Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Bài giảng quản lý nhà nước về nông nghiệp nông thôn chương 1 quản lý nhà nước về xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.46 KB, 23 trang )

Chương 1

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN NƯỚC TA
1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG
PHẤT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN


1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG
PHẤT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
1.1. QUAN ĐIỂM
1.2. MỤC TIÊU
1.3. ĐỊNH HƯỚNG


1.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VIỆT NAM
1. Coi trọng thực hiện CNH – HĐH trong nông nghiệp
và xây dựng nông thôn.
2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
3. Phát huy lợi thế của từng vùng và của cả nước.
4. Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần
kinh tế.
5. Tổ chức sắp xếp và đổi mới hoạt động của các doanh
nghiệp nhà nước.
6. Chú trọng xây dựng nông thôn mới.



1.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.2.1. MỤC TIÊU CHUNG

1.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ


1.2.1. MỤC TIÊU CHUNG PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM
- Về nông nghiệp: xây dựng một nền nông nghiệp hàng
hoá mạnh, phát triển bền vững, từng bước hiện đại hoá,
trên cơ sở áp dụng công nghệ cao và công nghệ sạch, có
khả năng cạnh tranh quốc tế.
- Về nông thôn: xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa
theo hướng một nông thôn có kinh tế nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ cùng phát triển, CNH-HĐH, đảm bảo
cho người dân có cuộc sống sung túc, không còn đói
nghèo, xã hội nông thôn văn minh, dân chủ và công bằng.


1.2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng CNH – HĐH.
2. Bằng nhiều biện pháp để nâng cao thu nhập của
cư dân nông thôn, xóa hộ đói, giảm tỷ lệ hộ
nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội
nông thôn.
3. Bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn nạn phá
rừng…

4. Đẩy mạnh đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.
5. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, đảm bảo ổn định
chính trị, xây dựng nếp sống văn minh nông thôn


3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN VIỆT NAM

1.3.1. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn theo hướng hình thành nền
nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng.


1.3.2. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn
* Về sản xuất lương thực: quy hoạch sản xuất lương
thực phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ.
* Về trồng cây công nghiệp, hoa màu: phát triển theo
quy hoạch và chú trọng thâm canh các vùng cây công
nghiệp nguyên liệu.
* Về chăn nuôi: phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu
quả chăn nuôi gia súc, gia cầm
* Về nuôi trồng thủy sản: phát huy lợi thế của ngành
thủy sản, tạo thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn.
* Về lâm nghiệp: bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng,
nâng độ che phủ của rừng.



1.3.3.Tăng cường tiềm lực khoa học và
công nghệ trong nông nghiệp
- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong
nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với
công nghệ thông tin.
- Chú trọng tạo và sử dụng giống cây, con có năng suất,
chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công nghệ mới vào
sản xuất.
- . Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ. Đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư.


1.3.4. Phát triển công nghiệp và dịch vụ
ở nông thôn
- Từng bước công nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn,
rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn,
thị dân và nông dân trong quá trình phát triển đất
nước.
- Hình thành các khu vực tập trung công nghiệp, các
điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn
với thị trường trong nước và xuất khẩu.


1.3.5. Tăng cường đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng ở nông thôn
Việc tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng ở nông thôn giúp tạo điều kiện cho nông
thôn có thể thu hút ngày càng nhiều hơn các
nguồn đầu tư trong và ngoài nước để phát

triển kinh tế - xã hội của vùng, trên cơ sở đó
giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và
thành thị về thu nhập và mức sống.


1.3.6. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội
ở nông thôn
Tập trung sức của Trung ương, địa
phương, các đoàn thể, tổ chức chính
trị, tổ chức quần chúng để xây dựng
nông thôn văn minh, hiện đại song
vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân
tộc.


2. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
2.1. CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP
2.2. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
2.3. CS ĐỐI VỚI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ
2.4. CS VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
2.5. CÁC CS ĐẦU TƯ, TÍN DỤNG VÀ THỊ
TRƯỜNG
2.6. CS PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI
2.7. CS ĐỐI VỚI MIỀN NÚI
2.8. CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI


2.1. CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NÔNG NGHIỆP
* Khái niệm chính sách bảo hộ nông nghiệp:

Chính sách bảo hộ nông nghiệp được hiểu là những
chính sách nhằm tăng sản lượng và thu nhập cho
khu vực nông nghiệp thông qua sự can thiệp của
Nhà nước vào thị trường nông sản.


2.2. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
1. NN mở rộng, củng cố quyền của người được giao
đất, làm rõ và đơn giản hoá thủ tục để người sử dụng
đất thực hiện các quyền của mình.
2. NN định giá đất công khai căn cứ vào từng loại đất,
từng vùng và mức độ đầu tư kết cấu hạ tầng,… làm cơ
sở để xây dựng chính sách chuyển nhượng quyển sử
dụng đất, mức độ đền bù khi thu hồi, thế chấp.
3. NN kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc tích tụ tập trung
ruộng đất.
4. Nhà nước giao đất, cho thuê đất để các tổ chức cá
nhân ổn định lâu dài.


Ý NGHĨA CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI
1. Góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích đất NN, hạn
chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp.
2. Góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
3. Giúp kiểm soát đất nông nghiệp.
4. Khuyến khích nông dân sử dụng có hiệu quả đất đai.
5. Hỗ trợ, giúp đỡ những người nghèo tiếp cận tốt hơn
tới nguồn lực đất đai.

6. Cho phép tích tụ tập trung ruộng đất cho phát triển
sản xuất hàng hóa lớn.


HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI

- Ruộng đất trở nên hết sức manh mún, nảy
sinh mâu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng
hóa lớn.
- CS đất đai chưa phù hợp trong quá trình
phát triển KTXH do điều kiện bình quân đất
đai theo đầu người thấp.


2.3. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC THÀNH
PHẦN KINH TẾ
1. Kinh tế hộ gia đình
2. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã
3. Kinh tế nhà nước
4. Các thành phần kinh tế khác


2.4. CHÍNH SÁCH VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
1. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giống để nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm.
2. Nghiên cứu, chuyển giao nhanh các quy trình kỹ thuật.
3. Phát triển và chuyển giao các công nghệ thích hợp.
4. Tăng cường đầu tư cho việc chế tạo trong nước và nhập khẩu
công nghệ.

5. Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.
6. Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ nông sản, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn.
7. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các viện nghiên
cứu, các trung tâm khoa học trong nông nghiệp.
8. Phát triển thủy lợi, quản lý các công trình đang có và hoàn
thành các công trình còn dở dang.


2.5. CÁC CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ, TÍN DỤNG
VÀ THỊ TRƯỜNG
1. Tăng cường phân cấp quản lý vốn đầu tư, đảm bảo sự
tham gia đông đảo của nhân dân.
2. Đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
quốc doanh; quỹ tín dụng nhân dân, các ngân hàng cổ
phần.
3. Tăng nguồn tín dụng đầu tư trung hạn và dài hạn cho hộ
gia đình, cá nhân, hợp tác xã, bổ sung vốn lưu động cho
doanh nghiệp.
4. Phát triển thị trường nông, lâm thủy sản trong nước và
xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
5. Tăng đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, ưu tiên đầu tư
cho kết cấu hạ tầng. Khuyến khích nhân dân và các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.


2.6. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI
1. Phát triển kinh tế trang trại góp phần khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong nông

nghiệp.
2. NN khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang
trại thông qua các biện pháp cụ thể như giao đất, hỗ trợ
về khoa học công nghệ…
3. Các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại được giao
đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ổn định và lâu dài để sản xuất kinh doanh.


2.7. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI MIỀN NÚI VÀ ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1. Mạnh dạn đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so
sánh của từng vùng.
2. Thực hiện giao đất, giao rừng đến hộ nông dân.
3. Cải thiện và nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng ở miền núi.
4. Thực hiện tốt các dự án thuộc các chương trình của Chính phủ do
quốc tế tài trợ.
5. Giảm các thủ tục phiền hà, các tầng nấc trung gian để đưa vốn,
kinh phí, vật tư đến cho đồng bào dân tộc, miền núi.
6. Có chính sách ưu đãi và hình thức thích hợp về đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng, đãi ngộ cán bộ công tác ở miền núi.
7. Đổi mới hoạt động của các cơ quan làm công tác dân tộc, miền núi
theo các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước


2.8. CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI KHÁC
1. Thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất
nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ để giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
2. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về xoá đói

giảm nghèo ở nông thôn. Có biện pháp cụ thể để hạn
chế mức chênh lệch về thu nhập và đời sống giữa
thành thị và nông thôn.
3. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển
giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá; nâng cao dân trí, phát
triển nguồn nhân lực được đào tạo để đẩy mạnh công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.



×