Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHUYÊN ĐỀ 5: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 20 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ,
NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ, BẢNG SỐ LIỆU
(12 tiết)
A. Mục tiêu:
Sau khi học xong, học sinh đạt được:
1. Về kiến thức:
- Nắm được kiến thức cơ bản về biểu đồ
- Có khả năng lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp theo yêu cầu của đề bài
- Biết cách xử lí số liệu, nhận xét, phân tích, giải thích biểu đồ và bảng số liệu.
2. Về kỹ năng:
- Biết chọn và vẽ đúng các dạng biểu đồ thường gặp;
- Nhận xét và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu theo yêu cầu của bài;
B. Nội dung cụ thể
I. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU (3 TIẾT)
1. Yêu cầu phân tích bảng số liệu thống kê
- Đọc kỹ bảng số liệu để thấy yêu cầu và phạm vi cần phân tích .
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi => nắm được yêu cầu và phạm vi cần thể hiện => nắm
được yêu cầu chủ đạo.
- Tìm ra tính qui luật hoặc mối liên nào đó giữa các số liệu.
- Không bỏ sót các dữ liệu, nếu bỏ sót các dữ liệu dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác.
- Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao, sau đó phân tích các
số liệu thành phần.
- Tìm các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất theo cột, hàng (đặc biệt chú ý đến những số liệu
mang tính đột biến tăng hoặc giảm).
- Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ so sánh, phân tích, tổng
hợp.
- Tìm mối quan hệ giữa các số liệu theo hàng ngang và hàng dọc
* Phân tích số liệu thống kê thường gồm 2 phần:
+ Nhận xét về các diễn biến và mối quan hệ giữa các số liệu.
+ Giải thích nguyên nhân các diễn biến và mối quan hệ đó (dựa vào kiến thức đã học)
2. Một số công thức tính toán khi xử lý số liệu


1. Tính năng suất cây trồng:
Sản lượng cả năm (tạ) /Diện tích cả năm (ha) = Năng suất cả năm (tạ/ha)
2. Tính bình quân sản lượng lúa/người.
Sản lượng lúa cả năm (kg) /Số dân (người) = .........(kg/người)
3. Tính giá trị xuất nhập khẩu:
Giá trị xuất khẩu + Giá trị nhập khẩu = Tổng giá trị XNK.
XK – NK = Cán cân XNK
+ XK > NK → cán cân XNK (+):
xuất siêu
+ XK < NK→ cán cân XNK (–):
nhập siêu
4. Tính tỉ lệ XNK
(Giá trị XK/ giá trị NK) x 100% = ....... (%).
5. Tính cơ cấu XNK
XK /(XK + NK) x 100 % = ..... (%).
1


6. Tính giá trị XNK khi biết tổng giá trị XNK và cán cân XNK:
+ Nếu cán cân XNK (–) thì
Giá trị XK = (tổng giá trị XNK – cán cân XNK) /2
+ Nếu cán cân XNK (+) thì
Giá trị NK = (tổng giá trị XNK + cán cân XNK) / 2
7. Tính mật độ dân số trung bình.
Dân số (triệu người) / Diện tích (triệu km2) = ........ Người/km2
3. Bài tập vận dụng:
Bài tập 1:
Dựa vào bảng số liệu (Bài tập 2 trang 44 - SGK), hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ
từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.
* Nhận xét:

- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng liên tục và tăng nhanh theo chiều từ Bắc vào Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng liên tục theo chiều từ Bắc vào Nam.
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 ít có sự thay đổi.
- Biên độ dao động nhiệt độ năm giảm dần theo chiều từ Bắc vào Nam.
* Giải thích:
- Góc nhập xạ tăng theo chiều từ Bắc vào Nam.
- Miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Bài tập 2: Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm (1975 - 2005)
Đơn vị: Nghìn ha
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005

Cây CN hàng năm
210.1
371.7
600.7
542.0
716.7
778.1
861.5

Cây CN lâu năm
172.8

256.0
470.3
657.3
902.3
1451.3
1633.6

a. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và cây
công nghiệp lâu năm trong khoảng thời gian từ 1975 - 2005.
b. Sự thay đổi cơ cấu diện tích có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố
sản xuất cây công nghiệp?
* Hướng dẫn:
1. Xử lí số liệu
Cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo CCN hàng năm và CCN lâu năm (1975 - 2005)
(Đơn vị: %)
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005

Cây CN hàng năm
54.9
59.2
56.1
45.2
44.3

34.9
34.5

2. Nhận xét:
- Về tốc độ tăng trưởng:
2

Cây CN lâu năm
45.1
40.8
43.9
54.8
55.7
65.1
65.5


+ So với năm 1975 tổng diện tích cây công nghiệp năm 2005 tăng lên 6,4 lần tương
ứng với diện tích tăng lên là 1825,7 ha.
+ Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm. Trong giai
đoạn trên cây công nghiệp lâu năm tăng 9,2 lần, cây công nghiệp hàng năm tăng 4,1 lần.
- Về chuyển dịch cơ cấu:Cơ cấu diện tích cây công nghiệp từ năm 1975 đến năm 2005
có sự thay đổi:
+ Tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm giảm từ 54,9% (1975) xuống còn 34,5 % (2005)
+ Tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 45,1% (1975) lên 65,5% (2005).
* Sự thay đổi diện tích cây công nghiệp đã kéo theo sự thay đổi trong phân bố cây công
nghiệp với việc hình thành 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là: Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Bài tập 3: Cho bảng số liệu dưới đây:
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000- 2006

(Đơn vị: %)
Năm

Tổng số

2000
2002
2004
2005
2006

100
100
100
100
100

Chia ra
Nông - Lâm - NN

CN- XD

Dịch vụ

65,1
61,9
58,7
57,2
55,7


13,1
15,4
17,4
18,3
19,1

21,8
22,7
23,9
24,5
25,2

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta
trong thời gian trên?
* Hướng dẫn:
-Trong cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2006 tỉ
trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp luôn cao nhất; tỷ trọng lao động trong
ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất ( DC)
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 – 2006 có sự
chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (DC)
+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ
(DC)
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ ( 9 TIẾT)
I. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ là một hình vẽ thể hiện một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện
tượng, mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng, hoặc cơ cấu thành phần của một tổng
thể.
- Cần nghiên cứu kỹ đầu bài để lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp.
- Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, cũng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:

+ Khoa học (chính xác)
+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc)
+ Thẩm mỹ (đẹp).
- Để đảm bảo tính trực quan và thẩm mỹ, khi vẽ biểu đồ người ta thường dùng ký hiệu để
phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các ký hiệu thường được biểu thị bằng các cách: gạch
3


nền, dùng các kí hiệu toán học... Khi chọn kí hiệu cần chú ý làm sao biểu đồ vừa dễ đọc, vừa
đẹp.
- Lưu ý khi đặt tên biểu đồ: Đảm bảo 3 nội dung: Biểu đồ về vấn đề gì? Ở đâu? Vào thời
gian nào?
*Các loại biểu đồ thường gặp: hình cột, tròn, đường biểu diễn, miền...
II. Một số dạng biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển
1. Biểu đồ đường biểu diễn
- Yêu cầu thể hiện: Động thái phát triển của các hiện tượng theo chuỗi thời gian.
- Các dạng chủ yếu:
+ Một đường biểu diễn
+ Nhiều đường biểu diễn có cùng đơn vị
+ Hai hay nhiều đường biểu diễn khác đơn vị.
2. Biểu đồ hình cột
- Yêu cầu thể hiện: Thể hiện quy mô số lượng, động thái phát triển, so sánh tương quan
về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể.
- Các dạng chủ yếu:
+ Biểu đồ cột đơn
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm có cùng đơn vị (1 trục tung)
+ Biểu đồ cột đơn gộp nhóm khác đơn vị (2 trục tung)
+ Biểu đồ thanh ngang
3. Biểu đồ kết hợp cột và đường
- Yêu cầu thực hiện: Thể hiện động thái phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại

lượng.
- Do phải biểu hiện các đối tượng có đơn vị khác nhau nên dùng 2 trục tung để thể hiện
các đơn vị.
- Các dạng biểu đồ kết hợp cột và đường:
+ Biểu đồ cột đơn kết hợp với đường
+ Biểu đồ cột ghép ( cột đơn gộp nhóm) kết hợp với đường
+ Biểu đồ cột chồng kết hợp với đường
+ Đường có thể là 1 đường hoặc 2 đường biểu diễn...
III. Một số dạng biểu đồ thể hiện cơ cấu.
1. Biểu đồ hình tròn
-Yêu cầu thể hiện: Thể hiện cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và quy mô của đối tượng
cần trình bày.
-Dạng cơ bản:
+ Một đường tròn.
+ Hai đường tròn có bán kính bằng nhau.
+ Hai đường tròn có bán kính khác nhau.
+ Biểu đồ từng nửa hình tròn (thường thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu)
2. Biểu đồ miền
- Thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu của đối tượng qua nhiều năm ( từ 4 năm trở lên)
- Là dạng đặc biệt của biểu đồ cột và biểu đồ đường.
3. Biểu đồ cột chồng
- Thể hiện quy mô, cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng thể.
IV. Nhận xét phân tích một bài biểu đồ:
1. Quy trình nhận xét, phân tích biểu đồ
4


+ Đọc kĩ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi cần nhận xét phân tích: gồm yêu
cầu nhận xét chung và yêu cầu nhận xét cụ thể ( cần xác định được có bao nhiêu nội dung
cần nhận xét)

+ Khi phân tích đề rút ra nhận xét biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống
kê và đường nét thể hiện trên biểu đồ; không thoát ly khỏi các dữ kiện được nêu trong số
liệu biểu đồ, mỗi nhận xét cần có số liệu dẫn chứng kèm theo
+ Không được bỏ xót các dữ liệu cần phục vụ cho nhận xét, phân tích.
+ Cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu (có sản lượng và
diện tích => năng suất....
+ Trước tiên, cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới
phân tích các số liệu thành phần. Khi phân tích số liệu tuyệt đối cần tính ra một số đại
lượng tương đối và sử dụng linh hoạt.
+ Chú ý những giá trị nhỏ nhất (thấp nhất ), lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý
đến những số liệu hay hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh).
+ Cần có kỹ năng tính tỷ lệ % hay tính ra số lần tăng, giảm của các con số để chứng
minh cụ thể ý kiến nhận xét.
+ Trong quá trình phân tích luôn đối chiếu, so sánh giữa giá trị tuyệt đối với giá trị
tương đối
+ Phần giải thích nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để trả lời cho
đúng yêu cầu.
Chú ý:
* Với nhận xét khái quát: thường thể hiện đủ 3 nội dung: đối tượng, thời gian, xu
hướng
* Với nhận xét chi tiết: nhận xét từng đối tượng, từng thành phần. Mỗi nhận xét cần
có dẫn chứng được lấy từ bảng số liệu ban đầu hoặc số liệu đã qua xử lí
2. Ngôn ngữ chính sử dụng khi nhận xét biểu đồ
- Để diễn đạt sự phát triển: phát triển nhanh, phát triển chậm, phát triển ổn đinh,
phát triển không ổn định, có sự thay đổi, biến động
- Về trạng thái tăng: tăng, tăng mạnh, tăng nhanh, tăng liên tục, tăng chậm.
- Về trạng thái giảm: giảm, giảm nhanh, giảm chậm, giảm đột biến.
- Cơ cấu: .... có sự thay đổi, có sự chuyển dịch
3. Một vài gợi ý nhận xét áp dụng cho từng dạng biểu đồ
a. Biểu đồ thể hiện động thái phát triển (cột, đường theo giá trị tuyệt đối)

+ Nhận xét về xu thế chung: tăng hay giảm? Tăng giảm bao nhiểu lần? Phản ánh
điều gì? Vì sao lai thế?
+ Nhận xét theo giai đoạn: giai đoạn nào tăng, giảm? Biểu hiện? ý nghĩa?
+ Nhận xét từng đối tượng: xu thế? biểu hiện? ý nghĩa? nguyên nhân?
b. Biểu đồ kết hợp
Tương tự nhận xét biểu đồ cột, đường theo giá trị tuyệt đối
+ Nhận xét chung
+ Nhận xét từng đối tượng
+ Nhận xét mối quan hệ giữa các đối tượng: bằng cách tính các chỉ tiêu phụ liên
quan (có dân số, sản lượng lương thực =>tính bình quân lương thực theo đầu người; có
diện tích và sản lượng =>tính năng xuât) => so sánh
c. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng
+ Nhận xét về xu thế chung: tăng hay giảm? Tăng giảm bao nhiêu %? Phản ánh điều
gì? Vì sao lai thế?
5


+ Nhận xét theo giai đoạn: giai đoạn nào tăng, giảm? Biểu hiện? ý nghĩa? giải thích?
+ Nhận xét từng đối tượng: xu thế? biểu hiện? ý nghĩa? nguyên nhân?
d. Biểu đồ cơ cấu:
* Biểu đồ tròn:
- So sánh qui mô: giá trị…..năm sau lớn gấp….lần năm trước
- Cơ cấu:
+ Xác định thành phần nào chiếm tỉ trọng cao? Thành phần nào chiếm tỉ trọng thấp?
Chứng minh? Phản ánh điều gì? Vì sao lại như vậy?
+ Thay đổi cơ cấu (Chuyển dịch cơ cấu): thành phần nào có xu hướng tăng, giảm về
tỉ trọng? Tăng, giảm bao nhiêu %? Phản ánh điều gì? Vì sao lại thế?
Chú ý:
- Khi nhận xét về sự thay đổi cụm từ cơ cấu chỉ sử dụng 1 lần gắn với cụm từ “thay
đổi” hoặc “chuyển dịch”, tuyệt đối Không bao giờ được sử dụng Cơ cấu tăng hay cơ

cấu giảm
- Khi nhận xét về xu hướng thay đổi của từng thành phần luôn phải gắn cụm từ Tỉ
trọng trước thành phần đó và lấy dẫn chứng bằng số % tăng hoặc giảm Tuyệt đối không
bao giờ được chuyển về số lần để làm dẫn chứng
* Biểu đồ miền:
- Cơ cấu: thành phần nào chiếm tỉ trọng cao? Thành phần nào chiếm tỉ trọng thấp?
Chứng minh? Phản ánh điều gì? Vì sao lại như vậy?
- Chuyển dịch cơ cấu: thành phần nào có xu hướng tăng, giảm về tỉ trọng? Tăng,
giảm bao nhiêu %? Phản ánh điều gì? Vì sao lại thế?
- Nhận xét thay đổi theo từng theo giai đoạn:
* Biểu đồ 2 nửa hình tròn: Ví dụ biểu đồ cơ cấu các mặt hàng xuất, nhập khẩu
- So sánh qui mô tổng giá trị xuất nhập khẩu: tăng hay giảm? Tăng giảm bao nhiêu
lần?
- So sánh giá trị nửa hình tròn trên (X khẩu) với giá trị nửa hình tròn dưới (nhập
khẩu) => rút ra nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu (tính cán cân xuất nhập khẩu hoặc tỉ
lệ xuất nhập khẩu).
- Cơ cấu
+ Cơ cấu xuất khẩu: thành phần nào chiếm tỉ trọng cao? Thành phần nào chiếm tỉ
trọng thấp? Chứng minh? Phản ánh điều gì? Vì sao lại như vậy?
+ Cơ cấu nhập khẩu: thành phần nào chiếm tỉ trọng cao? Thành phần nào chiếm tỉ
trọng thấp? Chứng minh? Phản ánh điều gì? Vì sao lại như vậy?
- Chuyển dịch cơ cấu:
+ Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu: thành phần nào có xu hướng tăng, giảm về tỉ
trọng? Tăng, giảm bao nhiêu %? Phản ánh điều gì? Vì sao lại thế?
+ Chuyển dịch cơ cấu nhập khẩu: thành phần nào có xu hướng tăng, giảm về tỉ
trọng? Tăng, giảm bao nhiêu %? Phản ánh điều gì? Vì sao lại thế?
CHÚ Ý:
- Với cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu:
+ Nhận xét khái quát luôn là“ cơ cấu có sự thay đổi, chuyển dịch „ không bao giờ
là“ cơ cấu có sự tăng, giảm „

+ Khi nhận xét sự thay đổi của các thành phần luôn xác định“tỉ trọng tăng hay
giảm „ không bao giờ được sử dụng“ giá trị tăng, giảm „
+ Lấy số liệu chứng minh bằng cách tính số phần % tăng thêm (Lấy tỉ trọng năm
cuối trừ tỉ trọng năm so sánh) tuyệt đối không sử dụng số lần làm dẫn chứng
6


V. CÁC BƯỚC VẼ MỘT SỐ DẠNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN
Chú ý:
- Biểu đồ có thể vẽ ngay bằng số liệu cho từ đề bài
- Biểu đồ vẽ bằng số liệu phải qua xử lý cần có các bước sau:
+ Bước 1: xử lý số liệu, nêu rõ cách tính, công thức tính ( trừ tính cơ cấu)
+ Bước 2: lập bảng số liệu mới ( có tên mới, đơn vị mới) nhất thiết phải kẻ bảng số liệu
vào bài thi
+ Bước 3: vẽ biểu đồ bằng số liệu đã qua xử lý
1. Biểu đồ đường biểu diễn
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc, trục đứng thể hiện độ lớn của các đại lượng , trục
ngang thể hiện thời gian.
Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lý
+ Khoảng cách năm đúng tỉ lệ
+ Ghi đơn vị, mũi tên ở đầu trục đứng; ghi năm trên trục ngang.
Bước 3: Vẽ đường biểu diễn:
+ Xác định các điểm mốc và nối các điểm mốc bằng đoạn thẳng để hình thành đường biểu
diễn.
+ Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải (nếu có 2 hay nhiều đường biểu diễn)
+ Ghi số liệu vào biểu đồ
Bước 4: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung)
Bước 5: Nhận xét, phân tích (hoặc giải thích)

+ Nhận xét khái quát.
+ Chú ý giá trị cực đại, cực tiểu trên bảng số liệu và biểu đồ (Số liệu chứng minh).
+ Động thái phát triển theo thời gian (Số liệu chứng minh: tăng, giảm bao nhiêu, tốc độ
tăng...).
+ Giải thích: Kết hợp với kiến thức đã học, giải thích những ý vừa nhận xét.
- Trong trường hợp trên một hệ trục phải vẽ từ 2 đường biểu diễn trở lên thì cần lưu ý:
+ Nếu vẽ 2 hay nhiều đường biểu diễn có chung đơn vị thì mỗi đường cần dùng một kí
hiệu riêng để phân biệt và có chú giải kèm theo;
+ Nếu vẽ 2 đường biểu diễn khác đơn vị thì phải vẽ 2 trục tung, mỗi trục một đơn vị.
+ Nếu phải vẽ nhiều đường biểu diễn mà số liệu đã cho có nhiều đơn vị khác nhau thì phải
xử lý số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối (%). Thông thường lấy số liệu năm đầu là 100%, số
liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ so với năm đầu (các đường biểu diễn sẽ có chung điểm xuất
phát là 100%).
* Lưu ý:
- Trục tung: giá trị cao nhất trong bảng số liệu phải thấp hơn số liệu cao nhất trên
trục tung (nếu có 2 trục tung thì điểm trên cùng của hai trục tung phải cao bằng nhau
nhưng giá trị và cách chia thì khác nhau)
- Đối với biểu đồ đường cuối mỗi đường không được vẽ thêm mũi tên mà dừng
ngay tại điểm ứng với năm cuối cùng cần thể hiện
- Với biểu đồ chỉ số phát triển: Cách làm giống biểu đồ đường nhưng chỉ có 1 trục
tung mà thôi và điểm 100 phải cách gốc tọa độ 1 đoạn ứng với giá trị bằng đoạn từ 100
đến 200…. Các đối tượng đều xuất phát từ 100.
• Bài tập vận dụng:
Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau đây
7


Giá trị sản xuất các loại cây trồng của nước ta, giai đoạn 1990 - 2005
(Đơn vị : tỉ đồng)
Năm


Tổng số

Lương
thực

Rau đậu

Cây công
nghiệp

Cây ăn
quả

Cây khác

1990
1995
2000
2003
2005

49.604,0
66.183,4
90.858,2
101.210,2
107.897,6

33.289,6
42.110,4

55.163,1
60.609,8
63.689,5

3.477,0
4.983,6
6.332,4
84.404,2
8.928,2

6.692,3,0
12.149,4
21.782,0
23.756,6
25.585,7

5.028,5
5.577,6
6.105,9
6.904,9
7.942,1

1.116,6
1.362,4
1.474,8
1.534,7
1.588,5

a, Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các loại cây trồng trong
giai đoạn 1990 - 2005 của nước ta (năm 1990 là 100%).

b, Nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản
xuất của ngành trồng trọt.
Hướng dẫn
a, Vẽ biểu đồ: * Xử lí số liệu.
Bảng tốc độ tăng trưởng các nhóm cây trồng giai đoạn 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Năm

Tổng số

Lương
thực

Rau
đậu

Cây công
nghiệp

Cây ăn
quả

Cây khác

1990
1995
2000
2003
2005


100
133,4
183,2
204,0
217,5

100
126,5
165,7
182,2
191,3

100
143,3
182,1
141,7
207,0

100
185,5
325,5
355,0
382,8

100
110,9
121,4
137,2
159,3


100
122,0
132,1
137,4
142,4

* Vẽ biểu đồ
- Trên hệ trục tọa độ vẽ 5 đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng của các nhóm cây
trồng.
b, Nhận xét.
- Tốc độ tăng trưởng : giá trị sản xuất của ngành trồng trọt tăng (dẫn chứng); tốc độ
tăng trưởng khác nhau (dẫn chứng).
- Sự thay đổi cơ cấu:
Năm

1990
2005

Tổng số Lương
thực

100
100

67,1
59,6

Rau
đậu


Cây công
nghiệp

Cây ăn
quả

Cây
khác

7,0
8,3

13,5
23,8

10,1
7,4

2,3
0,9

Bài tập 2 :
Cho bảng số liệu sau đây
Dân số và sản lượng lương thực ở nước ta, giai đoạn 1980 - 2005
Năm
Dân số (triệu người)
Sản lượng (triệu tấn)

1980
53,7

14,4

1985
59,9
17,8

1990
66,1
21,5

1995
72,0
27,6

2000
77,7
35,5

2005
83,1
39,6

a, Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng dân số và sản lượng lương thực của nước ta
giai đoạn 1980 - 2005.
b, Nhận xét về sự gia tăng dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn
1980 - 2005.
8


Hướng dẫn

a, Vẽ biểu đồ
- Vẽ 2 đường biểu diễn (dân số, sản lượng) trên hệ trục tọa độ gồm hai trục tung (2 đơn
vị khác nhau).
b, Nhận xét
- Tốc độ tăng của dân số và sản lượng lương thực (dẫn chứng).
- So sánh giữa tốc độ tăng dân số và sản lượng lương thực (dẫn chứng).
Bài tập 3: Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa của nước ta thời kì 1990 – 2008
Số dân (Triệu người)
Sản lượng lúa (triệu tấn)

1990

1995

1998

2000

2005

2008

66,2
19,2

72,0
25,0

75,5
29,1


77,6
32,5

83,1
35,8

85,2
38,7

a.Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và bình quân
sản lượng lúa theo đầu người ở nước ta qua các năm
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét?
GỢI Ý:

a.Vẽ biểu đồ: Xử lí số liệu:
+ Tính bình quân SL lúa theo đầu người = Sản lượng/ Số dân * 1000 = (kg/ người)
+ Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lúa và bình quân sản lượng lúa theo đầu
người, coi năm 1990 = 100%, những năm sau tính theo năm 1990
- Bảng số liệu ( có thể tách thành 2 bảng số liệu để đặt tên từng bảng số liệu)
Số dân (%)
Sản lượng lúa (%)
Bình quân sản lượng lúa
(kg/người)
Bình quân sản lượng lúa (%)

1990

1995


1998

2000

2005

2008

100
100
290

108,8
130
347

114
152
385

117
169
419

126
186
430

129
202

454

100

120

133

144

148

157

- Trên cùng hệ trục tọa độ vẽ 3 đường biểu diễn
b. Nhận xét và giải thích
- Từ năm 1990 đến năm 2008 số dân, sản lượng lúa và bình quân sản lượng lúa
theo đầu người đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ gia tăng khác nhau
+ Số dân tăng nhưng càng về sau tốc độ tăng càng chậm lại, tăng 29%, TB mỗi
năm tăng 1,05 Tr. Người
+ SL lúa tăng nhanh năm 2008 tăn 102% so với năm 1990.
+ Bình quân SL theo đầu người tăng khá nhanh 57% lần.
2. Biểu đồ hình cột
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc. Yêu cầu:
+ Độ cao của trục đứng và độ dài của trục ngang phải hợp lý
+ Lưu ý khoảng cách năm,
9



+ Vẽ cột thứ nhất cách trục tung khoảng 1cm, các cột có độ rộng bằng nhau.
+ Ghi đơn vị, năm trên các trục
Bước 3: Vẽ các cột và hoàn chỉnh phần vẽ:
+ Ghi số liệu trên đỉnh cột
+ Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải nếu có từ 2 đối tượng trở lên
Bước 4: Ghi tên biểu đồ (có đủ 3 nội dung)
Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài.
* Một số ví dụ minh hoạ: Các dạng biểu đồ cột phổ biến:
1. Dạng biểu đồ cột đơn:
Cho bảng số liệu sau: Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2006
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Đông Bắc
Tây Bắc
Bắc Trung Bộ

MĐ dân số
1225
148
69
207

Vùng
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐB sông Cửu Long

(Đơn vị: Người/km2)
MĐ dân số

200
89
551
429

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2006.
b. Hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.
* Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ cột đơn theo trình tự 4 bước.
b. So sánh và nhận xét.
- So sánh: + Hai đồng bằng với nhau.
+ Vùng núi Đông Bắc- Tây Bắc.
+ Bắc Trung Bộ- Nam Trung Bộ- Tây Nguyên.
- Nhận xét: Phân bố không đều giữa các vùng ( Dẫn chứng)
2. Dạng biểu đồ cột nhóm:
Cho bảng số liệu sau: Diện tích cây công nghiệp nước ta (Đơn vị; Nghìn ha)
Năm

1990

1995

2000

2004

CCN hàng năm
CCN lâu năm

542

657

717
902

778
1451

851
1536

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp nước ta từ 1990-2004.
b. Nhận xét sự biến động diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công
nghiệp hàng năm nước ta giai đoạn 1990- 2004.
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ cột gộp nhóm.

10


Nghìn ha

b. Nhận xét:
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm và diện tích cây công nghiệp hàng năm nước
ta giai đoạn 1990- 2004 đều tăng (Dẫn chứng)
- CCN lâu năm tăng nhanh hơn CCN hàng năm (Dẫn chứng)
3. Dạng biểu đồ cột chồng
Cho bảng số liệu sau:
Sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật,
động vật ở nước ta

Số lượng loài

Thực vật

Thú

Chim

Số lượng loài đã biết
Số lượng loài bị mất dần
Số lượng loài có nguy
cơ tuyệt chủng

14500
500
100

300
96
62

830
57
29

Bò sát lưỡng cư

400
62
0




2550
90
0

a.Vẽ biểu đồ thích hợp ( hình cột) thể hiện sự đa dạng thành phần loài và sự suy
giảm số lượng loài thực vật, động vật ở nước ta.
b.Nhận xét và giải thích sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài
thực vật, động vật ở nước ta.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ cột chồng: Gồm 4 bước.
- Chọn tỷ lệ thích hợp.
- Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc.
- Vẽ các cột theo trình tự từ trái sang phải; chồng các số lượng trên-> dưới.
- Ghi tên biểu đồ.
b. Nhận xét.
- Đa dạng thành phần loài ( Dẫn chứng)
- Sự suy giảm về số lượng loài thực vật, động vật. ( Dẫn chứng)
11


4. Dạng biểu đồ thanh ngang: Cho bảng số liệu:
Thu nhập bình quân đầu người/ tháng theo các vùng năm 2004
(Đơn vị: Nghìn đồng)
Cả nước
TD và MN Bắc Bộ
Đông Bắc
Tây Bắc

Đồng bằng sông Hồng
Bắc Trung Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

484,4
379,9
265,7
488,2
317,1
414,9
390,2
833,0
471,1

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện bình quân theo đầu người/ tháng theo các vùng năm
2004.
b. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người/ tháng giữa các vùng
năm 2004.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ thanh ngang: Theo trình tự 4 bước.
- Chọn tỷ lệ thích hợp.
- Kẻ trục toạ độ vuông góc
+ Dọc: Vùng.
+ Ngang: Nghìn đồng.
Vẽ các thang đặt nối tiếp nhau từ trên => dưới.
Ghi tên biểu đồ.
b, So sánh :

So sánh sự chênh lệch 3 vùng: ĐBSH, ĐNB, ĐBSCL (Lớn nhất? Nhỏ nhất?)
III. Biểu đồ kêt hợp cột và đường
Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp.
Bước 2: Kẻ hệ trục tọa độ gồm 2 trục tung (2 đơn vị khác nhau)
Yêu cầu:
+ Khoảng cách các năm phải hợp lý
+ Ghi số liệu trên các trục, đơn vị trên đỉnh cột...
Bước 3: Vẽ các cột và đường biểu diễn
Hoàn chỉnh phần vẽ: Dùng kí hiệu phân biệt và lập bảng chú giải.
Bước 4: Ghi tên biểu đồ chú ý đảm bảo 3 nội dung.
Bước 5: Nhận xét và phân tích hoặc giải thích theo yêu cầu của bài.
VD: Số dự án và số vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Năm

1992

1994

1996

1998

2000

Số dự án (dự án)
Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

197
2165


343
3765

325
8497

275
3897

371
2012

12


Bài tập 1 : Cho bảng số liệu sau đây
Tình hình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005
Năm
Khách du lịch (nghìn lượt)
Doanh thu (tỉ đồng)
1990
1.250
65
1995
6.858
8.000
2000
13.430
17.400
2005

19.577
30.000
a, Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển du lịch nước ta giai đoạn 1990 - 2005.
b, Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn
a, Vẽ biểu đồ: - Hệ trục tọa độ gồm 2 trục tung (đơn vị khác nhau).
- Vẽ cột cho khách du lịch, đường cho doanh thu.
b, Nhận xét và giải thích
* Nhận xét: Lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ở nước ta tăng nhanh chóng (dẫn
chứng).
* Giải thích: Lí do ngành du lịch nước ta phát triển (chính sách, tiềm năng, nhu cầu).
Bài tập 2: Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 - 2007
Năm

Tổng diện tích
rừng (triệu ha)

Diện tích rừng tự
nhiên (triệu ha)

Diện tích rừng trồng
(triệu ha)

Độ che
phủ (%)

1943

14,3


14,3

0

43,0

1983
2005
2007

7,2
12,7
12,7

6,8
10,2
10,2

0,4
2,5
2,6

22,0
38,0
38,0

13



1. Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường biểu hiện tình hình biến động rừng trong
khoảng thời gian trên.
2. Nhận xét sự biến động diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 – 2007
Hướng dẫn:
a. Vẽ biểu đồ cột chồng kết hợp đường
b. Nhận xét:
Diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2007 có sự biến
động:
- Giai đoạn 1943- 1983: Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ
rừng giảm
- Giai đoạn 1983- 2007: Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích
rừng trồng, độ che phủ rừng tăng.
IV. Biểu đồ hình tròn:
Bước 1: Xử lí số liệu (nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối thì phải chuyển sang %)
Bước 2: Chọn số lượng hình tròn cần thể hiện
Bước 3: Vẽ biểu đồ
Lưu ý:
+ Bán kính các hình tròn cần phù hợp với khổ giấy
+ Nếu bảng số liệu chỉ có cơ cấu % thì vẽ các biểu đồ có kích thước như nhau; nếu bảng số
liệu cho phép thể hiện cả qui mô và cơ cấu thì vẽ các biểu đồ có kích thước khác nhau một cách
tương ứng.
+ Chia hình tròn thành các hình quạt có số đo góc tương ứng với tỉ lệ các thành phần;
trật tự các thành phần trên hình quạt giống như trong bảng số liệu và chú giải.
+ Nếu vẽ từ 2 biểu đồ hình tròn trở lên thì cần thống nhất qui tắc vẽ. VD: vẽ hình quạt
thứ nhất từ tia 12 giờ, sau đó đến hình quạt thứ 2, thứ 3... theo chiều thuận của kim đồng hồ.
+ Ghi tỉ lệ trên các hình quạt.
+ Dùng kí hiệu phân biệt các thành phần và lập bảng chú giải
+ Dưới mỗi biểu đồ ghi năm hoặc tên vùng, miền...
Bước 4: Ghi tên biểu đồ có đủ 3 nội dung
Bước 5: Nhận xét, phân tích:

+ So sánh tỉ trọng giá trị các thành phần trong tổng thể.
+ So sánh tỉ trọng của từng thành phần theo thời gian.
+ Nhận xét, phân tích sự chuyển dịch cơ cấu, tìm ra xu hướng phát triển, sự thay đổi vị
trí thứ bậc của các thành phần theo thời gian.
* Một số ví dụ minh hoạ:
1. Dạng 2 - 3 biểu đồ hình tròn có bán kính bằng nhau.
-Thể hiện giá trị tương đối của từng thành phần trong tổng thể diễn biến qua hai
hay ba thời điểm.
- Trong điều kiện bảng thống kê của đề bài tập đã ra cơ cấu số liệu tương đối (%)
ta lựa chọn một trong hai cách sau:
+ Chọn vẽ 2 - 3 hình tròn có kích thước bằng nhau
+ Suy luận rằng qua hai thời gian phải có sự phát triển: dân số, tăng trưởng GDP...
do đó biểu đồ tròn sau lớn hơn biểu đồ tròn trước.
Lưu ý: Vẽ các biểu đồ dàn hàng ngang trang giấy, cách đều nhau vừa khổ giấy.
Các biểu đồ nhất quán về kí hiệu, thứ tự hình quạt, chung chú giải và tên biểu đồ.
*Bài tập vận dụng
14


Bài tập 1: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của nước ta năm 1993 và 2005 (%)
Loại đất
1993
2005
Cả nước
100,0
100,0
Đất nông nghiệp
22,2
28,4

Đất lâm nghiệp có rừng
30,0
43,6
Đất chuyên dùng và thổ cư
5,6
6,0
Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá
42,2
22,0
a. Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng vốn đất nước ta năm 1993 và 2005
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu đó
* Hướng dẫn
a, Vẽ biểu đồ: Vì số liệu cho đơn vị là (%), nên chọn vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán
kính bằng nhau.
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN ĐẤT CỦA NƯỚC TA NĂM 1993 VÀ 2005

Năm 2005

Năm 1993

b, Nhận xét: Nhận xét sự thay đổi trong giai đoạn 1993 - 2005
- Giải thích dựa vào tình hình sử dụng đất nông nghiệp của một số vùng ảnh hưởng
đến việc sử dụng dất chung của cả nước (ĐBS Cửu Long, ĐBS Hồng, TD miền núi).
2. Dạng 2 - 3 biểu đồ hình tròn có bán kính không bằng nhau
- Bảng số liệu có đủ giá trị cơ cấu (%) các thành phần và giá trị tổng thể.
- Các tổng thể phải được thể hiện qua giá trị tuyệt đối, để có đủ số liệu tính bán
kính khác nhau giữa các hình tròn.
Lưu ý: Xử lí số liệu: Chuyển từ đại lượng tuyệt đối sang đại lượng tương đối
Tính bán kính các hình tròn
Quy đổi tỉ lện % thành các góc quạt tương ứng

Ghi chú giải và tên biểu đồ giống như dạng 1
Bài tập 2: Cho bảng số liệu:
Cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, năm 2006
(ĐVT: nghìn ha)
Trung du miền núi Bắc Bộ

Tổng số
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng

10.155,8
1.478,3
5.324,6
245,0
112,6
2.995,3
15

Tây Nguyên

5.466,0
1.597,1
3.067,8
124,5
41,6
635,0



a, Vẽ biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên
b, So sánh, giải thích sự giống nhau và khác nhau trong cơ cấu sử dụng đất hai
vùng trên.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu (chuyển sang đơn vị %)
Tính bán kính: Lấy quy mô bán kính sử dụng đất Tây Nguyên là: 1ĐVBK
Thì quy mô bán kính của sử dụng đất TDMNBB là:
10.155,8
= 1,36 ĐVBK
5.466,0
Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau: RTDMNBB = 1,36 ĐVBK
RTây Nguyên: 1ĐVBK
b. So sánh và giải thích.
* Giống nhau:
* Khác nhau:
* Giải thích: Dựa vào địa hình, đất, khả năng đô thị hóa mỗi vùng
Bài tập 3: Cho bảng số liệu về
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước theo giá thực tế
(đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Ngành

Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

2000


2008

163313,3
129140,5
7673,9
26498,9

502119,2
377239
14369,8
110510,4

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất ( hình tròn) thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước qua 2 năm trên?
b. Nhận xét về quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và
thủy sản?
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ: Xử lý số liệu: tính cơ cấu
Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của cả nước (%)
Năm
Ngành

Tổng số
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

- Tính bán kính hình tròn
R2000= 1 đơn vị BK

R2008 =

502119, 2
163313,3 = 1,7 Đơn vị bán kính

16

2000

2008

100
79
4,7
16,3

100
75
3
22


- Vẽ 2 biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau
b. Nhận xét:
- Quy mô: tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta
năm 2008 cao gấp 3 lần so với năm 2000
- Cơ cấu:
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta
ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (DC), ngành lâm nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng thấp nhất

+ Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NLN- TS có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp (DC), tăng tỉ trọng của ngành TS.
V. Biểu đồ miền
- Thường thể hiện cơ cấu và động thái phát triển các đối tượng.
- Nếu đề bài cho số liệu tuyệt đối thì cần xử lý số liệu đã cho sang số liệu tương đối.
Được chọn vẽ khi bảng số liệu có số mốc thời gian từ 4 năm trở lên của ít nhất 2 đối
tượng.
Bước 1: Xử lý số liệu (Nếu bài tập cho số liệu tuyệt đối cần xử lí sang số liệu tương đối)
Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật, cạnh đứng thể hiện tỉ lệ 100%, cạnh ngang
thể hiện từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ (Lưu ý khoảng cách các năm cho phù hợp).
Yêu cầu: Hình chữ nhật có chiều đứng và chiều ngang phù hợp, được vẽ đóng khung
cân đối với tờ giấy thi.
Bước 3: Vẽ ranh giới miền theo số liệu đã xử lý (Vẽ lần lượt các miền theo thứ tự bảng
số liệu)
+ Dùng kí hiệu phân biệt để thể hiện từng miền
+ Lập bảng chú giải (thứ tự các kí hiệu trong bảng chú giải phù hợp với thứ tự miền trên
biểu đồ).
+ Ghi số liệu cho từng miền theo đúng mốc thời gian.
Bước 4: Ghi tên biểu đồ đảm bảo 3 nội dung
Bước 5: Nhận xét, phân tích:
+ Nhận xét theo bảng số liệu và biểu đồ theo yêu cầu của đề bài, thường gồm:
- Nhận xét sự chuyển dịch theo thời gian.
- Nhận xét cơ cấu theo từng năm (nhận xét theo số liệu năm đầu, năm cuối và biệt lệ
nếu có).
+ Dựa vào kiến thức đã học để giải thích các nội dung vừa phân tích.
Bài tập ứng dụng:
Bài tập 1: Dựa vào bảng số liệu
Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 – 2009 (%)
Nhóm tuổi


1979

1989

1999

2009

0 - 14
15 - 59
6o+
Tổng (%)

42,5
50,4
7,1
100

38,9
53,2
7,9
100

33,6
58,3
8,1
100

25,0
66,0

9,0
100

a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu dân số VN theo nhóm tuổi giai đoạn 1979 –
2009?
b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét?
17


Hướng dẫn
* Vẽ biểu đồ
* Nhận xét:
- Trong cơ cấu DS phân theo nhóm tuổi của nước ta từ năm 1979 đến 2009 Nhóm
trong độ tuổi lao động, 15 – 59T luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, nhóm trên độ tuổi LĐ, 60T
trở lên luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất (DC)
- Cơ cấu DS phân theo nhóm tuổi của nước ta từ năm 1979 đến 2009 có sự thay đổi
theo hướng
+ Tỷ lệ nhóm trong độ tuổi lao động, 15 – 59T và nhóm trên độ tuổi LĐ, 60T trở lên
có xu hướng tăng (DC).
+ Tỷ lệ nhóm dưới độ tuối LĐ 0–14 T đang có xu hướng giảm mạnh (DC)

Năm

Bài tập 2: Cho bảng số liệu:
Diện tích lúa phân theo các vụ ở nước ta, giai đoạn 1985 - 2005
(ĐV: nghìn ha)
Năm

Tổng số


1985
1990
1998
2000
2005

5.703,9
6.042,8
7.362,7
7.666,3
7.329,2

Chia ra các vụ lúa
Đông xuân
Hè thu
Mùa

1.765,0
2.073,6
2.783,3
3.013,2
2.942,1

856,6
1.215,7
2.140,6
2.292,8
2.349,3

3.082,3

2.753,5
2.438,8
2.360,3
2.037,8

a. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa phân theo các vụ ở nước ta
giai đoạn 1985 - 2005
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu diện tích lúa trong giai đoạn trên.
Hướng dẫn
a. Vẽ biểu đồ miền
- Xử lí số liệu (chuyển đổi số liệu sang số liệu %)
- Lập bảng số liệu mới
b. Nhận xét và giải thích
18


* Nhận xét: Cơ cấu diện tích lúa phân theo các vụ trong 20 năm qua có sự thay đổi
rõ rệt:
- Diện tích lúa Đông xuân tăng tỷ trọng ( Dẫn chứng)
- Diện tích lúa Hè thu tăng tỷ trọng ( Dẫn chứng)
- Diện tích lúa mùa có xu hướng giảm về tỷ trọng ( Dẫn chứng)
* Giải thích:
- Vụ lúa Đông xuân có tỉ trọng lớn, xu hướng tăng (do tránh thiệt hại của mưa bão,
sâu bệnh, năng suất cao, chi phí thấp)
- Vụ mùa: giảm mạnh (do thời tiết bất thường, sâu bệnh, năng suất thấp)
- Vụ hè thu: tăng khá nhanh (là vụ ngắn ngày, năng suất khá cao)
Bài tập 3: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế
phân theo ngành (tỉ đồng)
Năm


Tổng số

1990
1995
2000
2004
2005
2008

20667
85508
129141
172495
183343
377239

Trồng trọt

Chia ra
Chăn nuôi

Dịch vụ

16394
66794
101044
131552
134755
269338


3701
16168
24960
37344
45266
102201

572
2546
3137
3599
3362
5700

a. Vẽ biểu đồ thích hợp (miền) thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước
ta theo giá thực tế phân theo ngành qua các năm trên
b. Nhận xét và giải thích tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian
trên?
GỢI Ý
a. Vẽ biểu đồ: Xử lí số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của nước ta 1990 – 2008 (%)
Năm

1990
1995
2000
2004
2005
2008


Tổng số

100
100
100
100
100
100

Trồng trọt

Chia ra
Chăn nuôi

Dịch vụ

79.3
78.1
78.2
76.3
73.5
71,4

17.9
18.9
19.3
21.6
24.7
27,1


2.8
3.0
2.5
2.1
1.8
1,5

Vẽ biểu đồ miền.
b.
Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Về giá trị sản xuất: từ năm 1990 đến năm 2008 giá trị sx ngành nn của nước ta liên
tục tăng, năm 2008 tăng gấp 18,3 lần so với năm 1990 trong đó ngành trồng trọt tăng
16,4 lần; chăn nuôi tăng 27,6 lần; dịch vụ nông nghiệp chỉ tăng gần 10 lần. Như vậy,
19


giá trị SX ngành chăn nuôi tăng rất nhanh và tăng nhanh nhất trong các ngành của
ngành NN
- Về cơ cấu:
+ Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ
trọng cao nhất, ngành dịch vụ nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất (DC)
+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đổi theo xu hướng:
Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, tuy nhiên vẫn còn chậm.
. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và chưa ổn định.
* Giải thích:
- Sự thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp là do tốc độ phát triển không đều giữa các
ngành.

+ Tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng do giải quyết tốt cơ sở thức ăn, công tác dịch vụ thú
y, con giống được chú ý hơn, thị trường mở rộng, chính sách của Nhà nước...
+ Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm do khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp hạn
chế, đất bạc màu tăng, thiên tai...

20



×