì chặt gẫy ngay cầu ấy. Phân công xong, Khổng Minh
đích thân đi dụ địch. Trương Nhiệm dẫn Trác Ung ra trận, gặp Khổng Minh liền dẫn quân ra đánh,
Khổng Minh bỏ xe lên ngựa chạy qua cầu. Trương Nhiệm đuổi theo một quãng thì gặp Huyền
Ðức và Nghiêm Nhan đổ ra chặn đánh. Nhiệm toan quay về thì cầu đã bị chặt gẫy. Nhìn bờ phía
Bắc thì Triệu Vân chận, liền chạy vào đường nhỏ thì gặp quân phục của Ngụy Diên, Hoàng
Trung. Trương Nhiệm chỉ còn vài chục kỵ binh theo sau chạy vội vào đường núi thì Trương Phi
hiện ra, quát một tiếng như sấm, Nhiệm luống cuống thì bị các bộ tướng của Phi xông lại bắt sống.
Trương Nhiệm bị bắt giải tới gặp Lưu Bị và Khổng Minh nhưng không chịu hàng nên bị Khổng
Minh sai đem ra chém. Chiếm được Lạc Thành, Lưu Bị sau chiếm luôn Ích Châu.
Mạnh Hoạch (孟獲) là một nhà quý tộc, người đứng đầu Nam Man nằm ở Nam Trung, phía nam
của Thục Hán, thuộc khu vực ngày nay là Vân Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Tam
Quốc Diễn nghĩa, Mạnh Hoạch đứng đầu các bộ lạc Nam Man và thường xuyên quấy nhiễu và
Gia Cát Lượng đã đích thân dẫn quân đến thu phục Mạnh Hoạch. Theo Tam Quốc Diễn nghĩa thì
Gia Cát Lượng đã 7 lần bắt được Mạnh Hoạch và tha với mục đích thu phục nhân tâm các bộ lạc

khu vực này. Mạnh Hoạch sau đó thề trung thành với Thục Hán. Theo chính sử[cần dẫn nguồn]
thì Mạnh Hoạch không phải là người thuộc các bộ lạc Nam Man mà là người Hán.
Cũng trong tiểu thuyết, Mạnh Hoạch có vợ là Chúc Dong. Cô này tự nhận mình là con cháu của
thần lửa

Thu phục Khương Duy
Dùng Không thành kế đuổi Tư Mã Ý
Gia Cát Lượng về thành thu thập lương thảo. Nhưng chẳng mang theo nhiều quân. Tư Mã Ý đuổi
đến nơi, Ông không những không triển khai quân đối phó mà còn mở cổng thành, có ý mời quan
quân Tư Mã Ý vào thành. Còn mình thì ngồi trên thành, gẩy đàn rất bình thản. Tư Mã Ý đến nơi,


thấy vây liền sinh nghi, không dám tiến vào thành vì sợ trong thành có bẫy. Tư Mã Ý nghe tiếng
đàn của Gia Cát Lượng, thấy được sự bình thản trong con người ông, càng thêm lo sợ. Tư Mã Ý
còn nói: "hiểu được tiếng đàn của Gia Cát Lượng thật là 1 diễm phúc của ta". Đột nhiên, dây đàn
đứt, Gia Cát Lượng vô cùng lo sợ, nhưng Tư Mã Ý thì lại cho là có biến, liền lập tức ra lệnh lui
quân. Gia Cát Lượng cũng vã mồ hôi vì lo lắng. Sau đó lập tức ra lệnh cho mọi người chuyển gấp
lương thảo về Hán Trung, ông nói Tư Mã Ý nhất định sẽ quay lại. Và quả thật, Tư Mã Ý đã quay
lại, lên thành, thấy chỉ còn chiếc đàn đã đứt dây, vừa cảm thấy tức, vừa thêm nể phục tài năng của
Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng vây cha con Tư Mã Ý ở Thượng Phương cốc
Gia Cát Lượng sau khi nhiều lần tấn công và cố bắt sống Tư Mã Ý nhưng không thành, doanh trại
Tư Mã Ý thì được canh phòng nghiêm ngặt không thể đột phá. Cuối cùng Gia Cát Lượng cho vài
hàng binh vào trại Tư Mã Ý nói là toàn bộ lương thực của quân Thục đều cất giữ tại Thượng
Phương cốc, Tư Mã Ý hơi nghi ngờ cho người dò xét thấy đoàn lương của Thục quân có đi vào
Thượng Phương Cốc. Tư Mã Ý cả mừng ra lệnh đích thân thống soái một đạo quân nhỏ tới
thượng Phương Cốc còn lại thì để lại giữ doanh trại. Cha con Tư Mã Ý vừa vô sơn cốc thì không
thấy bóng người và lương thảo, bao quanh toàn đồi dọc dứng nhỏ hẹp, Tư Mã Ý đang nghi ngờ thì
tiếng trống nổi lên, quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng liền cho quân

phóng hỏa định hỏa thiêu cha con Tư Mã Ý. Lửa cháy càng lúc càng to, Tư Mã Ý khóc rên rỉ:"Ba
cha con ta bị chết thiêu ở đây rồi!" vừa lúc đó thì xa xa mây giông kéo tới, mưa gió cuồn cuộn nổi
lên dập tắt hết ngọn lửa, cha con Tư Mã Ý cả mừng vội vã chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc.
Gia Cát lượng buồn rầu đứng dưới trời mưa ngửa mặt than trời: "Đúng là người tính không bằng
trời tính". Tư Mã Ý trở về thì doanh trại ở Vị Nam đã bị đánh phá phải rút lui cố thủ ở Vị Bắc.
Quân Ngụy tuy đại bại nhưng mưu kế không thành, Gia Cát Lượng vì quá đau buồn lại thêm ngày
đêm lao lực mà sinh bệnh.

Gia Cát Lượng bệnh mất ở Ngũ Trượng Nguyên và dùng kế
giết Ngụy Diên
Khổng Minh sau khi thất bại trong việc tiêu diệt 2 cha con Tư Mã Ý ở Thượng Phương cốc cộng
với thất bại của quân Đông Ngô nên ông lâm trọng bệnh ngất xỉu. Khi ông tỉnh dậy bảo Khương
Duy ông không sống được lâu nữa, Khương Duy nghe vậy thất kinh, rồi khuyên ông dùng phép
cầu thọ. Khổng Minh bèn bày đủ lễ vật, trên mặt đất thắp bảy ngọn đèn to, dưới thắp bốn mươi
chín ngọn đèn nhỏ, phía trong để một cái đèn bổn mạng rồi cầu trời đất cho ông sống thêm 1 kỷ
nữa để phục hưng nhà Hán. 7 ngày sau ông thấy ngọn đèn bổn mạng vẫn sáng thì cả mừng bỗng
nghe bên ngoài có tiếng la ó thì thấy Ngụy Diên chạy vào báo có binh Ngụy kéo đến, chẳng may
Ngụy Diên lật đật làm đổ ngọn đèn chủ tắt đi. Khổng Minh bèn quăng gươm xuống đất mà than:
"sống chết có mạng không sao cầu được". Khương Duy tức giận muốn chém Ngụy Diên nhưng
Khổng Minh ngăn lại. Sau đó, Khổng Minh gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do
ông viết ra, dặn dò các tướng cẩn thận, viết di thư cho Hậu chúa Lưu Thiện rồi bày kế cho Dương
Nghi khi ông chết đừng phát tang, hãy làm một cái hộp lớn, để ta ngồi trong, lấy bảy hạt gạo bỏ
vào miệng ta, dưới chân để một ngọn đèn thật sáng, ba quân không được khóc lóc thì tướng tinh
của ông sẽ không rớt làm cho Tư Mã Ý sẽ nghi sợ rồi cho hậu quân lui trước rồi cứ từng dinh mà
rút dần. Nếu Tư Mã Ý dẫn quân đến thì đẩy xe có tượng gỗ của ông ra thì Tư Mã Ý thấy vậy tất
sợ mà chạy. Lát sau, thượng thư Lý Phúc vào hỏi chuyện triều đình, Khổng Minh dặn dò nửa
chừng thì qua đời, hưởng thọ 54 tuổi, bấy giờ là năm Kiến Hưng 12 ( 234).


Sau khi Khổng Minh mất, Ngụy Diên quả nhiên làm phản nhưng Khổng Minh đã tiên đoán trước

nên bày kế cho Mã Đại chém chết Ngụy Diên. Quân Thục trở về Thành Đô, Hậu chúa Lưu Thiện
cho mai táng Khổng Minh tại núi Ðịnh Quân như ý nguyện của ông rồi phong hàm ân cho Khổng
Minh làm Trung Vũ Hầu, lập miếu nơi Miêu Dương. Con trai Khổng Minh là Gia Cát Chiêm thủ
hiếu cư tang

Diễn Nghĩa.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×